intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

141
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức, luận án "Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay" đề xuất phương hướng, mục tiêu và giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> LÊ CÔNG LƯƠNG<br /> <br /> ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG<br /> ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC<br /> TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY<br /> <br /> Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước<br /> Mã số : 62 31 02 03<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS. TS Phan Hữu Tích<br /> 2. TS Hoàng Mạnh Đoàn<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,<br /> kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn<br /> đầy đủ theo quy định.<br /> Tác giả luận án<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Chương 1:<br /> <br /> TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN<br /> ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br /> <br /> 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án<br /> <br /> 6<br /> 6<br /> <br /> 1.2. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo và vấn đề<br /> đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu<br /> Chương 2:<br /> <br /> 21<br /> <br /> ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG<br /> TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN<br /> VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN<br /> <br /> 2.1. Trí thức và công tác vận động trí thức ở nước ta<br /> <br /> 24<br /> 24<br /> <br /> 2.2. Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức và đổi mới sự lãnh đạo<br /> của Đảng đối với công tác vận động trí thức - khái niệm, nội dung<br /> <br /> 41<br /> <br /> và phương thức<br /> Chương 3:<br /> <br /> CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC VÀ ĐỔI MỚI SỰ<br /> LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG<br /> TRÍ THỨC - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM<br /> <br /> 60<br /> <br /> 3.1. Thực trạng đội ngũ trí thức và công tác vận động trí thức ở nước<br /> ta hiện nay<br /> 3.2.<br /> <br /> Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm<br /> <br /> Chương 4:<br /> <br /> 60<br /> 79<br /> <br /> NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP<br /> CHỦ YẾU TIẾP TỤC ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG<br /> ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC ĐẾN NĂM 2025<br /> <br /> 116<br /> <br /> 4.1. Những nhân tố tác động và yêu cầu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo<br /> của Đảng đối với công tác vận động trí thức<br /> <br /> 116<br /> <br /> 4.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng<br /> đối với công tác vận động trí thức giai đoạn hiện nay<br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> 125<br /> 154<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN<br /> ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br /> <br /> 157<br /> <br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 158<br /> <br /> PHỤ LỤC<br /> <br /> 169<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br /> <br /> CNH, HĐH<br /> <br /> Công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br /> <br /> CNXH<br /> <br /> Chủ nghĩa xã hội<br /> <br /> GD&ĐT<br /> <br /> Giáo dục và Đào tạo<br /> <br /> KH&CN<br /> <br /> Khoa học và công nghệ<br /> <br /> KH&KT<br /> <br /> Khoa học và kỹ thuật<br /> <br /> KTTT<br /> <br /> Kinh tế tri thức<br /> <br /> KT-XH<br /> <br /> Kinh tế - xã hội<br /> <br /> LHH<br /> <br /> Liên Hiệp hội<br /> <br /> MTTQ<br /> <br /> Mặt trận Tổ quốc<br /> <br /> UBND<br /> <br /> Ủy ban nhân dân<br /> <br /> XHCN<br /> <br /> Xã hội chủ nghĩa<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án<br /> Trí thức là vốn quý của dân tộc, là lực lượng tiêu biểu, thể hiện trình độ trí<br /> tuệ của một quốc gia và có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ<br /> Tổ quốc. Lịch sử cho thấy rằng: ở thời nào cũng vậy, sự hưng thịnh của đất nước<br /> tùy thuộc phần lớn vào việc coi trọng và sử dụng đội ngũ trí thức như thế nào. Cách<br /> đây hơn năm thế kỷ, trong bài Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu<br /> Đại Bảo năm thứ 3(1942),Thân Nhân Trung đã nêu bật được tầm quan trọng của<br /> giáo dục nhân tài đối với sự hưng thịnh của đất nước:<br /> Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà<br /> hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế<br /> vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn<br /> kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết [137].<br /> Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về sự tụt hậu ngày càng<br /> xa so với các nước trong khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,<br /> hiện đại hóa (CNH, HĐH) để từng bước vượt qua thách thức đó. Đội ngũ trí thức với<br /> đặc thù lao động của mình có vai trò quan trọng, có ý nghĩa rất quan trọng. Không có<br /> đội ngũ trí thức đủ mạnh thì không thể tiến hành CNH, HĐH đất nước, không thể xây<br /> dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH).<br /> Trí thức vừa là một bộ phận của nguồn lực con người, vừa là nguồn tiềm năng<br /> khoa học, kỹ thuật, trực tiếp tham gia vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân<br /> lực cho đất nước. Đánh giá về xu thế phát triển này, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần<br /> thứ XI đã khẳng định: “Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó, con người và tri thức<br /> càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia” [50, tr.97]. Nối tiếp<br /> truyền thống của dân tộc, vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư<br /> tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, trong sự nghiệp đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam<br /> luôn quan tâm lãnh đạo công tác vận động đội ngũ trí thức. Đảng đã ban hành nhiều<br /> nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo công tác vận động trí thức, điển hình là Nghị quyết<br /> số 27-NQ/TW, về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH<br /> (2008). Quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng chậm được cụ thể hóa vào tình<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1