Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
lượt xem 16
download
Luận án tập trung làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự và vận dụng vào công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI ANH TUẤN CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN THỜI KỲ ĐỔI MỚI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS. NGUYỄN ĐÌNH LÊ
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6 1.2. Kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 22 Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN 26 2.1. Khái niệm 26 2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân 38 2.3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự của Công an nhân dân 70 Chương 3: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG HƠN 30 NĂM QUA THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 79 3.1. Thực trạng công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự trong hơn 30 năm qua của Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh 79 3.2. Những vấn đề đặt ra 108 Chương 4: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI 118 4.1. Dự báo những yếu tố tác động đến công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự 118 4.2. Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an trong tình hình mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh 129 KẾT LUẬN 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa soi đường cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn có ý nghĩa to lớn trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước và đã trở thành tài sản tinh thần to lớn của Đảng và nhân dân ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận là một bộ phận khăng khít, quan trọng trong lý luận, chiến lược cách mạng của Người về cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đã trở thành quan điểm chỉ đạo, soi đường cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự là nền tảng định hướng, là nguồn gốc tạo nên mọi thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là hệ thống quan điểm về vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp, nghệ thuật và tổ chức lực lượng đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong đó, nổi bật lên là về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: Công an theo đúng đường lối nhân dân, biết dựa vào sức nhân dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, làm cho mọi người hiểu rõ phòng gian là nhiệm vụ chung của công dân, là một công việc ái quốc. Người nhấn mạnh công an phải dựa vào dân, không được xa rời dân. Nếu không thế sẽ thất bại. Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn. Nhận thức sâu sắc và quán triệt đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Công an nhân dân luôn xác định vận động quần chúng là biện pháp cơ bản, chiến lược của công tác công an, là nền tảng để xây dựng mối quan hệ gắn bó sống còn với nhân dân, dựa vào nhân dân, được nhân dân giúp đỡ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc cụ thể hóa, hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh thành nhận thức và hành động trong thực tiễn là một công tác mang tính khoa học, là một nội dung quan trọng hàng đầu của công tác lý luận của lực lượng Công an nhân dân hiện nay.
- 2 Sau hơn 30 năm thực hiện đổi mới do Đảng lãnh đạo, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, có ý nghĩa lịch sử, tạo cơ sở thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Tuy nhiên, chặng đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch ra sức triệt để lợi dụng những vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo và “tự do ngôn luận’ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động nhân dân gây rối an ninh xã hội. Những thế lực này luôn tìm mọi cách chia rẽ mối quan hệ đã được xây dựng và củng cố qua đấu tranh cách mạng giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, giữa nhân dân với các lực lượng vũ trang nhằm phá vỡ nền tảng của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Những nhân tố đó đang là nguy cơ xâm hại nền tảng tư tưởng của xã hội ta, phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm suy yếu thế trận lòng dân và nền an ninh nhân dân. Đồng thời, những mặt trái của cơ chế thị trường, của quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế, của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã làm nảy sinh không ít những vấn đề phức tạp, nghiêm trọng đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Những yếu tố tác động đó đặt ra cho công tác bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội những phức tạp, tiềm ẩn vô vàn yếu tố khó lường, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và ngành Công an hơn bao giờ hết nhận sức sâu sắc hơn vai trò to lớn của nhân dân. Bên cạnh những đóng góp to lớn đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, những tấm gương sáng của cán bộ, chiến sĩ công an trong công tác, chiến đấu mưu trí, dũng cảm, vượt mọi khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh quên mình trong đấu tranh chống tội phạm, được nhân dân tin yêu thì vẫn còn những hạn chế cần phải xem xét một cách nghiêm túc. Tình hình tiêu cực, biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống trong lực lượng Công an có chiều hướng diễn biến phức tạp. Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ Công an trong thực hiện nhiệm vụ chỉ quan tâm nhiều đến nghiệp vụ đơn thuần, trông cậy vào sự phát triển hiện đại của kỹ thuật công nghệ hoặc vào các biện pháp công tác khác. Vẫn còn tồn tại một số cá nhân có thái độ lơ là, ít coi trọng công tác vận động quần chúng, thậm chí xa dân, coi thường dân. Đặc biệt có những biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; tình trạng quan liêu, hách dịch thiếu trách nhiệm trước nhân dân, sách nhiễu nhân dân, nhất là những bộ phận trực tiếp tiếp xúc với nhân dân. Tuy đó chỉ là những “con sâu làm
- 3 rầu nồi canh” nhưng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và danh dự của lực lượng Công an nhân dân, làm giảm lòng tin yêu của nhân dân, từ đó làm giảm hiệu quả của công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự. Chính vì vậy, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội là rất cần thiết và cấp bách. Là một cán bộ công an, với nhận thức như vậy, nghiên cứu sinh chọn "Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh" làm đề tài tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự và vận dụng vào công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống và phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân. - Phân tích thực trạng công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra. - Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân. - Thực trạng công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, khảo sát: - Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự (từ năm 1945 đến năm 1969); - Hệ thống các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước và Ngành công an về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự trong hơn 30 năm qua (1986- 2017). - Lực lượng Công an nhân dân vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự trong thời gian từ 1986 đến nay, trên phạm vi toàn quốc. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành Công an về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự. Trong quá trình nghiên cứu, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó, đặc biệt chú trọng kết hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp, thống kê, phương pháp lịch sử, so sánh, khảo sát, chuyên gia… 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Luận án khái quát hóa, làm rõ hơn các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian xác định, đặt ra một số vấn đề cần quan tâm. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Làm rõ thêm hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Góp phần nâng cao một
- 5 bước lý luận về vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Đồng thời có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các trường Công an nhân dân. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Phục vụ thiết thực cho Phong trào thi đua thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn lực lượng Công an nhân dân hiện nay. Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự trong của Công an nhân dân trong tình hình mới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết.
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân Từ trước tới nay, đã có nhiều công trình khoa học của các cơ quan, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng (công tác dân vận) và một số nội dung khác có liên quan trong tư tưởng của Người. Trong khuôn khổ luận án, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Cuốn sách Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh [13], trên cơ sở tập hợp các tham luận tại Hội thảo khoa học được Ban Dân vận Trung ương tổ chức tháng 11- 1994 tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 45 năm bài báo Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Sách gồm 3 phần: Phần thứ nhất là “Việc dân vận rất quan trọng”, gồm 8 bài đề cập những quan điểm chung trong học thuyết Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong lịch sử; Phần thứ 2 “Dân vận để làm cho nước ta là nước dân chủ”, gồm 12 bài nghiên cứu nội dung của công tác dân vận, làm nổi bật thực chất của công tác dân vận để xây dựng nước ta thành một nước dân chủ; Phần thứ 3 là “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” gồm 15 bài tập trung nghiên cứu phương thức công tác dân vận, trong đó dành phần quan trọng để liên hệ và vận dụng các phương thức đó trong thực tiễn của công tác dân vận hiện nay. Đây là tài liệu khoa học quý giá để tác giả luận án tiếp cận và chắt lọc những quan điểm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học và thực tiễn có tên tuổi ở nhiều lĩnh vực khi cùng bàn về tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh về các nội dung: vai trò to lớn của quần chúng nhân dân; phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân; nội dung vận động nhân dân; phương thức vận động nhân dân, v.v… Bài Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận [56] của tác giả Võ Nguyên Giáp, phát biểu tại Hội thảo Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 12- 11-1994 tại Hà Nội, đã phân tích 04 vấn đề lớn, một là: Tư tưởng Hồ Chí Minh: tất
- 7 cả vì dân, tất cả do dân, có dân là có tất cả; hai là: về vai trò của người dân qua các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc; ba là: ai làm công tác dân vận? và bốn là: Công tác dân vận trong tình hình hiện nay. Trong nội dung thứ 3, tác giả đã nhấn mạnh quan điểm độc đáo của mình là “Vấn đề đặt ra cho công tác dân vận là, trong khi kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phải đổi mới nội dung và hình thức để kịp thời đáp ứng yêu cầu của cách mạng”. Đề tài khoa học cấp Nhà nước Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự [41] của tác giả Phạm Văn Dần hoàn thành năm 1995, là công trình khá sớm nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác bảo vệ an ninh, trật tự nói chung và vấn đề phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh chống ngoại xâm, chống phản cách mạng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh, trật tự. Cuốn sách Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh [115] do tác giả Phùng Hữu Phú chủ biên, đã nghiên cứu về vấn đề đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở và quá trình hình thành, nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, v.v… Trong đó, tác giả luận án có thể tham khảo nội dung về nội dung “tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân là một nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc”, tác giả đã nêu bật nguyên tắc “tin dân, vì dân, phấn đấu vì dân là hạt nhân cơ bản và còn là sự quán triệt sâu sắc trong nhận thức, tình cảm, hành động nguyên lý mác xít: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Luận án tiến sĩ Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay [67] của Lê Quang Hoan, có Chương 2 “Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong cách mạng Việt Nam”, trong đó trình bày mối quan hệ giữa tin dân và dân tin, và đòi hỏi phải thực hiện cho được niềm tin đó. Theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên “trước hết phải tin tưởng lực lượng và trí tuệ của nhân dân là vô cùng tận”. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể tiến hành có hiệu quả công tác vận động quần chúng nhân dân. Ban Dân vận Trung ương biên soạn cuốn sách Công tác dân vận của Đảng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước[12], góp phần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác dân vận của
- 8 Đảng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là cơ sở khoa học giúp cho công tác tham mưu đề xuất với Đảng và Nhà nước nội dung, phương thức công tác dân vận trong thời kỳ mới. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương, trong đó có Chương 1 với tiêu đề “Một số vấn đề lý luận về công tác dân vận”, với hai nội dung: “Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quần chúng nhân dân và công tác dân vận”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác dân vận”, công trình này đưa ra quan điểm chỉ đạo công tác dân vận của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới, thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, như: cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của các đoàn thể nhân dân; động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân. Sách Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh [76] của tác giả Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), đã trình bày một cách cơ bản, hệ thống phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, từ khái niệm đến hệ thống phương pháp và phong cách và mối liên hệ giữa phương pháp cách mạng Việt Nam và phong cách của những người cộng sản chân chính, v.v… Từ đó, tác giả cũng khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay. Trong trình bày hệ thống phương pháp, phong cách của Hồ Chí Minh, tập thể tác giả đã đề cập đến một nội dung có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, đó là: “Tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia sự nghiệp cách mạng”. Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ [40] của tác giả Phạm Hồng Chương, đã trình bày lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, những quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ như dân chủ là gì, dân chủ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội; những yêu cầu của thực hành dân chủ và cuối cùng là phân tích những vấn đề thực tiễn hiện nay và việc đưa tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Qua cuốn sách, có thể thấy rõ những nội dung sâu sắc về tư tưởng “dân là chủ” của Hồ Chí Minh: “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”, đó là sự khẳng định mạnh mẽ quyền lực của nhân dân và
- 9 thể hiện nó trong thực tiễn là hòn đá thử về một nền dân chủ, một thiết chế dân chủ ở mức độ nào. Với việc trình bày một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, công trình có giá trị tham khảo quan trọng cho tác giả luận án. Viện Chiến lược và khoa học công an - Bộ Công an biên soạn cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự [149], là công trình khoa học đầu tiên trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự. Nội dung cuốn sách đã sơ bộ phân tích được những quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự như; vai trò và sức mạnh của nhân dân, đại đoàn kết toàn dân tộc, nhân đạo và nhân văn, về các vấn đề nghệ thuật lãnh đạo và về xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, lần đầu tiên, các tác giả đã đưa ra một khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự là “một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm những vấn đề cơ bản về nhận thức, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp, nghệ thuật và tổ chức lực lượng đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Cuốn sách Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh [29] của TS. Phạm Văn Bính, đã góp phần xác định và làm rõ hơn những vấn đề cơ bản trong phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất hướng áp dụng phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong hoàn thiện phương pháp lãnh đạo của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là nội dung cần tham khảo là “cơ sở hình thành phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh” trong đó có những nội dung về sự tiếp thu những yếu tố và hình thức dân chủ trong văn hóa truyền thống Việt Nam của Hồ Chí Minh, về ảnh hưởng của văn hóa dân chủ phương Đông, giá trị tư tưởng và hình thức dân chủ tư sản phương Tây, tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lê nin và hình thức dân chủ Xô viết, v.v… Về cơ bản, đây cũng là những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự. Kỷ yếu Hội thảo khoa học 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, bao gồm 27 bài viết xoay quanh các vấn đề: tư tưởng Hồ Chí Minh về củng cố và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền, xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng, xây dựng nền văn
- 10 hóa mới, con người mới, chiến lược đại đoàn kết toàn dân… trong Di chúc, đáng chú ý, là nội dung mà luận án có thể tham khảo là “Về bài học lấy dân làm gốc trong tư tưởng Hồ Chí Minh” và “Thực hiện “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Những bài viết này gợi mở một số khía cạnh trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng. Cuốn sách Góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh [141] của tác giả Nguyễn Văn Trung, trong đó tập hợp các bài viết chuyên sâu nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh, nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh và những luận điểm sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh về các vấn đề của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt trong đó có nội dung được luận án quan tâm là:“quan điểm nhân dân - toàn dân. Có dân là có tất cả” của Hồ Chí Minh. Nội dung này có giá trị tham khảo khi nghiên cứu vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Luận án tiến sĩ triết học của Hà Trọng Thà: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc ở Việt Nam hiện nay [130], đã luận giải cơ sở thực tiễn và tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân; nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc ở Việt Nam hiện nay. Nhiều nội dung của luận án có giá trị tham khảo nhất định, trong đó có phần trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về tuyên truyền, vận động, tổ chức nhằm phát huy vai trò quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc. Cuốn sách Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh [57] của tác giả Võ Nguyên Giáp, tuyển chọn các bài nói, bài viết của Đại tướng trong nhiều năm qua, trong đó nhiều bài có giá trị gợi mở quan trọng. Chẳng hạn các bài: Một số vấn đề về nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người mới, v.v… Đặc biệt trong bài Thực hiện tốt Sáu điều
- 11 Bác Hồ dạy để xứng đáng là công an của nhân dân Việt Nam anh hùng, tác giả đã nhấn mạnh: “hiện giờ nói chung nhân dân rất biết ơn công an và tin ở công an, mong có công an để có cuộc sống yên vui, nhưng cũng có phần nào, nơi nào đó còn ngại công an. Cho nên công an phải kính trọng và lễ phép với nhân dân. Nhân dân là nói đến toàn dân, nói đến các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, công nhân, nông dân, cựu chiến binh… Công an phải có quan hệ thật tốt với các đoàn thể nhân dân như lời dạy của Bác”. Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân [109] của tác giả Trần Quang Nhiếp, Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản (2014), đã phân tích sức mạnh của nhân dân, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, về sự gắn bó giữa Đảng với nhân dân và vấn đề đặt ra về sức mạnh trong quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Tác giả đã nhấn mạnh “tư tưởng Hồ Chí Minh- linh hồn sức mạnh của Đảng ở năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu”; “sức mạnh tư tưởng Hồ Chí Minh hòa trong sức mạnh của Đảng với lịch sử dân tộc”. Nội dung cuốn sách cũng đề cập đến nội dung, hình thức biểu hiện sức mạnh của sự thống nhất tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản và nhân dân; nhận diện các loại hình sức mạnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc. Qua đó, tác giả rút ra những giá trị lịch sử, giá trị khoa học của sức mạnh thống nhất ba yếu tố đặc thù ở Việt Nam trong thế kỷ XX. Tác giả Nguyễn Cao Sơn trong bài viết Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự - Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh [124] đã tập trung chứng minh những giá trị nhân văn Hồ Chí Minh trong việc phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn an ninh, trật tự như: giữ an ninh cho nhân dân mục tiêu cao nhất của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là chủ thể của sự nghiệp giữ gìn an ninh, trật tự; giá trị nhân văn Hồ Chí Minh qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục lực lượng Công an nhân dân phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Cuốn sách Phát huy các nguồn lực của dân làm lợi cho dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh [3] do tác giả Phạm Ngọc Anh chủ biên, đã tập trung nghiên cứu một cách cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy các nguồn lực của dân, đồng thời đưa ra những đánh giá tổng quan về các giá trị và điều kiện để phát huy tư tưởng Hồ
- 12 Chí Minh. Đồng thời các tác giả cũng đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy các nguồn lực của dân làm lợi cho dân trong công cuộc đổi mới hiện nay. Nội dung cuốn sách cũng đề cập đến quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về nhân dân, quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đặc biệt đã phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về nhu cầu, lợi ích của nhân dân, đó cũng được xác định là một trong những vấn đề cốt lõi trong tư tưởng lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh, v.v… Cuốn sách Hồ Chí Minh - lấy dân làm gốc [114] của tác giả Bùi Đình Phong, tập hợp 22 bài nghiên cứu của tác giả, trong đó có nhiều nội dung tham khảo có giá trị như “Dân ủy quyền cho Quốc hội bầu Chính phủ để phục vụ dân”, “Mối quan hệ giữa cán bộ với dân”, “Dân chủ Hồ Chí Minh - một giá trị văn hóa”, “Dân là gốc, dân là chủ, dân làm chủ”, “Mất lòng tin của dân là mất tất cả”, “Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đây là những bài viết góp phần đi sâu luận giải vai trò và việc phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng. Vì thế, công trình cũng có giá trị tham khảo khi thực hiện luận án. Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh- Giá trị nhân văn và phát triển của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Cuốn sách đã tập trung khẳng định và làm sáng tỏ những giá trị nhân văn và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh trên nhiều khía cạnh: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, v.v, qua đó góp phần khẳng định giá trị và sức sống tư tưởng của Người với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng ta trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng trước đây cũng như sự nghiệp đổi mới hiện nay. Trong đó có nhiều nội dung liên quan đến quá trình nghiên cứu của luận án như bài “Nội dung và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người”, “Giá trị nhân văn và phát triển trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh”, "Vai trò động lực của yếu tố con người trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh”, v.v… Các công trình nói trên đã phân tích vai trò con người với tư cách động lực của phát triển xã hội, nội dung và những giá trị cần phát huy trong tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh.
- 13 Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh, một số vấn đề lý luận và thực tiễn [148], do Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng tổ chức biên soạn, tập hợp nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã công bố nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trên các góc độ tiếp cận và khía cạnh khác nhau, chủ yếu vào hai phần chính là: (1)Tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề chung của cách mạng: lý luận và thực tiễn; (2) Tư tưởng Hồ Chí Minh về các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội: lý luận và thực tiễn. Trong đó có những nội dung có liên quan đến đề tài luận án như “Về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh”; “Quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác dân vận”; “Vai trò động lực của yếu tố con người trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh”. Những bài viết này đã luận giải nhiều khía cạnh khác nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động quần chúng. Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội mới [2] do tác giả Phạm Ngọc Anh (chủ biên), tập hợp nhiều bài tham luận Hội thảo khoa học “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội mới - Giá trị lý luận và thực tiễn”. Cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ hơn cơ sở hình thành, những nội dung cơ bản và giá trị lý luận, thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội mới, trong đó có những vấn đề như: “Phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng nhà nước ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”; “Một số vấn đề về xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân ở nước ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh"; v.v… Những nội dung này đề cập đến một số phương pháp, cách thức, nội dung, điều kiện phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, có giá trị tham khảo đối với tác giả luận án. Tác giả Đặng Văn Phúc trong bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư tưởng nhân dân là nền tảng của sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự [116], đã tập trung luận giải những quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, trên cơ sở đó phân tích một số nội dung trong tư tưởng của Người về vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh trật tự với lập luận chủ yếu là: giữ gìn an ninh, trật tự trước hết là việc của công an, bộ đội, cảnh sát. Nhưng chính quyền ta là chính quyền dân chủ nên bất kỳ việc to nhỏ đều phải dựa vào lực lượng của nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân. Việc giữ gìn an ninh, trật tự càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân. Muốn vậy, nhân dân phải đặt
- 14 dưới sự tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo của lực lượng Công an. Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh: nhận thức và hành động [4], của tác giả Phạm Ngọc Anh, tác giả đã phân tích những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực, trong đó có những nội dung về “những giá trị cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận”, “Cán bộ, công tác cán bộ là công việc gốc” hay “Nhà nước pháp quyền và công bộc của nhân dân". Những nội dung này góp phần cung cấp một số nhận thức mới, có tính hệ thống về tư tưởng vận động quần chúng của Hồ Chí Minh, về vai trò của cán bộ, của Nhà nước trong thực hiện công tác này. Bài Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận, của tác giả Nguyễn Thị Thu Thúy, đã phân tích 02 luận điểm cơ bản: thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ quần chúng nhân dân là chủ thể của cuộc cách mạng, là nhân tố quyết định mọi sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhưng để nhân dân nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình thì Đảng phải tiến hành công tác tuyên truyền, vận động để người dân giác ngộ, tự nguyện làm tốt bổn phận và trách nhiệm của mình. Đó chính là công tác dân vận của Đảng. Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận là một tài sản vô giá. Đó là sự kế thừa tư tưởng “trọng dân”, “tin dân”, “dựa vào dân’ của ông cha ta, những giá trị văn hóa, nhân văn, nhân bản của phương Đông, phương Tây mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin. Bài Giá trị nhân văn trong tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh [108], của Ngô Thị Bích Ngọc in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 125 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/ 2015, đã nêu một số nhận thức mới về tính nhân văn trong tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh. Tác giả đưa ra luận điểm về tính nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận “không những thấy tư tưởng tiến bộ, đúng đắn của chủ nghĩa Mác- Lê nin về vai trò của quần chúng trong lịch sử, mà còn thấy thấm đẫm những giá trị nhân văn, sự phát triển sáng tạo và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Giá trị nhân văn đó được thể thiện hết sức phong phú ở quan điểm quần chúng, quan niệm về nhân dân, tình thương yêu nhân dân, yêu thương con người, tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân, tinh thần trách nhiệm, hết lòng phục vụ nhân dân”. Luận điểm trên góp phần khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân và vận động nhân dân trong cách mạng.
- 15 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng, giải pháp tiến hành công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh Hiện đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài ngành công an nghiên cứu các vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thực trạng và giải pháp tiến hành công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể đề cập đến những công trình nổi bật sau: Cuốn sách Đổi mới công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới: Công trình khẳng định công tác dân vận của Quân đội nhân dân là một bộ phận trong công tác dân vận của Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời chỉ rõ trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa càng đòi hỏi phải được tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Tuy không trực tiếp nghiên cứu thực trạng và giải pháp đổi mới công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân, nhưng công trình gợi mở cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề, bởi Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đều là lực lượng vũ trang và có những điểm tương đồng nhất định khi tiến hành công tác vận động quần chúng. Đề tài khoa học cấp Bộ: “Tổng kết lịch sử vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự” của Bộ Công an, [23]. Đề tài khoa học đánh giá, tổng kết lịch sử công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, trong đó, tác giả luận án có thể tham khảo nội dung về thực tiễn công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự thời kỳ đổi mới; các bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự thời kỳ đổi mới. Tổng kết lịch sử “Đảng lãnh đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự”(1945 - 2000) của Bộ Công an [42], do Phạm Văn Dần (chủ biên). Khái quát lịch sử quá trình Đảng lãnh đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự (1945 - 2000); tổng kết những vấn đề về đường lối, phương châm, nguyên tắc, chính sách và nghệ thuật chỉ đạo của Đảng đối với đấu tranh phản cách mạng và tội phạm khác trong lịch sử cách mạng Việt Nam; rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự. Cuốn sách Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong
- 16 thời kỳ đổi mới [13] của Ban Dân vận Trung ương, gồm những bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo Ban Dân vận trung ương, các đoàn thể quần chúng, một số ban, ngành địa phương, các nhà khoa học tham gia Hội thảo khoa học của Ban Dân vận trung ương. Nội dung cuốn sách đã cung cấp nhiều luận điểm về khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận, đồng thời làm sáng rõ vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh với công tác dân vận, đặc biệt là công tác dân vận theo tư tưởng của Người ở các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương. Trong đó, có bài “Công an của ta là công an của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ và dựa vào dân mà làm việc” đã phân tích rõ vấn đề vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân vận vào công tác công an trong tình hình mới. Công an phải vì nhân dân mà phục vụ, dựa vào dân mà làm việc. Cuốn sách Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ mới [63] của nhiều tác giả do Trần Hậu (chủ biên), đã đề cập khá sâu sắc một số vấn đề lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các đoàn thể quần chúng và giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong thời kỳ mới. Luận án có thể tham khảo được từ công trình này những nội dung liên quan đến nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong tiến hành công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân. Sách “Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới [113] của tác giả Bùi Đình Phong, Nhà xuất bản Lao động xuất bản (2007), viết về sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta về các lĩnh vực như độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng, Nhà nước và đại đoàn kết dân tộc, về văn hóa xã hội, v.v… Tác giả luận án có thể đúc rút nhiều gợi mở cho Công an nhân dân trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự hiện nay. Cuốn sách Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, tập hợp hàng chục bài viết chọn lọc từ Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2010), trong đó thể hiện sự dày công nghiên cứu, thảo luận về những di sản văn hóa, tinh thần vô giá mà Người để lại, để cho những di sản này mãi mãi soi đường cho chúng ta đi đến tương lai tươi sáng
- 17 của nhân loại. Trong đó, bài “Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự” của tác giả Lê Hồng Anh, trình bày 04 quan điểm của Hồ Chí Minh là: An ninh cho nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; Nhân dân là lực lượng vĩ đại nhất, không ai thắng được lực lượng đó; Công an phải dựa vào sức mạnh rộng lớn của nhân dân để bảo vệ an ninh, trật tự, công an phải kính trọng và phụng sự nhân dân; và Công an phải không ngừng giáo dục tinh thần làm chủ và tinh thần cảnh giác cho nhân dân; tổ chức và hướng dẫn cho nhân dân tự bảo vệ an ninh, trật tự. Đây là những gợi mở mang tính định hướng cho tác giả luận án. Cuốn sách Góp phần nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế [16], của tác giả Nguyễn Bình Ban đã đi sâu nghiên cứu một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng Công an nhân dân và quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác, chiến đấu, học tập và xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng vững mạnh. Cụ thể hơn, nội dung cuốn sách nhấn mạnh và đi sâu vào vấn đề khẳng định Công an nhân dân Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, tính cách mạng và tính nhân dân sâu sắc, từ đó phải coi trọng việc xây dựng người công an cách mạng toàn diện về đức tài, về bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tuân thủ lề lối làm việc dân chủ, sâu sát, gắn bó máu thịt với nhân dân, với địa bàn cơ sở. Đây là những cơ sở quan trọng để có thể tiến hành một cách có hiệu quả công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn sách “Vận dụng tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của lực lượng Công an nhân dân [74], của tác giả Vũ Đức Khiển - Phạm Duy Hoàng là tài liệu tổng hợp về tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh và việc vận dụng tư tưởng đó trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của lực lượng Công an nhân dân. Trong đó, các tác giả đã đi sâu phân tích sự vận dụng tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh vào phong trào toàn dân bảo vệ an
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan
0 p | 245 | 48
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng
183 p | 164 | 40
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
29 p | 263 | 36
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh
164 p | 74 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
233 p | 198 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
208 p | 164 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk
260 p | 96 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế
220 p | 26 | 14
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong Quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh
197 p | 66 | 13
-
Luận án tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay
190 p | 60 | 13
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện, nhà trường kỹ thuật quân sự hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
216 p | 54 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự
169 p | 54 | 9
-
Luận án Tiến sĩ khoa học máy tính: Cải tiến quá trình học của một số mạng nơ-ron ghi nhớ - Nông Thị Hoa
105 p | 76 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
222 p | 39 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
195 p | 45 | 8
-
Luận án tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
193 p | 71 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn