Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong Quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh
lượt xem 13
download
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học "Xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong Quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh" nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh để đề xuất các giải pháp vận dụng phong cách lãnh đạo của Người vào xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong Quân đội giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong Quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÙNG THANH XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2021
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÙNG THANH XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 9 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS, TS Phạm Hồng Chương 2. PGS, TS Lê Huy Bình HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Phạm Hồng Chương và PGS, TS Lê Huy Bình. Các số liệu, trích dẫn trong luận án đều bảo đảm tính trung thực, khách quan, khoa học và có nguồn gốc rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2021 Tác giả luận án NCS Phùng Thanh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...............................................................................................................7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................................................. 7 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu có liên quan và những vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu.................................................................................................... 20 Chương 2: XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ...................................................................................... 24 2.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................... 24 2.2. Đặc trưng của phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh ....................................... 39 2.3. Giá trị của phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh đối với xây dựng đội ngũ chính trị viên trong quân đội ........................................................................ 62 Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................................ 72 3.1. Thực trạng xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong quân đội theo phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua......................................... 72 3.2. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh .................... 104 Chương 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ..................................................................... 112 4.1. Những nhân tố tác động và yêu cầu xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong quân đội theo phong cách Hồ Chí Minh .................... 112 4.2. Giải pháp cơ bản xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh ..................................... 122 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 152 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 162
- 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CB, CS Cán bộ, chiến sĩ CTQG Chính trị quốc gia CTV Chính trị viên CTĐ, CTCT Công tác đảng, công tác chính trị ĐUQSTW Đảng ủy Quân sự Trung ương HSQ, CS Hạ sĩ quan, chiến sĩ NXB Nhà xuất bản PCLĐ Phong cách lãnh đạo SQCH Sĩ quan chỉ huy
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc: Thời kỳ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người có giá trị bền vững, trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng, ánh sáng soi đường, dẫn dắt cách mạng Việt Nam phát triển đi lên. Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm: Phong cách tư duy, phong cách làm việc - lãnh đạo, phong cách ứng xử - giao tiếp; phong cách diễn đạt; phong cách sinh hoạt,... Tất cả những nội dung đó được hội tụ trong nhân cách của nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Trong đó, PCLĐ của Người được coi là “hình mẫu” của một nhà lãnh đạo châu Á, nhưng không xa lạ với châu Âu; PCLĐ có sự hòa quyện chặt chẽ giữa: Hiện đại và truyền thống; dân chủ và tập trung; thân tình và thẳng thắn; bác học và đời thường; lãnh tụ và quần chúng;... PCLĐ của Hồ Chí Minh dựa trên công lý và lẽ phải, đạt đến đỉnh cao của hiệu quả. Giá trị và sự ảnh hưởng của PCLĐ Hồ Chí Minh đối với Đảng, với dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới rất to lớn, đặc biệt là những tác động, ảnh hưởng đối với việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới PCLĐ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta. Sự lan tỏa và sức cảm hóa của PCLĐ Hồ Chí Minh đã góp phần tạo ra những thế hệ cán bộ cách mạng trung kiên, có PCLĐ khoa học, dân chủ, quần chúng, nêu gương,... Đây là một trong những nguyên nhân tạo nên những thành công của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Vì thế, nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về PCLĐ Hồ Chí Minh là công việc rất quan trọng và cần thiết để vận dụng vào đổi mới PCLĐ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta nói chung, đội ngũ CTV trong Quân đội nói riêng. Đội ngũ CTV trong Quân đội có vị trí, vai trò rất quan trọng, là người chủ trì về chính trị ở đơn vị cơ sở; trực tiếp làm công tác lãnh đạo, quản lý, giáo dục CB, CS thuộc quyền, góp phần quan trọng vào nâng cao sức mạnh chiến đấu và khả năng sẵn
- 2 sàng chiến đấu của Quân đội ta. PCLĐ của CTV không chỉ là yếu tố rất quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả công tác của họ, mà còn có sự tác động, ảnh hưởng rất lớn đến CB, CS trong đơn vị, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Tư cách của chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt” [81, 484]. Vì thế, xây dựng PCLĐ của CTV là công việc rất cần thiết để mỗi người thực hiện tốt vị trí, vai trò, trọng trách của người chủ trì về chính trị ở đơn vị cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực CTĐ, CTCT trong Quân đội, qua đó, củng cố lòng trung thành, niềm tin chính trị của CB, CS đối với Đảng và chế độ, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Quân đội rất quan tâm xây dựng PCLĐ của đội ngũ CTV và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, PCLĐ của CTV hiện nay vẫn còn có những hạn chế, bất cập, đó là: Tình trạng quan liêu, chuyên quyền, độc đoán; giải quyết công việc cứng nhắc, thiếu tính khoa học; chưa chú trọng giáo dục, thuyết phục, nêu gương;... Những vấn đề trên không chỉ làm giảm hiệu quả công tác của người CTV, mà còn ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, của Quân đội. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu làm rõ lý luận và thực tiễn xây dựng PCLĐ của CTV, từ đó tìm ra những biện pháp có tính khả thi để nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng trong giai đoạn mới. Hiện nay, việc xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội theo phong cách Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi, nhất là những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước sau 35 năm tiến hành đổi mới và kinh nghiệm đã được tổng kết từ việc tổ chức thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong những năm qua. Tuy nhiên, trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới, trong nước, nhiệm vụ của cách mạng, của Quân đội không ngừng phát triển đã và đang đặt ra những yêu cầu rất cao về phẩm chất, năng lực và PCLĐ của đội ngũ CTV. Điều đó đòi hỏi cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp trong Quân đội cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về PCLĐ Hồ Chí Minh để vận dụng có hiệu quả vào xây dựng PCLĐ của đội ngũ CTV trong giai đoạn mới.
- 3 Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong Quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về PCLĐ Hồ Chí Minh để đề xuất các giải pháp vận dụng PCLĐ của Người vào xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, từ đó xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, giải quyết; - Luận giải làm rõ các khái niệm cơ bản, đặc trưng và giá trị của PCLĐ Hồ Chí Minh; - Đánh giá thực trạng xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội theo phong cách Hồ Chí Minh và xác định những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết trong quá trình xây dựng; - Phân tích các yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phong cách Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung phong phú. Luận án tập trung nghiên cứu PCLĐ Hồ Chí Minh thể hiện trong các bài nói, bài viết và thực tiễn cuộc đời hoạt động cách mạng của Người; nghiên cứu thực trạng xây dựng PCLĐ của CTV và nội dung, phương thức, giải pháp xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội hiện nay theo PCLĐ Hồ Chí Minh.
- 4 - Về không gian: Luận án tiến hành điều tra, khảo sát hoạt động xây dựng PCLĐ của đội ngũ CTV ở một số đơn vị sư đoàn bộ binh làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu trên địa bàn khu vực phía Bắc: Sư đoàn 301/Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Sư đoàn 316/Quân khu 2; Sư đoàn 395/Quân khu 3; Sư đoàn 312/Quân đoàn 1 và tham chiếu, so sánh số liệu với một số đơn vị cơ sở khác trong toàn quân. - Về thời gian: Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát phục vụ cho luận án được giới hạn từ năm 2016 đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng phương pháp tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân đội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp chung, các phương pháp liên ngành và chuyên ngành sau: - Phương pháp lôgíc được sử dụng trong luận án để khái quát nội dung, giá trị của phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh; khai thác, đánh giá đúng bản chất của những thành tựu, hạn chế trong xây dựng PCLĐ của CTV. - Phương pháp lịch sử nhằm trình bày, phân tích quá trình phát triển nhận thức của các công trình khoa học nghiên cứu về PCLĐ Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng và Quân ủy Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội. - Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả luận án tiến đã hành điều tra, khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với 550 CB, CS quân đội, tại bốn sư đoàn bộ binh trên địa bàn khu vực phía Bắc để tìm hiểu nhận thức của họ về PCLĐ Hồ Chí Minh và thực tiễn hoạt động xây dựng PCLĐ của CTV ở các đơn vị quân đội trên các phương diện: Nhận thức của CB, CS về đặc trưng, giá trị của PCLĐ Hồ Chí Minh; sự cần thiết phải xây dựng PCLĐ của CTV theo phong cách Hồ Chí Minh; vai trò, trách nhiệm của các
- 5 tổ chức, các lực lượng đối với hoạt động xây dựng; các nội dung, phương thức đã vận dụng trong quá trình xây dựng; kết quả xây dựng được biểu hiện ở sự chuyển biến về PCLĐ của CTV. Từ đó nhìn nhận, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động xây dựng PCLĐ của CTV trong những năm qua. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa nhằm khái quát, phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận, thực tiễn được trình bày trong luận án. - Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng để thu thập các thông tin khách quan, trung thực, góp phần cung cấp luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc thực hiện đề tài luận án. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng để lấy ý kiến các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý công tác tại các cơ quan nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong và ngoài Quân đội, nhằm chuẩn hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn mà đề tài luận án đặt ra. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Nghiên cứu làm sâu sắc các mặt hợp thành PCLĐ Hồ Chí Minh và chỉ ra giá trị của PCLĐ Hồ Chí Minh đối với xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội. - Đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội theo Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2020, từ đó khái quát hóa và phân làm nổi bật những kết quả đã đạt được, những tồn tại, khuyết điểm và chỉ ra được nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó. - Đề xuất được một số giải pháp cơ bản xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội theo phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Góp phần nghiên cứu, làm sáng rõ những vấn đề lý luận về xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội theo phong cách Hồ Chí Minh. - Cung cấp những luận cứ khoa học để cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Quân đội nghiên cứu, vận dụng trong bồi dưỡng, rèn luyện PCLĐ của đội ngũ CTV giai đoạn hiện nay.
- 6 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần tích cực vào sự phát triển của chuyên ngành Hồ Chí Minh học, đồng thời có những đóng góp nhất định đối với công tác triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy môn Hồ Chí Minh học nói chung, đặc biệt là môn tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống các học viện, nhà trường quân đội trong cả nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án được bố cục làm 4 chương (9 tiết).
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh Cuốn sách Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh do tác giả Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên) [67] đã trình bày một cách khái quát, hệ thống về phong cách Hồ Chí Minh, từ việc xây dựng khái niệm đến phân tích hệ thống cấu trúc phong cách của Người. Bàn về nội dung phong cách Hồ Chí Minh, các tác giả cho rằng: “Hệ thống phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất, bắt đầu từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến hoạt động thực tiễn (phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử), và cuối cùng sinh hoạt thường ngày (phong cách sinh hoạt)” [83, tr. 137]. Từ đó, cuốn sách khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo phong cách của Người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Tác giả Trần Thái Bình, trong cuốn sách Hồ Chí Minh sự hình thành một nhân cách lớn [9], đã tập trung phân tích làm sâu sắc những nội dung cơ bản của phong cách Hồ Chí Minh, đó là: Phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách diễn đạt và phong cách sinh hoạt. Cách tiếp cận này có nhiều điểm tương đồng với các nhà khoa học khi nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh. Tác giả cũng chỉ ra được những đặc điểm cơ bản trong hoạt động lãnh đạo của Hồ Chí Minh, đó là: Luôn thận trọng, chủ động, thiết thực; luôn nắm vững và đi đúng đường lối quần chúng; phong cách làm việc tập thể, dân chủ; luôn tôn trọng hiện thực khách quan và nêu cao tính khoa học trong làm việc. Cuốn sách Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người [43] của tác giả Trần Văn Giàu đã cung cấp nhiều cứ liệu tham khảo rất có giá trị trong tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Bàn về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả cho rằng, ở Hồ Chí Minh có sự kết tinh các giá trị phong cách của một nhà hiền triết, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt
- 8 xuất, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - một con người đã cống hiến trọn cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh chung của nhân loại, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Phong cách đó có giá trị và sức lan tỏa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới. Trong cuốn sách Góp phần tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh [120], tác giả Mạch Quang Thắng đã đưa ra quan niệm về phong cách Hồ Chí Minh và khái quát nội dung, đặc trưng phong cách của Người trên 12 luận điểm lớn, phản ánh cái riêng, độc đáo, đặc sắc, có tính hệ thống và ổn định trong toàn bộ hoạt động sống của Người. Tác giả cho rằng, phong cách Hồ Chí Minh là một giá trị văn hóa bất diệt mà không có một người Việt Nam yêu nước nào không muốn hòa mình vào và từ khả năng của mỗi người, muốn làm giàu thêm, làm phong phú thêm, làm tốt thêm các giá trị văn hóa đó. Tác giả Nguyễn Tử Nên, trong cuốn sách Phong cách Bác Hồ [93], đã khai thác phong cách Hồ Chí Minh từ những câu chuyện chân thực về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Tác giả khẳng định: Chính cuộc sống đời thường, lối sống giản dị, hòa đồng với quần chúng, lề lối làm việc khoa học và cách ứng xử tinh tế, linh hoạt trong mọi hoàn cảnh đã tạo nên phong cách đặc sắc của Hồ Chí Minh. Đó là phong cách của một lãnh tụ vĩ đại, luôn hiện hữu trong sự nhìn nhận, đánh giá của mọi người dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Cuốn sách cung cấp nhiều cứ liệu thực tiễn quan trọng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về phong cách Hồ Chí Minh. Trong cuốn sách Phong cách Hồ Chí Minh [71], nhóm tác giả Đỗ Hoàng Linh và Vũ Kim Yến đã khái quát những đặc trưng cơ bản của phong cách Hồ Chí Minh và minh họa bằng những câu chuyện rất giản dị, đời thường nhưng lại vô cùng xúc động và giàu ý nghĩa. Cuốn sách cũng khẳng định giá trị, sức lan tỏa to lớn của phong cách Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và thế giới, nhất là đối với việc xây dựng phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, cũng như việc bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ con người Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện qua lối sống” [17], đã tiếp cận phong cách Hồ Chí Minh từ phương diện hoạt
- 9 động thực tiễn của Người như: Lao động, học tập, sinh hoạt và ứng xử. Thông qua những cứ liệu có sức thuyết phục, được lấy từ chính cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của Hồ Chí Minh, bài viết cũng khẳng định giá trị, ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh [4] của Ban Tuyên giáo Trung ương đã khái quát, hệ thống hóa những đặc trưng cơ bản của phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời, phân tích làm rõ rõ mối quan hệ thống nhất, biện chứng giữa tư tưởng, đạo đức, phong cách trong nhân cách vĩ đại của Người. Nội dung phong cách Hồ Chí Minh được đề cập trong cuốn sách này, về cơ bản, có sự thống nhất với những công trình nghiên cứu đã được công bố, tuy nhiên được khái quát cô đọng, tạo thuận lợi cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh, còn có một số công trình, bài viết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, như: Sơn Tùng, Bác ở nơi đây [142], Nguyễn Văn Khoan, Bác Hồ con người và phong cách [65]; Vũ Dương Huân, “Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh” [55]; Hoàng Chí Bảo, Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh [7]; Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc [35]; Bùi Đình Phong “Phong cách Hồ Chí Minh - Một tài sản vô giá”[97]; Hồng Khanh, Phong cách Bác Hồ đến cơ sở [62]; Trần Thị Hợi và Vi Thị Lại, “Phong cách làm việc khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh” [54], Chu Đức Tính (Chủ biên), Hồ Chí Minh tiểu sử [6], v.v.. Cùng với những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, phong cách Hồ Chí Minh cũng là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, nhà nghiên cứu nước ngoài, trong đó có một số công trình tiêu biểu như: Cuốn sách Ho [44] của David Halberstam đã tập trung phác họa cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, từ đó khẳng định những cống hiến vĩ đại của Người đối với cách mạng Việt Nam và thế giới. Với góc nhìn khách quan của một nhà khoa học người nước ngoài, tác giả đánh giá cao những yếu tố thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh, đặc biệt là phong cách của Người. Đó là phong cách của một lãnh tụ luôn gần gũi, gắn bó, thấu hiểu nhân dân; mọi suy nghĩ, hành động, việc làm của Hồ Chí Minh đều hướng đến nhân dân, vì nhân dân.
- 10 Tác giả William J. Duiker, trong cuốn sách Hồ Chí Minh - một cuộc đời [15], đã đi sâu nghiên cứu về cuộc đời của Hồ Chí Minh để làm nổi bật những giá trị phong cách và trí tuệ lỗi lạc của Người. Đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh, tác giả khẳng định: Hồ Chí Minh là một lãnh tụ có phong cách riêng, độc đáo, luôn coi trọng sự thuyết phục và đồng tâm hơn là áp đặt ý chí quyền lực của mình đối với cấp dưới và nhân dân. Khác với những nhà cách mạng nổi tiếng khác, Người ít quan tâm tới hệ tư tưởng và các cuộc tranh luận về ý thức hệ, mà tập trung toàn bộ suy nghĩ và hành động của mình cho các công việc thực tế, nhằm giải phóng dân tộc mình và các dân tộc thuộc địa khác thoát khỏi chủ nghĩa bành trướng của đế quốc. Trong cuốn sách Đồng chí Hồ Chí Minh [10], tác giả E.Côbêlép đã đưa ra nhiều cứ liệu xác thực về cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh, gắn với một thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc và những biến cố lớn lao của thời đại. Cuốn sách đã phác họa khá sâu sắc, sinh động những phẩm chất trong phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời, nhấn mạnh những tác động, ảnh hưởng to lớn của phong cách đó đối cách mạng Việt Nam và thế giới - Đó là phong cách của một lãnh tụ cách mạng đã dành trọn cuộc đời mình phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Hồ Chí Minh - một người châu Á của mọi thời đại [92]. Cuốn sách tuyển chọn các bài nói, bài viết của các nhà lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các nhà chính trị - xã hội,... viết về Hồ Chí Minh. Thông qua những trang viết về cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh, các tác giả đã làm nổi bật những giá trị của phong cách của Người. Đó là phong cách của một lãnh tụ, một chiến sĩ cộng sản chân chính, của một con người với những quyết định lịch sử. Phong cách đó có sự kết hợp hài hòa những giá trị của văn hóa phương Đông và phương Tây, tạo nên một nhân cách hoàn hảo với những phẩm chất vừa phi thường, vừa bình dị. Cuốn sách Người Nga nói về Hồ Chí Minh [52] của Hội hữu nghị Nga - Việt là tập hợp những bài phỏng vấn, ghi chép, bút ký, hồi ức,... của các học giả, nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà báo người Nga viết về Hồ Chí Minh. Mặc
- 11 dù mỗi bài viết có cách tiếp cận khác nhau, nhưng có sự thống nhất trong nhận định, đánh giá về phong cách làm việc, ứng xử, sinh hoạt hàng ngày của Hồ Chí Minh - một con người đã để lại trong lòng nhân dân Nga nhiều ấn tượng tốt đẹp. Nghiên cứu quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, tác giả Hellmut Kapfenberger, trong cuốn sách Hồ Chí Minh - Một biên niên sử [61], đã khắc họa khá rõ nét thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Đề cập đến phong cách của Người, tác giả khẳng định, chính cuộc sống đời thường của Người, với lề lối sinh hoạt giản dị; cách ứng xử khiêm nhường, mềm dẻo, linh hoạt; lối sống luôn hòa đồng với cấp dưới và nhân dân,… đã tạo nên cái riêng, cái độc đáo trong phong cách của Người, phản ánh sự hài hòa giữa cái đời thường và vĩ đại của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Với cuốn sách Hồ Chí Minh - Nhân văn và phát triển [140], tác giả Nguyễn Đài Trang đã đi sâu nghiên cứu lý tưởng sâu xa của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Với nhiều hình ảnh, tư liệu quý về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, cuốn sách đã khắc họa khá rõ nét những phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh, đặc biệt là phong cách sống của Người. Cuốn sách cung cấp cho độc giả, đặc biệt là người nước ngoài hiểu rõ hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cũng như những đóng góp to lớn của Người cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới. Có thể khẳng định, với các giác độ tiếp cận khác nhau, những công trình, bài viết nói trên đã đề cập về phong cách Hồ Chí Minh trên nhiều khía cạnh. Đây là những công trình nghiên cứu tổng hợp, mang đến những nhận định khái quát về phong cách Hồ Chí Minh. Điểm thống nhất cơ bản của các công trình nghiên cứu này là, đều quan niệm phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt. Trên cơ sở khai thác nội dung, các công trình trên đây đã bước đầu làm rõ ý nghĩa, giá trị khoa học và thực tiễn của phong cách Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả luận án nghiên cứu làm sáng rõ những vấn đề luận án đặt ra. 1.1.2. Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong cuốn sách Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi [41], đã nghiên cứu PCLĐ Hồ Chí
- 12 Minh trên những khía cạnh chủ yếu như: Phong cách lãnh đạo tập thể, dân chủ; lý luận gắn với thực tiễn; lời nói đi đôi với việc làm. Tác giả khẳng định, chính tinh thần làm việc tập thể - dân chủ, luôn lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của quần chúng, của cán bộ, đảng viên để xác định chủ trương, đường lối lãnh đạo hợp lòng dân, phản ánh đúng nguyện vọng của nhân dân đã tạo nên giá trị độc đáo, đặc sắc trong PCLĐ của Người. Phong cách đó có giá trị to lớn đối với cách mạnh Việt Nam, nhất là những tác động, ảnh hưởng đối với việc đổi mới PCLĐ của Đảng, đổi mới phong cách tư duy, phong cách làm việc của đội ngũ đảng viên, cán bộ và nhân dân. Cuốn sách Bác Hồ với nhân sĩ, trí thức [40] do tác giả Trần Đương (Chủ biên) bao gồm những bài viết đề cập đến mối quan hệ và sự tác động, ảnh hưởng của Hồ Chí Minh đối với các nhân sĩ, trí thức ở Việt Nam trong giai đoạn đất nước mới giành được độc lập. Mặc dù không đề cập trực diện về PCLĐ Hồ Chí Minh, nhưng các bài viết đã phác họa làm nổi bật những giá trị độc đáo trong tư tưởng và tấm gương PCLĐ Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài. Điểm đáng chú ý là, những bài viết trong cuốn sách này được khái quát nhiều nguồn tư liệu, sách báo và lời kể của các nhân chứng lịch sử, do đó, nó cung cấp những căn cứ khoa học đáng tin cậy khi nghiên cứu về PCLĐ Hồ Chí Minh. Tác giả Nguyễn Văn Thế, trong bài viết “Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh và vấn đề đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay”, [125] đã khẳng định, PCLĐ Hồ Chí Minh là tổng hợp những cách thức, biện pháp được Người sử dụng trong công tác để tác động lên đối tượng lãnh đạo là cấp dưới và quần chúng nhân dân; PCLĐ của Người được thể hiện ở tính khoa học trong lãnh đạo; lề lối làm việc luôn mở rộng tối đa dân chủ để phát huy trí tuệ, sáng kiến của tập thể; tác phong sâu sát, gần dân, luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến của quần chúng nhân dân... Tất cả những vấn đề trên tạo nên tính độc đáo, đặc sắc trong PCLĐ của Hồ Chí Minh. Với công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học nghệ thuật quản lý và phong cách lãnh đạo [8], tác giả Phạm Văn Bảy đã khái quát những vấn đề cơ bản, cốt lõi về
- 13 nghệ thuật lãnh đạo, quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề cập đến đặc điểm của PCLĐ Hồ Chí Minh, tác giả đã chỉ ra một số vấn đề cơ bản như: Tính hệ thống, phép biện chứng, sự tiến hóa,... đồng thời minh chứng các đặc điểm đó bằng những chỉ dẫn cụ thể của Hồ Chí Minh được trích dẫn từ các bài nói, bài viết trong bộ Hồ Chí Minh Toàn tập và các hồi ký của những người đã được gặp gỡ, tiếp xúc với Người, hoặc những ý kiến của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài. Trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo” [121], tác giả Nguyễn Thế Thắng đã trình bày khái quát tư tưởng, tấm gương PCLĐ Hồ Chí Minh trên sáu vấn đề cơ bản, đó là: Sự kết hợp giữa tính nguyên tắc với sự linh hoạt, mềm dẻo; kết hợp tính cách mạng với tính khoa học; kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói với làm; gần gũi quần chúng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Tác giả cũng khẳng định giá trị của PCLĐ Hồ Chí Minh đối với xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Tác giả Nguyễn Ngọc Ánh, trong bài viết “Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh” [3], đã phân tích làm rõ những đặc trưng bản chất của PCLĐ Hồ Chí Minh, được biểu hiện tính quần chúng, thiết thực, giản dị, khoa học, dân chủ; thể hiện tính nguyên tắc và linh hoạt, sáng tạo; thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa nói đi đôi với làm. Tác giả khẳng định, PCLĐ Hồ Chí Minh phản ánh một giá trị độc đáo, đặc sắc, một tầm cao của nghệ thuật lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao uy tín của người lãnh đạo, của cán bộ, đảng viên, tăng cường sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Phong cách đó có giá trị to lớn cả về diện lý luận và thực tiễn, rất cần được nghiên cứu, vận dụng trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Bài viết “Khéo lãnh đạo: Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa lãnh đạo, cầm quyền của Đảng” [38] của tác giả Nguyễn Hữu Đổng đã tập trung làm rõ những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về công tác lãnh đạo, nhất là trong xây dựng đường lối, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách và trong kiểm tra, kiểm soát việc tổ chức thực hiện. Tác giả khẳng định, chính nhờ vận dụng PCLĐ của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng giành những thắng lợi
- 14 to lớn trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, PCLĐ của Người có giá trị to lớn đối với nâng cao văn hóa lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách Phong cách làm việc Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn, do tác giả Phạm Ngọc Anh (Chủ biên) [1], đã trình bày một cách có hệ thống về phong cách làm việc Hồ Chí Minh, từ việc xây dựng khái niệm, phân tích làm sâu sắc nội dung, đặc trưng phong cách làm việc, đến việc khẳng định làm rõ giá trị phong cách làm việc của Người đối với cách mạng Việt Nam. Các tác giả cho rằng, PCLĐ Hồ Chí Minh là một bộ phận, một nội dung cốt lõi trong phong cách làm việc của Người, được thể hiện ở các đặc trưng cơ bản, như: tác phong làm việc tập thể - dân chủ, tính khoa học, quần chúng, nêu gương trong lãnh đạo,... Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu sâu sắc để vận dụng sáng tạo trong xây dựng PCLĐ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị, khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng đã biên soạn cuốn sách Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh [152]. Cuốn sách bao gồm nhiều bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học. Với các góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đi sâu phân tích, làm nổi bật những nội dung, đặc trưng, giá trị của phong cách và PCLĐ Hồ Chí Minh, đồng thời, đưa ra yêu cầu và những định hướng, giải pháp cơ bản trong học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội [107] của tác giả Đinh Ngọc Quý, đã trình bày có hệ thống những vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, từ xây dựng khái niệm, xác định những nhân tố tác động đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, đến việc phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội. Công trình cũng tập trung phân tích, làm nổi bật giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội đối với cách mạng Việt Nam, nhất là giá
- 15 trị đối với việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và việc xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ mới. Trong cuốn sách Phong cách lãnh đạo của Bác Hồ [144], nhóm tác giả Phan Tuyết và Mai Quý Dân đã sưu tầm, tuyển chọn các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh bàn về phong cách, tác phong công tác của người cán bộ lãnh đạo, quản lý và một số bài viết của các học giả, nhà nghiên cứu viết về PCLĐ Hồ Chí Minh. Thông qua cuốn sách, các tác giả đã nhấn mạnh những đặc điểm có tính hệ thống, ổn định trong quá trình Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từ đó làm nổi bật các đặc trưng và giá trị PCLĐ của Người đối với cách mạng Việt Nam. Tác giả Nguyễn Viết Hiển, trong bài “Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh” [47], đã đi sâu phân tích làm rõ những đặc trưng cơ bản của PCLĐ Hồ Chí Minh, nổi bật là: Phong cách lãnh đạo dân chủ; khoa học; luôn sâu sát và trọng dụng người tài. Theo tác giả, PCLĐ Hồ Chí Minh được quy định bởi vị trí, vai trò, uy tín, vốn sống, điều kiện chính trị; phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức và gắn liền với thực tiễn hoạt động cách mạng sôi nổi của Người. Phong cách đó vừa thể hiện tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa mang đậm bản sắc văn hóa, tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam; là bài học quý để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân nghiên cứu, học tập nhằm không ngừng hoàn thiện mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Tài liệu học tập Chuyên đề Chỉ thị số 05-CT/TW năm 2018 về Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh [5] của Ban Tuyên giáo Trung ương đã khái quát những đặc trưng cơ bản, cốt lõi của PCLĐ Hồ Chí Minh. Mặc dù các nội dung của PCLĐ Hồ Chí Minh được trình bày trong cuốn sách khá cô đọng, súc tích, nhưng đây là định hướng quan trọng để mỗi cán bộ, đảng viên nghiên cứu, vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện phong cách của bản thân, góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan
0 p | 240 | 48
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng
183 p | 164 | 40
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
29 p | 262 | 36
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh
164 p | 69 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
233 p | 197 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
208 p | 163 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk
260 p | 95 | 17
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
171 p | 60 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế
220 p | 26 | 14
-
Luận án tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay
190 p | 59 | 13
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện, nhà trường kỹ thuật quân sự hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
216 p | 52 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự
169 p | 53 | 9
-
Luận án Tiến sĩ khoa học máy tính: Cải tiến quá trình học của một số mạng nơ-ron ghi nhớ - Nông Thị Hoa
105 p | 76 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
222 p | 39 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
195 p | 45 | 8
-
Luận án tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
193 p | 68 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn