Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh
lượt xem 26
download
Luận án nghiên cứu, làm rõ nhận thức những vấn đề lý luận về xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐINH BÁ ÂU XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI – 2019
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐINH BÁ ÂU XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC MÃ SỐ: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Lại Quốc Khánh 2. PGS. TS Lý Việt Quang HÀ NỘI – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Đinh Bá Âu
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................................................. 8 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................ 8 1.2. Kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề mới đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu ......................................................................................22 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ..................................................................................27 2.1. Các khái niệm cơ bản........................................................................................27 2.2. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh ....................................................................41 2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam ..................................................................................... 58 2.4. Giá trị lý luận và thực tiễn của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử của Công an nhân dân ...............................66 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH: THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ......................................74 3.1. Thực trạng xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua .........................................................74 3.2. Kết quả xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam thời gian qua......................................................................................................................88 3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh......105 CHƯƠNG 4:VẬN DỤNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY.....................................................................................................116 4.1. Dự báo các yếu tố tác động đến xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam trong thời gian tới .................................................................116 4.2. Giải pháp xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh ...............................................................126 KẾT LUẬN ...............................................................................................................146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................150 PHỤ LỤC
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cuộc đời hoạt động vô cùng phong phú của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc đối với tất cả những ai đã từng gặp Người. Giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, Người đã có một phong cách ứng xử ở tầm nghệ thuật gần như hoàn thiện, làm cho mọi người có thể cảm nhận đầy đủ cái đẹp của cuộc sống cũng như cái cao thượng của nhân cách con người. “Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là sự phản ánh trung thực chính bản thân Hồ Chí Minh, đó là phong cách của một con người với nhân cách siêu việt, cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí minh mẫn, cái hành mực thước, phong cách của một lãnh tụ, một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản chân chính, người anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời cũng là nhà văn hóa kiệt xuất” [76, tr.150]. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là một hạt ngọc quý trong kho tàng di sản vô giá mà của Người để lại cho cán bộ và nhân dân ta. Phong cách ứng xử của Người không những là biểu tượng để mọi người ca ngợi, chiêm ngưỡng mà còn là tấm gương mẫu mực để mọi người học tập, phấn đấu và noi theo. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh hàm chứa những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, bền vững và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Nhận rõ những giá trị to lớn của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đối với việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, phong cách của con người Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” để triển khai sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân ta. Nội dung học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh lần đầu tiên được Đảng ta triển khai trong chỉ thị, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động về phong cách của từng cán bộ, đảng viên và trong nhân dân. Đối với Công an nhân dân Việt Nam - lực lượng vũ trang được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, những tư tưởng, lời dạy và phong
- 2 cách ứng xử của Người là di sản tinh thần vô giá góp phần xây dựng hình ảnh, phong cách ứng xử người chiến sĩ Công an nhân dân sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, hết lòng vì nhân dân phục vụ, lấy niềm vui và hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui, lẽ sống của mình. Thực tế cho thấy, phần lớn cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân có phong cách ứng xử chuẩn mực, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, tận tụy, trách nhiệm với công việc, có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương, điều lệnh, giao tiếp ứng xử có văn hóa, đã góp phần xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân “bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, bên cạnh nhiều tấm gương sáng về ứng xử, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam vẫn còn những hạn chế về phong cách ứng xử cần phải khắc phục. Nhiều hành vi ứng xử chưa đẹp, lời nói chưa hay còn tồn tại, ý thức thể hiện những giá trị ứng xử chuẩn mực trong quan hệ giữa cá nhân trong cộng đồng chưa thực sự được quan tâm và thực hiện, việc ứng xử đôi khi còn mang tính hình thức, chưa thật sâu sắc, tạo thành nền nếp, thói quen trong hành vi của mỗi người. Một số cán bộ, chiến sĩ Công an, nhất là ở đơn vị thường xuyên tiếp xúc, trực tiếp giải quyết công việc với nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn, chưa nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ, có thái độ hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, giao tiếp thiếu văn hóa với nhân nhân, vi phạm điều lệnh Công an nhân dân, quy chế làm việc, quy trình công tác, thậm chí lợi dụng nhiệm vụ thực thi pháp luật để giải quyết việc riêng... gây dư luận xấu trong xã hội, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của lực lượng Công an nhân dân. Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, can thiệp lật đổ ở nước ta với quy mô ngày càng mở rộng, cường độ ngày càng quyết liệt, tính chất ngày càng nguy hiểm, thâm độc, tinh vi, xảo quyệt. Những mặt trái của cơ chế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến nhận thức, đạo đức, văn hóa, ứng xử
- 3 của mỗi người chiến sĩ Công an nhân dân. Trong bối cảnh đó, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh vẫn mang tính thời sự, còn nguyên vẹn giá trị và là hình mẫu, bài học quý báu đối với lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Từ thực trạng trên, việc học tập, vận dụng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh để xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam, xứng đáng là lực lượng vũ trang trung thành của Đảng và của nhân dân, đáp ứng mục tiêu xây dựng lực lượng Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ là vấn đề quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Với ý nghĩa nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu, làm rõ nhận thức những vấn đề lý luận về xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án xác định những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Xây dựng lý luận về xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh; luận giải giá trị lý luận và thực tiễn của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. - Đánh giá thực trạng xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh, rút ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.
- 4 - Dự báo các yếu tố tác động và đề xuất giải pháp xây dựng phong cách ứng xử Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam. - Về không gian: Công an các tỉnh, thành trọng điểm. - Về thời gian: Từ 2016 đến nay (tính từ mốc thời gian kể từ khi có Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng về xây dựng phong cách, văn hóa con người Việt Nam nói chung và xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu này, tác giả dự kiến tiến hành sưu tầm và phân tích một số nguồn tài liệu sau: + Những bài nói, bài viết, tác phẩm trong di sản Hồ Chí Minh liên quan đến chủ đề nghiên cứu, tập trung trong các công trình: Hồ Chí Minh Toàn tập, Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử… + Những hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh liên quan đến phong cách ứng xử của Người.
- 5 + Những công trình nghiên cứu tiêu biểu, có giá trị của các cá nhân, tổ chức về phong cách Hồ Chí Minh liên quan đến chủ đề. - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác giả dự kiến tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng sau: Nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chủ yếu tập trung ở các cơ quan nghiên cứu, đào tạo (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính trị Công an nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân,…) và một số Công an các tỉnh, thành phố lớn của đất nước. - Phương pháp lịch sử - logic. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Tác giả luận án tiến hành điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi đối với 400 cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an nhân dân trên cả nước về nhận thức về phong cách ứng xử, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, phong cách ứng xử của Công an nhân dân và thực tiễn ứng xử của cán bộ, chiến sĩ công an trên ba phương diện: Ứng xử đối với đồng nghiệp, với nhân dân và với các đối tượng đấu tranh. Bên cạnh đó, tác giả điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi đối với 400 người dân về thực trạng phong cách ứng xử của lực lượng Công an nhân dân trên một số lĩnh vực. Từ đó đánh giá, rút ra nhận xét của người dân về phong cách ứng xử của người Công an nhân dân trên một số lĩnh vực. - Phương pháp tổng hợp, so sánh. - Phương pháp tổng kết thực tiễn. Tác giả tiến hành tổng kết, đánh giá thực tiễn xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh, qua đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó. - Phương pháp hội thảo. Tác giả luận án tiến hành hội thảo, xin ý kiến của các nhà khoa học, cá nhân, cán bộ chiến sĩ Công an của đơn vị công tác và công an các đơn vị, địa phương để làm rõ từng nội dung luận án được sâu sắc, hoàn thiện hơn.
- 6 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học - Góp phần nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. - Góp phần hoàn thiện lý luận về xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả đề tài luận án giúp lực lượng Công an nhân dân nắm vững thực trạng phong cách ứng xử của Công an nhân dân trong thời gian qua. Đồng thời kết quả nghiên cứu về các giải pháp giúp lực lượng Công an nhân dân sử dụng để xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng dạy ở các bậc học chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Chính trị học về vấn đề phong cách ứng xử trên phạm vi cả nước. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh với những điểm mới sau đây. - Luận án làm rõ khái niệm phong cách ứng xử, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, phong cách ứng xử của Công an nhân dân, xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh; đặc trưng cơ bản của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử của Công an nhân dân; giá trị lý luận và thực tiễn của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. - Đánh giá thực trạng xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách ứng xử Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến hết
- 7 năm 2018. Trên cơ sở đó, luận án tổng kết, nhận xét nêu bật được những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế cần khắc phục; đồng thời chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế đó. - Luận án đưa ra một số dự báo về những yếu tố tác động đến xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới và đề xuất một số giải pháp có tính khoa học giúp cho lực lượng Công an nhân dân có cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh có hiệu quả. Lý luận và thực tiễn của đề tài góp phần xây dựng hoàn thiện quy định về ứng xử của lực lượng Công an nhân dân. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án bao gồm 4 chương, 11 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2: Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh - Những vấn đề lý luận chung. Chương 3: Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh - Thực trạng, kết quả và những vấn đề đặt ra. Chương 4: Vận dụng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay.
- 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phong cách, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh Quá trình nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị ở trong và ngoài nước đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến phong cách sinh hoạt, phong cách làm việc, phong cách tư duy, phong cách nói, phong cách viết, phong cách ứng xử, phong cách nêu gương… Đây là cơ sở, luận cứ khoa học để tác giả nghiên cứu có hệ thống về phong cách và phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về hệ thống phong cách Hồ Chí Minh có cuốn sách Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên) [77]. Mặc dù nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh còn khá mới mẻ nhưng công trình đã đi tới những kết luận bước đầu về phong cách Hồ Chí Minh, đưa công tác nghiên cứu phong cách Hồ Chí Minh lên một tầm cao mới. Tác giả đã làm rõ những nội dung của phong cách Hồ Chí Minh, giá trị, sức mạnh tỏa ra từ phong cách Hồ Chí Minh, một phong thái được hun đúc sâu xa bởi những giá trị nhân bản của một tư tưởng lớn đã chinh phục hàng triệu triệu trái tim, khối óc con người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Phong cách Hồ Chí Minh được hình thành từ những ngày đầu bôn ba tìm đường cứu nước và phát triển trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi của Người. Phong cách ấy là bài học, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách cán bộ cách mạng, bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Cuốn sách đã nghiên cứu, đề cập đến hệ thống phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có một phần riêng nói về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. Đây là nguồn tài liệu rất quý để tác giả tham khảo, triển khai nghiên cứu luận án.
- 9 Nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực cụ thể có thể kể đến cuốn sách Phong cách làm việc Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn của tác giả Phạm Ngọc Anh (Chủ biên) [1]. Công trình đã trình bày một cách có hệ thống phong cách làm việc Hồ Chí Minh như khái niệm, đặc trưng phong cách làm việc, giá trị lý luận và thực tiễn phong cách làm việc Hồ Chí Minh. Công trình đã tiếp cận, nghiên cứu phong cách ứng xử Hồ Chí Minh dưới góc độ ứng xử đối với công việc. Cuốn sách Phong cách Bác Hồ đến cơ sở của tác giả Hồng Khanh được viết theo lời kể của các đồng chí nhiều năm được sống và làm việc cùng Người, Nhà báo Hồng Khanh đã ghi lại những câu chuyện Bác Hồ đi thăm cơ sở, từ lên mặt trận, ra cánh đồng, vào xưởng máy, dự lớp học đến vui đón Tết. Mỗi câu chuyện đều thể hiện phong cách giản dị, gần gũi nhưng rất tinh tế của Bác. Lối sống, tác phong quần chúng của Hồ Chí Minh luôn là chuẩn mực nhân cách con người cách mạng nhưng lại không xa lạ với mỗi con người bình thường, mà ai cũng có thể soi mình, học tập, noi theo [73]. Cuốn sách Góp phần tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Mạch Quang Thắng đã đề cập những nội dung cơ bản của phong cách Hồ Chí Minh nói chung và phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng. Về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, tác giả khái quát thành các đặc trưng riêng có của Người như: thành tâm, thật lòng, khoan dung, nhân ái, yêu thương, kính trọng con người... Đây là nguồn tư liệu quý giá để tác giả luận án triển khai nghiên cứu có chiều sâu [113]. Một số bài báo, tạp chí, kỷ yếu và hội thảo khoa học có nghiên cứu, đề cập về phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng như: “Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh - Giá trị và ý nghĩa” của tác giả Hoàng Chí Bảo [6]. Trong bài viết này, tác giả trình bày thành 5 phần, trong đó phần 4 tác giả nêu lên quan điểm rất rõ ràng về văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh. Theo tác giả, văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là nguyên tắc ứng xử của Người, là văn hóa giáo dục, kết hợp giáo dục bằng lời với thực hành bằng
- 10 công việc thực tế và bằng sự nêu gương. Đặc biệt, văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là văn hóa tự ứng xử. Bài viết “Góp phần tìm hiểu phong cách ứng xử chính trị Hồ Chí Minh” của tác giả Đào Đình Tuấn [128]. Tác giả đã bước đầu đưa ra quan niệm, những đặc trưng cơ bản và giá trị của phong cách ứng xử chính trị Hồ Chí Minh. Bài viết “Phong cách ứng xử ngoại giao Hồ Chí Minh” của tác giả Lường Thị Lan đã bước đầu đưa ra những đặc trưng chủ yếu trong phong cách ứng xử ngoại giao Hồ Chí Minh, qua đó làm nổi bật đạo đức và tài năng của Hồ Chí Minh trong giải quyết vấn đề ngoại giao [80]. Bài viết “Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Thị Hằng đã đưa ra một số đặc trưng trong phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh [52]. Các công trình không có cụm từ “phong cách, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh” trong tên, nhưng nội dung có nghiên cứu, đề cập đến phong cách, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh như: Cuốn sách Nhân ái Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Văn Khoan đã bàn đến quan niệm và chỉ ra một số biểu hiện của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, trong đó đề cập đến một số đặc trưng khoan dung, nhân ái của Hồ Chí Minh trong ứng xử với mọi người [76]. Cuốn sách Hồ Chí Minh chiến sĩ cách mạng quốc tế của tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Vương Hồng đã trình bày, phân tích những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh [84]. Qua đó, người viết đã làm nổi bật vai trò, công lao của Hồ Chí Minh như một người lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản quốc tế. Cuốn sách đã tập trung làm nổi bật công lao của Người với tư cách một chiến sĩ cách mạng quốc tế, thông qua việc giải quyết các mối quan hệ ứng xử phức tạp của thời cuộc. Cuốn sách Tìm hiểu vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam của tác giả Đinh Xuân Lý (Chủ biên) là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, từ những góc độ tiếp cận khác nhau để làm rõ nỗi bật vai trò to lớn của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trên tất cả các phương diện và các lĩnh vực xã hội. Công trình đã bàn đến một số vấn đề về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, trong đó nổi bật là ứng xử với người, với việc của Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam [88].
- 11 Nghiên cứu về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh còn có cuốn sách Hồ Chí Minh - Sự hình thành nhân cách lớn của tác giả Trần Thái Bình [9]. Trong phần 3, chương III, tác giả bàn đến phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. Tác giả đã trình bày chi tiết cách ứng xử của Người thông qua các tình huống cụ thể. Theo tác giả, ở Hồ Chí Minh có một phong cách ứng xử rất văn hóa. Chữ văn hóa bao hàm rộng rãi tất cả những giá trị tinh thần quý báu của một nhân cách lớn những giá trị nhân văn. Cuốn sách Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là tác phẩm lịch sử cách mạng viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh của tác giả có nhiều năm sống và hoạt động cách mạng bên cạnh Người. Tác giả đã chứng kiến và ghi lại những câu chuyện hết sức chân thực về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tinh thần, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh được đúc kết và thể hiện xuyên suốt 14 tác phẩm và gần 40 phụ bản ảnh tư liệu quý hiếm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã trình bày tư tưởng và lối sống cao đẹp của Hồ Chí Minh qua nhiều câu chuyện thân tình, nhiều kỷ niệm cảm động trong những năm tháng được sống bên Người. Mỗi câu chuyện ứng xử đều được trình bày điềm đạm, dung dị, vừa mang tính lịch sử thuần túy, lại vừa là hồi ký đồng thời thể hiện chính kiến, quan điểm rõ ràng mang tính chính luận. Phong cách Hồ Chí Minh đã đúc kết và thể hiện sinh động và đầy đủ trong tác phẩm này [43]. Nghiên cứu về phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực đối ngoại có thể kể đến cuốn sách Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Dy Niên. Tác giả đã đề cập đến phương diện hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh, làm sáng tỏ tư tưởng, phương pháp, nghệ thuật và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh. Qua đó, góp phần làm nổi bật những nét đặc trưng tiêu biểu của Hồ Chí Minh trong giải quyết các mối quan hệ ứng xử với các nước, các tổ chức quốc tế [91]. Cuốn sách “Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người” của tác giả Trần Văn Giàu là một công trình khoa học có giá trị rất lớn nghiên cứu về phong cách Hồ
- 12 Chí Minh [49]. Công trình đã trình bày một cách hệ thống về cuộc đời huyền thoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà hiền triết, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam bằng lối viết khúc chiết, mang tính khái quát cao với ngôn từ chân thành, giản dị. Qua tác phẩm, người đọc hiểu rõ hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đồng thời, công trình cũng khẳng định rõ tầm quan trọng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhận định tính đúng đắn của Đảng ta về lập trường lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Công trình gồm ba phần: Phần thứ nhất viết về vấn đề Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước Việt Nam; Phần thứ hai là nội dung cốt lõi của tác phẩm với luận đề Vĩ đại một con người; Phần thứ ba phân tích, bình luận chủ điểm Miền Nam trong trái tim Hồ Chí Minh. Công trình là tư liệu tham khảo có giá trị trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giúp cho việc nhận thức sâu sắc hơn về di sản tinh thần vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hôm nay và muôn đời sau. Nghiên cứu về nét đặc trưng trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh có cuốn sách Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của tác giả Song Thành [107]. Công trình đã nêu bật những đặc trưng trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh, qua đó đã đề cập đến cách ứng xử của Hồ Chí Minh đối với một số mối quan hệ ứng xử với người như: khiêm nhường, lịch thiệp, chân tình, nồng hậu, tự nhiên, cảm hóa, khoan dung, độ lượng. Cuốn sách Bí quyết thành công Hồ Chí Minh của tác giả Phùng Hữu Phú tập hợp các bài viết của tác giả trong nhiều năm [99]. Qua đó, người viết đã nêu bật được thành công của Hồ Chí Minh trong việc xử lý mối quan hệ giữa các lực lượng, các thành phần trong dân
- 13 tộc để xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân, trên nền tảng liên minh công - nông - trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thông qua công trình này, tác giả đã bàn đến bước đầu về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. Tác giả Lê Văn Tích (Chủ biên) với công trình Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến những cống hiến của Hồ Chí Minh đối với cuộc đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại, tư tưởng về một nền hòa bình chân chính, quan hệ hòa bình giữa các dân tộc; những quan điểm và hoạt động của Hồ Chí Minh về xây dựng một nước Việt Nam tiến bộ góp phần tích cực vào sự phát triển của nhân loại [118]. Qua đó, người viết đã góp phần thể hiện được cách giải quyết các mối quan hệ ứng xử có liên quan đến hòa bình và tiến bộ của nhân loại của Hồ Chí Minh. Cuốn sách Hồ Chí Minh với chiến lược đại đoàn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc của tác giả Lê Văn Yên đã phân tích hoạt động của Hồ Chí Minh để xây dựng mối quan hệ đoàn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc [137]. Qua đó, người viết khái quát những nội dung cơ bản trong chiến lược đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả cũng phân tích tầm trí tuệ, tầm chiến lược của Người trong giải quyết mối quan hệ dân tộc và quốc tế, giá trị thực tiễn của vấn đề đối với cách mạng Việt Nam. Công trình đã đề cấp cách ứng xử của Hồ Chí Minh trong giải quyết mối quan hệ quốc tế, quan hệ giữa dân tộc và quốc tế. Nghiên cứu về ứng xử linh hoạt, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam có tác phẩm Hồ Chí Minh nhà cách mạng sáng tạo của tác giả Mạch Quang Thắng [110]. Tác giả và các cộng sự đã nghiên cứu một cách có hệ thống những đặc điểm, bản chất, sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, qua đó cho thấy sức sống mãnh liệt và những giá trị quý báu - những giá trị dân tộc và mang tầm vóc thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Tuy không đi vào nghiên cứu sâu về phong cách ứng xử
- 14 Hồ Chí Minh, nhưng các tác giả đã góp phần làm rõ sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong giải quyết các mối quan hệ ứng xử. Cuốn sách Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài của tác giả Trần Nhâm đã phân tích, luận giải tài năng của Hồ Chí Minh trong giải quyết các mối quan hệ ứng xử trên các phương diện với nhân dân, bạn bè quốc tế [90]. Cuốn sách “Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Chí Bảo đã giới thiệu 5 chuyên đề nghiên cứu tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh với những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh để từ đó học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người [5]. Nội dung gồm 5 chuyên đề: Thứ nhất, văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh - Một kiểu mẫu văn hóa đạo đức; thứ hai, ba vấn đề lớn cần quan tâm trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thứ ba, “Sửa đổi lối làm việc” - Tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền; thứ tư, về hoàn cảnh ra đời, giá trị và ý nghĩa của tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thứ năm, minh triết Hồ Chí Minh về đạo đức… Qua những nội dung đó, tác giả đã đề cập đến phong cách ứng xử Hồ Chí Minh qua cách ứng xử đạo đức của Người. Cuốn sách “Văn hóa, đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của tác giả Bùi Đình Phong đề cập đến văn hóa trong đó có văn hóa đạo đức. Trong khi xem đạo đức như một góc độ của văn hóa, tác giả bàn đến một số nội dung quan trọng về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như đặc trưng bản chất tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; những nội dung về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; giá trị trường tồn về tư tưởng và đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm, tác giả cũng đề cập đến những hiện tượng suy thoái đạo đức trong xã hội như vấn đề chống tham nhũng và một số vấn đề khác thuộc về lĩnh vực văn hóa. Đây là những gợi mở cua tác công trình để luận án đi vào nghiên cứu phong cách ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh [93]. Cuốn sách Bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh của
- 15 tác giả Bùi Đình Phong (chủ biên) đã đề cập đến cách thức giải quyết các mối quan hệ ứng xử của Hồ Chí Minh, đặc biệt là ứng xử chính trị, thông qua đó nêu rõ bản lĩnh chính trị của Người [94]. Một số nghiên cứu của các tác giả ngoài nước về phong cách Hồ Chí Minh như: Tác phẩm Đồng chí Hồ Chí Minh của tác giả E.Côbêlép, một nhà khoa học nước ngoài có nhiều năm, nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về Hồ Chí Minh [33]. Tác giả đã đưa ra những hiểu biết khoa học, chính xác về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với một thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc và những biến cố lớn lao của thời đại. Đồng thời, người viết đã giúp người đọc nhận thức về tư tưởng, đạo đức, phong cách của một lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Người vẫn sống mãi trong tâm trí của người cộng sản và nhân loại tiến bộ trên thế giới với tư cách là nhà hoạt động lỗi lạc trong phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc, nhà mácxít - lêninnít kiên định. Cuốn sách Hồ Chí Minh - Tâm và tài của một nhà yêu nước của tác giả Nguyễn Đài Trang tiếp cận nghiên cứu mới về phong cách Hồ Chí Minh của một trí thức Việt kiều yêu nước [122]. Công trình phản ánh được những giá trị cao quý trong tư tưởng và con người, phong cách Hồ Chí Minh. Đó là những cống hiến của Người trong công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng con người; tư tưởng của Người về vấn đề bình đẳng dân tộc và nam nữ bình quyền; ý nghĩa và tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh để lại sâu đậm trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế... Cuốn sách Hồ Chí Minh, nhân văn và phát triển của tác giả Nguyễn Đài Trang được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Với độ dày hơn 200 trang, gồm 7 chương, những hình ảnh, tư liệu quý cùng những hiểu biết sâu sắc về phong cách Hồ Chí Minh của một trí thức Việt kiều yêu nước được thể hiện qua cuốn sách đã có tác động tích cực đến chính giới, nhân dân Canada và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời cung cấp cho
- 16 người đọc trong nước một cách nhìn, đánh giá, cảm nhận riêng của một trí thức Việt kiều về Bác Hồ kính yêu. Trong công trình, tác giả đã làm nổi bật phong cách ứng xử văn hóa, nhân văn của Hồ Chí Minh làm cho bạn bè, nhân dân thế giới ca ngợi và cảm phục [123]. Cuốn sách Hồ Chí Minh - Một người châu Á của mọi thời đại của tác giả Trần Minh Ngọc tuyển chọn các bài nói và viết trong vô vàn bài nói và viết của lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các nhà chính trị - xã hội, các xã luận đăng tải trên báo, tạp chí của các nước, hồi ký, hồi ức của bạn bè trên thế giới, những người đã may mắn được sống, gặp gỡ và tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh [89]. Qua những trang viết của bạn bè năm châu, đã thể hiện sự cảm phục, kính trọng nét văn hóa trong phong cách Hồ Chí Minh. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phong cách ứng xử của Công an nhân dân Phong cách ứng xử có vai trò rất quan trọng trong công tác chiến đấu, xây dựng, trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân. Trong lực lượng Công an, đã có một số công trình khoa học, đề tài, bài viết, báo cáo đề cấp đến công tác xây dựng lực lượng liên quan đến phong cách ứng xử của Công an nhân dân. Các công trình này cung cấp một số cơ sở để nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp góp phần xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân. Có thể kể đến cuốn sách Văn hóa ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam của tác giả Trần Đại Quang [100]. Đây là công trình nghiên cứu trọng điểm của Bộ Công an về văn hóa ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam. Cuốn sách đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa ứng xử, trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử của toàn lực lượng trong tình hình mới và đưa ra các tiêu chí cơ bản phục vụ Bộ Công an xây dựng “Bộ quy tắc văn hóa ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam” để triển khai trong toàn lực lượng. Cuốn sách gồm 3 chương chính, phản ánh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan
0 p | 250 | 48
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng
183 p | 164 | 40
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
29 p | 265 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
233 p | 205 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
208 p | 167 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk
260 p | 97 | 17
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
171 p | 66 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế
220 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 52 | 13
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong Quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh
197 p | 68 | 13
-
Luận án tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay
190 p | 63 | 13
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện, nhà trường kỹ thuật quân sự hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
216 p | 70 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước trong hình thành và phát triển cụm liên kết ngành ở Việt Nam: Trường hợp ngành dệt may và đồ gỗ
197 p | 20 | 12
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự
169 p | 67 | 10
-
Luận án Tiến sĩ khoa học máy tính: Cải tiến quá trình học của một số mạng nơ-ron ghi nhớ - Nông Thị Hoa
105 p | 77 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
195 p | 45 | 8
-
Luận án tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
193 p | 73 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn