intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho lãnh đạo quân dân tiến công và nổi dậy giải phóng toàn tỉnh từ 1973 đến 1975

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

221
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã kết thúc thắng lợi vẻ vang từ 30 năm trước đây, vào mùa Xuân 1975. Đó là trang sử hào hùng nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong 3 thập kỷ vừa qua, đã có hàng trăm cuộc hội thảo khoa học, nhiều công trình lớn tổng kết thực tiễn lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hàng nghìn cuốn sách, bài viết của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho lãnh đạo quân dân tiến công và nổi dậy giải phóng toàn tỉnh từ 1973 đến 1975

  1. LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho lãnh đạo quân dân tiến công và nổi dậy giải phóng toàn tỉnh từ 1973 đến 1975
  2. Mở đầu 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu n ước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đ ã kết thúc thắng lợi vẻ vang từ 30 n ăm trước đây, vào mùa Xuân 1975. Đó là trang s ử hào hùng nhất trong lịch sử dựng n ước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong 3 thập kỷ vừa qua, đã có hàng trăm cuộc hội thảo khoa học, nhiều công trình lớn tổng kết thực tiễn lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hàng nghìn cuốn sách, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh quân đội ta, các chính khách, các nhà khoa học ở trong n ước và ngoài nước luận bàn về tính chất, nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng 30 năm của dân tộc Việt Nam. Nhưng lịch sử của hàng triệu, hàng chục triệu quần chúng bao giờ cũng có nội dung phong phú muôn màu, muôn vẻ và sinh động, nhất là ở những bước ngoặt quyết định như trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta do Đảng ta lãnh đạo. Cho nên lịch sử thời kỳ này vẫn còn những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, nhiều bài học, kinh nghiệm cần được tổng kết. Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho (nay là Đảng bộ tỉnh Tiền Giang) là một trong những Đảng bộ ra đời sớm, hoạt động trong một tỉnh nhân dân có bề dày truyền thống yêu nước, anh dũng bất khuất chống giặc ngoại xâm. Đảng bộ và nhân dân có truyền thống vẻ vang trong đấu tranh cách mạng ngay từ sau khi Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng nước ta. Cuộc vận động thành lập Đảng bộ (1927-1930), đấu tranh giành dân chủ dân sinh (1936-1939); khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 và nhiều kỳ tích anh hùng trong 9 n ăm kháng chiến chống Pháp (1945- 1954), mấy chục năm kháng chiến chống Mỹ là những mốc son chói lọi của lịch sử Đảng bộ. Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, lãnh đạo nhân dân kháng chiến ở một địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ của miền Tây Nam Bộ, là vị trí án ngữ bảo vệ Sài Gòn - hang ổ của địch, Đảng bộ đã quán triệt đường lối chủ trương của Đảng, lãnh đạo quân dân trong tỉnh tiến công và nổi dậy đánh bại mọi âm mưu kế hoạch của Mỹ - ngụy, giải phóng quê hương, góp phần giải phóng miền Tây Nam Bộ, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Sự
  3. lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho trong thời kỳ này đã để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý. Trong công cu ộc đổi mới xây dựng đ ất n ước hiện nay theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội c ông bằng, dân chủ, văn minh, việc phát huy truyền thống của Đảng bộ và nhân dân trong các thời kỳ tr ước; việc nghiên cứu, tổng kết những bài học, những kinh nghiệm lịch sử về sự nghiệp giải phóng quê h ương, đ ất n ước vẫn là những vấn đ ề cấp thiết. Đi ều đó không chỉ góp phần làm sáng rõ thêm lịch sử một thời kỳ đ ấu tranh oanh liệt, đầy khó khăn, thử thách, hy sinh, chiến đ ấu anh dũng, kiên cường của Đ ảng bộ và nhân dân Mỹ Tho đ ã giành thắng lợi vẻ vang, mà còn đúc rút nh ững giá trị lịch sử, những kinh nghiệm bổ ích để tiếp tục giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, góp phần tạo nên một binh chủng t ư tưởng - tinh thần mới trong công cuộc xây dựng quê hương trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những suy nghĩ đó, tôi chọn vấn đề "Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho lãnh đạo quân dân tiến công và nổi dậy giải phóng toàn tỉnh từ 1973 đến 1975" làm đề tài luận văn thạc sĩ thạc Khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình nghiên cứu, viết lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta ở miền Nam, vấn đề Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho lãnh đạo quân dân trong tỉnh tiến công và nổi dậy giải phóng đã được đề cập nhiều trong một số cuốn hồi ký cách mạng của các tướng lĩnh, các đồng chí cách mạng lão thành, nhiều công trình khoa học của các cơ quan chức năng nghiên cứu lịch sử ở Trung ương, miền, địa phương tỉnh và nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở trong nước và ngoài nước. Trong số đó có những công trình tiêu biểu nh ư: "Đại thắng mùa Xuân" của Đại tướng Văn Tiến Dũng, "Những năm tháng quyết định" của Đại tướng Hoàng Văn Thái, "Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam" tập 2 (1954-1975) của Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) " của Viện Lịch sử quân sự, các công trình biên soạn Lịch sử Đảng ở địa phương... Những công trình trên chỉ trình bày tổng quát về thời kỳ này trên bình
  4. diện chung của chiến trường toàn miền Nam, ít đi sâu vào phản ánh đầy đủ vấn đề tiến công và nổi dậy trong từng địa phương riêng lẻ của tỉnh. Lịch sử vấn đề cho thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống cuộc chi ến đấu kiên cường, anh dũng của nhân dân Mỹ Tho d ưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Mỹ Tho trong quá trình chuẩn bị tiến tới tổng tiến công và nổi dậy từ sau khi Hiệp định Pari năm 1973 đến đại thắng mùa Xuân 1975. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích của nghiên cứu luận văn là làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho đã vận dụng, sáng tạo, chủ động, linh hoạt đường lối chủ trương giải phóng miền Nam của Đảng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Mỹ Tho trong thời kỳ tiến công và nổi dậy những năm 1973-1975; khẳng định vai trò lãnh đạo, tổ chức của Đảng bộ là nhân tố quyết định trong xây dựng lực l ượng về mọi mặt, phát huy sức mạnh tổng hợp về quân sự, chính trị, kinh tế, binh vận phối hợp với quân dân miền Nam, tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ phân tích đặc điểm cụ thể về so sánh lực lượng địch, lực lượng cách mạng, những thuận lợi, khó kh ăn cơ bản của tỉnh Mỹ Tho; trình bày quá trình Đảng bộ lãnh đạo quân dân tiến công và nổi dậy giải phóng toàn Tỉnh. Từ đó luận văn rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo quân dân trong tỉnh của Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho về kết hợp tiến công và nổi dậy, đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận tạo nên sức mạnh tổng hợp để giải phóng quê hương. Những kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu n ước ở Mỹ Tho là những di sản tinh thần văn hóa lịch sử quý giá đang được Đảng bộ và nhân dân Mỹ Tho trân trọng và phát huy trong công cu ộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Mỹ Tho và Đảng bộ Gò Công thực hiện đường lối tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam của Đảng trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nghiên cứu thực tiễn lịch sử hoạt động của Đảng bộ, phong trào tiến công quân sự, binh vận và nổi dậy làm chủ của quân dân Mỹ Tho, Gò Công trong những n ăm sau Hiệp định Pari đến giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
  5. - Luận văn dựa vào những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng về chiến tranh cách mạng - Luận văn dựa trên thực tiễn lịch sử phong phú, sinh động về sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam, của Khu ủy, của các Đảng bộ và phong trào kháng chiến của nhân dân Mỹ Tho, Gò công, Khu VIII thực hiện đường lối, chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng, động viên lực lượng chính trị của nhân dân, lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với quân, dân toàn miền trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn quê h ương. - Luận văn được trình bày bằng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh để làm sáng tỏ nội dung của đề tài. -Nguồn tư liệu chủ yếu tác giả sử dụng trong luận văn là Văn kiện Đảng, Nghị quyết của Đảng bộ Miền như các Nghị quyết, chỉ thị, báo cáo tổng kết của Ban Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy Tây Nam B ộ, Khu ủy Khu VIII, Tỉnh ủy Mỹ Tho, Tỉnh ủy Gò Công trong thời kỳ 1973 -1975; tham khảo có so sánh, đối chiếu nguồn tư liệu đã được trình bày trong các công trình khoa học, hồi ký cách mạng tiêu biểu viết về lịch sử Đảng bộ Mỹ Tho, Đảng bộ Gò Công. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo tài liệu của đối phương, người nước ngoài viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân miền Nam. Bên cạnh đó tác giả luận văn chú trọng sử dụng nguồn tư liệu qua khảo sát thực tiễn, như lời kể của các đồng chí cán bộ cách mạng lão thành đã trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Khu VIII và Mỹ Tho. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn trình bày một cách có hệ thống về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Trung ương Cục, Khu, Miền; sự lãnh đạo quân dân đấu tranh của Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho trong thời kỳ tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, trong đó có tỉnh Mỹ Tho thời kỳ 1973-1975. Đồng thời rút ra những kinh nghiệm quý về sự lãnh đạo của Đảng bộ. Luận văn cung cấp thêm những tư liệu mới để góp phần nghiên cứu, làm sáng rõ lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu n ước ở thời kỳ 1973-1975. Với những gì tác giả đã trình bày trong lu ận văn, hy vọng sẽ góp phần vào việc biên soạn lịch sử
  6. Đảng bộ Mỹ Tho, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang ngày nay trong bức tr anh tổng thể của lịch sử Đảng ta trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Cuối cùng, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, để nghiên cứu, viết Lịch sử Đảng bộ tỉnh, giảng dạy Lịch sử Đảng ở Trường chính trị tỉnh Tiền Giang. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
  7. Chương 1 Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị và quân sự để tiến công và nổi dậy (1973-1974) 1.1. Mỹ Tho sau Hiệp định Pari 1.1.1. Vị trí chiến lược của Mỹ Tho Tiền Giang, bao gồm tỉnh Mỹ Tho, Gò Công và thành phố Mỹ Tho, được sát nhập từ tháng 1-1976. Tỉnh lỵ là thành phố Mỹ Tho, một trung tâm hành chính kinh tế, xã hội của tỉnh. Tiền Giang có 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố. Là một tỉnh trù phú, trung tâm của vùng Trung Nam Bộ, nằm dọc theo tả ngạn sông Tiền, cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Nam. Phía Nam giáp sông Tiền, phía Bắc giáp tỉnh Long An và Đồng Tháp, phía Đông giáp biển, bên kia sông Tiền là tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long. Cùng với sự phát triển của lịch sử, vùng đất Mỹ Tho - Gò Công đã nhiều lần thay đổi về tổ chức hành chính, địa giới và tên gọi. “Năm 1753 được gọi là đạo Trường Đồn. Năm 1788 được gọi là Trấn Định. Năm 1832 đổi thành tỉnh Định Tường, là một trong 6 tỉnh Nam Kỳ” [1, tr.11]. Do yêu cầu lãnh đạo cách mạng sâu sát, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hai tỉnh này được tách ra, sát nhập nhiều lần, có quan hệ mật thiết với nhau về mọi mặt. Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Mỹ Tho, Gò Công và thành phố Mỹ Tho được hợp nhất lại thành tỉnh Tiền Giang vào tháng 1 năm 1976. Tỉnh Mỹ Tho trước đây bao gồm 4 huyện: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo và thành phố Mỹ Tho. Trung tâm của tỉnh là thành phố Mỹ Tho. Do yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng, thành phố Mỹ Tho cũng tách ra và nhập vào tỉnh Mỹ Tho nhiều lần. Mỹ Tho có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng, là một địa bàn án ngữ giữa thành phố Sài Gòn với miền Tây Nam Bộ, là một vùng đông dân và trù phú. Trong chiến tranh ai kiểm soát được vùng này thì có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn. Địch chiếm vùng này lập tỉnh mới, thực hiện chế độ thực dân mới của Mỹ.
  8. Mỹ Tho là một trong những tỉnh có truyền thống cách mạng lâu đời, là căn cứ của nhiều cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến chống Pháp. Vì vậy, đối với kẻ địch (Pháp - Mỹ) đều chọn nơi đây làm thí điểm các chiến lược quân sự, kinh tế - xã hội, chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân cũ và thực dân mới; luôn là nơi đụng đầu quyết liệt của những cuộc đọ sức về trí, lực và sức chịu đựng giữa hai thế lực ngoại xâm, phản động và cách mạng. Chính nơi đây là nơi diễn ra các sự kiện lịch sử còn in đậm trong những trang sử vàng của dân tộc. Đó là chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, là các cuộc khởi nghĩa của Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Dương và nhiều phong trào nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp nổ ra mãnh liệt. Sau các cuộc khởi nghĩa vũ trang là các phong trào vận động yêu nước sôi nổi và liên tục trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Ngay từ khi tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời, Mỹ Tho đã gửi cán bộ sang Quảng Châu học tập để trở về quê hương vận động, xây dựng tổ chức cộng sản và vận động phong trào cách mạng của nhân dân. Từ khi Đảng ra đời ngày 3-2-1930, Đảng bộ Mỹ Tho được thành lập (4-1930) và đã nhanh chóng phát triển về tổ chức, lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Các cao trào cách mạng liên tiếp nổ ra: Cao trào 1930-1931, cao trào 1936-1939 và đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bất khuất năm 1940, có 56 xã trong tỉnh đã được giải phóng, nhân dân giành quyền làm chủ, chính quyền nhân dân tỉnh được thành lập sáng tạo nên lá cờ đỏ sao vàng, ngày nay trở thành quốc kỳ của nước Việt Nam. Trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám, toàn dân trong tỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên đánh đổ ách thống trị của Pháp - Nhật, phong kiến, địa chủ, tay sai, góp phần đưa nhân dân làm chủ đất nước, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), quân dân Mỹ Tho đã tích cực tham gia kháng chiến làm nên những chiến công vang dội như trận Cổ Cò thuộc xã An Thái Đông, huyện Cái Bè (28-1-1947), trận Giồng Dứa thuộc xã Long Định, huyện Châu Thành (14-5-1947), trận Kênh Bùi thuộc huyện Cái Bè (25-6-1953), góp phần xứng đáng vào cuộc kháng chiến của toàn dân tộc đi đến thắng lợi. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), quân và dân Mỹ Tho dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam, Đảng bộ
  9. Khu VIII và Đảng bộ tỉnh, đã nhất tề đứng lên chiến đấu ngoan cường dũng cảm, nhiều tấm gương chiến đấu hy sinh anh dũng, nhiều chiến công vang dội làm nức lòng quân và dân cả nước và bầu bạn trên thế giới. Đó là cuộc đồng khởi của nhân dân đứng lên lật đổ ách thống trị tàn bạo của bè lũ Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ giành quyền sống và làm chủ nông thôn năm 1960. Chính quê hương Mỹ Tho đã làm nên một trận ấp Bắc vang dội (1-1963), đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ - ngụy. Chiến thắng này đã mở ra một phong trào phá ấp chiến lược mạnh mẽ trong tỉnh, phong trào thi đua ấp Bắc giết giặc lập công trong toàn miền Nam và khắp cả nước... Cũng như nhân dân hai miền Nam- Bắc, nhân dân Mỹ Tho luôn luôn giữ vững truyền thống cách mạng, vững tin vào Đảng. Đảng dựa vào dân đã vượt qua những chặng đường đầy gian khổ, hy sinh, luôn động viên tinh thần cách mạng, giữ vững được lòng tin đưa phong trào nhân dân kiên quyết bám trụ, bám đất, bám dân, liên tục tiến công địch trong suốt kháng chiến chống Mỹ - ngụy. Đảng bộ đã lãnh đạo quân dân Mỹ Tho hoàn thành mọi nhiệm vụ, thực hiện đúng ý đồ chiến lược của Trung ương Đảng, Trung ương Cục trước và sau khi Hiệp định Pari được ký kết. Cuối năm 1974, ở Khu VIII, ta đã mở rộng vùng giải phóng Đồng Tháp Mười, cắt đường 4, diệt nhiều đồn bốt địch, giải phóng hơn 200 ấp và 13 vạn dân, trong đó có nhiều vùng thuộc Trà Vinh, Bến Tre, Mỹ Tho... Truyền thống yều nước, cách mạng và những chiến công vẻ vang đó là nền tảng để Đảng bộ, nhân dân đi tới thắng lợi mùa Xuân 1975. Trong khí thế cách mạng sôi nổi của cuộc kháng chiến chống Mỹ khắp cả nước, tiến công quân sự, chính trị vào quân ngụy trên toàn Miền, quân và dân Mỹ Tho đã liên tục tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn tỉnh vào ngày 1-5-1975. 1.1.2. Mỹ - ngụy phá hoại Hiệp định Pari, âm mưu kéo dài chiến tranh Để đi tới thắng lợi, quân và dân Mỹ Tho đã anh dũng chiến đấu chống nhiều âm mưu của Mỹ - ngụy suốt nhiều năm trước đó. Những tháng đầu năm 1972, mặc dù các phong trào đấu tranh cách mạng đã giành được nhiều thắng lợi nhưng giữa ta và địch tiếp tục giằng co quyết liệt. Địch thường xuyên bố trí ở tuyến hành lang biên giới Việt Nam- Campuchia từ 1 đến 2 liên đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn thiết giáp có pháo binh yểm trợ; từng lúc có từ 1 đến 2 tiểu đoàn sư đoàn 7 hành quân đánh phá, ngăn chặn sự di chuyển lực lượng và phương tiện chiến đấu của ta từ biên giới xuống nội địa. Sư đoàn 7
  10. và sư đoàn 9 ngụy kết hợp với bọn bảo an cơ động liên tục càn quét đánh phá ở vùng tranh chấp. Chúng tiếp tục mở rộng chiếm đóng, gom dân, đánh phá các kho tàng, lực lượng vũ trang tập trung và các hành lang vận chuyển của ta. ở vùng lực lượng cách mạng còn yếu, địch bố trí lực lượng chủ yếu là bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự, phòng vệ xung kích phối hợp với các tổ chức "phượng hoàng" tiếp tục bình định, triệt phá địa hình, khống chế quần chúng nhằm cắt đứt mọi quan hệ giữa cách mạng và nhân dân hòng đánh bật thế bám trụ của các lực lượng cách mạng. Mặc dù quân số đông nhưng lại phải chia ra chiếm đóng nhiều đồn bốt, giữ những kho tàng, vị trí quan trọng làm cho lực lượng địch bị dàn mỏng. Đặc biệt là khả năng cơ động và hỏa lực chi viện giảm sút rất lớn. Tinh thần chiến đấu của quân ngụy bị sa sút do tác động của những thất bại ở Đông Bắc Campuchia và đường 9 Nam Lào. Đồn bốt địch ở nhiều nơi bị lực lượng vũ trang và nhân dân bao vây cô lập không bung ra hoạt động được, tinh thần binh sĩ trong đồn hoang mang, dao động. Hệ thống kìm kẹp qua một năm bị ta diệt và làm rã nhiều đồn bốt. Từ tháng 4 đến tháng 9-1972, ta mở nhiều cuộc tiến công địch và đã thu được những chiến thắng có ý nghĩa to lớn. Nhưng do liên tục tiến công, đạn dược của ta chưa được bổ sung, trong khi đó địch lại tập trung tăng cường lực lượng, phương tiện chiến tranh và không từ bỏ một thủ đoạn tàn bạo phát xít nào để giết người, cào nhà, gom dân, tái lấn chiếm. Từng bước địch đã đóng lại các đồn bốt trên địa bàn của tỉnh. Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhưng với bản chất hiếu chiến và phản động, đế quốc Mỹ vẫn không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược, trắng trợn chà đạp lên các điều khoản của Hiệp định Pari. Hiệp định là một sự nhân nhượng lẫn nhau giữa hai bên tham chiến. Ta nhân nhượng Mỹ về việc chấp nhận trên thực tế là sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn, Mỹ nhân nhượng ta về lực lượng vũ trang cách mạng đóng nguyên ở miền Nam. Hiệp định Pari là thắng lợi lớn về ngoại giao của ta. Thắng lợi của Hiệp định Pari thể hiện ở việc Hoa kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận.
  11. Thắng lợi căn bản của nhân dân dân ta là ở chỗ: Mỹ phải rút quân và cam kết chấm dứt mọi sự dính líu quân sự vào miền Nam Việt Nam. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký Hiệp định này, sẽ hoàn thành việc rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác. Thắng lợi căn bản của nhân dân ta là ở chỗ, theo quy định của Hiệp định Pari, hơn nửa triệu quân Mỹ và đồng minh sẽ rút khỏi Việt Nam. Trong khi đó, 13 sư đoàn chủ lực cách mạng vẫn đứng vững ở các địa bàn chiến lược của miền Nam cùng hàng vạn bộ đội địa phương và dân quân du kích. Vùng giải phóng cũng không phân tuyến chia vùng với vùng ngụy quyền kiểm soát, mà giữ nguyên thực trạng trước khi ký Hiệp định, tạo thành thế da báo xen kẽ với địch. Đây chính là lợi thế lớn mà Hiệp định Pari đem lại cho lực lượng cách mạng và ngược lại, là bất lợi lớn nhất của ngụy quyền. Bởi vì lực lượng cách mạng vẫn giữ được thế trận và lực lượng của cuộc chiến tranh nhân dân, đồng thời giảm sút thực lực của Mỹ - ngụy, tạo nên chuyển biến lớn về so sánh lực lượng giữa cách mạng và ngụy quyền. Lịch sử tiếp theo của cách mạng miền Nam chứng minh, khi quân Mỹ đã rút đi, quân ngụy sẽ suy yếu và quân ta vẫn còn ở đó thì lực lượng so sánh đã thay đổi căn bản, tình thế cách mạng nhanh chóng chín muồi. Đây là tiền đề cơ bản cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam hơn hai năm sau. Nhưng với bản chất hiếu chiến và phản động, đế quốc Mỹ vẫn trắng trợn vi phạm các điều khoản của Hiệp định. Khi buộc phải rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, nhà cầm quyền Hoa Kỳ vẫn nuôi ý đồ duy trỡ chế độ thực dân mới ở miền Nam bằng một cuộc chiến tranh không có người Mỹ nhưng được tiến hành bằng tiền bạc và vũ khí bom đạn Mỹ. Ngay từ đầu, Mỹ đó chủ trương vừa ký kết Hiệp định, vừa giỳp ngụy quyền Sài Gũn tiếp tục chiến tranh, phỏ hoại Hiệp định. Trước khi rút quân, chúng đó gấp rỳt đưa vào miền Nam "625 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép và nhiều tàu chiến, tăng dự trữ vật tư chiến tranh lên gần 2 triệu tấn" [25, tr.140]. Nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân yêu chuộng hũa bỡnh và cụng lý trờn toàn thế giới, kể cả nhõn dõn Mỹ đều mong muốn đế quốc Mỹ kết thúc cuộc chiến tranh lâu dài, gây nhiều đau khổ cho nhân dân hai nước. Khi buộc phải rút quân, Mỹ đó khụng
  12. hủy bỏ cỏc căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam như quy định trong Điều 6 của Hiệp định. Mỹ giao toàn bộ các căn cứ quân sự ấy cho quân đội Sài Gũn. Mỏy bay địch không chuyển về nước mà chuyển sang các căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam, Thái Lan để sẳn sàng chi viện cho quân đội Sài Gũn của Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam Việt Nam khi cần. Đồng thời với kế hoạch kinh tế hậu chiến tại miền Nam - tức là Mỹ chủ trương làm cho nền kinh tế của ngụy quyền Sài Gũn hấp dẫn hơn so với nền kinh tế miền Bắc, Mỹ- ngụy thực hiện kế hoạch 3 năm (1973-1975) nhằm xóa “thế da báo” ở miền Nam, tiêu diệt các lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của cỏch mạng, xúa bỏ tỡnh trạng hai chớnh quyền, hai quõn đội và ba lực lượng hiện có. Những âm mưu và hành động đó nhằm biến miền Nam Việt Nam thành lónh thổ chỉ có một quân đội, một chính quyền tay của Mỹ. Ngay sau ký Hiệp định, Mỹ tiếp tục viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Thiệu. Năm 1973, Mỹ đưa thêm vào miền Nam "90 máy bay, 100 pháo và khối lượng lớn phương tiện chiến tranh" [58, tr.592]. Chúng quyết định các chủ trương về quân sự, chính trị, kinh tế và những vấn đề nhân sự của ngụy quyền Sài Gũn, kể cả việc thay đổi những người cầm đầu chính phủ và quân đội. Thực tế cho thấy cuộc chiến tranh ở miền Nam vẫn tiếp diễn sau khi Hiệp định Pari được ký kết, khụng phải là “nội chiến” như Mỹ tuyên truyền mà vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, tiến hành theo phương thức máy bay, bam đạn, xe tăng, đại bác Mỹ cộng với quân ngụy Sài Gòn Để xóa “thế da báo”, dưới sự chỉ huy của bọn đầu sỏ, quõn ngụy liờn tiếp mở cỏc chiến dịch “tràn ngập lónh thổ”, gọi là kế hoạch “Lý Thường Kiệt”. Khoảng 60% quân ngụy đó được ném vào các cuộc hành quân này. Mục tiêu hàng đầu của Mỹ là lấn chiếm các vùng chiến lược quan trọng, lấn chiếm và bỡnh định được nâng lên thành quốc sách của Mỹ - ngụy. Trong năm 1973, “địch mở 325.255 cuộc hành quân lấn chiếm, hành quân cảnh sát, chiếm lại hầu hết các vùng ta mới giải phóng và một số vùng giải phóng từ trước” [58, tr.593]. Ở tỉnh Mỹ Tho, Gũ Công và thành phố Mỹ Tho mặc dù ngụy quân, ngụy quyền đang hoang mang lo sợ, nhưng “chúng vẫn ngoan cố tăng cường bắt lính đôn quân, tập trung quân chủ lực ở các nơi về, đưa quân số trong toàn Tỉnh lên trên 48.000 tên, tăng hơn năm 1972 là 6.000 tên” [2, tr.83]. Âm mưu của kẻ thù là xây dựng lực lượng quân đội lớn để bỡnh định, lấn chiếm đồn bốt, xóa “thế da báo”; quyết tâm biến tỉnh Mỹ Tho, Gũ Cụng
  13. và thành phố Mỹ Tho thành nơi phũng thủ phớa nam Sài Gũn và làm bàn đạp tấn công lực lượng cách mạng khắp vùng trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long. Ngay sau Hiệp định được công bố ngày 28-1-1973, bọn ngụy quân, ngụy quyền đồng loạt triển khai nhiều chiến dịch như “tràn ngập lónh thổ”, “cắm cờ lấn đất giành dân”... Chúng sử dụng sư đoàn 7, 2 trung đoàn của sư đoàn 9, 28 tiểu đoàn bảo an cảnh sát, 2 đến 3 chi đoàn xe M 113…, tiến hành càn quét, bắn phá khắp các nơi trong Tỉnh. Địch chủ yếu tập trung lấn chiếm, chốt chặn các tuyến giao thông của ta như hai bên nam, bắc lộ 4, lộ Đông Hũa, cỏc tuyến kờnh Nguyễn Văn Tiếp A, B, sông Ba Rài, kênh Chợ Gạo... Chúng dùng lực lượng bảo an, cảnh sát liên tục hành quân, lấn chiếm, đốt phá địa hỡnh, mở rộng vựng chỳng kiểm soỏt, xúa “thế da bỏo” ở chung quanh thành phố Mỹ Tho, ven lộ 4 và cỏc thị trấn khỏc. Vừa lấn chiếm, chúng vừa bắt buộc nhân dân phải treo cờ ngụy lên mái nhà, xe cộ, gốc cây... Mặt khác, chính quyền Sài Gòn cũn tập trung cỏc phương tiện thông tin, các loại cán bộ bỡnh định tâm lý chiến, tung tin, tuyên truyền xuyên tạc Hiệp định, nói xấu cách mạng, vu cáo ta vi phạm Hiệp định, tuyên truyền bao che hành động phá hoại Hiệp định và các chính sách phản động nhằm lừa mị, gây hoang mang trong quần chúng. Chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu đưa số sĩ quan ác ôn về xây dựng, củng cố lại ngụy quyền ở cơ sở, nắm các tổ chức phản động khác, củng cố lại hệ thống phũng vệ dõn sự, bọn mật vụ chỉ điểm...nhằm kỡm kẹp quần chỳng và tỏch quần chỳng ra khỏi ảnh hưởng của Đảng. Trong khoảng thời gian này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh giải tán 26 đảng phái và các tổ chức chính trị không ăn cánh; ra lệnh bắn bỏ những ai “kêu gọi nhân dân biểu tỡnh, những ai gõy mất trật tự và hụ hào kẻ khỏc theo chủ nghĩa cộng sản”; bắn bất cứ ai bỏ ngũ, bắt và giam những người trung lập, những người khuyến khích kẻ khác gây rối loạn và hoang mang, mơ hồ; hoặc bỏ những vùng do chính phủ Sài Gòn kiểm soát chạy sang vùng do cộng sản kiểm soát, những ai đũi thi hành Hiệp định và những binh sĩ đào ngũ... Có thể nói sau khi Hiệp định được ký kết, ở miền Tõy Nam Bộ núi chung, Mỹ Tho núi riờng địch ngoan cố không thi hành những điều khoản đó cam kết của Hiệp định mà cũn gõy ra những cuộc xung đột vũ trang, những cuộc hành quân lấn đất, giành dân. Mục đích của chính quyền tay sai là tiếp tục tiến hành chiến tranh nhằm xóa bỏ từng
  14. bước thành quả cách mạng của nhõn dõn ta, duy trỡ chế độ thực dân mới, tiến tới làm chủ hoàn toàn miền Nam. 1.2. ĐảNg bộ tiếp tục quán triệt đường lối của Đảng, tích cực chuẩn bị lực lượng quân sự, chính trị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn mới *Về mặt khó khăn Mặc dù Hiệp định Pari được ký kết nhưng với bản chất hiếu chiến, ngoan cố Mỹ- ngụy vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm duy trỡ sự thống trị của chủ nghĩa thực dõn mới ở miền Nam Việt Nam. Hy vọng biến miền Nam thành một nước riêng biệt và một chế độ quốc gia thân Mỹ, quân ngụy được Mỹ tiếp tục viện trợ về mọi mặt: quân sự, tài chínoh, kinh tế tiến hành tấn công lấn chiếm hũng xúa bỏ vựng giải phúng và lực lượng vũ trang cách mạng, xóa bỏ chính quyền nhân dân. Để thực hiện âm mưu ấy, đế quốc Mỹ duy trỡ chớnh quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu, thực hiện chiến lược “ngăn đe thực tế”, lợi dụng mâu thuẫn trong phe xó hội chủ nghĩa, dựng những thủ đoạn ngoại giao, kinh tế và chính sách cân bằng lực lượng giữa các nước lớn để ngăn chặn sự phát triển của cách mạng miền Nam. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Hội nghị Thường vụ Trung ương Cục họp từ ngày 9 đến ngày 10-3-1973, bàn phương hướng, nhiệm vụ đấu tranh của cách mạng miền Nam. Hội nghị thống nhất nhận định: tỡnh hỡnh miền Nam chưa ổn định và đang diễn biến phức tạp. Cuộc chiến tranh hiện nay không cũn quyết liệt như trước đây nhưng cũng chưa có hũa bỡnh mặc dự Hiệp định đó được ký kết. Địch phá hoại Hiệp định rất nghiêm trọng và có hệ thống. Lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân đấu tranh buộc địch phải thi hành Hiệp định, trước mắt đũi chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu phải thực hiện ngừng bắn, đẩy lùi địch từng bước, tiến tới ổn định tỡnh hỡnh. Phải tớch cực xõy dựng, củng cố thật vững mạnh vựng giải phúng và căn cứ địa cách mạng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở các vùng đô thị và vùng nông thôn cũn tạm chiếm, khẩn trương xây dựng thực lực cách mạng nhất là lực lượng quân sự. Hội nghị nhấn mạnh: nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền Nam trong giai đoạn trước mắt là ngoài bạo lực vũ trang, chớnh trị cần phỏt huy tỏc dụng phỏp lý của Hiệp định, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự và pháp lý; tựy tỡnh
  15. hỡnh từng vựng, từng nơi mà lựa chọn, vận dụng phương châm, phương thức đấu tranh chính trị hay vũ trang cho thích hợp. Phải chống khuynh hướng chỉ dùng lực lượng quân sự, nhất là lực lượng quân sự đột nhập vùng địch đang kỡm kẹp nhõn dõn, nhưng cũng không phải chỉ có đấu tranh chính trị, mà phải có lực lượng vũ trang, lực lượng du kích mật ở mức cần thiết để diệt ác ôn và đưa phong trào đấu tranh lên cao. Ở vùng giải phóng cần tập trung lực lượng, củng cố quốc phũng, kinh tế, văn hóa, xó hội... để tạo thế, tạo lực vững mạnh, đủ sức tăng cường phối hợp với phong trào đô thị và vùng xung yếu, đánh sập cơ sở của địch ở tận sào huyệt. Trước đó, ngày 3-2-1973, Hội nghị Thường vụ Khu ủy miền Tây Nam Bộ nhận định âm mưu cơ bản của địch là bỡnh định, lấn chiếm, phá hoại Hiệp định Pari. Hội nghị nhất trí xác định nhiệm vụ của toàn Khu và đề nghị với Trung ương Cục và Trung ương Đảng, kiên quyết đánh trả; đẩy mạnh đấu tranh chính trị, tăng cường công tác binh vận, giữ vững thành quả cách mạng, đưa phong trào tiếp tục tiến lên. Ngày 16-3-1973, Ban Thường vụ Trung ương Cục cũng nhận định tỡnh hỡnh cú hai khả năng phát triển, hoặc địch chịu thi hành Hiệp định, hoặc chiến tranh sẽ mở rộng. Các địa phương cần dựa vào tỡnh hỡnh thực tế mà chuyển hướng đấu tranh cho phù hợp. Như vậy, sau khi Hiệp định Pari được ký kết khụng lõu, Ban chấp hành Trung ương Đảng chưa cú nghị quyết chớnh thức về tỡnh hỡnh nhiệm vụ mới, song, Đảng sớm bắt mạch tỡnh hỡnh, nờn phương hướng hành động đối phó với hai khả năng phát triển của cuộc cách mạng miền Nam đó được phác thảo, con đường cách mạng bạo lực giải phóng miền Nam vẫn được chú trọng. Trong thực tế cách mạng nước ta ở miền Nam lúc đó, một bộ phận cán bộ chiến sĩ và nhân dân cũn đặt hy vọng vào khả năng thi hành Hiệp định, vai trũ của Ủy ban giỏm sỏt và Kiểm soỏt quốc tế, Ủy ban quõn sự liờn hiệp, khả năng hũa giải hũa hợp dõn tộc và chính phủ liên hiệp ba thành phần. Có biểu hiện mệt mỏi, ảo tưởng hũa bỡnh, mất cảnh giỏc. Một số địa phương, đơn vị bị động, địch đánh nơi nào đối phó nơi đó. Có nơi rút bỏ các lừm giải phúng, tự mỡnh xúa “thế da bỏo”, rỳt cỏc đơn vị vũ trang vào vùng giải phóng. Đây là một khó khăn do khuyết điểm chủ quan của ta gây ra. Hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng 1973 đó nhận định, hiện tượng trên là biểu hiện “lừng chừng, hữu khuynh trong việc đối phó với địch” [16,tr 230]. Hội nghị Bộ chính trị
  16. (10-1974) kết luận: "Địch thỡ vẫn ngoan cố phỏ hoại, chủ động tiến lờn cũn ta thỡ cú phần ảo tưởng, chờ đợi, thụ động, thậm chí có nơi rút lui” [15, tr.365]. Hội nghị Bộ chính trị (1-1975) nhận xét: lúc đầu một số nơi đó để cho địch lấn tới, vì vậy phong trào cách mạng lâm vào thế bị động. Sau cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972, những đơn vị, địa phương tổn thất về quân số, về tổ chức, về cơ sở vật chất chưa được bổ sung củng cố kịp thời. Ảo tưởng hũa bỡnh xuất phỏt từ tõm lý chiến tranh kộo dài, muốn "xả hơi" sau thắng lợi Hiệp định Pari cựng với tỡnh trạng buụng lỏng về tổ chức lực lượng làm cho ta không phát huy được khí thế chiến thắng của cách mạng khi Mỹ rút quân. Những t ư tưởng đó đã làm cho các lực lượng cách mạng đối phó không có hiệu quả với hành động lấn chiếm, bỡnh định của Mỹ-ngụy. Khó khăn trên bắt nguồn từ khuyết điểm của các cấp ủy Đảng chậm phát hiện âm mưu và chính sách gây chiến của địch. Tư tưởng chiến lược tiến công và quan điểm cách mạng bạo lực vỡ thế khụng được quán triệt. Kết quả là trong những tháng đầu năm 1973, địch đó lấn chiếm hầu hết vựng giải phúng mới và một số vựng giải phúng cũ bao gồm "khoảng 1.900 ấp, đóng thêm 1.774 bốt, kiểm soát hơn một triệu dân" [58, tr.605]. Những khó khăn của cách mạng miền Nam sau khi có Hiệp định Pari cũng là những khó khăn của địa phương tỉnh Mỹ Tho. Kẻ thù vẫn ngoan cố tăng cường đôn quân bắt lính, tập trung quân chủ lực ở các nơi về. Chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu quyết tâm biến Mỹ Tho thành nơi phũng thủ phớa nam Sài Gũn và làm bàn đạp tấn công ta khắp vùng trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc dùng sức mạnh quân sự, địch cũn dựng nhiều thủ đoạn về kinh tế thâm hiểm để nắm quần chúng. Ở vùng giải phóng, bọn ngụy quân, ngụy quyền dùng pháo, bom Napan bắn phá đốt cháy làng mạc, dùng xe M113 càn phá ruộng lúa, cướp bóc tài sản của nhân dân. Các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành bọn tay sai thường xuyên đốt phá nhà cửa, ngăn chặn không cho quần chúng về vùng giải phóng sản xuất. Đồng thời, ở một số xó ven lộ 4, thành phố Mỹ Tho, thị xó Gũ Cụng chỳng lại đưa điện, kỹ thuật, tín dụng về nông thôn; cho nông dân vay vốn, khuyến khích thâm canh tăng vụ, tăng năng suất nhằm lôi kéo nhân dân. Vì vậy tỡnh hỡnh ở miền Nam sau khi Hiệp định Pari được ký kết, tuy buộc phải rỳt quõn hết về nước và ngừng bắn phá, nhưng đế quốc Mỹ tiếp tục giúp đỡ và bao che
  17. cho quân đội Sài Gòn vi phạm Hiệp định một cách trắng trợn và có hệ thống. Vỡ vậy tỡnh hỡnh cỏch mạng miền Nam chưa ổn định và đó gặp khụng ớt khú khăn. * Những thuận lợi cơ bản Thành bại của cuộc cách mạng nói chung là do lực lượng so sánh quyết định. Trong chiến tranh, thông thường mạnh thắng, yếu thua. Song nói mạnh, yếu là nói theo quan điểm cách mạng, quan điểm phát triển, là căn cứ vào sự đánh giá tổng hợp cả quân sự và chính trị, cả thế lực và thời cơ, cả điều kiện khách quan và nghệ thuật lónh đạo; là xem xét các yếu tố ấy trong quá trỡnh vận động, trong không gian và thời gian xác định. Không thể chỉ lấy số lượng quân đội, đơn vị, đồn bốt, số lượng vũ khí, trang bị và phương tiện chiến tranh để so sánh và đánh giá mạnh, yếu. Trong những năm 1965, 1966, Mỹ đưa 20 vạn quân viễn chinh vào miền Nam; lực lượng cách mạng đó triển khai vững chắc, tạo thành một thế trận vững chắc trên khắp chiến trường Miền Nam. Vì vậy Đảng ta đánh giá thế và lực của Mỹ không mạnh. Thực tế cho thấy đội quân cách mạng vẫn giữ quyền chủ động và tiếp tục tiến công. Trong những năm 1968, số quân địch vượt 1.200.000 tên, Đảng chủ trương đánh vào Sài Gũn và cỏc thành thị khỏc, cỏc cơ quan đầu nóo, căn cứ, kho tàng, buộc chúng phải co về để giữ. Thắng lợi của những chủ trương đó thể hiện quan điểm đúng đắn của Đảng trong việc đánh giá, so sánh lực lượng. So sánh lực lượng giữa ta và địch theo quan điểm đó, trước và sau Hiệp định Pari, rừ ràng lực lượng cách mạng đó mạnh, đủ sức thắng Mỹ - ngụy. Khi cũn quõn Mỹ phong trào cách mạng đó thắng được như vậy, thỡ sau khi quõn Mỹ rỳt hết ta càng mạnh hơn và nhất định sẽ đánh thắng hoàn toàn quân ngụy. Chính vỡ lo ngại điều đó mà bọn cầm đầu Chính phủ Hoa Kỳ đó trỡ hoón nhiều lần việc ký kết Hiệp định, cố kéo dài thời gian để tuồn thêm vũ khí, đạn dược và viện trợ kinh tế vào miền Nam, tranh thủ củng cố, tăng cường lực lượng cho ngụy quân, ngụy quyền nhằm đối phó lại ta. Tỡnh hỡnh và lực lượng so sánh sau Hiệp định Pari lẽ ra phải phát triển theo lôgich đó. Nhưng năm 1973, bọn ngụy đó giành được chủ động ở một số nơi trên chiến trường. Để cho địch làm được như thế là do ở những nơi ấy có một bộ phận cán bộ, chiến sĩ mắc phải sai lầm, khuyết điểm. Bọn ngụy quân, ngụy quyền thỡ vẫn ngoan cố phỏ hoại Hiệp định, chủ động lấn tới; cũn ta thỡ cú phần ảo tưởng, chờ đợi, thụ động, thậm chí có nơi rút lui. Cuối năm 1973, đầu năm 1974, sau khi lực lượng quân sự, binh vận và quần chúng nhân dân kiờn
  18. quyết tiến cụng, phản cụng thỡ địch bộc lộ rừ những chỗ yếu. Quõn chủ lực ngụy lỳc này thế và sức cơ động yếu; vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh và dự trữ hậu cần cũng thiếu, tinh thần binh lính càng sa sút hơn. Quân địa phương ngụy tuy có hàng vạn đồn bốt, nhưng sức kỡm kẹp bị giảm sút, nhiều đơn vị không dám hành quân, bị quần chúng bao vây, và khi ta đánh thỡ bị tan ró từng mảng lớn. Nếu kể cả những khú khăn về chính trị, kinh tế, văn hóa, đời sống trong vùng địch kiểm soát, ở nông thôn cũng như thành thị, đặc biệt là thế yếu về chính trị của ngụy quyền do sự chống đối gay gắt của nhân dân, do mâu thuẫn nội bộ bọn tay sai và mâu thuẫn giữa tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu với đế quốc Mỹ, thỡ sự suy yếu của địch là toàn diện. Trong khi đó phong trào dân tộc, dân chủ ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh ngày càng phỏt triển mạnh mẽ. Chớnh phủ cỏch mạng lõm thời Cộng hũa miền Nam Việt Nam ngày càng cú uy tớn trờn trường thế giới. "Cho đến ngày 6-10-1973, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hũa miền Nam Việt Nam đó cú quan hệ ngoại giao với 34 nước trên thế giới. Năm 1973 là năm có nhiều nước công nhận ta nhất so với các năm trước đó" [58, tr.610]. Vào thời điểm ấy, thế và lực của cách mạng miền Nam mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào từ sau 1954. Lực lượng vũ trang nhân dân đứng vững trên các địa bàn chiến lược. Vùng giải phóng miền Nam rộng lớn nối liền với miền Bắc xó hội chủ nghĩa, đỏnh thụng với cỏc vựng giải phúng Campuchia và Lào. Nhõn dõn vựng tạm chiếm bị kỡm kẹp vẫn hướng về cách mạng. Miền Bắc đang khôi phục kinh tế, là chỗ dựa vững chắc cho cách mạng miền Nam. Chiến tranh đến giai đoạn kết thúc thỡ vai trũ của hậu phương càng nổi bật. Chúng ta chẳng những sẽ động viên những lực lượng quân sự, chính trị ở miền Nam, trong vùng giải phóng cũng như trong vùng địch tạm thời kiểm soát, mà cũn dốc vào cuộc chiến đấu quyết định này những binh đoàn chủ lực tinh nhuệ hùng mạnh, hầu hết lực lượng dự bị chiến lược và nguồn dự trữ dồi dào của miền Bắc. Âm mưu bỡnh định, lấn chiếm của địch thất bại rừ rệt. Lực lượng cách mạng đó giành quyền chủ động trên các chiến trường, trừng trị các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, giành lại dân và những vùng bị mất, mở rộng vùng giải phóng. Ta đó củng cố và hoàn chỉnh thế chiến lược liên hoàn từ Bắc vào Nam, từ rừng núi Trị Thiên đến Tây
  19. Nguyên, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sụng Cửu Long. Vỡ thế quõn ngụy lựi dần vào thế bị động, phũng ngự trờn cỏc chiến trường. Ở miền Nam nói chung và ở tỉnh Mỹ Tho nói riêng, khí thế cách mạng đang sôi sục trong các tầng lớp nhân dân, lực lượng cách mạng đang phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Lực lượng vũ trang đang chiếm giữ những địa bàn quan trọng, lực lượng chính trị đang phát triển rộng khắp. Đảng bộ cũng như các cấp ủy cơ sở đó cú nhiều kinh nghiệm trong quỏ trỡnh lónh đạo, chỉ đạo chống phá các âm mưu bỡnh định, lấn chiếm của địch. Quõn dõn ở hai tỉnh Mỹ Tho và Gũ Cụng đó giành được quyền chủ động trong đánh địch lấn chiếm và càn quét. Lực lượng vũ trang, chính trị đang đứng chân, làm chủ hầu hết ở các vùng nông thôn và các vùng ven lộ 4, thành phố Mỹ Tho. Đầu năm 1973, tỉnh Mỹ Tho và Gũ Cụng cú “hơn 7000 đảng viên và 30.000 người trong các tổ chức cách mạng” [2, tr.84]. Trải qua bao nhiêu năm đấu tranh gay go, gian khổ, cách mạng miền Nam, phong trào cách mạng ở tỉnh Mỹ Tho mới tạo được bước chuyển biến quan trọng. Chưa bao giờ hai mặt đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị có điều kiện thuận lợi, có khả năng kết lại thành cao trào tiến công như hiện nay. Khi nổ ra đồng khởi trong những năm 1959-1960, đội quân chính trị hùng hậu, đấu tranh chính trị mạnh mẽ nhưng lực lượng vũ trang cỏch mạng cũn nhỏ bộ và tiến cụng vũ trang cũn lẻ tẻ. Trong cỏc thời kỳ đánh trả “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, lực lượng vũ trang ngày càng lớn mạnh, phong trào đấu tranh chính trị tuy có phát triển nhưng không đều; do đó sự kết hợp giữa tiến công quân sự và chính trị chưa nhịp nhàng, đồng bộ. Tỡnh hỡnh hiện nay khỏc với trước rất nhiều. Mỹ đó thua liờn tiếp và phải rỳt quõn về nước, ngụy quõn, ngụy quyền khụng cũn chỗ dựa như trước. Trong khi đó bộ đội càng đánh càng hay, có mặt khắp chiến trường miền Nam. Quần chúng nhân dân trong vùng địch đũi hỏi vựng dậy và cú khớ thế mới. Đây là những thuận lợi rất lớn, là thời cơ để Đảng ta lónh đạo nhân dân giáng những trận quyết định để kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc. 1.2.2. Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng về giải phóng miền Nam sau Hiệp định Pari (1973-1974)
  20. Giữa thỏng 2-1973, Tỉnh ủy Mỹ Tho họp ở xó Long Tiờn, huyện Cai Lậy do đồng chí lê Văn Phẩm (Chín Hải)-Bí thư Tỉnh ủy chủ trỡ. Trờn cơ sở quán triệt chỉ thị của Trung ương Đảng, Trung ương Cục về chủ trương đấu tranh chống địch vi phạm Hiệp định Pari, Tỉnh ủy đó đánh giá tỡnh hỡnh và đề ra chủ trương là giáo dục, tập hợp, phát động phong trào đấu tranh chống địch vi phạm Hiệp định, giữ thế bố trí lực lượng, đánh trả bọn lấn chiếm, giành lại các xó vựng nụng thụn nằm sâu trong vùng địch chiếm, bảo đảm yêu cầu giữ vững và mở rộng vùng giải phóng như trước khi Hiệp định công bố. Phương châm là kết hợp hai chân, ba mũi tiến công khắp trên ba vùng, đưa lực lượng vũ trang luồn sâu đánh vào sào huyệt chỉ huy của địch ở thành phố Mỹ Tho và các huyện lỵ, cùng đồng loạt với đánh địch ở nông thôn, khắc phục tư tưởng “tả”, hữu khuynh trong Đảng bộ. Tăng cường phát triển lực lượng cách mạng, phát triển Đảng, củng cố nâng chất lượng các tổ chức cách mạng và các chi bộ cơ sở. Tỉnh lấy móng 2 huyện Cai Lậy Nam làm điểm chỉ đạo. Điểm chỉ đạo của huyện Cai Lậy Nam là tuyến sông Ba Rài, của Cai Lậy Bắc là móng 3, huyện Cỏi Bố là lộ 20, huyện Chõu Thành Nam là vựng 20-7, huyện Chõu Thành Bắc là đông tây kênh Nguyễn Tấn Thành, huyện Chợ Gạo là các xó Phỳ Kiết, Mỹ Tịnh An, Trung Hũa, Đăng Hưng Phước, Thanh Bỡnh, Lương Hũa Lạc. Tỉnh cũn lấy 31 xó trờn lộ 4 (quốc lộ 1A hiện nay) làm điểm tập trung tuyên truyền Hiệp định. Để tăng cường chỉ đạo trong tỡnh hỡnh mới, Quõn khu quyết định thành lập Bộ chỉ huy tiền phương J.10 phụ trách nam, bắc lộ 4 (Mỹ Tho) và J25 phụ trỏch móng 4 Cai Lậy Bắc, Bắc Cỏi Bè. Đêm 2-3-1973, toàn Khu bước vào cao điểm tháng 3 đánh địch lấn chiếm, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng. Ngày 4-3, Trung đoàn 1 và Trung đoàn 3 đánh qụy tiểu đoàn 2/12, diệt hai đại đội ở xó Long Tiờn, hỳt phần lớn lực lượng chủ lực của địch sang vùng 20-7. Ngày 5-3, Trung đoàn 1, Sư đoàn 5 và Tiểu đoàn 2009B uy hiếp căn cứ chùa Phật Đá, đồn chùa Thầy Thắng, cầu Sáu Trứ. Ngày 6-3, Tiểu đoàn 2009B và một Đại đội của Tiểu đoàn 514C phục kích diệt hai đại đội của tiểu đoàn 3/10 tại kênh Óc Lăng, xó Mỹ Phước, huyện Châu Thành Bắc. Ngày 7-3, Tiểu đoàn 514C dùng hỏa lực bắn rơi một trực thăng địch, bắn hỏng một chiếc khác, diệt và làm bị thương 19 tên của tiểu đoàn 3/10 trong lúc trực thăng địch đến bốc tiểu đoàn này ở xó Long Định [11, tr.293]. Từ ngày 8 đến ngày 10-3, Trung đoàn 1 Sư đoàn 5 đánh thiệt hại tiểu đoàn 2/10 và 3/12 tại kênh Cũ, chùa Phật Đá, Tiểu đoàn 514C bắn hỏng một tàu trên kênh Nguyễn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0