intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Phú Yên xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở từ năm 2000 đến 2010

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn: Nghiên cứu quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong những năm 2000 – 2010 của Đảng bộ tỉnh Phú Yên, để góp phần làm sáng tỏ hơn vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ cơ sở trong sự nghiệp cách mạng, đồng thời qua đó rút ra kinh nghiệm phục vụ yêu cầu tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Phú Yên đáp ứng với nhiệm vụ của địa phương trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Phú Yên xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở từ năm 2000 đến 2010

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------- LÊ THỊ HỢI ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Hà Nội – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------- LÊ THỊ HỢI ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 60 22 56 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ THU HƢƠNG Hà Nội – 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 8 tháng 9 năm 2015 Tác giả luận văn Lê Thị Hợi
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH: Ban Chấp hành BTV: Ban Thường vụ CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH: Chủ nghĩa xã hội HĐND: Hội đồng nhân dân Nxb: Nhà xuất bản UBND: Ủy ban nhân dân
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ........................ 6 6. Đóng góp khoa học của đề tài .................................................................... 7 7. Bố cục luận văn .......................................................................................... 8 Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TR NH CHỈ ĐẠO Â DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PH N TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 ........................................................................... 9 1.1.Vai trò và thực trạng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở (cấp xã, phƣờng) ở Phú ên trƣớc năm 2000 ............................................................................. 9 1.1.1. Vai trò của cán bộ cấp c s đối v i công cuộc đ i m i đất n c .......... 9 1 1 2 Nh ng y u tố t c động đ n qu trình xây ựng đội ng c n ộ cấp c s h ên ..................................................................... …………..13 1.1.3. Thực trạng công tác xây dựng đội ng c n ộ cấp c s Phú Yên tr c năm 2000 ......................................................................................... 16 1.2. Chủ trƣơng của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Phú Yên về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở từ năm 2000 đến năm 2005 ............................ 20 1.2.1. Chủ tr ng của Đảng về xây dựng đội ng c n ộ cấp c s nh ng năm đầu th kỷ XXI ................................................................................... 20 1.2.2. Chủ tr ng của Đảng bộ tỉnh Phú Yên về xây dựng đội ng c n ộ nói chung, cán bộ cấp c s nói riêng ...................................................... 23 1.2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng đội ng c n ộ cấp c s của Đảng bộ tỉnh Phú Yên (từ năm 2000 đ n năm 2005) ............... 27 TIỂU KẾT .................................................................................................... 40
  6. Chƣơng 2. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YẾN ĐÁP ỨNG U CẦU MỚI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 ...................................................................................................... 42 2.1. Yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Phú ên trƣớc tình hình mới ............................................................................ 42 2.1.1. Xây dựng đội ng c n ộ cấp c s đ p ứng nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đ i m i toàn diện ............................................................................... 42 2.1.2. Chủ tr ng của Đảng về xây dựng đội ng c n ộ cấp c s từ năm 200 đ n năm 2010 .......................................................................... 45 2.2. Đảng bộ tỉnh Phú ên uán triệt uan điểm của Đảng, đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở từ năm 2006 đến năm 2010 ........... 48 2.2.1. Chủ tr ng của Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội ng c n ộ cấp c s ..... 48 2.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh Phú Yên về xây ựng đội ng c n ộ cấp c s từ năm 200 đ n năm 2010 ...................................................... 52 TIỂU KẾT .................................................................................................... 66 Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................... 68 3.1. Nhận xét ............................................................................................... 68 3.1.1 Về nh ng thành tựu và nguyên nhân ............................................... 68 3.1.2 Về nh ng hạn ch và nguyên nhân .................................................. 73 3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu .............................................................. 76 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 95
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quán triệt sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là gốc của mọi công việc” [39; tr.269], “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [39; tr.240], trong suốt hơn 80 năm xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi cán bộ là khâu quyết định sự thành hay bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng. Do vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, toàn diện, đặc biệt tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở coi đây là vấn đề mấu chốt, quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Cấp chính quyền cơ sở xã, phường là nơi đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được trực tiếp đưa vào cuộc sống, đây là nơi người cán bộ của Đảng sống gần dân nhất. Những tâm tư, tình cảm, những nguyện vọng của quần chúng nhân dân được Đảng nắm bắt trước hết là từ cán bộ cấp cơ sở. “Cán bộ là người mang chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì dù chính sách hay cũng không thể thực hiện được” [39; tr.54]. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng. Ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước cần phải có một đội ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất năng lực đáp ứng đòi hỏi, nhiệm vụ của từng giai đoạn. Trong giai đoạn hiện nay, để đưa sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước đến thành công đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực ngày càng cao hơn, vì thế nhiệm vụ xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng mà trước hết là cán bộ cấp cơ sở là rất quan trọng. Phú Yên là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam Trung bộ, có lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, đất đai, giao thông, du lịch,…Tỉnh có Quốc lộ 1A đi 1
  8. ngang qua và quốc lộ 25 nối với các tỉnh Tây Nguyên. Phú Yên có những đồng bằng lớn được bồi đắp bởi phù xa của sông Ba, nơi đây là một trong những vựa lúa lớn của miền trung. Với đường bờ biển kéo dài rất thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, cùng với sự phát triển chung của đất nước, Phú Yên đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, nhận thức đúng về tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; quán triệt quan điểm đổi mới cán bộ và công tác cán bộ của Đảng nên trong quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối đổi mới, cùng với quá trình lãnh đạo đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hóa thì công tác xây dựng Đảng đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cũng được Đảng bộ tỉnh Phú Yên xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới toàn diện của tỉnh và là nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng. Để tái hiện một cách có hệ thống quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Phú Yên trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần tổng kết những kinh nghiệm trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của địa phương, tôi quyết định chọn nghiên cứu vấn đề “Đảng bộ tỉnh Phú Yên xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở từ năm 2000 đến 2010” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên uan đến đề tài Cán bộ là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, thì vấn đề cán bộ và công tác cán bộ càng trở nên quan trọng. Do vị trí quan trọng của công tác cán 2
  9. bộ nhất là cán bộ cấp cơ sở nên lâu nay đã có rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng đã được công bố dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể chia làm các nhóm sau: Nhóm các công trình nghiên cứu về cán bộ và công tác cán bộ nói chung: Các sách đã xất bản có: Hồ Chí Minh v i vấn đề đào tạo cán bộ của Đức Vượng, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995); T t ng Hồ Chí Minh v i việc giáo dục đội ng cán bộ, đảng viên hiện nay của tác giả Hoàng Trang và Phạm Ngọc Anh, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002); C s lý luận và thực tiễn Xây dựng đội ng c n ộ công chức của tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); T t ng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ của tác giả Bùi Đình Phong, (Nxb Lao Động, Hà Nội, 2006); Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên theo đạo đức cách mạng, phong c ch t uy khoa học Hồ Chí Minh của PGS.TS Ngô Đăng Tri, (Nxb KHXH, Hà Nội, 2005); Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất l ợng đội ng c n ộ trong thời kỳ đẩy CNH, HĐH đất n c của tác giả Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003); Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ng c n ộ lãnh đạo ph ờng hiện nay của tác giả Nguyễn Duy Hùng, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008), ... Liên quan đến đề tài còn có các bài viết về công tác cán bộ đăng trên các tạp chí tiêu biểu như: Đào tạo, bồi ỡng phục vụ công tác quy hoạch cán bộ của tác giả Tô Huy Rứa đăng trên Tạp chí Cộng sản số 21/1998; Quy hoạch đội ng c n ộ xã, ph ờng, thị trấn của tác giả Phí Văn Chỉ đăng trên Tạp chí Cộng sản số 24/1998; Qui hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý c s của tác giả Vĩnh Trọng đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1và 2/2004; Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và t t ng Hồ Chí Minh về xây dựng đội 3
  10. ng c n ộ c s trong giai đoạn m i của tác giả Nguyễn Phương Hồng đăng trên Tạp chí Thông tin và các vấn đề lý luận số 16/2004; Đ i m i công tác cán bộ của tác giả Trần Hậu Thành đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng số 8/2006; Xây dựng đội ng c n ộ công chức đ p ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n c của tác giả Hồ Xuân Quang đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6/2007; T c ch ng ời cán bộ trong tác phẩm Sửa đ i lối làm việc của Hồ Chí Minh của tác giả Ngô Đăng Tri đăng trên Tạp chí Dân vận, số 5- 2009... Liên quan đến đề tài còn có một số luận văn, luận án đã công bố của các học viên cao học, nghiên cứu sinh lấy xây dựng đội ngũ cán bộ làm đề tài nghiên cứu như: - Luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử của tác giả Nguyễn Mậu Dựng: “Xây dựng đội ng c n ộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ các cấp Tây Nguyên hiện nay” (1996). - Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Hiệp: “Nâng cao chất l ợng đội ng c n ộ chính trị phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay theo t t ng Hồ Chí Minh” (2000); - Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công t c đào tạo, bồi ỡng cán bộ chủ chốt cấp c s từ năm 1997 đ n năm 200 của tác giả Bùi Ngọc Hà (Luận văn thạc sỹ Lịch sử Đảng, 2007).... Trong các bài viết, các công trình nghiên cứu vừa kể trên, các tác giả đã đề cập đến vai trò quan trọng của công tác cán bộ cấp cơ sở, sự cần thiết phải đổi mới công tác cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở, đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến về cán bộ và công tác cán bộ ở tỉnh Phú Yên Có thể kể đến công trình Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Yên (1975-2000), Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Phú Yên (2007); Phú Yên th và lực trong th kỷ XXI, 4
  11. của Công ty cổ phần Thông tin kinh tế đối ngoại. (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006); Địa chí Phú Yên, của Ủy Ban nhân dân tỉnh Phú Yên, (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003). h ên 10 năm xây ựng và phát triển, v ng c ti n vào th kỷ m i của tác giả Nguyễn Văn Trúc đăng trên Tạp chí Cộng sản số 18/1999; Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu Phú Yên qua các thời kỳ lịch sử trên nhiều phương diện, trong đó có đề cập đến những vấn đề có liên quan tới đề tài. Chẳng hạn đặc điểm về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội... tác động đến công tác cán bộ cơ sở; về thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở ở từng giai đoạn cách mạng ở tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Phú Yên từ năm 2000 đến năm 2010 dưới góc độ lịch sử Đảng. Mặc dù vậy, các ấn phẩm của các tác giả nêu trên là nguồn tư liệu tham khảo quý giá để luận văn kế thừa, tiếp tục giải quyết mục đích và nhiệm vụ đặt ra của đề tài 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn: Nghiên cứu quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong những năm 2000 – 2010 của Đảng bộ tỉnh Phú Yên, để góp phần làm sáng tỏ hơn vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ cơ sở trong sự nghiệp cách mạng, đồng thời qua đó rút ra kinh nghiệm phục vụ yêu cầu tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Phú Yên đáp ứng với nhiệm vụ của địa phương trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: - Làm rõ tầm quan trọng và yếu tố tác động tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của tỉnh Phú Yên trong thập niên đầu thế kỷ XXI. 5
  12. - Hệ thống, khái quát hóa quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Yên vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng để lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của tỉnh từ năm 2000 đến năm 2010 (chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện) - Đánh giá những thành tựu, hạn chế của Đảng bộ Phú Yên trong qúa trình xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở từ năm 2000 đến năm 2010. - Rút ra một số kinh nghiệm về lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã phường ở Phú Yên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: - Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở (cấp xã, phường) của tỉnh trong 10 năm từ 2000 đến năm 2010. - Thực tiễn công tác chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của tỉnh Phú Yên từ năm 2000 đến năm 2010. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Nghiên cứu quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Phú Yên. Về không gian: Địa bàn tỉnh Phú Yên. Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở từ năm 2000 đến năm 2010, của Đảng bộ tỉnh Phú Yên. 5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tử tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Chính vì vậy những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác cán bộ là cơ sở lý luận và phương pháp luận để giải quyết đề tài luận văn. 6
  13. Phương pháp nghiên cứu: là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra thực tế, …. Nguồn tài liệu: Nguồn tài liệu là điều kiện tiên quyết đảm bảo tính khả thi của một luận văn. Luận văn được thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu chủ yếu sau: Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ. Các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Đặc biệt là các văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XII, XIII, XIV, XV. Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo tổng kết hàng năm của Tỉnh ủy Phú Yên về công tác cán bộ từ năm 2000 đến năm 2010, và một số bài viết có liên quan về Phú Yên. Đây là nguồn tư liệu cơ bản để thực hiện đề tài và được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu là tại Trung tâm Lưu trữ của Tỉnh ủy Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên, Thư viện tỉnh Phú Yên... Ngoài ra luận văn còn sử dụng các công trình nghiên cứu khoa học, các chuyên luận, luận văn, luận án, các bài báo của các nhà khoa học có liên quan đến luận văn của các tác giả đã được công bố 6. Đóng góp khoa học của đề tài - Góp phần tổng kết thực tiễn một nội dung quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên trong công cuộc đổi mới. - Làm sáng rõ hơn vai trò của cán bộ cấp cơ sở nói chung, trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn cách mạng hiện nay. - Những kinh nghiệm được đúc kết góp thêm cơ sở lịch sử cho quá trình bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính sách về xây dựng cán bộ cấp cơ sở nói chung, ở tỉnh Phúa Yên nói riêng. 7
  14. 7. Bố cục luận văn Bố cục luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn chia thành 3 chương 6 tiết. 8
  15. Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TR NH CHỈ ĐẠO Â DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PH N TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 1.1.Vai trò và thực trạng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở (cấp xã, phƣờng) ở Phú Yên trƣớc năm 2000 1.1.1. Vai trò của cán bộ cấp cơ sở đối v i c ng cuộc đ i m i đất nư c Đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ luôn có một vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân. Nhìn vào lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ở bất cứ thời kỳ nào chúng ta cũng thấy các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đều đề cao vai trò của cán bộ. C.Mác và Ăngghen là những người đặt nền móng cho vấn đề cán bộ của giai cấp vô sản. Theo hai ông vấn đề cán bộ hoàn toàn xuất phát từ thực tế khách quan do lịch sử đòi hỏi, mỗi thời đại xã hội muốn phát triển được đều phải có đội ngũ cán bộ tương ứng cho thời kỳ lịch sử của mình. Nghĩa là công tác cán bộ cũng phải vận động và phát triển theo sự vận động của cách mạng. Hai ông đã chỉ cho cách mạng vô sản thấy rằng; để cách mạng vô sản thành công thì Đảng cộng sản phải quan tâm đến công tác cán bộ, hai ông cho rằng; “T t ng căn ản không thể thực hiện đ ợc cái gì h t. Muốn thực hiện t t ng thì cần có nh ng con ng ời sử dụng lực l ợng thực tiễn” [38; tr.181]. Bước lên vũ đài chính trị trong hoàn cảnh mới từ cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, cộng với cuộc đời hoạt động sôi nổi không mệt mỏi của mình. V.I.Lênin là minh chứng hùng hồn cho vai trò của cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Lênin đã chỉ ra một cách sâu sắc và khoa học về tầm quan trọng của vấn đề cán bộ trong việc thực hiện mục tiêu có tính cương lĩnh của Đảng. Ngay từ khi thành lập Đảng kiểu mới của giai cấp công 9
  16. nhân V.I.Lênin đã rất chú ý đến vấn đề cán bộ. Người khẳng định “Trong lịch sử ch a hề có giai cấp nào giành đ ợc quyền thống trị n u nó không đào tạo ra đ ợc trong hàng ng của mình nh ng lãnh tụ chính trị, nh ng đại biểu tiên phong có đủ khả năng t chức và lãnh đạo phong trào”[45; tr.473]. Từ việc phân tích sâu sắc những bài học lịch sử, Lênin chỉ ra rằng: vấn đề cán bộ, lựa chọn bố trí vào cương vị lãnh đạo là nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng, Lênin gọi đó là “cái chốt” của tình hình. Như vậy, qua tư tưởng của những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng và yêu cầu khách quan của nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và nó phải thường xuyên được đổi mới nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn cách mạng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vai trò to lớn của cán bộ, công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất năng lực và trình độ. Người cho rằng: “C n ộ là gốc của mọi công việc” [39; tr.269], “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [39; tr.240]. Người lý giải một cách cặn kẽ vai trò “cái gốc” của cán bộ thông qua những bài nói, bài viết và việc làm của Người. Như vậy, theo quan niệm của Hồ Chí Minh, cán bộ không chỉ là người vạch ra đường lối chính sách mà còn có vai trò quyết định trong việc tổ chức thực hiện đường lối đó, Người nói “C n ộ là ng ời mang chính s ch của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân ân, n u c n ộ thì ù chính s ch hay c ng không thể thực hiện đ ợc” “C n ộ là một ây chuyền của ộ m y, n u ây chuyền không tốt, không chạy thì động c ù tốt, ù chạy, toàn ộ m y c ng tê liệt” [39; tr.54]. Điều này, khẳng định chất lượng đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định việc cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng vào đời sống xã hội. Người cho rằng: Cán bộ phải sâu sát với quần chúng, nắm bắt và 10
  17. phản ánh kịp thời tình hình đời sống, tâm tư tình cảm, nguyện vọng của nhân dân với Đảng và Nhà nước để đề ra chính sách phù hợp với thực tiễn khách quan, hợp với lòng dân. Người viết: “C n ộ là nh ng ng ời đem chính s ch của Đảng của Chính phủ giải thích cho ân ch ng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của ân ch ng o c o cho Đảng cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính s ch cho đ ng”[39; tr.269]. Như vậy, cán bộ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là người truyền đạt và tổ chức nhân dân thực thi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời nắm bắt và phản ánh thông tin từ phía nhân dân để Đảng và nhà nước có căn cứ hoạch định, điều chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách. Đối với cán bộ cơ sở vai trò này là rất quan trọng, bởi đây là đội ngũ cán bộ gần gủi nhân dân nhất, hàng ngày tiếp xúc với dân, thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân. Và trong Di chúc, Người căn dặn toàn Đảng: “Đảng là Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên, cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; phải giữ gìn Đảng thật sự trong sáng, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Quán triệt và thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn cán bộ và công tác cán bộ. Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn xác định vấn đề cán bộ là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược đối với cách mạng Việt Nam. Đại hội lần thứ VI của Đảng đã xác định: “Đổi mới đội ngũ cán bộ có nghĩa là đánh giá, lựa chọn, bố trí lại đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng để có được một đội ngũ cán bộ có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực lãnh đạo, quản lý ngang tầm nhiệm vụ” [16; tr.132]. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương khóa VIII xác định: “Cán bộ là nhân tố quyết 11
  18. định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ là khâu then chốt trong xây dựng Đảng” [19; tr.166]. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, tại điểm 3 điều 4 xác định: Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu phát triển của tỉnh, thì vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở của tỉnh Phú Yên lại càng có vị trí quan trọng, thể hiện trên các phương diện: - Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở giữ vai trò quyết định trong việc triển khai tổ chức thực hiện và đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống xã hội tại cơ sở, là những người giữ vai trò trung tâm tại cơ sở. Do tính chất công việc của cấp xã, họ vừa giải quyết công việc hàng ngày, vừa phải quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, lại phải nắm tình hình thực tiễn địa phương để từ đó đề ra kế hoạch, chủ trương, biện pháp đúng đắn, thiết thực, phù hợp. - Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là những người trực tiếp, gắn bó với nhân dân, có mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân. Họ là người thường xuyên, trực tiếp triển khai, hướng dẫn và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Nhiệm vụ của họ rất nặng nề, vai trò của họ có tính then chốt xét cả trong quan hệ giữa Đảng với dân, giữa công dân với Nhà nước. Thực tế đã chứng minh, đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, tạo dựng các phong trào cách mạng của quần chúng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục 12
  19. tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Như vậy, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước có đi vào đời sống xã hội và trở thành hiện thực trên địa bàn tỉnh Phú Yên hay không là tùy thuộc vào sự vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện của đội ngũ cán bộ cơ sở. Xuất phát từ vai trò quan trọng của cơ sở và cán bộ cơ sở, việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở vững mạnh, có đầy đủ phẩm chất, năng lực, nhất là năng lực trong thực tiễn là vấn đề quan trọng. Đúng như Lênin đã khẳng định “Cần đề bạt một cách có hệ thống những người đã được thử thách thông qua thực tiễn” [46; tr.178]. Thực tiễn nước ta khi đề cập đến vấn đề này, Chủ tich Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ công chức ở cơ sở không những là cái khâu liên hệ mà còn là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm lực lượng mới, nếu đội ngũ này phát triển và cũng cố thì Đảng sẽ phát triển và cũng cố bằng không Đảng sẽ khô héo” [42; tr.237]. Như vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cở sở ở Tỉnh Phú Yên vững mạnh là đòi hỏi khách quan vừa là cở sở thực hiện chiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Phú Yên hiện nay, góp phần thúc đẩy tỉnh Phú Yên hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng một cách bền vững và ổn định. 1.1.2. h ng ếu tố tác động đến quá tr nh dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Ph ên Điều kiện tự nhiên và kinh t - xã hội tỉnh Phú Yên Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 03/11/1975, tỉnh Phú Yên sáp nhập với tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh. Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VII, tỉnh Phú Khánh được chia tách thành tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa. Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Yên được tái lập. Địa giới hành chính 13
  20. của tỉnh: phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Tỉnh Phú Yên nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Phú Yên là tỉnh có địa hình kh đa ạng: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng và biển khơi. Địa hình Phú Yên thấp dần từ tây sang đông. Trong đó đồng bằng lớn nhất thuộc hạ lưu sông Ba với diện tích 500 km2. Đây là đồng bằng màu mỡ nhất do nằm ở hạ lưu sông Ba chảy từ các vùng đồi bazan ở thượng lưu đã mang về lượng phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. - Điều kiện kinh t - xã hội Qua những lần thay đổi địa giới hành chính và thiết lập các đơn vị hành chính mới, đến nay, tỉnh Phú Yên có 1 thành phố tỉnh lỵ là thành phố Tuy Hòa và 8 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thị xã và 7 huyện), với 112 đơn vị cấp xã (gồm 16 phường, 8 thị trấn và 88 xã). Với dân số 861.993 người, mật độ dân số là 170 người/km2 (số liệu thống kê năm 2010). Phú Yên có hơn 20 dân tộc sống chung với nhau, đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm khoảng 94%), ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác, như Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Mnông, Raglai là những tộc người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên. Nguồn lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 71,5 % dân số. Tỷ lệ lao động lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 64,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 13,4%, dịch vụ chiếm 21,7% dân số. Phú Yên khi mới tái lập là một tỉnh nghèo, kinh tế tăng trưởng thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Nhưng bằng sự đồng thuận và ý chí quyết tâm cao, với chiến lược phát triển đúng đắn cùng những bước đi phù hợp, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên từng bước khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng thế mạnh của mình đã đạt được những bước tiến tích cực trên lĩnh vực kinh tế. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2