Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo giáo dục trung học phổ thông từ năm 2001 đến 2014
lượt xem 3
download
Luận văn làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong việc lãnh đạo phát triển giáo dục trung học phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014. Nêu lên nhận xét, đánh giá khách quan các thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh để tiếp tục vận dụng thực hiện có hiệu quả hơn đường lối giáo dục của Đảng trong thời kỳ mới. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo giáo dục trung học phổ thông từ năm 2001 đến 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =========== LÊ THỊ BÍCH LIÊN ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2015 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =========== LÊ THỊ BÍCH LIÊN ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.0315 LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Kim Đỉnh HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Trần Kim Đỉnh. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2015. Tác giả Lê Thị Bích Liên
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã rất tâm huyết giảng dạy, trao truyền những tri thức quý báu cho chúng tôi. Tôi xin chân cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Yên Bái - nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành quá trình học tập; cảm ơn cán bộ Thƣ viện tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ tôi về mặt tƣ liệu của luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Kim Đỉnh - ngƣời hƣớng dẫn khoa học, ngƣời luôn đồng hành giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Hà Nội, tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Lê Thị Bích Liên
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn ................................................................ 5 3.2- Nhiệm vụ .................................................................................................. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 5 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................. 6 6. Tƣ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 6 7. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 7 8. Bố cục của luận văn ..................................................................................... 7 Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI ĐỐI VỚI HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ....................................................... 8 1.1 - Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Yên Bái ................................................ 8 1.1.1- Những cơ sở hình thành chủ trương ................................................. 8 1.2. Quá trình chỉ đạo và kết quả thực hiện .............................................. 29 1.2.1- Quá trình chỉ đạo............................................................................. 29 1.2.2. Kết quả thực hiện ............................................................................. 32 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................................................................... 35 Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2014 ........ 37 2.1- Quan điểm chung của Đảng ................................................................ 37 2.2- Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Yên Bái ............................................... 46 2.3- Tổ chức chỉ đạo ..................................................................................... 57 2.3.1- Huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở vào cuộc phát triển giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục ............................................. 57 2.3.2- Rà soát, sắp xếp lại quy mô, mạng lưới trường lớp ........................ 61
- 2.3.3- Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông .................................................................................................................... 63 2.3.4- Chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục .. 65 2.3.5- Tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục:............................................................................................................. 69 2.4- Kết quả thực hiện ................................................................................. 70 2.4.1- Huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở vào cuộc phát triển giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục ............................................. 71 2.4.2- Rà soát, sắp xếp lại quy mô, mạng lưới trường lớp ........................ 74 2.4.3- Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông .................................................................................................................... 76 2.4.4- Chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục .. 79 2.4.5- Tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục 82 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .................................................................................... 85 Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................ 86 3.1- Nhận xét chung ..................................................................................... 86 3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 95 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 103 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 124
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong mỗi thời kỳ phát triển của lịch sử, giáo dục luôn có vai trò to lớn đối với sự phát triển của cá nhân, của cộng đồng và cả nhân loại. Theo cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng, giáo dục và đào tạo có tầm quan trọng bậc nhất, góp phần không chỉ làm nên sự nghiệp của một con ngƣời, mà còn là động lực làm nên lịch sử của cả một dân tộc. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển nhƣ vũ bão, gây ảnh hƣởng sâu sắc đên sự phát triển kinh tế, xã hội của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Khoa học công nghệ mà nền tảng của nó là giáo dục và đào tạo chính là chiếc chìa khóa vàng để mở cánh cửa tƣơng lai của đất nƣớc. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, Đảng Cộng sản Việt Nam coi giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấu nƣớc, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của nƣớc ta hiện nay, yếu tố mang tính đột phá chú trọng đầu tiên chính là giáo dục phổ thông vì giáo dục phổ thông là nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân và chính nó sẽ là cơ sở đem đến chất lƣợng cho cả hệ thống giáo dục. Trong hệ thống giáo dục phổ thông (bao gồm bậc tiểu học, cấp học trung học cơ sở, trung học phổ thông), trung học phổ thông là cấp học mà các em học sinh bắt đầu định hƣớng con đƣờng tƣơng lai cho bản thân, bắt đầu biết lựa chọn những ngành, nghề phù hợp để đăng ký tham gia sau cấp học. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong các cấp học. Đối với tỉnh Yên Bái là tỉnh miền núi, kinh tế chậm phát triển, điểm xuất phát của tỉnh thấp, trình độ dân trí chƣa cao và không đồng đều, do đó việc phát 1
- triển giáo dục phổ thông lại càng quan trọng và cấp thiết. Tuy nhiên, việc đầu tƣ cho giáo dục ở Yên Bái còn gặp rất nhiều khó khăn, vì ở nhiều địa phƣơng trong tỉnh, lứa tuổi 13, 15, 17 đã là lao động chính trong gia đình, cộng với cái đói, cái nghèo chi phối dẫn đến việc huy động học sinh ra lớp rất thấp, đặc biệt là cấp trung học phổ thông, tình trạng học sinh bỏ học tràn lan, chất lƣợng giáo dục có nhiều bất cập và thiếu tính bền vững. Thấy đƣợc sự cần thiết trong việc phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, định hƣớng việc làm, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã có những chủ trƣơng chính sách đối với sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh từ năm 2001, đặc biệt từ 2009 đến nay, mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo Yên Bái đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, các chỉ số về phát triển giáo dục đạt ở mức khá so với khu vực và từng bƣớc hƣớng tới sự phát triển bền vững, có chất lƣợng cao. Qua đó, đã hình thành nên những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển giáo dục và đào tạo ở những địa phƣơng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhƣ Yên Bái. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo giáo dục trung học phổ thông từ năm 2001 đến 2014” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Nhận thức đƣợc vai trò, tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo trong sự phát triển hƣng thịnh của đất nƣớc, trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu. Trong quá trình tiếp cận tài liệu để phục vụ nghiên cứu, tác giả đã chia những công trình nghiên cứu ấy thành ba nhóm cơ bản: Nhóm công trình nghiên cứu thứ nhất: Gồm các bài viết, phát biểu của lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc; những báo cáo tổng kết về công tác giáo dục, đào tạo. Những phƣơng hƣớng, nhiệm vụ đối với giáo dục - đào tạo đƣợc phản ánh trong các Văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X, XI và các Hội nghị 2
- chuyên đề của Ban Chấp hành Trung ƣơng, của Bộ Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng... Những tài liệu này phản ánh nhận thức và lý luận của Đảng về giáo dục - đào tạo để đƣa ra đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển giáo dục phù hợp với các giai đoạn lịch sử. - Nhóm nghiên cứu thứ hai: Một số công trình nghiên cứu chuyên khảo của các tập thể và cá nhân đã đƣợc xuất bản chuyên nghiên cứu sâu về giáo dục: Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục - đào tạo, Nxb Chính trị, Quốc gia Hà Nội; Đỗ Mƣời (1995) Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Trần Hồng Quân (1996), Giáo dục 10 năm đổi mới và những chặng đường trước mắt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Phạm Minh Hạc (2002), Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những công trình này là một hệ thống quan điểm về quản lý, phát triển giáo dục. Góp phần nghiên cứu lý luận, hoạch định đƣờng lối, chính sách giáo dục đang đƣợc tiến hành ở nƣớc ta. Nó đƣợc vận dụng để phát triển một nền giáo dục khoa học nhằm xây dựng con ngƣời xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. - Nhóm nghiên cứu thứ ba: Một số luận văn thạc sỹ Lịch sử, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã đƣợc bảo vệ. Các luận văn nghiên cứu về giáo dục - đào tạo gồm: Trần Hoàng Hạnh (2011), Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 1997 đến 2007; Phạm Thị Hồng Thiết (2009), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006; Tƣờng Thúy Ngân, Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ 1986 đến năm 2000. Các luận văn nghiên cứu về giáo dục: Nguyễn Thị Lâm Sính (1998) Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo xây dựng phát triển giáo dục phổ thông 3
- trong những năm 1986-1996; Nguyễn Ánh (2001), Giáo dục phổ thông ở Hưng Yên trong những năm kháng chiến chống Mỹ (1954-1975); Nguyễn Sỹ Hà, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ 1991 đến năm 2001. Ngoài ra, còn khá nhiều bài viết trên các tạp chí Cộng sản, tạp chí Lịch sử Đảng, tạp chí Tia sáng, báo Giáo dục và thời đại; trên các diễn đàn trao đổi. Về Giáo dục và đào tạo Yên Bái, cho đến nay, có một số công trình nghiên cứu có hệ thống về Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển giáo dục nhƣ “Giáo dục và đào tạo Yên Bái, 60 năm xây dựng và trưởng thành” do Sở Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2005, “Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến 2010” của Nguyễn Thị Thùy Chi. Những công trình đề cập đến vấn đề giáo dục - đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng rất phong phú, đa dạng. Những tài liệu trên đây đã giúp tác giả có đƣợc nguồn tƣ liệu phong phú để tham khảo cho luận văn của mình. Liên quan đến đề tài đã có rất nhiều công trình khoa học nhìn nhận dƣới nhiều góc độ, ở nhiều địa phƣơng, các nghiên cứu trên đều nhấn mạnh vai trò quan trọng, quyết định của giáo dục - đào tạo trong sự phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu phải tập trung phát triển giáo dục, coi đây là chìa khóa thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; tìm hiểu, phân tích thực trạng giáo dục nƣớc ta, đề ra những giải pháp, những vấn đề cần phải tháo gỡ và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đề cập cụ thể về Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đối với giáo dục trung học phổ thông lại chƣa có một công trình nào tìm hiểu, nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc. Vì thế, tôi chọn đề tài: Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo giáo dục trung học phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014 làm đề làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề tài này mong muốn đƣợc góp phần nhỏ trong 4
- bƣớc đầu tìm hiểu về các chủ trƣơng, biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trên lĩnh vực quan trọng này. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1- Mục đích Luận văn làm rõ chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong việc lãnh đạo phát triển giáo dục trung học phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014. Nêu lên nhận xét, đánh giá khách quan các thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh để tiếp tục vận dụng thực hiện có hiệu quả hơn đƣờng lối giáo dục của Đảng trong thời kỳ mới. 3.2- Nhiệm vụ - Tập hợp và hệ thống những nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, chủ yếu là các nguồn tài liệu tại Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo, thƣ viện tỉnh Yên Bái. - Khái quát chủ trƣơng của Đảng, của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về giáo dục từ năm 2001 đến 2014. Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển giáo dục trung học phổ thông. - Đánh giá những thành tựu và hạn chế của của giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Rút ra một số kinh nghiệm, nhằm tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh với phát triển giáo dục trung học phổ thông. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1- Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong việc phát triển giáo dục trung học phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014. 5
- 4.2- Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quan điểm, chủ trƣơng, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong việc lãnh đạo phát triển giáo dục trung học phổ thông. - Về thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2014. - Về không gian: Địa bàn tỉnh Yên Bái. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1- Cơ sở lý luận Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, những chủ trƣơng, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển giáo dục trung học phổ thông. 5.2- Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phương pháp logic, ngoài ra luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp cơ bản khác của khoa học lịch sử nhƣ phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh, để xử lý các sự kiện, số liệu nhằm dựng lại quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái hoạch định chủ trƣơng và chỉ đạo phát triển giáo dục trung học phổ thông trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2014. 6. Tƣ liệu nghiên cứu - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo. - Các Văn kiện của Đảng, đặc biệt là các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI, những Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ƣơng Đảng và Chính phủ; các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Quyết định, các chủ trƣơng, chính sách của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc tại địa phƣơng và những chính sách 6
- đặc thù của địa phƣơng trong phát triển giáo dục - đào tạo. Các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện hiện nhiệm vụ của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Yên Bái từ năm 2000 đến năm 2014. - Các công trình nghiên cứu khoa học, các sách, báo có liên quan (báo, tạp chí, đề tài khoa học, chuyên khảo) do các cơ quan nghiên cứu đã công bố nhƣ Viện Lịch sử Đảng, Viện Sử học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội … là nguồn tƣ liệu quan trọng của luận văn. 7. Đóng góp của luận văn - Trình bày có hệ thống về quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo giáo dục trung học phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014. Qua đó làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đối với sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. - Bƣớc đầu nêu lên những đánh giá, nhận xét có cơ sở khoa học về thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu về quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo giáo dục trung học phổ thông ở yên Bái giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2014. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc biên soạn lịch sử truyền thống của Giáo dục đào tạo tỉnh Yên Bái. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng. Chương I: Chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đối với hệ thống giáo dục trung học phổ thông từ năm 2001 đến năm 2005. Chương II: Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển giáo dục trung học phổ thông từ năm 2005 đến năm 2014. Chương III: Nhận xét và bài học kinh nghiệm 7
- Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI ĐỐI VỚI HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1 - Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Yên Bái 1.1.1- Những cơ sở hình thành chủ trương 1.1.1.1- Một số quy định đối với giáo dục trung học phổ thông Luật Giáo dục 2005 quy định rõ: Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: - Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; - Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; - Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; - Giáo dục đại học và sau đại học. Trong đó, giáo dục trung học phổ thông đƣợc thực hiện trong ba năm học, từ lớp mƣời đến lớp mƣời hai. Học sinh vào học lớp mƣời phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mƣời lăm tuổi. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hƣớng 8
- nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh. Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 1.1.1.2. Chủ trương chung của Đảng về phát triển giáo dục trung học phổ thông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp vào thời điểm có ý nghĩa trọng đại: Thế kỷ XX đã kết thúc, thế kỷ XXI vừa bắt đầu. Toàn Đảng, toàn dân ta đã trải qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, 10 năm thực hiện Chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1991-2000 và 15 năm Đổi mới. Đại hội IX có nhiệm vụ kiểm điểm và đánh giá những thành tựu và khuyết điểm thời gian qua, đề ra những quyết sách cho thời kỳ tới, phấn đấu nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, động viên và phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vững bƣớc đi vào thế kỷ mới. Đánh giá về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đại hội đã khẳng định: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bƣớc phát triển mới cả về quy mô, chất lƣợng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất Quy mô giáo dục và đào tạo tiếp tục tăng ở tất cả các bậc học, ngành học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân. Năm học 1999-2000 so với năm 1994-1995, quy mô học sinh mẫu giáo gấp 1,2 lần, học sinh trung học cơ sở gấp 1,6 lần, học sinh trung học phổ thông gấp 2,3 lần, đào tạo đại học gấp 3 lần, đào tạo nghề gấp 1,8 lần. Đến hết năm 2000 có 100% tỉnh, thành phố đạt 9
- chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, một số tỉnh, thành phố đã bắt đầu thực hiện chƣơng trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Phong trào học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý, ngoại ngữ... phát triển nhanh. Số sinh viên trên 1 vạn dân vào năm 2000 đạt 117 ngƣời, số năm đi học trung bình của dân cƣ là 7,3 năm. Cơ sở vật chất - kỹ thuật các trƣờng đƣợc nâng cấp, cải thiện. Mạng lƣới trƣờng phổ thông đã đƣợc sắp xếp tƣơng đối ổn định. Hầu hết các xã đã có trƣờng tiểu học; phần lớn các xã ở vùng đồng bằng có trƣờng trung học cơ sở. Các trƣờng ngoài công lập đã hình thành và bắt đầu phát triển mạnh. Hệ thống các trƣờng dân tộc nội trú tỉnh, huyện đƣợc củng cố và mở rộng. Mạng lƣới các trƣờng đại học, cao đẳng, các trƣờng chuyên nghiệp đang từng bƣớc đƣợc tổ chức, sắp xếp lại. Hệ thống các trƣờng đào tạo nghề phát triển rộng khắp. Chất lƣợng giáo dục và đào tạo có chuyển biến bƣớc đầu. Số đông học sinh, sinh viên có năng lực tiếp thu nhanh các kiến thức, nhất là về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, ngoại ngữ và tin học. Tỷ lệ giáo viên phổ thông đạt tiêu chuẩn tăng lên. Hệ thống đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên đƣợc cải tiến, hằng năm trên 80% giáo viên đƣợc đào tạo nâng cao và chuẩn hoá. Việc xã hội hoá trong lĩnh vực này bƣớc đầu đƣợc triển khai. Tiếp tục quán triệt quan điểm Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đại hội lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.” [18, tr 654] Tiếp tục nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy và học, hệ thống trƣờng lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá". Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện 10
- học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi ngƣời", “cả nƣớc trở thành một xã hội học tập”. Thực hiện phƣơng châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trƣờng gắn với xã hội”. Coi trọng công tác hƣớng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nƣớc và từng địa phƣơng. Xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực theo phƣơng thức kết hợp học tập trung, học từ xa, học qua máy tính. Đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tạo điều kiện cho những địa phƣơng có khả năng hoàn thành sớm việc phổ cập giáo dục bậc trung học thông qua việc mở rộng quy mô đào tạo và phát triển đa dạng các loại hình trƣờng phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo có cơ hội học tập, tiếp tục phát triển các trƣờng phổ thông nội trú dành cho con em dân tộc thiểu số, chú trọng quyền đƣợc học tập của nhân dân ở trên hai nghìn xã nghèo nhất. Thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục. Trong những năm trƣớc mắt, giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc: sửa đổi chƣơng trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cải tiến chế độ thi cử, khắc phục khuynh hƣớng “thƣơng mại hoá” giáo dục, ngăn chặn những tiêu cực trong giáo dục; quản lý chặt chẽ việc cấp văn bằng, công nhận học hàm, học vị; chấn chỉnh công tác quản lý hệ thống trƣờng học cả công lập và ngoài công lập. 11
- Nhằm đáp ứng yêu cầu về con ngƣời và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đã nhấn mạnh: “Cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo” [19, tr.263]. Chiến lƣợc cũng khẳng định mục tiêu giáo dục để phát triển toàn diện con ngƣời, nhân tố thúc đấy phát triển kinh tế xã hội: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.” [18, tr.723] Xác định đƣợc tầm quan trọng của Giáo dục nói chung và giáo dục Trung học phổ thông nói riêng, ngày 26/7/2002, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ƣơng đã họp để đánh giá và kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII, những nội dung về giáo dục đƣợc trình bày trong Văn kiện Đại hội IX và thông qua Kết luận số 14-KL/TW “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII, phƣơng hƣớng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến 2005 và đến 2010”. Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa IX đã kiểm điểm sâu sắc việc thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII, kiểm điểm ở tầm thực hiện “quốc sách hàng đầu” chứ không phải chỉ ở mức độ những chính sách thông thƣờng. Trƣớc những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những yếu kém còn tồn tại, đặc biệt hạn chế lớn nhất lại đúng vào vấn đề bức xúc nhất mà mục tiêu giáo dục đề ra chƣa thực hiện đƣợc, là sự yếu kém về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục, Hội nghị 12
- xoáy sâu vào việc trả lời các câu hỏi cũng là nỗi trăn trở lớn: “Chúng ta phải trả lời câu hỏi giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ đã thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội chưa? Thực sự là nền tảng và nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chưa? Vì sao?” [17,tr.7] Trả lời những câu hỏi đặt ra đó, trên cơ sở những định hƣớng cơ bản của Đại hội lần thứ IX, Kết luận số 14-KL/TW đã xác định tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII và nhấn mạnh yêu cầu: “Tập trung phát triển giáo dục - đào tạo mạnh hơn, nhanh hơn, có chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đề ra một số việc cụ thể trong 5 - 10 năm tới, nhất là các giải pháp có tính đột phá, để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, ưu tiên phát triển sự nghiệp giáo dục ở các khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục” [17, tr.8] Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, tiếp tục quán triệt các quan điểm tƣ tƣởng chỉ đạo phát triển giáo dục của Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII, Kết luận số 14-KL/TW nhấn mạnh phƣơng hƣớng tiếp tục đổi mới giáo dục: “Nỗ lực phấn đấu toàn diện làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu về cả 4 yêu cầu: đầu tư tài chính, đầu tư cán bộ, chính sách ưu tiên, tổ chức quản lý, tập trung phát triển giáo dục mạnh hơn, khẩn trương và hiệu quả hơn, theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, đưa nền giáo dục nước nhà vào thế ổn định với chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [17, tr.43] Để tạo sự “chuyển biến cơ bản, toàn diện” về phát triển giáo dục trung học phổ thông trong những năm 2001-2006, Ban Chấp hành Trung ƣơng chủ 13
- trƣơng toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục cần đặc biệt tập trung vào các nhiệm vụ sau : Một là: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Một trong những nhiệm vụ trọng yếu nhất của giáo dục phổ thông nói chung và Trung học phổ thông nói riêng nhằm tạo chuyển biến cơ bản về chất lƣợng giáo dục, trƣớc hết nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tƣ tƣởng - chính trị, nhân cách, đạo đức, lối sống cho ngƣời học. Để làm đƣợc nhiệm vụ đó cần tăng cƣờng phối hợp nhà trƣờng và gia đình, phát huy vai trò giáo dục gia đình. Đặc biệt, giai đoạn này, giáo dục Trung học phổ thông cần thực hiện đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cƣờng giáo dục tƣ duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dƣỡng, tự tạo việc làm. Tăng cƣờng giáo dục hƣớng nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nƣớc và các địa phƣơng, vùng, miền. Hai là: Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn, trên cơ sở bảo đảm chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo với sử dụng. Thực hiện phổ cập trung học ở những nơi đã phổ cập xong trung học cơ sở. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, tăng nhanh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp. Phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phƣờng gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời có thể học tập suốt đời, hƣớng tới xã hội học tập. Ba là: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Có chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo và các đối tƣợng chính sách xã hội. Ƣu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Chú trọng đào tạo cán bộ vùng dân tộc. Củng cố và tăng cƣờng hệ thống trƣờng nội 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 202 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn