Luận án Tiến sĩ: Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010
lượt xem 18
download
Mục đích của luận án nhằm làm sáng tỏ chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm 2010, góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng vào công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về xây dựng TCCSĐ trong giai đoạn tiếp theo có hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ DUYÊN C¤NG T¸C X¢Y DùNG Tæ CHøC C¥ Së §¶NG CñA §¶NG Bé TØNH H¦NG Y£N Tõ N¡M 1997 §ÕN N¡M 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2016
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ DUYÊN C¤NG T¸C X¢Y DùNG Tæ CHøC C¥ Së §¶NG CñA §¶NG Bé TØNH H¦NG Y£N Tõ N¡M 1997 §ÕN N¡M 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS TRẦN THỊ THU HƯƠNG 2. PGS.TS TRẦN MINH TRƯỞNG HÀ NỘI - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận án là khách quan, trung thực có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. Tác giả luận án Vũ Thị Duyên
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................6 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ...........................6 1.2. Kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã được giải quyết và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu .........................................20 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở TỈNH HƯNG YÊN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU TÁI LẬP TỈNH (1997 - 2000) ..............22 2.1. Tổ chức cơ sở đảng và những yếu tố tác động đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên ..........................................22 2.2. Chủ trương và quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1997 - 2000) ...........................................................................33 CHƯƠNG 3: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010....................................................................58 3.1. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên quán triệt chủ trương của đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng trước tình hình mới (2001 - 2005)........................................58 3.2. Chủ trương và quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2006 - 2010) ...........................................................................84 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ........................................109 4.1. Nhận xét về quá trình lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1997 - 2010) .........................................................109 4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ...........................................................................131 KẾT LUẬN ..................................................................................................................148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................151 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Phân loại tổ chức cơ sở đảng của tỉnh Hưng Yên (1997-2000)........46 Biểu đồ 2.2: Kết quả công tác phát triển đảng viên của tỉnh Hưng Yên (1997 - 2000). ..............................................................................50 Biểu đồ 3.1: Phân loại tổ chức cơ sở đảng của tỉnh Hưng Yên (2001-2005)......75 Biểu đồ 3.2: Phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng của tỉnh Hưng Yên (2006- 2010)................................................................................98 Biểu đồ 4.1: Phân loại tổ chức cơ sở đảng tỉnh Hưng Yên (1997-2010) ......114 Biểu đồ 4.2: So sánh chất lượng tổ chức cơ sở đảng tỉnh Hưng Yên với một số tỉnh lân cận qua hai nhiệm kỳ (2001-2005), (2006-2010). ........115 Biểu đồ 4.3: Phân tích số lương đảng viên kết nạp (1997-2010)..................116 Biểu đồ 4.4: So sánh số lượng đảng viên kết nạp qua 2 nhiệm kỳ (2001-2005), (2006-2010) của tỉnh Hưng Yên với một số tỉnh lân cận ............... 117 Biểu đồ 4.6: Thi hành kỷ luật tổ chức cơ sở đảng tỉnh Hưng Yên (1997-2010) .120 Biểu đồ 4.7: Thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm (1997-2010). ...................120
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội HD : Hướng dẫn HTCT : Hệ thống chính trị KT-XH : Kinh tế - xã hội NXB : Nhà xuất bản TCCSĐ : Tổ chức cơ sở đảng TCTW : Tổ chức Trung ương THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNCS : Thanh niên cộng sản TSVM : Trong sạch vững mạnh UBKT : Ủy ban kiểm tra XDĐ : Xây dựng Đảng XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua hơn 80 năm hoạt động, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, một trong năm bài học quan trọng quyết định đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, chính là sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng. Vì vậy, công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng tổ chức cơ sở đảng nói riêng luôn được xác định là nhiệm vụ then chốt trong các thời kỳ cách mạng. Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh, Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên tốt” [64, tr.113], trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất chú trọng công tác xây dựng Đảng, nhất là về tổ chức cơ sở đảng. Đặc biệt, bước vào công cuộc đổi mới đất nước, đứng trước thời cơ và vận hội lớn nhưng cũng có không ít những khó khăn, thách thức đối với công tác xây dựng Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định “xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”. Trong công tác xây dựng Đảng, vấn đề xây dựng, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) ngang tầm với đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ mới được Đảng hết sức quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) chỉ rõ: TCCSĐ là nền tảng của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với dân, có vị trí rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng. Toàn Đảng phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội ở cơ sở, nhất là những địa bàn, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, trong sự nghiệp đổi mới, cấp ủy Đảng các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng TCCSĐ giữ vững và phát huy được vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước được nâng cao
- 2 cả về số lượng và chất lượng, trình độ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, trước yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới, vẫn còn nhiều TCCSĐ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra: Do nhận thức hạn chế, nhiều cấp ủy chưa chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ ở cơ sở. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ở nhiều TCCSĐ còn yếu, chưa đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở địa phương. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn đấu, suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Tệ quan liêu, lãng phí, tiêu cực còn xảy ra ở nhiều nơi, chậm được phát hiện ngăn chặn, đẩy lùi. Việc đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên hằng năm còn mang tính hình thức, kết quả chưa phản ánh đúng thực chất, chất lượng ở cơ sở. Đặc biệt trong quá trình Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay. Đối với Hưng Yên, một trong những tỉnh trọng điểm nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng và đang trong quá trình chuyển dịch sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn đề xây dựng Đảng càng phải được chú trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc củng cố kiện toàn công tác xây dựng TCCSĐ, nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu của TCCSĐ trở thành yêu cầu khách quan giữ vị trí quyết định trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. TCCSĐ có vững mạnh thì sự nghiệp CNH, HĐH mới diễn ra đúng hướng và có kết quả như mong muốn, đời sống nhân dân mới được ấm no hạnh phúc, giữ vững ổn định chính trị. TCCSĐ yếu kém, nội bộ mất đoàn kết, lòng dân bất ổn, ổn định chính trị có nguy cơ không được giữ vững, niềm tin của nhân dân với Đảng và Chính phủ giảm sút… Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, việc xây dựng, củng cố, kiện toàn phát triển các loại hình TCCSĐ trở thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên. Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII (2010) là thời kỳ phát triển đáng ghi nhận có nhiều biến đổi tích cực về kinh tế - xã
- 3 hội và công tác xây dựng TCCSĐ. Thực tiễn trong công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên giai đoạn này đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đồng thời cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu một cách hệ thống, nhằm đánh giá đúng thực trạng, kết quả và hạn chế; góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng TCCSĐ ở một địa phương cụ thể trong điều kiện lịch sử mới, đúc rút những kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng TCCSĐ ở tỉnh Hưng Yên trong các giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài: “Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010” làm đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Làm sáng tỏ chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm 2010, góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng vào công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về xây dựng TCCSĐ trong giai đoạn tiếp theo có hiệu quả hơn. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ khái niệm về TCCSĐ và khái quát những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010. - Hệ thống hóa chủ trương của Trung ương Đảng về TCCSĐ từ năm 1996 đến năm 2010 và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến năm 2010. - Làm rõ quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 trên các nội dung
- 4 chủ yếu: về tư tưởng chính trị; về tổ chức; về phát triển đảng viên; về công tác cán bộ; về công tác kiểm tra. - Khảo sát kết quả xây dựng TCCSĐ (xã, phường, thị trấn) của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010, từ đó nhận xét thành công, hạn chế khuyết điểm và đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tổng kết thực tiễn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và chỉ đạo thực hiện xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên xây dựng TCCSĐ. TCCSĐ có rất nhiều loại hình, trong khuôn khổ luận án chỉ tập trung khảo sát loại hình TCCSĐ xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Luận án tập trung nghiên cứu xây dựng TCCSĐ trên các lĩnh vực: về tư tưởng chính trị; về tổ chức; về phát triển đảng viên; về công tác cán bộ; về công tác kiểm tra. - Về không gian: Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Hưng Yên - Về thời gian: Thời gian từ năm 1997 đến năm 2010. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được tiến hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐ nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra còn kết hợp các phương pháp khác, như khảo sát thực tiễn, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, tổng kết, phỏng vấn nhân chứng lịch sử…
- 5 4.3. Nguồn tư liệu - Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội từ năm 1996 đến năm 2011 về xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ. - Các văn kiện của đảng bộ các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, lịch sử đảng bộ địa phương... về xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên - Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài Luận án. - Tư liệu phỏng vấn từ các nhân chứng lịch sử. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Góp phần làm sáng rõ hơn tầm quan trọng của TCCSĐ nhằm đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn, nhất là ở cấp cơ sở. - Đánh giá một cách khách quan quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ khi tái lập năm 1997 đến năm 2010, góp phần tổng kết thực tiễn một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng thời kỳ đổi mới trên một địa bàn cụ thể. - Những kinh nghiệm đúc kết được có thể vận dụng vào quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nói riêng, các địa phương khác nói chung về xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong giai đoạn tới có hiệu quả hơn. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
- 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, xây dựng TCCSĐ đã được các giới, các ngành và nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, từ khi đất nước bước vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, đã có rất nhiều công trình khoa học đề cập đến vấn đề này. Có thể chia thành mấy nhóm công trình nghiên cứu sau: 1.1.1. Những công trình đề cập tới những vấn đề chung về tổ chức cơ sở đảng Có thể kể đến các công trình khoa học sau: Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nhóm tác giả Hồ Thanh Khôi, Pham Thị Thiểu [51]. Nội dung cuốn sách giới thiệu vai trò của TCCSĐ trong hệ thống chính trị, quy chế hoạt động của TCCSĐ; nội dung và năng lực lãnh đạo, trách nhiệm của lãnh đạo; vấn đề lãnh đạo các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh và liên doanh với nước ngoài; các quy định mới của Ban Chấp hành Trung ương về chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ; hướng dẫn thực hiện các quy định của Trung ương; Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt của Lê Đức Bình [8]. Cuốn sách góp phần tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng Đảng, nêu nhiệm vụ cụ thể cần xây dựng, chỉnh đốn các tổ chức đảng; đồng thời, nêu lên những kinh nghiệm, bài học trong thực tiễn công tác xây dựng Đảng; Xây dựng Đảng về tổ chức của Ngô Đức Tính [97]. Cuốn sách trình bày các nguyên lý, quan điểm, nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng về xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng;
- 7 một số vấn đề cơ bản về khoa học tổ chức, hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng; những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng. Cuốn sách cũng giới thiệu một số bài học kinh nghiệm bước đầu về công tác xây dựng Đảng đã được tổng kết ở một số địa phương; Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, tập thể tác giả, Nguyễn Phú Trọng và cộng sự [146]. Nội dung chủ yếu của cuốn sách đề cập một cách khái quát, có hệ thống những vấn đề cơ bản về đảng cầm quyền, về tình hình đổi mới, chỉnh đốn Đảng. Cuốn sách, đã giành một phần quan trọng luận giải về chất lượng các TCCSĐ. Từ sự phân tích công phu, nghiêm túc cơ sở lý luận và thưc tiễn những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng nói chung, các TCCSĐ nói riêng, cuốn sách đã đề xuất phương hướng và giải pháp cấp bách để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới; Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên Nguyễn Ngọc Thịnh [91]. Trên cơ sở những nghiên cứu thực tế, nhóm tác giả đề tài đã nêu những ưu điểm, hạn chế về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên, nguyên nhân thực trạng, trong đó có nguyên nhân cơ bản là nhận thức về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới; Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở đảng hiện nay của Nguyễn Đức Hà [45]. Nội dung cuốn sách đề cập đến những vấn đề: nâng cao chất lượng TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các loại hình TCCSĐ; đánh giá đúng chất lượng TCCSĐ và đảng viên hàng năm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, phường, thị trấn vững mạnh; nâng cao vai trò lãnh đạo của TCCSĐ trong Tập đoàn kinh
- 8 tế, Tổng công ty Nhà nước; xây dựng và phát triển TCCSĐ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…Những nội dung cuốn sách đề cập đến vừa mang tính nghiên cứu lý luận, vừa là sự tổng kết thực tiễn về công tác xây dựng củng cố TCCSĐ trong những năm gần đây, cung cấp nhiều tư liệu có giá trị thực tiễn về xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ; Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chi bộ Đảng gắn với xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh của Trần Minh Trưởng [144]. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến cơ sở hình thành, vị trí vai trò, nhiệm vụ và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chi bộ Đảng. Qua đó nêu nên năm yêu cầu cần thiết và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đối công tác xây dựng TCCSĐ trong tình hình mới: Triệt để thực hành dân chủ, đó là biện pháp hàng đầu để xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng gắn với đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ Đảng; quán triệt nghị quyết Trung ương lần thứ 4 (Khóa XI) về phê bình và tựu phê bình trong công tác xây dựng chi bộ; tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên; tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới công tác kiểm tra giám sát trong điều kiện hiện nay… Bên cạnh các công trình chuyên khảo, trên các tạp chí khoa học có một số bài viết về tổ chức cơ sở đảng như: Về nâng cao chất lượng của các tổ chức cơ sở đảng của Đức Lượng [58]. Trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò của TCCSĐ, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng các TCCSĐ, nhất là ở những vùng có địa bàn trọng yếu. Trước thực trạng chất lượng TCCSĐ và đảng viên còn nhiều hạn chế, tác giả đã nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng TCCSĐ và đảng viên: tiếp tục bổ sung, cụ thể hóa chất lượng sinh hoạt Đảng; tăng cường giáo dục, kiểm tra và quản lý đội ngũ đảng viên; phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật.
- 9 Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X của Dương Trung Ý [162]. Tổng kết số lượng TCCSĐ, tác giả cho rằng tính đến tháng 12-2005, cả nước có 47.000 TCCSĐ, xấp xỉ gần 200.000 chi bộ trực thuộc, hơn 3,1 triệu đảng viên. Các TCCSĐ có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta. Từ sự phân tích khách quan, khoa học, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII) và Nghị quyết Đại hội VIII, IX, tác giả đi đến khẳng định các TCCSĐ đã có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện trên một số lĩnh vực chủ yếu. Về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở xã của Dương Trung Ý [163]. Tác giả cho rằng, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có trở thành thực tiễn sinh động hay không, đem lại diện mạo và bước phát triển mới cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân hay không, phần rất lớn là do vai trò, trách nhiệm và khả năng lãnh đạo của các đảng bộ xã. Tác giả chỉ rõ, để có cơ sở đề ra các giải pháp sát thực, đồng bộ, trước hết các cấp ủy, tổ chức đảng cần hiểu đúng khái niệm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ xã: Năng lực lãnh đạo của đảng bộ xã là khả năng đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đúng đắn, sát hợp của đảng bộ trong từng thời kỳ, đồng thời là khả năng tổ chức thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đó trên địa bàn xã. Sức chiến đấu của đảng bộ xã là sức mạnh, khả năng vượt qua những khó khăn, thách thức, những trở lực và chống lại có hiệu quả sự phá hoại của các thế lực thù địch trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở xã. Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng của Ngô Kim Ngân [71]. Theo tác giả, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ hiện nay cần tập trung vào một số giải pháp sau: Xác định đúng nhiệm vụ chính trị, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng; Đổi mới phương thức, phong cách làm việc của tổ chức đảng; Cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chi ủy, đảng ủy,
- 10 mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng; Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên đối với cơ sở. Bốn kinh nghiệm thực hiện đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên của Phúc Sơn [88]. Tác giả cho rằng, đánh giá đúng chất lượng TCCSĐ và đảng viên luôn được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng; Công trình Tổ chức cơ sở đảng với nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Nguyễn Minh Tuấn [147]. Tác giả cho rằng, thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí thì cơ bản đều do sự yếu kém của các TCCSĐ trong lãnh đạo hệ thống chính trị; vai trò của người đứng đầu cơ quan. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Nguyễn Đức Hà [44]. Trong bài viết, tác giả đi sâu phân tích một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với từng loại hình TCCSĐ, từ đó xây dựng mô hình tổ chức phù hợp với những TCCSĐ có tính đặc thù, vừa tạo sự thống nhất chung, vừa phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa phương, đơn vị. Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng của Trương Thị Thông [92]. Theo tác giả, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cần thực hiện các giải pháp cơ bản: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh về mọi mặt; Tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc mới nảy sinh; Nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chất lượng sinh hoạt của các loại hình TCCSĐ; Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên, dựa vào dân để xây dựng Đảng.
- 11 Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng của Vũ Văn Phúc [78]. Trong báo cáo, tác giả đã khái quát quan điểm của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về TCCSĐ từ ngày đầu thành lập. Đặc biệt, việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ được kiểm chứng trên thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới. Đồng thời, tác giả đã khái quát thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số loại hình TCCSĐ ở nông thôn; doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp (cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ sở giáo dục đào tạo, y tế); từ cơ sở lý luận, thực tiễn của quá trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra 6 giải pháp tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ. Tác giả đi đến kết luận: Đảng muốn thực sự mạnh, phải chăm lo công tác xây dựng, nâng cao chất lượng của TCCSĐ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, phải thực thi đồng bộ mới nâng cao được chất lượng của TCCSĐ ở cơ sở và đảm bảo cho các TCCSĐ thực sự là nền tảng, hạt nhân chính trị của Đảng. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, lời Ban Biên tập [2], tổng hợp ý kiến tham luận của các nhà khoa học trên các vấn đề: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ - thực tế và những vấn đề đặt ra. Khẳng định: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ là nhiệm vụ cơ bản, then chốt của Đảng, quyết định vai trò lãnh đạo của Đảng, vị trí và uy tín của Đảng trong nhân dân. Nhiệm vụ này cần được tiến hành thường xuyên, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn thể nhân dân và xã hội... 1.1.2. Các công trình đề cập đến thực tiễn xây dựng tổ chức cơ sở đảng của các Đảng bộ ở một số vùng, miền và các địa phương trong cả nước Đó là các công trình: Một số vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng ở nông thôn và đường phố do Lưu Minh Trí chủ nhiệm [143]. Nhóm tác giả khẳng định: Đổi mới TCCSĐ là khâu cực kỳ quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng sau Đại hội Đảng toàn quốc
- 12 lần thứ VII, đặc biệt sau Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 (khoá VII). Công trình gồm hai phần: Phần I, Đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn. Phần II, Đổi mới tổ chức hoạt động của tổ chức cơ sở đảng ở đường phố. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ đổi mới TCCSĐ cấp phường và mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp phường trong điều kiện kinh tế thị trường. Thực trạng và những yêu cầu xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn một số tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc nước ta hiện nay, do Nguyễn Thị Minh Bích làm chủ nhiệm [5]. Tập thể tác giả đánh giá thực trạng và yêu cầu đặt ra đối với xây dựng TCCSĐ ở nông thôn miền núi vùng cao phía Bắc, từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất và giải pháp xây dựng dựng TCCSĐ ở nông thôn một số tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc trong những năm tiếp theo. Đổi mới phương thức lãnh đạo của các đảng bộ xã ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay, do Nguyễn Văn Biều làm chủ nhiệm [6]. Đề tài bước đầu đề cập đến phương thức, cách thức lãnh đạo của các đảng bộ xã đối với chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Trên cơ sở sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đề tài đã góp phần làm rõ thực trạng phương thức lãnh đạo của các đảng bộ xã vùng đồng bằng sông Hồng, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng bộ xã khu vực này. Tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước - những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết (qua các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng), do Trần Trung Quang làm chủ nhiệm [84]. Nhóm tác giả nghiên cứu làm rõ thực trạng TCCSĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước và những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng TCCSĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước qua khảo sát thực tiễn các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, từ đó, đề ra phương hướng và giải pháp thực hiện vấn đề này trong trong thời gian tiếp theo.
- 13 Một số luận án, luận văn: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn (cấp xã) vùng đồng bằng sông Hồng của Đỗ Ngọc Ninh [69], Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng TCCSĐ nông thôn (cấp xã) vùng đồng bằng sông Hồng và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng TCCSĐ vùng này có tính khả thi. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở các trung đoàn không quân chiến đấu hiện nay của Cao Xuân Thưởng [93], Luận án làm rõ những vấn đề cơ bản, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở các trung đoàn không quân chiến đấu; phân tích đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên nhân, những yêu cầu lớn đặt ra ở các trung đoàn không quân chiến đấu hiện nay cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở các đơn vị nói trên, từ đó kiến nghị đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở các trung đoàn không quân chiến đấu; Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Nguyễn Đức Ái [1]. Nội dung luận án đã làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nông thôn vùng cao phía Bắc; Phân tích, đánh giá đúng thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ được coi là nhân tố cơ bản quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HĐH. Từ đó, đưa ra những giải pháp chủ yếu, đồng bộ, tương đối toàn diện và có tính thực tiễn cao nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ở vùng này; Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay của Hoàng Mạnh Đoàn [40], Luận án làm rõ
- 14 chất lượng, nội dung, phương thức vận động giáo dân, những nhân tố tác động đến công tác vận động giáo dân, thực trạng công tác vận động giáo dân, một số kinh nghiệm và phương hướng, giải pháp vận động giáo dân của TCCSĐ (cấp xã) đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Tác giả cũng cho rằng, việc nâng cao hơn nữa công tác vận động giáo dân của TCCSĐ (cấp xã) đồng bằng Bắc Bộ không chỉ là yêu cầu cấp bách mà còn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sơ đảng đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội hiện nay của Ngô Bích Ngọc [73]. Tác giả làm rõ, thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm lãnh đạo của TCCSĐ đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo của TCCSĐ đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới; Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền Việt Nam trong thời kỳ mới của Hoàng Văn Đồng [41], Luận án đã phân tích vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ đồn biên phòng biên giới phía Bắc nước ta; đánh giá rõ thực trạng chất lượng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm, đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng các TCCSĐ đồn biên phòng biên giới phía Bắc nước ta trong thời kỳ mới. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp Nhà nước hiện nay của Nguyễn Minh Tuấn [149]. Luận án đã nghiên cứu, phân tích, làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ trong doanh nghiệp Nhà nước nói chung và khu vực kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nói riêng; làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với TCCSĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước; phân tích nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm, đưa ra những
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội
223 p | 74 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
210 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
212 p | 88 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Năng lực bảo vệ trẻ em của người làm công tác xã hội cấp cơ sở tại thành phố Hà Nội
180 p | 18 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Công tác Xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 62 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
27 p | 58 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
198 p | 33 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
27 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Giải pháp hỗ trợ tiếp cận trợ giúp xã hội cơ bản cho lao động nữ di cư (Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)
214 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
276 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
190 p | 11 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 51 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
237 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
240 p | 19 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
27 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hành vi lệch chuẩn của học sinh trung học phổ thông và đề xuất mô hình can thiệp (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp)
263 p | 2 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 1 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
34 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn