intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:223

77
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội "Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm đối trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội; Thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội; Thực nghiệm tiến trình công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi và đề xuất một số giải pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TỪ THỰC TIỄN CÁC CƠ SỞ CHĂM SÓC TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI - 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TỪ THỰC TIỄN CÁC CƠ SỞ CHĂM SÓC TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Công tác xã hội Mã số : 976 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM HOA HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Liên
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc, Khoa Công tác xã hội, các Thầy, Cô giáo thuộc Học viện Khoa học Xã hội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho NCS trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện. Đặc biệt, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa là người hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ NCS trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án. NCS xin được cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo, nhân viên công tác xã hội, các trẻ của Trung tâm Bảo trợ xã hội 4, Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ NCS trong quá trình học tập, khảo sát, thu thập thông tin cho luận án. Dù NCS đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên, luận án này chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong các Nhà khoa học, các Thầy, Cô giáo phản biện, góp ý cho luận án được hoàn thiện hơn. Tác giả luận án Nguyễn Thị Liên
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................... 11 1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................ 11 1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về trẻ em mồ côi ....................... 11 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng trẻ em mồ côi .................. 12 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về hoạt động, phương pháp và tiến trình công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi ..................................... 13 1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................ 16 1.2.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về trẻ em mồ côi ....................... 16 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng trẻ em mồ côi .................. 17 1.2.3. Các công trình nghiên cứu về hoạt động, phương pháp và tiến trình công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi ..................................... 17 1.3. Đánh giá chung tình hình tổng quan nghiên cứu ................................. 24 1.3.1. Những kết quả của các công trình nghiên cứu đã thực hiện............ 24 1.3.2. Những vấn đề chưa được các công trình quan tâm nghiên cứu ...... 25 1.3.3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết ...................................... 25 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 26 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI.......................................................... 27 2.1. Một số khái niệm, thuật ngữ và nội dung liên quan ........................... 27 2.1.1. Khái niệm trẻ em ............................................................................... 27 2.1.2. Khái niệm trẻ em mồ côi .................................................................. 28 2.1.3. Khái niệm công tác xã hội nhóm ...................................................... 31 2.1.4. Khái niệm công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi.................. 32 2.1.5. Khái niệm nhân viên công tác xã hội ............................................... 33 2.1.6. Nhu cầu của trẻ em mồ côi ............................................................... 35
  6. 2.2. Lý luận về công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi ..................... 38 2.2.1. Mục đích và nguyên tắc công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi .......................................................................................................... 38 2.2.2. Một số hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi ...... 41 2.2.3. Tiến trình công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi................... 51 2.3. Các lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi........................................................................................................ 53 2.3.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow............................................. 53 2.3.2. Thuyết học tập xã hội của Albert Bandura....................................... 54 2.3.3. Thuyết hệ thống sinh thái ................................................................. 56 2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi ........................................................................................... 57 2.4.1. Trẻ em mồ côi ................................................................................... 57 2.4.2. Nhân viên công tác xã hội ................................................................ 58 2.4.3. Người quản lý.................................................................................... 59 2.4.4. Chính sách và cơ sở vật chất............................................................. 61 2.5. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc, các chính sách pháp luật liên quan tới trẻ em mồ côi .................................................................................. 61 2.5.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước liên quan tới trẻ em mồ côi ......... 61 2.5.2. Các chính sách, pháp luật liên quan tới trẻ em mồ côi .................... 62 2.6. Khung phân tích lý thuyết ..................................................................... 65 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 66 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................. 67 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ............... 67 3.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ...................................................... 67
  7. 3.1.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu .................................................. 70 3.2. Thực trạng các vấn đề và nhu cầu của trẻ em mồ côi về công tác xã hội nhóm ......................................................................................................... 73 3.2.1. Thực trạng các vấn đề trẻ em mồ côi gặp phải ................................ 73 Những khó khăn ảnh hưởng tới học tập, cuộc sống của trẻ em mồ côi .... 75 3.2.2. Thực trạng nhu cầu của trẻ em mồ côi về công tác xã hội nhóm .... 78 3.3. Thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em ................................................................. 84 3.3.1. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống .................................. 85 3.3.2. Thực trạng hoạt động hướng hướng nghiệp..................................... 89 3.3.3. Thực trạng hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức .................. 95 3.3.4. Thực trạng hoạt động can thiệp, trị liệu ........................................... 99 3.4. Thực trạng các yếu tố tác động tới hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi .................................................................................... 104 3.4.1. Yếu tố từ trẻ em mồ côi ..................................................................104 3.4.2. Yếu tố từ nhân viên xã hội ..............................................................107 3.4.3. Yếu tố từ lãnh đạo quản lý ..............................................................108 3.4.4. Yếu tố về chính sách .......................................................................109 3.4.5. Yếu tố về cơ sở vật chất ..................................................................111 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 112 Chƣơng 4: THỰC NGHIỆM TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ............................................................................................................ 114 4.1. Thực nghiệm tiến trình công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi ... 114 4.1.1. Cơ sở thực nghiệm ...................................................................... 114 4.1.2. Thiết kế thực nghiệm .................................................................. 116
  8. 4.1.3. Kết quả thực nghiệm tiến trình công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi ......................................................................................... 116 4.1.4. Đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm................................... 137 4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em ............... 141 4.2.1. Các giải pháp chung ........................................................................141 4.2.2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................150 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 154 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 155 1. Kết luận .................................................................................................... 155 2. Khuyến nghị ............................................................................................. 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ............................................................... 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 163 1. Tài liệu tiếng Việt ..........................................................................................163 2. Tài liệu nước ngoài ........................................................................................175
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CTXH Công tác xã hội CTXHN Công tác xã hội nhóm LĐTB & XH Lao động Thương binh và xã hội NVXH Nhân viên xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội Nxb Nhà xuất bản TEMC Trẻ em mồ côi TTBTXH 4 Trung tâm Bảo trợ xã hội 4
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Số lượng cán bộ, nhân viên làm việc tại các Làng trẻ em SOS, Birla và TTBTXH4 ......................................................................................... 71 Bảng 3.2. Thống kê số TEMC của Làng trẻ em Birla Hà Nội, Làng trẻ em SOS Hà Nội, Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 (ĐVT: Trẻ) ................................... 72 Bảng 3.3. So sánh tỷ lệ trẻ gặp khó khăn tại ba cơ sở (Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và TTBTXH4) ................................................................... 74 Bảng 3.4: Tỷ lệ những khó khăn ảnh hưởng tới cuộc sống của TEMC ......... 76 Bảng 3.5. Mức độ trẻ dễ dàng làm quen với các bạn mới .............................. 77 Bảng 3.6: Tỷ lệ trẻ thích sống tại TTBTXH4/Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla ........................................................................................................... 81 Bảng 3.7. Tần suất TEMC tham gia vào nhóm giáo dục kỹ năng sống ......... 85 Bảng 3.8. So sánh về tần suất TEMC đã tham gia vào nhóm giáo dục kỹ năng sống giữa ba cơ sở .................................................................................. 86 Bảng 3.9. Nội dung của các buổi giáo dục kỹ năng sống ............................... 86 Bảng 3.10. Kết quả hoạt động của nhóm giáo dục kỹ năng sống .................. 88 Bảng 3.11. So sánh nhu cầu tham gia vào nhóm hướng nghiệp (Trẻ từ 14- 16 tuổi) ............................................................................................................ 90 Bảng 3.12. Tần suất TEMC tham gia vào nhóm hướng nghiệp ..................... 90 Bảng 3.13: Hình thức tổ chức nhóm hướng nghiệp ........................................ 92 Bảng 3.14. Hình thức tổ chức nhóm hướng nghiệp so sánh giữa ba cơ sở .... 93 Bảng 3.15. Kết quả hoạt động nhóm hướng nghiệp ....................................... 94 Bảng 3.16. Tần suất trẻ tham gia vào nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức .................................................................................................................. 96 Bảng 3.17. Hình thức tổ chức nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức cho TEMC tại Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và TTBTXH4 ...................... 98 Bảng 3.18. Kết quả hoạt động nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức ......... 99
  11. Bảng 3.19. Tần suất trẻ tham gia vào nhóm can thiệp .................................. 100 Bảng 3.20. Các nội dung của hoạt động can thiệp nhóm.............................. 101 Bảng 3.21. Hình tổ chức nhóm can thiệp ...................................................... 102 Bảng 3.22. Kết quả hoạt động nhóm can thiệp ............................................ 102 Bảng 4.1. Điểm mạnh, hạn chế của nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội 118 Bảng 4.2. Thông tin về các thành viên trong nhóm TEMC Làng trẻ em Birla .. 118 Bảng 4.3. Nội quy hoạt động nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội ... 121 Bảng 4.4. Kế hoạch can thiệp nhóm hướng nghiệp cho TEMC tại làng trẻ em Birla Hà Nội ............................................................................................ 122 Bảng 4.5. Kết quả Test trước khi can thiệp cho nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội ............................................................................................ 124 Bảng 4.6. Tổng hợp điểm mạnh, hạn chế của các thành viên trong nhóm ... 125 Bảng 4.7. Kết quả trò chơi “Tôi đi tìm tôi” .................................................. 127 Bảng 4.8. Kết quả phần thi vẽ tranh nhóm trẻ em Làng trẻ Birla ................ 128 Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả phần thi vẽ tranh lần 1 và lần 2 ....................... 129 Bảng 4.10. Kết quả lượng giá mục tiêu 1 ..................................................... 129 Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả thi “Ai là triệu phú” ....................................... 131 Bảng 4.12. Kết quả lượng giá mục tiêu 2 ..................................................... 132 Bảng 4.13. Kết quả các thành viên trong nhóm xác định được ngành nghề cho bản thân sau thời gian tham gia nhóm hướng nghiệp ............................ 133 Bảng 4.14. Kết quả lượng giá mục tiêu 3 ..................................................... 134 Bảng 4.15. Kết quả lượng giá hoạt động hướng nghiệp tại Làng trẻ Birla... 135 Bảng 4.16. Kết quả bài Test sau quá trình tham vấn hướng nghiệp cho nhóm trẻ em tại Làng trẻ em Birla Hà Nội ................................................... 138 Bảng 4.17. Kết quả đạt được sau quá trình can thiệp nhóm trẻ Birla Hà Nội .... 138
  12. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH Sơ đồ 2.1. Khung phân tích lý thuyết.............................................................. 65 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ những khó khăn trẻ em mồ côi gặp phải ........................... 73 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ trẻ có nhu cầu tham gia các hoạt động công tác xã hội nhóm.................................................................................................... 83 Biểu đồ 3.3. Hình thức tổ chức hoạt động nhóm giáo dục kỹ năng sống ....... 87 Biểu đồ 3.4. Các nội dung thực hiện trong nhóm hướng nghiệp ................... 91 Biểu đồ 3.5. Các nội dung tuyên truyền nâng cao kiến thức .......................... 97 Hình 4.1. Kết quả thảo luận nhóm và vẽ cửa sổ Johary................................ 125 Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tương tác giữa các thành viên trong nhóm ........................ 126 Hình 4.2. Kết quả phần thi vẽ ước mơ của em ............................................. 128 Hình 4.3. Kết quả các thành viên trong nhóm tìm kiếm thông tin về ngành nghề mình yêu thích tại Thư viện Làng trẻ em Birla Hà Nội ........... 130 Hình 4.4. Kết quả một số thành viên tham gia học việc tại một số cơ sở..... 137 Sơ đồ 4.2. Sơ đồ tương tác nhóm sau thời gian tham vấn hướng nghiệp ..... 139 tại Làng trẻ Birla ........................................................................................... 139
  13. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em luôn là đối tượng cần nhận được sự quan tâm đặc biệt. Chính vì vậy, trong Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã khẳng định: “…Để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, đùm bọc và thông cảm” (Lời nói đầu trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989) [33]. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan tới các hoạt động hỗ trợ, chăm lo cho đời sống các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhất là trẻ em mồ côi. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) đã nhấn mạnh: “Phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân,…bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; công tác gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ” [150]. Như vậy, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi luôn nằm trong những chiến lược, quyết sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm trợ giúp, bảo vệ, chăm sóc cho nhóm đối tượng là trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành như: Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989 trong đó, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước này vào ngày 20 tháng 2 năm 1990, điều này thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với thế giới về việc bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi; Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020. Song song với những Chính sách và Luật pháp được ban hành hướng tới bảo vệ, chăm sóc trẻ em mồ côi, các cơ sở chăm sóc trẻ em cũng được thành lập trên phạm vi cả nước. Năm 2012, tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên phạm vi toàn 1
  14. quốc là gần 1,4 triệu trẻ em, trong đó bao gồm 256.000 trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi, 280.000 trẻ em khuyết tật nặng và trẻ nhiễm chất độc hóa học, 96.650 trẻ nhiễm HIV/AIDS, 600.000 trẻ em bị tự kỷ, bị down, bị thiểu năng trí tuệ và 163.000 trẻ em là nạn nhân của thảm họa thiên tai [13, tr.5]. Tính đến tháng 12 năm 2018 cả nước có 26,3 triệu trẻ em, trong đó có 1,43 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm 5,43% tổng số trẻ em [25, tr.2]. Tại Hà Nội, trong tổng số 30 quận, huyện có hơn 836.000 trẻ em dưới 6 tuổi, 14.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và hơn 50.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt [24, tr.2-4]. Với số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em mồ côi ngày càng gia tăng, Hà Nội đã phần nào đáp ứng nhu cầu chăm sóc trẻ em mồ côi thông qua các các cơ sở chăm sóc trẻ em công lập và ngoài công lập (trong đó bao gồm các cơ sở do cá nhân, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo tham gia nuôi dưỡng, chăm sóc) với gần 120 cơ sở và gần 1000 trẻ em mồ côi. Trong gần 120 cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi có khoảng 100 cơ sở có số lượng dưới 10 trẻ [24, tr.2-4], [36], [147]. Tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trong cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản cho trẻ em mồ côi, nhưng hoạt động can thiệp công tác xã hội nhóm còn nhiều hạn chế và chưa được vận dụng một cách đồng bộ, hiệu quả. Mặc dù, trẻ sống tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi được quan tâm, chăm sóc và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản nhưng các em vẫn gặp nhiều khó khăn về: tâm lý, tình cảm; giáo dục kỹ năng sống; hướng nghiệp... Với những khó khăn đó, nếu được can thiệp theo phương pháp công tác xã hội nhóm sẽ giúp giải quyết một lúc cho nhiều trẻ và giúp các em được tương tác, trao đổi cũng như chia sẻ với nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay rất ít cơ sở thực hiện hoạt động can thiệp công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi một cách khoa học và đồng bộ, trong khi phương pháp công tác xã hội nhóm là một phương pháp quan trọng và cần thiết trong hỗ trợ trẻ em mồ côi – những trẻ có chung vấn đề, nhu cầu. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận án. 2
  15. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, thực tiễn về công tác xã hội nhóm (CTXHN) đối với trẻ em mồ côi (TEMC), tìm hiểu thực trạng hoạt động CTXHN và các yếu tố tác động tới hoạt động CTXHN đối với TEMC. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án sẽ tập trung làm sáng tỏ 05 nhiệm vụ cơ bản sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động CTXHN đối với TEMC; - Mô tả, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động CTXHN với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Phân tích, đánh giá những yếu tố tác động tới hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Thực nghiệm tiến trình CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc TEMC trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, tiến tới nâng cao chất lượng hoạt động CTXHN tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu CTXHN đối với TEMC từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận án là TEMC nằm trong độ tuổi từ 11 tới 16 tuổi (159 trẻ - đây là độ tuổi được xem là có những biểu hiện khó khăn về tâm lý, hướng nghiệp, kỹ năng sống rõ nét); lãnh đạo (6), cán bộ, nhân viên (9) làm việc tại các cơ sở chăm sóc TEMC tại thành phố Hà Nội. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu lý luận về CTXHN, thực trạng hoạt động CTXHN cũng như đánh giá những yếu tố tác động tới hoạt động CTXHN đối với 3
  16. TEMC, từ đó tiến hành thực nghiệm phương pháp CTXHN tại một cơ sở và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn Hà Nội. Mặc dù có nhiều hoạt động CTXHN nhưng trong nội dung của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu 4 hoạt động cơ bản của CTXHN: hoạt động giáo dục kỹ năng sống; hoạt động tham vấn hướng nghiệp; hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức và hoạt động can thiệp trị liệu. 3.3.2. Giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu Giới hạn về không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hà Nội (Tập trung vào 3 cơ sở chăm sóc trẻ em mang tính đại diện là Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla Hà Nội và Trung tâm Bảo trợ xã hội 4) Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2019; Các số liệu, dữ liệu về CTXHN đối với TEMC được thu thập, tổng hợp từ năm 2010 tới năm 2019. Câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi nghiên cứu (1): Thực trạng hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn Hà Nội hiện nay như thế nào? - Câu hỏi nghiên cứu (2): Những yếu tố nào tác động tới hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn Hà Nội? - Câu hỏi nghiên cứu (3): Quy trình thực hiện CTXHN đã đảm bảo chưa? Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết (1), Thực trạng hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc TEMC trên địa bàn Hà Nội chưa được triển khai một cách đồng bộ. - Giả thuyết (2), Có nhiều yếu tố tác động tới hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn Hà Nội. Một số TMEC chưa chủ động chia sẻ những khó khăn và nỗ lực tham gia các hoạt động CTXHN; nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) chưa đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thực hiện hoạt động can thiệp CTXHN; đội ngũ quản lý các cơ sở chăm sóc TEMC chưa chú trọng đúng mức về việc yêu cầu NVCTXH vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm vào can thiệp, hỗ trợ cho TEMC; cơ sở vật chất chưa đáp ứng được 4
  17. yêu cầu cho việc tổ chức hoạt động CTHXN đối với TEMC; các chính sách hỗ trợ cho NVCTXH và TEMC chưa được đáp ứng kịp thời . - Giả thuyết (3), Quy trình tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp CTXHN chưa đảm bảo đúng tiến trình. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề chăm sóc và bảo vệ TEMC. Bên cạnh đó luận án cũng được thực hiện dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các học thuyết, quan điểm về quyền con người như: thuyết nhu cầu của Maslow; thuyết học tập xã hội của Bandura; thuyết vai trò... Từ đó vận dụng vào trong quá trình hỗ trợ cho các nhóm TEMC theo phương pháp CTXHN. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu khoa học; các sách, báo, tạp chí; các số liệu đã được thống kê, công bố; các nghiên cứu chính thức liên quan tới CTXHN với TEMC (với 155 công trình nghiên cứu trong nước và 31 công trình nghiên cứu nước ngoài). Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá và đưa ra những quan điểm về hoạt động CTXHN đối với TEMC, những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXHN và ứng dụng tiến trình can thiệp CTXHN đối với TEMC tại một cơ sở chăm sóc trẻ em cũng như đề xuất một số giải pháp giúp hoạt động can thiệp CTXHN được triển khai một cách khoa học. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo, tư vấn về các khía cạnh liên quan tới TEMC, các hoạt động CTXHN với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em; các yếu tố liên quan tới đặc điểm tâm sinh lý của TEMC; các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXH với TEMC; các khía cạnh liên quan tới những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động CTXH đạt hiệu quả. Tác giả đã tham khảo ý kiến và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia hướng dẫn trực tiếp cho đề tài, các chuyên gia, nhà khoa học của Học viện Khoa học xã hội; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Trường Đại học Hùng Vương; Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương... 5
  18. - Phương pháp quan sát: thực hiện quan sát không tham dự và bán tham dự vào các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi... hàng ngày của TEMC tại một số cơ sở chăm sóc trẻ em; quan sát về các hoạt động CTXH, can thiệp, trợ giúp cho trẻ từ phía cán bộ, nhân viên tại các cơ sở chăm sóc trẻ em; quan sát về hành vi, ứng xử, phản ứng, biểu cảm... của các thành viên trong nhóm..., từ đó có cái nhìn tổng thể và đa chiều làm cơ sở cho những hoạt động can thiệp, trợ giúp CTXHN cũng như đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ CTXHN tại các cơ sở chăm sóc TEMC. - Phương pháp phỏng vấn sâu: phương pháp này được thực hiện với lãnh đạo, cán bộ, nhân viên đang làm việc trực tiếp tại một số cơ sở chăm sóc TEMC, nhằm tìm hiểu, đánh giá về thực trạng các hoạt động CTXHN đối với TEMC; những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXHN. Với phương pháp này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu lãnh đạo ba cơ sở chăm sóc trẻ em, mỗi cơ sở 2 người (tổng số 6 người); tiến hành phỏng vấn sâu NVCTXH mỗi cơ sở 3 người (tổng số 9 nhân viên); tiến hành phỏng vấn sâu mỗi cơ sở 3 TEMC (tổng số 9 TEMC). Như vậy, tổng số khách thể tham gia phỏng vấn sâu là 24 người. Với đề cương phỏng vấn sâu số 1, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu Lãnh đạo của ba cơ sở chăm sóc TEMC gồm Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và Trung tâm bảo trợ xã hội 4 (Phụ lục 1). Với đề cương phỏng vấn sâu số 2, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đội ngũ NVCTXH làm việc tại Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và Trung tâm bảo trợ xã hội 4 (Phụ lục 2). Với đề cương phỏng vấn sâu số 3, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 9 TEMC ở Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và Trung tâm bảo trợ xã hội 4 (Phụ lục 3). - Mục đích của phương pháp phỏng vấn sâu: nhằm thu thập các thông tin bổ sung cho quá trình khảo sát, quan sát thực tế tại ba cơ sở. - Cách thức tiến hành phỏng vấn sâu: dựa vào đề cương phỏng vấn sâu để tiến hành phỏng vấn và có sự linh hoạt trao đổi giống như các buổi vấn đáp giữa NVCTXH với đối tượng được phỏng vấn. Người được phỏng vấn thoải mái chia sẻ và tác giả có thể hỏi thêm một số câu hỏi ngoài những câu hỏi trong đề cương phỏng vấn sâu. 6
  19. - Chọn mẫu tham gia phỏng vấn sâu: + Với đội ngũ là lãnh đạo: tác giả tiến hành lựa chọn mỗi cơ sở 02 người là Giám đốc và trưởng, phó phòng của Trung tâm bảo trợ xã hội 4, Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla Hà Nội. + Với đội ngũ là NVCTXH: tác giả tiến hành lựa chọn mỗi cơ sở 03 người tham gia trả lời phỏng vấn sâu. Họ là các mẹ, các dì và NVCTXH đang làm việc tại Trung tâm bảo trợ xã hội 4, Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla Hà Nội. + Với đối tượng là TEMC: tác giả tiến hành lựa chọn mỗi cơ sở 03 trẻ tham gia trả lời phỏng vấn sâu với tiêu chí: trẻ tự nguyện và chủ động tham gia, trẻ trên 11 tuổi. Phương pháp điều tra bảng hỏi: Trong tổng số gần 120 cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng TEMC trên địa bàn Hà Nội, có khoảng 10 cơ sở có nuôi dưỡng và chăm sóc TEMC với số lượng từ 10 trẻ trở lên và chỉ có khoảng 3-4 cơ sở có số lượng trẻ từ 9 tới 16 tuổi chiếm tỷ lệ cao là Trung tâm bảo trợ xã hội 4, Làng trẻ em SOS Hà Nội và Làng trẻ em Birla Hà Nội. Bảng hỏi dành cho nhóm đối tượng là TEMC đang sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội 4, Làng trẻ em SOS Hà Nội và Làng trẻ em Birla Hà Nội. Mục đích bảng hỏi: nhằm đánh giá thực trạng hoạt động CTXHN tại các cơ sở cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXHN, từ đó đề xuất và đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện hoạt động CTXHN. Chọn mẫu: Vì đặc thù ba cơ sở có số lượng trẻ hạn chế, nên tác giả tiến hành lựa chọn tất cả những trẻ từ 11 tới 16 tuổi. Tổng số trẻ được điều tra bảng hỏi tại 3 cơ sở là 159 trẻ (Làng trẻ em Birla Hà nội: 46 trẻ; Làng trẻ em SOS: 75 trẻ và Trung tâm bảo trợ xã hội 4: 38 trẻ). Như vậy, tổng số phiếu điều tra tại ba cơ sở là 159 phiếu (Phụ lục 4). Cách thức thực hiện: trước khi tiến hành khảo sát toàn bộ 159 trẻ, tác giả thử nghiệm khảo sát một vài trẻ trước sau đó có những điều chỉnh phiếu khảo sát cho phù hợp và tiến hành khảo sát tổng số 159 TEMC. Các khách thể được trả lời độc lập theo ý kiến của bản thân mà không có sự tác động hay can thiệp từ các yếu tố 7
  20. khách quan bên ngoài. Với những cá nhân cần sự hỗ trợ, tác giả phối hợp với đội ngũ NVCTXH tại các cơ sở tham gia hỗ trợ trẻ với những câu hỏi mà trẻ chưa rõ. Phương pháp thực nghiệm (thực nghiệm tiến trình công tác xã hội nhóm): Mục đích: tiến hành thực nghiệm tiến trình CTXHN đối với một nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội nhằm đo lường tính hiệu quả của phương pháp CTXH đối với TEMC. Cách thức thực hiện: từ kết quả của quá trình khảo sát tác giả tiến hành thực nghiệm tiến trình CTXHN tại một cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội (Nhóm hướng nghiệp cho TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội). Ở phương pháp này, tác giả tiến hành tuyển chọn nhóm viên bao gồm 7 thành viên (3 nam và 4 nữ) các em đang học lớp 11 có khó khăn về hướng nghiệp. Sau quá trình can thiệp phương pháp CTXHN đối với nhóm TEMC, 100% các thành viên trong nhóm đã có thay đổi về quan điểm, nhận thức về ngành nghề cũng như khả năng của bản thân. Giúp các em có được định hướng trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, hoàn cảnh của các em và mang tính thực tiễn. Phương pháp thảo luận nhóm: Mục đích: phương pháp thảo luận nhóm được thực hiện với nhóm NVCTXH nhằm thu thập các thông tin bổ sung cho quá trình khảo sát, thực tế. Khách thể tham gia thảo luận nhóm là NVCTXH: tiến hành lựa chọn mỗi cơ sở 7 NVCTXH tự nguyện tham gia vào các buổi thảo luận nhóm. Như vậy, tổng số khách thể tham gia thảo luận nhóm là 21 khách thể. Cách thức tiến hành: thành lập nhóm tham gia thảo luận nhóm, sau đó lên kế hoạch thảo luận nhóm với các chủ đề được phác thảo trước. Sau khi đã thống nhất được thời gian, địa điểm, tác giả tổ chức thảo luận nhóm trên tinh thần khách quan, chủ động và thoải mái chia sẻ. Quá trình tham gia thảo luận nhóm luôn có một thư ký ghi chép biên bản các buổi thảo luận nhóm. Phương pháp thống kê toán học: xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án mang tới những điểm mới cơ bản như: nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên sâu về phương pháp CTXHN dành cho một đối tượng cụ thể là TEMC; luận 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2