intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone tạthThành phố Hồ Chí Minh; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với người cai nghiện ma túy bằng Methadone. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ LỆ THU DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Công tác xã hội Mã số: 9760101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Đức Chiện 2. TS. Nguyễn Minh Tuấn Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Tiến Nam Phản biện 2: PGS.TS. Trịnh Văn Tùng Phản biện 3: TS. Đặng Kim Khánh Ly Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: vào hồi … giờ … phút, ngày … tháng … năm … Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ năm 1947, việc điều trị nghiện heroin và các chất thuốc phiện khác bằng Methadone đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả của nhiều quốc gia trên thế giới trong việc giúp bệnh nhân giảm và ngừng sử dụng ma túy bất hợp pháp, cải thiện sức khỏe (giảm nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu, phục hồi và nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần), từ đó tăng cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy (NNMT). Tại Việt Nam, chương trình Methadone đã được triển khai từ năm 2008, tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2022, có khoảng 51.212 người điều trị Methadone tại 341 cơ sở điều trị và 232 cơ sở cấp phát thuốc trên toàn quốc. Tỉ lệ độ bao phủ của chương trình Methadone tại Việt Nam là 28%/tổng số người nghiện các loại thuốc phiện, tỷ lệ tuân thủ điều trị sau 6 tháng là 83%, đạt mức độ tốt theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (80%). Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai tỉnh thành đầu tiên triển khai thí điểm chương trình điều trị Methadone tại Việt Nam. Tính đến tháng 10 năm 2022, toàn Thành phố có 4.482 đối tượng đang cai nghiện bằng Methadone (chiếm 26,4 %/tổng số NCNMT có hồ sơ quản lý của Thành phố). Mặc dù có nhiều thuận lợi trong quá trình điều trị, tuy nhiên, NCNMT bằng Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về sức khỏe thể chất, tâm lý, kinh tế, xã hội... Từ đó đã làm gia tăng những cản trở trong việc duy trì điều trị, khiến chất lượng cuộc sống của NCNMT bị suy giảm. Chính vì vậy, các vấn đề liên quan đến Methadone và người điều trị nghiện bằng Methadone đã trở thành chủ đề thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Hàng loạt các nghiên cứu đã xác định, người cai nghiện bằng Methadone có nhu cầu rất lớn trong việc được can thiệp và hỗ trợ toàn diện về y tế, tâm lý và xã hội. Tại Việt Nam, công tác xã hội (CTXH) đã được nhìn nhận là một nghề chuyên nghiệp và được thúc đẩy thông qua hàng loạt các văn bản pháp lý như Quyết định 32/2010/QĐ-CP về Phê duyệt đề án phát triển nghề CTXH trong giai đoạn 2010 – 2020, Quyết định số 112/2021/QĐ-CP về phát triển nghề CTXH trong giai đoạn 2021 – 2030 và nhiều nghị định, thông tư khác… Sự ra đời và phát triển của CTXH đã khẳng định vai trò quan trọng và cần thiết của các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp ở nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm việc trợ giúp các đối tượng người cai nghiện ma túy (NCNMT) bằng Methadone. Với những ưu thế vượt trội về kinh tế - xã hội, trong thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai khá nhiều các dịch vụ, chương trình CTXH hỗ trợ NCNMT bằng Methadone như: Truyền thông nâng cao nhận thức về điều trị Methadone; tư vấn, tham vấn tâm lý; kết nối nguồn lực hỗ 1
  4. trợ về y tế, sinh kế, xã hội… DVCTXH trong việc hỗ trợ NCNMT bằng Methadone ngày càng được triển khai đa dạng và hiệu quả thông qua nhiều hoạt động cụ thể. Điều đó đã góp phần nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của các đối tượng NCNMT bằng Methadone trong cộng đồng hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dịch vụ CTXH đối với NCNMT bằng Methadone vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Chưa mang tính đồng bộ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu đa dạng và phức tạp của người sử dụng... Đây chính là một cản trở không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng điều trị cai nghiện cũng như DVCTXH trong lĩnh vực hỗ trợ người nghiện ma túy bằng methadone. Từ đó đòi hỏi cần có nhiều nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu nhằm tìm kiếm những giải pháp phù hợp để thúc đẩy tính hiệu quả của DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone. Mặc dù hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực CTXH đối với NCNMT, nhưng chủ yếu tập trung ở các đối tượng cai nghiện theo phương pháp cai nghiện hoàn toàn ma túy. Trong khi đó, các nghiên cứu về DVCTXH đối với người điều trị nghiện bằng chất thay thế Methadone còn khá ít. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ là một trong những cơ sở phù hợp cho việc rà soát, đánh giá và phát triển DVCTXH với người sử dụng Methadone. Từ đó làm cơ sở thúc đẩy sự phát triển bền vững của DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone không chỉ tại TP.HCM mà còn ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1.Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu lý luận và thực tiễn dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone tạthThành phố Hồ Chí Minh; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với người cai nghiện ma túy bằng Methadone. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone ở phạm vi quốc tế và trong nước; - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone; - Khảo sát, thu thập thông tin để phân tích, đánh giá nhu cầu, thực trạng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cai nghiện ma túy bằng methadone. Đồng thời xem xét, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone; 2
  5. - Đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp để làm rõ tính khả thi của một trong số các biện pháp nhằm thúc đẩy chất lượng dịch vụ công tác xã hội của người cai nghiện ma túy bằng methadone. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: + Về dịch vụ công tác xã hội: Có nhiều loại hình dịch vụ công tác xã hội, tuy nhiên, luận án tập trung nghiên cứu 04 loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone gồm: 1. DVCTXH hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất; 2. DVCTXH trong hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần; 3. DVCTXH trong hỗ trợ sinh kế; 4. DVCTXH hỗ trợ pháp lý. + Về yếu tố ảnh hưởng: Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone, tuy nhiên, luận án chỉ tập trung làm rõ một số yếu tố như: 1. Đặc điểm cá nhân của NCNMT bằng Methadone; 2. Gia đình của NCNMT bằng Methadone; 3 Nhân viên công tác xã hội; 4. Cộng đồng; 5. Cơ sở vật chất và quy trình cung cấp DVCTXH; 6. Hệ thống pháp luật, chính sách. - Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số quận địa bàn tại Thành phố Hồ Chí Minh như: Quận 4, Quận 10 và Quận 12. - Khách thể nghiên cứu: + Người cai nghiện ma túy bằng methadone tại cộng đồng; + Nhân viên công tác xã hội: NVCTXH tại các Trung tâm, cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, cán bộ phụ trách mảng Lao động – Thương binh & Xã hội, cán bộ thuộc các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp phụ nữ, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên), cán bộ ban điều hành khu phố trên địa bàn khảo sát. + Chuyên gia: Giảng viên, nhà nghiên cứu, thực hành CTXH. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án được thực hiện từ tháng 12/2020 đến tháng 12/2023. 3.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu sử dụng những dịch vụ công tác xã hội nào? Câu hỏi 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh đang diễn ra như thế nào? 3
  6. Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone? 3.4. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: Người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu sử dụng các dịch vụ công tác xã hội, đặc biệt như: Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất; dịch vụ hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần; dịch vụ hỗ trợ sinh kế; và dịch vụ hỗ trợ pháp lý; - Giả thuyết 2: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được triển khai nhưng vẫn còn một số hạn chế về hoạt động, cách thức triển khai. Điều đó khiến người cai nghiện ma túy bằng methadone gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ; - Giả thuyết 3: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone như: Yếu tố cá nhân của người cai nghiện ma túy; yếu tố gia đình; nhân viên công tác xã hội; cơ sở vật chất, quy trình cung cấp dịch vụ CTXH, cộng đồng và chính sách, pháp luật. 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu 4.2.2. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia 4.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 4.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 4.2.5. Phương pháp quan sát 4.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 4.2.7. Phương pháp thực nghiệm 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Nhìn chung, CTXH là một ngành còn khá mới mẻ tại Việt Nam, vì vậy, DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone cũng chưa thực sự phổ biến trên cả phương diện nghiên cứu lẫn thực hành. Vì vậy, nghiên cứu đã đóng góp một số điểm mới về khoa học như sau: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy, NCNMT bằng methadone có nhu cầu sử dụng DVCTXH. Trong đó, nhu cầu sử dụng DVCTXH hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất được ưu tiên nhất. Mặc dù họ vẫn thường xuyên đối mặt với nhiều khó khăn về tâm lý, sinh kế, pháp lý nhưng nhu cầu sử dụng DVCTXH trong các lĩnh vực này còn khá thấp. Nhìn chung, điểm nhu cầu đối với DVCTXH của NCNMT bằng methadone còn tương đối hạn chế. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng 4
  7. trên được xác định là do NCNMT thiếu thông tin nên không nhận thức đầy đủ, chính xác về DVCTXH. Bên cạnh đó, một bộ phận NCNMT bằng Methadone thiếu niềm tin đối với các DV được cung cấp bởi CTXH; Thứ hai, mức độ sử dụng các loại hình DVCTXH có sự chênh lệch khá lớn. Trong đó, nhóm DVCTXH hỗ trợ y tế, CSSKTC được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là DV hỗ trợ tiếp cận và duy trì sử dụng Methadone. Điều đó cho thấy các vấn đề về sức khỏe, y tế không chỉ nhận được sự quan tâm đặc biệt của NCNMT mà còn từ các cơ quan/tổ chức cung ứng DVCTXH. Ngược lại, các DV hỗ trợ về tâm lý, sinh kế, pháp lý còn khá mờ nhạt và chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài các hình thức cung cấp DV trực tiếp truyền thống, các ứng dụng công nghệ như điện thoại, chat trực tuyến... đã được nhân viên CTXH triển khai trong quá trình cung cấp DV. Nhìn chung, CTXH mới chỉ cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ cơ bản, trong khi đó, các dịch vụ hỗ trợ chuyên môn sâu vẫn còn thiếu và yếu. Việc triển khai DV chưa mang tính đồng độ, còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH của NCNMT ngày càng cao, vì vậy dịch vụ này còn nhiều cơ hội để phát triển nếu có những giải pháp phù hợp; Thứ ba, luận án đã phân tích các đánh giá của NCNMT về ảnh hưởng của 06 nhóm yếu tố đến việc sử dụng và chất lượng của DVCTXH và bước đầu xác định một số yếu tố như: Đặc điểm cá nhân, gia đình, nhân viên CTXH, cơ sở cung cấp DVCTXH, cộng đồng và hệ thống pháp luật, chính sách; Thứ tư, dựa trên thực trạng dịch vụ CTXH đối với NCNMT, luận án đã đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy chất lượng DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone thông qua việc tăng cường sự tham gia của NCNMT và gia đình họ; nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên CTXH; cải thiện cơ sở vật chất và chuẩn hóa quy trình làm việc tại các cơ sở cung ứng dịch vụ CTXH; xóa bỏ sự kỳ thị cũng như phát huy nguồn lực tại cộng đồng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách có liên quan; Thứ năm, vai trò của yếu tố “năng lực nhân viên CTXH” đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ CTXH đã được xem xét làm cơ sở tiến hành thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm cho thấy, biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn của NVCTXH thông qua phương pháp CTXH nhóm bước đầu có tính khả thi. Việc trang bị và phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp sẽ giúp NVCTXH thực hiện tốt các yêu cầu của công việc cũng như nhu cầu của NCNMT bằng Methadone khi tiếp cận và sử dụng DV. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận 5
  8. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu về CTXH đối với NCNMT bằng Methadone, luận án đã bổ sung một số vấn đề lý luận có liên quan về đề tài như: Người cai nghiện ma túy bằng Methadone, dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone. Đồng thời, các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone đã được khái quát hóa. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài đã góp phần làm hệ thống lý luận về DVCTXH đối với NCNMT thêm phong phú và hướng dần về sự hoàn thiện. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ thực trạng nhu cầu của NCNMT bằng Methadone với DVCTXH, cũng như thực trạng DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone tại TP.HCM. Mặt khác, kết quả nghiên cứu có thể là nguồn tài liệu tham khảo của các nhà nghiên cứu, giảng viên, NVCTXH để thực hiện các hoạt động nghiên cứu hay thực hành, đào tạo sau này. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục danh mục về công trình công bố, bảng hỏi, bảng phỏng vấn sâu, số liệu SPSS, luận án bao gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone Chương 2. Cơ sở lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone Chương 3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 4. Giải pháp thúc đẩy chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone và thực nghiệm giải pháp nâng cao năng lực của nhân viên công tác xã hội. 6
  9. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE 1.1. Tổng quan nghiên cứu ở nƣớc ngoài 1.1.1. Hướng nghiên cứu về điều trị ma túy bằng Methadone và người cai nghiện ma túy bằng chất thay thế Methadone Các nghiên cứu ở các quốc gia khu vực Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á đã cho thấy rằng Methadone là một phương pháp mang lại nhiều hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm tác hại của việc sử dụng trái phép ma túy. Đồng thời, làm giảm đáng kể hoạt động tội phạm và cải thiện tỷ lệ việc làm, khôi phục chức năng xã hội từ đó nâng cao phúc lợi xã hội của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Mặc dù có nhiều tác động tích cực, tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người nghiện ma túy vẫn có thể đối diện với nhiều khó khăn cần được hỗ trợ toàn diện về sức khỏe, tâm lý, kinh tế và xã hội. Các dịch vụ hỗ trợ cần chú ý đến sự cá biệt hóa đối tượng: Về nhu cầu, giới tính và các đặc điểm riêng biệt khác… 1.1.2. Hướng nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ đối tượng người điều trị ma túy bằng Methadone có thể giải quyết/cải thiện khó khăn, đồng thời hướng đến việc nâng cao năng lực, tăng cường chức năng xã hội của họ thông qua nhiều hoạt động/phương pháp hỗ trợ. Có thể liệt kê một số hỗ trợ cơ bản dựa trên lĩnh vực/vấn đề mà người cai nghiện ma túy bằng Methadone có thể gặp phải như: Hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất; Hỗ trợ tâm lý; Hỗ trợ giáo dục, việc làm… Các dịch vụ CTXH này có thể được triển khai độc lập, song song hoặc tích hợp trong chuỗi dịch vụ đối với người điều trị ma túy bằng Methadone. 1.1.3. Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến các dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện ma túy bằng Methadone Kết quả của nhiều nghiên cứu đã cho thấy quá trình cung cấp dịch vụ hỗ trợ NCNMT bằng Methadone có thể chịu chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, có thể kể đến một số yếu tố cơ bản như: yếu tố thuộc về cá nhân NCNMT (Tuổi tác, giới tính, đặc điểm hôn nhân, niềm tin, suy nghĩ tích cực, trình độ học vấn, tài chính…); các yếu tố từ gia đình, cộng đồng như sự đồng hành hay kỳ thị phân biệt; yếu tố đến từ cơ quan cung cấp dịch vụ như: Thời gian phục vụ thuận tiện; Thường được tư vấn sức khỏe; Thường được tham vấn tâm lý; Phí điều trị, dịch vụ phù hợp. Thái độ, năng lực hỗ trợ của nhân viên hay hệ thống chính sách đều có tác động nhất 7
  10. định đối với việc cung cấp dịch vụ CTXH đối với người điều trị nghiện ma túy bằng Methadone. 1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về điều trị ma túy bằng Methadone và người cai nghiện ma túy bằng Methadone tại Việt Nam Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy việc sử dụng Methadone đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc làm giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép, giảm hành vi nguy cơ, cải thiện sức khỏe và tăng khả năng hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, NCNMT vẫn đối diện với nhiều khó khăn như: Không có khả năng chi trả; Thời gian phát và uống thuốc ảnh hưởng đến công việc; Bị bắt giữ và thi hành án; Đi làm xa nơi; Tâm lý e ngại khi phải điều trị lâu dài... Nhiều đề xuất các mô hình, dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện ma túy bằng Methadone ở nhiều cấp độ khác nhau: Cần có đội ngũ nhân viên tư vấn, tham vấn viên chuyên nghiệp tại các cơ sở điều trị; tăng cường các hoạt động tư vấn, tham vấn giúp người bệnh tuân thủ quá trình sử dụng Methadone; Tham vấn hỗ trợ tâm lý cho người bệnh có thời gian sử dụng ma túy trên 10 năm. 1.2.2. Nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone tại Việt Nam DV CTXH đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone đã được triển khai dưới nhiều hoạt động/phương pháp CTXH. Trong đó nổi bật các hoạt động hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe, tư vấn, tham vấn, giáo dục, kết nối và chuyển tuyến… Các hoạt động này được triển khai thông qua 02 phương pháp phổ biến là: CTXH cá nhân, CTXH nhóm. Phần lớn NCNMT đã được tiếp cận với DVCTXH, tuy nhiên, chủ yếu là các hỗ trợ cơ bản. Trong khi đó, các hoạt động can thiệp chuyên sâu vẫn còn khá ít. 1.2.3. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện ma túy bằng Methadone tại Việt Nam Quá trình điều trị Methadone cũng như sử dụng các dịch vụ hỗ trợ khác của NCNMT bằng Methadone có thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố cá nhân thuộc về NCNMT được xem là một trong những yếu tố có sự ảnh hưởng chặt chẽ nhất. Đầu tiên cần phải kể đến các đặc điểm nhân khẩu học (Tuổi tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp và thu nhập); các đặc điểm và sự hỗ trợ từ gia đình; cộng đồng; cơ sở cung cấp dịch vụ; nhân viên CTXH hay hệ thống chính sách, pháp luật là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và duy trì dịch vụ điều trị Methadone của NCNMT tại Việt Nam. 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu Những vấn đề liên quan đến DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone vẫn luôn nhận được sự quan tâm lớn của các cá nhân, gia đình 8
  11. và xã hội. Đặc biệt, đây là cũng là một chủ đề thu hút rất nhiều nhà khoa học bởi tính cấp thiết hiện hữu của nó. Với những cách tiếp cận riêng biệt, mỗi nhà khoa học đã góp phần làm tăng thêm sự đa dạng, màu sắc của hệ thống tổng quan về chủ đề này, trong đó, chúng ta có thể thấy một số kết quả nổi bật về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chọn lọc và kế thừa những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó, luận án với chủ đề “Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề sau: 1. Lý luận và thực trạng về dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone; 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cai nghiện ma túy bằng Methadone; 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chất lượng và khả năng sử dụng DVCTXH của người cai nghiện ma túy bằng Methadone. Tất cả các nội dung trên đều hướng đến hoạt động nghiên cứu khoa học dựa trên các dữ liệu thực tiễn để thúc đẩy vai trò, hiệu quả của các dịch vụ CTXH trong việc hỗ trợ người cai nghiện ma túy bằng Methadone. Chƣơng 2 LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Khái niệm người cai nghiện ma túy bằng methadone 2.1.1.1. Khái niệm nghiện ma túy và cai nghiện ma túy Nghiện ma túy Từ việc tiếp cận và kế thừa các định nghĩa khác nhau, trong giới hạn nghiên cứu, nghiện ma túy được lý giải là tình trạng rối loạn mãn tính của não bộ, khiến cuộc sống của con người phụ thuộc vào ma túy với biểu hiện chính là hành vi bắt buộc phải tìm kiếm và sử dụng ma túy một cách không kiểm soát, và bất chất hậu quả. Cai nghiện ma túy Dưới góc độ của nghiên cứu, cai nghiện ma túy được hiểu là tiến trình can thiệp và hỗ trợ người nghiện ma túy trên nhiều khía cạnh như y tế, tâm lý, xã hội... nhằm giúp họ thay đổi hành vi để hướng đến việc ngừng hẳn hoặc giảm hành vi sử dụng ma túy bất chấp hậu quả của họ. 2.1.1.2. Khái niệm Methadone 9
  12. Methadone được hiểu là một chất dạng thuốc phiện tổng hợp và không phải là thuốc cai nghiện. Vì tác dụng dược lý tương tự như các các chất thuốc phiện khác nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ưng và không gây khoái cảm ở liều điều trị. Việc sử dụng Methadone giúp người nghiện ma túy giảm dần và tiến đến ngừng hẳn việc sử dụng heroin và các chất dạng thuốc phiện khác. 2.1.1.3. Khái niệm người cai nghiện ma túy bằng Methadone Từ những định nghĩa trước đó, nghiên cứu tiếp cận khái niệm người cai nghiện ma túy bằng Methadone là người sử dụng hợp pháp Methadone - một loại chất dạng thuốc phiện tổng hợp nhằm giảm dần và tiến tới chấm dứt việc sử dụng trái phép Heroin cũng như các chất dạng thuốc phiện khác. Trong thời gian sử dụng Methadone, người cai nghiện được can thiệp bởi các dịch vụ y tế, tâm lý, xã hội từ đó phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức và hòa nhập cộng đồng. 2.1.2. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội 2.1.2.1. Khái niệm dịch vụ Có thể thấy thuật ngữ dịch vụ có rất nhiều định nghĩa khác nhau, và trong giới hạn của nghiên cứu, khái niệm dịch vụ được hiểu là hoạt động có chủ đích và tạo ra các sản phẩm tồn tại ở hình thái vô hình nhằm đáp ứng nhu cầu hoặc tăng sự trải nghiệm tuyệt vời của con người. Các hoạt động này được thực hiện bởi cá nhân/đơn vị cụ thể từ đó tạo ra mối quan hệ tương tác giữa người cung cấp và người sử dụng. 2.1.1.2. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội Dựa trên hệ thống lý luận đã có, luận án tiếp cận khái niệm dịch vụ công tác xã hội là một hoặc chuỗi các hoạt động chuyên nghiệp được nhân viên công tác xã hội thực hiện nhằm giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết hoặc cải thiện vấn đề mà họ gặp phải; đồng thời hướng đến việc nâng cao năng lực tự đáp ứng nhu cầu, tăng cường chức năng xã hội và thay đổi môi trường xã hội theo chiều hướng tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, nâng cao chất lượng sống của con người. Sự can thiệp và hỗ trợ này có thể ở nhiều khía cạnh như y tế, tâm lý, sinh kế, pháp luật... hoặc các lĩnh vực khác tùy theo vấn đề mà thân chủ gặp phải. 2.1.3. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone 2.1.3.1. Khái niệm nhân viên công tác xã hội Nhân viên công tác xã hội được hiểu là người được đào tạo và trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn công tác xã hội nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình, cộng đồng khó khăn giải quyết hoặc cải thiện các vấn đề trong cuộc sống. 10
  13. 2.1.3.2. Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone Dưới góc độ nghiên cứu, luận án xem xét khái niệm Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone là một hoặc một chuỗi các hoạt động can thiệp chuyên nghiệp được thực hiện bởi nhân viên công tác xã hội nhằm cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho người cai nghiện ma túy bằng Methadone trên nhiều khía cạnh như y tế, tâm lý, sinh kế, pháp lý... Với mục đích giải quyết hoặc cải thiện các vấn đề mà họ đang gặp phải, đồng thời hướng đến việc nâng cao năng lực, thay đổi môi trường xã hội theo chiều hướng tích cực, từ đó hỗ trợ sự phát triển tối đa của người cai nghiện, đảm bảo an sinh xã hội của con người. 2.2. Sơ lƣợc một số đặc điểm và nhu cầu của ngƣời cai nghiện ma túy bằng Methadone 2.2.1. Một số đặc điểm tâm sinh lý và xã hội của người cai nghiện ma túy bằng Methadone 2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý Việc lạm dụng, lệ thuộc ma túy trong thời gian trước đó của NCNMT có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề về mặt sức khỏe thể chất của họ. Mức độ suy giảm sức khỏe và các chứng bệnh có thể phụ thuộc vào thời gian nghiện ma túy, liều lượng ma túy được sử dụng và cách thức sử dụng ma túy... Người nghiện ma túy thường có một hoặc nhiều bệnh lý, các vấn đề về sức khỏe thể chất. Trong quá trình sử dụng Methadone, các vấn đề sức khỏe của NCNMT có thể được cải thiện. Tuy nhiên, mức độ phục hồi sức khỏe thể chất của NCNMT còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Quá trình sử dụng Methadone, sức khỏe của người sử dụng sẽ được cải thiện và nâng cao từ đó giúp người nghiện ma túy có thể tái hòa nhập cộng đồng thuận lợi hơn. 2.2.1.2. Đặc điểm tâm lý Khi tham gia điều trị bằng Methadone, người nghiện ma túy sẽ có thể duy trì trạng thái ổn định về thể chất, tinh thần để có thể làm việc, tạo thu nhập và cải thiện kinh tế. Điều đó không chỉ giúp họ có cơ hội đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc ở mà còn khiến họ thoải mái, thanh thản, nhẹ nhàng, tự tin hơn vì được hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, tâm lý của người điều trị nghiện ma túy bằng Methadone cũng sẽ bị tác động bởi các yếu tố khách quan từ gia đình, bạn bè, xã hội. Thường những người nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ gia đình, bạn bè và không bị kỳ thị, phân biệt sẽ có tâm lý tích cực và dễ đạt được hiệu quả tốt trong quá trình điều trị. Ở một số hoàn cảnh không an toàn (dịch bệnh, mất việc làm, bị hoài nghi, kỳ thị, phân biệt), những tâm lý tiêu cực có thể dễ dàng xuất hiện ở người cai nghiện. 11
  14. Nếu không được hỗ trợ kịp thời người cai nghiện ma túy sẽ rơi vào trạng thái stress hoặc trầm cảm. 2.2.1.3. Đặc điểm xã hội Khi sử dụng Methadone, người cai nghiện sẽ phục hồi sức khỏe, kiểm soát được hành vi từ đó họ tự tin giao tiếp với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Ngoài ra, người cai nghiện có đủ điều kiện để tìm kiếm việc làm, vừa tạo thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, vừa mở rộng thêm các mối quan hệ xã hội. Các nghiên cứu cũng ghi nhận tỉ lệ người nghiện ma túy có hành vi vi phạm pháp luật, bạo lực gia đình giảm xuống khi điều trị Methadone. Tuy nhiên, một số NCNMT vẫn có sự tự ti, lo lắng vì sợ mọi người biết tình trạng nghiện của mình. Nhìn chung, nếu không gặp các yếu tố bất lợi, trong giai đoạn sử dụng Methadone, các mối quan hệ xã hội của người cai nghiện ma túy được cải thiện và có chiều hướng mở rộng hơn so với lúc còn sử dụng ma túy. 2.2.2. Một số nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người cai nghiện ma túy bằng Methadone 2.2.2.1. Nhu cầu được hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất Trước những khó khăn về sức khỏe cũng như cơ hội chăm sóc y tế. Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ về y tế được đánh giá là một trong những nhu cầu rất cần thiết đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone. 2.2.2.2. Nhu cầu được hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần Bên cạnh các liệu pháp hỗ trợ về y tế và chăm sóc sức khỏe, người cai nghiện có nhu cầu rất lớn đối với các dịch vụ hỗ trợ tâm lý để họ lấy lại sự bình tĩnh, cân bằng cảm xúc và xây dựng sự cam kết với quá trình điều trị. 2.2.2.3. Nhu cầu được hỗ trợ sinh kế Nhu cầu đối với các dịch vụ hỗ trợ sinh kế của người cai nghiện có gồm: Được tham vấn định hướng nghề nghiệp; được kết nối với các cơ sở đào tạo nghề và các đơn vị tuyển dụng lao động; được hỗ trợ để tiếp cận chính sách vay vốn để sản xuất, kinh doanh; được hỗ trợ tham gia các nhóm/CLB nghề nghiệp; được bảo vệ quyền lợi chính đáng trước người sử dụng lao động; được hỗ trợ tối đa các quyền lợi, cơ hội trong quá trình xây dựng, sửa đổi chính sách phúc lợi xã hội… 2.2.2.4. Nhu cầu được hỗ trợ các dịch vụ hỗ trợ pháp lý Trước những vấn đề về chỗ ở, vi phạm pháp luật... Người điều trị Methadone có nhu cầu nhận được các hỗ trợ về pháp lý. Ngoài ra, người cai nghiện ma túy còn có những nhu cầu khác gắn với gia đình của họ như: Được hỗ trợ làm giấy khai sinh cho con, được hỗ trợ giải quyết vấn đề học tập của con cái (tìm trường, đăng ký trường học, làm hồ sơ nhập học...), 12
  15. được tập huấn trang bị các kiến thức phòng ngừa lây nhiễm HIV cho gia đình... Tóm lại, có thể thấy nhu cầu của người cai nghiện ma túy bằng Methadone vô cùng đa dạng. Các loại nhu cầu cũng như mức độ nhu cầu sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh, vấn đề mà họ đang gặp phải. Và việc tìm hiểu, đánh giá chính xác nhu cầu của người cai nghiện sẽ là yếu tố quan trọng giúp người cai nghiện ma túy đảm bảo quá trình điều trị cũng như thực hiện tốt việc phục hồi chức năng, tái hòa nhập cộng đồng. 2.3. Một số loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện ma túy bằng Methadone Có nhiều cách phân loại dịch vụ CTXH, tuy nhiên, dựa trên góc độ nghiên cứu, luận án xác định 04 nhóm dịch vụ CTXH gồm: Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất; Dịch vụ hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần; Dịch vụ hỗ trợ sinh kế; Dịch vụ hỗ trợ pháp lý. 2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện ma túy bằng Methadone Một số các yếu tố có nhiều ảnh hưởng đến DVCTXH đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone như: Yếu tố cá nhân của người cai nghiện ma túy bằng Methadone; Yếu tố gia đình của người cai nghiện ma túy bằng Methadone; Yếu tố nhân viên công tác xã hội; Yếu tố cơ sở vật chất, quy trình làm việc tại cơ sở cung cấp dịch vụ; Yếu tố cộng đồng; Yếu tố chính sách, pháp luật 2.5. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, luận án đã tiếp cận và ứng dụng một số lý thuyết như: Lý thuyết nhu cầu; Lý thuyết nhận thức – hành vi; Lý thuyết hệ thống sinh thái 2.6. Một số chính sách, pháp luật có liên quan đến dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện ma túy bằng Methadone tại Việt Nam Bên cạnh Luật Phòng, chống ma túy (2021), còn có rất nhiều chính sách, pháp luật khác có liên quan đến người cai nghiện ma túy bằng Methadone cũng như DVCTXH đối với người cai nghiện ma túy đã được xây dưng, ban hành và triển khai trong suốt thời gian qua. 13
  16. 2.7. Khung lý thuyết nghiên cứu Theo đó, khung lý thuyết nghiên cứu như sau: Chƣơng 3 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Khát quát một số đặc điểm của Thành phố Hồ Chí Minh và khách thể nghiên cứu ngƣời cai nghiện ma túy bằng Methadone 3.1.1. Sơ lược một số đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội và nguồn lực cung cấp dịch vụ công tác xã hội của Thành phồ Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời là 01 trong 02 khu đô thị đặc biệt của Việt Nam. Với lợi thế về kinh tế, văn hóa, xã hội, các dịch vụ hỗ trợ người nghiện ma túy nói chung và người điều trị ma túy bằng chất thay thế Methadone đã được triển khai rộng rãi trên địa bàn toàn Thành phố. Trong đó, vai trò của dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy đã được Thành phố đẩy mạnh thông qua rất nhiều các dịch vụ cụ thể như: Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất, chăm sóc sức khỏe tâm thần, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ sinh kế, việc làm… Các dịch vụ CTXH có thể được cung cấp bởi nhiều cá nhân, tổ chức công lập, tư nhân, 14
  17. phi chính phủ. Hàng loạt các hoạt động CTXH như: Truyền thông, giáo dục, tư vấn, tham vấn, vận động, kết nối, điều phối nguồn lực, biện hộ... được NVCTXH chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và cộng tác viên CTXH triển khai trên nhiều địa bàn tại TP. HCM đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ người cai nghiện ma túy, trong đó bao gồm người cai nghiện bằng chất thay thế Methadone. Đội ngũ NVCTXH gồm khoảng 5.000 viên chức, người lao động thuộc các tổ chức công lập tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone gồm: Cán bộ mảng Lao động - Thương binh & Xã hội các cấp, Cán bộ Đoàn Hội các cấp (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc), cộng tác viên công tác xã hội, nhân viên tư vấn tại các điểm tư vấn cai nghiện và cơ sở điều trị cai nghiện thuộc quản lý của Sở LĐ- TB&XH, NVCTXH tại Trung tâm Y tế Quận/huyện, Bệnh viện các tuyến... Ngoài ra, các hệ thống cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ CTXH bao gồm các Trung tâm/cơ sở công lập và tư nhân được phân bố ở nhiều nơi trên địa bàn Thành phố. 3.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu 3.1.2.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học Dựa trên sự hỗ trợ, kết nối từ các NVCTXH và NCNMT bằng Methadone, nghiên cứu đã tiếp cận và thực hiện khảo sát với 403 khách thể là NCNMT bằng Methadone, một số thông tin cụ thể về giới tính, tình trạng thường trú, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, việc làm, thu nhập, thời gian điều trị. 3.1.2.2. Một số đặc điểm về nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cai nghiện ma túy bằng methadone Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhu cầu của NCN trong việc tiếp cận và sử dụng DVCTXH khá đa dạng và có thể chia thành 04 nhóm DV cụ thể: 1. DVCTXH trong việc hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất (gọi tắt là dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất); 2. DVCTXH trong hỗ trợ tâm lý, sức khỏe tinh thần (gọi tắt là dịch vụ hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần) ; 3. DVCTXH trong hỗ trợ sinh kế (gọi tắt là DV hỗ trợ sinh kế); 4. DVCTXH trong việc hỗ trợ pháp lý (gọi tắt là DV hỗ trợ pháp lý). Và trong mỗi nhóm DV sẽ bao gồm nhiều hoạt động/nội dung hỗ trợ khác nhau để đáp ứng các nhu cầu cụ thể. 15
  18. 3.2. Kết quả triển khai dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện ma túy bằng Methadone Thực trạng chung về việc sử dụng DVCTXH của NCNMT bằng Methadone được tập trung vào 04 nhóm DVCXTH phổ biến như: 1. DV hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất; 2. DV hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần; 3. DV hỗ trợ sinh kế; 4. DV hỗ trợ khác. Kết quả khảo sát cho thấy tình trạng sử dụng DVCTXH của NCNMT bằng Methadone khá thấp (ĐTB=2,05, ĐLC=0,49). Đồng thời, có sự chênh lệch khá rõ rệt về mức độ sử dụng giữa các nhóm DVCTXH. Theo đó, DV hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất được NCNMT bằng Methadone có mức độ sử dụng cao nhất trong tất cả các nhóm DV (ĐTB=3,0, ĐLC=0,69). Mặc dù mức độ sử dụng khá thấp nhưng DV hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tâm thần vẫn được xếp thứ 02 trong 04 nhóm DV (ĐTB=2,05, ĐLC=0,62).Ngoài ra, NCNMT bằng Methadone cũng đã tiếp cận và sử dụng một số dịch vụ xã hội khác được cung cấp từ CTXH như: Hỗ trợ chỗ ở, sinh hoạt; hỗ trợ pháp lý, chính sách; hỗ trợ tham gia các nhóm xã hội trong cộng đồng. Theo kết quả nghiên cứu, DVCTXH trong hỗ trợ sinh kế là nhóm DV có mức độ NCN sử dụng thấp nhất với ĐTB=1,51 và ĐLC=0,62. Điều này cho thấy rất các hoạt động hỗ trợ NCNMT bằng Methadone trong tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập và khả năng quản lý tài chính còn khá nhiều hạn chế về cách thức, hình thức cung cấp DV. Đồng thời việc triển khai DV không đồng đều tại các khu vực. 3.2.1. Kết quả triển khai dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất Nội dung và cách thức triển khai dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất Kết quả khảo sát cho thấy, 100% NCNMT tham gia khảo sát đều sử dụng ít nhất 01 dịch vụ trong nhóm DV hỗ trợ tiếp cận về y tế, CSSKTC. Tuy nhiên, số lượng, tần suất sử dụng từng loại hình DV của mỗi NCNMT có sự khác nhau. Theo đánh giá của NCNMT, hoạt động có tỉ lệ NCN tiếp cận cao nhất, với tần suất thường xuyên nhất trong nhóm DV hỗ trợ y tế, CSSKTC là tiếp cận và duy trì quá trình điều trị (ĐTB=4,94, ĐLC=0,37). Tư vấn điều trị Methadone cũng là hoạt động được 100% NCNMT tiếp cận và sử dụng. Trong quá trình tư vấn, NVCTXH sẽ cung cấp cho đối tượng một số các thông tin về: Cách thức điều trị Methadone, đối tượng có thể điều trị, địa điểm phát Methadone, chi phí sử dụng, tác dụng của việc điều 16
  19. trị bằng Methadone... Bên cạnh đó, CTXH còn cung cấp các DV hỗ trợ NCN tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe khác như: Tư vấn xét nghiệm HIV; hỗ trợ NCN các kiến thức, kỹ năng dự phòng tái nghiện; Cung cấp tài liệu, sách hướng dẫn về điều trị Methadone (ĐTB=2,68, ĐLC=1,11); Hỗ trợ NCN giải quyết các vấn đề liên quan đến BHYT (ĐTB=2,62, ĐLC=1,22); Kết nối, chuyển gửi NCN đến các cơ sở y tế chuyên khoa phù hợp (ĐTB=2,54, ĐLC=1,32); Tập huấn kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe thể chất (ĐTB=2,49, ĐLC=1,01). Hiệu quả của DV hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất DV hỗ trợ y tế, CSSKTC có hiệu quả với phần lớn NCNMT (chiếm 65%, trong đó 16% ở mức độ rất hiệu quả). Đặc biệt, không có bất kỳ NCNMT nào nhận định tính “không hiệu quả” khi sử dụng DV. Mức độ hài lòng của NCNMT bằng Methadone Sự đáp ứng nhu cầu cùng những hiệu quả mang lại giúp DV hỗ trợ y tế, CSSKTC nhận được sự hài lòng của phần lớn NCNMT bằng Methadone (chiếm 65%). 3.2.2. Kết quả triển khai dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone Nội dung và cách thức triển khai dịch vụ hỗ trợ tâm lý, sức khỏe tinh thần Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% NCNMT tham gia khảo sát đều sử dụng ít nhất 01 loại hình dịch vụ hỗ trợ tâm lý, CSSKTT. Tuy nhiên, tỷ lệ tiếp cận và sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý của người cai nghiện ma túy bằng Methadone còn rất thấp (ĐTB = 2,05, ĐLC=0,62). Đồng thời, mức độ tiếp cận và sử dụng giữa các hoạt động hỗ trợ tâm lý không đồng đều. Trong đó, hoạt động có số lượng NCNMT tiếp cận cao nhất là thăm hỏi và động viên với tỉ lệ là 89,1% (ĐTB=2,76, ĐLC=1,01). Với tỉ lệ 83,9%, tư vấn tâm lý là hoạt động được xếp thứ 2 về mức độ tiếp cận trong nhóm dịch vụ hỗ trợ tâm lý đối với NCNMT bằng Methadone (ĐTB=2,52, ĐLC=1,0). Trong nhóm DVCSSKTT, hoạt động kết nối, chuyển gửi NCN đến với các bác sĩ/chuyên khoa trị liệu tâm lý chiếm tỉ lệ thấp nhất về mức độ tiếp cận (ĐTB=1,18, ĐLC=0,42). Hiệu quả của DV hỗ trợ tâm lý, CSSKTT Nghiên cứu ghi nhận, chỉ có 7,7% NCNMT đánh giá DV hỗ trợ tâm lý, CSSKTT mang lại hiệu quả, trong khi đó 26,1% NCN xác nhận DV này 17
  20. không hiệu quả đối với họ. Đặc biệt, có đến 59% NCNMT phân vân chưa xác định được mức độ hiệu quả của DV. Mức độ hài lòng của NCNMT bằng Methadone Kết quả đó cho thấy, các DVCTXH hỗ trợ tâm lý, CSSKTT đã mang lại sự hài lòng cho khá nhiều NCNMT sử dụng DV (chiếm 40,7%). 3.2.3. Kết quả triển khai dịch vụ hỗ trợ sinh kế đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone Theo ghi nhận, 100% NCNMT tham gia khảo sát đều sử dụng ít nhất 01 loại hình dịch vụ sinh kế. Tuy nhiên, số lượng, tần suất sử dụng của mỗi NCNMT là khác nhau và được phân tích cụ thể như sau: Kết nối với các cơ quan cung cấp dịch vụ tài chính được đánh giá là hoạt động có nhiều NCNMT tiếp cận nhất trong nhóm DV hỗ trợ sinh kế (chiếm 55,1%, ĐTB = 1,89 và ĐLC = 0,99). Tuy nhiên, phần lớn NCN chỉ tiếp cận ở tần suất hiếm khi (31,5%). Tư vấn hướng nghiệp cũng được đánh giá là hoạt động có số lượng NCNMT tiếp cận thứ 2 trong nhóm DV hỗ trợ sinh kế (chiếm 42,9%, ĐTB = 1,75 và ĐLC = 1,01). Tuy nhiên, phần lớn NCN không được tiếp cận thường xuyên. Mặc dù NVCTXH còn thực hiện tư vấn về chính sách vay vốn và hỗ trợ NCNMT xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình làm hồ sơ vay vốn với tỉ lệ tiếp cận tương ứng là 16,1% và 7,9%. Tuy nhiên, số liệu này cũng cho thấy hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận của NCNMT. Hiệu quả của DV hỗ trợ sinh kế đối với NCNMT bằng Methadone Kết quả khảo sát định lượng cho thấy, các hoạt động hỗ trợ sinh kế từ NVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone có hiệu quả khá thấp (chỉ chiếm 11,5%). Sự thiếu và yếu về loại hình, chất lượng DV là nguyên nhân khiến tỷ lệ khá lớn NCNMT đánh giá DV không mang lại hiệu quả đối với họ (chiếm 44,4%). Đặc biệt trong đó có 12,2% NCNMT xác nhận các hoạt động hỗ trợ “rất không hiệu quả”. Mặt khác, 44,2% NCNMT phân vân chưa đưa xác định DV này có hiệu quả với vấn đề của họ hay không. Mức độ hài lòng của NCNMT bằng Methadone Kết quả khảo sát cho thấy, các DVCTXH hỗ trợ sinh kế chưa thật sự mang lại sự hài lòng cho phần lớn NCNMT bằng Methadone. 3.2.4. Kết quả triển khai dịch vụ hỗ trợ pháp lý đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2