Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của luận án "Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm nghiên cứu lý luận, thực tiễn dịch vụ công tác xã hội và các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ và nâng cao khả năng sử dụng dịch vụ đối với người lao động nhập cư làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THANH HẢI DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ KHU VỰC KINH TẾ PHI NHÀ NƢỚC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THANH HẢI DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ KHU VỰC KINH TẾ PHI NHÀ NƢỚC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: CÔNG TÁC XÃ HỘI Mã số: : 976 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS- TS NGUYỄN HỮU MINH 2. TS LÊ HẢI THANH HÀ NỘI, 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án i
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................... 14 1.1. Những công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ...................................................... 14 1.1.1. Các nghiên cứu về thực trạng và xu hướng di cư và nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước ............................................................................................. 14 1.1.2. Các nghiên cứu về khả năng tiếp cận chính sách an sinh xã hội của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước ........................................ 16 1.1.3. Các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước .................................................................. 17 1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nƣớc ...................................................... 20 1.2.1. Các nghiên cứu về thực trạng và xu hướng di cư và nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước ............................................................................................. 20 1.2.2. Các nghiên cứu về khả năng tiếp cận chính sách an sinh xã hội của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước ........................................ 23 1.2.3. Các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước .................................................................. 27 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu ............................................................ 32 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................ 34 Chƣơng 2: LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ KHU VỰC KINH TẾ PHI NHÀ NƢỚC ......................... 35 2.1. Lý luận về người lao động nhập cư làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước........ 35 2.1.1. Nhập cư và người lao động nhập cư ........................................................... 35 2.1.2. Khu vực kinh tế phi nhà nước..................................................................... 36 2.1.3. Người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước ............................. 37 2.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời lao động nhập cƣ khu vực kinh tế phi nhà nƣớc ........................................... 41 2.2.1. Nhân viên công tác xã hội .......................................................................... 41 2.2.2. Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập khu vực kinh tế phi nhà nước.......................................................................................................... 41 2.3. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ..................................................... 54 2.3.1. Tiếp cận dựa trên thuyết hành vi ................................................................ 54 ii
- 2.3.2. Tiếp cận dựa trên thuyết về quyền con người............................................. 55 2.3.3. Tiếp cận dựa trên thuyết hệ thống .............................................................. 57 2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời nhập cƣ khu vực kinh tế phi nhà nƣớc ..................................................................................... 59 2.4.1. Đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội ................................. 59 2.4.2. Thông tin truyền thông về dịch vụ công tác xã hội .................................... 60 2.4.3. Nguồn lực hỗ trợ ......................................................................................... 61 2.4.4. Đặc điểm của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước ....... 61 2.4.5. Cơ chế chính sách và pháp luật .................................................................. 63 2.5. Khung phân tích ................................................................................................... 64 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................ 66 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ KHU VỰC KINH TẾ PHI NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................... 67 3.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội và ngƣời lao động nhập cƣ khu vực kinh tế phi nhà nƣớc tại Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 67 3.1.1. Đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh........... 67 3.1.2. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu ........................................................... 69 3.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ ngƣời lao động nhập cƣ làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nƣớc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội ............................................. 76 3.2.1. Sự cần thiết và thực trạng chung sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước ........................................ 76 3.2.2. Dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh ............................ 85 3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ công tác xã hội với ngƣời lao động nhập cƣ khu vực kinh tế phi nhà nƣớc từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh ... 102 3.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố năng lực đội ngũ đến dịch vụ công tác xã hội...... 103 3.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố thông tin truyền thông đến DVCTXH ................. 112 3.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố nguồn lực hỗ trợ đến dịch vụ công tác xã hội ...... 116 3.3.4. Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm người lao động nhập cư đến dịch vụ công tác xã hội .................................................................................................... 120 3.3.5. Ảnh hưởng của yếu tố cơ chế chính sách đến dịch vụ công tác xã hội .... 125 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................................... 130 iii
- Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ KHU VỰC KINH TẾ PHI NHÀ NƢỚC VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG .......................................................... 132 4.1. Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời lao động nhập cƣ khu vực kinh tế phi nhà nƣớc ......................................... 132 4.1.1. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách pháp luật ................................ 132 4.1.2. Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội .................................................................................................... 135 4.1.3. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ công tác xã hội ở cộng đồng ...................... 136 4.1.4. Nâng cao nhận thức và năng lực khai thác và sử dụng về dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư ......................................................... 139 4.1.5. Tăng cường công tác giáo dục truyền thông về cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng ...................................................................................... 141 4.2. Kết quả thực nghiệm tác động .......................................................................... 143 4.2.1. Cách thức tiến hành thực nghiệm ............................................................. 143 4.2.2. Đánh giá ảnh hưởng và sự thay đổi của biện pháp tăng cường hoạt động truyền thông, tác động đến khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước ................................ 147 Tiểu kết chƣơng 4 ...................................................................................................... 154 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................158 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 Action Aid (AVV) Tổ chức quốc tế chống nghèo đói 2 ASXH An sinh xã hội 3 BHXH Bảo hiểm xã hội 4 CTXH Công tác xã hội 5 ĐTB Điểm trung bình 6 ĐLC Độ lệch chuẩn 7 DVCTXH Dịch vụ công tác xã hội 8 DVXH Dịch vụ xã hội 9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 10 KTPNN Kinh tế phi nhà nước 11 ILO Tổ chức Lao động Quốc tế 12 NLĐNC Người lao động nhập cư 13 NVCTXH Nhân viên công tác xã hội 14 Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 15 UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 16 WB Ngân hàng thế giới v
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số nhân khẩu trong hộ của khách thể nghiên cứu ........................................ 70 Bảng 3.2: Nơi xuất cư của khách thể khảo sát .............................................................. 73 Bảng 3.3: Thu nhập từ việc làm chính của người lao động nhập cư ............................. 75 Bảng 3.4. Mức độ cần thiết sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước................................................................ 77 Bảng 3.5. Nhận định về mức độ cần thiết sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư phân theo giới tính ....................................................... 79 Bảng 3.6. Khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh ................................. 81 Bảng 3.7. Nhận định về khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư phân theo giới tính ....................................................................... 83 Bảng 3.8. Khả năng sử dụng dịch vụ thông tin nhà trọ an toàn của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước................................................................ 86 Bảng 3.9. Khả năng sử dụng dịch vụ kết nối, chuyển gửi nguồn lực của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước....................................................... 89 Bảng 3.10. Khả năng sử dụng dịch vụ tư vấn, tham vấn của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước ........................................................................ 92 Bảng 3.11. Khả năng sử dụng dịch vụ giới thiệu hỗ trợ học nghề, việc làm và sinh kế của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước ................... 95 Bảng 3.12. Khả năng sử dụng dịch vụ hỗ trợ giáo dục của trẻ em trong các gia đình người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước .............................. 99 Bảng 3.13. Nhận định của người lao động nhập cư về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội ..................................................................................... 104 Bảng 3.14. Nhận định về đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội .............................................................. 105 Bảng 3.15. Tương quan giữa yếu tố năng lực nhân viên công tác xã hội và khả năng sử dụng DVCTXH của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước ........................................................................................................... 111 Bảng 3.16. Thông tin truyền thông ảnh hưởng đến khả năng sử dụng DVCTXH của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước.............................. 112 vi
- Bảng 3.17: Nguồn lực hỗ trợ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ công tác xã hội với người lao động nhập cư ................................................................... 117 Bảng 3.18. Đánh giá của người trả lời về ảnh hưởng của đặc điểm người lao động nhập cư đến khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội ................................... 121 Bảng 3.19. Mức độ đồng ý của người trả lời về ảnh hưởng của cơ chế chính sách đến sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư ................... 126 Bảng 4.1. Sự thay đổi khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư trước và sau thực nghiệm ........................................................... 148 vii
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Giới tính, học vấn và tình trạng hôn nhân của khách thể nghiên cứu ......70 Biểu đồ 3.2: Trình độ chuyên môn và độ tuổi của người lao động nhập cư .................71 Biểu đồ 3.3: Loại hình công ty, việc làm chính và tính chất công việc của khách thể khảo sát ........................................................................................................74 Biểu đồ 3.4: Lĩnh vực làm việc và tình trạng ký hợp đồng lao động của khách thể khảo sát ...............................................................................................................76 Biểu đồ 3.5: Nhận định về khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư phân theo độ tuổi ....................................................................84 Biểu đồ 3.6: Nhận định về khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư phân theo địa bàn khảo sát .....................................................85 Biểu đồ 4.1: Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp tăng cường hoạt động truyền thông, tác động trước và sau thực nghiệm ........................................................152 viii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Sau 36 năm thực hiện đường lối đổi mới (năm 1986), nước ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài và tạo nên một bước ngoặt mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội, đã tạo nên hình ảnh đầy ấn tượng của Việt Nam trên trường quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao và tương đối ổn định, đời sống của người dân được từng bước cải thiện. Thực tế cho thấy, tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam từ cuối những năm 1990 và quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng cũng đi kèm với quá trình di dân từ nông thôn ra đô thị. Di dân là một hiện tượng xẩy ra tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt là ở các đô thị lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM),… di dân đã đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế, nhưng mặt khác cũng nẩy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Theo số liệu thống kê gần đây ở Việt Nam số người di cư thường có xu hướng lựa chọn điểm đến di cư trong phạm vi quen thuộc của họ. Trong số 88,4 triệu dân từ 5 tuổi trở lên, số người di cư là 6,4 triệu người, chiếm 7,3% [123]. Đặc biệt TP.HCM là một trung tâm đô thị lớn phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và là có sức hút mạnh nhất hiện nay so với cả nước. Nhiều vùng ven đô của thành phố đã và đang trong quá trình đô thị hóa với tốc độ rất cao và đã tạo ra một lực hút của dòng di cư từ các vùng khác nhau chuyển đến gây nên tình trạng đô thị hóa quá tải tại TP.HCM. Những đối tượng này thường gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động nhập cư (NLĐNC) khu vực kinh tế phi nhà nước (KTPNN) cao gấp 5 lần NLĐNC cư trú tại địa phương. Một số công trình nghiên cứu trước đây ở Việt Nam đã chỉ ra, lao động di cư, đặc biệt là lao động nữ là một trong những lực lượng lao động chịu nhiều thiệt thòi do mô hình kinh tế tăng trưởng nhanh hiện nay. Lao động nhập cư có thể xoay sở và cải thiện được thu nhập trong môi trường đô thị nhưng điều kiện sống và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội (DVXH) của họ còn rất kém so với người dân gốc tại địa phương đó, một bộ phận bị phân biệt đối xử hoặc đẩy ra ngoài lề xã hội vì họ không được thừa nhận là thành viên chính thức của cộng đồng, đa phần họ không biết nơi cung cấp thông tin về các chương trình, chính sách, dịch vụ liên quan [64], [135]. Vì vậy, khả năng hòa nhập vào cộng đồng của họ thường bị hạn chế và ít có cơ hội để tiếp cận vào dịch vụ xã hội ở đô thị. 1
- Bên cạnh đó, NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN ở TP.HCM không được hưởng các phúc lợi xã hội, không được tham gia vào các tổ chức công đoàn và chỉ có số ít NLĐNC được tham gia BHXH [7]. Đây là sự thiệt thòi rất lớn đối với NLĐNC khu vực KTPNN khi họ rơi vào hoàn cảnh rủi ro, bệnh tật, tai nạn lao động. Phần lớn do họ không có thông tin và hiểu biết về BHXH, và một phần do thấy BHXH tự nguyện không hấp dẫn với họ (vì chỉ có hai chế độ chi trả là hưu trí và tử tuất). Hơn 23% NLĐNC khu vực này có tham gia bảo hiểm y tế (trong đó, 12% tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, số còn lại tham gia bảo hiểm y tế theo diện hộ nghèo/cận nghèo và đối tượng chính sách) và có tới 60% nữ lao động nhập cư cho biết họ không có tiền mua bảo hiểm y tế tự nguyện [7]. Mặt khác, các thông tin về ASXH không đến được tới NLĐNC và họ không tham gia vào các hoạt động cộng đồng và thường cảm giác là mình đứng bên lề cuộc sống địa phương nơi đến. Điều này là một trong những rào cản lớn đối với NLĐNC tiếp cận ASXH. Đây được xem là nhóm đối tượng yếu thế cần sự trợ giúp can thiệp kịp thời từ các hoạt động CTXH. Ở Việt Nam, CTXH là một nghề còn khá mới nhiều người dân chưa nhận thức đầy đủ về nghề. Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án về phát triển nghề CTXH ngày 25 tháng 03 năm 2010 đã tạo ra hành lang pháp lý để từng bước phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp. Đồng thời, cũng tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp bộ Đảng, chính quyền và xã hội về nghề CTXH. Trong những năm qua tại TPHCM một số tổ chức xã hội trong nước và quốc tế tại Việt Nam đã có những chương trình, dự án với các hoạt động CTXH can thiệp hỗ trợ cho NLĐNC khu vực KTPNN như: hoạt động tư vấn pháp luật, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em gia đình; xây dựng nhóm công nhân nòng cốt,... Có thể thấy, DVCTXH có vai trò quan trọng đối với NLĐNC làm việc trong khu vực KTPNN, những hoạt động CTXH hỗ trợ này sẽ dần cải thiện sinh kế cho NLĐNC nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, phòng ngừa các vấn đề xã hội, quan trọng hơn là giúp họ hiểu và tiếp cận được các chính sách ASXH để có thể kết nối nguồn lực, biện hộ để bảo đảm quyền và lợi ích cho NLĐNC tại nơi đến. Tuy nhiên, các tổ chức xã hội, đoàn thể cung cấp các dịch vụ công tác xã hội (DVCTXH) đối với NLĐNC khu vực này không nhiều, chưa có các mạng lưới cung cấp các dịch vụ. Trong khi đó các đối tượng có nhu cầu sử dụng DVCTXH thì rất lớn chiếm khoảng 7 – 8% dân số, nhưng nhu cầu về DVCTXH của họ chưa được “đánh thức” do các rào cản về nhận thức, khả năng cung cấp dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng thấp [67]. Mặt khác, trong lĩnh vực CTXH vẫn còn ít công trình nghiên cứu về DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Thực tế cho thấy, DVCTXH đối với NLĐNC khu 2
- vực này là những dịch vụ hỗ trợ, can thiệp với các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội nhằm giúp các đối tượng giải quyết những vấn đề của mình đảm bảo cuộc sống và môi trường phù hợp, đáp ứng lợi ích tốt nhất và hướng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo ASXH cho thân chủ [71, tr187]. Vì vậy, việc nghiên cứu: “Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ làm cơ sở dữ liệu cho những hoạt động CTXH can thiệp trực tiếp với NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN ở các đô thị lớn. NLĐNC có nhu cầu rất lớn trong việc sử dụng nhiều loại dịch vụ CTXH khác nhau. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung làm rõ một số loại hình dịch vụ CTXH như dịch vụ hỗ trợ thông tin về nhà trọ an toàn; dịch vụ tư vấn, tham vấn; dịch vụ hỗ trợ con của NLĐNC tiếp cận giáo dục công; dịch vụ hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế; dịch vụ kết nối và chuyển gửi. Đây là một hướng nghiên cứu mới vô cùng cần thiết vì các nghiên cứu về CTXH nhất là DVCTXH hỗ trợ cho NLĐNC khu vực KTPNN thì còn rất ít công trình nghiên cứu và còn nhiều khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp phù hợp. Mặt khác, nghiên cứu này có ý nghĩa về mặt xã hội, nâng cao cơ hội tiếp cận DVCTXH, ASXH, và cải thiện điều kiện sinh kế cho NLĐNC ở khu vực này. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu chung của Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2021 – 2030 là đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng DVCTXH trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp DVCTXH của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả [25]. Qua đó góp phần đề xuất các mô hình DVCTXH hỗ trợ phù hợp nhằm nâng cao khả năng sử dụng DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững của thành phố. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, thực tiễn dịch vụ công tác xã hội và các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ và nâng cao khả năng sử dụng dịch vụ đối với người lao động nhập cư làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, các nhiệm vụ của luận án cần giải quyết: - Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đến dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước. 3
- - Hệ thống hóa lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước. - Khảo sát, đánh giá thực trạng và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước. - Đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp để làm rõ tính khả thi của một số biện pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ và nâng cao khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước hiện nay. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Dịch vụ công tác xã hội với người lao động nhập cư làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung nghiên cứu Về dịch vụ CTXH có nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Luận án này tập trung vào nghiên cứu một số dịch vụ như: dịch vụ thông tin về nhà trọ an toàn; dịch vụ tư vấn, tham vấn; dịch vụ hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế; dịch vụ hỗ trợ con của NLĐNC tiếp cận giáo dục công; dịch vụ kết nối và chuyển gửi,…) Về các yếu tố ảnh hưởng: DVCTXH với NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Luận án này tập trung làm rõ ảnh hưởng của nhóm yếu tố chủ quan và khách quan bao gồm: Đặc điểm của NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN; Đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ; Thông tin truyền thông về DVCTXH; Nguồn lực, mạng lưới hỗ trợ và cơ chế chính sách và pháp luật. Phạm vi về khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận án gồm: 420 NLĐNC từ 6 tháng trở lên làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vào một số quận có số lượng NLĐNC làm việc khu vực KTPNN đông trên địa bàn TPHCM như: Quận 12, quận Bình Tân và quận 8. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 9 năm 2021. 3.3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào? 4
- - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực phi nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh? - Cần có những biện pháp gì để thúc đẩy dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh? 3.4. Giả thuyết nghiên cứu - Người lao động nhập cư làm việc trong khu vực KTPNN còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội. - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng (đội ngũ nhân viên; truyền thông; nguồn lực; đặc điểm NLĐNC,…) và mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng yếu tố đến dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước. - Tăng cường các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức, các kênh truyền thông sẽ năng cao hiệu quả sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Để làm rõ các nội dung trong luận án, tác giả dựa trên tiếp thu có chọn lọc cách tiếp cận quyền con người và đảm bảo quyền con người trong việc tiếp cận các DVXH cơ bản. Thực tế cho thấy, quyền của con người không chỉ được chế định trong luật pháp mà còn là phương pháp luận của ngành CTXH: (1) quyền con người, (2) công bằng, (3) đạo đức nghề và là nguyên tắc chi phối mọi hoạt động của CTXH. Tuy nhiên, NLĐNC khu vực KTPNN ở các đô thị rất khó để có cơ hội sử dụng đầy đủ các quyền của họ tiếp cận DVCTXH. Bên cạnh đó để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận án sử dụng một số lý thuyết trong CTXH như: Thuyết nhu cầu, lý thuyết về hệ thống sinh thái. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, thu thập số liệu thống kê, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu. Cụ thể đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu 4.2.1.1. Mục đích Để làm rõ cơ sở lí luận tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu là chủ yếu. Thông qua phương pháp này giúp tác giả nghiên cứu thu thập và cập nhật 5
- được các thông tin thứ cấp, hiểu rõ hơn về vấn đề liên quan đến DVCTXH đối với NLĐNC khu vực kinh tế phi nhà nước. 4.2.1.2. Nội dung - Thu thập thông tin từ các tài liệu liên quan phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các khái niệm công cụ, những lí thuyết cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các sách, các công trình đã được đăng tải trên các sách báo, tạp chí, … về các vấn đề liên quan đến DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN. - Qua đó cho phép luận án giả nghiên cứu thu thập và cập nhật được các thông tin thứ cấp, hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu đồng thời chỉ ra được khoảng trống và tìm ra hướng đi trong nghiên cứu luận án của mình. 4.2.2. Phương pháp chuyên gia 4.2.2.1. Mục đích Nhằm thu thập những ý kiến đánh giá chuyên sâu và những kinh nghiệm để xây dựng căn cứ nhận biết các hoạt động CTXH, làm rõ thực trạng, khả năng sử dụng cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN. 4.2.2.2. Nội dung - Thảo luận với các chuyên gia về những nội dung liên quan đến DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN tại địa bàn khảo sát. - Thông qua các ý kiến của chuyên gia giúp xác định được các nội dung nghiên cứu thực tiễn như: Thực trạng biểu hiện các khả năng sử dụng DVCTXH và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với NLĐNC khu vực KTPNN . 4.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 4.2.3.1. Mục đích - Thu thập thông tin về đặc trưng cơ bản của khách thể nghiên cứu và làm rõ được thực trạng, mức độ sử dụng DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN hiện nay. - Làm rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Xây dựng hoàn thiện được bộ công cụ để nghiên cứu thực tiễn. 4.2.3.2. Nội dung của phiếu khảo sát - Thu thập thông tin về đặc trưng cơ bản của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước hiện nay. - Đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ sử dụng DVCTXH đối với NLĐNC khu vực kinh tế phi nhà nước. 6
- - Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận an sinh xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi chính thức. - Các giải pháp nâng cao khả năng sử dụng DVCTXH với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước. 4.2.3.3. Cách thức tiến hành * Giai đoạn 1: Thiết kế bộ công cụ và điều tra thử Trên cở sở nghiên cứu lí luận về nội dung, tiêu chí, thang đánh giá về sử dụng dịch vụ CTXH với NLĐNC khu vực KTPNN, tác giả xây dựng bộ công cụ nghiên cứu của đề tài. - Điều tra thử nhằm xác định độ tin cậy và giá trị của công cụ điều tra và để tiến hành chỉnh sửa hoàn thiện bảng hỏi trước khi đi thu thập thông tin chính thức. Điều tra thử được tiến hành trên 30 NLĐNC khu vực KTPNN. Dữ liệu thông tin thu thập được xử lí bằng chương trình SPSS 23.0. Tác giả xác định độ tin cậy bằng phương pháp phân tích hệ số Alpha của Cronbach và phân tích yếu tố để xác định độ giá trị của các thang đo trong bảng hỏi và nội dung của các yếu tố trong từng thang đo. Kết quả thu được như sau: - Đối với thang đo về thực trạng sử dụng DVCTXH của NLĐNC. Hầu hết hệ số thang đo của từng dịch vụ CTXH lớn hơn 0,6 có nghĩa là thang đo có độ tin cậy. + Dịch vụ hỗ trợ thông tin về nhà trọ an toàn: Alpha = 0,670 + Dịch vụ tư vấn, tham vấn: Alpha = 0,898 + Dịch vụ hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế: Alpha = 0,623 + Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục: Alpha = 0,683 + Dịch vụ kết nối và chuyển gửi: Alpha = 0,781 - Đối với thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH với NLĐNC. Hệ số thang đo của từng yếu tố ảnh hưởng đều lớn hơn 0,6, cụ thể Alpha = 0,859. Kết quả trên cho thấy tất cả các thang đo trong bảng hỏi có độ tin cậy (hệ số Alpha đều lớn hơn 0,60) đảm bảo độ tin cậy và có thể sử dụng để khảo sát. * Giai đoạn 2: Giai đoạn điều tra chính thức Trong giai đoạn này, sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu - Khách thể điều tra: NLĐNC khu vực KTPNN và một số cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH. - Cách chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống từ danh sách mẫu do địa phương thông qua công an khu vực cung cấp. Với 7
- trường hợp cỡ mẫu về NLĐNC lớn và thường xuyên biến động không biết quy mô tổng thể mẫu nên chúng tôi sử dụng công thức sau để tính dung lượng mẫu. Trong đó: n= là kích thước mẫu cần xác định. z= giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị Z tương ứng là 1,96…). p= là ước tính tỷ lệ % của tổng thể NLĐNC. Thông thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể và đảm bảo an toàn cho n ước lượng q = 1-p. e = sai số cho phép (±3%, ±4%, ±5%...), mức phổ biến là ± 0,05. Kích cỡ mẫu để thu thập thông tin về DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN với độ tin cậy là 95% với giá trị Z tương ứng là 1.96, sai số cho phép là nằm trong khoảng + 5%. Giả định p*q lớn nhất có thể xảy ra là 0,5*0,5. Cỡ mẫu sẽ được tính là: - Cách thức tiến hành điều tra: Tiến hành thu thập thông tin trên toàn bộ khách thể trong mẫu nghiên cứu. Theo công thức tính mẫu sẽ chọn 385 người, dự phòng ±10% số phiếu không thu đầy đủ thông tin, luận án làm tròn thành 420 đơn vị để khảo sát, trong đó: + Quận 12: 156 phiếu; Quận Bình Tân: 136 phiếu; Quận 8: 128 phiếu, người được hỏi có thời gian cư trú tại địa bàn khảo sát từ 6 tháng trở lên trước thời điểm phỏng vấn, làm việc ở khu vực KTPNN và chưa có hộ khẩu thường trú tại nơi đến. + Sau khi kiểm phiếu, loại trừ những phiếu không hợp lệ vì không điền đầy đủ thông tin, 420 phiếu khảo sát hợp lệ đưa vào sử dụng để phân các nội dung liên quan đến luận án. + Xử lý số liệu đã được thu thập để phục vụ cho việc phân tích kết quả nghiên cứu, viết báo cáo về thực trạng sử dụng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với NLĐNC khu vực KTPNN. * Nguyên tắc điều tra - Quá trình điều tra được tổ chức chặt chẽ, có trình tự, đảm bảo sự chuẩn bị chu đáo về phương tiện, điều kiện không gian và thời gian của NLĐNC tại địa phương. 8
- Khách thể nghiên cứu tham gia trả lời độc lập theo quan điểm cá nhân. Quá trình điều tra được tiến hành một cách khách quan, trung thực. - Số lượng mẫu định lượng không đại diện hoàn toàn cho tổng thể NLĐNC, song sự kết hợp giữa kết quả phân tích thông tin định lượng và định tính có thể phản ánh đặc trưng cơ bản của NLĐNC khu vực KTPNN trong việc sử dụng DVCTXH. 4.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 4.2.4.1. Mục đích Nghiên cứu không nhằm vào thống kê các con số mà nhằm đánh giá, tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận an sinh xã hội đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Thông qua phương pháp này nhằm bổ sung và làm rõ các thông tin chưa được thu thập ở phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy nghiên cứu sử dụng chủ yếu phỏng vấn sâu để thu thập thông tin về thực trạng sử dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN. 4.2.4.2. Nội dung Để làm rõ một số nội dung liên quan mà phần định lượng chưa thể hiện, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 20 NVCTXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp làm việc tại cộng đồng khảo sát có đông NLĐNC (nhân viên cung cấp dịch vụ, chủ nhà trọ, cán bộ Hội ban/ngành đoàn thể và cán bộ lãnh đạo quản lý, nhân viên ở các cơ sở cung cấp DVCTXH). Các nội dung cần làm rõ được xây dựng theo nguyên tắc gợi ý để người trả lời đưa ra quan điểm, ý kiến của mình. Những vấn đề chính trong nội dung bảng phỏng vấn sâu đề cập tới là các vấn đề mà bảng hỏi định lượng không thể giải quyết được hoặc chưa đi sâu tìm hiểu được. Mặt khác, việc phỏng vấn sâu giúp cho những thông tin mang lại nhiều chiều, người trả lời sẽ cởi mở cung cấp thông tin hơn là trả lời những câu hỏi theo khuôn mẫu có sẵn trong bộ công cụ nghiên cứu định lượng. Đề cương phỏng vấn sâu được xây dựng với các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Thông tin cá nhân của người được phỏng vấn. - Nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của NLĐNC khu vực KTPNN. - Đánh giá về thực trạng sử dụng và mức độ hài lòng về sử dụng dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư. - Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN. 4.2.4.3. Khách thể phỏng vấn Tổng số khách thể phỏng vấn 20 nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp (nhân viên cung cấp dịch vụ, chủ nhà trọ, cán bộ Hội ban/ngành đoàn thể 9
- và cán bộ lãnh đạo quản lý, nhân viên ở các cơ sở cung cấp DVCTXH) tại 03 địa bàn khảo sát có liên quan đến cung cấp DVCTXH với NLĐNC. 4.2.4.4. Cách tiến hành - Căn cứ vào nội dung đề cương trong bảng phỏng vấn sâu, người đi phỏng vấn tạo được niềm tin ở người được phỏng vấn. - Trình tự nội dung phỏng vấn sâu không nhất thiết tuân theo thứ tự đã chuẩn bị mà áp dụng một cách linh hoạt tùy từng đối tượng được phỏng vấn. 4.2.4.4. Nguyên tắc - Các câu hỏi được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, có độ tin cậy cao. Quá trình phỏng vấn được tổ chức khoa học, câu trả lời được ghi chép một cách cẩn thận, tỉ mỉ và khách quan. Để có được những thông tin chính xác, người phỏng vấn cần tránh đặt câu hỏi theo kiểu hỏi cung mà coi buổi phỏng vấn như một buổi trò chuyện, trao đổi về một số vấn đề liên quan đến đề tài. 4.2.5. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp này là nhằm tìm hiểu và phân tích chuyên sâu về trường hợp cụ thể. Thông tin thu được trong trường hợp này là thông tin định tính. Nghiên cứu này thực hiện sau khi đã có những kết quả điều tra, phân tích thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng DVCTXH và đưa ra một số giải pháp. Trên cơ sở đó lựa chọn một giải pháp để tiến hành tổ chức thực nghiệm nhằm xem xét tính hiệu quả của việc tăng cường các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức, các kênh truyền thông để tăng khả năng sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN. 4.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Số liệu sau khi được khảo sát từ thực tiễn được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 23.0. Trong luận án này, các phép tính thống kế được dùng để nghiên cứu là phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận [123]. - Phân tích thống kê mô tả: các chỉ số được dùng bao gồm: + Điểm trung bình cộng (Mean): Các thang đo trong bảng hỏi được thiết kế gồm 5 phương án trả lời: 5 4 3 2 1, khách thể chọn phương án 1 được gán cho 5 điểm, chọn phương án 2 - 4 điểm, chọn phương án 3 - 3 điểm, chọn phương án 4 - 2 điểm, chọn phương án 5 - 1 điểm trên cơ sở dữ liệu thu được tác giả tính ĐTB cho các thang đo và các item trong thang đo. Dựa vào ĐTB tính được của các thang đo, các item trong các thang đo tác giả rút ra nhận định về mức độ sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN. ĐTB càng cao được quy định là mức độ sử dụng thuận lợi và ngược lại. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội
223 p | 75 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
210 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
212 p | 88 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Năng lực bảo vệ trẻ em của người làm công tác xã hội cấp cơ sở tại thành phố Hà Nội
180 p | 18 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Công tác Xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 62 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
27 p | 58 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
27 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Giải pháp hỗ trợ tiếp cận trợ giúp xã hội cơ bản cho lao động nữ di cư (Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)
214 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
276 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
190 p | 11 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 52 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
237 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
240 p | 19 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
27 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hành vi lệch chuẩn của học sinh trung học phổ thông và đề xuất mô hình can thiệp (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp)
263 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 1 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
34 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn