Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường tại tỉnh Sơn La
lượt xem 113
download
Các hệ sinh thái tự nhiên đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự sống và tồn tại của con người, đặc biệt là hệ sinh thái rừng. Rừng không chỉ cung cấp nguyên vật liệu như gỗ, củi cho một số ngành sản xuất mà còn giúp duy trì và bảo vệ môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do sự phát triển quá nhanh của xã hội mà không có chiến lược bảo vệ rừng khiến nguồn tài nguyên này đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Đây...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường tại tỉnh Sơn La
- Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường tại tỉnh Sơn La
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 3 1.1. Khái quát chung về chi trả dịch vụ môi trường.................................. 3 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ môi trường ............................................... 3 1.1.2. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường ......................................... 4 1.1.3. Thiết lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường ............................ 5 1.1.4. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường ....................................... 5 1.1.5. Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng ........................... 6 1.2. Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường ........................ 6 1.2.1. Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền .............................. 7 1.2.2. Sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay – WTP) ............................ 7 1.3. Nội dung chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ....................... 10 1.3.1. Căn cứ xây dựng chính sách ........................................................ 10 1.3.2. Nội dung chính sách .................................................................... 13 1.4. Kinh nghiệm thực hiện dự án chi trả dịch môi trường ........................ 15 1.4.1. Trên thế giới ................................................................................ 15 1.4.2. Tại Việt Nam ............................................................................... 16 CHƯƠNG II: DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH SƠN LA ............................................................................................ 17 2.1. Giới thiệu đặc điểm chung về tỉnh Sơn La ......................................... 17 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ................................................... 17 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................ 22 2.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển rừng 28 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp .............................................. 28 2.2.2. Hiện trạng thực hiện giao đất giao rừng ....................................... 30
- 2.2.3. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng ............................. 32 2.2.4. Hoạt động của các dự án lâm nghiệp ........................................... 34 2.2.5. Đánh giá chung về những hạn chế còn tồn tại trong quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng. ................................................................................... 34 2.3. Giới thiệu chung về hoạt động của dự án chi trả dịch vụ môi trường . 35 2.3.1. Các bên tham gia dự án ............................................................... 35 2.3.2. Thực tế hoạt động của dự án........................................................ 36 2.3.3. Kinh phí cho dự án ...................................................................... 37 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG .................................... 39 3.1. Phân tích hiệu quả về kinh tế ............................................................. 39 3.1.1. Xây dựng công thức tính mức chi trả cho dịch vụ môi trường rừng .............................................................................................................. 39 3.1.2. Tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng ........................... 44 3.1.3. Tính toán lợi ích kinh tế của các bên tham gia ............................. 46 3.1.4. Đánh giá chung về lợi ích của các bên tham gia .......................... 56 3.2. Phân tích hiệu quả về môi trường....................................................... 57 3.3. Phân tích hiệu quả về xã hội .............................................................. 60 3.3.1. PES vì người nghèo ..................................................................... 60 3.3.2. PES cho doanh nghiệp ................................................................. 61 3.3.3. Lợi ích cho toàn xã hội ................................................................ 62 CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ........................................................................................................ 64 4.1. Những thách thức khi thực hiện PES tại Việt Nam ............................ 64 4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dự án ............................. 67 KẾT LUẬN ................................................................................................. 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 72
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PES : Chi trả dịch vụ môi trường MTR : Môi trường rừng ES : Dịch vụ môi trường WWF : Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã GĐGR: Giao đất giao rừng NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn ADB : Ngân hàng phát triển châu Á DANIDA: Cơ quan phát triển quốc tế của Đan Mạch IUCN : Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế WB : Ngân hàng thế giới CDM: Cơ chế phát triển sạch
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia .................... 9 Hình 1.2: Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường ................... 9 Bảng 1.1: Các khoản chi trả của người sử dụng nước tại Costa Rica ..... 15 Hình 2.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Sơn La ................................................ 18 Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Sơn La ...................................... 19 Hình 2.2: Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Sơn La .................. 23 Bảng 2.2: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ........................ 28 Hình 2.3: Cơ cấu đất lâm nghiệp ........................................................... 30 Bảng 2.3: Kết quả giao đất, giao rừng tỉnh Sơn La vùng lưu vực sông Đà .............................................................................................................. 31 Bảng 2.4: Diện tích giao đất giao rừng rà soát tại các huyện thí điểm ... 32 Bảng 3.1: Giá trị giữ nước và giữ đất của rừng và hệ số chi trả dịch vụ MTR ..................................................................................................... 41 Bảng 3.2: Giá trị giữ đất của rừng phòng hộ và rừng sản xuất và hệ số chi .............................................................................................................. 43 Bảng 3.3: Hệ số chi trả dịch vụ MTR theo loại rừng và chức năng của rừng ...................................................................................................... 43 Bảng 3.4: Số tiền nhà máy thuỷ điện phải chi trả .................................. 44 Bảng 3.5: Số tiền chi trả cho huyện Mộc Châu...................................... 45 Bảng 3.6: Số tiền chi trả cho huyện Phù Yên ........................................ 46 Hình 3.1: Biểu đồ lượng khách du lịch đến Sơn La ............................... 50 Hình 3.2:Du lịch tại Sơn La .................................................................. 51 Bảng 3. 5: Các thông số liên quan đến chi trả dịch vụ giữ nước đối với hồ thuỷ điện Hoà Bình ............................................................................... 54 Hình 3.3: Rừng nhiệt đới làm giảm lượng thải CO2…………………… 59
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường tại tỉnh Sơn La” 2. Lý do lựa chọn đề tài: Các hệ sinh thái tự nhiên đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự sống và tồn tại của con người, đặc biệt là hệ sinh thái rừng. Rừng không chỉ cung cấp nguyên vật liệu như gỗ, củi cho một số ngành sản xuất mà còn giúp duy trì và bảo vệ môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do sự phát triển quá nhanh của xã hội mà không có chiến lược bảo vệ rừng khiến nguồn tài nguyên này đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu. [ Trong những năm gần đây, nhận thức về giá trị, vai trò của rừng ngày càng được nâng cao, đặc biệt là sự tiếp cận với những cách nghĩ mới về những lợi ích mà rừng đem lại. Đó không còn là những giá trị trừu tượng mà đã được xem là một loại hàng hoá, có thể đem trao đổi và mua bán trên thị trường. Chính vì vậy, dịch vụ môi trường rừng đã ra đời và đang trở thành một biện pháp quản lý hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn mang đến cái nhìn cụ thể hơn về các lợi ích mà cơ chế chi trả dịch vụ môi trường đem lại. Từ đó, nhận thức rõ hơn về kinh nghiệm thực hiện của các nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng PES tại Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm dịch vụ môi trường, bên cung cấp dịch vụ và cơ chế hoạt động của PES.
- 2 Tìm hiểu về hiện trạng các dự án bảo vệ rừng đã thực hiện và các điều kiện để áp dụng PES tại Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực hiện với phạm vi là tỉnh Sơn La, cụ thể là tại hai huyện thí điểm Mộc Châu và Phù Yên, dựa trên Quyết định 380/QĐ – TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng nghiên cứu là dịch vụ giữ nước, phòng hộ đầu nguồn của rừng và lợi ích của các bên tham gia vào dự án. Mặt khác, đề tài cũng xem xét các dự án chi trả môi trường đã thực hiện ở các nước khác trên thế giới để đúc kết các kinh nghiệm cho việc triển khai tại Việt Nam. [ 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin, số liệu: các thông tin được thu thập từ sách, báo, các quy định của Chính phủ, dự thảo thực hiện đề án chi trả dịch vụ môi trường và các tài liệu trên internet. - Phương pháp lượng giá các giá trị dịch vụ môi trường: tính toán các lợi ích do dịch vụ môi trường đem lại. - Phương pháp tổng hợp số liệu bằng bảng tính Excel. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tham vấn ý kiến của một số chuyên gia về PES về tài liệu và các vấn đề còn vướng mắc. 6. Cấu trúc đề tài Chuyên đề tốt nghiệp gồm có 4 chương:
- 3 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phân tích hiệu quả dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng Chương II: Dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La Chương III: Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng Chương IV: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 1.1. Khái quát chung về chi trả dịch vụ môi trường 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ môi trường Dịch vụ môi trường (Environmental Services) là những dịch vụ và chức năng được cung cấp bởi hệ sinh thái và có những giá trị nhất định về kinh tế. Các nhóm dịch vụ môi trường bao gồm: Chức năng phòng hộ đầu nguồn Bảo vệ đa dạng sinh học Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Hấp thụ Các - bon Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử dụng của môi trường rừng như điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ, ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa dạng sinh học…(Điều 4 chương I, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 4 năm 2008). Trong đó, giá trị môi trường rừng được hiểu là giá trị mà rừng
- 4 làm lợi cho môi trường, do bản thân các khu rừng tạo ra nhưng không chỉ được sử dụng bới những người quản lý, bảo vệ và phát triển rừng mà còn bởi toàn xã hội. Với việc xem xét đến các đến các dịch vụ môi trường rừng thì các giá trị này được xem xét như một loại hàng hoá công cộng, có thể do cả xã hội sử dụng mà người làm rừng không quản lý và điều tiết được quá trình khai thác và sử dụng chúng. Các loại dịch vụ môi trường rừng trong dự án thí điểm tại tỉnh Sơn Là gồm: Dịch vụ về điều tiết và cung ứng nguồn nước; Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ; Dịch vụ về du lịch. 1.1.2. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payment for Ecosystem Services - PES) hay còn được gọi là chi trả cho dịch vụ môi trường (Payment for Environmental Services) được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ sinh thái bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ hệ sinh thái. Một khái niệm hẹp hơn về chi trả môi trường được đưa ra năm 2005 là: “ Chi trả dịch vụ môi trường là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đó dịch vụ môi trường được xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm bảo có được dịch vụ này) đang được người mua (tối thiểu một người mua) mua của người bán (tối thiểu một người bán) khi và chỉ khi người cung cấp dịch vụ môi trường đảm bảo được việc cung cấp dịch vụ môi trường này”. (Wunder 2005, p9) Trong quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có quy định chi tiết hơn về khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng cho hoạt động trồng rừng. Theo đó, chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ kinh tế giữa
- 5 người sử dụng các dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho người cung ứng dịch vụ môi trường rừng. 1.1.3. Thiết lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường Chi trả dịch vụ môi trường (PES) thực chất là một cơ chế chi trả dựa trên việc người sử dụng hay người cung cấp có được lợi ích từ các dịch vụ sinh thái, từ đó dẫn đến việc bảo vệ và quản lý chúng. Cơ chế này cần có sự thiết lập rõ ràng để đảm bảo nó hoạt động thực sự hiệu quả trong một thời gian dài và có khả năng nhân rộng trên toàn thế giới. Theo Wunder (2005) các tiêu chí của PES là: Tự nguyện trong giao dịch Các dịch vụ môi trường cần được xác định rõ Có ít nhất một người cung cấp dịch vụ môi trường Có ít nhất một người mua dịch vụ môi trường Nếu và chỉ với điều kiện là người cung cấp dịch vụ môi trường phải bảo đảm việc cung cấp dịch vụ môi trường (mang tính điều kiện). Dựa trên tiêu chí này, dự án chi trả dịch vụ môi trường được xây dựng thông qua ba bước, bao gồm: Nhận dạng và xác định các dịch vụ môi trường Xem xét giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường. Trong bước này ta sẽ xác định giá cho các dịch vụ. Việc tính toán các giá trị kinh tế có thể dựa trên việc gán số lượng và giá trị bằng tiền cho hàng hoá và dịch vụ được cung cấp bởi môi trường tự nhiên, dù có hay không giá thị trường vẫn rất hữu ích trong việc giúp ta tính toán. Thiết lập kế hoạch chi trả. 1.1.4. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường Hai nguyên tắc cơ bản của PES là: Tạo ra động lực tài chính hiệu quả thúc đẩy cá nhân và cộng đồng cung
- 6 cấp các dịch vụ môi trường; Chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ. Việc chi trả này có thể dưới hình thức là tiền hoặc hiện vật. Cụ thể hơn, với việc chi trả cho dịch vụ môi trường rừng, Điều 7 chương I, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định như sau: Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trực tiếp do người được chi trả và người phải chi trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thoả thuận theo nguyên tắc thị trường. Mức tiền chi trả sử dụng dịch vụ môi trường rừng gián tiếp do Nhà nước quy định được công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết. Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng cho người được chi trả dịch vụ môi trường rừng và không thay thế cho thuế tài nguyên nước hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật. Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng dịch vụ môi trường rừng được tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng. 1.1.5. Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng Có hai hình thức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng: Chi trả dịch vụ môi trường rừng trực tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường rừng (người phải chi trả) trả tiền trực tiếp cho người cung ứng dịch vụ môi trường (người được chi trả). Chi trả dịch vụ môi trường rừng gián tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường rừng chi trả gián tiếp cho người cung ứng dịch vụ môi trường rừng thông qua một số tổ chức và thực hiện theo quy định. (Điều 6 chương I, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) 1.2. Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường
- 7 1.2.1. Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền Trong các mô hình quản lý môi trường cũng như các giải pháp quản lý môi trường trước đây, chúng ta thường hay sử dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter pays). Cơ chế này yêu cầu những người gây ra các tác động có hại đến môi trường phải có trách nhiệm chi trả và cải tạo lại môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cơ chế này cũng có một số hạn chế nhất định vì người gây ô nhiễm thường không muốn trả tiền hoặc không khắc phục các thiệt hại về môi trường. Trái với các cơ chế quản lý trước đây, PES không hoạt động theo cơ chế người đây ô nhiễm phải trả tiền mà hướng tới một cơ chế khác là người được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường sẽ trả tiền cho việc thụ hưởng đó. Các nhà kinh tế đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng, sẽ hiệu quả hơn nếu trả tiền để con người giữ gìn môi trường hơn là bắt họ phải chi trả cho những thiệt hại môi trường mà họ đã gây ra. Một ví dụ cụ thể là, thay vì phạt những người dân ở vùng thượng lưu vì đã chặt phá rừng gây ra lũ lụt cho vùng hạ lưu thì chi trả cho họ một khoản tiền để họ giữ các khu rừng đó và đem lại lợi ích cho dân ở vùng hạ lưu. Những người ở hạ lưu trước đây không phải trả tiền cho bất cứ lợi ích nào họ nhận được từ môi trường rừng thì nay họ sẽ chi trả một phần cho các lợi ích mà họ được hưởng. Đây là một cách tiếp cận rất mới của PES, coi dịch vụ môi trường là hàng hoá và nếu ta nhận được lợi ích từ hàng hoá thì hiển nhiên ta phải trả tiền để được tiêu dùng nó. Dựa trên cách tiếp cận này, các giá trị của dịch vụ môi trường, đặc biệt là dịch vụ môi trường rừng sẽ được đánh giá một cách chính xác hơn. 1.2.2. Sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay – WTP) WTP là thước đo độ thoả mãn, đồng thời là thước đo lợi ích và là đường cầu thị trường tạo nên cở sở xác định lợi ích đối với xã hội từ việc tiêu thụ hoặc bán một mặt hàng cụ thể.
- 8 Nền tảng của PES chính là việc những người cung cấp dịch vụ môi trường sẽ nhận được một khoản tiền cho việc họ chấp nhận bảo vệ môi trường (tính điều kiện) và mức chi trả này phụ thuộc vào sự thoả thuận với bên nhận được lợi ích từ các lợi ích từ môi trường. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra các đặc điểm khác của PES, ví dụ PES là một cơ chế giao dịch tự nguyện giữa ít nhất một người cung cấp và một người sử dụng đối với các hàng hoá dịch vụ môi trường, thì tính điều kiện vẫn là đặc điểm rõ nhất phân biệt PES với các cách tiếp cận trước đây. Nhà kinh tế học Ronald Coase cũng đưa ra quan điểm rằng cơ sở của PES là dựa trên sự thoả thuận lợi ích giữa hai bên thông qua việc mặc cả để đưa ra một mức giá hợp lý. Thông qua việc thoả thuận, hai bên có thể đạt được mức lợi ích mà mình mong muốn đối với các dịch vụ môi trường. Mô hình dưới đây cho thấy các ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên. Đường thẳng AB là đường lợi ích cận biên của những người ở vùng thượng lưu (ở đây là chủ rừng) đối với việc chặt cây. Có thể nhận thấy lợi ích cận biên của họ giảm dần khi chặt thêm cây, nguyên nhân có thể do giá cả của gỗ hoặc những cây có giá trị cao đã bị chặt phá trước. Đường thẳng OD biểu diễn mức chi phí biên của người ở vùng hạ lưu, chi phí này ngày càng tăng lên cùng với việc nhiều cây bị mất đi. Hai đường này cắt nhau tại E, là điểm mà lợi ích của hai bên là như nhau, tương ứng với mức giá là P. Đây là mức giá mà những người ở hạ lưu sẵn lòng chi trả và những người chủ rừng sẵn sàng chấp nhận.
- 9 Hình 1.1: Ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia Mức chi trả này đã được đề cập đến khá nhiều trong các nghiên cứu về PES. Một cách khác để hiểu về mức sẵn lòng chi trả được đưa ra trong một nghiên cứu của World Bank năm 2003 Hình 1.2: Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường
- 10 Trong mô hình này có thể thấy: nguồn thu nhập từ việc chặt phá rừng và sử dụng các cánh rừng đầu nguồn là lợi ích của những người chủ rừng nhưng lại là chi phí của những nhà máy thuỷ điện và cư dân ở hạ lưu. Phần màu xanh nhạt biểu diễn cho phần lợi ích của người chủ rừng như khai thác gỗ, buôn bán động vật hoang dã…Ngược lại phần diện tích màu đỏ cho thấy chi phí hay thiệt hại của các nhà máy thuỷ điện khi rừng bị chặt phá, ví dụ như các thiệt hại về kinh tế do giảm năng suất hay thiên tai, lũ lụt. Do đó, những nhà máy này sẽ sẵn sàng bỏ ra một số tiền để trả cho người chủ rừng nhằm duy trì các khu rừng đầu nguồn và lợi ích của họ và mức tiền này phải nhỏ hơn phần thiệt hại về kinh tế nhưng không là giảm bớt lợi ích của người chủ rừng. Phần chi trả ở đây được thể hiện bằng màu xanh lá cây. Ví dụ, khi các khu rừng đầu nguồn bị chặt phá, chủ rừng thu nhập được 100 triệu đồng, đồng thời các nhà máy thuỷ điện sẽ bị thiệt hại 1 tỷ đồng. Nếu rừng được các nhà máy này sẽ giảm được thiệt hại là 500 triệu đồng, thì họ sẵn sàng chi trả một mức tiền nhỏ hơn 500 triệu để duy trì rừng đầu nguồn. Lúc này mức chi trả hợp lý sẽ lớn hơn 100 triệu đồng và nhỏ hơn 500 triệu đồng. Tóm lại, mức chi trả sẽ được xác định dựa trên cơ sở: Thu nhập của chủ rừng < Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng < Mức lợi ích nhà máy thuỷ điện nhận được từ dịch vụ môi trường rừng. 1.3. Nội dung chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 1.3.1. Căn cứ xây dựng chính sách 1.3.1.1. Cơ sở pháp lý Căn cứ theo hệ thống pháp luật hiện hành, Pháp lệnh số 38/2001/PL- UBTVQH 10 ngày 28/08/2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phí và lệ phí có quy định về việc thu phí đối với 12 lĩnh vực. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đã có các quy định về phí thuỷ lợi, phí kiểm dịch
- 11 động, thực vật; phí kiểm tra vệ sinh thú ý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…Riêng trong lĩnh vực môi trường có phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, khai thác tài nguyên. Như vậy, Pháp luật Việt Nam đã có sự quan tâm đúng đắn đến vấn đề bảo vệ môi trường, tạo cơ sở tiền đề cho việc bổ sung, xây dựng các chính sách mới, đáp ứng được xu hướng phát triển chung của đất nước và thế giới. Hướng tới việc phát triển bền vững, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ra đời ngày 10/04/2008 đã quy định rõ về việc cần thiết phải xây dựng thí điểm cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại một số tỉnh, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình này trên cả nước. Hiện nay, chính sách này được áp dụng cho các cơ sở sản xuất được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Đà và các chủ rừng ở vùng đầu nguồn lưu vực hai con sông nói trên thuộc hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La. Ngoài những căn cứ pháp lý kể trên, còn phải kể đến một số Nghị định cũng như các báo cáo dự án trồng và phát triển rừng như: Kế hoạch số 1660/KH-BNN-PC ngày 12/06/1008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch tổ chức triển khai Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tại tỉnh Sơn La theo chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng trên phạm vi toàn quốc. Báo cáo kết quả thực hiện giao đất giao rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2001 -2006 (Chi cục kiểm lâm tỉnh Sơn La, 2008). 1.3.1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn
- 12 Nhiều nghiên cứu hiện nay đã đánh giá giá trị của rừng theo quan điểm kinh tế, nghĩa là lượng hoá các lợi ích mà rừng mang lại cho cuộc sống con người qua các con số chứ không còn đơn thuần là kể ra những lợi ích đó. Dựa trên chính các kết quả này, giá trị dịch vụ môi trường rừng ngày càng được thừa nhận rộng rãi hơn. Các nghiên cứu thực hiện trên phạm vi thế giới đã chỉ ra cơ cấu cho các loại dịch vụ môi trường rừng là: hấp thụ các-bon chiếm 27%; bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%; phòng hộ đầu nguồn chiếm 21% ; bảo vệ cảnh quan chiếm 17% và các giá trị khác chiếm 10%. Thực tiễn tại Việt Nam cũng cho thấy những tín hiệu đáng mừng của việc thay đổi trong nhận thức của con người về các giá trị của dịch vụ môi trường rừng. Rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn có chức năng bảo vệ cho các khu vực hạ lưu, vì thế Việt Nam đã xác định cần thiết phải xây dựng một cơ chế quản lý rừng hiệu quả hơn thay thế cho các phương pháp trước đây theo quan điểm coi dịch vụ môi trường rừng là một loại hàng hoá. Đây là cơ sở tiền đề quan trọng để hiểu và tiếp thu “Cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường”. 1.3.1.3. Tham khảo, kế thừa nghiên cứu và kinh nghiệm của thế giới Trên thế giới, việc nghiên cứu và triển khai dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được chú ý từ những năm 90 của thế kỷ 20. Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành, điển hình như nghiên cứu của Trường Đại học California, nhằm xác định khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng, chi trả cho ai và mức chi trả là bao nhiêu. Các nghiên cứu đã tính toán ra giá trị của rừng trong việc bảo vệ đất, nước, không khí, đa dạng sinh học làm cơ sở đưa ra mức chi trả của xã hội đối với dịch vụ môi trường rừng. Đây là cơ sở tiền đề cho các nước đi sau, như Việt Nam, tham khảo và kế thừa để áp dụng vào thực tiễn bảo vệ môi trường, cụ thể là cho môi trường rừng.
- 13 Thực tế cho thấy, PES đã được áp dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới như châu Phi, châu Á, Đông Âu, châu Mỹ Latinh và đã có những thành công nhất định. Trong đó, Costa Rica là một trong những nước đầu tiên xây dựng và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, bao gồm giá trị hấp thụ Cac – bon, phòng hộ đầu nguồn, đa dạng sinh học và bảo vệ cảnh quan. Thành công của các nước đi trước là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng - một chính sách còn hết sức mới mẻ này. 1.3.2. Nội dung chính sách 1.3.2.1. Đối tượng rừng được đưa vào xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng sản xuất đủ tiêu chuẩn phòng hộ thì sẽ xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng trong thời gian chưa khai thác 1.3.2.2. Nguyên tắc xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng Giá trị dịch vụ môi trường rừng được xác định theo từng loại rừng: rừng gỗ, rừng hỗn giao, tre nứa (đối với rừng tự nhiên) và rừng đã có trữ lượng và chưa có trữ lượng (đối với rừng trồng). Chỉ xác định những giá trị gián tiếp khả thi và có khả năng tính toán được (thông qua kết quả nghiên cứu thực té đã được công bố tại Việt Nam). 1.3.2.3. Đối tượng có nghĩa vụ chi trả giá trị dịch vụ môi trường rừng Các tổ chức, các nhân sử dụng trực tiếp các giá trị dịch vụ môi trường rừng để sản xuất hàng hoá hoặc kinh doanh các sản phẩm được hưởng
- 14 lợi từ rừng, bao gồm: các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, nước sinh hoạt, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động gây tác động ảnh hưởng có hại đến môi trường rừng như khai thác khoáng sản, công trình giao thông và các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm không khí. 1.3.2.4. Đối tượng được hưởng phí chi trả dịch vụ môi trường rừng Các ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng được nhận phí chi trả dịch vụ môi trường rừng để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, khoán bảo vệ rừng là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được giao đất, giao rừng sản xuất (rừng trồng và rừng tự nhiên), khi rừng đã đủ tiêu chuẩn phòng hộ trong thời gian chưa khai thác sẽ được hưởng phí chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với giá trị phòng hộ do rừng tạo ra. 1.3.2.5. Cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng Đối với trường hợp chi trả trực tiếp: tiền thu được từ chi trả các dịch vụ môi trường rừng sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật, người được chi trả có toàn quyền quyết định việc sử dụng số tiền này để đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng. Đối với trường hợp chi trả gián tiếp: tiền thu được từ chi trả dịch vụ môi trường rừng được sử dụng như sau: - 10% chi cho các hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng - 90% chi cho các hoạt động của người được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nếu người được chi trả dịch vụ môi trường rừng là các tổ chức nhà nước, được sử dụng 10% cho chi phí quản lý, 80% cho việc trả tiền công khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, cộng
- 15 đồng dân cư, thôn bản. 1.4. Kinh nghiệm thực hiện dự án chi trả dịch môi trường 1.4.1. Trên thế giới PES được áp dụng tại rất nhiều nơi trên thế giới như ở châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh và Đông Âu, một ví dụ điển hình cho việc phát triển PES như một cơ chế quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả chính là Costa Rica. Những người chủ đất và chủ rừng ở đây được trả tiền cho việc họ cung cấp các dịch vụ môi trường, tiến hành các hoạt động bảo vệ rừng nhằm duy trì chất lượng cuộc sống của con người. Chính sách này thiết kế một cơ chế tài chính cũng như luật pháp khá chặt chẽ nhằm đảm bảo người cung cấp dịch vụ môi trường sẽ phải thực hiện hết hợp đồng theo thời hạn đã định. Bảng 1.1 là một ví dụ về các khoản tiền mà những người sử dụng nước phải trả cho dịch vụ môi trường (ở đây là chức năng phòng hộ đầu nguồn). Bảng 1.1: Các khoản chi trả của người sử dụng nước tại Costa Rica
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn " Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình "
17 p | 1920 | 626
-
LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
60 p | 589 | 149
-
LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
52 p | 337 | 110
-
Luận văn: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty bảo hiểm Dầu khí khu vực Duyên Hải
91 p | 264 | 88
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc theo chỉ số hiệu quả (KPI) tại Công ty cổ phần Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS)
119 p | 129 | 35
-
Luận văn: Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang
80 p | 187 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Bia Huế
77 p | 216 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội: Ứng dụng hệ thống KPI trong đánh giá hiệu quả công việc của chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
119 p | 60 | 18
-
Luận văn:Đánh giá hiệu quả đầu tư và đề xuất giải pháp đảm bảo hiệu quả kinh tế cho trạm tích hợp 110 KV Lăng Cô
25 p | 86 | 18
-
Luận văn: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
54 p | 117 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
74 p | 54 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển Phần mềm LARION
109 p | 45 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả công việc tại Điện lực Cẩm Khê
85 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững cho một số phương án sử dụng đất trong canh tác nông lâm nghiệp ở vùng nguyên liệu giấy
120 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá hiệu quả của hoạt động tự đánh giá ở các trường trung học phổ thông huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương
130 p | 38 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa
28 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc - KPI cho Đài viễn thông Dak Lak thuộc Trung tâm mạng lưới Mobifone Miền Trung
141 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Ứng dụng mô hình CAMELS trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Quân Đội
120 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn