intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa ở Việt Nam hiện nay; Xác định phương hướng và khuyến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THANH GIANG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA Ngành: Quản lý công Mã số: 9340403 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2024
  2. Luận án được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHẠM DUY ĐỨC 2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẬU Luận án được bảo vệ tại Hội đồng ………………………… Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp … nhà … Hội trường bảo vệ Luận án Tiến sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi …h… ngày … tháng ….. năm ……….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Học viện Hành chính Quốc gia
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn đề cao vai trò của giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) và khẳng định GD&ĐT là "quốc sách hàng đầu", phải được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển quốc gia. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững (PTBV) đất nước. Quá trình triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, luật pháp và chính sách giáo dục của nhà nước về GD&ĐT đã góp phần quan trọng tạo nên sự chuyển biến tích cực, mang lại những kết quả nhất định. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển đất nước, GD&ĐT còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. "Giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát triển. Chất lượng, hiệu quả GD&ĐT còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp… Đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD chưa đáp ứng được yêu cầu" [23, tr.113, 114]. Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng ta nêu ra hiện nay là: "Đổi mới căn bản công tác quản lý GD&ĐT, đảm bảo dân chủ; thống nhất; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cho các cơ sở GD&ĐT; coi trọng quản lý chất lượng" [23, tr.116]. Như vậy, đổi mới công tác QLGD là một vấn đề cấp bách hiện nay. Văn hóa ngày càng gắn bó chặt chẽ với kinh tế, chính trị, xã hội, vừa làm động lực, vừa làm hệ điều tiết cho quá trình phát triển. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước (QLNN), những vấn đề liên quan đến văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý (VHQL), văn hóa công vụ, văn hóa công sở (VHCS), văn hóa công chức đã và đang được quan tâm. Tuy nhiên, những hẫng hụt trong học thuật cũng như trong tổ chức thực tiễn về phát triển nền văn hóa công vụ chưa được quan tâm đúng mức. Văn hóa chưa thực sự trở thành nền tảng, mục tiêu, động lực cho hoạt động QLNN trên các lĩnh vực, trong đó có QLNN về giáo dục. Văn hóa chưa được nghiên cứu, xây dựng như hệ tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN về giáo dục. Những nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN) về giáo dục nói chung đã được nhiều nhà khoa học ở trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu và đem lại nhiều thành tựu có ý ngĩa khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa ở nước ta vẫn chưa được nghiên cứu chuyên biệt, có hệ thống từ khoa học quản lý công. Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu các thành tựu nghiên cứu đã được, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa" làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa, đề tài khảo sát và đánh giá thực trạng hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLHCNN về giáo dục hiện nay. 1
  4. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả trước về những vấn đề liên quan đến luận án nhằm kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có và xác định những nội dung Luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Làm rõ cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa. - Đánh giá thực trạng QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa ở Việt Nam hiện nay. - Xác định phương hướng và khuyến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa. 3. Đối tượng và phạm vi, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu việc đánh giá hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa trong quản lý HCNN về giáo dục giai đoạn 2013 đến 2019 là giai đoạn tuy ngắn nhưng có nhiều thay đổi, gắn với mốc Việt Nam hội nhập quốc tế (HNQT) với nhiều hiệp định được ký kết, đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2 theo hướng gia tăng tốc độ, hiệu quả cải cách, có những bước tiến nhằm hiện đại hóa nền hành chính, bắt nhịp HNQT. Giai đoạn này đồng thời có rất nhiều thay đổi trong chính sách pháp luật về tổ chức hành chính, đặc biệt là phát huy vai trò của văn hóa trong QLHC. Luận án nghiên cứu thực trạng hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa; nhận diện và khảo sát, đánh giá thực trạng hiệu quả QLHCNN về giáo dục ở các cơ quan nhà nước chuyên trách trong lĩnh vực giáo dục các cấp bao gồm: Bộ GD&ĐT, các sở GD&ĐT, các phòng Giáo dục. 3.3. Khách thể nghiên cứu Luận án đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin từ công chức, viên chức, các nhà quản lý thuộc: Bộ Giáo dục và đào tạo; Sở Giáo dục đào tạo, Phòng Giáo dục, các cơ sở giáo dục đào tạo trong và ngoài công lập. Khách thể nghiên cứu của Luận án không bao gồm những công chức và các nhà quản lý làm việc trong các cơ quan có thẩm quyền chung về QLNN như: Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp. Hoạt động của các cơ quan này trong lĩnh vực QLNN về giáo dục chỉ được phân tích đánh giá với tư cách các yếu tố tác động tới hiệu quả QLNN về giáo dục từ góc độ văn hóa. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận Luận án đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa chủ yếu được tiếp cận theo hướng liên ngành, bao gồm tiếp cận từ khoa học QLHC công và Văn hóa học nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của luận án.. 2
  5. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. - Phương pháp điều tra xã hội 5. Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau đây: 1) Đứng dưới góc độ văn hóa để xem xét, các cơ quan QLHCNN về giáo dục hiện nay được tổ chức và hoạt động theo phương thức như thế nào? 2) Đứng dưới góc độ văn hóa, hiệu quả QLHCNN về giáo dục hiện nay như thế nào? 3) Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả QLHCNN về giáo dục? 4) Quan điểm và những giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa? 5.2. Giả thuyết khoa học - Các giá trị văn hóa đã được đưa vào trong hoạt động của các cơ quan QLHCNN về giáo dục và đã đạt được những kết quả nhất định. - Các chủ thể quản lý chưa coi trọng đúng mức vai trò của văn hóa trong QLGD là nguyên nhân chính dẫn đến việc tồn tại một số hiện tượng xuống cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sống, tình trạng quan liêu, tham nhũng, vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý ở một số cơ quan QLGD, từ cấp Bộ đến các địa phương và các trường học. - Quy trình hoạt động, phương thức, cách thức hoạt động của cơ quan QLHCNN về giáo dục còn mang tính tùy tiện, chủ quan, hoặc cứng nhắc, chưa gắn với yếu tố văn hóa hoặc lồng ghép yếu tố văn hóa còn mờ nhạt chưa xác định đầy đủ và chưa có biện pháp tác động phù hợp đến các yếu tố ảnh hưởng làm cơ sở đảm bảo hiệu quả quản lý từ góc độ văn hóa, do vậy, hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa chưa mang tính sâu rộng, ổn định, bền vững. 6. Những đóng góp mới của Luận án 6.1. Về mặt lý luận Luận án xác định khung lý thuyết về đánh giá hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa để từ đó phân tích, làm sáng tỏ thực trạng hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa qua nghiên cứu một số cơ quan QLNN về giáo dục. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án có những đóng góp sau: - Luận án xây dựng bộ công cụ là hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa. Việc áp dụng bộ công cụ đánh giá hiệu quả QLHCNN vào thực tiễn góp phần làm sáng tỏ thực trạng hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa. 3
  6. - Luận án đã đưa ra những đánh giá về thực trạng việc đánh giá hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa, chỉ ra những thành tựu và hạn chế của QLHC về giáo dục từ góc độ văn hóa. - Luận án đưa ra những đề xuất về giải pháp nâng cao hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa. 7. Cấu trúc luận án Luận án chia làm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2. Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước từ góc độ văn hóa và phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá Chương 3. Thực trạng hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa. Chương 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả và đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa. 4
  7. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước nói chung Tài liệu nghiên cứu về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở nước ngoài khá đa dạng và phong phú. Có thể liệt kê một số công trình liên quan đến vấn đề này như: Matzer J. chủ biên cuốn Kỹ thuật nâng cao hiệu quả, Productivity Improvemnet Technique- ISMA: Washington, 1986; Morley E.A. trong cuốn Cẩm nang hướng dẫn cho nhà hoạt động thực tiễn trong nâng cao hiệu quả quản lý ở khu vực công, partioners Guide to Public Sector Productivity improvment – Van Nostrand Reinhold: New York, 1986;Wholey J.F. Đánh giá về hiệu quả của quản lý công, evaluation and effective Public Management- Little: Boston, 1983… Bên cạnh đó nhiều công trình nghiên cứu mang tính lý thuyết đã giới thiệu các khái niệm, phân loại hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, các lý thuyết về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước. Tiêu biểu cho nhóm công trình này có thể kể đến là: Wholey J.F. Đánh giá về hiệu quả của quản lý công, evaluation and effective Public Management- Little: Boston, 1983…; Epstein P.O. Using Performance Mesurement in local Goverment” A Guide to improving Decisions, Performance, and accountabffity. Denver,1988; Cesar Cordova Novion. Evaluating the impact of Regulation and Regulatory policies on the private Sector, WW.regulatoryreform.com.2007.... Trong các công trình này, khái niệm hiệu quả đã được phân tích tính tương đồng và khác biệt với một số thuật ngữ liên quan như hiệu suất, hiệu ích, hiệu năng, năng suất cũng như phân biệt hiệu quả từ góc độ tài chính, kinh tế. Các tài liệu đã trình bày những nội dung khoa học, cụ thể, có tính thực tiễn và phương pháp áp dụng trong đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước. Góc độ đánh giá chủ yếu từ hiệu quả kinh tế hoặc đánh giá hiệu quả tổng hợp. Đánh giá hiệu quả hoạt động này từ góc độ văn hóa tuy có được đề cập trong nội dung đánh giá các chỉ số tổng hợp nhưng chưa được xây dựng như một hệ thống lý thuyết đầy đủ, riêng biệt để làm rõ nội dung tác động từ mặt này. Tuy nhiên đây là những gợi ý tốt cho việc cần tách riêng yếu tố đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước từ góc độ văn hóa, xây dựng các công cụ đo lường cho phép tính toán mức độ tác động, mối quan hệ yếu tố mang tính văn hóa tới các yếu tố khác trong hiệu quả quản lý hành chính nhà nước cũng như mối quan hệ của yếu tố văn hóa tới hiệu quả tổng thể và bộ phận của quản lý hành chính nhà nước, cho phép đo lường hiệu quả quản lý hành chính nhà nước từ góc độ văn hóa. 5
  8. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hiệu quả quản lý hành chính nhà nước từ góc độ văn hóa Tiêu biểu cho nhóm tài liệu này có thể kể đến các công trình nghiên cứu bàn về khái niệm và các dạng văn hóa trong quản lý. Trong các công trình này các tác giả tiếp cận khái niệm văn hóa từ góc độ tổ chức, doanh nghiệp và góc độ văn hóa công vụ, văn hóa hành chính. Edgar H. Schein (2010), Organizational Culture and Leadership, John Wiley &Sons, Inc.; Dean Tjosvold & Mary M. Tjosvold (2010): Tâm lý học dành cho lãnh đạo, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2010; Các dạng văn hóa tổ chức của Quyn và McGrath (1985); Christopher Huhne (1993) trong nghiên cứu Economics: Public sector must change its culture; Brainard Guy Peters, Donald J. Savoie (1995) trong cuốn Governance in changing environement (Quản trị trong môi trường thay đổi); Giovanni Crema (2003) trong nghiên cứu Civil Service Reform in Europe (Cải cách công vụ ở châu Âu); Nadeem Ul Haque (2007) trong nghiên cứu Why civil service reforms do not work (Tại sao cải cách công vụ không tiến triển), Pakistan Institute of Development; Ahmed Shafiqul Huque, Grace O. M. Lee, Anthony B. L. Cheung (1998) trong nghiên cứu The Civil Service in Hong Kong: Continuity and Change (Công vụ ở Hồng Kong sự tiếp nối và thay đổi), Hongkong University Press; Bill K. P. Chou trong nghiên cứu Civil Service Reform in China, 1993- 2001: A Case of Implementation Failure (Cải cách công vụ ở Trung Quốc 1993-2001: Nghiên cứu trường hợp về thất bại trong thực hiện), China: An International Journal, Volume 2, Number 2, September 2004; Alexander Kotchegura (2008) trong nghiên cứu Civil Service Reform in Post-communist Countries: The Case of the Russian Federation and the Czech Republic (Cải cách công vụ ở các nước hậu xã hội chủ nghĩa: Trường hợp Liên bang Nga và Cộng hoà Séc), Leiden University press; Phương pháp đo lường, đánh giá hoạt động quản lý tổ chức từ góc độ văn hóa. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước nói chung Tài liệu nghiên cứu về giá hiệu quả quản lý nhà nước chủ yếu có các công trình như: PGS.TS. Nguyễn Đăng Thành trong cuốn sách chuyên khảo: Đo lường và đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, NXB. Lao động, 2012;TS. Nguyễn Thị Thu Vân trong cuốn sách chuyên khảo: Khung đánh giá tổng hợp – công cụ hoàn thiện hoạt động của cơ quan nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, 2013;GS.TS. Võ Kim Sơn, Chủ nhiệm đề tài cấp bộ về: Quản lý chất lượng toàn bộ và ISO trong hoạt động hành chính nhà nước của Việt Nam, Học viện Hành chính Quốc gia, 2006;PGS.TS. Lê Thị Vân Hạnh có bài viết trong kỷ 6
  9. yếu hội thảo Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của nhà khoa học: Cải cách hành chính từ góc nhìn kết quả đầu ra, Học viện Hành chính, NXB Lao động, 2011; Cải cách nền hành chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, CECODES-UNDP, NXB Chính trị quốc gia, 2009; Chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2010; Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân, CECODES - Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam – UNDP - Hà Nội, 2009; TS. Nguyễn Thị Thu Vân: Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước, Tạp chí Quản lý NN, tháng 7/2007; TS. Nguyễn Thị Thu Vân về “Các chỉ số quốc tế về hiệu quả quản lý nhà nước”, bài viết trên tạp chí Quản lý nhà nước tháng 3/2014. Nhìn chung, các tài liệu này đều tập trung giới thiệu các khái niệm, phân loại hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, các lý thuyết về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về hiệu quả quản lý hành chính nhà nước từ góc độ văn hóa Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Huỳnh Văn Thới: Văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp nhà nước, Bộ khoa học và công nghệ, 2015; Lê Quý Đức, chủ nhiệm đề tài Văn hoá lãnh đạo, quản lý - vấn đề và giải pháp, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2008; Nguyễn Thu Linh (chủ nhiệm đề tài): VHTC - Lý thuyết, thực trạng và giải pháp phát triển VHTC ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội, 2004; Trịnh Thanh Hà, luận án tiến sĩ QLHC công 62.34.82.01: Xây dựng văn hoá ứng xử công vụ của công chức cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay, Học viện Hành chính, 2009; Vũ Anh Tuấn: Văn hoá hành chính trong cải cách hành chính hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 15 (176), tháng 8/2010; Nhóm tập thể tác giả Nguyễn Văn Dung, Phan Đình Quyền, Lê Việt Hưng (2010) trong cuốn VHTC và lãnh đạo, Nxb Giao thông vận tải; Phạm Ngọc Thanh chủ nhiệm đề tài "Đổi mới văn hoá lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay", Đề tài KX.03.21/06-10 đề cập đến khái niệm văn hoá lãnh đạo, quản lý; Bùi Tiến Quý, trong bài viết "Bàn về xây dựng và phát triển văn hoá QLNN", Tạp chí Công nghiệp, số 7/2006; Vũ Anh Tuấn, trong bài viết "Văn hoá hành chính trong cải cách hành chính hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 15 (176), tháng 8/2010, tr.39-41; Đào Văn Bình, trong cuốn sách Những tác động của văn hoá quản lý đến các mối quan hệ kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2009; Nguyễn Mạnh Quân: Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty, giáo trình Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Kinh tế quốc dân, 2012; Tập bài giảng VHHC (dùng cho hệ đào tạo cử nhân hành chính), Hà Nội, 2010; Đào Văn Bình: Xây dựng và phát triển văn hoá QLNN đối với doanh nghiệp ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008. 7
  10. 1.2.3. Các công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa Một số bài nghiên cứu của các tác giả tập trung vào vấn đề văn hóa chất lượng trong các nhà trường như: Năng lực chất lượng – yếu tố hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học của ThS. Đỗ Đình Thái (Tạp chí Giáo dục số 322, tháng 11/2013; Mô hình văn hóa chất lượng trường Đại học Trà Vinh của ThS. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Tạp chí Giáo dục số 362, tháng 7/2015); Tổng thuật một số nghiên cứu về văn hóa chất lượng trường đại học của ThS. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Tạp chí Giáo dục số 370, tháng 11/2015); Xây dựng văn hóa chất lượng ở trường Đại học Kĩ thuật – Hậu cần Công an nhân dân của Đặng Việt Xô (Tạp chí Giáo dục số 390, tháng 9/2016); Xây dựng văn hóa chất lượng trong môi trường giáo dục của TS. Nguyễn Thành Vinh (Tạp chí Giáo dục số 264, tháng 6/2011) và Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng tại trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM của Lê Thị Phương (Tạp chí Giáo dục số tháng 8/2018). Nhà nghiên cứu Đặng Quốc Bảo trong bài viết Kiến giải về văn hoá nhà trường và quản lý xây dựng văn hoá nhà trường (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 84, tháng 9/2012); Nguyễn Viết Chức trong cuốn Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Viện Văn hóa và NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001); Tài liệu Xây dựng và phát triển nhà trường của Khoa Quản lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2014); Luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục của Nguyễn Thị La Quản lí xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện Hành chính Quốc gia (Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2019); Luận án Tiến sĩ Chính trị học của Trần Thị Tùng Lâm Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay (Học viện Báo chí Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2017). 1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA LUẬN ÁN Tổng quan tình hình nghiên cứu và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cho thấy, cần phải có nghiên cứu toàn diện hơn về văn hoá quản lý ở Việt Nam, nhận diện sát thực nội dung, đặc điểm của văn hoá công vụ ở Việt Nam, xác định rõ vai trò của văn hoá công vụ trong cách tiếp cận nhiều chiều cạnh, chỉ ra những nhân tố tác động, nêu bật những giá trị văn hoá tích cực, những yếu tố không phù hợp, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển, hoàn thiện văn hoá quản lý, xây dựng nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Từ đây, vấn đề đặt ra là cần có những nghiên cứu chuyên biệt về tính văn hóa, yếu tố văn hóa trong quản lý hành chính Nhà nước. Những nghiên cứu này cần cho kết quả đo 8
  11. lường, đánh giá được cũng như xác định được mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của quản lý hành chính Nhà nước. Hiệu quả của quản lý hành chính Nhà nước cần được đánh giá không chỉ dưới góc độ kinh tế mà còn dưới góc độ văn hóa. Cần xây dựng những bộ công cụ, đo lường, đánh giá, lượng hóa được yếu tố này trong hiệu quả tổng thể của quản lý hành chính nhà nước làm cơ sở để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cải cách hành chính. Đó chính là nhiệm vụ của tác giả luận án này. 9
  12. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 2.1.1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước 2.1.2. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước về giáo dục- đào tạo 2.1.3. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước từ góc độ văn hóa 2.1.4. Khái niệm hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa 2.1.5. Khái niệm về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa Trong luận án này, đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa được hiểu là việc sử dụng các công cụ, phương pháp, cách thức đo lường dựa trên các tiêu chí liên quan đến giá trị văn hóa để xác định hiệu quả của công tác giáo dục. 2.2. NỘI DUNG, BỘ MÁY, ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC 2.2.1. Nội dung quản lý hành chính nhà nước về giáo dục 2.2.2. Bộ máy quản lý hành chính nhà nước về giáo dục - đào tạo 2.2.3. Quan điểm, phương hướng, chính sách và mục tiêu của Đảng và Nhà nước về giáo dục 2.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA 2.3.1. Lý thuyết giá trị Giá trị nổi bật và bao trùm của văn hóa là cái đúng (Chân); cái tốt (Thiện) và cái đẹp (Mỹ). Trong quá trình phát triển của các nền văn hóa dân tộc cũng như của nhân loại tiến bộ đều hướng tới thực hiện các giá trị này để thúc đẩy sự tiến bộ. Trong lĩnh vực xây dựng văn hóa trong QLHCNN hiện nay, việc hướng tới thực hiện các giá trị Chân, Thiện, Mỹ trong hoạt động quản lý là rất cần thiết để nâng cao tính khoa học, tính nhân văn, tính thực tiễn trong quản lý... 2.3.2. Lý luận về văn hóa hành chính Văn hóa trong cơ quan hành chính nhà nước đã trở thành cần thiết và không thể thiếu đối với hoạt động QLHCNN, văn hóa giúp mọi người đoàn kết hơn, hoàn thiện hơn, có ý thức hơn, văn hóa giúp các thành viên trong cơ quan, tổ chức hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất. Chính nhờ có văn hóa mà cơ quan tổ chức nhận được sự tôn trọng cũng như nhìn nhận của dư luận, thể hiện truyền thống tốt đẹp của cơ quan. VHHC cũng vậy, những nét văn hóa được hình thành chỉ bó hẹp trong một cơ quan hành chính thể hiện truyền thống 10
  13. của cơ quan làm nhiệm vụ phục vụ dân, nhưng là yếu tố không thể thiếu khi hình thành cơ quan, VHHC không những có vai trò trong việc phát triển xã hội đất nước, cơ quan nói chung mà có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển và hoàn thiện nhân cách của người cán bộ công chức. 2.3.3. Lý thuyết hệ thống Tiếp cận QLNN từ góc độ văn hóa không thể không vận dụng lý thuyết hệ thống. Bởi vì quản lý vốn là một hoạt động có tính hệ thống chặt chẽ, biểu hiện rõ từ bộ máy quản lý, cơ chế quản lý và cả đối tượng quản lý. Với tư cách là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, nghiên cứu bất kỳ đối tượng nào từ giác độ văn hóa cũng luôn phải sử dụng lý thuyết hệ thống, phương pháp tiếp cận hệ thống. Nhìn chung, quản lý là một hệ thống đa phức, chỉ tiếp cận dưới ánh sáng của lý thuyết hệ thống mới có thể nhận diện được một cách rõ nét những đặc trưng của nó. Chính vì vậy, nghiên cứu hiệu quả QLNN từ góc độ văn hóa cũng phải được đặt trong lý thuyết hệ thống. 2.4. Ý NGHĨA, NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 2.4.1. Ý nghĩa việc đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa Việc tiếp cận đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa là một phương diện để đưa các giá trị văn hóa phổ quát là cái chân (khoa học), cái thiện (đạo đức), cái mỹ (sự hài hòa, hoàn thiện) vào trong việc đánh giá nhằm tìm hiểu và phát hiện ra những ưu điểm và hạn chế trong QLNN về giáo dục từ phương diện này. Đây cũng chính là khâu để gắn kết chặt chẽ hơn nữa văn hóa với phát triển QLHCNN về giáo dục, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn hiện nay là "làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội", phát huy vai trò là mục tiêu, động lực và hệ điều tiết của văn hóa đối với sự phát triển. Việc lựa chọn các giá trị phổ quát của văn hóa là chân, thiện, mỹ để từ đó cụ thể hóa thành các chuẩn mực phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng QLHCNN về giáo dục là cần thiết. 2.4.2. Các nguyên tắc đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa Nguyên tắc hướng vào các mục tiêu đánh giá Nguyên tắc khách quan, cụ thể Nguyên tắc công khai Nguyên tắc ổn định Nguyên tắc logic 2.5. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA Những yêu cầu về tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa: Trong phạm vi luận án này chúng tôi chỉ chọn xây dựng bộ tiêu chí 11
  14. có tính chất nền tảng, như một mô hình chung nhất và các chỉ dẫn sử dụng cụ thể. Khi tiến hành đánh giá sẽ tùy thuộc vào chủ thể đánh giá là ai mà dựa vào mô hình này để thiết kế khung đánh giá phù hợp theo chỉ dẫn. Tiêu chí đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa được chia thành hai hệ thống: Thứ nhất, các tiêu chí để đánh giá tiểu hệ thống “quá trình thực thi hoạt động QLHCNN” Thứ hai, các tiêu chí để đánh giá tiểu hệ thống là “kết quả của hoạt động QLHCNN 2.6. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 2.7. KHUNG PHÂN TÍCH LUẬN ÁN Từ lý luận về hiệu quả quản lý HCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa được xây dựng, NCS tiến hành xác định các tiêu chí đánh giá chuẩn mực văn hóa theo mục tiêu đặt ra, đồng thời tiếp tục củng cố nội dung, phân tích lý luận. Các tiêu chí được xây dựng sẽ là cơ sở để đánh giá hoạt động quản lí giáo dục, kết hợp với đánh giá kết quả quản lí giáo dục để làm sáng tỏ hiệu quả hoạt động quản lý NN về giáo dục từ góc độ văn hóa. Hoạt động đánh giá sẽ được tiến hành kết hợp với đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của hệ thống quản lý NN, của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong giai đoạn nghiên cứu theo định hướng phát triển hiện nay. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, NCS xác định các giải pháp phù hợp tác động lên hoạt động QLNN về giáo dục từ góc độ văn hóa, những nội dung này giúp NCS tiếp tục củng cố hoàn thiện cơ sở lý luận về hiệu quả và phương pháp đánh giá hiệu quả QLNN về giáo dục từ góc độ văn hóa. 12
  15. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 3.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2013-2019 3.1.1. Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục 3.1.2. Tổ chức hệ thống giáo dục 3.1.2.1. Hệ thống giáo dục quốc dân, các cấp học 3.1.2.2. Liên thông trong giáo dục 3.1.3. Nguyên lý giáo dục và các quy định chung trong phát triển giáo dục 3.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2019 3.2.1. Thực trạng quá trình thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa 3.2.1.1. Nhóm 1.1: Các giá trị thuộc phạm trù “Chân” của quá trình thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước về giáo dục. * Tiêu chí 1.1.1: Tính chính xác, hiệu quả trong ban hành các văn bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn thực thi nhiệm vụ.. Qua khảo sát với 350 phiếu đối với cán bộ quản lý và công chức QLGD cho thấy: có 47,9% ý kiến có đánh giá tích cực (3,2% đánh giá cao và 44,7 đánh giá khá cao) về các văn bản quản lý do Bộ Giáo dục đào tạo và các Sở giáo dục và đào tạo ban hành, chủ yếu tập trung về tính kịp thời, thái độ nghiêm túc, cách xử lý kiên quyết đối với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của ngành như bạo lực học đường, an toàn thực phẩm học đường, đời sống của giáo viên. Như vậy, mức độ chính xác, hiệu quả của văn bản quy định chỉ được đánh giá ở mức: khá. * Tiêu chí 1.1.2. Chuẩn mực tổ chức bộ máy khoa học Căn cứ và kết quả khảo sát trong bảng 4.1., kết quả đánh giá cho tiêu chí này là 51% ý kiến đánh giá tích cực (3% và 48% đánh giá cao và khá cao). Do vậy, việc tổ chức bộ máy được đánh giá ở mức khá. Trong đó, Mức độ rõ ràng trong phân cấp quản lý bị đánh giá thấp hơn với 46,9% đánh giá tích cực ( 2,8% và 44,1% đánh giá cao và khá cao) so với Mức độ hợp lý trong thực hiện nhiệm vụ 55% (3,1% và 51,9% đánh giá cao và khá cao). * Tiêu chí 1.1.3. Tính "chuyên nghiệp" của công chức QLHCNN Đánh giá chung về năng lực của công chức đội ngũ QLNN về giáo dục ở các cấp hiện nay, theo kết quả tổng hợp ý kiến khảo sát của luận án có thể thấy có 50,3% ý kiến có đánh giá tích cực (4,1% đánh giá cao và 46,2% đánh giá khá cao) về chất lượng đội ngũ công chức hiện nay. Tỷ lệ này cho thấy mức độ đáp ứng năng lực chuyên môn và phẩm chất đội ngũ công chức chỉ đạt trung bình khá, chưa thực sự là điều kiện đảm bảo cơ bản cho yêu cầu phát triển hoạt động giáo dục như một quốc sách hàng đầu. 13
  16. * Tiêu chí 1.1.4: Mức độ chính xác trong đầu tư, sử dụng nguồn lực đầu vào và các chi phí cơ hội về kinh tế, xã hội Mức độ đầu tư sử dụng nguồn lực đầu vào là yếu tố cơ bản đánh giá hiệu quả quản lý HCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa. Mức độ này theo bảng tổng hợp khảo sát bị đánh giá là trung bình khá khi có 49,3% đánh giá tích cực (gồm 5,6% đánh giá cao và 43,7% đánh giá khá cao). Điều này cho thấy tính hiệu quả của việc đầu tư cho giáo dục và QLNN về giáo dục hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu. * Tiêu chí 1.1.5. Năng lực điều hành của bộ máy QLNN về giáo dục Năng lực thiết kế và điều hành của bộ máy được đánh giá ở mức trung bình với 53,7% đánh giá tích cực (14,1% và 39,6 đánh giá cao và khá cao). Phân tích nhóm giá trị này thì nhóm giá trị công khai minh bạch được cải thiện hơn cả với 58,4% đánh giá tích cực (15,9% và 42,5% đánh giá cao và khá cao). Đây là sự ghi nhận những thắng lợi bước đầu của cuộc đấu tranh chống tiêu chực trong giáo dục. Tuy nhiên, tầm nhìn trong xây dựng triết lý và quy hoạch trong giáo dục là tiêu chí được đánh giá thấp hơn cả với 49,3% đánh giá tích cực (13,4% và 35,9% đánh giá cao và khá cao) cho thấy sự chưa tin tưởng của xã hội với hoạt động quản lý chiến lược của ngành giáo dục và cũng là nền tảng PTBV văn hóa trong giáo dục. 3.2.1.2. Nhóm 1.2. Tiêu chí đánh giá thuộc phạm trù "Thiện" của quá trình thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước về giáo dục Các giá trị thuộc phạm trù thiện phản ánh những nội dung mang tính nhân văn, các giá trị đạo đức, hướng tới lợi ích của người học, người thầy, của công dân, khách hàng. Cụ thể ở đây là các giá trị mang tính dân chủ, các giá trị đạo đức của cán bộ, công chức. Tiêu chí 1.2.1. Thực hành "dân chủ" trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm Mức độ thường xuyên tổ chức lấy ý kiến nhân dân, trưng cầu dân ý về các vấn đề quan trọng của ngành và mức độ tiếp thu các ý kiến đóng góp. * Mức độ thường xuyên tổ chức lấy ý kiến về các vấn đề quan trọng của ngành. Liên quan đến tiêu chí này, hiện có bốn văn bản của Bộ ban hành về việc trưng cầu ý kiến của dân về các vấn đề: sửa đổi Luật giáo dục, góp ý cho chương trình tổng thể giáo dục phổ thông công bố năm 2017, trưng cầu dân ý về mức độ hài lòng của dân đối với dịch vụ giáo dục công, trưng cầu dân ý về việc phong tặng các danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân.Trong số các ý kiến phân tích rõ các nội dung ý kiến đóng góp xây dựng cho chương trình thể giáo dục phổ thông, Luật giáo dục sửa đổi và phân tích những bất cập trong một số văn bản chỉ đạo của Bộ. Chính vì vậy, tiêu chí này đạt được mức Tốt. * Mức độ quan tâm đến tạo cơ chế để người dân góp ý với cơ quan quản lý, mức độ tiếp thu ý kiến góp ý của người dân Tỷ lệ đánh giá là 4,4% và 44,2% đánh giá cao và khá cao = 48,6% đánh giá tích cực cho giá trị A.2.1. cho thấy mức độ dân chủ trong hoạt động quản lý nội bộ trong QLNN về giáo dục còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển từ góc độ văn hóa, giá trị này cần được tiếp tục cải thiện rất nhiều. Tiêu chí 1.2.2. "Đạo đức của cán bộ, công chức" 14
  17. Các chỉ tiêu đánh giá nội dung này liên quan đến tinh thần phục vụ, trung thực khách quan, liêm khiết, tôn trọng khách hàng, chăm chỉ nhiệt tình trong công việc * Tinh thần phục vụ, chăm chỉ nhiệt tình * Liêm khiết, trung thực, khách quan trong công việc * Tôn trọng đồng nghiệp, khách hàng Kết quả đánh giá cho giá trị "đạo đức cán bộ, công chức" tỷ lệ đánh giá là 11,9% và 44,6% đánh giá cao và khá cao = 56,5% đánh giá tích cực cho giá trị A.2.2. cho thấy giá trị đạo đức của cán bộ công chức QLGD thời gian qua có sự cải thiện nhiều, tuy chỉ đạt mức trung bình nhưng các ý kiến được đánh giá cao hơn các giá trị khác. Giá trị này cần phải tiếp tục phát huy như một giá trị chủ đạo trong hệ thống đánh giá từ góc độ văn hóa. 3.2.1.3. Nhóm tiêu chí 1.3. Tiêu chí đánh giá thuộc phạm trù "Mỹ" của quá trình thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước về giáo dục * Tiêu chí 1.3.1. Thái độ ứng xử "nhã nhặn, chân tình, lịch sự" trong giao tiếp công sở - Các chỉ tiêu đánh giá: + Giao tiếp giữa cấp trên với cấp dưới và giao tiếp với đồng cấp + Giao tiếp với dân (khách hàng), giao tiếp với truyền thông * Tiêu chí 1.3.2. Công sở văn minh. Giá trị công sở văn minh được đánh giá ở mức thấp với 44,9% đánh giá tích cực (12,6% cao và 32,3% khá cao). Điều này cho thấy tính mỹ của cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục chưa được chú trọng phù hợp với mục tiêu và điều kiện, yêu cầu phát triển hiện nay. * Tiêu chí 1.3.3. Sử dụng trang phục công sở Tiêu chí sử dụng trang phục công sở nói chung cũng chưa được đánh giá là phù hợp với 42% đánh giá tích cực (6% cao và 36% khá cao). Điều này cho thấy việc thực hiện đúng yêu cầu trang phục công sở chưa được đảm bảo đúng yêu cầu. 3.2.2. Kết quả quản lý giáo dục giai đoạn 2013-2019 của quá trình thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa 3.2.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá các giá trị thuộc phạm trù "chân" Liên quan đến tiểu hệ thống các giá trị này, các đánh giá về từng tiêu chí cụ thể được tổng hợp sau đây: * Tiêu chí 2.1.1. Khả năng tiếp cận dịch vụ công và chất lượng dịch vụ công về giáo dục Chất lượng dịch vụ công về giáo dục nhìn chung được đánh giá trung bình với 4,1%+ 46,2% ý kiến đánh giá cao và khá cao= 50,3% ý kiến đánh giá tích cực. Những rào cản trong việc thực hiện dịch vụ công còn thể hiện ở tính lạm quyền, thực hiện sai quy định của pháp luật, việc quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cũng đang có những vấn đề đặt ra. Việc các đơn vị sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước nhưng hoạt động theo kiểu quan liêu, trì trệ, gây thiệt hại cho người dân cũng chưa được các cấp quản lý chấn chỉnh kịp thời. * Tiêu chí 2.2.2. Tính hợp lý của mức độ đầu tư cho giáo dục 15
  18. 3.2.2.2. Các giá trị thuộc phạm trù "Thiện" * Tiêu chí 2.2.1. Đánh giá hiệu quả QLNN về khía cạnh đạo đức trong nhà trường Theo kết quả khảo sát của NCS cho thấy mức độ đảm bảo về đạo đức nhà trường đạt trung bình với 50,3% đánh giá tích cực (8,3% và 42% đánh giá cao và khá cao). Trong đó, đánh giá về đạo đức nhà giáo là 50% đánh giá tích cực (9,4% và 41,6% đánh giá cao và khá cao), đánh giá về đạo đức học sinh là 49,7% (2,8% và 46,9% đánh giá cao và khá cao). Điều này phản ánh hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường có những đầu tư và chuyển biến tích cực song vẫn chưa thực sự làm thỏa mãn kỳ vọng của các chủ thể đánh giá và các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục. * Tiêu chí 2.2.2. Mức độ hài lòng của người dân đối với môi trường và chất lượng giáo dục Mức độ hài lòng của người dân đối với môi trường và chất lượng giáo dục nhận được 56% đánh giá tích cực (12,9% và 43,1% đánh giá cao và khá cao) đạt mức trung bình cho thấy những cố gắng nỗi lực đổi mới hướng tới người học, công dân, khách hàng của ngành giáo dục đã phần nào có kết quả, khẳng định sự đầu tư đúng hướng của ngành giáo dục. Tuy nhiên, kết quả nhận được mới chỉ là bước đầu và vẫn còn thấp so với mong mỏi của xã hội đối với sự phát triển của ngành. 3.2.2.3. Nhóm tiêu chí thuộc phạm trù "Mỹ" * Tiêu chí 2.3.1. Xây dựng nét đẹp về lối sống, tác phong của đội ngũ giáo viên- học sinh Đánh giá tích cực về lối sống tác phong là 52,5% tương đương với mức trung bình cho thấy tác phong đội ngũ giáo viên, học sinh có sự cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây sau khi nhà nước ban hành các hướng dẫn cụ thể về xây dựng văn hóa ứng xử. * Tiêu chí 2.3.2. Tác động của công tác QLHCNN về giáo dục đối với xây dựng văn hóa học đường Kết quả đánh giá về ảnh hưởng của giáo dục đối với sự phát triển văn hóa của nước ta được đánh giá ở mức 46,2% đánh giá tích cực (8,4% và 38,2% đánh giá cao và khá cao) cho thấy sự đầu tư giáo dục chưa thực sự đúng hướng, phù hợp với vai trò, sứ mệnh của giáo dục đối với sự phát triên văn hóa đất nước. 3.3. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2013 ĐẾN 2019 3.3.1. Những ưu điểm Thứ nhất, nhiều chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đã được ban hành trong giai đoạn này; vì vậy, hiệu quả QLNN về giáo dục đã từng bước được nâng cao, góp phần hạn chế và từng bước đẩy lùi những tiêu cực xã hội tác động vào công tác QLGD nói riêng, đối với ngành giáo dục nói chung. Thứ hai, trong quá trình QLNN về giáo dục thông qua các hoạt động quản lý. Kết quả khảo sát của đề tài thông qua bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý từ góc độ văn hóa cho thấy các giá trị chân, thiện, mỹ đã được chuyển hóa tích cực vào trong hoạt động quản lý gắn liền với các tiêu chí cụ thể và có thể thực hành được chứ không phải là sự trừu tượng, không lượng hóa được. 16
  19. Thứ ba, việc khảo sát về kết quả QLGD từ góc độ văn hóa của luận án được thể hiện thông qua các tiêu chí gắn liền với cụ thể hóa các giá trị chân, thiện, mỹ trong quản lý gồm khả năng tiếp cận dịch vụ công, tính hợp lý của đầu tư công cho giáo dục, kết quả về phương diện đạo đức, về sự hài lòng của người dân; về xây dựng lối sống, xây dựng văn hóa học đường. 3.3.2. Những hạn chế Bên cạnh những thành tựu trong việc phát huy vai trò của văn hóa trong công tác QLNN về giáo dục, có thể nhận thấy nổi lên một số hạn chế sau: Thứ nhất, nhận thức về vai trò của văn hóa và quá trình làm cho các giá trị văn hóa chuyển hóa, thấm sâu vào trong công tác QLNN về văn hóa còn nhiều bất cập. Thứ hai, quá trình tổ chức QLGD còn nhiều biểu hiện yếu kém. Thứ ba, kết quả của QLNN về giáo dục chưa có chuyển biến rõ rệt để đáp ứng yêu cầu của xã hội. 3.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA Thứ nhất, sự bất cập về tầm nhìn, đổi mới tư duy trong QLGD. Thứ hai, việc thể chế hóa các quan điểm của Đảng và luật pháp, chính sách của Nhà nước về nâng cao VHQL, phát huy vai trò của văn hóa trong QLGD ở các cấp còn chậm, chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao. Thứ ba, là môi trường văn hóa - xã hội để nâng cao hiệu quả QLNN về giáo dục còn bộc lộ nhiều biểu hiện đáng lo ngại, tác động mạnh mẽ vào công tác QLGD và cán bộ làm công tác QLGD và cán bộ làm công tác QLGD các cấp. 17
  20. CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 4.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA TRONG THỜI GIAN TỚI 4.1.1. Quán triệt toàn diện và sâu sắc quan điểm của Đảng về vai trò, nhiệm vụ của văn hóa, phát huy vai trò của văn hóa trong quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về giáo dục Bản chất cốt lõi của văn hóa chính là sự sáng tạo hướng tới các giá trị nhân văn, hướng tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp để thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Văn hóa hiện nay được xác định là một trong những nguồn lực của phát triển, trong đó có sự phát triển về QLNN về giáo dục. Việc nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của văn hóa đối với công tác QLGD là yêu cầu cần cấp thiết hiện nay. Đây cũng là vấn đề thiết yếu để nêu cao tinh thần gương mẫu của các cơ quan QLGD và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ công chức, viên chức, các thầy cô giáo trong ngành, làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Từ đó lan tỏa những giá trị tích cực đối với xã hội.. 4.1.2. Tiếp tục triển khai đồng bộ và toàn diện Nghị quyết số 26-NQ/TW "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục đào tạo và toàn thể xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. 4.1.3. Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về giáo dục, chú trọng công tác đánh giá hiệu quả quản lý giáo dục Thực hiện đa dạng hóa các phương pháp, các hình thức đánh giá hiệu quả QLNN về giáo dục, tăng cường công tác thi đua, khen thưởng, công tác xếp loại trung thực, khách quan, đảm bảo công khai, minh bạch trong đánh giá và tự đánh giá các chủ thể quản lý; Kiên quyết xử lý nghiêm minh những vi phạm về luật pháp và đạo đức cán bộ QLGD về giáo viên, đội ngũ phục vụ và dịch vụ giáo dục. 4.1.4. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong hệ thống giáo dục quốc dân theo tinh thần Nghị quyết của Đảng về văn hóa triển khai nghiêm túc các quy định, quy chế về xây dựng văn hóa công sở, văn hóa công vụ, văn hóa học đường, thực hành các hoạt động đa dạng, phong phú nhằm bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo dục và học sinh một cách toàn diện và đồng bộ, thường xuyên và liên tục để hiện thực hóa vấn đề làm cho văn hóa thấm sâu vào trong mọi hoạt động của ngành giáo dục, nâng cao tính nhân văn nhân đạo của nền giáo dục Việt Nam trong thời đại mới. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2