intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Ứng dụng mô hình CAMELS trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Quân Đội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Ứng dụng mô hình CAMELS trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Quân Đội" nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Quân đội, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của ngân hàng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Ứng dụng mô hình CAMELS trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Quân Đội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH THẠCH QUANG LÂM ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH THẠCH QUANG LÂM ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ LINH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu khoa học "Ứng dụng mô hình CAMELS trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Quân Đội" là công trình nghiên cứu do em thực hiện và đã được hướng dẫn bởi TS. Phan Thị Linh. Các số liệu và nội dung nghiên cứu được thu thập và phân tích một cách trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, em đã tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và quy tắc nghiên cứu khoa học. Em đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong việc tổng hợp, xử lý, phân tích và đánh giá dữ liệu, không sử dụng bất kỳ dữ liệu hay thông tin nào từ nguồn không được phép và đã tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin. Em cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình và sẽ đảm bảo tính chính xác cũng như độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu. Học viên thực hiện Thạch Quang Lâm
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, trước hết em xin gửi bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến Cô - TS. Phan Thị Linh, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, là người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và hỗ trợ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, quý Thầy, Cô đã trang bị cho em những kiến thức quý báu để có thể hoàn thành đề tài. Cuối cùng, mặc dù em đã nỗ lực rất nhiều nhưng đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Em kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp quý giá từ phía các quý Thầy, Cô. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý Thầy, Cô. Học viên thực hiện Thạch Quang Lâm
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Ứng dụng mô hình CAMELS trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Quân Đội. Nội dung luận văn: Với mục tiêu “Trở thành Doanh nghiệp số, Tập đoàn tài chính dẫn đầu”, Ngân hàng Quân Đội MB đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về Tăng trưởng doanh thu và Chuyển đổi số toàn diện trong thời gian vừa qua. Đồng thời, nhằm đảm bảo an toàn tài chính và sự ổn định, Ngân hàng Quân Đội cần duy trì một mức độ rủi ro hợp lý và đảm bảo khả năng sinh lời bền vững. Nghiên cứu này áp dụng mô hình phân tích CAMELS và các tiêu chuẩn Basel III, cùng với các quy định của NHNN Việt Nam, nhằm phân tích hiệu quả hoạt động và mức độ bền vững của NHTM Quân Đội. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận ngân hàng TMCP Quân Đội được xếp hạng 2, đánh giá hiệu quả hoạt động cao, tốt hơn so với các NHTM trung bình, đặc biệt nổi bật ở chất lượng tài sản và khả năng quản lý của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng Quân Đội cũng không quá nổi bật ở một số khía cạnh, nhất là khả năng thanh khoản của ngân hàng hiện tại. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và mức độ lành mạnh cùa ngân hàng, trong đó việc cải thiện tính thanh khoản, nâng cao mức độ an toàn vốn theo các chuẩn mực của Basel III về hệ số CAR là vấn đề cần được chú ý. Từ đó tạo thành cơ sở để nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của Ngân hàng Quân Đội trong hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Mô hình CAMELS, hiệu quả ngân hàng, thực trạng hiệu quả, ngân hàng thương mại, giải pháp nâng cao hiệu quả, ngân hàng Quân Đội.
  6. iv ABSTRACT Title: Applying the CAMELS model in evaluating the performance of Military Bank. Content: With the goal of "Becoming a Digital Enterprise, a Leading Financial Group", MB Military Bank has achieved many outstanding achievements in revenue growth and comprehensive digital transformation in recent times. At the same time, to ensure financial safety and stability, Military Bank needs to maintain a reasonable level of risk and ensure sustainable profitability. This study applies the CAMELS analysis model and Basel III standards, along with the regulations of the State Bank of Vietnam, to analyze the performance and sustainability of Military Commercial Joint Stock Bank. From the research results, the author concludes that Military Commercial Joint Stock Bank is ranked 2nd, evaluating high business performance, better than average commercial banks, especially outstanding in asset quality and capacity of bank management. However, Military Bank is not too outstanding in some aspects, especially the bank's current liquidity. The study also proposes a number of solutions to improve business performance and soundness of banks, including improving liquidity and enhancing capital adequacy according to Basel III standards and CAR coefficient, are aspects that needs appropriate attention. From there, those improvements will form the basis to improve the competitiveness and position of Military Bank in the current system of Vietnamese commercial banks. Keywords: CAMELS model, bank efficiency, efficiency status, commercial bank, efficiency improvement solutions, Military Bank.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần CN Chi nhánh BCTC Báo cáo tài chính TCTD Tổ chức tín dụng TCTC Tổ chức tài chính PGD Phòng giao dịch DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt MB Military Commercial Ngân hàng thương mại cổ Joint Stock Bank phần Quân Đội ROA Return on Assets Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROE Return on Equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu NIM Net Interest Margin Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................... iii ABSTRACT .......................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .......................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .......................................................... v MỤC LỤC ............................................................................................................. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ......................................................... xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ......................................................... xi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... xii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ............................. xiii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI BẰNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CAMELS .............................................................................................................................. 15 1.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 15 1.1.1. Quan điểm về hiệu quả hoạt động của NHTM .................................... 15 1.1.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM .................... 16 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM .................................................................................................. 17 1.2.1 Nhóm nhân tố khách quan .................................................................... 18 1.2.1.1. Môi trường vĩ mô: ........................................................................... 18 1.2.1.2. Môi trường vi mô: ........................................................................... 18 1.2.1.3. Môi trường pháp lý: ........................................................................ 18 1.2.1.4. Các yếu tố khoa học công nghệ: ..................................................... 18 1.2.1.5. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: ............................................................. 19 1.2.1.6. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: ............................................................. 19 1.2.1.7. Khách hàng:..................................................................................... 19 1.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan ....................................................................... 19 1.2.2.1. Năng lực tài chính: .......................................................................... 19
  9. vii 1.2.2.2. Cơ cấu tố chức và điều hành: .......................................................... 20 1.2.2.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực: ............................................ 20 1.2.2.5. Chủ trương về đầu tư để phát triển công nghệ ngân hàng: ............. 20 1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM THEO MÔ HÌNH CAMELS ......................................................................... 21 1.3.1. Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy - C): ..................................... 22 1.3.1.1. Quy mô Vốn chủ sở hữu ................................................................. 22 1.3.1.2. Hệ số an toàn vốn (CAR) ................................................................ 23 1.3.1.3. Hệ số đòn bẩy tài chính ................................................................... 23 1.3.1.5. Hệ số tạo vốn nội bộ ........................................................................ 24 1.3.1.6. Chỉ số vốn dự trữ ............................................................................. 25 1.3.2 Chất lượng tài sản (Asset Quality - A): ................................................ 25 1.3.2.1. Dư nợ cho vay trên tổng tài sản ...................................................... 26 1.3.2.2. Tỷ lệ nợ xấu ..................................................................................... 27 1.3.2.3. Tỷ lệ chi phí dự phòng .................................................................... 27 1.3.2.4. Tỷ lệ đầu tư Tài sản cố định ............................................................ 27 1.3.2.5. Khả năng bù đắp nợ xấu (NPLs) ..................................................... 28 1.3.2.6. Tỷ lệ dự phòng ................................................................................ 29 1.3.3. Năng lực quản lý (Management - M): ................................................. 29 1.3.3.1. Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR - Cost to Income Ratio) ...................... 30 1.3.3.2. Tốc độ tăng trưởng thu nhập ........................................................... 30 1.3.3.3. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ............................................................ 31 1.3.4. Khả năng sinh lời (Earnings - E): ........................................................ 32 1.3.4.1. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) ................................................. 32 1.3.4.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ................................... 33 1.3.4.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) ................................................... 33 1.3.4.4. Tỷ lệ ngoài lãi cận biên (NNIM) ..................................................... 33 1.3.5. Khả năng thanh khoản (Liquidity - L): ................................................ 33 1.3.5.1. Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản......................................................... 34 1.3.5.2. Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tiền gửi ............................................ 34
  10. viii 1.3.5.3. Tỷ lệ thanh khoản của tài sản .......................................................... 35 1.3.5.4. Khả năng bù đắp nợ xấu (NPLs) ..................................................... 35 1.3.5.5. Hệ số đảm bảo tiền gửi .................................................................... 36 1.3.5.6. Hệ số thanh khoản ngắn hạn ........................................................... 36 1.3.6. Sự nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity - S): ............................ 37 1.3.6.1. Rủi ro lãi suất .................................................................................. 37 1.3.6.2. Khe hở nhạy cảm lãi suất ................................................................ 38 1.3.6.3. Rủi ro ngoại hối ............................................................................... 38 1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ..... 39 1.4.1. Kinh nghiệm áp dụng mô hình phân tích CAMELS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một số NHTM trên thế giới ............................................. 39 1.4.1.1. Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ: ................................................................. 39 1.4.1.2. Kinh nghiệm từ Trung Quốc: .......................................................... 40 1.4.1.3. Kinh nghiệm từ Thái Lan ................................................................ 41 1.4.1.4. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc: ............................................................. 42 1.4.1.5. Kinh nghiệm từ Nhật Bản: .............................................................. 43 1.4.2. Bài học nâng cao hiệu quả hoạt động cho các NHTM Việt Nam ....... 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 46 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI THEO MÔ HÌNH CAMELS ............ 47 2.1. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ AN TOÀN VỐN (C) ....................................... 47 2.1.1 Quy mô Vốn chủ sở hữu ....................................................................... 47 2.1.2 Hệ số an toàn vốn (CAR)...................................................................... 48 2.1.3 Hệ số đòn bẩy tài chính ........................................................................ 48 2.1.4 Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản...................................................... 49 2.1.5 Hệ số tạo vốn nội bộ ............................................................................. 50 2.1.6 Chỉ số vốn dự trữ .................................................................................. 51 2.1.7 Đánh giá Mức độ đầy đủ vốn ............................................................... 51 2.2. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN (A) ......................................... 52 2.2.1. Dư nợ cho vay trên tổng tài sản ........................................................... 52
  11. ix 2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu ......................................................................................... 52 2.2.3. Tỷ lệ chi phí dự phòng ......................................................................... 53 2.2.4. Tỷ lệ đầu tư Tài sản cố định ................................................................ 54 2.2.5. Khả năng bù đắp nợ xấu (NPLs) ......................................................... 55 2.2.6. Tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay .......................................................... 56 2.2.7. Đánh giá chất lượng tài sản ................................................................. 57 2.3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC QUẢN LÝ (M) ........................................... 58 2.3.1 Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR - Cost to Income Ratio) ........................... 58 2.3.2 Tốc độ tăng trưởng thu nhập................................................................. 59 2.3.3 Tốc độ tăng trưởng tín dụng ................................................................. 60 2.3.4. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ........................................................... 61 2.3.5. Đánh giá Năng lực quản lý .................................................................. 62 2.4. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI (E) ............................................. 63 2.4.1. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) ...................................................... 63 2.4.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ........................................ 64 2.4.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) ....................................................... 65 2.4.4. Tỷ lệ ngoài lãi cận biên (NNIM) ......................................................... 66 2.4.5. Đánh giá Khả năng sinh lời ................................................................. 67 2.5. PHÂN TÍCH THANH KHOẢN (L) ...................................................... 68 2.5.1. Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản ............................................................. 68 2.5.2 Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tiền gửi ................................................. 69 2.5.3. Tỷ lệ thanh khoản của tài sản .............................................................. 70 2.5.4. Hệ số đảm bảo tiền gửi ........................................................................ 71 2.5.5. Hệ số thanh khoản ngắn hạn ................................................................ 72 2.5.6. Đánh giá Khả năng thanh khoản .......................................................... 73 2.6. TỔNG KẾT XẾP HẠNG NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI THEO MÔ HÌNH CAMELS ............................................................................................ 74 2.7 ĐÁNH GIÁ CHUNG .............................................................................. 77 2.7.1 Những thành tựu đạt được .................................................................... 77 2.7.2 Những hạn chế ...................................................................................... 78
  12. x 2.7.3 Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 82 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI THEO CÁC TIÊU CHÍ MÔ HÌNH CAMELS ................................................................................................... 83 3.1 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT NGÂN HÀNG MB ............................. 83 3.1.1 Điểm mạnh (S- strengths) ..................................................................... 83 3.1.2 Điểm yếu (W- weaknesses)................................................................... 84 3.1.3 Cơ hội (O- opportunities) ...................................................................... 85 3.1.4 Thách thức (T- threats) ......................................................................... 85 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM QUÂN ĐỘI. ...................................................................................... 86 3.2.1. Cải thiện tính thanh khoản ................................................................... 86 3.2.2. Nâng cao mức độ an toàn vốn theo các chuẩn mực của Basel III về hệ số CAR ........................................................................................................... 88 3.2.3. Tăng lợi nhuận cho ngân hàng ............................................................ 89 3.2.4. Phát triển nguồn vốn của ngân hàng .................................................... 90 3.2.5. Nâng cao chất lượng tài sản của ngân hàng ........................................ 90 3.3.7. Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu đảm bảo các thông tin cung cấp là tin cậy ............................................................................................................. 92 3.3.8. Nâng cao kỹ năng quản trị điều hành ................................................. 92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 94 KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... i Tài liệu tiếng Việt ............................................................................................. i Tài liệu tiếng Anh ........................................................................................... iii PHỤ LỤC .............................................................................................................. iv
  13. xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần CN Chi nhánh BCTC Báo cáo tài chính TCTD Tổ chức tín dụng TCTC Tổ chức tài chính PGD Phòng giao dịch DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt MB Military Commercial Ngân hàng thương mại cổ Joint Stock Bank phần Quân Đội ROA Return on Assets Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROE Return on Equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu NIM Net Interest Margin Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
  14. xii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên Trang 1 Bảng 1.1 Chỉ số phân tích an toàn vốn 23 2 Bảng 1.2 Chỉ số phân tích chất lượng tài sản 27 3 Bảng 1.3 Chỉ số phân tích năng lực 31 4 Bảng 1.4 Chỉ số Phân tích khả năng thu nhập 33 5 Bảng 1.5 Chỉ số Phân tích thanh khoản 35 6 Bảng 2.1 Kết quả đánh giá Chỉ số phân tích an toàn vốn 53 7 Bảng 2.2 Kết quả đánh giá Chỉ số phân tích chất lượng tài 60 sản 8 Bảng 2.3 Kết quả đánh giá Chỉ số phân tích năng lực quản 65 lý 9 Bảng 2.4 Kết quả đánh giá Chỉ số Phân tích khả năng thu 70 nhập 10 Bảng 2.5 Kết quả đánh giá Chỉ số Phân tích thanh khoản 76 11 Bảng 2.6 Tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng 77 Quân Đội 12 Bảng 2.7 Tổng hợp xếp hạng của CAMEL (AIA’s CAMEL 77 Approach for Bank Analysis 1996)
  15. xiii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ STT Tên Trang 1 Biểu đồ 2.1 Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng MB giai 48 đoạn 2016 – 2023 2 Biểu đồ 2.2 Hệ số an toàn vốn của ngân hàng MB giai đoạn 49 2016 – 2023 3 Biểu đồ 2.3 Hệ số đòn bẩy của ngân hàng MB giai đoạn 2016 – 2023 50 4 Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản của ngân 51 hàng MB giai đoạn 2016 – 2023 5 Biểu đồ 2.5 Hệ số tạo vốn nội bộ của ngân hàng MB giai 52 đoạn 2016 – 2023 6 Biểu đồ 2.6 Chỉ số vốn dự trữ của ngân hàng MB giai đoạn 52 2016 – 2023 7 Biểu đồ 2.7 Dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng 54 MB giai đoạn 2016 – 2023 8 Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng MB giai đoạn 2016 55 – 2023 9 Biểu đồ 2.9 Tỷ lệ chi phí dự phòng của ngân hàng MB giai 56 đoạn 2016 – 2023 10 Biểu đồ 2.10 Tỷ lệ đầu tư Tài sản cố định của ngân hàng 57 MB giai đoạn 2016 – 2023 11 Biểu đồ 2.11 Tỷ lệ bao phủ nợ quá hạn của ngân hàng MB 58 giai đoạn 2016 – 2023 12 Biểu đồ 2.12 Tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay của ngân 59 hàng MB giai đoạn 2016 – 2023 13 Biểu đồ 2.13 Tỷ lệ chi phí/thu nhập CIR của ngân hàng MB 60 giai đoạn 2016 – 2023
  16. xiv 14 Biểu đồ 2.14 Tốc độ tăng trưởng thu nhập của ngân hàng 61 MB giai đoạn 2016 – 2023 15 Biểu đồ 2.15 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng 62 MB giai đoạn 2016 – 2023 16 Biểu đồ 2.16 Tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn của ngân hàng 63 MB giai đoạn 2016 – 2023 17 Biểu đồ 2.17 Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ngân hàng 64 MB giai đoạn 2016 – 2023 18 Biểu đồ 2.18 Tỷ suất sinh lời trên tài sản của ngân hàng 66 MB giai đoạn 2016 – 2023 19 Biểu đồ 2.19 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ngân 67 hàng MB giai đoạn 2016 – 2023 20 Biểu đồ 2.20 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng MB 68 giai đoạn 2016 – 2023 21 Biểu đồ 2.21 Tỷ lệ ngoài lãi cận biên của ngân hàng MB 69 giai đoạn 2016 – 2023 22 Biểu đồ 2.22 Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản của ngân hàng 71 MB giai đoạn 2016 – 2023 23 Biểu đồ 2.23 Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tiền gửi của 72 ngân hàng MB giai đoạn 2016 – 2023 24 Biểu đồ 2.24 Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tiền gửi của 73 ngân hàng MB giai đoạn 2016 – 2023 25 Biểu đồ 2.25 Hệ số đảm bảo tiền gửi của ngân hàng MB 74 giai đoạn 2016 – 2023 26 Biểu đồ 2.26 Hệ số thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng 75 MB giai đoạn 2016 – 2023
  17. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp. Với sự phát triển của kinh tế và nhu cầu về tài chính ngày càng tăng, các ngân hàng đã mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cùng với đó, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sự thu hút vốn 100% nước ngoài đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO từ ngày 1/4/2007 và thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế từ những năm 2000. Các ngân hàng nước ngoài đem theo kinh nghiệm và công nghệ hiện đại từ các quốc gia phát triển, từ đó tạo ra sự cạnh tranh với các ngân hàng trong nước. Sự đẩy mạnh này đòi hỏi các tổ chức ngân hàng trong nước phải tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và hiệu quả để nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này có thể bao gồm việc áp dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân viên chuyên nghiệp và tăng cường quản lý chất lượng. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất ở nước ta hiện nay. Theo Anh Minh (2023), tại thời điểm tháng 4/2023, ngân hàng Quân Đội đã trình phương án tăng mạnh vốn điều lệ lên hơn 53.600 tỷ đồng, theo đó MB Bank sẽ vượt qua loạt ông lớn BIDV, VietinBank để trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao thứ 3 hệ thống chỉ sau VPBank và Vietcombank. Ngoài dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Quân đội còn tham gia vào các dịch vụ môi giới chứng khoán, quản lý quỹ, kinh doanh địa ốc, bảo hiểm, quản lý nợ và khai thác tài sản bằng cách nắm cổ phần chi phối của một số doanh nghiệp hoặc các công ty con trong các lĩnh vực này như: Công ty cổ phần chứng khoán MB, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC), Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei…. Đồng thời, Ngân hàng MB cũng tham gia hỗ trợ các chương trình và dự án xã hội, như chương trình xây dựng nhà ở cho người nghèo, hỗ trợ giáo dục và y tế cho cộng đồng. Thêm vào đó, Ngân hàng MB cũng đóng góp vào việc kiểm soát lạm phát bằng cách quản lý tài chính và tiền tệ một cách hiệu quả. Bằng việc duy trì ổn định tỷ lệ cung cầu tiền tệ, Ngân hàng MB đã góp phần vào việc duy trì mức lạm phát ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh
  18. 2 tế. Nhờ những nỗ lực và đóng góp không ngừng, Ngân hàng MB đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, việc đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trở nên ngày càng quan trọng. Hiện nay, một mô hình phân tích phổ biến được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng là mô hình CAMELS. Mô hình CAMELS là một phương pháp phân tích ngân hàng được phát triển tại Mỹ và đã tồn tại từ những năm 1980 bởi Ủy ban Giám sát của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế. Hiện nay, phương pháp này được coi là phương pháp phân tích tài chính chuẩn và được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là một công cụ hữu dụng có thể sử dụng để dự đoán tình trạng sức khỏe hoặc tình trạng yếu kém của ngân hàng và cũng hỗ trợ các nhà phân tích tài chính có được mức độ tin cậy cao nhất về giá trị của ngân hàng. Mô hình cho rằng để đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thương mại, các nhà phân tích cần xem xét cả các yếu tố định tính và định lượng. Mục đích chính của nó là tăng cường sự an toàn, khả năng tồn tại và tính thanh khoản của các tổ chức tài chính. Ban đầu, việc đánh giá các ngân hàng dựa trên 5 tiêu chí chính. Tuy nhiên, vào năm 1997, tiêu chí thứ 6 đã được bổ sung vào quá trình đánh giá, đó là mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to market risk). Do đó, chữ viết tắt đã được thay đổi từ CAMEL thành CAMELS. Thông tin quan trọng nhất về tình hình tài chính của ngân hàng được cung cấp thông qua các thành phần của mô hình CAMELS, và chúng được áp dụng dựa trên các điều kiện cụ thể của từng quốc gia về môi trường kinh tế, chính trị và pháp lý. Trong bối cảnh kinh tế và pháp lý của một quốc gia, nhiệm vụ của nhà phân tích là đánh giá mức độ an toàn vốn của ngân hàng, chất lượng tài sản, nguồn vốn và các khoản đầu tư, hiệu quả của quản lý, khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời và duy trì lợi nhuận. Mặc dù không đơn giản, việc áp dụng mô hình CAMELS trong phân tích có khả năng thực hiện cao và mang lại kết quả chính xác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2