LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn
lượt xem 55
download
Đấu tranh chống tội phạm nói chung, đặc biệt là các tội phạm về ma tuý nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước và các ngành Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan quan tâm chỉ đạo nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại do các loại tội phạm này gây ra cho xã hội. Đây là một trong những loại tội phạm hình sự nguy hiểm xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước ta về các chất ma tuý; xâm phạm trật tự an toàn xã hội; xâm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn
- LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đấu tranh chống tội phạm nói chung, đặc biệt là các tội phạm về ma tuý nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước và các ngành Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan quan tâm chỉ đạo nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại do các loại tội phạm này gây ra cho xã hội. Đây là một trong những loại tội phạm hình sự nguy hiểm xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước ta về các chất ma tuý; xâm phạm trật tự an toàn xã hội; xâm phạm sức khoẻ và sự phát triển giống nòi của dân tộc... Những năm gần đây, tội phạm về ma tuý nói chung, tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý nói riêng đang có diễn biến phức tạp, xu hướng gia tăng cả về số vụ, số lượng và đặc biệt là phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội. Đối tượng tham gia hoạt động liều lĩnh, tinh vi xảo quyệt; đa số các vụ đều hình thành các đường dây hoặc băng, ổ, nhóm; luôn thay đổi địa bàn hoạt động; khi bị phát hiện và truy bắt chúng luôn tìm cách che dấu hành vi phạm tội của bản thân và cho đồng bọn, gây khó khăn cho quá trình điều tra làm rõ của các lực lượng chức năng. Đặc biệt đây là loại tội phạm sẽ gây những hậu quả rất lớn về kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, sức khỏe cộng đồng và lây nhiễm HIV/AIDS, ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống xã hội. Là một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình. Vì vậy, những đối tượng hoạt động tội phạm này luôn ý thức được tính nghiêm minh của pháp luật trong xử lý hành vi phạm tội, nên quá trình hoạt động chúng luôn tìm mọi cách đối phó với các lực lượng chức năng. Trong đó, thay đổi địa bàn hoạt động và lợi dụng những địa bàn phức tạp để hoạt động là một trong những phương thức thủ đoạn phổ biến. Khi bị lực lượng chức năng ngăn chặn mạnh mẽ và quyết liệt ở những địa bàn trọng điểm, những thành phố, thị xã thì chúng lại chuyển ra hoạt động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi... Đặc biệt là các vùng biên giới giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực, là những địa bàn giáp danh, đối tượng có nhiều điều kiện để vận chuyển, mua bán, trao đổi và khi bị phát hiện chúng có điều kiện tẩu thoát, cất giấu; nghiêm trọng hơn là số lượng ma tuý ngày càng nhiều; thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi. Đây là một trong những khó khăn cho các lực lượng trực tiếp đấu tranh ngăn chặn đối với loại tội phạm này, trong đó có lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
- biên giới. Trong thời gian qua, thực hiện Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg ngày 09/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển; các lực lượng chức năng đã tiến hành điều tra khám phá nhiều vụ án vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý, thu giữ hàng nghìn kilôgam ma tuý các loại; nhiều đối tượng đã bị bắt giữ và chịu sự xử lý nghiêm khắc của pháp luật, nhưng tình hình tội phạm này vẫn không giảm mà còn diễn biến phức tạp, chúng đã chuyển địa bàn hoạt động, đặc biệt là các tuyến, khu vực biên giới gây khó khăn cho quá trình điều tra khám phá. Thanh Hóa là tỉnh có 192 km đường biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào). Trong những năm qua, hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý qua biên giới diễn biến phức tạp; phương thức thủ đoạn hoạt động thường xuyên thay đổi và ngày càng tinh vi, xảo quyệt; khi bị bắt giữ, tội phạm ma tuý thường sử dụng các loại vũ khí nóng (vũ khí quân dụng, vũ khí tự tạo…) chống trả quyết liệt. Chính vì vậy, đấu tranh phòng chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn diễn ra hết sức quyết liệt. Thực hiện Quy chế phối hợp ban hành tại Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan Thanh Hóa đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp đấu tranh đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong việc triển khai thực hiện Quy chế phối hợp cũng còn những bất cập, cần phải tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu của “Đề án tổng thể kiểm soát ma tuý qua biên giới đến năm 2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg ngày 22/7/2005. Từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn (nước CHDCND Lào)”, để nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý đang là vấn đề nóng bỏng, bức xúc trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Để góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh này,
- ở nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật học đi vào nghiên cứu công tác phát hiện, điều tra các tội phạm về ma tuý; áp dụng pháp luật và thực hiện pháp luật về phòng, chống ma tuý như: - “Phát hiện và điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của lực lượng Cảnh sát nhân dân”(2000), Luận án Tiến sĩ luật học của Trần Văn Luyện, Học viện Cảnh sát nhân dân. - TS. Trần Văn Luyện - PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm (2001), Phát hiện và điều tra các tội phạm về ma tuý”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; - “Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra khám phá các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La của lực lượng Cảnh sát nhân dân”(2003), Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Văn Điền, Học viện Cảnh sát nhân dân; - “Tổ chức phát hiện và điều tra khám phá tội phạm buôn bán, vận chuyển chất ma tuý của lực lượng Cảnh sát Kinh tế - Công an thành phố Hồ Chí Minh”(2003), Luận văn Thạc sĩ Luật học của Dương Văn Quang, Học viện Cảnh sát nhân dân; - “Thực trạng và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra những vụ án sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý của PC 16 - Công an thành phố Hồ Chí Minh”(2003), Luận văn Thạc sĩ Luật học của Vũ Anh Sơn, Học viện Cảnh sát nhân dân; - “Thực hiện pháp luật phòng chống ma tuý trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay”(2005), Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Hoàng Lan, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; - “Thực hiện pháp luật trong phòng chống ma tuý trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay”(2005), Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Đình Trung, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; - Lê Thế Tiệm (2005), “Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, nân g cao hiệu quả phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản, (6), tr.7-10.
- - “Áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố các vụ án ma tuý theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay”(2007), Luận văn Thạc sĩ Luật học của Bùi Mạnh Cường, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh... Những công trình khoa học được công bố trên đây đề cập dưới góc độ khác nhau về phòng, chống ma tuý nói chung, nhưng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp, tương đối hệ thống và toàn diện đến đấu tranh phòng chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý tuyến biên. Mặc dù vậy, các công trình đó là những tư liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu, viết và hoàn thiện đề tài luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng sự phối hợp giữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan trong đấu tranh phòng chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa phăn. Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo sự phối hợp giữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên và Hải quan phòng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ sau: - Làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và hình thức đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phépchất ma tuý trên tuyến biên giới; - Làm rõ vai trò và sự phối hợp giữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan; các yếu tố đảm bảo đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới. - Đánh giá thực trạng tình hình tội phạm và đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn hiện nay; - Phân tích đánh giá kết quả, tồn tại hạn chế và nguyên nhân của sự phối hợp giữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan; - Dự báo tình hình;
- - Quan điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan trên tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn; - Đề xuất các giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, buôn bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về thực hiện quy chế phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá của các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan Thanh Hoá từ năm 2004 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu tranh chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý. Đặc biệt là công tác đấu tranh loại tội phạm này ở các tuyến biên giới của Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể; - Tổng kết thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý tại địa bàn Thanh Hoá nói chung và trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn nói riêng; - Thống kê, so sánh, phân tích số liệu liên quan đến tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn; - Nghiên cứu điển hình các trường hợp phạm tội cụ thể kết hợp các phương pháp tọa đàm, trao đổi với những điều tra viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác điều tra loại tội
- phạm này ở địa phương. Đặc biệt là những điều tra viên trực tiếp điều tra những vụ án về loại tội phạm này trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn. - Phương pháp điều tra xã hội học. 6. Những đóng góp khoa học mới của luận văn - Quá trình khảo sát nghiên cứu, luận văn chỉ ra, phân tích được những đặc trưng của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý tại địa bàn tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn và những nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của loại tội phạm này. - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp giữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan Thanh Hóa trong đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận pháp chế XHCN nói chung và lý luận đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý nói riêng. - Luận văn dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy, nghiên cứu về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý nói chung và đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn nói riêng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương, 9 tiết.
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG, HÌNH THỨC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tội phạm Tội phạm hình sự từ rất lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội loài người, là tâm điểm chú ý của mỗi quốc gia, mỗi khu vực đồng thời là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Do vậy đấu tranh chống tội phạm hình sự đã, đang và sẽ trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam ngay từ khi Cách mạng tháng Tám thành công (8/1945) Đảng và Nhà nước ta đã coi cuộc đấu tranh chống tội phạm hình sự là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH. Chính vì vậy, việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ bản chất của tội phạm hình sự nói chung, những hành vi phạm tội cụ thể nói riêng, có ý nghĩa quan trọng giúp cho quá trình áp dụng các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm cũng như đề ra những biện pháp, chiến thuật đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm cụ thể. Tuỳ thuộc vào bản chất của mỗi Nhà nước mà những quy định về tội phạm có khác nhau, phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của xã hội, phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Đối với Việt Nam, vấn đề tội phạm được nghiên cứu dựa trên nhiều góc độ khoa học khác nhau, mỗi môn khoa học có cách tiếp cận, nghiên cứu riêng, có mục đích và phương pháp nghiên cứu riêng. - Dưới góc độ khoa học Luật Hình sự nghiên cứu tội phạm là nhằm cá thể hoá trách nhiệm hình sự. Do đó khi đề cập khái niệm tội phạm các nhà nghiên cứu đã lựa chọn cách tiếp cận vào các hành vi nguy hiểm do con người gây nên cho xã hội mà các hành vi này pháp luật hình sự cấm không được hành động. Vì vậy, Điều 8 Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1999 đã định nghĩa khái niệm tội phạm như sau:
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [40]. Định nghĩa tội phạm trên đây là định nghĩa có tính khoa học thể hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước ta về tội phạm. Định nghĩa này không những là cơ sở khoa học thống nhất cho việc xác định những loại tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự mà còn là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những điều luật quy định về từng tội phạm cụ thể. Từ định nghĩa đầy đủ này, có thể định nghĩa tội phạm một cách khái quát như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. - Tội phạm, theo Luật Hình sự Việt Nam, phải là hành vi của con người. Những gì mới là tư tưởng, chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi thì không thể là tội phạm. Chỉ qua hành vi của mình, con người mới có thể gây ra thiệt hại, gây ra sự nguy hiểm cho xã hội và những gì trong ý nghĩ, trong tư tưởng của con người cũng chỉ có thể được xác định qua chính những biểu hiện bên ngoài mà trước hết là qua chính hành vi của họ. Trong Luật Hình sự Việt Nam, sự xác nhận tội phạm chỉ có thể là hành vi được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản. Đó là “nguyên tắc hành vi”. Như vậy, hành vi được coi là tội phạm được phân biệt với hành vi không phải là tội phạm qua bốn dấu hiệu. Đó là: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính chịu hình phạt. Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Hành vi nào đó sở dĩ bị quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội. Nguy hiểm cho xã hội, về khách quan có nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đó là những quan hệ xã hội có tính tương đối quan trọng hoặc quan trọng và khi bị xâm hại có thể gây ra những thiệt hại hoặc những ảnh hưởng đáng kể cho điều kiện tồn tại và phát triển của chế độ XHCN. Những hành vi bị coi là tội phạm phải là những hành vi xâm phạm đến các quan hệ
- xã hội đã được luật xác định. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không những là căn cứ để phân biệt hành vi phạm tội với những hành vi vi phạm khác mà còn là cơ sở để đánh giá mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành vi phạm tội và qua đó giúp cho việc cá thể hóa TNHS được chính xác. Tính có lỗi được nêu trong định nghĩa về tội phạm là dấu hiệu độc lập với tính nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải để tách tính có lỗi ra khỏi tính nguy hiểm cho xã hội mà để nhấn mạnh tính chất quan trọng của tính có lỗi. Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nếu hành vi ấy là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện quyết định thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu đòi hỏi phải có ở hành vi bị coi là tội phạm. Việc quy định tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu của tội phạm không những là cơ sở đảm bảo cho đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất, bảo đảm cho quyền dân chủ của công dân bị xâm phạm bởi hành vi xử lý tuỳ tiện mà còn là động lực thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời bổ sung, sửa đổi luật theo sát sự thay đổi của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội. Tính trái pháp luật hình sự tuy chỉ là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lý, phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội của tội phạm nhưng vẫn có tính độc lập tương đối và có ý nghĩa quan trọng. Tính chịu hình phạt được coi là dấu hiệu của tội phạm vì nó được xác định bởi chính những thuộc tính khách quan bên trong của tội phạm. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu biện pháp trách nhiệm là hình phạt, không có tội phạm thì cũng không có hình phạt. Tội phạm có tính chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe dọa có thể phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. Như vậy, với định nghĩa và đặc điểm (dấu hiệu) của tội phạm nêu trên, nhà làm luật đã đưa ra khái niệm tội phạm dựa trên cơ sở những đặc tính pháp lý của từng hành vi cụ thể hoặc nhóm hành vi do những cá nhân nhất định thực hiện một cách có ý thức. Chính phương pháp nghiên cứu này của khoa học luật hình sự đã đưa ra một mô hình pháp lý hay chính là những quy phạm pháp luật hoàn chỉnh về các mối quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và những hành vi ứng xử bắt buộc của con người. Do đó đối tượng nghiên cứu
- của khoa học luật hình sự là hành vi của cá nhân con người. Vì vậy, phòng ngừa và điều tra tội phạm, trước hết là phòng ngừa những hành vi phạm tội và điều tra làm rõ quá trình diễn biến những hành vi phạm tội đã xảy ra để xác định có hay không có tội phạm xảy ra, người thực hiện hành vi phạm tội, trên cơ sở đó giúp cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biên pháp xử lý phù hợp. 1.1.2. Khái niệm phòng, chống tội phạm; đặc điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới - Khái niệm phòng, chống tội phạm: Trong xã hội, nếu thừa nhận tội phạm là hiện tượng tiêu cực của xã hội thì cuộc đấu tranh chống tội phạm được coi là một điều tất yếu khách quan không thể thiếu được của mọi chế độ xã hội. Vấn đề ở chỗ, tại sao trong xã hội loài người lại tồn tại những hiện tượng tiêu cực xã hội, đặc biệt là tội phạm; làm thế nào để loại trừ chúng ra khỏi đời sống xã hội. Giải quyết vấn đề này liên quan đến nhiều biện pháp khác nhau. Nhưng trước tiên, cần nhận thức được rằng, tội phạm là một hiện tượng xã hội, được sinh ra và tồn tại bởi xã hội mà gải quyết vấn đề tội phạm cũng phải mang tính xã hội. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, tội phạm xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp và hình thành nhà nước. Cho nên trong bất kỳ nhà nước nào (tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa) đều phải tiến hành đấu tranh chống tội phạm. Nhà nước XHCN, nếu so sánh với nhà nước tư bản, có nhiều tính ưu viết hơn, nhưng nhà nước XHCN, một mặt, vẫn đang tồn tại với tư cách là một nhà nước đúng nghĩa của nó. Mặt khác, trong quá trình xây dựng một nhà nước kiểu mẫu, tiên tiến nhất so với các kiểu nhà nước trước đây, nhà nước XHCN cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm, mà chính những yếu tố này, trong một chừng mực nhất định, là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm trong xã hội. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhà nước XHCN nói chung, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nói riêng đang được coi là một nhiệm vụ quan trọng của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phòng, chống tội phạm có hai nội dung cơ bản: Thứ nhất, phòng ngừa tội phạm là bằng mọi biện pháp ngăn chặn không để cho tội phạm xảy ra; không để một thành viên của xã hội phải chịu hình phạt của pháp luật; xã hội không phải gánh chịu hậu quả của tội phạm; các cơ quan bảo vệ pháp luật không phải tốn kém những khoản chi phí cho việc điều tra, khám phá, xử lý người phạm tội và điều quan
- trọng hơn là đảm bảo cuộc sống bình thường cho mọi công dân trong xã hội, để từ đó làm cơ sở cho mọi công dân có thể cống hiến sức lực của mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội. Thứ hai, đấu tranh chống tội phạm có nghĩa phải phát hiện, điều tra khám phá kịp thời, nhanh chóng và có hiệu quả mỗi khi tội phạm xảy ra, nhằm đảm bảo tội phạm không thể không bị phát hiện và điều tra xử lý, không một người phạm tội nào có thể tránh khỏi hình phạt của pháp luật. Trong hai nội dung này không được coi nhẹ nội dung nào. Tội phạm còn tồn tại trong xã hội, cản trở đến cuộc sống bình yên của mỗi người dân, ảnh hưởng đến an ninh - trật tự và sự phát triển của xã hội thì việc điều tra khám phá, xử lý kịp thời mỗi tội phạm xảy ra chính là nhằm đảm bảo sự tồn tại, vững mạnh của nhà nước XHCN. Nhưng do bản chất của nhà nước XHCN, cần thiết đảm bảo cuộc sống bình thường cho các thành viên trong xã hội, không muốn để cho bất kỳ người nào phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật do vậy nội dung phòng ngừa tội phạm có vị trí quan trọng phản ánh đặc tính nhân đạo cao cả của nhà nước XHCN. Vì vậy, trong nhiều tài liệu, văn bản, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính phủ đánh giá phòng ngừa tội phạm chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Để có thể phòng, chống tội phạm có hiệu quả thì phải có sự tham gia của toàn xã hội nói chung, trong đó có các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và tất cả công dân cũng phải tiến hành áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau hướng vào việc thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội, phát hiện nhanh chóng, kịp thời mỗi khi tội phạm xảy ra nhằm từng bước, ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống xã hội. Chỉ có thực hiện được như thế thì mới có thể giải quyết được tình hình tội phạm trong xã hội. Chính vì vậy, khi tiến hành thực hiện các biện pháp phòng ngừa phải thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự tham gia, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân trong hoạt động phòng, chống tội phạm. Như vậy, phòng, chống tội phạm là việc áp dụng các biện pháp đồng bộ (biện pháp kinh tế, quản lý, tổ chức, pháp luật…) với sự tham gia của toàn xã hội (cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân) vào việc ngăn ngừa không để cho tội phạm xảy ra, cũng như phát hiện
- nhanh chóng, chính xác, xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội phục vụ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phòng, chống tội phạm về ma tuý là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý là một bộ phận trong công tác phòng, chống tội phạ m nói chung. Mặc dù tội phạm ma tuý chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số tội phạm các loại, nhưng do ma tuý và tội phạm ma tuý đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho xã hội cho nên đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý có vai trò rất quan trọng và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. 1.1.2.1. Đặc điểm pháp lý về tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Để đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý đạt kết quả đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu về đặc điểm pháp lý của tội phạm này một cách cụ thể theo đúng quy định của pháp luật hình sự. Ngoài các dấu hiệu đặc trưng về nhóm các tội phạm về ma tuý, tội phạm này có các dấu hiệu pháp lý đặc trưng sau: - Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma tuý nói chung và mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý trên các tuyến biên giới nói riêng là vi phạm chính sách độc quyền quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với các chất ma tuý, xâm phạm trật tự an toàn xã hội; đó là mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. - Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý là tổng hợp những dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, được biểu hiện thông qua các hành vi cụ thể sau: + Vận chuyển trái phép các chất ma tuý là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma tuý từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào mà không nhằm mục đích mua bán. Đối với hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới là hành vi đưa trái phép chất ma tuý từ nước ngoài vào lãnh thổ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam hay từ lãnh thổ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đi sang các nước khác mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Việc vận chuyển có thể được thực hiện bằng các phương tiện và hình thức khác nhau như: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ, đường bưu điện; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào bụng, nhét vào các lỗ tự nhiên…; có thể đựng trong hành lý (va ly, túi sách); để trong các phương tiện vận chuyển như máy bay, ô tô, tầu thuỷ… Người vận chuyển chất ma tuý thuê cho người khác mà không nhằm mục đích mua bán thì đồng phạm về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới, hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới phải có số lượng chất ma tuý tối thiểu để cấu thành tội phạm. Dưới mức quy định lượng ma tuý tối thiểu thì phải xử phạt hành chính. Hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý chỉ có thể là hành động. + Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý nói chung, trên tuyến biên giới nói riêng là hành vi phạm tội đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, hành vi này được thể hiện cụ thể như sau: Mua bán trái phép chất ma tuý là hành vi mua, bán hoặc vận chuyển, tàng trữ chất ma tuý để bán lại bất lại bất hợp pháp. Nó được thể hiện ở các hành vi cụ thể là: Bán trái phép trái phép chất ma tuý cho người khác; mua chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác; vận chuyển chất ma tuý để bán trái phép cho người khác; xin chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác; dùng chất ma tuý để trao đổi, thanh toán… trái phép; tàng trữ chất ma tuý nhằm bán trái phép; dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh hoán… lấy chất ma tuý để bán lại trái phép cho người khác. Nếu người nào đó có hành vi chào bán trái phép chất ma tuý, thảo thuận mua bán về giá cả, địa điểm, thời gian để tiến hành việc mua bán nhưng chưa thực hiện được việc mua bán thì cấu thành tội phạm này ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Cũng những hành bi mua, bán trái phép chất ma tuý như trên nhưng trên các tuyến biên giới thì phải thể hiện sự mua bán qua đường biên giới giữa Việt Nam với nước khác giáp biên giới hoặc việc mua bán diễn ra ở khu vực biên giới được xác định theo địa giới hành chính. Như vậy, mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi mua, bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới có thể là công dân Việt Nam xuất cảnh hợp pháp hay bất hợp pháp ra nước ngoài, mua trái phép chất ma tuý từ nước ngoài, vận chuyển trái phép vào Việt Nam, nhằm mục đích bán cho người khác hoặc công dân nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam, vận chuyển trái phép chất ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam để trao đổi, thanh toán hay bán cho người khác hoặc cũng có thể dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao
- đổi, thanh toán lấy chất ma tuý từ nước ngoài vận chuyển trái phép vào Việt Nam để bán cho người khác. - Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý, thấy trước được hậu quả của hành vi do mình gây ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra. - Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. 1.1.2.2. Đặc điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới - Đặc điểm về đối tượng đấu tranh: Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành được pháp luật quy định mà xác định đối tượng đấu tranh của lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan là các đối tượng phạm tội về ma tuý được quy định trong Chương XVIII và Điều 251(Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có) của Bộ luật Hình sự năm 1999. Đối tượng phạm tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý có đặc điểm chung của tội phạm về ma tuý nhưng cũng có nét đặc thù. Về đối tượng đấu tranh chúng ta cần chú ý vào: các đối tượng hoạt động chuyên nghiệp và tái phạm nguy hiểm, chú ý số có tiền án, tiền sự, cầm đầu các đường dây buôn bán xuyên quốc gia và quốc tế, số đối tượng có nguồn tin về hoạt động phạm tội ma tuý do nước ngoài cung cấp; các đối tượng là người Việt Nam móc nối với người nước ngoài hoặc lợi dụng ra nước ngoài để buôn lậu, vận chuyển ma tuý; các đối tượng buôn lậu ma tuý quốc tế từ nước ngoài vào Việt Nam, hết sức chú ý người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài gốc Việt Nam lợi dụng về nước thăm thân nhân, du lịch, đầu tư để buôn lậu ma tuý hoặc tẩy, rửa tiền từ buôn lậu ma tuý; các đối tượng tổ chức sản xuất, điều chế các chất ma tuý tổng hợp; đối tượng lợi dụng được hành nghề mua bán, nhập khẩu, sử dụng các tiền chất ma tuý, các chất gây nghiện để điều chế, buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý. Lợi dụng chính sách mở cửa trong quan hệ quốc tế của nước ta trên các mặt du lịch, liên doanh, liên kết kinh tế, thăm thân…nên nhóm đối tượng phạm tội về ma tuý là người nước ngoài hoạt động ngày càng
- gia tăng và có chiều hướng phức tạp. Hành vi phạm tội chủ yếu của chúng ở nước ta là mua bán ma tuý và tẩy rửa tiền. Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm khi nghiên cứu về đối tượng đấu tranh, chúng ta phải căn cứ vào nhân thân, tính chất, thủ đoạn hoạt động, quan hệ, thời gian và địa bàn hoạt động…để phân chia đối tượng theo nhóm, từ đó áp dụng các biện pháp đấu tranh phù hợp. Đối tượng phạm tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý rất đa dạng về thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp…Cụ thể, các đối tượng trên được chia ra các nhóm sau đây: Nhóm đối tượng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; nhóm đối tượng cơ hội, lợi dụng điều kiện tự nhiên, nghề nghiệp hoặc vị trí công tác để hoạt động phạm tội; nhóm đối tượng bị lôi kéo vào con đường phạm tội và nhóm những người nhu Việt kiều, người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, đầu tư, tìm đối tác liên doanh lợi dụng để mua bán ma tuý trái phép hoặc vận chuyển thuê cho bọn buôn bán ma tuý chuyên nghiệp để lấy tiền. Trong các nhóm đối tượng nêu trên thì nhóm đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý có tính chất chuyên nghiệp là loại đối tượng nguy hiểm nhất, để giảm cung về ma tuý đòi hỏi các lực lượng có chức năng đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý cần tập trung đánh mạnh vào loại đối tượng này. - Tuyến và địa bàn trọng điểm: Một trong những đặc điểm của tội phạm về ma tuý là thường hoạt động theo những tuyến nhất định. Do đó, trong quá trình đấu tranh đòi hỏi các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan phải xác định được tuyến hoạt động của chúng, đặc biệt là xác định được tuyến trọng điểm. Tuyến hoạt động của tội phạm về ma tuý được xác định là hướng vận động chính của các đối tượng phạm tội, là đường giao dịch, chuyên chở các chất ma tuý trái phép và cũng là hướng đối tượng thường xây dựng cơ sở liên lạc, những điểm sinh hoạt, thanh toán, cất giấu các chất ma tuý hoặc phương tiện, dụng cụ liên quan đến hoạt động phạm tội. Tuyến được hình thành trên cơ sở mạng lưới giao thông kết hợp với nguồn ma tuý trái phép kết nối với các sân bay, bến cảng, cửa khẩu. Tuyến hoạt động của tội phạm ma tuý trong nước thường chịu ảnh hưởng của hoạt động tội phạm ma tuý quốc tế. Đồng thời với việc xác định tuyến trọng điểm là việc xác định địa bàn trọng điểm về hoạt động của tội phạm ma tuý. Địa bàn trọng điểm là nơi tập trung các đầu mối hoạt động, tập trung các đối tượng hoạt động phạm tội, là nơi đối tượng thường tập kết các chất ma tuý,
- tiền chất, phương tiện, công cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép các chất ma tuý và các hoạt động liên quan đến ma tuý khác. Địa bàn trọng điểm về tiêu thụ, tàng trữ trái phép các chất ma tuý thường có mối liên hệ nhất định với địa bàn tổ chức sử dụng các chất ma tuý trái phép. Địa bàn mua bán trái phép các chất ma tuý lại thường có mối liên hệ với địa bàn sản xuất, với tuyến vận chuyển trái phép các chất ma tuý. Tuyến và địa bàn chỉ được xác định tương đối, vì tuyến và địa bàn trọng điểm có thể thay đổi tùy theo tình hình nghiệp vụ, phương thức thủ đoạn hoạt động của đối tượng và tình hình anh ninh trật tự, khả năng liên lạc, buôn bán với đối tượng phạm tội ở nước ngoài. Tuyến và địa bàn trọng điểm thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cho nên trong từng khoảng thời gian cụ thể, và trên các địa bàn khu vực cụ thể cũng hình thành những tuyến và địa bàn khác nhau. Tùy theo tình hình thực tế mà từng địa phương, từng lực lượng đấu tranh xác định tuyến và địa bàn trọng điểm cho lực lượng mình phù hợp đối tượng đấu tranh và tình hình nghiệp vụ. Tuyến và địa bàn buôn bán, vận chuyển các chất ma tuý thường gắn liền với hoạt động phạm tội của đối tượng trong một không gian nhất định. Hiện nay, tuyến, địa bàn hoạt động của tội phạm ma tuý cần chú ý tập trung đấu tranh bao gồm: Trên biên giới đường bộ cần chú ý các tuyến và địa bàn (tuyến biên giới Việt - Lào, trong đó tập trung các khu vực từ Lai Châu đến Quảng Trị và từ biên giới vào nội địa: tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt chú ý khu vực Quảng Ninh (Móng Cái), Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai; tuyến biên giới Việt Nam - Cămpuchia, tập trung khu vực từ Kiên Giang đến Bình Phước; địa bàn trọng điểm phải chú ý là các cửa khẩu quốc tế, quốc gia ở các khu vực nêu trên); Tuyến biển: (tập trung vào vùng biển Thái Lan - Cămpuchia, khu vực Kiên Giang - Cà Mau - Bình Phước; từ các Cảng lớn (Cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Hòn Gai, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Cửa Lò) hướng đi các nước: Hồng Kông, Nhật Bản, Australia, Đài Loan, Trung Quốc và ngược lại); Tuyến hàng không: (chú ý các hướng từ Băng Cốc về thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đi Austalia; Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Mỹ, Canada). Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý nói chung và tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý nói riêng, yêu cầu của các lực lượng có chức năng đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý, tùy theo địa bàn công tác và sự phân cấp quản lý, dựa trên các tài liệu thông tin nghiệp vụ, diễn biến của tình hình tội phạm về ma tuý để
- xác định địa bàn trọng điểm. Trên cơ sở đó để triển khai các biện pháp nghiệp vụ tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp để chủ động đáu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý nhưng đồng thời cần phát hiện ra các địa bàn tuyến trọng điểm mới nhằm chủ động đưa ra các biện pháp đấu tranh kịp thời không để dẫn đến phức tạp. Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý chất ma tuý là loại chất gây nghiện nguy hiểm với những quy định rất nghiêm ngặt. Vi phạm các quy định về chế độ quản lý các chất ma tuý không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát chất ma tuý của Nhà nước mà còn góp phần tạo ra một lớp người nghiện, qua đó đe dọa nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của nòi giống cũng như ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Do tác hại lâu dài và nhiều mặt của các vi phạm các quy định về chế độ quản lý chất ma tuý như vậy nên mọi hành vi vi phạm, ở bất kỳ khâu nào của quá trình quản lý chất ma tuý đều bị quy định là tội phạm. Từ quy định của Chương XVII Bộ luật Hình sự có thể định nghĩa: Tội phạm về ma tuý là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma tuý của Nhà nước. Với cách tiếp cận như vậy, có thể hiểu tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới như sau: Tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến chính sách độc quyền quản lý của Nhà nước đối với các chất ma tuý và luôn lấy biên giới làm nơi tập kết, tổ chức lực lượng, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý nên cần áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Như vậy, tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới có đầy đủ bốn dấu hiệu của tội phạm nhưng nó có điểm khác biệt cơ bản với các tội phạm về ma tuý nói chung là địa điểm thực hiện tội phạm. Tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới phải lấy biên giới giữa hai nước để tập trung nguồn ma tuý, các đối tượng trong đường dây, ổ, nhóm tội phạm và hoạt động vận chuyến, mua bán cũng phải qua đường biên giới. Đây là dấu hiệu đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt loại tội phạm này với các tội phạm khác về ma tuý, trong đó có tội phạm vận chuyển, mua bán trái pháp chất ma tuý trong khu vực nội địa, không có yếu tố qua biên giới.
- 1.1.2.3. Quy định của pháp luật về tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Các tội phạm về ma tuý nói chung, tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý nói riêng được xác định là một trong những tội phạm gây hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, thậm chí liên quan đến tình hình an ninh chính trị của đất nước. Vì vậy, đấu tranh, ngăn chặn đối với loại tội phạm này là vấn đề cấp bách và mang tính thời sự hiện nay. Mặc dù vậy, để có một hệ thống văn bản pháp luật tạo ra hành lang pháp lý hoàn chỉnh phục vụ cho quá trình đấu tranh, ngăn chặn cũng như xử lý người phạm tội là một vấn đề phức tạp và phải được tiến hành lâu dài, có sự đầu tư công sức của nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên, trước tình hình tội phạm ma tuý có những diễn biến phức tạp và đang có xu hướng gia tăng. Do vậy, để đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả với loại tội phạm này ngày 10/5/1997 Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985, trong đó có quy định một số tội phạm về ma tuý thành một chương riêng (Chương VIIA), bổ sung một số tội danh mới, định lượng các chất ma tuý trong từng khung hình phạt. Theo Bộ luật này, tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý được quy định tại các Điều 185d và 185đ, đồng thời quy định hành vi mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý qua biên giới ở các điều luật này. Tại Kỳ họp thứ 6 (từ ngày 18/11 đến 21/12/1999) Quốc hội n ước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua Bộ luật Hình sự năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2000. Theo đó, các tội phạm về ma tuý được quy định tại Chương XVIII phần các tội phạm. Riêng tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý được quy định tại Điều 194, trong đó có xác định hành vi mua bán, vận chuyển qua biên giới là một trong những hành vi cấu thành tội phạm. Theo điều luật trên, tội phạm hoàn thành khi thực hiện một trong bốn hành vi tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chiếm đoạt trái phép các chất ma tuý. Hành vi vận chuyển và mua bán trái phép các chất ma tuý qua biên giới được quy định trong điều luật là tình tiết định khung tăng nặng. Cả hai hành vi đó đều xâm phạm đến chế độ quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với các chất ma tuý. Do đó, để thực hiện tốt công tác đấu tranh đối với loại tội phạm này, cần phân biệt rõ hành vi vận chuyển trái phép các chất ma tuý qua biên giới, và hành vi mua bán trái phép các chất ma tuý qua biên giới.
- Ngoài ra, phải nắm được các đặc điểm pháp lý của tội này để có điều kiện xem xét đối với từng trường hợp cụ thể cho đúng quy định của pháp luật phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi. 1.1.3. Nội dung đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Sau khi tiến hành các biện pháp phát hiện tội phạm, hoạt động đấu tranh khám phá tội phạm cũng là một nhiệm vụ quan trọng, cơ bản để phát hiện tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội phục vụ cho việc đưa ra truy tố trước pháp luật được đúng đắn, chính xác, khách quan. Hoạt động đấu tranh chống tội phạm là hoạt động của những cơ quan điều tra và những cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật; được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự nhằm chứng minh sự thật của vụ án, làm rõ tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Về mặt nhận thức, đấu tranh chống tội phạm chính là một dạng hoạt động nhận thức mà đối tượng nhận thức là các vụ án hình sự đã xảy ra. Chủ thể tiến hành hoạt động điều tra chỉ là những điều tra viên của cơ quan điều tra và những cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định trong tố tụng hình sự nhằm mục đích làm sáng tỏ sự thật của vụ án bằng cách chứng minh thông qua hệ thống tài liệu, chứng cứ mà các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập và nhận thức được. Ngoài việc làm rõ sự thật của vụ án, lập hồ s ơ đề nghị truy tố bị can và tạo ra những điều kiện thuận lợi để truy tố, xét xử; đấu tranh chống tội phạm còn nhằm làm rõ những nguyên nhân, điều kiện phạm tội phục vụ cho phòng ngừa tội phạm. Chính vì vậy, khi tội phạm xảy ra yêu cầu đặt ra là phải tiến hành các biện pháp điều tra kịp thời để làm rõ tội phạm phục vụ cho các hoạt động điều tra tiếp theo cũng như quá trình truy tố, xét xử đúng người, đúng tội: "Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật" [40]. Như vậy, khi phát hiện tội phạm xảy ra nói chung, các tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý nói riêng đều phải đảm bảo yêu cầu kịp thời, điều tra làm rõ và xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp lu ật quy định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sỹ quan hệ quốc tế: Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia
102 p | 454 | 83
-
LUẬN VĂN:Đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
138 p | 301 | 70
-
Luận văn Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn (nước CHDCND Lào)”
134 p | 303 | 58
-
Bài thuyết trình: Lý luận về công tác đấu tranh – phòng chống tội phạm
37 p | 320 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao - những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
235 p | 63 | 17
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch Giá
102 p | 103 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Thông điệp về đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại trên báo điện tử Hải quan và Công an nhân dân năm 2014 đến năm 2016
133 p | 51 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
121 p | 64 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay
37 p | 34 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - Thực trạng và giải pháp
105 p | 62 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Dak Lak
106 p | 21 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đấu tranh phòng chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
13 p | 114 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay
14 p | 115 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
109 p | 31 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế
9 p | 134 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
26 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch Giá
24 p | 56 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
13 p | 72 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn