intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đấu tranh phòng chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

115
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là tập trung làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh nhằm hạn chế và từng bước đẩy lùi tội phạm về ma túy trên địa bàn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đấu tranh phòng chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc Việt Nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> KHOA LUẬT<br /> <br /> ĐẶNG THỊ THẢO LAN<br /> <br /> ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI TÀNG TRỮ, VẬN<br /> CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT<br /> CÁC CHẤT MA TUÝ Ở CÁC TỈNH TÂY BẮC VIỆT NAM<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI- NĂM 2005<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và kế hoạch<br /> phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005, tình hình an ninh, chính trị, trật<br /> tự an toàn xã hội của nước ta tiếp tục được giữ vững, các mục tiêu kinh tế - xã<br /> hội đạt tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền<br /> kinh tế thị trường đã đem lại những yếu tố tiêu cực đối với đời sống xã hội<br /> như tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét, tỷ lệ thiếu việc làm<br /> ngày càng cao, các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý và các tội phạm về<br /> ma tuý có chiều hướng gia tăng.<br /> Các tỉnh thuộc tuyến Tây Bắc Việt Nam gồm 7 tỉnh: Hà Tây, Hoà Bình,<br /> Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái có đường biên giới giáp Lào<br /> và Trung Quốc dài gần 1.100 km. Hầu hết khu vực biên giới của các tỉnh này<br /> là vùng núi cao, hiểm trở, rất khó kiểm soát. Đồng bào dân tộc, nhất là dân tộc<br /> H’Mông có tập quán trồng và sử dụng thuốc phiện từ lâu đời. Nhận thức rõ<br /> đặc điểm phức tạp và mối liên quan của tuyến Tây Bắc với các địa phương<br /> trong cả nước, những năm qua các ban, ngành Trung ương và chính quyền địa<br /> phương đã chú ý chỉ đạo và thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt nhằm kiềm<br /> chế sự gia tăng các tội phạm về ma tuý. Mặc dù vậy, kết quả của các hoạt<br /> động này còn nhiều hạn chế, từ nhiều năm nay, các tỉnh Tây Bắc vẫn là tuyến<br /> phức tạp nhất về sự thẩm lậu ma tuý qua biên giới vào nước ta.<br /> Chính vì vậy, “Đấu tranh phòng chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển,<br /> mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc<br /> Việt Nam” đang là vấn đề có tính thời sự, nổi cộm cần được quan tâm nghiên<br /> cứu nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu ngăn chặn sự gia tăng của các tội<br /> phạm này.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Với lý do đó, tôi lựa chọn vấn đề này làm đề tài luận văn tốt nghiệp<br /> Khoá đào tạo Thạc sỹ, chuyên ngành Luật Hình sự.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Thời gian gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý<br /> đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi khác<br /> nhau và đã đạt được những kết quả đáng kể. Ở góc độ tội phạm học đáng chú<br /> ý là các luận văn Thạc sỹ Luật học: “Công tác đấu tranh phòng chống tội sản<br /> xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý” của tác giả<br /> Nguyễn Phong Hoà (1996), “Tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái<br /> phép các chất ma tuý: thực trạng – nguyên nhân – giải pháp” của tác giả Vũ<br /> Quang Vinh (1996), “Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý ở Việt<br /> Nam” của tác giả Nguyễn Tuyết Mai” (2002)... nghiên cứu tình hình tội phạm<br /> về ma tuý trong phạm vi cả nước một cách hệ thống và một số luận văn Thạc<br /> sỹ khác nghiên cứu về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý<br /> trên địa bàn thủ đô Hà Nội, một số tỉnh Yên Bái, Bắc Ninh... đề cập đến công<br /> tác đấu tranh chống tội phạm ma tuý trên phạm vi một địa phương.<br /> Tuy nhiên, đối với các tỉnh Tây Bắc - một “điểm nóng” về tội phạm ma<br /> tuý trong cả nước thì chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống về đặc<br /> điểm tình hình, nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm về ma tuý, do vậy<br /> chưa đưa ra được các giải pháp đồng bộ và hiệu quả nhằm đấu tranh phòng,<br /> chống các tội phạm về ma tuý trên địa bàn này.<br /> 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br /> Mục đích của luận văn là tập trung làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn<br /> công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm về ma tuý trên địa bàn các tỉnh<br /> Tây Bắc, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh nhằm hạn chế<br /> và từng bước đẩy lùi tội phạm về ma tuý trên địa bàn này.<br /> Từ mục đích đặt ra như trên, nhiệm vụ của luận văn là:<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Khái quát thực trạng, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội<br /> phạm về ma tuý trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc trong những năm gần đây.<br /> - Dự báo tình hình tội phạm về ma tuý trên cả nước nói chung và địa<br /> bàn các tỉnh Tây Bắc nói riêng trong thời gian tới.<br /> - Kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,<br /> chống tội phạm về ma tuý trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc trong thời gian tới.<br /> 4. Đối tượng nghiên cứu của luận văn<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tội phạm về tàng trữ, vận<br /> chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trên địa bàn các tỉnh<br /> Tây Bắc Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2004.<br /> 5. Cơ sở khoa học của đề tài<br /> - Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin,<br /> tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước và pháp<br /> luật hình sự.<br /> - Cơ sở thực tiễn: Hoạt động tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép<br /> hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc Việt Nam trong<br /> khoảng thời gian từ năm 2000 - 2004.<br /> 6. Phương pháp nghiên cứu của luận văn<br /> Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa<br /> Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo<br /> của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về<br /> ma tuý.<br /> Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng những phương<br /> pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đối chiếu,<br /> xã hội học và khoa học dự báo cũng như các tri thức khoa học liên quan.<br /> 7. Điểm mới của luận văn<br /> <br /> 4<br /> <br /> - Rút ra những đặc điểm đặc thù của tình hình tội phạm tàng trữ, vận<br /> chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trên địa bàn các tỉnh<br /> Tây Bắc.<br /> - Đưa ra những nguyên nhân và điều kiện của tội phạm tàng trữ, vận<br /> chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trên địa bàn các tỉnh<br /> này.<br /> - Đánh giá thực trạng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tàng<br /> trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trên địa bàn<br /> các tỉnh Tây Bắc, rút ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công<br /> tác này nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống các tội<br /> phạm về ma tuý trên địa bàn nói trên.<br /> - Bằng việc đề xuất những giải pháp phù hợp với đặc thù và điều kiện<br /> thực tế của các tỉnh Tây Bắc, tác giả hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả<br /> của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý trên địa bàn các tỉnh<br /> Tây Bắc.<br /> 8. Cơ cấu của luận văn.<br /> Luận văn gồm 108 trang, được bố cục như sau: Phần mở đầu; Phần nội<br /> dung có 3 chương với 17 mục; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2