LUẬN VĂN: Doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai
lượt xem 38
download
Chư Sê là huyện miền núi của tỉnh Gia Lai có tổng diện tích đất tự nhiên 64.296 ha, trong đó đất nông nghiệp 34.467 ha, chiếm 53,6%, đất chưa sử dụng 8.160 ha, chiếm 12,6%, với trên 80% số lao động là nông dân, trong đó hơn 85% là người dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây, dưới tác động của công cuộc đổi mới, trong kinh tế nông nghiệp, ngoài các hình thức tổ chức sản xuất vốn có như hộ gia đình, hợp tác xã và trang trại, trên địa bàn huyện Chư Sê...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai
- LUẬN VĂN: Doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chư Sê là huyện miền núi của tỉnh Gia Lai có tổng diện tích đất tự nhiên 64.296 ha, trong đó đất nông nghiệp 34.467 ha, chiếm 53,6%, đất chưa sử dụng 8.160 ha, chiếm 12,6%, với trên 80% số lao động là nông dân, trong đó hơn 85% là người dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây, dưới tác động của công cuộc đổi mới, trong kinh tế nông nghiệp, ngoài các hình thức tổ chức sản xuất vốn có như hộ gia đình, hợp tác xã và trang trại, trên địa bàn huyện Chư Sê còn xuất hiện hình thức doanh nghiệp (DN) sản xuất nông nghiệp. Hiện toàn huyện đã có 12 DN nông nghiệp, trong đó có 4 DN nhà nước, 5 DN tư nhân và 3 DN cổ phần. Hiện nay, các DN nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa, để trở thành Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. Đây là các DN nông nghiệp có quy mô đất đai tương đối lớn, được trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật khá tốt, có hướng chuyên môn hoá rõ và áp dụng phương pháp công nghiệp. Có điều kiện kết hợp với công nghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ. Các DN nông nghiệp trên địa bàn đã sử dụng 19.900 ha đất sản xuất và thu hút 3.517 lao động. Việc phát triển các DN nông nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua đã đưa lại những kết quả kinh tế - xã hội quan trọng. Các DN nông nghiệp đã và đang là động lực cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Sự phát triển các DN đã tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều kiện để đưa vào khai thác và sử dụng các nguồn lực cho nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng dựa nhiều hơn vào việc ứng dụng khoa học và công nghệ mới để có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn. Nông nghiệp được phát triển gắn với quá trình đa dạng hoá hình thức tổ chức sản xuất, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển nghề rừng, tạo thêm việc làm và thu nhập cho bà con nông dân. Các DN nông nghiệp còn tạo ra môi trường để thực hiện việc liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học) cho phát triển nông nghiệp. Tạo thuận lợi hơn để thu hút đầu tư của các DN, các thành phần kinh tế để phát triển các ngành nghề, phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu và xây dựng nông thôn mới, hoạt động của các DN nông nghiệp ở huyện Chư Sê còn tồn tại không ít nhưng hạn chế, bất cập. Nổi lên là, các DN nông nghiệp nhà nước vẫn chưa được đổi mới
- là mấy; hiện đang chuyển đổi mô hình tổ chức vẫn còn rất nhiều khó khăn, đa số công nhân là đồng bào dân tộc thiểu số không có vốn đầu tư thêm khi nhận khoán, không có khả năng mua cổ phần, trong lúc đất để sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc làm ở nông thôn ngày càng khó khăn. Các DN tư nhân và DN cổ phần sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, thiếu qui hoạch gắn kết với hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương, còn mang tính tự phát; đời sống và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp không ổn định, mang tính thời vụ. Việc SX hàng hóa chỉ mới là sơ chế, bán nguyên liệu thô là chủ yếu nên thu được mức lợi nhuận rất thấp, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh. Nông sản chế biến là một trong những sản phẩm mũi nhọn của Chư Sê, nhưng sức cạnh tranh vẫn còn thấp và chưa phát huy được lợi thế, cũng như chưa đổi mới cách thức sản xuất. Chư Sê đang đứng trước mâu thuẫn giữa năng lực và hiệu quả kinh doanh nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với nhiều tiềm năng và lợi thế về tự nhiên trên địa bàn. Để góp phần làm rõ thực trạng của các DN nông nghiệp, đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển đúng hướng, có hiệu quả, là một cán bộ có nhiều năm làm công tác tổ chức, quản lý trên địa bàn, tôi lựa chọn đề tài: “Doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai” để nghiên cứu làm luận văn Cao học chuyên ngành Kinh tế chính trị.
- 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phát triển DN nông nghiệp là một giải pháp quan trọng nhằm tìm kiếm những hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, tích cực, phù hợp để người nông dân tham gia tự giác, có hiệu quả, sớm thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, tự phát từ nhiều năm nay. Nó đã được một số nhà khoa học và hoạch định chính sách ở nước ta quan tâm nghiên cứu. Dưới đây là những công trình tiêu biểu đã được công bố về vấn đề này. - Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, của Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, NXB Chính trị quốc gia phát hành năm 2002; - Nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, do TS Nguyễn Từ chủ biên, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2002; - Những biện pháp thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, do Phạm Ngọc Thạch chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành năm 2002; - Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn, của TS Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa, NXB Thống kê, Hà Nội 2002; - CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi, Đề tài KX- 02-07 do GS,TS Nguyễn Kế Tuấn, trường Đại học Kinh tế quốc dân làm chủ nhiệm, năm 2007; - Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, do PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc chủ biên, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Đề tài luận văn Cao học chuyên ngành Kinh tế chính trị của Hoàng Nguyễn Trí Dương bảo vệ tại Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. Các đề tài này đã hướng nghiên cứu vào con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn; giải quyết vấn đề nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; và có công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp tại một số vùng trọng điểm hay tại một tỉnh, thành phố trong nước. Đây là những tài liệu không trực tiếp nghiên cứu vấn đề DN SXNN, nhưng rất bổ ích cho nghiên cứu vấn đề phát triển DN nông nghiệp của đề tài.
- Ngoài ra, trên một số diễn đàn còn có những bài viết về DN nông nghiệp. Chẳng hạn, trên các trang webstile như Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, http://hangviet.vtv.vn, 15/03/2010; Doanh nghiệp nhà nước ngành nông nghiệp gặp khó, của Hồng Ngọc, http://www.thesaigontimes.vn (Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online), 17/3/2010; Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, của Hải Anh, http://www.pcworld.com.vn (Thế giới vi tính), 9/4/2010; Chỉ 14% doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn, của Quang Thiện, http://tuoitre.vn/, 20/08/2008; Quyết sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, http://www.maivoo.com/, 06/05/2010; Mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, http://www.doanhchi.com (Diễn đàn dành cho doanh nhân), 4/05/2010; Doanh nghiệp nông nghiệp trước thềm hội nhập WTO, của Đinh Thị Kim Phượng, http://www.ipsard.gov.vn (Viện chính sách và chiến lược phát triển NN, NT), 10/11/2006 v.v… Các bài viết này đã hướng nghiên cứu vào phát triển các DN nông nghiệp như hỗ trợ DN, chỉ báo những thách thức mà các DN nông nghiệp phải đối mặt khi Việt Nam gia nhập WTO, giải pháp thúc đẩy phát triển DN… Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về phát triển các DN nông nghiệp ở nước ta nói chung và ở huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai nói riêng. Bởi vậy, việc lựa chọn đề tài để nghiên cứu của học viên là không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Đây là một đề tài mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách không chỉ đối với phát triền kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Chư Sê, mà còn đối với các huyện, tỉnh trong cả n ước trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Xác định cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động của các DN nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê thuộc tỉnh Gia Lai trong thời gian gần đây để hoàn thiện việc hoạch định chính sách phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả nhằm phát huy vai trò của chúng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- - Hệ thống hóa lý luận, thực tiễn về DN nông nghiệp trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Nêu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động các DN nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển bền vững loại DN này đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các DN được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp bao gồm DN nhà nước, DN tư nhân, công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu). 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Các DN nông nghiệp được thành lập trên địa bàn huyện Chư Sê thuộc tỉnh Gia Lai. - Về thời gian: từ năm 2005 đến nay và hướng phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
- 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời, tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên quan điểm kinh tế thị trường được xây dựng bởi tinh hoa trí tuệ của nhân loại trong kinh tế học hiện đại. 5.2. Cơ sở thực tiễn: Đề tài dựa trên thực tiễn phát triển các DN nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê để nghiên cứu; đồng thời có nghiên cứu thực tiễn kinh nghiệm của một địa phương có hoàn cảnh tương đồng ở trong và ngoài nước về phát triển loại hình DN này trên các thông tin thu nhận được để huyện Chư Sê có thể tham khảo. Đề tài có kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến chủ đề phát triển các DN nông nghiệp của các địa phương trong nước, các ý tưởng có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai. 5.3. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin, của kinh tế học về nền kinh tế thị trường, trong đó coi trọng sử dụng các phương pháp: khảo sát thực tiễn, báo cáo chuyên đề của các địa phương, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có liên quan; phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và tổng kết thực tiễn. 6. Đóng góp khoa học của luận văn - Góp phần làm rõ và cung cấp những căn cứ khoa học về phát triển DN nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần vào việc hoàn thiện chính sách cho phát triển các DN nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương.
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải có một lực lượng doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp (DN SXNN) mạnh làm trụ cột. Để có lực lượng đó, một trong những vấn đề đặt ra là phải tìm được cơ chế và phương thức tổ chức DN SXNN có hiệu quả. 1.1.1. Khái niệm và tính quy luật hình thành, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp. Để hiểu khái niệm DNNN, trước hết cần phải bắt đầu từ cái chung, đó là khái niệm Doanh nghiệp. Chúng ta biết rằng, nền kinh tế quốc dân được cấu thành bởi hàng vạn DN sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho sản xuất và đời sống của xã hội. Có những tổ chức kinh doanh quy mô lớn, sử dụng hàng ngàn công nhân, sản xuất hàng loạt sản phẩm. Nhưng cũng có những tổ chức kinh tế chỉ là một cửa hàng tạp hóa, quầy bán bánh kẹo qui mô nhỏ, chỉ thuê một vài lao động do một cá nhân hay hộ gia đình sở hữu. Những tổ chức đó, dù lớn hay nhỏ, khi tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế thị trường, theo luật DN đều có chung một tên gọi là DN. DN là một khái niệm được khởi nguồn từ tiếng Pháp “Entreprendre”, có nghĩa là “đảm nhận” hay “hoạt động”. Theo nhiều sách báo, DN (Firm) là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Dưới góc độ kinh tế học, DN là một đơn vị kinh doanh hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị trường và xã hội nhằm đạt lợi nhuận tối đa và hiệu quả kinh tế cao nhất. DN chính là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một kế hoạch nhất định trên thị trường. Trên thực tế, DN được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như cửa hàng, nhà máy, công ty, hãng, tổng công ty...
- Theo định nghĩa của Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam, DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là phương thức hoạt động của DN. Đó là việc DN thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường để thu lợi nhuận. Ở nước ta, theo Luật DN, DN có các hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, DN tư nhân. Nếu căn cứ vào qui mô hoạt động để phân loại DN, thì có DN qui mô lớn, DN qui mô vừa và DN qui mô nhỏ. Ở Việt Nam, theo Điều 3 Nghị định số 90/2001/NÐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 11 năm 2001, DN doanh nghiệp nhỏ và vừa được định nghĩa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. Những DN có vốn đăng ký kinh doanh lớn hơn và sử dụng nhiều lao động hơn được gọi là DN lớn. Tuy nhiên, số DN lớn ở Việt Nam còn tương đối ít. Nền kinh tế chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Định nghĩa như trên là để Chính phủ có giải pháp hỗ trợ phát triển cho các DN nhỏ và vừa. Nếu căn cứ theo ngành kinh tế - kỹ thuật để phân loại DN, thì có: DN nông nghiệp, DN công nghiệp và DN dịch vụ. Người ta còn có thể chia nhỏ mỗi loại DN nêu trên thành các loại DN, ví dụ trong DN sản xuất nông nghiệp có DN nông nghiệp, DN lâm nghiệp và DN ngư nghiệp theo nghĩa rộng hoặc chia theo nghĩa hẹp thì có: DN trồng trọt và DN chăn nuôi. DNNN là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, tức là một đơn vị hoạt động kinh doanh và phân phối của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, gồm một số người lao động, được đầu tư vốn, trang bị tư liệu sản xuất để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của thị trường, được Nhà nước quản lý và bảo vệ theo luật định.
- DNNN là một hình thức tổ chức cơ sở, tức là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Nó vừa là chiếc cầu nối liền các khoa học, vừa là nơi thực hiện – áp dụng những thành tựu khoa học về tự nhiên, kinh tế, xã hội và kỹ thuật nông nghiệp để đạt được các mục tiêu về sản xuất nông sản hàng hóa và dịch vụ cho xã hội theo yêu cầu của thị trường, đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận cao cho DN và góp phần phát triển tốt môi trường sinh thái cho sự sống. DNNN là một đơn vị hoạt động kinh doanh và phân phối, tức là nơi sáng tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, đồng thời là nơi phân phối giá trị của cải và dịch vụ cho các thành viên tương ứng với sự đóng góp sáng tạo ra của cải và dịch vụ. Là một đơn vị hoạt động sản xuất, DNNN hướng vào sử dụng các nguồn lực tự nhiên như đất, nước, khí hậu và vốn, lao động, công nghệ và tư liệu sản xuất khác được mua vào từ những thị trường khác nhau. DN kết hợp những yếu tố đó để tạo ra các hàng nông sản để bán, tức là biến đổi đầu vào thành đầu ra, sao cho có giá trị gia tăng, có lợi nhuận. 1.1.1.2. Tính quy luật hình thành và phát triển DN nông nghiệp. Sự ra đời và phát triển của DN nông nghiệp không phải là sản phẩm chủ quan duy ý chí của một người hay một tổ chức xã hội nào, mà là kết quả tất yếu của quá trình phát triển phân công lao động xã hội được tác động mạnh mẽ bởi các cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển kinh tế thị trường ngày càng mang tính quốc tế hóa và hội nhập sâu rộng. Thật vậy, nông nghiệp là hoạt động sản xuất đầu tiên của con người. Khi còn thông qua trồng tỉa lương thực và chăn thả gia súc để lấy sản phẩm sinh sống thì phạm trù ngành sản xuất chưa được lịch sử đặt ra. Mãi đến cuộc phân công lao động xã hội lần thứ nhất chăn nuôi được tách khỏi trồng trọt, sự trao đổi giữa các bộ lạc trồng trọt và bộ lạc chăn nuôi còn quá ít ỏi và vẫn thất thường. Hai ngành trồng trọt và chăn nuôi mà đúng hơn là chăn thả gia súc đang trong trạng thái mạnh nhất. Cùng với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, với việc nâng cao năng suất lao động, sản xuất lương thực và chăn thả gia súc, kinh nghiệm tích lũy được của mỗi người trong sản xuất, trong việc chế tạo công cụ lao động, tìm kiếm và chinh phục các cây trồng mới và vật nuôi mới, dần dần các ngành nghề thủ công ra đời và tách thành các hộ độc lập. Số cây rau, cây ăn quả và các cây công nghiệp, một số gia súc mới, gia cầm được đưa vào sản xuất thêm trong các gia đình, bổ sung vào nguồn thức ăn của họ, chuẩn bị cho cuộc
- phân công lao động xã hội mới và hình thành các ngành sản xuất khác nhau trong nông nghiệp. Chỉ mãi tới cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai, công nghiệp mới tách khỏi nông nghiệp và sản xuất, mối quan hệ kinh tế giữa hai ngành này dần dần được hình thành và trở nên phổ biến. Tuy nhiên, qui mô sản xuất và ý nghĩa kinh tế của các ngành đó còn nhỏ bé và mới chỉ giới hạn trong từng địa phương, từng vùng kinh tế tự nhiên. Do tác động của hai lần phân công lao động xã hội, hoạt động sản xuất ngày càng được chuyên môn hóa sâu hơn, có năng suất lao động cao hơn. Sự gia tăng của năng suất lao động làm xuất hiện sản phẩm thừa. Quan hệ trao đổi không chỉ được diễn ra giữa ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp, mà còn diễn ra giữa các chủ sản xuất độc lập với nhau không kể đó là chủ của việc sản xuất loại sản phẩm gì. Nền kinh tế đã có những điều kiện để ra đời và phát triển sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đầu, trình độ kinh tế hàng hóa còn sơ khai. Về sau, các nhà kinh tế gọi đó là nền kinh tế hàng hóa giản đơn. Cùng với sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hóa là sự xuất hiện các cơ sở sản xuất chuyên môn hóa và các chủ kinh tế độc lập. Kinh tế hàng hóa giản đơn đã từng tồn tại trong lịch sử qua nhiều thế kỷ, từ khi ra đời phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ cho đến giai đoạn cuối của phương thức sản xuất phong kiến. Nhưng do hoạt động sản xuất vẫn dựa vào công cụ lao động thủ công với nguồn năng lượng tự nhiên (sức người, sức ngựa, sức nước, sức gió...), nên năng suất lao động tuy có tăng cao hơn trước, song qui mô của các cơ sở sản xuất còn nhỏ bé. Sự phân công lao động đã tạo ra người lao động chuyên môn hóa và những công cụ lao động chuyên dùng. Đây lại là điều kiện để người lao động cải tiến và hoàn thiện công cụ lao động của họ. Quá trình này diễn ra liên tục, nó bắt nguồn từ bản chất tính tích cực của con người. Quá trình này tất yếu đến một giai đoạn chuyển việc sản xuất dựa vào công cụ lao động thủ công lên sản xuất bằng máy. Công nghiệp hóa được diễn ra. Sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa vừa đòi hỏi nông nghiệp phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, thực phẩm, nguyên liệu chế biến và lao động cho công nghiệp, vừa tạo ra cơ sở hạ tầng, trang bị thêm nhiều cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nông nghiệp phát triển. Chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu hơn. Hình thức tổ chức sản xuất được thay đổi, từ hiệp tác giản đơn lên công trường thủ công, rồi phát triển thành đại công nghiệp. Qui mô sản xuất của các tổ chức sản xuất cũng ngày càng lớn hơn. Nền kinh tế hàng hóa giản
- đơn chuyển sang nền kinh tế hàng hóa phát triển (hiện nay được gọi là nền kinh tế thị trường). Với sự kích thích của kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường, với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ sản xuất nông nghiệp, các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất nông nghiệp đều hướng chuyển sang sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường, gắn với xã hội. Nhiều vùng kinh tế tự nhiên chuyển dần sang tập trung sản xuất các cây, con thích nghi với điều kiện sinh thái của mình và có lợi thế so sánh nhiều hơn so với các vùng khác. Trên thị trường, hình thành những vùng nông nghiệp với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa lớn và chuyên môn hóa cao. Nhiều vùng sinh thái do có tài nguyên tiềm ẩn và nhờ tác động của tiến bộ khoa học, kỹ thuật đã bật dậy thành những vùng nông nghiệp chuyên môn hóa và hàng hóa mới. Đồng thời với quá trình hàng hóa hóa và chuyên môn hóa các cơ sở sản xuất nông nghiệp, các vùng nông nghiệp, thì các ngành sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều loại nông phẩm hàng hóa cao cấp với qui mô vượt ra khỏi phạm vi từng vùng, rồi vượt ra khỏi phạm vi một tỉnh, mang tính quốc gia và có loại mang tính chất quốc tế. Các tổ chức kinh tế trong các ngành ngày càng đông hơn với qui mô ngày càng lớn hơn, chuyên môn hóa sản xuất sâu hơn. Gắn liền với quá trình hình thành và phát triển ngày càng phong phú, đa dạng các ngành kinh tế hàng hóa sinh vật, cây con trong nông nghiệp là quá trình phát triển các tổ chức kinh doanh đa dạng và ngày càng biến đổi theo nhu cầu của xã hội, nhu cầu của thị trường và khả năng tăng lên của con người trong việc chinh phục và sử dụng các tài nguyên sinh vật và sinh thái từ chỗ dễ đến chỗ khó, từ loại dễ đến loại khó, từ chỗ chỉ biết khai thác sử dụng một cách thực dụng vì mục tiêu kinh tế trước mắt đến chỗ sử dụng một cách hợp lý và khoa học, gắn hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường sống và cải tạo môi trường sinh thái. Thực tế các nước trên thế giới và trong nước ta cho thấy quá trình phát triển các DNNN luôn phản ánh xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội. Có thể khái quát tính qui luật của quá trình này như sau: - Từ các DNNN (trồng trọt và chăn nuôi) mở ra các DN lâm nghiệp và ngư nghiệp, những ngành có giá trị kinh tế cao nhưng việc sản xuất khó khăn hơn và đòi hỏi một trình độ cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định và nguồn vốn đầu tư lớn hơn. Trong tăng trưởng, tốc
- độ của các DN lâm nghiệp và ngư nghiệp ngày càng nhanh hơn, còn của nông nghiệp thì ngày càng chậm hơn; theo đó, tỷ trọng giá trị của các DNNN ngày càng nhỏ hơn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng). - Trong nông nghiệp theo nghĩa hẹp, khi đầu là phát triển DN trồng trọt phục vụ cho nhu cầu lương thực, thực phẩm ăn uống hàng ngày của con người. Tiếp đến, trên cơ sở phát triển các DN trồng trọt trước hết là sản xuất thức ăn gia súc, chăn nuôi phát triển nhanh hơn, tỷ trọng của nó lớn dần lên và đến mức lớn hơn tỷ trọng trồng trọt để đáp ứng nhu cầu ăn ngày càng ngon hơn, đủ dinh dưỡng hơn cho con người và cũng tương ứng với nhu cầu ngày càng cao của ngành chăn nuôi về kỹ thuật và vốn đầu tư. - Trên cơ sở phát triển các DN sản xuất lương thực nhất là từ khi vượt quá ngưỡng cửa của nhu cầu lương thực, việc phát triển các DN sản xuất các loại rau, đậu cao cấp, cây ăn quả và cây công nghiệp được phát triển nhanh và trở thành một lĩnh vực kinh doanh lớn. Trong đó, có nhiều DN phát triển sản phẩm trở thành hàng xuất khẩu quan trọng. Tỷ trọng của các DN thuộc các ngành đó không ngừng lớn lên và của ngành sản xuất lương thực thì giảm tương ứng. - Gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và đời sống của người dân nâng cao, nhu cầu về ăn, ở, vui chơi, giải trí, du lịch, nghỉ mát của con người ngày càng tăng lên. Do vậy, các DN chuyên sản xuất các loại cây, con làm nguyên liệu món ăn, món đặc sản, sản xuất hoa, cây cảnh, chim, thú, cá cảnh cũng được phát triển nhanh chóng. Các DN này đã có đóng góp ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng lên trong tổng giá trị sản lượng và thu nhập của nông nghiệp. Những xu hướng chuyển dịch nêu trên chứng tỏ rằng sự phát triển của DNNN không phải là một sự ngẫu nhiên, tùy theo ý muốn chủ quan của con người, mà là một quá trình phát triển hợp qui luật, ngày càng hợp lý, tiến bộ và văn minh hơn. 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nông nghiệp Tuy là một đơn vị tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận, nhưng DNNN có những điểm khác biệt so với DN công nghiệp và DN dịch vụ. Cụ thể là: - Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu của DNNN. Để hoạt động, mọi DN đều phải sử dụng các nguồn lực đầu vào là các yếu tố sản xuất gồm sức lao động và tư liệu sản xuất (kinh tế học hiện nay gọi là lao động, tài nguyên
- thiên nhiên, tư bản và công nghệ cần thiết cho sản xuất). Điểm đặc trưng trong hoạt động của DNNN là bộ phận nguồn lực không thể thiếu được và có vai trò hết sức quan trọng là tài nguyên thiên nhiên. Trước hết đó là tài nguyên đất và nước cho sản xuất nông nghiệp; tiếp đến là tài nguyên sinh vật cụ thể (cây, con cụ thể). Với trình độ công nghệ như hiện nay, không có đất thì không thể trồng cấy hoặc chăn nuôi với qui mô lớn như sản xuất hàng hóa được. Nếu các DN thuộc các ngành công nghiệp và dịch vụ muốn tiến hành sản xuất chỉ cần một diện tích đất không nhiều để có mặt bằng hoạt động, thì DNNN phải cần một diện tích đất tương đối lớn để sản xuất. Tuy một số DN công nghiệp cũng có nhu cầu rất lớn về diện tích đất để sản xuất, như DN khai thác khoáng sản, DN khai thác than, DN khai thác cát..., nh ưng đó là những nguồn đất có điều kiện tự nhiên đặc biệt. Nó có thể nằm trong lòng đất. Còn với DNNN, nguồn đất được đưa vào sản xuất hầu hết là mặt đất, mặt nước. Nó bao gồm những cánh đồng, cánh rừng, ao hồ, sông suối... Không có đất thì không thể có sản xuất nông nghiệp. Đất là nguồn lực quan trọng nhất đối với việc sản xuất của nhà nông. Tài nguyên sinh vật là những cơ thể sống. Chỉ trong những điều kiện tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp thì chúng mới phát triển và cho kết quả. Con người không thể bất chấp các điều kiện sống của sinh vật trong hoạt động sản xuất. Do sự phân bố ngẫu nhiên nguồn lực tự nhiên cho các vùng, địa bàn mà việc lựa chọn sản xuất mặt hàng nông nghiệp của các DN không thể tùy tiện. Ở đây, yếu tố lợi thế về tự nhiên là một điều kiện rất quan trọng để việc sản xuất có được những sản phẩm đặc trưng như có năng suất cao hơn, có chất lượng tốt hơn, chi phí sản xuất thấp hơn nhưng giá bán lại cao hơn so với cùng loại sản phẩm được sản xuất ở các vùng khác. Chẳng hạn, việc DNNN lựa chọn việc trồng cao su, cà phê, hồ tiêu ở tỉnh Gia Lai nói riêng, các tỉnh ở Tây Nguyên nói chung là hoàn toàn phù hợp, bởi ở đó có lợi thế về loại đất bazan rất thích hợp cho sự phát triển của loại cây này, có biên độ nhiệt ngày và đêm tương đối lớn là điều kiện để cho năng suất và chất lượng cao hơn so với nếu đưa cây cao su, cà phê, hồ tiêu vào trồng ở các vùng khác như đồng bằng Bắc Bộ hoặc Nam Bộ. Điều này cho thấy điều kiện tự nhiên với ý nghĩa là một nguồn lực “đầu vào” là một yếu tố tạo sức cạnh tranh của DNNN trên thị trường. Nó hoàn toàn khác biệt với nhu cầu nguồn lực đầu vào của DN công nghiệp hay DN dịch vụ. Đồng thời, nó cũng làm cho cơ cấu sản xuất các hàng nông sản là rất khác nhau giữa các vùng sinh thái và các địa phương.
- Nếu DNNN không thấy được đặc điểm này thì không thể có hiệu quả cao trong kinh doanh nông nghiệp. - Đặc điểm của quá trình sản xuất trong nông nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ DN nào cũng đều phải có các giai đoạn: 1) nghiên cứu thị trường để quyết định lựa chọn sản xuất mặt hàng gì; 2) chuẩn bị các yếu tố đầu vào để thực hiện quyết định sản xuất bao gồm vốn, lao động, vật tư, công nghệ, mặt bằng sản xuất...; 3) tổ chức quản lý sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu thị trường với giá thành thấp để cạnh tranh; 4) tổ chức tiêu thụ sản phẩm, thu tiền về. Trong nghiên cứu về chu chuyển tư bản, C.Mác đã cho thấy quá trình sản xuất kinh doanh của các DN trong nền kinh tế được chia ra một cách tổng quát gồm hai giai đoạn: giai đoạn sản xuất và giai đoạn lưu thông; tương ứng với nó là hai khoảng thời gian: thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Thời gian sản xuất được phân chia thành ba thời kỳ: 1) thời kỳ lao động, tức là thời kỳ người lao động tiến hành sản xuất hay người chủ sở hữu nguồn lực sản xuất tiến hành kết hợp sức lao động thuê được trên thị trường với tư liệu sản xuất; 2) thời kỳ gián đoạn lao động, hay còn gọi là thời kỳ vật sản xuất chịu sự tác động của tự nhiên; và 3) thời kỳ dự trữ sản xuất, vật sản xuất nằm trong kho và sản phẩm chưa đem bán. Còn thời gian lưu thông thì có hai khoảng gồm thời gian mua và thời gian bán. Những khoảng thời gian này quyết định thời gian của một vòng chu chuyển của tư bản, quyết định tốc độ chu chuyển của tư bản, mở rộng ra là tốc độ chu chuyển của vốn. DNNN cũng không nằm ngoài các giai đoạn và thời gian chung được nêu trên. Song, do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp mà thời kỳ vật sản xuất chịu sự tác động của tự nhiên phổ biến và kéo dài hơn so với việc sản xuất kinh doanh của các DN công nghiệp và DN dịch vụ. Hoạt động sản xuất của DNNN thường gắn với các dạng tài nguyên sinh vật cụ thể (cây, con). Ngoài hoạt động sản xuất mang thuần túy tính kinh tế - kỹ thuật như các DN thuộc các ngành khác (có lao động mới có sản phẩm), sản xuất nông nghiệp còn chịu tác động bởi chu kỳ sinh vật. Chu kỳ này bao gồm giai đoạn tạo giống; giai đoạn lên mầm, cấy giống, nuôi con giống; giai đoạn sinh vật trưởng thành; và giai đoạn thu hoạch. Các giai đoạn này chịu sự chi phối rất lớn bởi thời gian, không gian, chất đất sản xuất (thổ nhưỡng) và điều kiện thời tiết, khí hậu. Tức là sản xuất nông nghiệp có tính chất thời vụ. Nói cách khác, thời gian vật sản xuất chịu sự tác động của tự nhiên là tương đối dài. Người lao động sau khi cấy giống hoặc nuôi con giống, mặc dù không lao động, nhưng sinh vật vẫn phải có
- một thời gian nhất định để trưởng thành. Thời gian này kéo dài hàng tháng, thậm chí có loại nông sản phải đến cả năm mới cho kết quả. Nếu việc quyết định sản xuất không đúng thời vụ thì nhất định không thể có kết quả, mà nếu có thì năng suất và chất lượng không cao. Sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học kể từ giữa thế kỷ XX lại đây, đã tạo ra được những đột phá về giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn, thời gian cho thu hoạch cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, không thể “đốt cháy giai đoạn”, bất chấp chu kỳ sinh vật để rút ngắn đến mức không còn thời gian vật sản xuất chịu sự tác động của tự nhiên như hoạt động của một số DN thuộc ngành công nghiệp và dịch vụ. Thêm vào đó, do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống. Chúng phát sinh, phát triển và phát dục theo qui luật sinh học. Trong quá trình sản xuất, chúng luôn luôn yêu cầu những vấn đề kinh tế, tổ chức, kỹ thuật và môi trường sống mà người và tự nhiên tác động đến sao cho phù hợp. Do là những cơ thể sống, nên ngoài các hoạt động thông thường như sản xuất ở các ngành khác, người sản xuất còn phải phải nghiên cứu lựa chọn, bảo quản, lai tạo, gây nhân giống; phải theo dõi biến động của thời tiết, khí hậu, thiên tai... để có quyết định chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch. Đặc điểm này chi phối quá trình sản xuất - kinh doanh của DNNN. Sản xuất nông nghiệp chịu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời gian để có sản phẩm nông nghiệp thường phải kéo dài, không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp phần lớn tiến hành ngoài trời, trên không gian ruộng đất rộng lớn, lao động và tư liệu sản xuất luôn di động, thay đổi theo thời gian và không gian. Đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức sản xuất, điều khiển sản xuất, kiểm tra, nghiệm thu công việc trong mỗi quá trình lao động để tạo ra sản phẩm cuối cùng trong DNNN. Điều này đòi hỏi người quản lý phải tìm kiếm và hoàn thiện những công nghệ mới như khoán công việc, những biện pháp tổ chức – kinh tế cho việc trang bị kỹ thuật, định mức, tổ chức lao động và trả công thích hợp để khắc phục những mặt ảnh hưởng đó. - Đặc điểm thị trường của doanh nghiệp nông nghiệp. Sản xuất thường phải gắn với thị trường, vì thị trường vừa là điều kiện vừa là môi trường của sản xuất kinh doanh hàng hóa. Thị trường của DNNN không chỉ là những thị trường “đầu vào”, mà còn có cả thị trường “đầu ra”. Cũng như các doanh nghiệp khác, thị trường đầu vào của DNNN là các nguồn lực. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của DNNN là những người làm nông. Họ có hiểu biết nhiều về
- đặc tính của cây, con để sản xuất một loại nông sản. Nhưng do sản xuất nông nghiệp chịu tác động rất lớn bởi điều kiện tự nhiên và chu kỳ sinh vật, tính mùa vụ rõ rệt, nên việc thuê nhân công của DNNN thường không liên tục trong năm. Tuy việc sản xuất của người làm nông nghiệp có một thời kỳ nông nhàn, nhưng khi đến mùa vụ họ lại rất vất vả với công việc “đồng áng”. Do vậy, cung về lao động trên thị trường này thường bị khan hiếm vào mùa vụ. DNNN tương đối khó khăn trong việc thuê mướn nhân công. Ví dụ, vụ cà phê, hồ tiêu năm 2010, ở các tỉnh Tây Nguyên tuy mức tiền công thuê lao động rất cao, tới 90.000 - 120.000 đồng/ngày, nhưng những DN trồng cà phê, hồ tiêu vẫn rất khó tìm được người để làm công việc thu hoạch. Điều này, có nguy cơ làm thất thoát rất lớn trong thu hoạch và sau thu hoạch, tác động xấu đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của DNNN. Đầu vào của thị trường này, ngoài nguồn nhân lực, DNNN còn phải cần đến thị trường các yếu tố sản xuất khác như vốn, công nghệ và đặc biệt là thuê đất phù hợp với đối tượng sản xuất của mình. Ngoài quan hệ với nhà nước trong việc thuê đất sản xuất, DNNN phải quan hệ với các chủ kinh tế khác như với DN công nghiệp để có kỹ thuật, DN dịch vụ để có giống, vốn và các yếu tố sản xuất khác và với nhà khoa học và các tổ chức khác để có, phân bón, thuốc Bảo vệ Thực vật được công nghệ sản xuất và thông tin..., dựa vào đó mà quyết định lựa chọn việc sản xuất kinh doanh. Đầu ra của DNNN là những hàng nông sản. Đây là những hàng hóa vật thể được tạo ra từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Loại sản phẩm này có thể là hàng hóa đáp ứng nhu cầu trực tiếp của con người – sử dụng cho ăn, uống, sinh hoạt hàng ngày, hoặc có thể là các hàng hóa phục vụ nhu cầu gián tiếp như dùng làm thức ăn chăn nuôi, làm nguyên liệu cho các DN công nghiệp chế biến... Tuy cũng là sản phẩm hữu hình, nhưng khác với công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp thường là những mặt hàng tươi sống. Nếu sinh vật bị chết hoặc không được tươi và thu hoạch không đúng độ chín thì chất lượng sẽ giảm xuống, thậm chí không thể tiêu dùng, không thể bán được. Hơn thế nữa, do sản xuất có tính thời vụ và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nhất là các hàng rau, quả, nên khi đến kỳ thu hoạch thì lượng cung lại rất lớn, người sản xuất phải chịu bán với giá rẻ, chi phí nhân công cao. Còn khi có giá cao thì họ lại không có sản phẩm để cung ra trên thị trường. Rủi ro trong kinh doanh nông nghiệp nói chung là rất lớn. Do tính rủi ro này, nên đầu tư vào sản xuất nông nghiệp có nhiều mạo hiểm so với đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Không chỉ có ít chủ DN dám đầu tư kinh doanh nông
- nghiệp, mà qui mô của các DN cũng thường nhỏ và vừa; ít có DN qui mô lớn. Mức rủi ro lại càng lớn hơn khi các DNNN không lường được mức sản lượng sản xuất, không tìm được đầu ra, thiếu công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoach và trên thị trường thiếu vắng các DN chế biến nông sản phẩm, do đầu tư lớn nhưng thời gian sử dụng rất ít ( theo vụ ) nên phải chịu khấu hao nhiều và kéo dài dể bị lạc hậu công nghệ. 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội trên một địa bàn DNNN cũng là một lực lượng cung ứng hàng hóa trên thị trường. Nhưng do đặc điểm sản xuất của nó mà hoạt động của DN này đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trên một địa bàn, nhất là đối với khu vực nông thôn. Vai trò của nó được thể hiện: Thứ nhất, đây là hình thức tổ chức sản xuất mang tính chất chuyên môn hóa trong nông nghiệp. Một DN chỉ có thể sản xuất một hoặc một số loại cây, con nhất định thích ứng với điều kiện tự nhiên nơi tổ chức sản xuất để cung ứng sản phẩm ra thị trường. Do chuyên môn hóa sản xuất nên DNNN tạo ra điều kiện để tập trung các nguồn lực vào sản xuất một loại sản phẩm có hiệu quả hơn so với sản xuất nhỏ lẻ của từng người nông dân ví dụ như chế biến cà phê ướt, chế biến mũ cao su, hồ tiêu chất lượng cao... Một DNNN có thể sử dụng nhiều lao động chuyên môn hóa, trên một diện tích canh tác t ương đối lớn; có thể tập trung nguồn vốn và công nghệ cho hoạt động sản xuất của mình. Dó đó, có thể sử dụng chuyên gia chuyên nghiệp vào hoạt động quản lý, tạo ra năng suất và hiệu quả cao hơn. Sức cạnh tranh về sản phẩm được tăng lên. Điều này góp phần quan trọng vào việc khắc phục tình trạng manh mún, phân tán, tự phát và thua thiệt, giúp nông dân vươn lên sản xuất hàng hoá. Thứ hai, do chuyên môn hóa sản xuất với qui mô tương đối lớn, nên DNNN có điều kiện tiếp cận và áp dụng công nghệ sản xuất mới, các giống cây, con mới. Nó không chỉ cho năng suất và hiệu quả cao hơn, mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế của vùng. Từ đó, làm cho các nguồn lực chung cho sản xuất nông nghiệp của nền kinh tế được sử dụng có hiệu quả hơn. Sự phát triển của DNNN với qui mô ngày càng lớn không chỉ tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng thị trường trong nước, mà còn thúc đẩy xuất khẩu, qua đó phát huy được lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động và truyền thống sản xuất của nền kinh tế trong quan hệ với các nước.
- Ưu thế về năng suất lao động cao của DNNN còn tạo ra điều kiện để giải phóng lực lượng lao động nông nghiệp chuyển sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Từ đó, thúc đẩy hơn nữa tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. DNNN đóng vai trò là đầu tàu trong công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Thứ ba, DNNN đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp. Trong nông nghiệp, chủ thể sản xuất bao gồm hộ nông dân, các chủ trang trại, hợp tác xã và DNNN. Xét trên góc độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, thì các trang trại và hợp tác xã có thể được coi là DNNN. Những DN này có ưu thế hơn hẳn về vốn, công nghệ, qui mô sản xuất và phát triển mặt hàng so với các hộ nông dân. DNNN là những đơn vị chuyên môn hóa và cung ứng hàng hóa theo nhu cầu thị trường. Do chuyên môn hóa sản xuất và có năng suất lao động cao hơn so với kinh tế hộ, hoạt động của DNNN sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn. Nhờ đó, nó có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường; có thể trở thành lực lượng đi đầu đóng vai trò động lực cho phát triển kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp. Thứ tư, sự phát triển của DNNN sẽ tạo ra điều kiện để tăng thu nhập cho xã hội và xây dựng nông thôn mới. Nhờ hình thức tổ chức sản xuất này, việc làm của người lao động ổn định hơn, có thu nhập cao hơn. Trong nông thôn, xuất hiện người công nhân mới – công nhân nông nghiệp. Nó không chỉ là nhân tố thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng năng suất lao động, mà còn là nhân tố tạo lập tính kỷ luật, tác phong công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển của DNNN tạo điều kiện thúc đẩy việc phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp điện, đường giao thông; thúc đẩy nhu cầu học hỏi của người lao động. Nhờ đó, thúc đẩy việc xây dựng nông thôn mới. DNNN còn là cầu nối quan trọng góp phần khơi thông chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với nông dân, góp phần vào việc xoá đói, giảm nghèo, cải thiện mức sống của người dân. Nếu DNNN được hoạt động tốt, thì nó còn là đơn vị cơ sở rất quan trọng trong việc giữ vững ổn định xã hội, bảo vệ quốc phòng và an ninh. Như vậy, sự phát triển của DNNN đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Nhận thức vai trò này, Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển bền
- vững các làng nghề”1. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn nêu: “Tiếp tục tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn. Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn”... “Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp nông thôn”. 1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP Sù ph¸t triÓn cña DNNN chÞu ¶nh h-ëng cña nhiÒu nh©n tè, nh- nguån vèn vµ tÝn dông, khoa häc vµ c«ng nghÖ s¶n xuÊt, s¶n phÈm vµ thÞ tr-êng, kÕt cÊu h¹ tÇng n«ng nghiÖp, n«ng th«n, tr×nh ®é cña ng-êi lao ®éng, n¨ng lùc qu¶n lý v.v... D-íi ®©y sÏ lµm râ c¸c nh©n tè chñ yÕu ®Æc tr-ng g¾n víi s¶n xuÊt n«ng nghiÖp cña DN. 1.2.1. §iÒu kiÖn tù nhiªn cho s¶n xuÊt n«ng nghiÖp Tµi nguyªn thiªn nhiªn gåm ruéng ®Êt, mÆt n-íc, vÞ trÝ ®Þa lý, thêi tiÕt, khÝ hËu lµ nh÷ng yÕu tè kh«ng thÓ thiÕu ®-îc cña s¶n xuÊt n«ng nghiÖp v× nã võa lµ ®èi t-îng lao ®éng, võa lµ t- liÖu lao ®éng. Tuy tµi nguyªn thiªn nhiªn kh«ng quyÕt ®Þnh lùc l-îng s¶n xuÊt trong n«ng nghiÖp, nh-ng nã lµ yÕu tè quan träng hµng ®Çu cña ng-êi lµm n«ng, lµ yÕu tè t¹o ra viÖc lµm vµ cña c¶i trong n«ng nghiÖp. Thùc tÕ cho thÊy ë bÊt kú ®©u hay ë mét quèc gia nµo nÕu cã nguån tµi nguyªn ®Êt ®ai, mÆt n-íc, thêi tiÕt, khÝ hËu thuËn lîi th× ë ®ã s¶n xuÊt n«ng nghiÖp ®-îc ph¸t triÓn. ë ®©u ®Êt c»n, nÕu kh«ng biÕt t×m ra mét lo¹i c©y, con thÝch hîp th× kh«ng thÓ cã ho¹t ®éng s¶n xuÊt n«ng nghiÖp, mµ nÕu cã th× n¨ng suÊt, chÊt l-îng vµ hiÖu qu¶ kh«ng cao. §Êt ®ai lµ nh©n tè tù nhiªn cã t¸c ®éng m¹nh ®Õn sù lùa chän viÖc s¶n xuÊt cña DNNN. Nh÷ng lo¹i ®Êt phï hîp víi trång c©y l-¬ng thùc, c©y c«ng nghiÖp hoÆc ®Ó ch¨n nu«i, nÕu cã mét diÖn tÝch lín sÏ lµ ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó ph¸t triÓn lo¹i c©y, con ®ã vµ tiÕp theo ®ã lµ sù ph¸t triÓn nhµ m¸y chÕ biÕn s¶n phÈm cña nã. VÝ dô, huyÖn tØnh Chư Prông tỉnh Gia Lai do cã đất ®ai, thæ nh-ìng phï hîp víi c©y chÌ, nªn ngay tõ n¨m 1960 ®· h×nh thµnh mét n«ng tr-êng trång chÌ (mét h×nh thøc 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG, Hà Nội, tr 194.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp ở Công ty Xây lắp & Vật tư xây dựng I. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn "
70 p | 485 | 208
-
Luận văn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thông Hà Nội với thực trạng cho nghiệp vụ tín dụng có kì hạn
79 p | 439 | 124
-
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
138 p | 211 | 63
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp Marketing hoàn thiện xuất khẩu nông sản sang thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Công ty kinh doanh Xuất nhập khẩu Việt - Lào
47 p | 240 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
107 p | 226 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO
83 p | 165 | 27
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Chợ Mới, tỉnh An Giang
82 p | 29 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau - chi nhánh Năm Căn
81 p | 20 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk
100 p | 46 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng website bán hàng nông sản
67 p | 19 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
90 p | 15 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (2018-2021)
90 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp phát triển doanh nghiệp nông nghiệp tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
158 p | 39 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai
101 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
100 p | 42 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Thực hiện chính sách thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh Thái Nguyên
112 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
104 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn