intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau - chi nhánh Năm Căn

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

21
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau - chi nhánh Năm Căn được thực hiện với mục tiêu nhằm phân tích các hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – chi nhánh Năm Căn từ năm 2017 đến năm 2019, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu cho vay tiêu dùng mà tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – chi nhánh Năm Căn đề ra cho thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau - chi nhánh Năm Căn

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ ---------- ĐOÁI CÔNG MINH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU – CHI NHÁNH NĂM CĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã Ngành: D340301 Hậu Giang: tháng 10/2020
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ ĐOÁI CÔNG MINH MSSV: 6797171416 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU – CHI NHÁNH NĂM CĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. NGUYỄN TRƯƠNG THANH THỦY Tháng 10 năm 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập tại trường Đại học Võ Trường Toản, em xin chân thành cảm ơn và biết ơn quý thầy cô đang công tác tại khoa Kinh tế của trường đã tạo điều kiện và hỗ trợ theo sát, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho các sinh viên về môn học đại cương ,chuyên ngành cũng như các kinh nghiệm của các quý thầy cô. Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Năm Căn, em xin chân thành cảm ơn cơ quan đã tạo cơ hội cho các thực tập sinh vị trí giao dịch viên có tạo điều kiện để tìm hiểu nội dung công việc qua các hoạt động cụ thể như : tìm hiểu các quy định của Ngân hàng về các sản phẩm thẻ, các nghiệp vụ tiền gửi, cho vay tiêu dùng…, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, giải đáp các thắc mắc trong phạm vi khả năng, hướng dẫn khách hàng sử dụng các giao dịch tại Ngân hàng. Giúp khách hàng nộp tiền qua máy CDM, tư vấn hỗ trợ và phối hợp với Ngân hàng để hoản tất quy trình giao dịch của khách hàng. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Ths. Nguyễn Trương Thanh Thủy đã hướng dẫn , hỗ trợ em hoàn thành bài báo cáo này. Trong thời gian làm bài báo cáo thực tập khó tránh được những sai sót mong cô bỏ qua. Đồng thời, do trình độ lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi được những sai sót, rất mong em sẽ nhận được những ý kiến đóng góp để có thể học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm. Em xin chân thành cảm ơn. i
  4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan các số liệu và kết quả phân tích trong bài báo cáo là trung thực. Các nguồn thu thập số liệu, bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét được ghi rõ trong phần tài liệu ttham khảo. Ngoài ra, bài báo cáo sử dụng một số nhận xét, đánh giá, các quan điểm cũng nhờ số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác được trích dẫn và chú thích rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình. Hậu Giang, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện ii
  5. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... iii
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iv
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... I LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... II NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP........................................................III NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................ IV CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 1.2.1 MỤC TIÊU CHUNG .................................................................................... 2 1.2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ .................................................................................... 2 1.3 CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 1.4.1 PHẠM VI KHÔNG GIAN .............................................................................. 3 1.4.2 PHẠM VI THỜI GIAN .................................................................................. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 5 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................... 5 2.1.1 KHÁI NIỆM VỀ NHTM .............................................................................. 5 2.1.2 KHÁI NIỆM VỀ CHO VAY CỦA NHTM ....................................................... 5 2.1.3 KHÁI NIỆM VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM ...................................... 5 2.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI CHO VAY TIÊU DÙNG .............................. 6 2.2.1 ĐẶC ĐIỂM CVTD ..................................................................................... 6 2.2.2 PHÂN LOẠI CVTD.................................................................................... 7 2.3 QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG ........................................................ 8 2.4 RỦI RO VÀ CÁC LOẠI RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG ................................................................................................................13 2.4.1 RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG ........................................................13 2.4.2 CÁC LOẠI RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG ...................13 2.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG ................................................................................................................14 v
  8. 2.5.1 CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN....................................................................14 2.5.2 CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN ........................................................................16 2.5.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................17 2.5.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................17 2.5.3.2 Phương pháp phân tích số liệu .........................................................18 2.5.3.3 Phương pháp so sánh .......................................................................18 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU – CHI NHÁNH NĂM CĂN ..........................................................................................19 3.1 SƠ LƯỢC VỀ TỈNH CÀ MAU VÀ HUYỆN NĂM CĂN............................19 3.1.1 SƠ LƯỢC VỀ TỈNH CÀ MAU......................................................................19 3.1.2 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN NĂM CĂN ...............................................................20 3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ....................................................................21 3.2.1 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TỈNH CÀ MAU– CHI NHÁNH NĂM CĂN ....................................................24 3.2.2 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CÀ MAU – CHI NHÁNH NĂM CĂN ..........................................................24 3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TỈNH CÀ MAU ...27 3.3.1 TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TỈNH CÀ MAU .............................................................31 3.3.2 CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TỈNH CÀ MAU – CN NĂM CĂN ...........35 3.3.3 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK.......................................................................................................38 3.3.4 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NĂM CĂN ..........................42 3.3.5: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NĂM CĂN .........48 3.3.6 THỊ PHẦN TÍN DỤNG CVTD CỦA AGRIBANK – CN NĂM CĂN SO VỚI CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN..............................................................................49 3.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU – CN NĂM CĂN .....................................................................................50 vi
  9. 3.5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC....................................................................50 3.5.2 HẠN CHẾ.................................................................................................52 3.5.3 NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ .........................................................................53 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU – CHI NHÁNH NĂM CĂN .....................................................56 4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU– CHI NHÁNH NĂM CĂN ................................................................56 4.1.1 ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ...............56 4.1.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU – CHI NHÁNH NĂM CĂN ...57 4.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU – CHI NHÁNH NĂM CĂN ..........................................................................................58 4.2.1 NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG .........................................................................58 4.2.2 NHÓM GIẢI PHÁP CHUYÊN MÔN ...............................................................61 4.2.3 NHÓM GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN ....................................................................62 CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ......................................................64 5.1 KIẾN NGHỊ .................................................................................................64 5.2 KẾT LUẬN ..................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO. .................................................................................69 vii
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Agribank tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017-2019..................................................................................................27 Bảng 3. 2: Cơ cấu huy động vốn của Agribank giai đoạn 2017-2019 ..................30 Bảng 3. 3: Tình hình cho vay tại Agribank giai đoạn 2017-2019 ........................32 Bảng 3. 4: Lãi suất cho vay khách hàng giai đoạn 2017 – 2019. .........................33 Bảng 3. 5: Chất lượng cho nợ vay tại Agribank ..................................................34 Bảng 3. 6: Lãi suất sản phẩm vay tín chấp tại Agribank .....................................36 Bảng 3. 7: Phí phạt trả nợ trước hạn tại Agribank ...............................................36 Bảng 3. 8: Các sản phầm cho vay tiêu dùng tại Agribank ...................................37 Bảng 3. 9: Hồ sơ cho vay Agribank ....................................................................39 Bảng 3. 10: Dư nợ CVTD và tỉ trọng CVTD tại Agribank – CN Năm Căn giai đoạn 2017-2019 .................................................................................................41 Bảng 3. 11: Cơ cấu CVTD theo thời hạn . ..........................................................42 Bảng 3. 12: Dư nợ CVTD theo hình thức vay ....................................................45 Bảng 3. 13: Chất lượng CVTD tại Chi nhánh giai đoạn 2017-2019 ....................46 viii
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1: Quy trình cho vay tiêu dùng chung của Ngân hàng. ............................ 9 Hình 3. 1: Cơ cấu tổ chức của Agribank CN Năm Căn .......................................25 Hình 3. 2: Tổng VHĐ và tăng trưởng VHĐ của Agribank năm 2017 – 2019 ......29 Hình 3. 3: Cơ cấu huy động vốn của Agriabnk giai đoạn 2017-2019 ..................30 Hình 3. 4: Tổng dư nợ vay và tăng trưởng dư nợ vay giai đoạn 2017-2019.........32 Hình 3. 5: Tỉ lệ nợ xấu trên dự nợ vay giai đoạn 2017-2019 ...............................35 Hình 3. 6: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Agribank...........................................37 Hình 3. 7: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn ............................................42 Hình 3. 8: Dư nợ CVTD theo mục đích vay........................................................44 Hình 3. 9: Tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tại Chi nhánh giai đoạn 2017-2019 ........46 Hình 3. 10: Thị phần CVTD của Agribank so với các Ngân hàng khác ...............49 ix
  12. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa CVTD : Cho vay tiêu dùng SME : Doanh nghiệp vừa và nhỏ NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước TSĐB : Tài sản đảm bảo CN : Chi nhánh GĐ : Giám đốc DVKH : Dịch vụ khách hàng KHCN : Khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghiệp VHĐ : Vốn huy động x
  13. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế hội nhập công nghệ tiến bộ với nhiều phát triển của tiện ích từ internet banking, việc cạnh tranh cải thiện các tín dụng nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng huy động vốn cũng như sinh lợi nhuận của các NH đang trở nên cực kì gay gắt. Thị trường tài chính tiêu dùng như một miếng bánh ngon trong nền kinh tế hay còn được ví như là thước đo sức sống của nền kinh tế. Chính vì thế, tín dụng tiêu dùng được các Ngân hàng tập trung khai thác, đẩy mạnh và luôn luôn cải thiện, nâng cấp nghiệp vụ để thu hút mảng thị trường đẩy mạnh tiềm năng này. Trong tình hình “dầu sôi lửa bỏng” như hiện nay, các NH đã tìm nhiều phương pháp để nâng cao tầm nhìn, chiến lược phát triển cũng như hình ảnh thương hiệu để giúp đẩy mạnh việc gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank) cũng mang lại nhiều sứ mệnh, chiến lược để đẩy mạnh phát triển chất lượng NH và đóng góp cho nền kinh tế. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Năm Căn tuy chỉ là một Chi nhánh thuộc Agribank nhưng lại nằm ở vị trí trung tâm của huyện Năm Căn trên đường Hùng Vương gần khu vực chợ Năm Căn. Agribank Chi nhánh Năm Căn còn được cho là nơi giao thoa giữa nhiều địa phương trong tỉnh Cà Mau, không những hỗ trợ giải đáp thắc mắc và cung cấp vốn cho các doanh nghiệp trong huyện, Agribank Năm Căn còn có nhiều cơ hội huy động được các nguồn vốn từ các cá nhân hay doanh nghiệp ngoài huyện Năm Căn và có tiềm lực gia tăng lợi nhuận lớn từ các hoạt động cho vay và đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng có thể được xem là mảng nghiệp vụ tiếp cận gần nhất đến đời sống của con người là một lời giao tiếp, một cách thức giúp đỡ để nâng cao chất lượng sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong đời sống xã hội dân cư luôn được cải thiện qua từng năm, thu nhập bình quân giai đoạn 2016 – 2018 tăng 10.2%/năm (Tổng cục thống kê, 2018) mong muốn được đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của con người luôn tăng và ngày càng trở nên mạnh mẽ. Trong khi đó, tài chính luôn luôn nắm giữ vai trò quan trọng trong việc đáp 1
  14. ứng các nhu cầu tiêu dùng đang quá tải, khi các quỹ đầu tư cá nhân chưa kịp hình thành thì tín dụng vay tiêu dùng như là một hình thức ứng trước để giải tỏa tình trạng quá tải và bí bách của các nhu cầu hiện tại. Việc cho vay tiêu dùng được người lao động hưởng ứng mạnh mẽ vì không những đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn giúp nâng cao đời sống của người lao động đối với môi trường làm việc giúp tăng năng suất lao động và sự cống hiến cho xã hội của họ. Song đi kèm với hoạt động cho vay luôn là những rủi ro về việc thanh toán. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng, hạn chế những rủi ro và cải tiến để bắt kịp nền kinh tế công nghệ thị trường luôn phát triển, luôn đổi mới qua từng thời kì .Qua những vấn đề nêu trên cùng với những trải nghiệm thực tế trong quá trình thực tập nên nghiên cứu sẽ đi vào “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – CN Năm Căn .” 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích các hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – CN Năm Căn từ năm 2017 đến năm 2019, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu cho vay tiêu dùng mà tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – CN Năm Căn đề ra cho thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh của tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – CN Năm Căn trong giai đoạn từ năm 2017 – 2019 - Phân tích đánh giá tình hình cho vay tiêu dùng tại tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – CN Năm Căn - Đưa ra biện pháp giảm thiểu rủi ro và tăng chất lượng cho vay tiêu dùng 1.3 CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng là gì? 2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau – Chi nhánh Năm Căn như thế nào? 2
  15. 3. Thực trạng hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – CN Năm Căn như thế nào? Có những thành công và hạn chế gì? 4. Ngân hàng cần phải triển khai những giải pháp gì để hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng và đạt được mục tiêu của hoạt động CVTD? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Do việc thực tập diễn ra tại tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau – CN Năm Căn nên các số liệu liên quan được thu thập tại đó. Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo từ nhiều nguồn trên internet, tạp chí sách báo hoặc các nhân viên, chuyên viên làm việc tại chi nhánh. 1.4.2 Phạm vi thời gian Để nâng cao tính thiết thực đề tài nên số liệu sẽ được thu thập trong 3 năm gần nhất so với thời điểm hiện tại (từ năm 2017 – 2019). 1.5: Lược khảo tài liệu Để chuẩn bị đề tài nghiên cứu của mình thì việc lược khảo các tài liệu liên quan là rất cần thiết, đặc biệt là các tài liệu có liên quan đến “phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng”. Sau đây là một số tài liệu được lược khảo trong đề tài: - Nguyễn Ngọc Nhi (2014), Luận văn tốt nghiệp “Phân tích thực trạng và giải pháp cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Vũng Liêm”, trường Đại học Cần Thơ. Đề tài này đã làm rõ được thực trạng cho vay tiêu dùng của NH, nêu ra một số điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động cho vay tại NH, tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp hoàn thiện cho vay tiêu dùng bám sát vào thực tế của NH để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Tuy nhiên, đề tài này chưa phân tích cụ thể các chỉ tiêu đánh giá các hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH, quy trình tín dụng chưa được nêu cụ thể và bộ hồ sơ cho vay tại NH chưa được tác giả đề cập đến. - Mai Thúy Duy (2013), Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Lai Vung”, trường Đại học Cần Thơ. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng dựa trên doanh số cho vay, 3
  16. doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu, sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động cho vay. Nhưng đề tài chưa tập trung phân tích hoạt động cho vay tiêu theo thời hạn tín dụng và mục đích tiêu dùng một cách cụ thể, chưa nêu được phương hướng phát triển trong năm 2014. - Trần Thị Phương Thúy (2013), Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long”, trường Đại học Cửu Long. Đề tài đã tập trung nghiên cứu bằng việc sử dụng các dạng phân tích số liệu tương đối và tuyệt đối, bên cạnh đó tác giả sử dụng các chỉ tiêu để làm bật vấn đề cho vay tiêu dùng, sự so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn của đề tài rất rõ ràng và phù hợp với NH. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn những nét hạn chế như cách xử lý số liệu trình bày chưa rõ ràng làm người đọc khó tiếp thu vấn đề, nhiều biểu đồ không cần thiết. Giai đoạn từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014 còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ và chưa đi sâu vào những nguyên nhân ảnh hưởng của từng vấn đề phân tích. => Sau khi lược khảo những bài viết luận văn trên, tôi thấy phần lớn các đề tài sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối để phân tích các chỉ tiêu về hoạt động cho vay tiêu dùng, từ đó tôi có được những hiểu biết cơ bản của vấn đề phân tích, qua đó khắc phục những thiếu sót, những khía cạnh khác của vấn đề mà luận văn tôi đã nêu. Thông qua những chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng như: dư nợ trên nguồn vốn huy động, vòng quay vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ, tỷ lệ nợ xấu,…để nghiên cứu sâu hơn các vấn đề về cho vay tiêu dùng tại Agribank – TPVL. Bài viết của tôi sẽ có những khía cạnh phân tích, dẫn chứng nguyên nhân kết quả một cách cụ thể bằng văn bản pháp luật nhằm tạo sự thuyết phục hơn cho đề tài. 4
  17. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm về NHTM Luật các Tổ chức tín dụng (2010) đã định nghĩa Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác dựa trên quy định của Luật này cho mục đích thu lợi nhuận. 2.1.2 Khái niệm về cho vay của NHTM Ngân hàng nhà nước, năm 2016 có định nghĩa về hoạt động cho vay như sau “ Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” Tính đến nay hoạt động cho vay được cho là nguồn thu lợi nhuận chính cho các NHTM. Ban đầu, các NHTM có xu hướng tập trung vào phân khúc khách hàng SME nhưng về sau lại có sự chuyển dịch sang phân khúc khách hàng cá nhân và đặc biệt là thị trường cho vay tiêu dùng. Đối với các nước phát triển, tỷ trọng cho vay tiêu dùng đã chiếm hơn 40% trên tổng dư nợ nhưng ở Việt Nam tỉ trọng cho vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng dư nợ ( Tạp chí Ngân hàng, 2005). Qua đó, các NHTM đã nhận ra được “miếng bánh ngon” là thị trường cho vay tiêu dùng vô cùng rộng lớn đầy tiềm năng trên đất nước có 96,2 triệu dân và nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ. 2.1.3 Khái niệm về cho vay tiêu dùng của NHTM Các khái niệm, quan điểm về cho vay tiêu dùng xuất hiện rất nhiều trong các bài báo cáo, nghiên cứu. Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm (2010), cho vay tiêu dùng được định nghĩa như: Vay tiêu dùng giúp người tiêu dùng có thể sử dụng các hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho các mục đích cá nhân trước khi họ có khả năng chi trả nhằm giúp nâng cao chất lượng trong đời sống qua việc mua xe, mua nhà, sửa chữa nhà cửa, du lịch… Vậy vay tiêu dùng là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay thỏa thuận giao cho các khách hàng là cá 5
  18. nhân, hay hộ gia đình một khoản tiền để sử dụng vào các mục đích tiêu dùng kèm theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định. Hiện nay, các ngân hàng trên thế giới đều nhắm đến và tối ưu tín dụng cho vay tiêu dùng vì CVTD là một trong những khoản sinh lời cao nhất cho ngân hàng mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức về rủi ro, thời gian và chi phí thẩm định tài chính khách hàng. 2.2 Đặc điểm và phân loại cho vay tiêu dùng 2.2.1 Đặc điểm CVTD Cho vay tiêu dùng thường là các khoản vay nhỏ lẻ nên giúp Ngân hàng có thể phân tán được rủi cho vay tốt hơn các khoản vay thường. Mặt khác, những khoản vay tiêu dùng trung, dài hạn và có giá trị lớn nhằm phục vụ cho mục đích mua đất, xây sửa nhà cửa, mua xe…lại ẩn chứa mức rủi ro tín dụng cao hơn các khoản vay thường khác. Theo Khuất Duy Tuấn (2005), CVTD thường có những đặc điểm sau: - CVTD thường có mức lãi suất cao hơn các khoản cho vay khác trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Vì rủi ro của việc CVTD rất cao do công tác thẩm định thường gặp khó khăn và mất nhiều thời gian dẫn đến thiếu thông tin thẩm định - Các khách hàng vay tiêu dùng phần lớn có nhu cầu phụ thuộc vào chu kì kinh tế và ít co giãn với lãi suất. Khách hàng vay tiêu dùng chú trọng vào khoản phải thanh toán nhiều hơn là mức lãi suất họ phải trả ( mức lãi suất nói lên chi phí của khoản vay). Một phần là do tính chất của khoản vay tiêu dùng không vì mục đích kinh doanh nên ít khách hàng quan tâm đến phần chi phí phải trả này. - Lãi suất cho vay tiêu dùng tính theo lãi kép. - Dựa vào các yếu tố như quá trình làm việc, kỹ năng, kinh nghiệm đối với công việc của những người đi vay nguồn trả nợ của họ có thể biến động lớn. 6
  19. 2.2.2 Phân loại CVTD Có nhiều cơ sở, quan điểm để phân loại cho vay tiêu dùng từ nhiều nguồn. Cho vay tiêu dùng có thể phân loại như sau dựa theo Khuất Duy Tuấn (2005) Căn cứ vào hình thức cho vay: * Trả góp: vay trả góp là hình thức vay mà người tiêu dùng sẽ phải trả nợ gốc và lãi theo các kỳ hạn ( thường là tháng ) và số tiền trả mỗi lần là như nhau. Vay trả góp thường áp dụng cho các khoản vay lớn hoặc do thu nhập của người đi vay không đủ để thanh toán hết số nợ vay trong 1 lần. * Phi trả góp: đây là khoản vay được người vay thanh toán khi đáo hạn hợp đồng theo thỏa thuận giữa bên tín dụng và bên cho vay. Vay tiêu dùng phi trả góp thường là những khoản vay được cấp cho các nhu cầu vay nhỏ như thanh toán viện phí, mua sắm các dụng cụ trong gia đình, chi trả các chi phí sửa chữa… và khoản vay này thường có thời hạn không dài. * Tuần hoàn: là khoản vay mà người vay được ngân hàng cho phép sử dụng thẻ tín dụng hoặc các loại séc cho thấu chi trên tài khoản vãng lai. Dựa vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập theo kỳ của khách hàng để thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn tuân theo một hạn mức tín dụng nhất định * Tín chấp: là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo nhưng luôn có mức lãi suất cao (gấp 2 đến 3 lần so với vay thế chấp). Cá nhân có thể dùng uy tín của mình hoặc công ty đang công tác để thỏa mãn mục đích cá nhân. Vay tín chấp thường có số tiền từ 10 triệu đồng trở lên và trả góp linh hoạt từ 1 đến 5năm. * Thế chấp: là hình thức vay sử dụng tài sản đảm bảo như: nhà cửa, đất đai. Vay thế chấp thường được sử dụng vào các kế hoạch kinh doanh rõ ràng hoặc mua sắm và tiêu dùng chính đáng có hạn mức cao và mức lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp nên thích hợp với mục đích đầu tư hay các mục đích sử dụng khoản vay trong dài hạn. 7
  20. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ: - Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Đây là hình thức phối hợp giữa Ngân hàng và các điểm bán lẻ. Khách hàng đi mua sắm tại các điểm bán lẻ và Ngân hàng là người thanh toán thay. Sau đó, Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ của khách hàng định kì theo qui định. - Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Ngân hàng trực tiếp cho vay và các khách hàng đi vay sẽ trả nợ và lãi định kì theo qui định của Ngân hàng. Mục đích vay + Cư trú: là các khoản vay tài trợ cho việc mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà cửa cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. + Phi cư trú: là các khoản vay nhằm tài trợ cho các chi phí xe cộ, chi phí học hành, giải trí, du lịch… Thời hạn khoản vay:  Ngắn hạn: Gồm những khoản vay có thời hạn nhỏ hơn 1 năm. Khoản vay này thường áp dụng lãi suất ngắn hạn và để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân.  Trung và dài hạn: Gồm những khoản vay có thời hạn lớn hơn 1 năm. Là những khoản vay có mục đích lớn như sản xuất kinh doanh, đầu tư vào xây dựng, dự án. Các khoản vay trung và dài hạn thường có lãi suất cao để bù đắp phần rủi ro ẩn chứa theo thời gian. 2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng Mỗi ngân hàng đều có quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân rất chặt chẽ bởi vì đây là hình thức tín dụng chứa nhiều rủi ro kèm theo là các nguy cơ về nợ xấu. Việc tiếp cận và xác định rõ mục đích vay vốn và nắm bắt được quy trình làm việc của các ngân hàng sẽ giúp cho khách hàng vay vốn cá nhân dễ dàng hơn. Theo “Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2016” quy trình cho vay tiêu dùng của các ngân hàng đều được xây dựng dựa trên các bước sau: 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2