intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi, thành phố Vinh

Chia sẻ: ốc Sên Chạy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

87
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập đã mang đến cho các doanh nghiệp rất nhiều thời cơ thuận lợi, đồng thời nó cũng đặt cho các doanh nghiệp vào thế phải cạnh tranh khốc liệt không chỉ với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quốc gia mà còn cả với các doanh nghiệp thuộc các ngành..

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi, thành phố Vinh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ ---------------- TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi, thành phố Vinh Ngành: Tài chính Ngân hàng Vinh, tháng 3 năm 2012
  2. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ ---------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi, thành phố Vinh Ngành: Tài chính - Ngân hàng Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Lưu Tâm Sinh viên thực hiện: Trần Thị Phương Thảo MSSV: 0854025453 Lớp: 49 B2_ TCNH Vinh, tháng 3 năm 2012 1 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  3. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập đã mang đến cho các doanh nghiệp rất nhiều thời cơ thuận lợi, đồng thời nó cũng đặt cho các doanh nghiệp vào thế phải cạnh tranh khốc liệt không chỉ với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quốc gia mà còn cả với các doanh nghiệp thuộc các ngành, các quốc gia, các khu vực khác trên toàn cầu và Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Đặc biệt trong những năm gần đây hoạt động của ngành này có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền tài chính quốc gia, kích thích, ổn định duy trì sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, để có nền kinh tế vững mạnh thì điều kiện cần là phải có một hệ thống Ngân hàng ổn định, hiện đại đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và điều tiết nền kinh tế. Thực chất hoạt động của Ngân hàng bao gồm rất nhiều nghiệp vụ, nhưng quan trọng nhất là nghiệp vụ tín dụng vì nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Do đó, thực hiện công tác tín dụng có hiệu quả, chất lượng tốt, giảm thiểu rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh thương hiệu, uy tín, tạo lợi thế cạnh trên thị trường liên ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung, giúp Ngân hàng thu hút được khách hàng về phía mình. Việt Nam là một đất nước đang phát triển, trong khi đó Ngành Ngân hàng còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ và công nghệ. Do đó, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng luôn là công tác được quan tâm hàng đầu, nhằm hạn chế tối thiểu những rủi ro tối thiểu có thể xảy ra, tác động xấu đến nền kinh tế. Qua quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu và đặc biệt trong quá trình thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh Vinh và được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi, Vinh" để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp Kết cấu của đề tài được chia làm 2 phần: Phần I: : Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi,Vinh 2 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  4. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Phần II: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi, Vinh Nội dung nghiên cứu:  Tìm hiểu tình hình tổ chức hoạt động tín dụng của Ngân hàng  Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu những nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàng vận dụng  Qua đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Phạm vi nghiên cứu: Việc nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông chi nhánh Vinh Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chung được áp dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài chủ yếu dựa vào các số liệu thu thập ở các phòng ban của ngân hàng đồng thời kết hợp với quan sát thực tế.Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, phân tích tổng hợp... 3 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  5. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÊ LỢI, THÀNH PHỐ VINH 1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi,Tp Vinh 1.1 Giới thiệu về Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng tại TP Vinh Tên gọi : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Bank of Agriculture and Rural Developement Tên viết tắt : AGRIBANK Trụ sở chính : Số 36 Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội Trụ sở chi nhánh thành phố Vinh : Số 364 - đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Các phòng giao dịch cơ sở gồm: 1. Chi Nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Nghệ An Số 364 - đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 2. Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Vinh Số 364 - đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 3. Phòng Giao dịch Bến Thuỷ K9 phường Bến Thuỷ , thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 4. Phòng Giao dịch Chợ Vinh K3 phường Hồng Sơn , thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 5. Phòng Giao dịch Hưng Dũng Khu Trung Tiến - Hưng Dũng , thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 6. Phòng Giao dịch Hưng Lộc Xóm 13 - xã Hưng Lộc , thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 7. Phòng Giao dịch Lê Lợi Phường Lê Lợi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 8. Phòng giao dịch Hồng Sơn Phường Hồng Sơn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 9. Phòng giao dịch Nghi Phú 243, Đường Nguyễn Thái Học, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 4 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  6. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng NHNo & PTNT (Agribank) từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh là một chi nhánh của NHNo & PTNT tỉnh Nghệ An.Qua việc huy động vốn để cho vay cũng như tổ chức thanh toán cho các thành phần kinh tế sản xuất nông- lâm- ngư- diêm nghiệp, chế biến, công nghệ thực phẩm và tất cả các thành phần kinh tế khác trên địa bàn thành phố Vinh, ngân hàng đã thực hiện chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với mục đích có hiệu quả, an toàn vốn đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển NHNo & PTNT thành phố Vinh được thành lập theo quyết định số 556/QĐ- NHNo ngày 01/12/1995 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam.Đến ngày 01/01/1996, NHNo & PTNT Tp Vinh chính thức đi vào hoạt động cho đến nay với đội ngũ trên 100 CNV, ngân hàng đã góp phần khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương tạo đà cho các ngành nghề có cơ sở và điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh vì sự nghiệp " dân giàu nước mạnh". Trong quá trình hoạt động đặc biệt là từ khi chuyển sang cơ chế mới, NHNo & PTNT Tp Vinh đã kịp thời có những thay đổi về cơ cấu tổ chức cũng như hoàn thiện các nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình.Ngoài trụ sở chính đóng tại 364 Nguyễn Văn Cừ- thành phố Vinh, việc giao dịch với ngân hàng có thể được thực hiện thông qua 8 phòng giao dịch cơ sở.Ngân hàng Agribank luôn cố gắng đáp ứng kịp thời và tối đa nhu cầu về vốn, tiền mặt, thanh toán cho khách hàng, xứng đáng với chức năng vai trò nhiệm vụ được giao và tạo sự tin tưởng cho khách hàng đối với NHNo & PTNT Tp Vinh 2.Cơ cấu tổ chức - bộ máy cán bộ của NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh 5 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  7. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Qua 16 năm hoạt động và trưởng thành, NHNo & PTNT Tp Vinh liên tục có sự thay đổi, bổ sung về chức năng nhiệm vụ.Trong những năm qua căn cứ vào tình hình đặc điểm địa bàn hoạt động và để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh đã tiến hành sắp xếp ổn định mô hình tổ chức, thường xuyên thực hiện tốt công tác quản lý, quy hoạch, đào tạo cán bộ trong chi nhánh để đáp ứng với yêu cầu hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng Hiện nay các cán bộ CNV của NHNo & PTNT Tp Vinh được phân bố vào các phòng ban cụ thể như sau: a) Tổ chức điều hành ban giám đốc BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH Các phòng giao dịch DỤNG - NGÂN QUỸ TỔ CHỨC Agribank Vinh có một giám đốc diều hành trực tiếp và một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, vừa thông thạo nghiệp vụ vừa có kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, có trình độ chuyên môn cao, bước đầu thích nghi với cơ chế thị trường, hòa nhập với kinh tế đất nước Với mô hình tổ chức trên, NHNo & PTNT Tp Vinh hướng hoạt động kinh doanh theo chủ trương phát triển kinh tế và mô hình này rất hợp lý tạo điều kiện tốt cho giao dịch với khách hàng trên địa bàn thành phố 6 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  8. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH b) Tổ chức điều hành các phòng nghiệp vụ Các phòng nghiệp vụ Phòng kế hoạch Phòng kế toán ngân Phòng hành chính kinh doanh quỹ nhân sự Thanh Phòng Phòng toán Tổ Hành Kiểm kế tín quốc tế chức chính tra kiểm hoạch dụng cán bộ quản soát tr Phòng Phòng Phòng Phòng ngân quỹ điện toán thanh toán Marketing quốc tế * Chức năng của các phòng ban + Ban lãnh đạo: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc được thể hiện trong quyết định 169/QĐ/HĐQT của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc trong chỉ đạo điều hành, tham gia chỉ đạo một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công và thay mặt Giám đốc khi được uỷ quyền. + Phòng Kế hoạch: Đây là phòng có vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu xây dựng các kế hoạch, hỗ trợ đắc lực cho ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc ra các quyết định kinh doanh chiến lược của Ngân hàng Nhiệm vụ phòng ban: + Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh thông qua các nghiệp vụ chuyên môn là cho vay và đầu tư, tiến hành. Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi tín dụng đối với 7 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  9. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH khách hàng.Thẩm định và cho vay theo cấp uỷ quyền nhằm mở rộng hoạt động, đảm bảo an toàn và hiệu quả.Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước, trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính Phủ, bộ, ngành và các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Tổng hợp, báo cáo định kỳ và thường xuyên theo dõi, tư vấn cho Giám đốc về những lĩnh vực do phòng phụ trách. + Một phần phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện công tác thanh toán ngoài nước của chi nhánh, nghiên cứu xây dựng và áp dụng các kỹ thuật thanh toán hiện đại. Phòng chuyên thực hiện những nghiệp vụ: thanh toán xuất nhập khẩu, mở L/C, chuyển tiền nước ngoài cho các cá nhân và các Doanh nghiệp, thanh toán nhờ thu, thanh toán biên mậu với các nước có chung biên giới, thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT và cho vay tài trợ xuất nhập khẩu... + Phòng kế toán có nhiệm vụ: Ghi chép thống kê các giao dịch, hạch toán kế toán, thanh toán. Lập các báo cáo, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước, bao gồm các bộ phận thanh toán qua Ngân hàng bằng nội tệ, thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng. + Phòng ngân quỹ có nhiệm vụ: Chuyển tiền theo lệnh của các phòng ban khác cho khách hàng, lưu tiền mặt trong kho để đáp ứng nhu cầu chi trả, cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng.Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. + Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: được tách ra từ phòng hành chính nhân sự (cũ) do yêu cầu thay đổi cho phù hợp với thực tế kinh doanh tại Ngân hàng . Phòngcó nhiệm vụ xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc địa bàn. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, quản lý hồ sơ cán bộ, và các phong trào thi đua khen thưởng. + Phòng hành chính: nằm trong bộ máy giúp việc cho Giám đốc và phục vụ cho các phòng nghiệp vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc NHN0&PTNT Vinh. Phòng được hình thành ngay từ khi NHN0&PTNT Vinh đi vào hoạt động và đã có những đóng góp quan trọng trong việc trợ giúp ban lãnh đạo ra các quyết định đúng đắn kịp thời phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Phòng có nhiệm vụ: Xây dựng chương trình công tác bán hàng, hàng quý và đôn đốc các phòng ban thực 8 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  10. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH hiện theo chương trình đã được giám đốc phê duyệt. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp.Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh. Thực hiện công tác văn thư, phương tiện giao thông, bảo vệ, xây dựng cơ bản, mua sắm văn phòng phẩm… + Phòng vi điện toán có nhiệm vụ: Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. + Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ: Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh, độ chính xác của báo cáo tài chính và việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước và ngành ngân hàng.Thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước nước đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. 3. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Agribank Lê Lợi, Vinh 3.1 Hoạt động huy động vốn NHTM là một trung gian tài chính, một trong những vai trò quan trọng của nó là chuyển tiền từ những người muốn tiết kiệm sang những người có nhu cầu vay vốn. Để hoạt động tín dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức cá nhân ngân hàng phải có đủ vốn, phải không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, mở rộng thị trường, đa dạng hoá các hình thức huy động, phát triển các công cụ nợ mới nhằm thu hút mọi nguồn tiền gửi từ thị trường. Công tác huy động vốn là nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn, vì thế bất kì một ngân hàng nào cũng rất chú trọng đến hoạt động này 9 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  11. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Trong các loại vốn thì vốn huy động là nguồn chính đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, là nguồn vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh đã chú trọng và quan tâm tới công tác phát triển nguồn vốn, ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau để phục vụ các tiện ích cho khách hàng như: phát hành kì phiếu, tiết kiệm với lãi suất nhiều kì hạn trả lãi trước, trả lãi sau, tiết kiệm dự thưởng...đồng thời với những món gửi lớn chi nhánh tổ chức đến tận nhà thu, thực hiện tuyên truyền các dịch vụ tiện ích của ngân hàng trên các phương tiện truyền thông để thu hút nguồn vốn từ dân cư vì đây là nguồn tiền gửi có kì hạn, ổn định và vững chắc.Ngoài ra việc phối hợp các hoạt động như thanh toán quốc tế , mua bán ngoại tệ đã thu hút nguồn tiền gửi của các công ty, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước, các cá nhân thực hiện thanh toán chuyển tiền trong nước qua mạng vi tính nhanh, chính xác.Đây là nguồn tiền gửi không kì hạn mà ngân hàng huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi thanh toán, là nguồn vốn có lãi suất thấp. Ta sẽ xem xét cụ thể qua bảng tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Lê Lợi, TP Vinh như sau: Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh (Đơn vị : tỉ đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng nguồn vốn 215,056 418,286 685,972 1.Tiền gửi các 54,503 219,913 353,685 TCKT Tiền gửi các 33,459 219,75 330,697 TCKT Tiền gửi KBNN 21,044 0,156 1,59 2.Tiền gửi 23,6 15,6 25,7 các TCTD 3. Tiền gửi dân cư 136,953 182,773 306,587 10 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  12. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Tiền gửi tiết kiệm 15,361 152,997 248,945 Tiền gửi kì phiếu 65,461 12,543 17,86 Tiền gửi ngoại tệ 20,131 17,233 39,782 ( Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh) NHNo & PTNT Lê Lợi,Tp Vinh đã phát huy được hiệu quả trong chiến lược huy động vốn từ nền kinh tế, các nguồn tiền gửi không ngừng tăng lên: Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được là 215,056 tỉ đồng, đến năm 2010 thì đã tăng lên 418,286 tỉ đồng ( tức là tăng lên 94,5%), năm 2011 đã đạt 685,972 tỉ đồng.Đây là một kết quả rất đáng khích lệ mà NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh đã đạt được trong thời gian vừa qua Mặt khác thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 219,913 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 52,5% trong tổng nguồn vốn, đây là nguồn vốn lãi suất đầu vào thấp có lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mặc dù nguồn vốn này tính ổn định không cao - Tiền gửi dân cư năm 2010 đạt 182,773 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 45,82 tỷ đồng.Mặc dù tiền gửi kì phiếu và tiền gửi ngoại tệ có xu hướng giảm đi nhưng đó là điều không đáng ngại bởi nguồn tiền gửi còn lại là tiền gửi tiết kiệm thì lại tăng lên rõ rệt ( từ 15,361 lên 152,997 tỉ đồng). Tổng nguồn vốn năm 2011 là 685,972 tỉ đồng so với năm 2010 tăng 267,686 tỉ đồng.Nguồn vốn tăng tập trung chủ yếu ở loại tiền gửi của dân cư và các TCKT.Số dư nguồn vốn bình quân là 3,53 trđ/1 cán bộ, tăng 402 trđ so với năm 2010.Sự thay đổi nguồn vốn nói trên đã giúp cho NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh mở rộng đầu tư, tăng cường các dịch vụ .Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của nguồn vốn qua các năm phản ánh sự năng động, linh hoạt và khả năng quản lý của ngân hàng đã ngày càng phát huy, tạo thế mạnh cho ngân hàng trên thị trường cả về uy tín cũng như khả năng cạnh tranh Tóm lại, qua số liệu trên có thể đánh giá được rằng công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Lê Lợi,Vinh đang từng bước hoàn thiện 11 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  13. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH và tăng trưởng qua mỗi năm. Tổng nguồn vốn huy động ngày một tăng điều này chứng tỏ ngân hàng đã có uy tín lớn trong khu vực,tạo lên niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng này. Ngoài ra việc tổng nguồn vốn tăng còn quyết định đến quy mô, quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nguồn vốn càng dồi dào thì càng tạo điều kiện đảm bảo khả năng thanh toán, từ đó tạo uy tín cho Ngân hàng trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh, nguồn vốn dồi dào tạo điều kiện để thực thi chính sách tiền tệ, từ đó đảm bảo sự ổn định của tiền tệ, giữ vững giá trị đồng tiền góp phần làm ổn định kinh tế, chính trị xã hội. 3.2 Hoạt động sử dụng vốn 3.2.1 Tình hình tín dụng tại NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh Hiện nay nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM Việt Nam nói chung và của NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh nói riêng.Đầu tư tín dụng của ngân hàng đã được mở rộng và đa dạng với tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố, từ cho vay với các doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, các cá nhân và hộ gia đình...với các loại cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, bằng cả ngoại tệ và nội tệ.Vốn tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Ngoài ra, NH đã nghiên cứu triển khai có hiệu quả một số dịch vụ ngân hàng mới đúng theo hướng thiết lập một hệ thống kinh doanh ngân hàng đa năng, điển hình là dịch vụ chi trả kiều hối, dịch vụ chuyển tiền nhanh.Trong hệ thống NHTM Hiện nay, ngân hàng đã và đang bước đầu đáp ứng được yêu cầu đa dạng của nền kinh tế phát triển. 3.2.2 Hoạt động thanh toán và ngân quỹ Cùng với nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng, hoạt động thanh toán của chi nhánh NHNo&PTNT Lê Lợi, TP Vinh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo toàn, phát triển vốn, nâng cao hiệu quả quay vòng vốn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Để thực hiện tốt nhiệm vụ thanh toán, chu chuyển vốn kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế, Chi nhánh đã đưa vào khai thác công nghệ thanh toán hiện đại như hệ thống 12 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  14. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH thanh toán chuyển tiền điện tử, từ chỗ một món thanh toán của khách hàng trước đây thời gian luân chuyển vốn giữa các ngân hàng mất từ 3 đến 5 ngày, đến nay được thực hiện tức thời trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút. Song song với hoạt động thanh toán, hoạt động ngân quỹ cũng đã có bước phát triển đáng kể. Công tác kho quỹ, điều chuyển vốn được đảm bảo an toàn nghiêm ngặt. Doanh số thu chi tiền mặt bình quân hàng năm rất lớn nhưng không để xảy ra thiếu hụt, nhầm lẫn, kho quỹ luôn trong tình trạng an toàn tuyệt đối Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán ngân quỹ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu và nhiệm vụ chuyên môn 3.3.3 Kết quả tài chính Trong 3 năm vừa qua NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh đã thu được kết quả tài chính như sau: Bảng 1.2: Kết quả thu chi tài chính tại NHNo & PTNT Tp Vinh Đơn vị: tỉ đồng Năm Năm Chênh lệch Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009 2011 2011/2010 ST ST ST % ST ST % Tổng thu tài 678,49 712,84 34,35 5,06% 730,26 17,42 2,44% chính Tổng chi 639,32 667,59 28,27 4,42% 681,12 13,53 2,03% Chênh lệch thu 39,17 45,25 6,08 15,52% 49,14 3,89 8,59% chi (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh) Nhìn qua , ta thấy tổng thu tài chính của NH NN&PTNT Lê Lợi, thành phố Vinh tăng dần qua các năm. Sở dĩ tổng thu tăng, nhất là năm 2011 13 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  15. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH là do NH đã nâng cao các dịch vụ cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến sử dụng dịch vụ của NH. -Tổng thu tài chính năm 2010 là 712,84 tỉ đồng tăng 34,35 tỷ đồng tương ứng với 5,06% so với năm 2009 trong đó lãi thu từ hoạt động tín dụng chiếm gần 90% -Tổng chi phí tài chính năm 2010 là 667,59 tỉ đồng tăng 28,27 tỷ đồng tương ứng với 4,42% so với năm 2009 trong đó chi trả lãi chiếm gần 70% tổng chi - Sang năm 2011,vì nền kinh tế trong nuớc chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên mức tăng của cả 3 chỉ tiêu đều giảm đi, cụ thể : tổng thu tài chính tăng từ 712,84 tỷ đồng lên 730,26 tỷ đồng tức là tăng lên 2,44% , chênh lệch thu chi tăng từ 45,25 tỷ đồng lên 49,14 tỷ đồng tương ứng với 8,59% -Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, BHXH, đảm bảo tiền lương kinh doanh theo chế độ hiện hành, thu nhập cán bộ tăng lên -Chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào đảm bảo yêu cầu kinh doanh Hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả tốt như vậy tạo ra thế vững chắc cho ngân hàng trong cơ chế thị trường, tạo một hình ảnh đẹp thu hút khách hàng đến với NHNo & PTNT Tp Vinh 14 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  16. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÊ LỢI, VINH I/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÊ LỢI, TP VINH 1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Agribank Vinh Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn là điều sống còn của Ngân hàng, từ nhận thức đó NHNo&PTNT Chi nhánh Lê Lợi, Vinh xác định chất lượng tín dụng là quyết định sự nghiệp của toàn Chi nhánh. NHNo&PTNT Chi nhánh Lê Lợi, Vinh đã đa dạng hoá các hình thức tín dụng phù hợp với nhiều loại vay như cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay ưu đãi hộ nghèo. Quan điểm của NHNo&PTNT Chi nhánh Lê Lợi,Vinh là đầu tư theo hướng chọn lọc và phân loại khách hàng. Nhận thức rõ chính sách tín dụng đối với việc phát triển Nông nghiệp, Nông thôn của Đảng và Nhà nước trong giai đoan đất nước đang trong thời kỳ CNH-HĐH là quan trọng và có ý nghĩa kinh tế chính trị hết sức sâu sắc.NHNo&PTNT Chi nhánh Lê Lợi, Vinh đã bám sát các chương trình mục tiêu kinh tế xã hội của thành phố, để đầu tư đúng hướng, nhạy cảm trước những vấn đề mới của nền kinh tế góp phần xây dựng thành phố Vinh ngày càng giàu mạnh Số liệu dưới đây cho thấy tình hình sử dụng vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi, Vinh trong thời gian qua. 1.1 Doanh số cho vay Bảng 2.1: Doanh số cho vay ( DSCV) Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền TL % Số tiền TL % Số tiền TL % 1. DSCV theo loại vay 134,323 100% 208,739 100% 315,865 100% 1.1 Tại NHNo 128,028 95,3% 202,503 97% 304,552 96,4% 15 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  17. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Cho vay NH 86,816 64,6% 147,451 70,6% 236,897 75% Cho vay trung dài hạn 41,212 30,7% 55,052 26,3% 67,655 21,4% 1.2 Tại NHCSXH 6,295 4,7% 6,236 3% 11,313 3,5% Cho vay hộ nghèo 6,295 4,7% 6,236 3% 11,313 3,5% 2.DSCV theo TPKT 134,323 100% 208,739 100% 315,865 100% 2.1 Tại NHNo 128,028 95,3% 202,503 97% 306,749 97,1% DNNN 8,053 5,9% 6,234 2,9% 92,047 3% DNNQD 31,607 23,5% 57,898 27,7% 858,872 28% Hộ SX 88,368 65,7% 138,371 66,2% 1993,882 65% 2.2 Tại NHCSXH 6,295 4,7% 6,236 3% 9,116 3% Hộ nghèo 6,295 4,7% 6,236 3% 9,116 3% ( Bảng cân đối tài khoản tổng hợp 2009- 2011) Qua bảng trên ta thấy tổng doanh số cho vay năm 2010 đạt 208,739 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 117,318 tỷ đồng trong đó: */Doanh số cho vay theo loại vay: Cho vay ngắn hạn năm 2010 đạt 147,451 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 70,6% trong tổng doanh số cho vay, tức là tăng so với năm 2009( chỉ có 64,6%) và ít hơn so với năm 2011 ( chiếm 65%) .Cho vay trung và dài hạn năm 2010 đạt 55,052 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 26,3% trong tổng doanh số cho vay, giảm đi 4,3% so với năm 2009.Như vậy ta thấy đựoc tỉ lệ cho vay ngắn hạn có xu huớng Tăng lên và cho vay trung dài hạn thì lại có chiều hướng giảm đi. */Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế: Đối với doanh nghiệp nhà nước năm 2010 doanh số cho vay đạt 62,34 tỷ đồng chiếm 2,9% trong tổng doanh số cho vay, năm 2009 doanh số cho vay đạt 80,53 tỷ đồng chiếm 5,9 % trong tổng doanh số cho vay. Như vậy năm 2010 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, so với năm 2009 giảm 3% và gần như không thay đổi tỉ trọng trong năm 2011 Đối với doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh năm 2010 doanh số cho vay đạt 57,898 tỷ đồng chiếm 27,7% trong tổng doanh số cho vay,năm 2009 doanh số cho vay đạt 31,607 tỷ đồng, chiếm 23,5% trong tổng doanh số cho vay. Qua đó ta thấy năm 2010 tăng so với năm 2009 là 4,2%.Như vậy, 16 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  18. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH doanh số cho vay của doanh nghiệp nhà nước xu hướng giảm.Trong khi đó doanh số cho vay của doanh nghiệp tư nhân có xu hướng tăng. 1.2 Doanh số thu nợ Bảng 2.2: Doanh số thu nợ (DSTN) Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.DSTN theo loại vay 93,252 100% 136,217 100% 230,379 100% 1.1 Tại NHNo 8,731 93,6% 131,065 96,2% 220,019 95,5% Cho vay NH 60,24 65,3% 94,541 69,4% 163,34 70,9% Cho vay Trung dài hạn 27,06 29% 36,524 26,8% 56,67 24,6% 1.2 Tại NHCSXH 5,93 6,4% 5,152 3,8% 10,36 4,5% Cho vay hộ nghèo 5,93 6,4% 5,152 3,8% 10,36 4,5% 2.DSTN theo TPKT 93,252 100% 136,217 100% 230,379 100% 2.1 Tại NHNo 87,313 93,6% 131,065 96,2% 220,019 95,5% DNNN 4,621 4,9% 8,032 5,8% 14,28 6,2% DNNQD 21,915 23,5% 28,140 20,6% 41,24 17,9% Hộ SX 60,777 65,1% 94,893 69,6% 164,49 71,4% 2.2 Tại NHCSXH 5,939 6,4% 5,152 3,8% 10,36 4,5% Hộ nghèo 5,939 6,4% 5,152 3,8% 10,36 4,5% ( Bảng cân đối tài khoản tổng hợp 2010- 2011) Bảng trên cho ta thấy doanh số thu nợ năm 2011 đạt 230,379 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 94,522 tỷ đồng, trong đó: +Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế : 17 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  19. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Qua bảng ta thấy doanh số thu nợ đối với Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài QD là tốt,không có quá hạn.Đối với hộ sản xuất doanh số thu nợ năm 2010 đạt 948,93 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 69,6% trong tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2011 con số thu được là 164,49 tỷ đồng, tăng từ 69,6% lên 71,4%.Ngược lại doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có chiều huớng giảm đi: năm 2009 đạt 23,5% , năm 2010 còn 20,6% và đến năm 2011 là 17,9%.Qua đó ta thấy NHNo&PTNT Chi nhánh Vinh cho vay hộ sản xuất là đúng hướng. + Doanh số thu nợ theo loại vay Tại ngân hàng nông nghiệp Vinh, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn doanh số cho vay và thu nợ. Để dễ dàng hình dung tình hình thu nợ theo loại vay ta có thể xem biểu đồ sau( số liệu đã được làm tròn ): Biểu đồ 2.2 : Tình hình thu nợ trong cho vay ( đơn vị : Tỷ đồng ) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thu nợ cho vay ngắn hạn 200 60 95 163 Thu nợ cho vay trung và dài hạn 27 37 57 Thu nợ cho vay hộ nghèo 150 6 5 10 100 50 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thu nợ cho vay ngắn hạn 60 95 163 Thu nợ cho vay trung và 27 37 57 dài hạn Thu nợ cho vay hộ nghèo 6 5 10 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009- 2011) Doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn có xu huớng gia tăng qua các năm, cụ thể: năm 2009 thu nợ cho vay ngắn hạn đạt 60,246 tỷ đồng, đến năm 2010 là 94,541 tỷ và sang năm 2011 đạt 163,34 tỷ đồng.Doanh số thu nợ cho vay trung và dài hạn cũng ngày một nâng cao : Năm 2009 thu được 27,06 tỷ 18 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  20. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH đồng, năm 2010 là 36,52 tỷ và năm 2011 là 56,67 tỷ đồng.Có thể nói tỷ lệ tăng là rất cao, đạt được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng của NH đã tiếp tục hoàn thiện, củng cố trong công tác thẩm định dự án, phương án để lựa chọn các dự án tốt, có hiệu quả. Các cán bộ tín dụng luôn theo dõi nhắc nhở nợ đến hạn của KHCN, ngoài ra cộng thêm ý thức tốt của các KHCN đã làm cho việc thu nợ của NH được thuận lợi hơn. 1.3 Dư nợ cho vay Dư nợ là thước đo tầm vóc của một ngân hàng nên các ngân hàng thương mại luôn quan tâm đến mức dư nợ cho vay. Mức tăng trưởng dư nợ cho vay trên tổng tài sản có, một mặt thể hiện khả năng sinh lời của các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng thương mại. Thời gian qua NHNo&PTNT chi nhánh Vinh mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trên địa bàn kinh doanh nhưng mức dư nợ cho vay vẫn tăng cụ thể dư nợ đến 31/12/2010 đạt 1978,62 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 725,22 tỷ đồng và đạt 2157,63 tỷ đồng vào năm 2011. Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ năm 2009- 2011 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % 1. Tổng dư nợ 41,07 100% 72,52 100% 85,48 100% theo loại vay 1.1 Tại NHNo 36,43 88.7% 66,94 92,3% 79,24 92,7% Dư nợ ngắn hạn 22,96 55,9% 45,11 62,2% 55,9 65,4% Dư nợ trung dài 13,43 32,7% 21,83 30,1% 23,34 27,3% hạn 1.2 Tại NHCSXH 4,64 11,3% 5,58 7,7% 6,24 7,3% Dư nợ hộ nghèo 4,64 11,3% 5,58 7,7% 6,24 7,3% 2. Tổng dư nợ 41,071 100% 72,522 100% 85,486 100% theo TPKT 19 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2