intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

190
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế khách quan, tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội

  1. Luận văn Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội 1
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………............4 D ANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 5 LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM ... 9 I. Một số khái niệm cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. .. 9 1. Một số khái niệm cơ bản. ................................................................... 9 2. Những yếu tố ảnh hưởng đ ến tạo việc làm. ....................................... 12 II. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm. ................................................ 16 1. Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm. .............................................................................................................. 16 2. Mô hình phát triển của Lewis. ........................................................... 17 3. Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn – thành thị.(Harris- Todaro) ................................................................................................. 17 III. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động. ..................................... 18 1. Đ ối với xã hội. ................................ .................................................. 18 2. Đ ối với doanh nghiệp. ....................................................................... 19 3. Đ ối với người lao động. .................................................................... 19 IV. Kinh nghiệm của một số nước châu Á trong vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. ............................................................................ 21 1. K inh nghiệm của Trung Quốc. .......................................................... 21 2. K inh nghiệm của Thái Lan. ............................................................... 22 3. K inh nghiệm của Nhật Bản. ................................ .............................. 23 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN B Ị THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM .. 24 I. Đ ặc điểm huyện Gia Lâm. ..................................................................... 24 1. Đ iều kiện tự nhiên. ............................................................................ 24 2. Đ ặc điểm kinh tế, x ã hội.................................................................... 28 3. Đ ặc điểm dân số, lao động. ............................................................... 30 II. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất. . 38 1. Số lượng............................................................................................ 38 2. Cơ cấu việc làm mới. ................................ ........................................ 39 III. Hiệu quả của tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. .. 50 1. H iệu quả đạt được. ............................................................................ 51 2. H ạn chế. ................................ ............................................................ 53 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TR ÊN Đ ỊA BÀN HUY ỆN GIA LÂM ............... 61 I. K ế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới. .......... 61 1. K inh tế. ............................................................................................. 61 2. D ân số, lao động, việc làm. ............................................................... 61 2
  3. II. Những giải pháp chủ yếu...................................................................... 62 1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề. ........................................ 62 2. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện. .............................................................................................................. 64 3. Đ ẩy mạnh xuất khẩu lao động. .......................................................... 69 4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn. ............................ 71 5. Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động. .. 73 6. Khuyến khích nông dân tự tạo việc làm. ........................................... 73 7. H ỗ trợ nông dân bị thu hồi đất. .......................................................... 74 8. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. .......................... 75 III. Một số kiến nghị trong vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. ................................................................................................................. 77 1. Đ ối với thành phố Hà Nội. ................................................................ 77 2. Đ ối với chính quyền địa phương. ...................................................... 78 K ẾT LUẬN ................................................................................................ ......... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 81 MỘT SỐ TRAN G WEB................................ ................................ ..................... 81 3
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CĐ -ĐH : Cao đẳng- Đ ại học. CHXHCN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. : Công nhân kỹ thuật. CNKT CNH-HĐH : Cô ng nghiệp hoá - Hiện đại ho á. CN -XDCB : Công nghiệp- X ây dựng cơ bản. : Hợp tác xã. HTX ILO : International Labor Organization. : Khu vực nhà nước. KVNN LĐ PT : Lao động phổ thông. LD : Liên doanh. : Trung học chuyên nghiệp. THCN : Trách nhiệm hữu hạn. TNHH : Uỷ ban nhân dân. UBND XKLĐ : X uất khẩu lao động. 4
  5. DANH MỤC BẢNG B IỂU STT Tên Trang Bảng 1 Diện tích đất của các xã, thị trấn thuộc huyện Gia 25 Lâm. Bảng 2 Diện tích các loại đất nông nghiệp của huyện Gia 26 Lâm. Bảng 3 Diện tích và số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên 27 địa b àn huyện Gia Lâm từ năm 2006 đến 2008. Bảng 4 Giá trị sản xuất các ngành của huyện Gia Lâm 29 (2005-2008). Bảng 5 Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm ( 2005-2008). 29 Bảng 6 Tình hình dân số, lao động, việc làm huyện trên đ ịa 31 bàn huyện Gia Lâm. Bảng 7 Số người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất nông 35 nghiệp cần giải quyết việc làm. Bảng 8 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi 37 đất nông nghiệp ở huyện Gia Lâm. Bảng 9 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi 38 đất theo tuổi. Bảng 10 Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho lao động nông 39 thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Gia Lâm. Bảng 11 Thời gian hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ dạy nghề. 40 Bảng 12 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi 43 đất nông nghiệp theo ngành kinh tế. 5
  6. Bảng 13 Bảng giá đất nông nghiệp. 54 Bảng 14 Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật 57 của lao động trong các hộ bị thu hồi đất ở huyện Gia Lâm. Cơ cấu việc làm mới theo ngành kinh tế. H ình 1 44 Số lượng việc làm mới theo thành phần kinh tế H ình 2 45 Cơ cấu việc làm mới theo trình độ chuyên môn kỹ 47 H ình 3 thuật. Số lượng việc làm mới theo xã. H ình 4 49 Phân loại HTX. H ình 5 59 6
  7. LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế khách quan, tuy nhiên, quá trình trên cũng đ ã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương, nhất là ở những nơi phương có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Mặt khác, nước ta là một trong những nước đi đầu về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nhất là cây lương thực. Từ một nước phải nhập khẩu 1/3 lương thực mỗi năm đã vươn lên đ ứng thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo. Với một nước ta nông nghiệp, lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn 70% số dân sống ở nông thôn, 23% là hộ nghèo, 57% lực lượng xã hội làm trong ngành nông nghiệp, thì thành tựu này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội. Nhưng trước thách thức về đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất được coi là vấn đề bức xúc nhất. Đây cũng là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Gia Lâm, một huyện ngoại thành Hà Nội, có vai trò quan trọng, vừa là khu vực nông nghiệp, nông thôn, vừa là vành đai xanh, cung cấp thực phẩm cho thủ đô. Nhưng cùng với sự phát triển của thủ đô, cùng với quá trình đô thị hoá nông thôn, diện tích đất nông nghiệp của huyện cũng đang phải nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu đô thị. Người nông dân quanh năm chỉ bám với đồng ruộng, hoạt động lúc nông nhàn của họ cũng gắn liền với cánh đồng, thu nhập chỉ trông chờ vào m ấy sào ruộng. Việc sản xuất lại phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên. Mặt khác, người nông dân 7
  8. thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt của thị trường. Giờ mất đất, mất tư liệu sản xuất, nông dân không có việc làm, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Với một huyện còn khó khăn như Gia Lâm, tạo việc làm cho nông dân m ất đất, là một bài toán không d ễ giải. Chính vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu về thực trạng việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất ở huyện Gia Lâm, em đã quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội”. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương I : Cở sở lý luận về việc làm và tạo việc làm. Chương II : Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm. Chương III: Một số giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm. - Mục đích nghiên cứu: qua việc phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để tìm ra những hạn chế, khó khăn trogn quá trình tạo việc làm cho những người này. Từ đó, gợi mở những hướng đi cho các hộ nông dân khắc phục khó khăn, có được phương án tìm việc làm tốt nhất. Đồng thời, đ ề xuất một số ý kiến với thành phố Hà Nội, chính quyền huyện Gia Lâm nhằm tạo việc làm cho nông dân đạt hiệu quả hơn. - Đ ối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2006 đến năm 2008. 8
  9. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM I. Một số khái niệm cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. 1 . Một số khái niệm cơ bản. 1.1. Việc làm. - Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết ( vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức lao động đó. - Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO ) đ ưa ra khái niệm: “Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”. - Đ iều 13, chương II Bộ Luật Lao Động nước CHXHCN Việt N am có ghi rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Theo khái niệm trên một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện: - Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm. - Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cám. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm: - Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. - N hững công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó. Đó có thể là các công việc trong các nhà máy, công sở, các công việc nội trợ, chăm sóc con cái, đều được coi là việc làm. 9
  10. 1.2. Thiếu việc làm. Thiếu việc làm là tình trạng người lao động không có đủ việc làm theo thời gian quy định trong tuần, trong tháng hoặc làm những công việc có thu nhập quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên muốn làm việc thêm để có thu nhập. Người thiếu việc làm là những người trong khoảng thời gian xác định của cuộc điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định trong tuần, trong tháng hoặc trong năm và có nhu cầu làm thêm giờ; hoặc là những người có tổng số giờ làm việc bằng số giờ quy định trong tuần, tháng, năm nhưng có thu nhập quá thấp nên muốn làm thêm đ ể có thu nhập. 1. 3. Thất nghiệp. Thất nghiệp là sự mất việc làm hay sự tách rời lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Định nghĩa thất nghiệp của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”. Theo P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus, người thất nghiệp là những người trong khô ng có việc làm được trả công và đang cố gắng cụ thể để đi tìm một công việc trong 4 tuần qua, hoặc bị thô i việc nhưng đang chờ đ ược gọi làm việc trở lại, hoặc đang chờ đợi đi làm trong tháng tới. Ở V iệt N am, bộ Lao động – Thương binh và X ã hội đã quy định: “Người thất nghiệp là những người đủ từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc nhưng không việc làm trong tuần lễ điều tra, và tính đ ến thời điểm đ iều tra có đi tìm việc trong 4 tuần lễ q ua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua với lý do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu...hoặc trong tuần lễ trước điều tra có tổng số giừo làm việc dưới 8 giờ, muốn làm thêm nhưng không tìm đ ược việc. 10
  11. 1.4. Tạo việc làm. Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất; số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế x ã hội khác để kết hợp với tư liệu sản xuất và sức lao động. Cơ chế tạo việc làm: cơ chế 3 bên, đòi hỏi sự tham gia tích cực của người lao động, nhà nước và người sử dụng lao động sao cho cơ hội việc làm và mong muốn được làm việc của người lao đ ộng gặp nhau trên thị trường đúng lúc, đúng chỗ. - V ề phía người lao động : muốn tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập cao, đương nhiên phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư cho phát triển sức lao động của mình, có nghĩa là phải tự mình hoặc dựa vào các nguồn tài trợ ( từ gia đình, từ các tổ chức xã hội) để tham gia, phát triển, nắm vững một nghề nghiệp nhất định. - V ề phía Nhà nước: tạo ra hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo môi trường pháp lý kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất là một bộ phận cấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho người lao động. - V ề phía người sử dụng lao động: cần có thông tin về thị trường đầu vào và đ ầu ra để không chỉ tạo ra chỗ việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗ làm việc cho người lao động. Do đó, người sử dụng lao động cần có vốn để mua hoặc thuê nhà xưởng; công nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, mua sức lao động để sản xuất ra sản phẩm. H ơn nữa, để mở rộng quy mô sản x uất, nâng cao hiệu quả sản xuất thì các chủ sử dụng lao động còn cần có kinh nghiệm quản lý, biết vận dụng linh hoạt chính sách của nhà nước trong lĩnh vực lao động, việc làm. Đồng thời đề ra các quy định phù hợp, quản lý lao động một cách khoa học và nghệ thuật nhằm đạt được mục 11
  12. tiêu của tổ chức và nâng cao sự thoả mãn của người lao động, khơi dậy động lực lao động ở mỗi người. 2 . Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. Đ iều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một thành phố, một địa phương đã có sẵn, ngoài ý muốn chủ quan của con người. Đó có thể là đất đai, màu mỡ hay không màu mỡ, phù hợp với loại cây trồng nào; hay điều kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi hay bất lợi cho phát triển các loại cây trồ ng, vật nuôi; các nguồn tài nguyên khoáng sản nhiều hay ít, địa hình bằng phẳng hay không bằng phẳng, thuận lợi phát triển ngành sản xuất nào, tạo ra bao nhiêu chỗ làm việc mới.....Trên thế giới có nhiều nước rất giàu tài nguyên thiên nhiên, đất đai rộng lớn thuận lợi cho phát triển các ngành sản xuất và thu hút lao động. Còn đối với những nước không được thiên nhiên ưu đãi, đất đai chật hẹp, nghèo tài nguyên, họ có vốn, có công nghệ kỹ thuật hiện đại, máy móc tiên tiến, phương pháp quản lý tiên tiến nên đã tạo ra được nhiều việc làm m ới và việc làm có chất lượng cao. Dân số. Dân số vừa là yếu tố của sản xuất, vừa là yếu tố của tiêu dùng. Xét trên phương diện là yếu tố của tiêu dùng, các kết quả dân số: quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số quy định quy mô, cơ cấu, chất lượng, sự phân bố các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất của xã hội. Sản xuất cho ai; sản xuất cái gì, khi nào, ở đâu, chất lượng sản phẩm hàng hoá ra sao...là do số lượng, cơ cấu, chất lượng dân số quy định. Cụ thể: - Q uy mô dân số tăng, nhu cầu về lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng lên. Để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tăng lên đó đòi hỏi phải mở rộng sản xuất, đa dạng hoá các ngành nghề hoạt động. Điều đó dẫn đến nhiều 12
  13. ngành nghề mới ra đời, dẫn đến số chỗ làm việc mới cũng được tạo ra nhiều hơn, cơ cấu việc làm cũng biến đổi theo. - Cơ cấu dân số quyết định cơ cấu tiêu dùng. Mỗi độ tuổi, giới tính, ngành nghề, tôn giáo, dân tộc.... đều có tâm lý, sở thích tiêu dùng khác nhau, nhu cầu tiêu dùng về số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hoá, dịch vụ cũng khác nhau. Đ ể thoả mãn đ ầy đủ nhu cầu tiêu dùng cho các đối tượng đó tất yếu phải mở rộng, phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng chủng loại hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm; thay đổi cơ cấu ngành nghề. Nghĩa là số lượng việc làm được tạo ra nhiều hơn, phát triển đa dạng hơn. - Mức sinh tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến tạo việc làm. Mức sinh cao, số trẻ em mới được sinh ra nhiều, nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là của trẻ em tăng lên. Các khoản chi phí cho giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ và nhiều lĩnh vực hoạt động khác đều tăng, các dịch vụ khác ăn theo cũng phát triển hơn, cơ cấu việc làm thay đổi..Nghĩa là cùng với mức sinh tăng lên, nhiều việc làm mới được tạo ra, quy mô, cơ cấu việc làm đa d ạng hơn. Còn m ức sinh giảm nghĩa là số người già đông hơn, vì nhiều lý do mà họ phải gia nhập trở lại thị trường lao động, áp lực về việc làm tăng lên, tạo việc làm cho người già trở nên nan giải. - Mức chết: sự biến đổi của mức chết cũng tác động đến vấn đề tạo việc làm. Mức chết tăng lên, nhất là mức chết của dân cư trong độ tuổi lao động cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, nhiều chỗ việc làm không có người đảm nhận. Hơn nữa khi mức chết tăng cao, số người chết trung bình hàng năm nhiều lên, dịch vụ phục vụ tang lễ và nhiều hoạt động khác đi kèm cũng thay đổi, cơ cấu việc làm cũng biến đổi theo. Mức chết giảm xuống, nhất là mức chết của dân số trong độ tuổi lao động giảm, cung lao động tăng lên tương đối, nhu cầu và áp lực việc làm tăng theo. Mức chết 13
  14. giảm xuống, dân số có xu hướng già hoá, số người giá đông hơn, tuổi thọ trung bình trong dân cư tăng lên....việc làm cho người già, các d ịch vụ chăm sóc người già cũng tăng theo. - D i dân làm cho quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số ở vùng đi và vùng đ ến thay đổi. Di dân thường xảy ra đối với những người đang trong độ tuổi lao động sẽ dẫn đến cung lao động ở vùng đ ến tăng lên, ở vùng đi giảm xuống. Cơ cấu dân số cũng thay đổi: ở vùng đến cơ cấu dân số thường trẻ hơn, ở vùng đi cơ cấu dân số già đi. Từ đó dẫn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ sẽ thay đổi. Vùng đến nhu cầu tiêu dùng tăng lên đòi hỏi phải mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Nhiều ngành nghề mới ra đời, tạo ra ra nhiều chỗ làm mới. Cung lao động. Cung cầu lao động có mối quan hệ tác động q ua lại lẫn nhau. Quy mô , cơ cấu, phân bố và chất lượng lao động quy định quy mô, phân bố, cơ cấu và chất lượng việc làm. Ở đâu và khi nào lao động được cung ứng lớn thì nơi đó, khi đó việc làm được tạo ra nhiều hơn và ngược lại. Cung lao động là nam hay nữ, già hay trẻ... đều tác động đến cơ cấu việc làm. Bởi vì mỗi độ tuổi, giới tính khác nhau đều có những ưu thế riêng trong lĩnh vực ho ạt động, trong sản xuất kinh doanh. N ếu khai thác và sử dụng hiệu q uả thế mạnh từ khía cạnh tuổi và giới tính của người lao đ ộng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Khi cơ cấu lao động thay đổi, cơ cấu các ngành nghề trong nền kinh tế quốc d ân nói chung, nhiều lĩnh vực khác nói riêng tất yếu phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Đ iều đó dẫn đ ến đặc điểm hoạt động nghề nghiệp , tính chất của việc làm sẽ thay đổi. Chất lượng lao động được đánh giá trên các mặt về sức khoẻ, trình độ, phẩm chất. Vấn đề được nói đến nhiều khi đề cập đến chất lượng lao động là trình độ của người lao động. Kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ 14
  15. thuật ngày một tiên tiến, đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định đáp ứng yêu cầu công việc. Người lao động có trình độ càng cao thì cơ hội tìm được việc làm càng dễ dàng. H ầu hết những người thất nghiệp chủ yếu là những người có trình độ thấp, không đáp ứng được yêu cầu của những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Do đó, người lao động muốn kiếm được việc làm và nhất là việc làm có thu nhập cao phù hợp cần phải có các thông tin thị trường lao động, biết các cơ hội việc làm và đặc biệt là đầu tư vào vốn con người cả về thể lực và trí lực. Mỗi người lao động cần tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, tranh thủ các nguồn tài trợ để tham gia giáo dục, đào tạo, phát triển sức lao động nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức, kinh nghiệm. Đó cũng chính là điều kiện cần thiết để duy trì việc làm, tạo cơ hội việc làm có thu nhập, nâng cao vị thế bản thân mỗi người lao động. Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước. Cơ chế chính sách của chính phủ quốc gia, của chính quyền địa phương, các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố quan trọng tạo việc làm cho người lao động. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, chính phủ sẽ đề ra những chính sách cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, mở rộng hoặc thu hẹp việc làm của ngành này hay ngành khác, tạo môi trường để người sử dụng lao động và người lao động gặp nhau. Chẳng hạn, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế, do đó cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, theo vùng cũng thay đổi. Đảng ta đã xác đ ịnh phương hướng cơ bản là: “ Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều 15
  16. được tự do hành nghề, thuê mướn lao động theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm, tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa b àn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động”. Trong Bộ luật lao động của nước ta quy định: “Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và bất kỳ chỗ nào mà pháp luật không cấm”(khoản 1, điều 16). Điều 13 ghi rõ: “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”. II. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm. 1.Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm. Quan điểm cơ bản của mô hình khuyến khích giá cho rằng để sản xuất ra một mức sản lượng mong muốn, các nhà sản xuất đứng trước hai lựa chọn lớn: một là có nhiều mức giá khác nhau để mua vốn, lao động, nguyên vật liệu...phải lựa chọn mức giá sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất. Hai là để tối ưu hoá lợi nhuận, các nhà sản xuất phải lựa chon công nghệ phù hợp (công nghệ sử dụng nhiều vốn hay công nghệ sử dụng nhiều lao động ). Nếu giá vốn cao hơn giá lao động thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động. Ngược lại, nếu giá lao động tương đối cao thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều vốn. Trong bối cảnh các nước đang phát triển thường có nguồn lao động dồi dào, nhưng lại ít vốn thì các hãng chủ yếu sản xuất thiên về sử dụng nhiều lao động. Do đó, các chính sách nhằm điều chỉnh giá cả thông qua việc hạ thấp giá tương đối của lao động sẽ góp phần không chỉ tạo thêm nhiều việc làm mà còn sử dụng tốt hơn các nguồn vốn khan hiếm nhờ áp dụng công nghệ phù hợp. 16
  17. 2.Mô hình phát triển của Lewis. Lewis đưa ra lý thuyết này trong việc giải thích về sự di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp ở một nước vừa mới công nghiệp hoá. Đây là mô hình phổ biến nhất trong tất cả các mô hình tạo việc làm có liên hệ cụ thể với các nước đang phát triển. Tác giả cho rằng: “ một nền kinh tế kém phát triển bao gồm hai khu vực: một là khu vực nông nghiệp tự cung, tự cấp truyền thống, lao động dư thừa có năng suất bằng không hoặc rất thấp; hai là khu vực công nghiệp thành thị hiện đại có năng suất cao mà lao động khu vực nông nghiệp dần chuyển sang. Tăng sản lượng trong khu vực hiện đại dẫn đến lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và gia tăng công ăn việc làm tại thành thị. Mô hình này dựa trên ba giả định: - Một là, tốc độ di chuyển lao động và tăng công ăn việc làm tỷ lệ thuận với tốc độ tích luỹ vốn. Tốc độ tích luỹ vốn càng nhanh thì tốc độ tăng trưởng tại khu vực hiện đại và tăng việc làm ở thành thị càng cao. - H ai là, ở khu vực nông thôn thừa lao động, trong khi có sự toàn dụng lao động ở thành thị. - Ba là, mức lương thực tế ở thành thị sẽ không đổi cho đến khi nguồn cung cấp lao động dư thừa ở khu vực nông thôn trở nên cạn kiệt. 3. Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn – thành thị.(Harris- Todaro) Quá trình đô thị hoá diễn ra đồng thời với quá trình công nghiệp hoá. Do đó, di dân từ nông thôn ra thành thị là xu hướng tất yếu khách quan của các nước trong quá trình phát triển. Những người di cư so sánh mức thu nhập dự kiến có được trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu nhập trung b ình đang có ở nông thôn. Quyết định di cư sẽ được thực hiện nếu thu nhập dự kiến cao hơn thu nhập thực tế. Thu nhập dự kiến thu 17
  18. được của người lao động di chuyển tuỳ thuộc vào khả năng có thể kiếm việc làm ở thành thị, mức lương ở thành thị, độ tuổi di cư. Todaro đề xuất chính phủ giảm mức lương ở thành thị, xoá bỏ những méo mó về giá cả của các nhân tố sản xuất, tăng cường việc làm ở nông thôn, áp dụng công nghệ và chính sách phù hợp. III. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động. Tạo việc làm có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế. V ì sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng các nguồn lực như tài nguyên, vốn, lao động, công nghệ, trong đó việc sử dụng lao động có vai trò quan trọng và quyết định tới sự phát triển. Tạo việc làm cho người lao động nói chung và người nông dân bị thu hồi đất nói riêng có vai trò quan trọng không chỉ đối với xã hội mà còn đối với doanh nghiệp và bản thân người lao động. Cụ thể là: 1. Đối với xã hội. Công nghiệp hoá là xu hướng tất yếu của các quốc gia muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, mức sống thấp sang nền kinh tế công nghiệp, năng suất cao. Trong quá trình đó sẽ dẫn dến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động. Hoạt động sản xuất mới ra đời, hoạt động sản xuất cũ mất đi, thất nghiệp phát sinh. Cho nên, tạo việc làm cho người lao động là cần thiết nhằm giảm thất nghiệp, hạn chế sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, giảm gánh nặng cho các thành phố lớn trong vấn đề tạo việc làm. Đồng thời, tạo việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế tiêu cực xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo và bình ổn x ã hội. Tạo việc làm cho người lao động là biện pháp trung tâm của mọi quốc gia, nó cho phép giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. 18
  19. 2.Đối với doanh nghiệp. Tạo việc làm là trách nhiệm của doanh nghiệp như trong điều 13 Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam đã quy định. Tạo việc làm cho người lao động chính là duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Người lao động là một trong những yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động sẽ làm tăng thu nhập, sức mua cũng tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển. Một doanh nghiệp không thể tồn tại chỉ với những cỗ máy mà nó phải đ ược vận hành bởi con người, có sự tác động của con người. Đặc biệt trong đ iều kiện của nước ta hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều lao động. 3. Đối với ng ười lao động. Tạo việc làm cho người lao động đáp ứng quyền lợi của người lao động, quyền có việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động như Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đ ã ghi nhận. Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập, từ đó nâng cao vị thế của người lao động trong gia đình và xã hội. N ếu không có việc làm sẽ không có thu nhập và không có điều kiện thoả mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần của người lao động, chất lượng cuộc sống giảm sút, nảy sinh những hàng động, suy nghĩ tiêu cực, gia tăng các tệ nạn xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Đối với người nông dân nói riêng: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng của người nông dân. V ới nông dân, có đất coi như là đã sống vì ít nhất họ cũng đủ cơm ăn từ những thửa ruộng của mình. Giờ đây, khi đất canh tác 19
  20. của người nông dân bị quy hoạch làm khu công nghiệp khu đô thị làm cho nông dân rơi vào tình trạng tư liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi. Ngoài việc cày cấy ra, họ không biết làm gì. Không nghề nghiệp, không trình độ. Người thì bỏ đi làm ăn xa, lao động trẻ bỏ đi cầu thực nơi xa, chỉ còn phụ nữa, người già, trẻ nhỏ ở lại. Trong khi, họ là những người thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối của quy luật thị trường. Cùng với tâm lý lo sợ rủi ro, lối tư duy “ăn chắc, mặc bền”, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún càng làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của người nông dân càng trở nên khó khăn. Tình cảnh “ nghèo thì nghèo thêm, giàu thì giàu hơn” đang là tác nhân chính khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Do đó, tạo việc làm cho nông dân là rất cần thiết, nhất là những nông dân bị mất đất canh tác. Nông dân là cái nền của xã hội. Xã hội sẽ không yên nếu cái nền không yên. Mọi sự phát triển, mọi bước đi sẽ trở nên chông chênh. Không thể đền bù với mức giá thấp như hiện nay rồi bỏ mặc nông dân trong vòng xoáy của thất nghiệp. Điều này liên quan đến một loạt các chính sách về giáo dục, đào tạo, đặc biệt đối với thanh niên, bởi đây là lực lượng nòng cốt, là xương sống để phát triển kinh tế nông thôn, duy trì bản sắc dân tộc. Nông thôn đang mất đi một lực lượng lao động quan trọng, khiến cho sự phát triển kinh tế khu vực này bị kìm hãm. Nếu đẩy mạnh công nghiệp hoá và đô thị hoá không gắn liền với quyền lợi và công ăn việc làm của người dân nông thôn thì sẽ tạo ra sự mất ổn định tại nông thôn và làm chậm tiến trình công nghiệp hoá. V iệc làm cho nông dân, hướng đi để phát triển nông thôn bền vững. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2