Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước sạch tại công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội
lượt xem 40
download
Những năm qua, cùng với xu thế phát triển kinh tế của thế giới và khu vực, kinh tế Việt Nam đó cú những bước chuyển biến vượt bậc, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Song song với nó là sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lí kinh tế và sự hoàn thiện không ngừng của hệ thống kế toán - tài chính. Hạch toán kế toán là một công cụ đắc lực kiểm tra và cung cấp các thông tin đầy đủ chính xác, kiểm tra việc sử dụng tài sản, nguồn vốn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước sạch tại công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1 Luận văn Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước sạch tại công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 2 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 5 PHẦN 1:KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI .................................................................................................................... 6 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội ..... 6 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí sản xuất kinh doanh của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội ...................................................................................................... 9 1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kimh doanh nước sạch Hà Nội ............................................................................................................... 14 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty ................................................................ 14 1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất ........................................................................... 14 1.3.3. Đặc điểm về công nghệ xử lí nước sạch ....................................................... 16 1.4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội .. 17 1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty ............................................ 17 1.4.1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán ............................................................. 17 1.4.1.2. Cơ cấu bộ máy kế toán, nhiệm vụ chức năng ..................................... 18 1.4.2. Hệ thống sổ và tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán tại công ty ................. 21 PHẦN 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI ........... 23 2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty ...................................................... 23 2.1.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí .................................................. 23 2.1.2. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại công ty....................................... 24 2.1.3. Nội dung và phương pháp kế toán chi phí sản xuất ..................................... 25 2.1.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ........................................ 25 2.1.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ................................................ 35 2.1.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung ....................................................... 45 Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 3 2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì. .............................................................................................................. 54 2.2. Kế toán tính giá thành tại Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội .................. 57 2.2.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành .................................................................... 57 2.2.2. Phương pháp tính giá thành ......................................................................... 58 PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI. ......................................................................................................... 60 3.1. Đánh giá thực trạng công tác hạch toán chớ phớ sản xuất và tớnh giỏ thành sản phẩm tại công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội ......................................................... 60 3.1.1.Ưu điểm ....................................................................................................... 60 3.1.2. Những tồn tại cần khắc phục ....................................................................... 63 3.2. Mục tiêu phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội.................................... 65 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất va tính giá thành sản phẩm .......................................................................................................... 65 3.2.2. Mục tiêu phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ............................................................................................ 66 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội............................. 67 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 72 Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SP: Sản phẩm TK: Tài khoản HT: Hạch toán TT: Thực tế NVL : Nguyên vật liệu XDCB : Xây dựng cơ bản BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn CCDC: Công cụ dụng cụ TSCĐ:Tài sản cố định CPSX: Chi phí sản xuất SXKD: Sản xuất kinh doanh UBND: Uỷ ban nhân dân CBCNV: Cán bộ công nhân viên Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 5 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty KDNS Hà Nội ....................... 4 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội ............................. 9 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nước sạch ...................................... 12 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức phòng tài chính kế toán .................................................. 17 Sơ đồ 1.4: Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung ..................................... 18 Bảng 2.1: Bảng phân bổ NVL, CCDC ................................................................... 25 Bảng 2.2: Sổ CPSXKD TK 6212- nhà máy Cáo Đỉnh ........................................... 26 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ......................... 27 Bảng 2.4: Sổ Nhật kí chung .................................................................................. 28 Bảng 2.5: Sổ cái tài khoản 6212 ............................................................................ 29 Bảng 2.6: Sổ tổng hợp tài khoản 6212 ................................................................... 30 Sơ đồ 2.1: Quy trình ghi sổ- chi phí NVL trực tiếp ................................................ 31 Bảng 2.7: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ....................................................... 36 Bảng 2.8: Sổ CPSXKD - chi phí nhân công trực tiếp ............................................. 37 Bảng 2.9: Bảng tổng hợp chi tiết chi phí nhân công trực tiếp ................................. 38 Bảng 2.10: Sổ Nhật kí chung (tiếp)........................................................................ 38 Bảng 2.11: Sổ cái TK 6222 .................................................................................... 39 Bảng 2.12: Sổ tổng hợp TK 6222 .......................................................................... 40 Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi sổ kế toán- chi phí nhân công trực tiếp ........................... 40 Bảng 2.13: Bảng phân bổ khấu hao ....................................................................... 44 Bảng 2.14: Sổ Nhật kí chung (tiếp)........................................................................ 45 Bảng 2.15: Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất chung ...................................... 46 Bảng 2.16: Sổ cái TK 627...................................................................................... 47 Bảng 2.17: Sổ tổng hợp tài khoản 627 ................................................................... 48 Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ kế toán- Chi phí sản xuất chung .................................. 49 Bảng 2.18: Sổ tổng hợp tài khoản 154 ................................................................... 51 Bảng 2.19: Sổ cái TK 154...................................................................................... 52 Bảng 2.20: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty ........................................ 53 Bảng 2.21: Bảng tập hợp sản lượng nước sản xuất toàn công ty............................. 55 Bảng 3.1: Thẻ tính giá thành sản phẩm ................................................................. 66 Bảng 3.2: Thẻ tính giá thành sản phẩm nhà máy Cáo Đỉnh .................................... 67 Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 6 Lời mở đầu Những năm qua, cùng với xu thế phát triển kinh tế của thế giới và khu vực, kinh tế Việt Nam đó cú những bước chuyển biến vượt bậc, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Song song với nó là sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lí kinh tế và sự hoàn thiện không ngừng của hệ thống kế toán - tài chính. Hạch toán kế toán là một công cụ đắc lực kiểm tra và cung cấp các thông tin đầy đủ chính xác, kiểm tra việc sử dụng tài sản, nguồn vốn để đảm bảo nguồn tài chính chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong mỗi doanh nghiệp lợi nhuận luôn là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng mà các nhà quản lí quan tâm hàng đầu. Bởi vậy hạch toán đầy đủ chính xác chi phí sản xuất để từ đó có biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận luôn là mục tiêu hướng tới của mọi doanh nghiệp. Cùng vận hành trong xu thế đó, công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà Nước hạch toán kinh tế độc lập, việc cung cấp đầy đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất và một công nghệ có tầm quan trọng trong chương trình thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà Nước về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Trước những đòi hỏi lớn lao của thành phố Hà Nội, công ty Kinh doanh nước sạch luôn ý thức được trách nhiệm của mình và tại công ty, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được đặc biệt quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, em đó lựa chọn đề tài “ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước sạch tại công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội” cho chuyên đề thực tập của mình. Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận được chia thành 3 phần chính sau: Phần 1: Khái quát chung về công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Phần 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Phần 3: Phương hướng hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 7 Em xin chân thành cảm ơn thầy giỏo-TS. Phạm Quang cựng cỏc cán bộ nhân viên trong phòng tài chính kế toán của công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Phần 1: Khái quát chung về công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân thuộc sở giao thông công chính Hà Nội. Công ty có trụ sở chính tại số 44 đường Yên Phụ, đã được thành lập theo quyết định số 546/ QĐUB ngày 4/4/1994 của uỷ ban nhân dân thành phố. Quá trình hình thành và phát triển lâu dài của công ty qua hơn 100 năm sơ lược có thể chia thành các giai đoạn sau: * Giai đoạn từ 1894 - 1954: Đây là thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng nước ta, thời kỳ đó người Pháp khai thác nước sông Hồng để cung cấp cho nhu cầu sử dụng mà chủ yếu cho bộ máy cai trị của Quân đội Phỏp đúng tại Hà Nội. Đầu thế kỷ 20 các nhà địa chất thuỷ văn Pháp đã phát hiện ra một mỏ nước ngọt trữ lượng khá lớn có thể cung cấp cho thành phố trong hiện tại và tương lai. Hà Nội chuyển từ khai thác nước mặt sang khai thác nước ngầm vào đầu thế kỷ 20 các nhà máy nước: Yên Phụ, Đồn Thuỷ, Ngọc Hà, Ngô Sỹ Liên, Bạch Mai, Gia Lâm, tính đến tháng 10/1954 tổng số giếng khai thác là 17 giếng với tổng công xuất là 26.000m 3/ngày đêm, hệ thống truyền dẫn và phân phối dài khoảng 80 km. * Giai đoạn từ 1955-1965: Tháng 10/1954 Thủ đô Hà Nội được giải phóng, Sở máy nước được giao cho chính phủ ta và được đổi tên thành “Nhà máy nước Hà Nội” với mục đích khai thác sản xuất nước phục vụ nhân dân Thủ đô và các ngành sản xuất công nghiệp. Hệ thống cấp nước của thành phố trên cơ sở các nhà máy nước cũ, cải tạo mở rộng các nhà máy mới và thêm nhà máy nước Tương Mai với công suất 18.000 m 3 /ngày Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 8 đêm. Hạ Đình 20.000 m3/ngàyđờm, tăng lên đáng kể từ 26.000m 3 lên 86.000 m 3/ngày đêm để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và của nhân dân. * Giai đoạn từ 1965-1975: Khi chiến tranh lan rộng ra miền Bắc, nhà máy không xây dựng thêm mà chỉ tận dụng khai thác hết công suất các nhà máy nước và các trạm nhỏ tự có. Đến năm 1975 sản lượng toàn ngành đạt 154.500 m3/ngày đêm. * Giai đoạn từ 1975-1985: Đất nước thống nhất, đây là thời kỳ hoà bình và bước vào thời kỳ xây dựng kinh tế sau chiến tranh. Năm 1974 đến 1977 cải tạo nhà máy Lương Yên, nâng cao công xuất lên 40.000m3/ngày đêm. Năm 1974 đến 1978 cải tạo nhà máy nước Ngô Sỹ Liờn lờn công xuất 60.000m3/ngày đêm v.v... Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, tháng 9/1978 UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập Công ty Cấp nước Hà Nội thuộc Sở Công trình đô thị nay là Sở Giao thông Công chính Hà Nội. * Giai đoạn 1985 - 1996: Cùng với xu hướng đô thị hoá Hà Nội ngày càng được mở rộng, nhu cầu về nước sạch của nhân dân và các ngành sản xuất công nghiệp trong thành phố tăng lên nhanh chóng, hệ thống cấp nước cũ với công nghệ đã trở thành lạc hậu, kết hợp với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp tạo thành một sức Ðp rất lớn lên ngành nước . Ngày 11/6/1985 Chính phủ Cộng hoà XHCN Việt Nam và chính phủ Cộng hoà Phần Lan đã ký hiệp định mà theo đó chính phủ Cộng hoà Phần Lan viện trợ không hoàn lại giúp Thành phố Hà Nội cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, nghiên cứu nguồn nước ngầm, xây dựng, quy hoạch và phát triển cấp nước Hà Nội đến năm 2020, cũng như đào tạo nguồn nhân lực để quản lý và vận hành có hiệu quả hệ thống cấp nước mới, gồm 125 giếng khai thác nước ngầm với công suất mỗi ngày đạt 370.000m3. Tổng số vốn viện trợ là 375 triệu FIM (tiền Phần Lan) tương ứng khoảng 80 triệu USD cộng với 147.232 triệu đồng chính phủ Việt Nam đầu tư để thực hiện dự án với thời gian thực hiện từ năm 1985-1997. Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 9 Ngày 4/4/1994 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 564/QĐ-UB sáp nhập Công ty đầu tư phát triển ngành nước và xưởng đào tạo công nhân ngành nước thuộc trung tâm ngiờn cứu khoa học đào tạo với Công ty cấp nước Hà Nội, tổ chức lại thành đơn vị mới lấy tên là: ”CễNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI”. Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội là doanh nghiệp kinh tế quốc doanh cơ sở, chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của Sở Giao thông Công chính Hà Nội . * Giai đoạn 1996 đến nay: Tháng 8/1996 để thực hiện kế hoạch phát triển nước sạch Hà Nội trong tương lai với mục đích nâng cao công tác quản lý của đơn vị, sau khi nhà máy nước Gia âm do chính phủ Nhật Bản giúp ta xây dựng hoàn thành với công suất 30.000m3/ngày đêm. Thành phố Hà Nội quyết định tách Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội thành 2 công ty. Toàn bộ các nhà máy, trạm sản xuất nước và mạng nước thuộc địa bàn Gia Lõm, Đụng Anh được tách ra thành Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 với nhiệm vụ đảm bảo việc cấp nước cho địa bàn trên. Hiện nay là thời kỳ công ty phải tự chủ về tài chính, bằng nguồn vốn khấu hao công ty tự túc đầu tư trang thiết bị, muốn cải tạo phát triển để đáp ứng nhu cầu về nước sạch trên địa bàn thành phố Công ty phải vay vốn và trả lãi, thông qua dự án SAUR Công ty đã vay 5 năm ân hạn của chính phủ Pháp 7.5 triệu FFr xây dựng chi nhánh thí điểm quản lý khách hàng tại quận Hai Bà Trưng (1996-1997). Năm 1998 vay Ngân hàng thế giới (WB) 33,5triệu USD cộng với 186 tỷ đối ứng của chính phủ để đầu tư xây dựng thêm hai nhà máy mới Cáo Đỉnh và Nam Dư có công suất mỗi nhà máy 30.000 m3/ngày đêm. Để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm 1999-2000 Công ty tiếp tục vay chính phủ Đan Mạch 5,84 triệu USD để cải tạo hệ thống cấp nước bằng công nghệ không đào. Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội trong 10 năm gần đây đã vươn lên bằng chính nội lực của mình, được sự lãnh đạo của Thành uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân thành phố, Sở giao thông công chính Hà Nội, công ty đã từng bước phát triển vượt bậc về mọi mặt trong sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ lợi Ých công cộng của nhân dân thủ đô. Trích kết quả sản xuất kinh doanh một số năm gần đây của công ty.(đồng) Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 10 Năm STT 2002 2003 2004 Chỉ tiêu 1 Thu nhập bình quân 1.186.000 1.216.245 1.345.649 2 Doanh thu 181.492.764.112 198.294.312.818 227.635.997.598 3 Nép ngân sách 12.730.964.418 15.698.256.467 17.256.589.138 4 Lợi nhuận 11.182.885.681 12.166.626.527 13.108.000.251 Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Với kết quả đạt được, công ty được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: - Hai huân chương chiến công hạng 3 năm 1966, 1972 - Hai huân chương lao động hạng 3 năm 1958, 1969 - Hai huân chương lao động hạng 2 năm 1965, 1984 - Mét huân chương lao động hạng nhất năm 1998 - Đảng bộ giữ vững liên tục 10 năm là tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh của quận Ba Đình. - Công đoàn, Đoàn thanh niên giữ vững liên tục danh hiệu thi đua, nhiều năm là tổ chức vững mạnh được Chính phủ tặng bằng khen năm 2001, tổ chức Đoàn thanh niên Công sản Hồ Chí Minh giữ vững tổ chức đoàn kết xuất sắc nhiều năm được Trung ương Đoàn tặng bằng khen năm 2002. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí sản xuất kinh doanh của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, chịu sự quản lý của sở Giao thông công chính Hà Nội. Bộ máy của công ty gồm 4 khối : Khối văn phòng công ty, Khối nhà máy sản xuất nước, Khối xí nghiệp kinh doanh nước sạch và Khối xí nghiệp phụ trợ. * Khối văn phòng công ty - Ban giám đốc : gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 11 Giám đốc công ty: là người được UBND thành phố bổ nhiệm, giao nhiệm vụ quản lý, điều hành công ty, là người có thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm về mọi hoạt động SXKD của công ty theo đúng pháp luật. Phó giám đốc công ty: là người trợ giúp cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được giao. Phó giám đốc kỹ thuật: quản lí toàn bộ các xí nghiệp kinh doanh nước sạch phần mạng ống truyền dẫn, phân phối, dịch vụ cấp nước vào nhà và công tác quản lí kĩ thuật chuyên ngành nước. Phó giám đốc sản xuất: Phụ trách phần sản xuất nước sạch trong toàn bộ công ty, đảm bảo luôn hoàn thành công suất đề ra. Phó giám đốc phụ trợ: Phụ trách toàn bộ khối phụ trợ, phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh, dịch vụ cho toàn công ty. - Cỏc phòng ban nghiệp vụ chức năng : Cỏc phòng này có nhiệm vụ giúp lãnh đạo công ty triển khai, giám sát tình hình hoạt động của toàn công ty, đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định gồm: Phòng Tổ chức- Đào tạo (6 người): Là phòng nghiệp vụ công tác tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch quản lí nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại cán bộ công nhân viên toàn công ty. Thực hiện chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước với người lao động như: BHXH, BHYT, chế độ hưu trí, tuyển dụng lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, các cơ chế hoạt động của công ty… Phòng Kế hoạch- Tổng hợp (15 người): Là phòng nghiệp vụ lập kế hoạch sản xuất hàng qỳy, năm và kế hoạch phát triển ngành nước theo qui hoạch chủ đạo của Chính phủ trước mắt và tương lai. Lập kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng định kì thường xuyên các thiết bị phục vụ sản xuất vào công ty, kế hoạch sử dụng các nguồn vốn đầu tư ngành nước. Tổng hợp toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ của công ty để báo cáo lãnh đạo công ty, báo cáo các cấp, các ngành, thành phố theo qui định. Phòng Tài chớnh-Kế toỏn (20 người): Chịu trách nhiệm hạch toán kế toán công tác tài chính của công ty theo chế độ Nhà nước hiện hành. Thiết lập và quản lí hệ thống kế toán từ công ty xuống các đơn vị thành viên, hướng dẫn các đơn vị các Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 12 văn bản nghiệp vụ kế toán tài chính thống kê. Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính hàng năm, kế hoạch sử dụng các nguồn vốn để đầu tư phát triển công ty có hiệu quả phù hợp kế hoạch sản xuất đề ra. Hàng năm tập hợp chi phí tính giá thành từng đối tượng và hạch toán lỗ lãi, lập bảng biểu báo cáo theo qui định Nhà nước. Phòng kinh doanh (46 người): là phòng nghiệp vụ chuyên quản lí khách hàng sử dụng máy nước, hàng năm xây dựng kế hoạch doanh thu tiền nước, quản lí toàn bộ đồng hố nước của công ty và khách hàng để giám sát lượng nước cấp và thu được tiền chống thõt thu, thất thoát tiền nước. Phòng kĩ thuật (25 người): chuyên quản lí kĩ thuật ngành nước, xây dựng kế hoạch áp dụng tiến bộ KHKT đề tài sáng kiến và cải tiến kĩ thuật chuyên ngành nước và công tác sản xuất nước. Phòng thanh tra pháp Lý (16 người) : thanh tra toàn bộ chế độ chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, công ty đến từng đơn vị, thực hiện chức năng trả lời đơn thư của khách hàng sử dụng nước máy thông qua thông tin đại chúng. Phòng bảo vệ (13 người): chịu trách nhiệm bảo vệ cơ sở vật chất toàn bộ của công ty, bảo vệ an ninh an toàn tuyệt đối trong khu vực thuộc công ty quản lí. Ban quản lí dự án 1A (16 người): triển khai dự án vay vốn của Ngân hàng thế giới. Ban quản lớ cỏc công trình cấp nước(17 người): Sử dụng các nguồn vốn của nhà nước giao để đầu tư phát triển hệ thống cấp nước thành phố. Gồm các nguồn vốn xây dựng cơ bản, phớ thoỏt nước, khấu hao cơ bản, vốn phát triển sản xuất và vốn sửa chữa lớn công ty và cùng kế hợp với phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kĩ thuật xây dựng kế hoạch đầu tư các nguồn vốn trờn đỳng mục địch yêu cầu đạt kết quả cao. Phòng Kiểm tra chất lượng(13 người): kiểm tra chất lượng sản phẩm nước sạch, tổ chức giám sát các đơn vị sản xuất nước sạch thực hiện quy trình quy phạm đảm bảo đúng công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn hoỏ, lớ, vi, sinh, của nhà máy nước ban hành. Phòng Hành chính - Quản trị (27 người) : tiếp nhận công văn giấy tờ chuyển tới công ty và công văn đi đối với các cơ quan bên ngoài. Vào sổ lưu trữ các giấy tờ công văn phát ra ngoài, quản lí và đóng dấu tròn pháp nhân của công ty vào các công văn, giấy tờ, bản vẽ kĩ thuật, thiết kế dự toán công ty. Quản lí toàn bộ mẫu biểu báo của công ty cấp phát cho các đơn vị sử dụng và cấp phát văn phòng phẩm. Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 13 * Khối nhà máy sản xuất nước: Gồm 10 nhà máy nước và nhiều trạm nước có nhiệm vụ vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý, khử trùng, cung cấp nước, đảm bảo khai thác đủ nước từng nhà máy, chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm nước sạch đỳg tiêu chuẩn của Nhà Nước Việt Nam. Quản lí toàn bộ đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị và duy trì bảo dưỡng thường xuyên , xây dựng kế hoạch sản xuất nước sạch và công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị hàng qỳy, năm và tổ chức triển khai thực hiện. * Khối xí nghiệp kinh doanh nước sạch: Gồm 5 xí nghiệp có nhiệm vụ quản lý, vận hành các trạm bơm tăng áp, quản lý mạng đường ống cấp nước để phân phối nước trên địa bàn Hà Nội, quản lý khách hàng tiêu thụ nước, ghi tiền nước, thu tiền nước và tiền công nợ của khách hàng, bảo dưỡng sửa chữa đường ống nước. Tổ chức quản lí thiết kế kĩ thuật lắp đặt đầu máy nước từ hệ thống cấp nước đến khách hàng sử dụng nước; xây dung và triển khai kế hoạch chống thất thoát, thất thu của công ty; tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành nước, xử lí những khách hàng vi phạm vào qui chế sử dụng nước máy của thành phố và công ty thuộc địa bàn xí nghiệp xử lí. * Khối các xí nghiệp phụ trợ : gồm 5 xí nghiệp - Xớ nghiờp cơ điện vận tải : Tổ chức quản lí, sửa chữa, bảo dưỡng, phục chế, sản xuất các phụ tùng phụ kiện đơn giản ngành nước, tháo lắp thay thế máy móc thiết bị trong dây truyền công nghệ sản xuất nước sạch theo kế hoạch hoặc đột xuất của công ty. Quản lí điều hành hoạt động xe, máy, thiết bị động lực chuyên dùng của ngành nước, phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh phục vụ cấp nước của công ty. - Xí nghiệp vật tư : Quản lý, lập kế hoạch mua sắm, cấp phát trang thiết bị, vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ các đơn vị trong công ty. - Xí nghiệp xây lắp : Thiết kế các hạng mục ống truyền dẫn, thi công lắp đặt các tuyến ống phân phối, tuyến ống dịch vụ, lắp đặt các máy nước mới cho các hộ tiêu dùng nước sạch; thi công, sửa chữa các sự cố trên mạng, cấp nước qui mô vừa và nhỏ, các nhà máy, các trạm sản xuất nước bao gồm phần công nghệ và xây dung. - Xí nghiệp tư vấn khảo sát thiết kế : Tư vấn, khảo sát, thiết kế các công trình nước, đường nước cho khách hàng, thiết kế sửa chữa, cải tổ phần phát triển nhỏ của công ty. Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 14 - Xí nghiệp cơ giới : Quản lý, khai thác các phương tiện cơ giới phục vụ sản xuất toàn công ty, chuyên chở nước đi bán bằng xe téc theo kế hoạch điều động. - Xưởng đồng hồ : Bảo dưỡng sửa chữa đồng hồ đo nước các chủng loại, tháo lắp thay thế đồng hồ hang trên mạng cấp nước, kiểm định đồng hồ sau sửa chữa của khách hàng tại xưởng theo ủy quyền của Tổng cục đo lường Nhà nước Việt Nam. Bộ máy tổ chức của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội được thể hiện ở sơ đồ sau: Gi¸m ®èc c«ng ty Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc kü thuËt s¶n xuÊt phô trî Phßng TC- §T Phßng kü Phßng Phßng hµnh Phßng thuËt kiÓm tra CL chÝnh k.ho¹ch TH Phßng Phßng b¶o vÖ Tµi vô 5 XN KDNS: 10 NM níc: 1. Hoµn KiÕm 1. Yªn Phô Phßng 2. §èng §a 2. Ng« Sü Liªn kinh doanh 3.Ba §×nh 3. L¬ng Yªn 4. Hai Ba Trng 4. Mai DÞch 5. CÇu GiÊy 5. T¬ng Mai Phßng 6. Ph¸p V©n thanh tra 7. Ngäc Hµ 8. H¹ §×nh 9. C¸o §Ønh XN c¬ ®iÖn 10. Nam D vËn t¶i Ban Q.lý dù ¸n Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B XÝ nghiÖp Ban Q.lý x©y l¾p
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 15 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kimh doanh nước sạch Hà Nội 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội là một doanh nghiệp kinh tế quốc doanh cơ sở có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản của Ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ) và sử dụng con dấu riêng theo qui định của Nhà nước. Theo quyết định số 564/QĐUB ngày 4/4/1999 của UBND thành phố Hà Nội, công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội có những nhiệm vụ: Sản xuất, kinh doanh nước sạch phục vụ các đối tượng sử dụng theo quyết định của UBND thành phố; sản xuất, sửa chữa đường ống, đồng hồ đo nước và các sản phẩm cơ khí thiết bị chuyên dùng đáp ứng nhu cầu của ngành nước; thiết kế, thi công, sửa chữa lắp đặt các trạm nước nhỏ và đường ống cấp nước quy mô vừa theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời có công ty phải có trách nhiệm tổ chức với chính quyền địa phương, lực lượng thanh tra chuyên ngành bảo vệ nguồn nước ngầm, hệ thống công trình cấp nước; quản lý các nguồn vốn vay, vốn phát triển sản xuất, vốn liên doanh, liên kết, nhằm đầu tư phát triển ngành nước, quản lý nguồn vốn ngân sách được UBND thành phố và sở Giao thông công chính uỷ nhiệm. Đến 07/10/1997, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 3857/ QĐUB bổ sung thờm cỏc nhiệm vụ sau cho công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội: Thực hiện các công việc tư vấn xây dựng đối với các công trình vừa và nhỏ thuộc hệ thống cấp nước; khai thác, kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành cấp nước, nhập khẩu vật tư Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 16 thiết bị cấp nước, liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao. 1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất Về nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nước, chiếm trị giá lớn trong công tác lắp đặt, sửa chữa hệ thống cấp nước cũng như các công trình xây dựng cơ bản. Vật tư của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội đang quản lý, sử dụng rất đa dạng, nhiều chủng loại. Có thể kể ra các loại nguyên vật liệu chính bao gồm: nước thô, nước ngầm, các loại hoá chất để sát trùng nước ngầm như là clo, zaven; ống nước và các phụ kiện ngành nước như : tờ, cỳt, vũi, đồng hồ đo nước... sử dụng trong việc sửa chữa đặt mới đường nước. Các nhiên liệu như : xăng, dầu, than được dùng để cung cấp cho chạy máy và đội cơ giới của công ty. Ngoài các vật liệu, nhiên liệu cũn cú những phụ tùng thay thế phục vụ cho công tác sửa chữa đường ống nước như: rơle, công tơ, cầu chì, cầu dao, công tắc áp lực, bóng đèn, zoăng đệm cao su, vòng bi... Phụ tùng thay thế, vật liệu phục vụ cho hoạt động này rất đa dạng và nhiều chủng loại. Về nhân sự : Theo báo cáo nhân sự tính đến tháng 12 năm 2004, tổng số CBCNV của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội là 1.799 người, chia làm 4 khối : Khối công ty Số người Khối văn phòng 220 Khối nhà máy 428 Khối xí nghiệp kinh doanh 877 Khối xí nghiệp phụ trợ 274 Trình độ cán bộ công nhân viên tại công ty như sau: Trình độ CBCNV Số người Đại học và trên đại học 320 Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 17 Trung cấp và cán sù kĩ thuật viên 176 Nhân viên các ngành 511 Công nhân: 792 - Công nhân bậc 1 36 - Công nhân bậc 2 26 - Công nhân bậc 3 63 - Công nhân bậc 4 76 - Công nhân bậc 5 213 - Công nhân bậc 6 168 - Công nhân bậc 7 210 Về máy móc thiết bị : Máy móc thiết bị của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội đa dạng, nhiều chủng loại, nằm rải rác khắp thành phố. 1.3.3. Đặc điểm về công nghệ xử lí nước sạch Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội có đặc điểm sản xuất khác so với một số loại hình doanh nghiệp khác. Thành phần ở đây là nước sạch, do đó phải cú một quy trình công nghệ khép kín. Như vậỵ, để có thành phẩm là nước sạch, cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất, nước tự nhiên được công ty khai thác qua mét quy trình công nghệ liên tục từ khâu này đến khõu khỏc không có sự ngắt quãng. Có thể khái quát quá trình sản xuất qua sơ đồ sau: Khu xö lý r¹m b¬m Dµn khö s¾t ®ît ii bÓ l¾ng BÓ BÓ läc s¸t trïng CÊp nícsx Tr¹m BÓ chøa b¬m giÕng Tr¹m b¬m t¨ng ¸p Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B CÊp níc nhµ cao tÇng
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 18 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nước sạch Từ các giếng khoan nằm rải rác trong lòng đất có độ sâu từ 60 đến 80 mét so với mặt đất, nước được hút lờn từ các mạch nước ngầm, theo đường ống truyền dẫn nước thô về nhà máy. Tại nhà máy, nước đước đẩy lên dàn mưa và hệ thống làm sạch để thực hiện quá trình khử sắt và mangan. Quá trình này được biểu diễn theo 2 phương trình hoá học sau : Khử sắt II ( Fe++ ) thành sắt III ( Fe+++ ) : 4 FeO + O2 = 2 Fe2 O3 ++ +++ Khử mangan ( Mn ) thành mangan III ( Mn ) : 4 MnO+ O2 =2 Mn2 O3 Sau đó, nước được dẫn vào bể lắng để loại các chất cặn to nhờ quá trình hình thành kết tủa, rồi được tiếp tục dẫn sang bể lọc để loại bỏ nốt các cặn nhỏ. Khi nước đã đạt đến độ trong tiêu chuẩn, người ta làm sạch nước (khử trùng bằng clo hoặc zaven ) nồng độ 0,7 gam/m3 để diệt trừ các loại vi khuẩn và thực vật. Cuối cùng, nước sạch được tích lại ở bể chứa. Trạm bơm đợt 2 có nhiệm vụ bơm nước sạch từ bể chứa vào mạng lưới cung cấp của thành phố phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, phòng cháy chữa cháy và làm đẹp thủ đô. Qua qui trình công nghệ cho thấy từ khâu đầu đến khâu cuối diễn ra một cách liên tục. Xét đến điều kiện kinh tế và thực tế ở Việt Nam thì đây là một quy trình xử lý nước công nghệ còn đơn giản và dễ thực hiện, có thể phù hợp với hầu hết các nguồn nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, quy trình này chỉ thích hợp cho những nguồn nước có chất lượng nước trung bình (hàm lượng sắt và mangan thấp không bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ). Đối với những nhà máy nước thô bị chất hữu cơ từ chất tiết của con người và líp than bùn ô nhiễm như nhà máy nước Phỏp Võn, Hạ Đình, Tương Mai ở Hà Nội, thì với công trình công nghệ này, chất lượng nước đã qua xử lý không thể đáp ứng với yêu cầu vệ sinh tiêu chuẩn, vỡ khụng khử được Amụniắc, Nitrat, Nitrit. Để nâng cao chất lượng nước sạch cũng như công suất khai thác của các nhà máy nước, Hà Nội không chỉ cần có khối lượng vốn đầu tư mà còn cần tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các nhà máy nước, chú trọng đầu tư theo chiều sâu. Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 19 1.4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty 1.4.1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán Để quản lí hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, loại hình kinh doanh, linh vực hoạt động hay hình thức sở hữu để phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lí khác nhau, trong đó kế toán được coi là một công cụ hữu hiệu. Bộ máy kế toán sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình tài sản và sự biến động của tài sản cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tại công ty kinh doanh nước sạch Hà Nôi, việc tổ chức công tác kế toán được đặc biệt quan tâm. Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội cú cỏc nhà máy, xí nghiệp được bố trí và hoạt động trải rộng khắp thành phố Hà Nội, công ty lại chưa đủ phương tiện đo đếm để phân chia ranh giới từng xí nghiệp, mạng lưới đường ống, các nhà máy có quan hệ với nhau. Do đó, công ty chưa tổ chức hạch toán riêng đơn vị được. Chính vì vậy, loại hình tổ chức công tác kế toán của công ty là hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán, mà chủ yếu là tổ chức kế toán tập trung đặc biệt ở khâu sản xuất và tiêu thụ nước sạch, còn ở khâu xây lắp thì tổ chức kế toán phân tán. 1.4.1.2. Cơ cấu bộ máy kế toán, nhiệm vụ chức năng Việc xây dựng mô hình bộ máy kế toán phụ thuộc vào hình thức tổ chức công tác kế toán. Vì công ty tổ chức công tác kế toán chủ yếu là tập trung nên số lượng nhân viên kế toán chủ yếu nằm ở phòng tài chính kế toán công ty. Phòng kế toán của công ty gồm có 20 người, được phân công nhịờm vụ chức năng như sau: * Ban lãnh đạo phòng: +Trưởng phòng (Kế toán trưởng): Là công chức nhà nước vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giám đốc công ty giao, vừa thay mặt và chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc thực hiện các chế độ chính sách, nghiệp vụ tài chính, nghiệp vụ kế toán thống kê tại công ty. Trưởng phòng có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty về tổ chức và chỉ đạo thực hiện hệ thống hạch toán kế toán của công ty; xây dựng, hoàn chỉnh quy trình hạch toán kế toán cho các khối sản xuất kinh doanh; Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 20 tổng hợp số liệu, lập báo cáo tình hình tài chính của công ty tháng, quý, năm; tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh những sai lệch kế toán của các phần hành kế toán, quy trình tổ chức công tác tài chính kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức quản lý, điều hành chung mọi hoạt động của phòng tài chính kế toán, phụ trách trực tiếp những phần công việc về tài chính, đầu tư, chỉ đạo xây dựng, thưc hiện kế hoạch tài chính và tổ chức ứng dụng có hiệu quả chương trình phần mềm kế toán trên hệ thống máy vi tính của phòng, phục vụ cho công tác tài chính kế toán của công ty. + Phó phòng :( 2 người) có nhiệm vụ giúp việc cho trưởng phòng trong công tác tổ chức, quản lý điều hành phòng tài chính kế toán (quản lý và điều hành phần công việc trong lĩnh vực được giao phụ trách, phụ trách trực tiếp các bộ phận do trưởng phòng phân công); hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra nghiệp vụ và điều chỉnh những sai lệch trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên thuộc bộ phận mình phụ trách; đánh giá, phân tích hiệu quả công việc của các bộ phận đang trực tiếp phụ trách, tổng hợp báo cáo trưởng phòng. * Các bộ phận kế toán + Kế toán vốn bằng tiền : (2 người) kế toán tiền mặt (cả ngoại tệ) và kế toán tiền gửi (cả ngoại tệ ), có nhiệm vụ kiểm tra, làm thủ tục thanh toán đúng chế độ tài chính và quy định của các ngân hàng, giao dịch với ngân hàng, kể cả vay ngắn hạn, theo dõi khế ước vay và thời gian trả nợ, kiểm quỹ theo định kỳ, lưu trữ và quản lý chứng từ gốc, cập nhật thông tin về vốn bằng tiền vào chương trình phần mềm kế toán trên hệ thống máy vi tính của phòng. + Quản lý vốn đầu tư và kế toán XDCB : (1 người) cú nhiờm vụ quản lý vốn đầu tư do ngân sách cấp và quỹ khấu hao cơ bản để lại của công ty, quản lý vốn vay đầu tư và thời gian trả nợ; kế toán chi phí đầu tư XDCB và các dự án đầu tư, kịp thời làm thủ tục tăng TSCĐ khi công trình xây dựng hoàn thành, chuyển vốn đầu tư sang vốn kinh doanh, quản lý công nợ với người giao thầu, đồng thời cập nhật thông tin quản lý tài sản vào chương trình phần mềm kế toán trên hệ thống vi tính cuả phòng. + Kế toán công nợ : (5 người) có nhiệm vụ mở sổ theo dõi từng khách hàng mua và bán, quản lý chứng từ, hồ sơ liên quan đến công nợ của khách hàng kiểm tra xác nhận về tiền thanh toán cho khách hàng khi có yêu cầu, thực hiện báo cáo theo đúng tiến độ, giải trình bằng sổ sách và chứng từ có liên quan khi có yêu cầu kiểm Sinh viên thực hiện: Vò Thị Việt Hà - Líp Kế toán 43B
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
74 p | 2277 | 1682
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp xây dựng Binh đoàn 11
77 p | 3599 | 1529
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX
86 p | 417 | 133
-
LUẬN VĂN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
88 p | 308 | 110
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX
93 p | 322 | 105
-
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
127 p | 264 | 96
-
LUẬN VĂN:Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty
54 p | 248 | 81
-
Luận văn: "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hà Anh
87 p | 183 | 74
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp phân bón An Lạc
85 p | 236 | 52
-
Luận văn Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Sông Đà 10
61 p | 167 | 48
-
Luận văn kế toán:Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình
106 p | 173 | 35
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vật tư thiết bị nông sản Thanh Trì - Hà Nội
78 p | 173 | 30
-
luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá
72 p | 96 | 28
-
Luận văn kế toán: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức
94 p | 150 | 24
-
LUẬN VĂN: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty in Đà Nẵng
73 p | 118 | 22
-
Luận văn “Hạch toán chi phí sản xuất và
83 p | 82 | 14
-
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoàng hà
71 p | 94 | 12
-
LUẬN VĂN:Hạch toán chi phí sản xuất
21 p | 61 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn