Luận văn: Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội
lượt xem 48
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên dệt 19/5 hà nội', luận văn - báo cáo, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội
- Chuyên đề tốt nghiệp Luận văn Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội 1 SV: Somxay Vatthana Lớp: Công nghiệp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cũng như sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã thúc đ ẩy nhiều mô h ình kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Xu hướng hội nhập hoá, quốc tế hoá tạo cho mỗi doanh nghiệp rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Vì vậy để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng và triển khai có hiệu quả từng phương án sản xuất kinh doanh, sử dụng hợp lý nguồn lực hiện có nh ư con người, máy móc, thiết bị…Muốn tiến h ành sản xuất doanh nghiệp phải có đủ ba yếu tố căn bản là đối tượng lao động, tư liệu lao động, sức lao động. Nếu một trong ba yếu tố đó bị thiếu thì quá trình sản xuất khó có thể tiếp diễn được. Trong ba yếu tố đó, nguyên vật liệu chình la đối tượng lao động, là cơ sở vật chất tạo n ên sản phẩm. Điều này cho th ấy tầm quan trọng của nguyên vật liệu và càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp trong n gành d ệt may bởi giá trị nguyên vật liệu nằm ở phần lớn giá trị của sản phẩm. Đối với công ty Dệt 19/5 Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành d ệt m ay nói chung đ ều chịu nhiều biến động của thị trường nguyên vật liệu, nguyên vật liệu trong nước khan hiếm, giá cả cao, hơn nữa ch ất lượng nguyên vật liệu lại không đảm bảo dẫn đến phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên vật liệu làm tăng chi phí kinh doanh. Xét th ấy việc mua sắm của công ty Dệt 19/5 là nguồn nguyên liệu trong nước mang tính đặc thù, cộng với những khó khăn về sự khan hiếm n guyên vật liệu mà chỉ diễn ra khi có đơn hàng cụ thể. Do đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Vậy để thực hiện được tốt các mục tiêu đ ề ra, việc đáp ứng nguyên vật liệu đầy đủ cả về số lượng, chủng loại, chất lượng, cung ứng kip thời là điều không thể thiếu để đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, chất lượng sản phẩm tốt, công ty cần quan tâm đến công tác quản trị cung ứng n guyên vật liệu. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu có tốt thì hiệu quả kinh doanh 2 SV: Somxay Vatthana Lớp: Công nghiệp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp m ới cao. Nhận thấy tầm quan trọng đó em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội” để hoàn thành chuyên đ ề thực tập tốt nghiệp n ày. Nội dung của bài viết gồm ba chương chính sau: Chương 1: Qu á trình hình thành và sự phát triển của công ty Dệt 19/5 Hà Nội. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội Chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng n guyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội. Bài viết này đư ợc ho àn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của Thạc sỹ Nguyễn Thu Thuỷ, các cô chú và các anh chị trong công ty Dệt 19/5 Hà Nội.Tuy nhiên, do trình độ lý luận cùng với kinh nghiệm thực tế còn h ạn chế nên bài viết của em không tránh kh ỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để b ài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành Thạc sỹ Nguyễn Thu Thuỷ cùng các cô chú, các anh chị trong Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành bài viết này. 3 SV: Somxay Vatthana Lớp: Công nghiệp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1: QUÁ TR ÌNH HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI 1 . Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dệt 19/5 Hà Nội 1 .1. Thông tin chung về công ty Tên doanh nghiệp: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nh à Nư ớc Một Thành Viên Dệt 19/5 Hà Nội. Tên giao d ịch tiếng anh: Ha Noi 19 -May Textile Company. Tên giao d ịch viết tắt: HATEXCO Trụ sở chính: số 203 Nguyễn Huy Tưởng-Thanh Xuân -Hà Nội. Điện thoại: 048584616. Fax: 84 -48.585393 Email: Hatex_co@hn.vnn.vn Số đăng ký kinh doanh: 108747 cấp ngày 28/7/1993 Tài khoản ngân h àng: 0021000000738. Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội-chi nhánh Thành Công. Mã số thuế: 0100.100.495 -1. Cục thuế thành phố Hà Nội Tổng Giám Đốc công ty: Đỗ Văn Minh. Hình th ức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên -là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội với 100% vốn nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký và ho ạt động theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp nh à nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đ iều lệ tổ chức và ho ạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt. 1 .2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty dệt 19/5 Hà Nội Công ty Dệt 19/5 Hà Nội tự h ào là một doanh nghiệp sản xuất vải kỹ thuật h àng đầu của Việt Nam. Trong th ời kỳ cải tạo công th ương nghiệp(1959-1960) là thời kỳ Miền Bắc nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước khôi phục kinh tế, sản xuất mở rộng, công thương nghiệp bước đầu phát triển. Do đó trong với một số ngành yểu tố 4 SV: Somxay Vatthana Lớp: Công nghiệp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp nguyên vật liệu đầu vào trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Công Ty Dệt 19/5 Hà Nội đã ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Tiền thân của công ty là một cơ sở đư ợc h ợp nhất từ một số cơ sở tiền thân nh ư: công ty Việt Thắng, Hoà Bình, Tây Hồ. Đến nay, công ty đ ã gần tròn 50 năm trưởng thành và phát triển, với sự thay đổi không ngừng về mọi mặt của đất nước. Công ty trải qua các giai đoạn phát triển như sau: a . Giai đoạn thành lập 1959-1964 Đây là giai đoạn công ty được hình thành từ một nhóm các cơ sở tư nhân chuyên sản xuất tất, dệt kim. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chế độ xã hội chủ n ghĩa đư ợc thiết lập, các cơ sở nhỏ lẻ sát nhập lại th ành công ty h ợp doanh và đã được Thành Phố Hà Nội công nhận là xí nghiệp quốc doanh Dệt 8/5-kỷ niệm ngày họp Quốc Hội đầu tiên kỳ họp thứ hai nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Ngày đ ầu th ành lập Nhà Máy có cơ sở ở số 4 ngõ 1 Hàng Chuối với diện tích hơn 2000m2. - chủ yếu là thiết bị máy móc lạc hậu, thủ công, quy mô sản xuẩt nhỏ. Sản phẩm chính là dệt bít tất và cá loại vải: Kaki, phin kẻ, Popơlin, khăn m ặt…theo chỉ tiêu của nhà nư ớc, phục vụ cho Quốc Phòng và Bảo Hộ Lao Động. - Số lượng công nhân viên: 250 người. - Sản lượng tiêu thụ mỗi năm tăng dần từ 10 đến 15%. Năm 1964 đất nước có chiến tranh với Mỹ, thực hiện chủ trương của thành phố, nhà máy sơ tán về thôn Văn xã Thanh Liệt-Thanh Trì. Ở chế độ sản xuất thời chiến, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, làm nhiệm vụ se sợi và d ệt vải bạt. Nh à máy xin nhà nước đ ược nhập thêm 50 máy dệt Trung Quốc. b. Giai đoạn 1965 -1988 Năm 1965 Xí nghiệp Dệt 8/5 đổi tên thành Xí nghiệp Dệt Bạt Hà Nội. Thời k ỳ này doanh nghiệp vẫn nằm trong sự bao cấp của nh à nước, sản xuất và tiêu thụ m ặt hàng của mình một cách ổn định, chủ yếu sản xuất vải bạt cho nhà nư ớc, phục vụ cho quốc ph òng và một số ngành khác. Năm 1967 thành phố tách bộ phận dệt 5 SV: Somxay Vatthana Lớp: Công nghiệp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp bít tất của nhà máy thành xí nghiệp Dệt Kim Hà Nội. Vì vậy sản phẩm chính của công ty là vải bạt các loại. Vào năm 1980, cơ sở mới được xây dựng ở Nhân Chính -Thanh Xuân, và là cơ sở chính hiện nay với diện tích 4.5 ha. Quá trình xây d ựng cơ bản từ năm 1981 đ ến năm 1985 thì hoàn thành và đi vào ho ạt động. Đây là giai đoạn phát triển ho àng kim nhất của Dệt 19/5, số lượng máy móc được đầu tư thêm trên 100 máy dệt UTAS nhập ở Tiệp Khắc; số máy thực tế sử dụng hơn 200 máy, công nhân tăng lên nhanh chóng từ 250 công nhân đã lên tới 2500 công nhân, ngày làm 3 ca với năng suất đạt 1.8 triệu -2.7 triệu m/năm. Năm 1982, một vinh dự lớn mang đến cho nhà máy là được UBND thành phố Hà Nội quyết định nh à máy được vinh dự m ang tên ngày sinh nh ật Bác “Nhà m áy dệt 19/5 Hà Nội. c. Giai đoạn từ 1989-1999 Đây là th ời kỳ khó khăn, thời kỳ đất nước chúng ta chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hưỡng xã hội chủ nghĩa có sự qu ản lý của Nhà Nư ớc. Nhà máy th ực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, làm các nghĩa vụ đối với nhà nư ớc. Trước cơ chế th ị trường mới nh à máy không khỏi bỡ ngỡ và cũng không ít khó khăn. Nhu cầu vải bạt, sản lượng tiêu thụ của nh à máy đ ã giảm xuống chỉ còn 1 triệu mét/năm, số lượng công nhân sụt giảm từ 2500 công nhân còn 300 công nhân, khách hàng bị m ất dần, Nhà máy kéo dài sự tồn tại tên tuổi bằng sản xuất cả mũ, mành tre…Thị trường chính là phục vụ quốc phòng, một số khách hàng giày miền bắc. Nhà máy b ị rơi vào bờ vực của sự phá sản. Không thể ngồi yên để nhìn Nhà Máy dần đi vào chỗ chết, lãnh đ ạo nhà máy vào Miền Nam tìm kiếm được một số nhà máy chuyên sản xuất giày v ải xuất khẩu, ở th ành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ vải bạt dần dần khôi phục lại, tháo gỡ khó khăn nguyên vật liêu, đầu tư dây chuyền sản xuất sợi với công suất 280 tấn/năm. Tuy khó khăn là thế, nhà máy cố gắng phấn đấu dần thích ứng với cơ ch ế m ơi, cải tiến sản xuất, đa dạng hoá mặt h àng kinh doanh, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm mới. Qua nhiều năm thử thách, dư ới sự chỉ đạo của 6 SV: Somxay Vatthana Lớp: Công nghiệp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp ban lãnh đ ạo, nh à máy đã dần chứng tỏ đ ược khả năng m ình. Doanh thu hàng năm liên tục tăng: năm 1991 đạt 6.24 tỷ đồng, năm 1992 đạt 12.83 tỷ đồng. Cũng trong thời kỳ này, theo hiệp định ký với Liên Xô, nh à máy được cung cấp dây chuyền dệt kim để sản xuất quần áo, sản phẩm sản xuất ra sẽ đ ược Liên Xô bao tiêu hoàn toàn, nhưng không bao lâu sau Liên Xô tan rã, máy móc, thiết bị nhập về chưa hoàn chỉnh thì nguồn bao tiêu lại không còn, khó khăn lại thêm khó khăn. Nhằm cải thiện tình hình này, nhà máy đã đầu tư mua thiết bị Nam Triều tiên, Nh ật Bản để hoàn thiện dây chuyền sản xuất và tìm nguồn tiêu thụ mới. Năm 1993 Nhà máy hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nư ớc và đổi tên thành “Công ty Dệt 19/5 Hà Nội”. Đây quả là sự thuận lợi cho sự phát triển của Nhà máy, đồng thời mở rộng quan hệ đối ngoại, tiếp xúc với thị trường trong nước và quốc tế. Năm 1993, với sản phẩm dệt thoi nhà máy đã đầu tư 2 máy xe năng đi vào hoạt động và sản xuất ra những lô hàng bạt nặng đầu tiên, ký hợp đồng tiêu thụ 80 n ghìn mét vải bạt. Do đó doanh thu của nhà máy tăng đạt 15.71 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Để hoà mình vào guồng quay của cơ chế thị trường, giải quyết khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm, Doanh ngh iệp đã chủ động liên doanh với một số công ty của Singapo, góp một phần nhà sản xuất ở Nhân Chính, chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất h àng dệt kim và hơn ½ số lao động sang Liên doanh. Đến nay gần 20 năm hoạt động sản xuất, liên doanh ngày càng lớn mạnh và đã nộp lãi về cho công ty, giải quyết việc làm thường xuyên cho 500 lao động. Từ năm 1994 đến năm 1997, công ty đ ược cấp trên đầu tư thêm 1.7 tỷ đồng. Công ty đào tạo thêm 100 lao động mới, bảo đảm việc làm đầy đủ, ổn định. Năm 1998, công ty lắp đặt thêm dây chuyền kéo sợi và dệt tự động UTAS của Tiệp tự cung cấp cho ngành d ệt của công ty và một phần để kinh doanh đưa doanh thu lên 33 tỷ đồng. Đến nay công ty đ ã có một xưởng sợi hiện đại, đạt 1500/năm với tổng số vốn đầu tư là 50 tỷ đồng. 7 SV: Somxay Vatthana Lớp: Công nghiệp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp d. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay Đây là giai đoạn công ty đã thực sự hoà nhập với nền kinh tế thị trư ờng, là th ời kỳ phát triển ho àng kim thứ hai. Tháng 6 năm 2000, công ty đã được tổ chức quốc tế QMS cảu AUTRALIA cấp chứng chỉ ISO 9002. Tháng 12 năm 2001 công ty đ ã đ ầu tư thêm một nhà máy kéo sợi với công suất 750 ngh ìn tấn/năm nâng doanh thu lên tới 43 tỷ đồng. Năm 2002 đầu tư thêm nhà máy may thêu may cho cả liên doanh và bên n goài với công suất 1250 tấn/năm Sản lượng hiện nay 1700 tấn/năm chạy 3 ca liên tục. Nhưng với lượng máy n ày vẫn không đủ và công ty đ ã đầu tư thêm ở cơ sở Hà Nam công suất 300 tấn/năm. Năm 2003, công ty đã cho ra đời một phân xư ởng may với công suất 500.000 sản phẩm/năm/ Năm 2004, công ty đ ã thành lập một phân xưởng thêu với công suất 600.000.000 m ũi/năm. Năm 2005 đ ầu tư nhà máy Dệt vải chất lượng cao với công suất 3500 mét vải/năm, khổ rộng 1m60-3m ở khu công nghiệp Đồng Văn-Hà Nam Đến tháng 9/2005 công ty dệt 19/5 Hà Nội được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội. Năm 2007 Hoàn thành nhà máy kéo sợi 3000tấn/năm tại Đồng Văn với số lượng công nhân viên 870 người. Hiên nay công ty có 4 địa điểm sản xuất: Với diện tích 26000m 2 ở Nguyễn Huy Tưởng: trụ sở chính, nhà máy sợi, nhà máy may thêu, hai liên doanh, một liên doanh chuyên may thêu, một liên doanh chuyên giặt là, hấp. 89 Lĩnh Nam với diện tích 8000m2, 50 máy dệt nhập của Tiệp đang sản xuất tại đây. Khu Thanh Liệt với diện tích 26000m2 hợp tác sản xuất nhuộm. 8 SV: Somxay Vatthana Lớp: Công nghiệp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp Khu công nghiệp Đồng Văn với diện tích 10ha xây dựng nhà máy ch ất lượng cao Qua gần 50 năm phấn đấu không biết mệt mỏi đến nay công ty Dệt 19/5 đã khẳng định được vị trí của mình, được bạn b è biết đến, tốc độ tăng trưởng liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước từ 15 -20%. Doanh thu tăng lên đ ến 170 tỷ, giá trị sản xuất công nghiệp 150 tỷ, luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu nộp ngân sách, công ty nộp ngân sách 4.6 tỷ, tổng tài sản trên 200 tỷ, lương công nhân bình quân lên tới 1.500.000/người, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. 1 .3 Ngành nghề kinh doanh Theo giấy chứng nhận kinh doanh số 108747 do trọng tài kinh tế th ành phố Hà Nội cấp 28/7/1993 ngành ngh ề kinh doanh của công ty gồm: Hàng d ệt thoi Hàng d ệt kim Mở cửa để dịch vụ giặt là, tẩy hấp phục vụ nhu cầu thị trường Sản xuất kinh doanh các sản phẩm bông, vải, sợi, may mặc và giầy dép các lo ại. Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và liên doanh liên kết. Nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường. Công ty được liên doanh, liên kết với đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, làm đại lý, văn phòng. Xây d ựng công nghiệp, xây dựng dân dụng. Ngành ngh ề sản xuất kinh doanh đăng ký bổ sung sau sửa đổi: Sản xuất và mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiết bị viễn thông. Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá. Đào tạo công nhan phục vụ cá ngành dệt, sợi, nhuộm, thêu, may, tin học, công nghệ thông tin. Cho thuê nhà, xưởng, văn phòng, kho tàng và máy móc, thiết bị. Vận tải hàng hoá. Dịch vụ thương mại 9 SV: Somxay Vatthana Lớp: Công nghiệp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu, khai thu ê h ải quan. 2 . Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý 2 .1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp Vì là đ ơn vị hạch toán độc lập, bộ máy quản lý của công ty đ ược tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Ban lãnh đạo công ty gồm: ổng giám đốc T Phó tổng giám đốc trong đó: 01 phó giám đốc phụ trách kinh doanh, 01 03 phó giám đốc phụ trách nội chính, 01 phó tổng giám đốc phụ trách công tác, kỹ thuật và đầu tư phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc điều Các h ành công việc, bao gồm 7 phòng: Phòng KHTT: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Phòng KTSX: Quản lý công tác kỹ thuật, đầu tư và điều độ sản xuất. Phòng tài vụ: Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, chuẩn bị vốn cho sản xuất kinh doanh, thu hồi công nợ của khách hàng, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính kế toán. Phòng LĐTL: Tuyển dụng, đ ào tạo nhân lực, bố trí lao động, giải quyết chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động. Phòng QLCL: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá mua về và h àng sản xuất của công ty, thường trực ISO. Phòng vật tư: Cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh, bảo quản kho tàng, vận chuyển hàng hoá. Phòng hành chính tổng hợp: Đảm bảo an ninh, an toàn trong công ty và chăm sóc sức khoẻ ban đ ầu cho người lao động. Công ty bố trí theo mô hình này có ưu điểm là không quá phức tạp, các quyết định, thông tin từ ban giám đốc và các phòng ban được cập nhật nhanh chóng, có sự phân chia công việc rõ ràng giữa các phòng ban. 10 SV: Somxay Vatthana Lớp: Công nghiệp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp Sơ đồ 1: sơ đồ tổ chức côn ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội Chủ tịch kiêm tổng giám đốc PTG Đ Phụ trách Khu vực liên PTGĐ Phụ trách PTGĐ phụ trách tài kỹ thuật và đầu tư doanh liên kết chính - nội chính kinh doanh của công ty P. Kế P. Vật P. Kỹ P. Tổ Các Các P. P. P. Tài P. hoạch tư Quản Đầu chức nhà chi Hành thuật vụ thị lý chất lao chính tư máy nhánh trường lượng động tổng hợp Nhà Nhà Nhà Nhà Chi Chi máy máy máy máy nhánh nhánh d ệt Hà sợi Hà dệt Hà tại Hà tại Tp thêu Nội Nội Hà Nam Nam HCM Nội 11 SV: Somxay Vatthana Lớp: C«ng nghiÖp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp 3. Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3 .1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2003 -2007 Trong thời gian gần đây, nhờ việc chủ động mọi hoạt động sản xu ất kinh doanh của m ình thì nhìn chung tốc độ phát triển của công ty ngày càng rõ rệt: Bảng 1: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh các năm Năm Đơn Năm Năm Năm Năm KH Ch ỉ tiêu vị 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ đ Doanh thu 95 105 146 170 210 Giá trị sản xuất Tỷ đ 75 92 135 155 200 công nghiệp Nộp Ngân sách Tỷ đ 3,5 4,5 3 ,71 4,9 5,5 Lợinhuận Tỷ đ 1,7 2,0 2 ,1 2,5 3,0 Thu nh ập bình Tr đ 1,1 1,12 1 ,25 1,50 1,7 quân Lao động Ng` 700 800 823 933 1 .200 Nguồn. Phòng tài vụ Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Qua bảng trên ta thấy doanh thu tăng dấn, năm sau cao h ơn năm trước với tốc độ tăng trên 15%. Trong đó tốc độ tăng cao nhất là năm 2005 đạt 39.05% tương ứng với tăng 41 tỷ đồng, năm 2007 có mức doanh thu cao hơn 2004 gần 2 lần. Có được kết quả n ày là do công ty tích cực đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, công n ghệ, mở rộng cơ sở sản xuất, chủ động, tích cực trong việc bán hàng. Dự kiến trong năm 2008 hứa hẹn doanh thu tăng hơn nữa lên tới mức 210 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2007 đ ạt rất cao 155 tỷ đồng nhiều h ơn gấp 1.6 lần so với năm 2004. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp gần 15%, tốc độ tăng cao nhất là năm 2006 đ ạt 46,74% tương ứng với mức tăng 43 tỷ đồng, sang năm 2007 tốc độ tăng chậm lại chỉ đạt 14.81%. Chỉ với 2 tiêu đã ch ứng tỏ rằng từ năm 2005 đánh dấu bước phát triển vượt b ậc của công ty cả về lượng và chất bởi lẽ công ty đã có những kế hoạch đầu tư 12 SV: Somxay Vatthana Lớp: C«ng nghiÖp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp đúng đắn. Năm 2005 nhà máy dệt chất lượng chất lượng cao ra đời nâng cao năng suất dệt vải 3000 tấn/năm. Lơị nhu ận của công ty cũng liên tục tăng. Lợi nhuận cao nhất là năm 2007 đ ạt 2.5 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 19%. tăng cao h ơn năm 2006 là 0.4 triệu đồng tương ứng với dự kiến năm 2008 này lợi nhuận có thể tăng cao hơn lên đên mức 3 tỷ. Có được kết quả lợi nhuận cao và tăng nhanh chứng tỏ hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công ty đã thích ứng được với những đòi hỏi của cơ ch ế th ị trường. Lợi nhuận tăng tạo ra động lực lớn cho tất cả đội ngũ lãnh đ ạo và công nhân viên toàn công ty hăng say sáng tạo, lao động sản xuất. Nhờ đó thu nhập bình quân của người lao động không ngừng được tăng cao, thu nhập bình quẩn lên đ ến hơn 1 triệu đồng/tháng, mức cao nhất đạt 1,5 triệu đống. Nhìn chung đây là mức thu nhập cao, ngư ời lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, bởi vậy đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng đư ợc cải thiện. Tình hình tiêu thụ Bảng 2: Tổng hợp bảng cơ cấu khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2007 STT Tên khách hàng Vải Vải Sợi May Tiền mộc màu (1000 đ) thêu 81.5% Doanh thu chiếm 10% khách hàng Công ty d ệt Minh Khai 1 378.000 15.000.000 Cty Dệt Hà Nội 2 300.000 11.300.000 Công ty may XK Thái 3 329.000 11.500.000 Bình 4 Cty CP giày Sài Gòn 918.000 261 10.100.000 Cty may mặc Thăng Long 341.000 5 28.000 5.620.000 Cty giày An Lạc 6 343.000 20 4.500.000 7 May 554.000 4.230.000 13 SV: Somxay Vatthana Lớp: C«ng nghiÖp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp Cty dệt Trí Hường 8 100.000 3.360.000 Cục Quân Khí 9 409.000 2.700.000 Cty giày Bình Phước 10 185.000 2.473 2.670.000 18.5% Doanh thu chiếm 90% khách hàng Cty giày Thu ỵ Khuê 11 94.000 1.340 1.525.000 12 Cty DOMOKO 54.500 1.400.000 Cty giày Bình Định 13 96.900 1.700 1.470.000 14 Cty giày Chí Linh 98.600 1.200.000 Cty Hy Vọng 15 32.500 7.200 1.012.000 16 Cty HIKOSEN 55.900 970.000 Cty dệt Hà Nam 17 20.900 910.000 Cty giày Cần Thơ 18 45.100 690 876.000 19 Cty giày Thái Bình 19.400 557.000 Cty vải sợi Khúc Tân 20 12.700 425.000 Cty Lợi Thành 21 10.600 401.000 Cty dệt Trí Nhân 22 14.200 420.000 Cty giày Thăng Long 23 21.500 340.000 Cty Bảo Long 24 8.700 325.000 Cty dệt 8/3 25 7.100 280.000 Cty da giày Hà Nội 26 22.000 260.000 Cty cao su Hà Nội 27 18.200 250.000 Xí nghiệp 61 28 30.100 325.000 29 Thêu 620.000 30 Norfolk – textile PTE 5 .000 190.000 31 Cty Xuân Hoà 1 .540 3.100 169.000 14 SV: Somxay Vatthana Lớp: C«ng nghiÖp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp 32 Cty ILKWANG_VINA 8 .200 164.000 Cty TNHH Phương Nam 33 4.600 150.000 Cty Trung Thư 34 5 .700 3.700 165.000 Cty đư ờng Sông Lam 35 3 .700 143.000 36 Liên doanh 19/5 34 7.200 134.000 Anh Đạt 37 2.400 128.000 Nguồn. Phòng kế hoạch thị trường – công ty dệt 19/5 Hà Nội Căn cứ vào b ảng số liệu trên ta thấy công ty Dệt Minh Khai là khách hàng đ em lại doanh cao nhất cho công ty với số tiền là 15 tỷ đồng, thứ hai là công ty Dệt Hà Nội với số tiền là 11.3 tỷ đồng, đây là những khách hàng thường xuyên và tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm sợi của công ty n ên cần có chính sách hợp lý để giữ chân khách hàng như giảm giá, ưu tiên xuất hàng,…Bởi phần lớn lượng doanh thu tập trung từ một số ít khách hàng thể hiện ở con số tổng hợp: 81.5% doanh thu chiếm 10% khách hàng, 18.5% chiếm 90% khách hàng. Từ đó ta thấy rằng bước sang giai đoạn 2000-2007 là giai đoạn m à công ty có nh ững thay đổi đáng kể và đáng khích lệ. Bư ớc vào những tháng đầu của giai đoạn này công ty tìm cách phục hồi và phát triển sau thời gian bị giảm sút vào giai đoạn trước. Nhờ việc đầu tư m ạnh mẽ, đúng đắn và hợp lý, công ty đã có được thành công như trên và sẽ càng tăng cao hơn nữa trong các năm sắp tới. 3 .2. Các kết quả hoạt động khác Mức đóng góp cho ngân sách nh à nước Bảng 3: Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước 2004 2005 2006 2007 2008 Năm tỷ đ 3 ,5 4,5 3.71 4,9 3,5 *Hàng năm mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của công ty một số tiền lớn, mức đóng góp n ày phụ thuộc vào tổng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của công ty hàng năm, cao nhất là năm 2007 là 4.9 tỷ đồng bởi giá trị sản xuất công nghiệp 15 SV: Somxay Vatthana Lớp: C«ng nghiÖp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp và doanh thu năm 2007 cao nh ất. Mức đóng góp này tăng so vớ năm 2004 là 1.4 t ỷ đồng tương ứng với 40%. Năm 2005 tăng so với năm 2004, nhưng đ ến năm 2006 mức đóng góp bị giảm xuống còn 3.71 tỷ đồng. Dự kiến năm 2008 mức đóng góp đ ạt 3.5 và cũng giảm so với năm 2007, nguyên nhân của sự giảm sút này là có th ể do phần kim ngạch xuất khẩu bị giảm. Song song với sự phát triển về sản xuất, công ty còn: Chăm lo cải thiện đời sống vật chất cho người lao động, thu nhập bình quân cho một lao động đạt năm sau cao hơn năm trước. Chăm lo bữa ăn giữa ca, ca sáng ca 3 cho người lao động đạt chất lượng cao Chăm lo sức khoẻ cho CB_CNV : hàng năm khám sức khoẻ định kỳ đ ể phát hiện bệnh nghề nghiệp và giải quyết cho 100% CB_CNV đi nghỉ mát Tặng quà sinh nhật cho CB_CNV ( theo cùng một tháng sinh), tiêu chuẩn 50.000 đồng. Trang bị nhu cầu cần thiết cho lao động nữ Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa: chăm lo cho gia đình th ương binh liệt sỹ, gia đình CB_CNV có khó khăn, quyên góp tiền để xây dựng nhà tình ngh ĩa cho Bà m ẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ trẻ em nghèo ở trại trể mồ côi Hà Cầu. Năm 2001 xây d ựng 1 nhà tình nghĩa ở Nam Đàn. Năm 2004 xây d ựng 1 nhà tình nghĩa ở Sóc Sơn-Hà Nội. Năm 2005 xây dựng 1 nhà tình nghĩa ở Quảng Nam. Tuyên dương và tặng thưởng quà cho con CB_CNV đ ạt học sinh giỏi. Tổ chức vui tết Trung thu, tặng quà ngày 1 – 6 cho con CB_CNV . Tổ chức phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong CB_CNV qua đó đ ã đ ạt được nhiều giải về chạy, cầu lông, bóng bàn… 49 năm ho ạt động, công ty đã được tặng thưởng: Sau 01 huân chương lao động hạn g nhất 01 huân chương lao động hạng nhì 01 huân chương lao động hạng ba 01 huân chương chiến công hạng ba 16 SV: Somxay Vatthana Lớp: C«ng nghiÖp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp Đảng bộ công ty nhiều năm liền đạt tiêu chuẩn Đảng bộ trong sạch vững mạnh và năm 2004 đạt tiêu chuẩn vững mạnh xuất sắc. Công đoàn công ty nhiều năm liền được Liên đoàn lao động th ành phố Hà Nội tặng cờ và danh hiệu đơn vị có hoạt động Công đoàn vững mạnh xuất sắc. Đoàn thanh niên Cống sản Hồ Chí Minh công ty đạt danh hiệu vững mạnh. Hệ thống quản lý chất lư ợng của công ty đã được tổ chức QMS cấp chứng chỉ IS 9002 và đã triển khai TQM và ISO 14000, triển khai SA 8000. Sản phẩm của công ty đạt nhiều giải vàng, giải bạc tại hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh những th ành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại một số h ạn ch ế: Một số máy móc thiết bị quá cũ và lạc hậu nên không thể sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách h àng. Khi công ty mở rộng quy mô sản xuất, đội ngũ CB_CNV của công ty( cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và thợ lành nghề) chưa th ực sự đáp ứng được yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm trong sản xuất. Vấn đề hội nhập quốc tế chưa được quan tâm đúng mức nên tạo khó khăn khi gia nhập WTO. 4 . Những đặc diểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản trị cung ứng nguy ên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội 4 .1. Đặc điểm về sản phẩm Hiện nay công ty đang sản xuất 2 sản phẩm chủ yếu là sợi tổng hợp và vải. Sợi tổng hợp: là sản phẩm công nghiệp được sản xuất để phục vụ cho các n gành công nghiệp như: công nghiệp dệt may, công nghiệp da dầy, công nghiệp sản xuất các loại bao tải. Sản phẩm vải: đặc điểm quan trọng và khác biệt nhất về sản phẩm vải của công ty là hầu h ết các loại vải đ ược sản xuất đều là vải sử dụng trong công nghiệp 17 SV: Somxay Vatthana Lớp: C«ng nghiÖp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp điển hình như là: các lo ại vải b ạt: vải bạt 2, vải bạt 3, vải bạt 8, vải bạt 10, vải lọc đường, vải lọc cho các ngành công nghiệp nhẹ, vải dùng trong công nghiệp sản xuất giầy, trang trí nội thất, chỉ có một tỷ lệ ít vải mới được sản xuất trực tiếp. Có thể nói do đặc điểm về sản phẩm như th ế n ên sản phẩm của công ty cũng là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác. Đây là m ột thuận lợi to lớn cho các công ty phát triển khi chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh mang tính quyết liệt. Nguồn. Phòng kế hoạch thị trường Tình hình tiêu thụ của công ty một vài năm gần đây đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hai xu hướng: 18 SV: Somxay Vatthana Lớp: C«ng nghiÖp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp Một là sản lượng tiêu thụ các loại bạt mộc giảm dần. Trong đó bạt nhẹ loại 2 , vải phin tiêu thụ không hiệu quả, bạt nhẹ loại 3, vải lọc, vải chéo hiệu quả tiêu thụ cũng chưa cao; bạt nặng 8, 10 có dấu hiệu tăng lên. Hai là, sự tăng trư ởng trong tiêu thụ vải tẩy nhuộm với yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. Nguyên nhân của sự giảm sút của các loại bạt này nói chung là xu ất phát từ sự thay đổi từ phía khách hàng, thay vì mua vải bạt mộc làm nguyên liệu, khách h àng đã mua vải tẩy nhuộm (là vải bạt mộc qua tẩy, nhuộm, hấp) về làm nguyên liệu sản xuất qua đó rút ngắn quy trình sản xuất. Do xu hướn g tiêu dùng có sự chuyển biến sang chuộng những mặt h àng sản xuất trong nước đã gợi ra phương hướng phát triển cho công ty trong những năm sắp tới là tăng cường đầu tư các dây chuyền công nghệ nhuộm hấp với sự đa dạng hoá về mẫu mã, mầu sắc cũng như chủng lo ại sản phẩm, đồng thời duy trì sản lượng, chủng loại các sản phẩm vải bạt vì đây vẫn là các sản phẩm thô đóng vai trò chủ yếu, vải tẩy nhuộm là sản phẩm cuối cùng. Từ đó ta thấy rằng nhu cầu về sản phẩm có tác động quyết định đến việc lựa chọn cung ứng NVL, hướng tiêu dùng sản phẩm thay đổi thì kế hoạch NVL cũng phải thay đổi theo. Bởi vậy để quản trị cung ứng NVL có hiệu quả thì sản phẩm là yếu tố h àng đ ầu luôn cần được theo dõi để phù hợp với thị hiếu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sản phẩm may thêu: đây là sản phẩm mới được đầu tư từ năm 2002, nhưng đ ã có bư ớc phát triển khá cao. Sản phẩm chính là quần áo các loại, T-shirt, Jacket, quần áo dệt kim và các sản phẩm th êu các loại. Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống ,công ty đã xem xét để mở rộng mẫu mã của sản phẩm như: sản xuất cả vải dùng trong tiêu dùng, tuy nhiên số lượng này vẩn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Hiện nay công ty đ ã có thêm một phân xưởng may với nhiệm vụ chủ yếu là may gia công cho liên doanh của công ty. 19 SV: Somxay Vatthana Lớp: C«ng nghiÖp 46A
- Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 4: Chỉ tiêu số lượng các loại sản phẩm Tên sản phẩm 2003 2004 2005 2006 2007 ĐVT Vải các loại Nghìn m 3 .464 3 .660 3.459 4.231 5.405 Sợi các loại tấn 1 .526 1 .563,8 1.571 1.569 1.670 Sản phẩm may Nghìn SP 306 583 585 1100 1250 Sản phẩm thêu Nghìn SP 165 170 185 193 Không những có nhiều bước cải tiến về mẫu mã sản phẩm mà còn cải tiến m ẫu mã bao bì, bao bì đóng gói thuận tiện để vận chuyển. Chủng loại sản phẩm đa dạng và phong phú. Ngoài sản phẩm đặc chủng, sản phẩm chủ yếu cho ngành giầy vải, quân trang, nhà máy đường, nhà máy bia, nhà m áy tráng cao su… Sản phẩm của công ty đ ược sản xuất trên dây chuyền công nghệ với phương thức hoạt động bán tự động vì th ế sản phẩm của công ty mang tính công nghiệp. Tất cà các khâu chủ chốt trong quá trình sản xuất được kết hợp đồng bộ giữa con người và máy móc với trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên công ty còn gặp một số khó khăn như: + Việc sản xuất quá nhiều sản phẩm làm cho việc tập trung nguồn lực, tổ chức nghiên cứu phát triển sản phẩm của công ty chưa thật hiệu quả. + Việc phân tích môi trư ờng kinh doanh, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh phức tạp và tốn kém, thậm chí trong một vài trường hợp việc thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh còn khó khăn. + Do nguồn lực bị phân tán nên công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm không được thực hiện một cách đầy đủ. 4 .2. Đặc điểm về thị trường Trước kia, thời kì bao cấp thị trường tiêu thụ của công ty đ ược xác định cụ th ể bằng cách nhận phân bổ của nhà nư ớc nên tương đối ổn định, chủ yếu phục vụ 20 SV: Somxay Vatthana Lớp: C«ng nghiÖp 46A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn Hà
67 p | 722 | 203
-
Luận văn: "Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương ở Công ty Vật tư - Vận tải - Xi măng "
73 p | 443 | 182
-
Luận văn - Hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại Xí nghiệp sản xuất đồ dùng học cụ huấn luyện X55
74 p | 393 | 165
-
Luận văn: “Hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương“
55 p | 409 | 143
-
Luận văn Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở Công ty xây dựng Sông Đà 8
66 p | 383 | 119
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ Micco
78 p | 352 | 73
-
Luận văn - Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu với việc tăng cường hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu Công ty cơ khí oto 1-5
72 p | 155 | 52
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà
81 p | 207 | 42
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cp tư vấn và đầu tư xây dựng Á Châu
97 p | 177 | 40
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài tại Công ty TNHH TM Âu Á - Chi nhánh Hà Nội
73 p | 233 | 31
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt
26 p | 127 | 16
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX
111 p | 135 | 15
-
LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội
89 p | 121 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Văn phòng khu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
27 p | 84 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam
99 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
26 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Kiên Giang
100 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
127 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn