intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn:HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

123
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dầu khí là một ngành đặc biệt trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cũng như các loại khoáng sản khác, các sản phẩm dầu mỏ ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, tìm kiếm và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên này là công việc có ý nghĩa to lớn, góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Mỗi năm ngành Dầu khí đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 20% GDP....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn:HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ  CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ Giáo viên hướng dẫn : TS. TẠ VĂN LỢI Họ và tên sinh viên : ĐẶNG THỊ ÁNH Chuyên ngành : KINH DOANH QUỐC TẾ Lớp : KDQT A Khóa : 47 Hệ : CHÍNH QUY Hà nội, 05/2009
  2. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của TS. Tạ Văn Lợi – Chủ nhiệm bộ môn Kinh doanh quốc tế, Khoa Thương mại & Kinh tế quốc tế cùng với sự giúp đỡ của các anh chị cán bộ công nhân viên Tổng Công ty Thăm Dò Khai Thác Dầu khí (PVEP) Trong quá trình thực hiện, em có tham khảo một số tài liệu, luận văn tốt nghiệp và các sách báo, tạp chí, website có liên quan đến đề tài nhưng không hề sao chép từ bất kỳ một chuyên đề thực tập hoặc luận văn nào. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và mọi hình thức kỉ luật của Nhà trường. Sinh viên thực hiện. ĐẶNG THỊ ÁNH Đặng Thị Ánh 2 KDQT 47A
  3. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... 9 DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ VÀ MINH HOẠ ................................... 10 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 12 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ. ..................................................................... 16 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ. . 16 1.1.1. Khái quát về đấu thầu, đấu thầu quốc tế ............................................ 16 1.1.2. Phân loại đấu thầu quốc tế ................................................................ 17 1.1.2.1. Căn cứ theo hình thức : có 6 hình thức đấu thầu ........................ 17 1.1.2.2. Căn cứ theo phương thức............................................................ 19 1.1.3.Vai trò của đấu thầu quốc tế ............................................................... 21 1.1.4. Các điều kiện trong đầu thầu quốc tế ................................................ 23 1.2. ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HÓA ................................ 24 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của đấu thầu mua sắm hàng hoá ................... 24 1.2.1.1. Khái niệm ................................................................................... 24 1.2.1.2. Đặc điểm của đấu thầu mua sắm hàng hoá................................. 24 1.2.2. Một số thuật ngữ thường dùng trong đấu thầu mua sắm hàng hoá ..... 25 1.2.3.Các công việc của bên mời thầu mua sắm hàng hóa ........................... 27 1.2.3.1. Chuẩn bị đấu thầu ...................................................................... 27 1.2.3.2. Tổ chức đấu thầu ........................................................................ 28 1.2.3.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu .............................................................. 30 1.2.3.4. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả ............. 31 1.2.3.5. Thương thảo hoàn thiện hợp đồng và kí hợp đồng ...................... 32 Đặng Thị Ánh 3 KDQT 47A
  4. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi 1.2.4. Các nhân tố tác động đến đấu thầu mua sắm hàng hoá ...................... 32 1.2.4.1. Chính sách của Nhà nước và cơ chế quản lý kinh tế ................... 32 1.2.4.2. Thị trường và cạnh tranh trên thị trường. ................................... 33 1.2.4.3. Thông tin .................................................................................... 34 1.2.4.4. Vốn đầu tư .................................................................................. 34 1.3. CÁC QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA......................................................................................... 35 1.3.1. Hướng dẫn của WB .......................................................................... 35 1.3.1.1. Tạo ra sự cạnh tranh tối đa ........................................................ 35 1.3.1.2. Đảm bảo công khai. .................................................................... 36 1.3.1.3. Phương pháp đánh giá HSDT ..................................................... 36 1.3.2. Hướng dẫn của ADB......................................................................... 36 1.3.2.1. Cạnh tranh ................................................................................. 37 1.3.2.2. Phương pháp đánh giá HSDT ..................................................... 38 1.3.2.3. Qui trình thực hiện. .................................................................... 39 1.4. KINH NGHIỆM ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HÓA CỦA CÁC CÔNG TY HÀN QUỐC, TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM.............................................................................................................. 40 1.4.1. Các công ty ở Hàn Quốc ................................................................... 40 1.4.2. Các công ty ở Trung Quốc ................................................................ 41 1.4.3. Bài học đối với Việt Nam ................................................................. 43 1.5. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG ...................................................................... 45 1.5.1. Do đặc điểm của ngành dầu khí ........................................................ 45 Đặng Thị Ánh 4 KDQT 47A
  5. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA Ở PVEP. .................................................................................................. 47 2.1. KHÁI QUÁT VỀ PVEP .......................................................................... 47 2.1.1. Tổng quan về mô hình bộ máy tổ chức của PVEP ............................ 47 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của PVEP ............................ 47 2.1.1.3. Nhiệm vụ..................................................................................... 51 2.1.1.4. Mục tiêu..................................................................................... 51 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của PVEP ............................................ 52 2.1.2.1. Đặc điểm về ngành nghề và sản phẩm kinh doanh ...................... 52 2.1.2.2. Đặc điểm về khu vực hoạt động thăm dò và khai thác ................ 52 2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVEP ............................ 53 2.1.3.1. Báo cáo về tình hình khai thác sản phẩm dầu và khí trong thời thời qua ................................................................................................... 53 2.1.3.2. Tình hình hoạt động thăm dò ...................................................... 56 2.1.3.3. Kết quả về doanh thu của TCT qua các năm ............................... 56 2.1.3.4. Tình hình gia tăng trữ lượng dầu khí qua các năm ..................... 58 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HÓA Ở PVEP. ................................................................................... 60 2.2.1. Nội dung ĐTMSHH ở PVEP ........................................................... 60 2.2.1.1. Quy định phân cấp quyết định đầu tư và mua sắm hàng hóa của PVEP ...................................................................................................... 60 2.2.1.2. Quy định về nội dung mua sắm hàng hóa của PVEP .................. 62 2.2.2. Quy trình đấu thầu quốc tế MSHH ở PVEP ...................................... 63 2.2.2.1. Chuẩn bị đấu thầu ...................................................................... 65 2.2.2.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu. ............................................................. 71 Đặng Thị Ánh 5 KDQT 47A
  6. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi 2.2.2.4. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả ............ 73 2.2.2.5. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng. .............. 78 2.2.3. Thực trạng đấu thầu mua sắm hàng hóa của PVEP ........................... 80 2.2.3.1. Hình thức và phương thức thực hiện đấu thầu ............................ 80 2.2.3.2. Nội dung hàng hóa tiến hành đấu thầu mua sắm ........................ 82 2.2.3.4. Hiệu quả về chi phí ..................................................................... 86 2.2.3.5. Hiệu quả về mặt thời gian ........................................................... 88 2.2.4. Các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện .............................. 89 2.2.4.1. Về quy trình ................................................................................ 89 2.2.4.2. Về nội dung thực hiện ................................................................. 90 2.2.4.3. Về cơ chế .................................................................................... 91 2.2.4.4. Tổng hợp về các vướng mắc hiện nay. ........................................ 92 2.2.5. Các biện pháp hoàn thiện hoạt động ĐTMSHH ở PVEP ................... 93 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HÓA Ở PVEP. ................................................................................... 96 2.3.1. Thành tựu đạt được ........................................................................... 96 2.3.1.1. Tiết kiệm được chi phí đầu tư ..................................................... 96 2.3.1.2. Đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật đấu thầu Việt Nam .. 97 2.3.1.3. Chất lượng kế hoạch đấu thầu tốt, khôn ngoan trong các lựa chọn hình thức và phương thức đấu thầu. ........................................................ 98 2.3.1.4. Linh hoạt trong quản lý tiến độ hợp đồng sau đấu thầu. ............. 99 2.3.2. Những tồn tại trong đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa của PVEP . 99 2.3.2.1. Chậm tiến độ thực hiện đấu thầu, gây ảnh hưởng tới thời gian thực hiện hợp đồng ................................................................................ 100 Đặng Thị Ánh 6 KDQT 47A
  7. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi 2.3.2.2. Hiệu quả đám phán ký kết hợp đồng trực tiếp thấp, đặc biệt là nhà thầu chỉ định. ........................................................................................ 100 2.3.2.3. Xem nhẹ công tác kiểm tra tư cách nhà thầu............................. 101 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ....................................................... 102 2.3.3.1. Hạn chế về trình độ ngoại ngữ của nhân sự chấm thầu quốc tế 102 2.3.3.2. Chưa bố trí đầy đủ nhân sự có năng lực đàm phán và chưa xác định các ngưỡng có thể chấp nhận được khi đàm phán ký kết hợp đồng. .............................................................................................................. 102 2.3.3.3. Chưa cập nhật được thông tin về công nghệ ............................. 103 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA Ở PVEP. ................................................................. 104 3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. ................................................................................................... 104 3.1.1. Cơ hội ............................................................................................. 104 3.1.2. Thách thức ...................................................................................... 107 3.2. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA PVEP VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HÓA. 108 3.2.1.. Mục tiêu chiến lược của TCT đến năm 2015 ....................................... 108 3.2.2. Định hướng về đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa đến năm 2015 của PVEP ........................................................................................................ 110 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HÓA. .......................................................... 111 3.3.1. Sử dụng ma trận SWOT để phân tích khả năng tổ chức đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa ở PVEP. .................................................................. 111 Đặng Thị Ánh 7 KDQT 47A
  8. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi điểm yếu thì TCT sẽ làm gì...................................................................... 111 3.3.2. Tăng cường hoạt động của bộ phận marketing trong việc thu thập xử lý thông tin phục vụ cho công tác đấu thầu ............................................... 113 3.3.3. Hoàn thiện quy trình và kỹ thuật để nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu........................................................................................................... 114 3.3.4. Tìm kiếm và thuê tư vấn nước ngoài ............................................... 115 3.3.5. Tăng cường đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ chuyên gia chấm ......... 117 3.3.6. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu........................................................................................................... 118 3.3.7. Thực hiện đấu thầu qua mạng để cắt giảm chi phí, thời gian và tăng tính minh bạch trong đấu thầu................................................................... 120 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ VĨ MÔ. ................ 122 3.4.1. Kiến nghị với cơ quan ban ngành quản lí và ban hành về hoạt động đấu thầu. ................................................................................................... 122 3.4.1.1. Sửa đổi luật đấu thầu đối với ngành dầu khí............................. 122 3.4.1.2. Nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ trong hệ thống quản lý đấu thầu ....................................................................................................... 124 3.4.2. Kiến nghị với nhà nước ................................................................... 125 3.4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của WTO .................................................. 125 3.4.2.2. Công tác thanh tra kiểm tra ..................................................... 126 3.4.2.3. Giảm bớt thủ tục hành chính..................................................... 127 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 128 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………...............................129 PHỤ LỤC …………………………………………………………………......131 Đặng Thị Ánh 8 KDQT 47A
  9. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. PVEP LÀ TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ 2. TCT TỔNG CÔNG TY 3. WB NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 4. ADB NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á 5. ICB ĐẤU THẦU CẠNH TRANH QUỐC TẾ 6. HSMT HỒ SƠ MỜI THẦU 7. HSDT HỒ SƠ DỰ THẦU 8. MSHH MUA SẮM HÀNG HÓA 9. HSYC HỒ SƠ YÊU CẦU Đặng Thị Ánh 9 KDQT 47A
  10. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ VÀ MINH HOẠ I/ BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả khai thác khí các năm ..................................................... 55 Bảng 2.2: Khối lượng công tác thăm dò thẩm định ...................................... 56 Bảng 2.3: Kết quả doanh thu các năm .......................................................... 57 Bảng 2.4: Gia tăng trữ lượng dầu khí ........................................................... 58 Bảng 2.5: Cơ cấu số lượng các gói thầu đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóacủa PVEP theo hình thức và phương thức đấu thầu quốc tế ................................ 80 Bảng 2.6: Số lượng các gói thầu đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa của PVEP ..................................................................................................................... 83 Bảng 2.7: Giá trị trúng thầu của các gói thầu đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa của PVEP ..................................................................................................... 85 Bảng 2.8: Tiết kiệm qua đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa của ................ 87 Bảng 2.9: Đánh giá tiến độ hoàn thành của các gói thầu đã thực hiện .......... 88 Bảng 2.10: Tổng hợp các gói thầu còn vướng mắc trong quá trình thực hiện. ..................................................................................................................... 93 Bảng 3.1: Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu ..................................................... 109 Bảng 3.2: Sản lượng khai thác dầu khí ........................................................ 110 II/ HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ đấu thầu một túi hồ sơ ( 1 giai đoạn ) ................................. 19 Hình 1.2: Sơ đồ đấu thầu hai túi hồ sơ ( 1 giai đoạn ) ................................. 20 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị ....................................................... 50 Hình 2.2: Biểu đồ khai thác dầu thô qua các năm ........................................ 54 Đặng Thị Ánh 10 KDQT 47A
  11. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi Hình 2.3: Biểu đồ thực hiện việc khai thác khí ............................................ 55 Hình 2.4: Biểu đồ so sánh gia tăng trữ lượng trong nước và nước ngoài ...... 59 Hình 2.5: Các bước tiến hành đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa .............. 64 III/MINH HOẠ Minh họa 2.1: Thông báo về chào hàng cạnh tranh ..................................... 66 Minh hoạ 2.2: Các tiều chuẩn đánh giá sơ bộ .............................................. 72 Minh hoạ 2.3: Các tiêu chuẩn đánh giá chi tiết ............................................ 73 Minh hoạ 2.4: Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng ........................................ 79 Minh hoạ 2.5: Nội dung các vướng mắc trong đấu thầu .............................. 90 Minh hoạ 2.6: Cơ chế phân cấp ra quyết định đầu tư ................................... 91 Minh hoạ 2.7: Thẩm quyền kí kết văn bản................................................... 92 Đặng Thị Ánh 11 KDQT 47A
  12. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dầu khí là một ngành đặc biệt trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cũng như các loại khoáng sản khác, các sản phẩm dầu mỏ ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, tìm kiếm và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên này là công việc có ý nghĩa to lớn, góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Mỗi năm ngành Dầu khí đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 20% GDP. Kể từ khi có chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đến nay, nhiều hợp đồng về thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam đã được ký kết giữa PetroVietnam và các nhà thầu nước ngoài với tổng số vốn đầu tư hơn 30 tỷ USD. Và trong tương lai các con số này sẽ còn tăng lên vì quá trình tìm kiếm thăm dò dầu khí vẫn đang được tiến hành nhằm phát hiện thêm nhiều mỏ dầu nữa trên khắp đất nước. Để thực hiện được mục tiêu trên, một công việc luôn được ngành quan tâm nói chung và tập đoàn dầu khí nói riêng đó là mua sắm hàng hóa là các trang thiết bị, công nghệ hiện đại để phục vụ cho công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí. Từ đó tìm ra được các hàng hóa là các công nghệ trang thiết bị chuyên ngành cũng như không phải chuyên ngành tốt nhất, hiện đại nhất và hiệu quả nhất. Hơn nữa Việt Nam vốn là một quốc gia đang phát triển có nhu cầu về chuyển giao công nghệ là rất lớn. Trong đó hoạt động mua sắm hàng hóa có giá trị cao đang diễn ra sôi nổi đối với các dự án nói chung và dự án dầu khí nói riêng có tầm quan trọng với tổng mức vốn đầu tư hàng năm cho lĩnh vực này chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong GDP. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ to lớn này thì việc lựa chọn hình thức để tiến hành mua sắm hàng hóa hiệu quả nhất trong thời kì hội Đặng Thị Ánh 12 KDQT 47A
  13. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi nhập kinh tế quốc tế như hiện nay chỉ có hoạt động đấu thầu. Vì thực chất đấu thầu mua sắm hàng hóa sẽ mang lại sự cạnh tranh, tính minh bạch, hiệu quả và công bằng không chỉ cho doanh nghiệp trong nước mà với cả các doanh nghiệp nước ngoài. Nhờ có đấu thầu, các cơ quan quản lý nhà nước có đủ thông tin thực tế và cơ sở khoa học để đánh giá đúng năng lực thực sự của khả năng thực hiện dự án dầu khí của Tập đoàn cũng như các nhà thầu. Đồng thời, có thể nâng cao hiệu quả các dự án, tiết kiệm cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, trung bình từ 8 – 15% với dự đoán ban đầu. Trong thời gian thực tập tại Tổng Công ty Thăm Dò Khai Thác Dầu Khí, em đã hiểu rõ hơn tầm quan trong của hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa để phục vụ hiệu quả cho các dự án thăm dò khai thác tài nguyên dầu khí. Hầu hết các cán bộ nhân viên làm thầu của TCT đều trình độ chuyên môn, khả năng xử lý linh hoạt. Xong do chưa có một luật điều chỉnh riêng cho ngành dầu khí trong công tác đấu thầu nên có nhiều vấn đề về nội dung thực hiện các gói thầu, cũng như cơ chế thực hiện có nhiều vấn đề phát sinh. Moi vấn đề đều mới chỉ giải quyết theo tình huống chứ chưa có giải pháp cụ thể. Vì vậy em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa tại Tổng Công ty Thăm Dò Khai thác Dầu khí (PVEP) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ”. 2. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đề tài  Nhiệm vụ  Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam. Đặng Thị Ánh 13 KDQT 47A
  14. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi  Đánh giá thực trạng hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Tổng Công ty Thăm Dò khai thác dầu khí từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy chế đấu thầu mua sắm hàng hóa.  Mục đích nghiên cứu  Đưa ra giải pháp để hoàn thiện các nội dung công việc và cơ chế trong đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa còn vướng mắc trong quá trình thực hiện 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng: Tổng Công ty Thăm Dò Khai thác Dầu Khí với tư cách là bên mời thầu để tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hóa là các trang thiết bị chuyên ngành và không chuyên ngành.  Phạm vi nghiên cứu:  Không gian: Hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Tổng Công ty Thăm Dò Khai thác Dầu khí trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế  Thời gian: Công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa từ năm 2005 đến 2008 và phương hướng đến năm 2015. 4. Kết cấu của luận văn  Chương I: Những vấn đề lí luận chung về đấu thầu mua sắm hàng hóa và sự cần thiết hoàn thiện công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa  Chương II: Thực trang công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Tổng Công ty Thăm Dò Khai thác Dầu khí.  Chương III: Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Tổng Công Ty Thăm Dò Khai thác Dầu khí. Đặng Thị Ánh 14 KDQT 47A
  15. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của Tiến Sĩ Tạ Văn Lợi, các anh chị Ban Thương Mại Đấu Thầu của PVEP đã giúp đỡ em trong thời gian tìm hiểu về hoạt động của Tổng Công ty nói chung và công tác đấu thầu quốc tế của Tổng Công ty. Em cũng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô trong Khoa Kinh Tế và Thương Mại Quốc tế cho chuyên đề luận văn tốt nghiệp của em. Em xin chân thành cảm ơn! Đặng Thị Ánh 15 KDQT 47A
  16. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ. 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ. 1.1.1. Khái quát về đấu thầu, đấu thầu quốc tế Trong nền kinh tế hàng hoá, hầu như không tồn tại sự độc quyền cung cấp cho bất kì một hàng hoá hay dịch vụ nào đó( trừ một vài loại hàng hoá đặc biêt). Có nhiều nhà sản xuất, nhà cung cấp cho cùng một loại hàng hoá và dịch vụ đó. Trong cơ chế kinh tế thị trường người tiêu dùng ( bao gồm cả nhà đầu tư – sau đây gọi chung là người mua ) luôn mong muốn có được hàng hoá và dịch vụ nào tốt nhất với chi phí thấp nhất. Vì vậy, mỗi khi có nhu cầu mua sắm một hàng hoá dịch vụ nào đó, họ thường tổ chức các cuộc đấu thầu để các nhà thầu cạnh tranh nhau về kĩ thuật, công nghệ, chất lượng hàng hoá dịch vụ tốt nhất. Tóm lại, đấu thầu là phạm trù kinh tế tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Trong đó, người mua đóng vai trò tổ chức để các nhà thầu cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hoá và dịch vụ thoả mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng với chi phí thấp nhất. Mục tiêu của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ đó với giá cả đủ bù đắp các chi phí đầu vào đồng thời đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, “Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn xây dựng công trình ( người gọi thầu) công bố trước các yếu tố và điều kiện xây dựng công trình để người nhận xây dựng Đặng Thị Ánh 16 KDQT 47A
  17. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi công trình công bố giá mà mình muốn nhận. Người gọi thầu sẽ lựa chọn người dự thầu nào phải phù hợp với điều kiện của mình với giá thấp hơn”. Theo luật đấu thầu Việt Nam số 61/2005/QH11, thì “đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu”.. Một cuộc đấu thầu sẽ có tính cạnh tranh cao hơn khi có yếu tố quốc tế, vì đơn giản không chỉ là các cuộc đấu giá giữa những người cùng văn hoá, quốc tịch mà ở đó sẽ có sự tham gia của nhiều người từ nhiều nền văn hoá, quốc tịch khác nhau. Vậy đấu thầu quốc tế có thể hiểu là hoạt động đấu thầu trong đó các sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có quốc tịch khác nhau. Bản chất: Đấu thầu là một cuộc thi Đề thi Hố sơ mời thầu – Hồ sơ yêu cầu Giám khảo Bên mời thầu – Người mua Thí sinh Các nhà thầu- người bán – người cung Bài thi Hố sơ dự thầu – bản chào hàng – đề xuất dự thầu Thời gian làm Thời gian chuẩn bị HSDT bài Thời điểm cuối Thời điểm đóng thầu cùng nộp bài Chấm điểm Xét thầu – chấm thầu Thông báo kết Thông báo tên nhà thầu hoặc những nhà thầu trúng thầu quả 1.1.2. Phân loại đấu thầu quốc tế 1.1.2.1. Căn cứ theo hình thức : có 6 hình thức đấu thầu Đặng Thị Ánh 17 KDQT 47A
  18. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi  Đấu thầu rộng rãi Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Đây là hình thức lựa chọn nhà thầu có tính cạnh tranh cao nhất. Hình thức này được lựa chọn đối với những gói thầu có tính chất kỹ thuật không phức tạp, giá trị không lớn và điều kiện thực hiện không có gì đặc biệt, nhiều nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu của gói thầu.  Đầu thầu hạn chế Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ lựa chọn một số nhà thầu nhất định để tham gia dự thầu, những nhà thầu này đáp ứng một số yêu cầu của gói thầu như tính kỹ thuật, quy mô và điều kiện thực hiện. Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu.  Chào hàng cạnh tranh Là hình thức cạnh tranh rộng rãi. Hình thức này tiến hành cho gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ đồng và kỹ thuật đơn giản.  Chỉ định thầu Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do chính phủ quy định. Các gói thầu được chỉ định thầu có đặc điểm sau:  Phải đảm bảo tính bí mật của công việc  Phải thực hiện công việc ngay  Giá trị công việc nhỏ, yêu cầu kỹ thuật rất đơn giản  Công việc có tính thử nghiệm nên rủi ro cao  Quy định nguồn vốn Đặng Thị Ánh 18 KDQT 47A
  19. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi  Mua sắm trực tiếp Là hình thức đấu thầu mà bên mới thầu muốn thực hiện một công việc có nội dung giống gói thầu đã được tiến hành đấu thầu và hợp đồng thực hiện gói thầu này được ký vào thời điểm trước đó không quá 6 tháng.  Tự thực hiện Là hình thức áp dụng cho các loại hình đấu thầu, bên mời thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng. 1.1.2.2. Căn cứ theo phương thức  Đấu thầu một túi hồ sơ Được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC. Khi tham gia dự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp những đề xuất về kỹ thuật, tài chính và những điều kiện khác trong một túi hồ sơ chung. Thời hạn cuối Phê duyệt Đề xuất Đề xuất kỹ thuật kỹ thuật Đề xuất Đề xuất tài chính tài chính Chuẩn bị Đánh giá Hình 1.1: Sơ đồ đấu thầu một túi hồ sơ ( 1 giai đoạn ) ( Nguồn: Quy trình tổng hợp của tác giả ) Đặng Thị Ánh 19 KDQT 47A
  20. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Tạ Văn Lợi  Đấu thầu hai túi hồ sơ Được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần, trong đó, đề xuất kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo. Thời hạn cuối Phê duyệt Phê duyệt Đề xuất Đề xuất Đề xuất kỹ thuật kỹ thuật tài chính Đề xuất tài chính Chuẩn bị Đánh giá 1 Đánh giá 2 Hình 1.2: Sơ đồ đấu thầu hai túi hồ sơ ( 1 giai đoạn ) (Nguồn: Quy trình tổng hợp của tác giả)  Đấu thầu hai giai đoạn Đặng Thị Ánh 20 KDQT 47A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2