Luận văn: " Hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX "
lượt xem 68
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: " hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe máy tại công ty qhqt-đtsx "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: " Hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX "
- TRƯỜNG.......................... KHOA…………………… BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI Hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Để bắt kịp với nền kinh tế thế giới, tại đại hội Đảng VIII, Đảng đã chủ trương : “ Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại tự chủ, mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng cùng có lợi giải quyết các vấn đề còn tồn tại và các tranh chấp bằng thương lượng. Trên cơ sở đó hoạt động thương mại quốc tế (TMQT) ở nước ta ngày càng phát triển, vì TMQT là tất yếu khách quan tạo ra hiệu quả cao nhất trong nền sản xuất của mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Ơ nước ta, việc nhập khẩu đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hoạt động xuất khẩu ở nước ta còn hạn chế mà chủ yếu là nhập khẩu, có thể là nhập thiết bị máy móc để phục vụ sản xuất,nhập nguyên vật liệu để gia công xuất khẩu, nhập tư liệu về sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước hoặc nhập khẩu các thiết bị hoặc sản phẩm phục vụ đời sống dân sinh. Việt Nam ta đã qua thời phải lo cho việc ăn sao cho đủ no mặc sao cho đủ ấm, mà bây giờ vươn lên nhu cầu tự thoả mãn bản thân, mua sắm phục vụ đời sống, nhu cầu đi lại sao cho thuận tiện. Hiện nay xe máy và xe đạp vẫn là những phương tiện đi lại chủ yếu của ngưòi dân Việt Nam, thị trường xe máy hiện nay rất sôi động và kinh doanh mặt hàng xe máy đang là nguồn lợi của nhiêù công ty. Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (QHQT-ĐTSX) cũng tham gia vào thị trường đó và hoạt động liên tục có lãi trong nhiều năm qua. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty, em đã chọn cho mình đề tài : “Hoàn thiện qui trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX “. Trong bài gồm các phần sau : 1
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 Chương I : Những lí luận cơ bản về qui trình nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu . Chương II : Thực trạng qui trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT- ĐTSX trong thời gian qua. Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiên qui trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích chi tiết các nội dung và các khâu của quá trình nhập khẩu, chỉ ra những mặt được và những mặt còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình nhập khẩu xe máy tại công ty, dưới điều kiện tự do hoá, nền kinh tế thị trưòng mở và cạnh tranh gay gắt trên thị trường . Giới hạn nghiên cứu: Bài viết nghiên cứu dưới góc độ của môn Kĩ thuật thương mại quốc tế, các nghiệp vụ nhập khẩu của công ty . Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp sử dụng trong bài là phưong pháp tiếp cận hệ thống duy vật biện chứng, logic và lịch sử . CHỮ VIẾT TẮT 2
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 1. Công ty quan hệ quốc tế - đầu tư sản xuất: Công ty QHQT-ĐTSX 2. Phương án kinh doanh : PAKD 3. Thương mại quốc tế : TMQT 4. Giám đốc : GĐ 5. Nhập khẩu : NK. 6. Xuất khẩu : XK 3
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 CHƯƠNG I NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU I. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN : Theo nghị định số 57/1998/NĐ-CP, hoạt động nhập khẩu hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hoá. 1. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân: - Nhập khẩu để mở rộng khả năng sản xuất, tiêu dùng trong nước, nhằm nâng cao đời sống nhân dân . - Nhập khẩu để chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến của thế giới áp dụng vào sản xuất tiêu dùng trong nước, tạo sự nhảy vọt của sản xuất trong nước, nhằm rút ngắn khoảng cách về trình độ, công nghệ trong nước với các nước trên thé giới . - Nhập khẩu để xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ nền kinh tế đóng tự cung tự cấp, từ đó thúc đẩy phát triển đa dạng và đồng bộ các loại thị trưòng như thị trưòng tư liệu sản xuất, thị trường vốn, thị trưòng lao động... Mặt khác nó còn liên kết thống nhất giữa các thị trường trong và ngoài nước trên thế giới, tạo điều kiện tốt cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế trên thế giới . - Nhập khẩu tạo ra cơ hội cho dân chúng mở mang dân trí , có thể theo kịp và hoà nhập với nếp sống văn minh của thế giới . - Nhập khẩu là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước với thị trưòng thế giới, đem lại những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến của thế giới góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước . Thực hiện tốt công tác nhập khẩu sẽ đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của sản xuất trong nước, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu . Ngược lại nếu thực 4
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 hiện không tốt sẽ gây nên sự mất cân đối kinh tế, rối loạn thị trường trong nước, đồng thời lãng phí nguồn lực, tiền của mà không đem lại hiệu quả . - Nhập khẩu để bổ sung, thoả mãn nhu cầu để từng bước thay đổi và hoàn thiện cơ cấu tiêu dùng vủa nhân dân . - Nhập khẩu còn cho ta biết điểm mạnh và điểm yếu của nền kinh tế, qua đó giúp cho Đảng và Nhà nước ta có những biện pháp ở tầm vĩ mô nhằm đem lại lợi ích cho đất nước . 2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với các doanh nghiệp: Nhập khẩu trước hết là giúp cho cân bằng cung cầu trong nước, nhập khẩu còn giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến để áp dụng vào sản xuất trong doanh nghiệp, áp dụng những tiêu chuẩn mang tính chất quốc tế vào thực tế sản xuất. Hơn thế nữa, nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá Việt nam ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là những nước nhập khẩu. Tạo mối quan hệ tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu những sản phẩm của mình có lợi thế sang các thị trường khác. II. QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU: 1. Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh : 1.1 : Nghiên cứu thị trường : Trước khi chuẩn bị giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng thì nghiên cứu thị trường để có thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời sẽ giúp cho các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn , phù hợp với tình hình thị trường. Hoạt động nghiên cứu này bao gồm : Nghiên cứu thị trường trong nước: thị trường trong nước đối với hoạt động nhập khẩu là thị trường đầu ra. Mục tiêu nhập khẩu là đáp ứng nhu cầu thị trường này, do vậy phải nắm bắt được biến động của nó. Để phát hiện và hạn chế những 5
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 biến động, nắm bắt thời cơ, biến nó thành những cơ hội hấp dẫn, doanh nghiệp phải luôn theo sát, am hiểu thị truờng thông qua công tác nghiên cứu thị trường. Phải luôn luôn trả lời được câu hỏi xem nhu cầu thị trường và tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty sẽ như thế nào? Nghiên cứu thị trường nước ngoài: Việc nghiên cứu này khó khăn hơn so với nghiên cứu thị trường trong nước, và có thể áp dụng nhiều phương pháp như tham quan triển lãm, hội chợ, tìm hiểu thông qua sách báo, hoặc cơ quan tư vấn. Doanh nghiệp cần phải nắm rõ về tình hình kinh tế xã hội và những yếu tố môi trường khác. Nghiên cứu rõ sản phẩm sẽ nhập khẩu về yếu tố chất lượng, giá cả với phương thức tham quan, thông qua hội chợ - triển lãm ... Trong đó, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tới yếu tố giá cả, vì nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả là yếu tố quyết định tới phương án lựa chọn nguồn cung cấp vì nó ảnh hưởng tới thu nhập của doanh nghiệp. Do vậy cần phải nghiên cứu thị trường nước ngoài và nghiên cứu giá ở từng thời điểm, từng lô hàng, các loại giá cả các nhân tố tạo nên sự biến động của giá cả. Lựa chọn nguồn cung cấp trong nhập khẩu hàng hoá: Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu hàng hoá lựa chọn được phương thức buôn bán, điều kiện giao dịch thích ứng. Lựa chọn được nguồn cung cấp là một công việc hết sức quan trọng. Một nhà nhập khẩu có thể hoàn tất công việc xác định dúng sản phẩm đấp ứng đúng nhu cầu của mình thì việc đạt tới mục tiêu này hoàn toàn phụ thuộc vào vấn đề lựa chọn nguồn cung cấp. người nhập khẩu phải chắc chắn rằng nhà cung cấp giao hàng đúng theo thời gian cam kết. Do vậy, việc lựa chọn một người cung cấp tin cậy có uy tín, năng lực sẽ quyết định đến hiệu quả của quá trình nhập khẩu và được các nhà nhập khẩu rất chú trọng. 1.2: Lập phương án kinh doanh : PAKD là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện được những mục đích, mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp . Quá trình xây dựng một PAKD gồm các bước : 6
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 - Phân tích để lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh : Phải phân tích đánh giá một cách tổng quát về thị trường hiện tại và những thay đổi trong tương lai để biết được những cơ hội và thách thức để doanh nghiệp lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh . - Xác định mục tiêu : thì có thể là mục tiêu doanh số hay mục tiêu lợi nhuận. Nội dung cơ bản của một PAKD gồm : - Mô tả chi tiết tình hình kinh doanh trên thị trường mục tiêu: mặt hàng kinh doanh, đối tác, số lượng, giá cả. - Cách thức tiến hành kinh doanh. - Các biện pháp và tiến trình thực hiện - Các phương pháp kiểm tra, giám sát thức hiện và đánh giá kết quả. 2.Giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng: 2.1: Quá trình giao dịch : Quá trình giao dịch là quá trình trao đổi thông tin về các điều kiện thương mại giữa các bên tham gia. Ta có thể khái quát quá trình đàm phán như sau : Hỏi giá Chào hàng Đặt hàng (Inquiry) (offer) (order) Xác nhận Chấp nhận Hoàn giá (Confirmation) (Acceptance) (Counter-offer) - Hỏi giá : là bước khởi đầu vào giao dịch. Hỏi giá là việc người mua đề nghị người bán cho biết giá cả và các điều kiện thương mại cần thiết khác để mua 7
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 hàng. Người hỏi giá có thể hỏi giá tới các nhà cung cấp tiềm năng để nhận được những báo giá và đánh giá các báo giá để lựa chọn những báo giá thích hợp nhất, từ đó chính thức lựa chọn người cung cấp . Nội dung cơ bản của một hỏi giá là yêu cầu người cung cấp cho biết các thông tin chi tiết về hàng hoá, qui cách phẩm chất, số lượng, bao bì , điều kiện giao hàng, giá cả, điều kiện thanh toán và các điều kiện thương mại khác. - Chào hàng : là lời đề nghị kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá được gửi đi cho một người nào đấy. Chào hàng có thể do người bán hoặc do người mua phát ra. Chào hàng có hai loại: + Chào hàng cố định: Là loại chào hàng mà trong thời gian hiệu lực của chào hàng, người nhận chào hàng chấp nhận vô điều kiện các nội dung của hợp đồng chào hàng thì hợp đồng coi như được kí kết . + Chào hàng tự do: là loại chào hàng mà trong thời gian hiệu lực của chào hàng, nếu người nhận chấp nhận vô điều kiện của hợp đồng thì chưa chắc được kí kết mà người nhận chào hàng không thể trách cứ người chào hàng, nó chỉ trở thành hợp đồng khi bên chào hàng xác nhận trở lại. Nội dung của chào hàng: phải đầy đủ các nội dung cơ bản của một hợp đồng gồm tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng và điều khoản thanh toán. -Đặt hàng : là lời đề nghị kí kết hợp đồng thương mại của người mua. Về nguyên tắc, nội dung của đặt hàng phải đầy dủ các nội dung cần thiết cho việc kí kết hợp đồng. - Chấp nhận : là việc ngưòi nhận chào hàng chấp nhận vô điều kiện các nội dung của chào hàng. Một chấp nhận có hiệu lực về mặt pháp lí phải đảm bảo các điều kiện sau: + Được gửi đi trong thời hạn có hiệu lực của chào hàng. + Do người nhận chào hàng gửi đi. + Phải gửi đến người chào hàng. + Phải chấp nhận vô điều kiện các nội dung của chào hàng. 8
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 - Hoàn giá : là việc ngưòi nhận chào hàng không chấp nhận vô điều kiện các nội dung của chào hàng mà đưa ra những nội dung thương mại mới. Khi một chào hàng cố định có hoàn giá thì ngay lập tức chào hàng không có giá trị. - Xác nhận : Sau khi thống nhất các điều kiện giao dịch hai bên ghi lại kết quả đã đạt được rồi trao cho nhau, đó là xác nhận. Xác nhận thường được lập thành hai bản, được hai bên kí và mỗi bên giữ một bản. 2.2 : Đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu: Đàm phán : là một quá trình trong đó các bên tiến hành thương lượng thảo luận về các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng để đi tới một thoả thuận mà các bên cùng có lợi. Một số nguyên tắc cơ bản trong đàm phán : - Tập trung vào quyền lợi chứ không phải tập trung vào lập trường quan điểm. - Luôn đưa ra quan điểm có lợi cho cả hai bên. - Luôn bảo vệ những quan điểm về sự công bằng hay những chuẩn mực. Các hình thức đàm phán: -Đàm phán qua thư : thường đòi hỏi nhiều thời gian chờ đợi, có thể cơ hội mua bán sẽ qua đi, nhưng hình thức này tiết kiệm được chi phí. - Đàm phán qua điện thoại : giúp người giao dịch tiến hành nhanh chóng đúng thời cơ cần thiết, nhưng chi phí cao và thường hạn chế về mặt thời gian. - Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp :là hình thức đàm phán mà cả hai bên gặp gỡ trực tiếp nhau để thống nhất các vấn đề. Việc mua bán trực tiếp gặp gỡ nhau tạo điều kiện cho hiểu biết nhau hơn và duy trì quan hệ lâu dài. Trong đàm phán giao dịch nguời ta thường dùng hình thức này. Tiến trình đàm phán gồm các bước sau: - Chuẩn bị đàm phán: là quá trình chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành đàm phán. Các nhà đàm phán phải chuẩn bị kĩ nội dung sau: 9
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 + Chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu: trong nội dung cần xác định các phương án đàm phán, các mục tiêu cần đạt được, những mục tiêu cần ưu tiên tối đa các nỗ lực để đạt được. + Chuẩn bị số liệu thông tin về : Thông tin hàng hoá: tìm hiểu đặc điểm hàng hoá, công dụng, tính chất... các yêu cầu thị trường về mặt hàng đó như chủng loại kiểu mốt... Thông tin thị trường : bao gồm các thông tin kinh tế, chính trị, pháp luật ... Thông tin về đối tác: tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển, hình thức tổ chức, các mặt hàng kinh doanh... + Chuẩn bị nhân sự: là một vấn đề đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo. Thành phần nhân sự trong đàm phán gồm chuyên gia ở cả ba lĩnh vực: pháp lí, kĩ thuật, thương mại. Người đàm phán là người có năng lực, trình độ và kinh nghiệm tham gia các hoạt động giao dịch TMQT, có tinh thần sáng tạo, đầu óc phân tích, phán đoán, quyết đoán và phản ứng linh hoạt trước các tình huống, am hiểu hàng hoá, thị trường và đối tác đàm phán, có kĩ thuật và kĩ năng đàm phán TMQT. + Chuẩn bị thời gian, địa điểm: địa điểm đàm phán có thể lựa chọn ở nước người bán, nước người mua hoặc nước thứ ba. Phải chọn thời điểm tối ưu, và địa điểm đàm phán đảm bảo tâm lí thoải mái và phù hợp cho cả hai bên. + Chuẩn bị chương trình làm việc: cần có chương trình làm việc cụ thể, chi tiết và trao trước cho đối tác. - Tiến hành đàm phán : gồm bốn giai đoạn sau + Tiếp cận : Là giai đoạn mở đầu cho đàm phán, giành cho thảo luận những vấn đề nằm ngoài thương lượng để giới thiệu các bên. + Trao đổi thông tin : trong giai đoạn này, những người thương lượng cung cấp và thu nhận thông tin về nội dung các cuộc đàm phán để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Đây là giai đoạn quan trọng, các thông tin làm cho 10
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 các bên hiểu được quan điểm, mục tiêu, quyền lợi của nhau, làm cơ sở phân tích, đưa ra các quyết định thuyết phục hay nhượng bộ để đàm phán đạt kết quả cao. + Thuyết phục : trên cơ sở các thông tin đã cung cấp và nhận được, người đàm phán phải tiến hành phân tích, so sánh mục tiêu, quyền lợi, điểm mạnh, điểm yếu của đối phương với mình để đưa ra chiến lược thuyết phục đối phương nhượng bộ theo quan điểm của mình, bảo vệ quyền lợi của mình làm đối phương chấp nhận các quan điểm lập trường của mình, thực hiện các mục tiêu đề ra. + Nhượng bộ và thoả thuận: kết quả của quá trình đàm phán là kết quả của sự thoả hiệp và nhượng bộ lẫn nhau. Sau giai đoạn thuyết phục sẽ xác định được những mâu thuẫn còn tồn tại, giữa các bên cần phải có sự nhượng bộ, thoả thuận thì mới đạt được thành công. Người đàm phán phải biết kết hợp chặt chẽ giữa nhượng bộ của mình và đối phương để đàm phán được thành công mà các bên đều có lợi, đặc biệt là đạt được mục tiêu đề ra. Kết thúc đàm phán : có thể xảy ra các trường hợp sau - Trong đàm phán đối phương không kí kết thoả thuận hoặc kết thúc bằng những thoả thuận bất hợp lý mà ta không thể chấp nhận được ... thì tốt nhất nên rút khỏi đàm phán, không nên bực tức nóng giận đổ lỗi cho đối phương mà tìm lý lẽ giải thích một cách hợp lí về việc ta không thể tiếp tục đàm phán mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp . - Các bên tiến hành kí kết hợp đồng, hoặc các bên đã đạt được những thoả thuận nhất định và cần có những đàm phán tiếp theo mới có thể dẫn đến kí kết hợp đồng thì các bên phải xác nhận những thoả thuận đã đạt được. Sau mỗi cuộc đàm phán phải đánh giá kết quả cuộc đàm phán so với mục tiêu đã đề ra để rút ra những bài học kinh nghiệm cho những cuộc đàm phán tiếp theo. 3.Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của các doanh nghiệp : 11
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 Sau khi kí kết hợp đồng, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đã được xác định, thì việc thực hiện các bước của quá trình nhập khẩu là việc tự nguyện. Các bước của quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu gồm: 3.1. Xin giấy phép nhập khẩu: Hàng hoá nhập khẩu phải được cấp giấy phép nhập khẩu để nhà nước quản lý. Đối với hàng hoá thông thường thì doanh nghiệp không phải xin giấy phép nhập khẩu mà chỉ làm một tờ khai hải quan gửi Bộ thương mại để lưu giữ và theo dõi. Hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu gồm có: hợp đồng nhập khẩu, phiếu hạn ngạch, L/C và các giấy tờ liên quan. Thủ tục cấp giấy phép được quy định trong thông tư số 21/KTĐV/VT ngày 23/10/1989. Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh để nhập khẩu hoặc một số mặt hàng với một nước nhất định, chuyên chở bằng một phương thức vận tải và giao nhận tại một cửa khẩu nhất định. 3.2. Thuê phương tiện vận tải: Trong quá trình thực hiện hợp đồng TMQT, bên bán và bên mua tuỳ từng trường hợp mà tiến hành thuê phương tiện vận tải và dựa vào các căn cứ: + Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng TMQT + Khối lượng hàng hoá và đặc điểm của hàng hoá + Điều kiện vận tải + Ngoài ra còn phải căn cứ vào các điều khoản khác của hợp đồng Người bán phải thuê phương tiện khi kí kết hợp đồng TMQT theo nhóm C, D về điều kiện giao hàng trong Incoterm 2000. Còn người mua phải thuê phương tiện vận tải theo điều kiện E, F. Phương tiện vận tải bao gồm: đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường ống. 12
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ cho chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với các tác nghiệp của qui trình thực hiện hợp đồng. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, sự an toàn của hàng hoá và có liên quan nhiều đến nội dung của hợp đồng. Chính vì vậy, khi thuê phương tiện vận tải cần phải am hiểu và nắm chắc nghiệp vụ, có thông tin về thị trường thuê phương tiện vận tải, tinh thông các điều kiện và cũng cần có kinh nghiệm thực tế. 3.3. Mua bảo hiểm cho hàng hoá: Bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua cho đối tượng đó một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Người nhập khẩu phải mua bảo hiểm theo các điều kiện khác nhau, có nhiều điều kiện bảo hiểm, trên thế giới và Việt Nam hiện nay thường áp dụng ba điều kiện bảo hiểm chính sau: - Điều kiện bảo hiểm A : bảo hiểm mọi rủi ro - Điều kiện bảo hiểm B : bảo hiểm có tổn thất riêng - Điều kiện bảo hiểm C : điều kiện tối thiểu, bảo hiểm miễn tổn thất riêng Ngoài ra còn một số điều kiện bảo hiểm phụ, điều kiện bảo hiểm đặc biệt như chiến tranh, bảo hiểm đình công ... Khi mua bảo hiểm cho hàng hoá cần căn cứ vào : - Điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng: một nguyên tắc có tính cơ bản là rủi ro về hàng hoá trong quá trình vận chuyển thuộc về người xuất khẩu hay nhập khẩu thì người đó cần xem xét để mua bảo hiểm cho hàng hoá.(NgoạI trừ trường hợp CIP và CIF người bán phảI có nghĩa vụ bảo hiểm cho hàng hoá ở phạm vi tối thiểu). - Hàng hoá vận chuyển : nếu lô hàng có giá trị lớn, dễ chịu tác động của quá trình bốc xếp vận chuyền làm hư hỏng, hao hụt, để tránh rủi ro cần bảo hiểm 13
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 ở điều kiện A mới đáp ứng nhu cầu. Những hàng hoá khó có thể hư hỏng, mất mát cho dù có tác động từ bên ngoài thì có thể bảo hiểm ở điều kiện thấp hơn hoặc không cần bảo hiểm. - Điều kiện vận chuyển : như loại phương tiện vận chuyền, chất lượng của phương tiện vận chuyển..., các yếu tố tác động trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển...là các yếu tố tạo nên rủi ro cho hàng hoá mà chúng ta cần xem xét, phân tích để quyết định lựa chọn loại hình bảo hiểm cho phù hợp. * Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hoá, doanh nghiệp cần tiến hành theo các bước : - Xác định nhu cầu bảo hiểm: từ căn cứ trên doanh nghiệp phải tiến hành xác định giá trị bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng, bao gồm giá hàng hoá, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các phí liên quan khác. Như vậy giá trị bảo hiểm là giá hàng hoá ở đIều kiện CIF. - Xác định loại hình bảo hiểm: các doanh nghiệp TMQT thường sử dụng hai loại hình bảo hiểm chính đó là : hợp đồng bảo hiểm chính và hợp đồng bảo hiểm bao. - Lựa chọn công ty bảo hiểm: các doanh nghiệp thường lựa chọn các công ty bảo hiểm có uy tín, tỷ lệ bảo hiểm thấp, thận tiện giạo dịch. - Đàm phán ký hợp đồng bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm, nhận đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm 3.4. Làm thủ tục hải quan: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hàng hoá khi đi qua của khẩu Việt Nam. Đều phải làm thủ tục hải quan. Qui trình làm thủ tục hải quan cho hàng hoá nhập khẩu gồm: - Khai báo hải quan: nhằm mục đích để cơ quan hải quan kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng kinh doanh nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu và làm cơ sở tính thuế hoặc miễn giảm thuế. Do đó, doanh nghiệp phải khai chi tiết về hàng hoá lên tờ khai hải quan gồm các nội dung sau: 14
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 Tên hàng, kí mã hiệu hoặc mã số, số lượng, khối lương, đơn giá, tổng giá trị và xuất xứ hàng hoá ... và nộp tờ khai cùng các chứng từ liên quan khác. - Xuất trình hàng hoá: Doanh nghiệp phải xuất trình hàng hoá tại địa điểm qui định và tạo mọi điều kiện để cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá thực tế. - Thực hiện các quyết định về hải quan: Sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ có các quyết định sau: Cho hàng qua biên giới Cho hàng qua biên giơí có điều kiện nhưng phải sửa chữa khắc phục lại, phải nộp thuế Nhập khẩu Không được phép nhập khẩu. Trách nhiệm của chủ hàng là nghiêm chỉnh thực hiện các quyết định trên. 3.5. Giao nhận hàng hoá: Đối với việc nhận hàng thì gồm rất nhiều hình thức tuỳ và phương thức chuyên chở hàng hoá, gồm có: Giao nhận hàng từ tàu biển. Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng container. Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường bộ. Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không. Giao nhận hàng chuyên trở bằng tầu biển: Khi có thông báo tầu cập cảng đến doanh nghiệp nhập khẩu khẩn trương thực hiện việc giao nhận hàng hoá Nhập khẩu với tàu vận chuyển bằng cách trực tiếp hoặc uỷ thác cho cơ quan vận tải cảng thực hiện giao nhận, bao gồm các bước: 15
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 - Chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng - Ký hợp đồng uỷ thác cho cơ quan ga, cảng về việc ra nhận hàng hoá từ nước ngoài về. - Xác nhận với cơ quan ga, cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật bốc dỡ và bảo quản hàng hoá. - Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá như vận đơn ,lệnh giao hàng. - Tiến hành nhận hàng: Nhận về số lượng, xem xét sự phù hợp về tên hàng, chủng loại, kích thước, thông số kỹ thuật, chất lượng bao bì, ký mã hiệu của hàng hoá so với yêu cầu đã thoả thuận trong hợp đồng. Kiểm tra, giám soát việc giao nhận, phát hiện các sai phạm và giải quyết các tình huống phát sinh. - Thanh toán chi phí giao nhận, bốc xếp, bảo quản hàng hoá cho cơ quan vận tải. Giao nhận hàng chuyên trở bằng container: bao gồm các bước: - Nhận vận đơn và các chứng từ khác - Trình vận đơn và các chứng từ khác( hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói …) cho hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng (D/O). - Nhà nhập khẩu đến trạm hoặc bãi container, người nhập khẩu muốn nhận container về kiểm tra tại kho riêng thì trước đó phải làm đơn đề nghị với cơ quan hải quan, đồng thời đề nghị với hãng tàu để mượn container. Khi được chấp thuận, chủ hãng kiểm tra niêm phong, kẹp chì của container, vận chuyển container về kho riêng, sau đó hoàn trả container rỗng cho hãng tàu. Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt: - Nếu hàng đầy toa xe, người nhập khẩu nhận cả toa xe, kiểm tra niêm phong kẹp chì, làm thủ tục hải quan, dỡ hàng, kiểm tra hàng hoá và tổ chức vận chuyển hàng hoá về kho riêng. 16
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 - Nếu hàng hoá không đủ toa xe riêng, người nhập khẩu nhận hàng tại trạm giao hàng của ngành đường sắt, tổ chức vận chuyển hàng hoá về kho riêng. 17
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường bộ: - Nếu tại cơ sở của người nhập khẩu( thường là đầy một xe hàng), nếu người nhập khẩu chịu trách nhiệm dỡ hàng xuống và nhận hàng. - Nếu tại cơ sở của người vận tải, người nhập khẩu phải kiểm tra hàng và tổ chức vận chuyển về kho của mình. Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không: Người nhập khẩu nhận hàng tại trạm giao nhận hàng không, tổ chức vận chuyển hàng về kho riêng của mình. Kiểm tra hàng nhập khẩu: Sau bước nhận hàng hoá là bước kiểm tra niêm phong kẹp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận chuyển. Nếu hàng có tổn thất hoặc không xếp theo lô vận đơn, thì cơ quan ga cảng phải mời bên giám định lập biên bản giám định dưới tàu. Nếu hàng chuyên chở bị thiếu hụt, mất mát thì phải có biên bản kết toán nhận hàng với tầu. Doanh nghiệp nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn, phải lập thư dự kháng nếu nghi nghờ hoặc nhận thấy hàng thực sự có tổn thất, phải yêu cầu công ty bảo hiểm lập biên bản giám định nếu tổn thất xảy ra thuộc những rủi ro đã mua bảo hiểm.Trong những trường hợp khác phải yêu cầu công ty giám định tiến hành kiểm tra hàng hoá và lập chứng từ giám định. 3.6. Làm thủ tục thanh toán: Sau khi nhận được hàng hoá bên nhập khẩu phải làm thủ tục thanh toán cho bên xuất khẩu. Thủ tục thanh toán bao gồm: - Đồng tiền thanh toán: Tuỳ vào sự thoả thuận của hai bên dùng đồng tiền thanh toán của nước nào, nhưng phổ biến trong các hợp đồng là dùng ngoại tệ mạnh như đồng USD. - Phương thức thanh toán: Hiện nay có rất nhiều phương thức thanh toán bao gồm phương thức tín dụng chứng từ, phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền, phương thức giao chứng từ trả tiền. 18
- Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Thuỷ Anh: K34- E1 Phương thức tín dụng chứng từ ( L/C ): Phương thức tín dụng chứng từ là một thể thức thanh toán trong đó ngân hàng phục vụ người nhập khẩu theo yêu cầu của người nhập khẩu sẽ tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu khi người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung trong thư tín dụng. Để mở L/C, người nhập khẩu phải đến ngân hàng làm đơn xin mở L/C (Theo mẫu in sẵn từng ngân hàng). Đơn xin mở L/C là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa ngân hàng mở L/Cvà người xin mở L/C, đồng thời cũng là cơ sở để ngân hàng tiến hành mở L/C cho bên xuất khẩu. Vì thế người nhập khẩuphải lập đơn chính xác, đúng mẫu. Ngoài đơn xin mở L/C, cùng với các chứng từ khác, người nhập khẩu phải đồng thời tiến hành ký quỹ số tiền ký quỹ phụ thuộc vào từng mặt hàng, mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Phương thức nhờ thu: Phương thức nhờ thu là phương thức người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ kí phác hối phiếu đòi tiền người mua nhờ ngân hàng thu hộ số tiền đó. Có hai phương thức nhờ thu: - Nhờ thu phiếu trơn: phiếu thu không kèm chứng từ. - Nhờ thu kèm chứng từ: người bán sau khi giao hàng sẽ chuẩn bị chứng từ gửi đến cho ngân hàng nhờ thu tiền hộ. Trong trường hợp này, khi người mua muốn có những chứng từ để di nhận hàng thì phải : Trả tiền để nhận chứng từ: D/P Chấp nhận trả tiền để nhận chứng từ: D/A Phương thức chuyển tiền: Là phương thức người bán sau khi giao hàng thì chuyển trực tiếp chứng từ cho người mua để người mua nhận hàng. Người mua sau khi kiểm tra chứng từ thấy phù hợp thì yêu cầu ngân hàng của mình thanh toán tiền cho người bán. Ngân hàng của người mua lệnh cho đại lý của mình tại nước người bán trả tiền cho người bán. Phương thức chuyển tiền này bao gồm : 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: " Hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư ( ITD) "
85 p | 473 | 218
-
Luận văn: Hoàn thiện quy trình bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Phát triển Thương mại Newstar
78 p | 923 | 215
-
Luận văn: Hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu Hà Thiên – Galaxy
121 p | 1182 | 170
-
Luận văn Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán – AASC
83 p | 337 | 90
-
Luận văn: Hoàn thiện quy trình kiểm toán Chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam( AVA)
81 p | 314 | 81
-
LUẬN VĂN:Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quận Long Biên, thành
107 p | 236 | 69
-
Luận văn “Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam”
66 p | 191 | 50
-
Luận văn: Hoàn thiện quy trình thanh toán trực tuyến qua website www.giaytot.com của Công ty cổ phần bán lẻ trực tuyến OSS Việt Nam
53 p | 260 | 44
-
Luận văn: Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam
42 p | 138 | 42
-
Luận văn - Hoàn thiện công nghệ Marketing xúc tiến thương mại tại công ty hoá dầu Petrolimex
93 p | 121 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện quy trình quản lý hóa đơn điện tử tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương
118 p | 39 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Sen vòi Viglacera
116 p | 26 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Trung tâm bảo dưỡng Ngoại trường Hà Nội thuộc công ty Kỹ thuật máy bay Vaeco
189 p | 23 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần thời trang BIMART
115 p | 24 | 6
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt tại Hà Nội
122 p | 17 | 6
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIETNAM thực hiện
112 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần Thời trang Genviet
144 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn