intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam

Chia sẻ: Kim Kim | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

134
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: hoàn thiện quy trình xk mặt hàng rau quả tại tổng công ty rau quả việt nam', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam

  1. Luận văn: Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam
  2. Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam CHƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XNK TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRỜNG I. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền KTTT. 1.Khái niệm. Hoạt động XK là việc bán hàng hoá, dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là khai thác đợc lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Và khi trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia là có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia vào hoạt động này. Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thơng mại quốc tế, nó đợc hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay. Hoạt động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và sau đó phát hiện ra nhiều hình thức khác nhau nh xuất khẩu trực tiếp , buôn bán đối lu, xuất khẩu uỷ thác. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm; nó có thể đợc tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến t liệu sản xuất, máy móc
  3. thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nớc tham gia. 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 2.1 Đối với nền kinh tế thế giới Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thơng và là hoạt động đầu tiên của TMQT, xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng nh của toàn thế giới. Do những điều kiện khác nhau nên một quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhng lại yếu về lĩnh vực khác, vì vậy để có thể khai thác đợc lợi thế, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacđo, ông nói rằng: “Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào TMQT để tạo ra lợi ích của chính mình”, và khi tham gia vào TMQT thì “quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng có bất lợi lớn hơn”. Nói cách khác, một quốc gia trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tơng đối. Sự chuyên môn hoá đó làm cho mỗi quốc gia khai thác đợc lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm đợc nguồn nhân lực nh vốn, kỹ thuật, nhân lực trong quá trình sản xuất hàng hoá. Do đó, tổng sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng sẽ đợc gia tăng. 2.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc. Sự tăng trởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật. Song không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện đó và để giải quyết tình trạng này buộc họ phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nớc cha có đủ khả năng đáp ứng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có đủ ngoại tệ cho việc nhập khẩu này. Thực tiễn cho thấy, để có đủ nguồn vốn nhập khẩu, một nớc và đặc biệt là các nớc đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính nh: đầu t nớc ngoài, vay nợ, viện trợ và thu từ hoạt động xuất khẩu. Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu t nớc ngoài, vay nợ và viện trợ thì không ai có thể phủ nhận đợc. Nhng khi sử dụng những nguồn vốn này thì những nớc đi vay phải chấp
  4. nhận những thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này hay cách khác cũng phải hoàn lại vốn cho nớc ngoài. Bởi vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là vốn thu đợc từ hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến quy mô và tăng trởng của nhập khẩu. Ở các nớc kém phát triển, vật cản trở sự tăng trởng kinh tế là thiếu tiềm lực và vốn. Ngoài vốn huy động từ nớc ngoài đợc coi là cơ sở chính nhng mọi cơ hội đầu t hoặc vay nợ từ nớc ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi chủ đầu t và ngời cho vay thấy khả năng xuất khẩu của các nớc đó, vì đây là nguồn chính đảm bảo nớc đó có thể trả nợ đợc. Xuất khẩu góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nớc kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghi ệp sang công nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển cuả nền kinh tế thế giới. 2.3 Đối với một doanh nghiệp Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nớc có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trờng thế giới về giá cả, chất lợng sản phẩm – những yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trờng. Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu t lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà cả về chiều sâu. Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút đợc nhiều lao động, tạo thu nhập ổn định cho ngời lao động tạo ra ngoại tệ để chấp nhận máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và đem lại lợi nhuận cao. 3. Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu phải tạo ra đợc nguồn vốn nớc ngoài cần thiết để nhập khẩu vật t kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, thực hiện công nghi ệp hoá - hiện đại hoá. Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá, phải phát huy và sử dụng tốt hơn lao động và tài nguyên của đất nớc, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân. Xuất khẩu phải phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế nâng cao vật chất và tinh thần cho ngời lao động. Hoạt động xuất khẩu phải nhằm mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nâng cao uy tín của nớc ta trên thị trờng quốc tế, góp phần thực hiện đờng lối đối ngoại của Nhà nớc. Tất cả các nhiệm vụ trên đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động thơng mại quốc tế trong giai đoạn hiện nay là góp phần tích cực nhất vào việc thắng lợi đờng lối đổi mới và xây dựng kinh tế của nớc ta.
  5. II. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHÍNH THỨC TRONG TMQT 1. Xuất khẩu trực tiếp Đây là hình thức xuất khẩu các hàng hoá - dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc đặt mua từ các đơn vị sản xuất trong nớc, sau đó xuất khẩu các sản phẩm này ra thị trờng nớc ngoài. Ngời bán và ngời mua trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt, qua th từ, điện tín ... để bàn bạc, thoả thuận một cách tự nguyện. Nội dung thoả thuận không có sự ràng buộc với lần giao dịch trớc việc mua không nhất thiết phải gắn liền với việc bán. Hoạt động xuất khẩu theo phơng thức này chỉ khác với hoạt động nôi thơng ở chỗ: bên mua và bên bán có quốc tịch khác nhau, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên, hàng hoá đợc di chuyển qua biên giới ... Trong giao dịch, ngời ta làm một loạt các công việc nh: nghiên cứu tiếp cận thị trờng, ngời mua hỏi giá và đặt hàng, ngời bán chào giá ... Sau đó 2 bên hoàn giá và chấp nhận giá, cuối cùng là ký kết hợp đồng. Trong thơng mại quốc tế naỳ nay thì hình thức này có xu hớng tăng lên vì nó đảm bảo đợc các điều kiện an toàn chung hơn cho bên mua và bên bán. 2. Xuất khẩu uỷ thác. Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị ngoại thơng đóng vai trò trung gian xuất khẩu, làm thay cho đơn vị sản xuất những thủ tục cần thiết để xuất hàng và hởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã đợc thoả thuận. III. QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XNK. Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu đợc thực hiện một cách an toànvà thuận lợi đòi hỏi mỗi doanh nghi ệp xuất nhập khẩu phải tổ chức tiến hành theo các khâu sau của quy trình xuất khẩu chung. Trong quy trình gồm nhiều bớc có quan hệ chặt chẽ với nhau bớc trớc là cơ sở, tiền đề để thực hiện tốt bớc sau. Tranh chấp thờng xảy ra trong tổ chức thực hiện hợp đồng là do lỗi yếu kém ở một khâu nào đó. Để quy trình xuất khẩu đợc tiến hành thuận lợi thì làm tốt công việc ở các bớc là rất cần thiết. Thông thờng một quy trình xuất khẩu hàng hóa gồm một số bớc sau. 1.Nghiên cứu thị trờng tìm kiếm đối tác. Thị trờng là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lu thông hàng hoá ở đâu có sản xuất và lu thông và ở đó có thị trờng. Thị trờng nớc ngoài gồm nhiều yếu tố phức tạp, khác biệt so với thị trờng trong nớc bởi vậy nắm vững các yếu tố thị trờng hiểu biết các quy luật vận động của thị trờng nớc ngoài là rất cần thiết phải tiến hành hoạt động
  6. nghiên cứu thị trờng. Nghiên cứu thị trờng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu thị trờng phải trả lời một số câu hỏi sau: xuất khẩu cái gì, ở thị trờng nào, thơng nhân giao dịch là ai, giao dịch theo phơng thức nào, chiến lợc kinh doanh cho từng giai đoạn để đạt đợc mục tiêu đề ra. 1.1Nắm vững thị trờng nớc ngoài. Đối với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu, nghiên cứu thị trờng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong nghiên cứu cần nắm vững một số nội dung:những điều kiện chính trị, thơng mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, những điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cớc. Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh cũng cần phải nắm vững một số nội dung liên quan đến mặt hàng kinh doanh trên thị trờng đó nh dung lợng thị trờng, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của ngời dân, giá thành và dự biến động giá cả, mức độ cạnh tranh của mặt hàng đó. 1.2Nhận biết mặt hàng kinh doanh trớc và lựa chọn mặt hàng kinh doanh. Nhận biết mặt hàng kinh doanh trớc tiên phải dựa vào nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng về quy cách chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũng nh tập quán tiêu dùng của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất. Từ đó xem xét các khía cạnh của hàng hoá trên thị trờng thế giới. Về khía cạnh thơng phẩm phải hiểu rõ giá trị công dụng, các đặc tính, quy cách phẩm chất, mẫu mã… Vấn đề khá quan trọng trong giai đoạn này là xác định sản lợng hàng hoá xuất khẩu và thời điểm xuất khẩu để bán đợc giá cao nhằm đạt đợc lợi nhuận tối đa. Hiện nay do chủ trơng phát triển nền kinh tế với nhiều thành phần tham giai kinh tế trên nhiều ngành nghề và nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản phẩm thô sản xuất bằng phơng pháp thủ công đến sản phẩm sản xuất bằng máy móc tinh vi hiện đại. Tuyến sản phẩm đợc mở rộng với mặt hàng phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho các đơn vị khinh doanh xuất khẩu có đợc nguồn hàng ổn định với nhiều nhóm hàng kinh doanh khác nhau. 1.3Tìm kiếm thơng nhân giao dịch. Để có thể xuất khẩu đợc hàng hoá trong quá trình nghiên cứu thị trờng nớc ngoài các đơn vị kinh doanh phải tìm đựơc bạn hàng. Lựa chọn thơng nhân giao dịch cần dựa trên một số đặc điểm sau: uy tín của bạn hàng trên thị trờng, thời gian hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lới phân phối tiêu thụ sản phẩm…đợc nh vậy, đơn vị kinh doanh xuất khẩu mới xuất khẩu đợc hàng và tránh đợc rủi ro trong kinh doanh quốc tế. 2.Lập phơng án kinh doanh.
  7. Dựa vào những kết quả thu đợc trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trờng nứơc ngoài đơn vị kinh doanh xuất khẩu lập phơng án kinh doanh. Phơng án này là bản kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt đợc những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Xây dựng phơng án kinh doanh gồm các bớc sau: Bớc 1: đánh giá tình hình thị trờng và thơng nhân, đơn vị kinh doanh phải đa ra đợc đánh giá tổng quan về thị trờng nớc ngoài và đánh giá chi tiết đối với từng phân đoạn thị trờng. đồng thời cũng phải đa ra những nhận định cụ thể về thơng nhân nớc ngoài mà đơn vị sẽ hợp tác kinh doanh. Bứơc 2: lựa chọn mặt hàng thời cơ, phơng thức kinh doanh. Từ tuyến sản phẩm công ty phải chọn ra mặt hàng xuất khẩu mà công ty có khả năng sản xuất, có nguồn hàng ổn định đáp ứng đợc thời cơ xuất khẩu thích hợp : khi nào thì xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất khẩu … và tuỳ thuộc vào khả năng của công ty mà công ty lựa chọn phơng thức kinh doanh phù hợp. Bớc 3: đề ra mục tiêu Trên cơ sở đánh giá về thị trờng nớc ngoài khả năng tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu thị trờng đó mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể khác nhau. Giai đoạn1: bán sản phẩm với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, tạo điều kiện cho ngời tiêu dùng có cơ hội dùng thử, chiếm lĩnh thị phần. Giai đoạn 2: nâng dần mức giá bán lên để thu lợi nhuận. Mục tiêu này ngoài nguyên tố thực tế cần phù hợp với khả năng của công ty là mục đích để công ty phấn đấu hình thành và có thể vợt mức. Bớc 4: đề ra biện pháp thực hiện. Giải pháp thực hiện là công cụ giúp công ty kinh doanh thực hiện các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất, có lợi nhất cho công ty kinh doanh. Bớc 5: đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh. Giúp cho công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thơng vụ kinh doanh. đồng thời đánh giá đợc hiệu quả những khâu công ty kinh doanh đã và làm tốt, nhữngkhâu còn yếu kém nhằm giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất khẩu. 3.Đàm phám và kí kết hợp đồng. 3.1Đàm phám. Chúng ta đã biết rằng đàm phám thực chất là việc trao đổi, học thuật vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật để sử dụng các kĩ năng, kĩ sảo trong giao dịch để
  8. nhằm thuyết phục đi đến việc chấp nhận những nội dung mà đôi bên đa ra. Muốn đàm phán thành công thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng góp một vai trò quan trọng nh: chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu, chuẩn bị dữ liệu thông tin, chuẩn bị nhân sự đàm phán chuẩn bị chơng trình đàm phán. Chúng ta đã biết rằng chuẩn bị chi tiết đầy đủ các nội dung cần đàm phán là việc rất quan trọng để cho cuộc đàm phán đạt hiệu quả cao hơn và giảm đợc rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng sau này. Ngoài ra, việc chuẩn bị số liệu thông tin chẳng hạn nh: thông tin về hàng hoá để biết đợc tính thơng phẩm học của hàng hoá, do các yêu cầu của thị trờng về tính thẩm mĩ, chất lợng, các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Để đàm phán tốt cần phải chuẩn bị những thông tin về thị trờng, kinh tế, văn hoá, chính trị, pháp luật của các nớc, hay nh thông tin về đối tác nh sự phát triển ,danh tiếng, cũng nh khả năng tài chính của đối phơng. Đòi hỏi các cán bộ nghiệp vụ cần phải là những ngời nắm bắt thông tin về hàng hoá, thị trờng, khách hàng, chính trị, xã hội…chính xác và nhanh nhất sẽ giúp cho cuộc đàm phán kí kết hợp đồng đạt hiệu quả tốt. Hiện nay trong đàm phán thơng mại thờng sử dụng ba hình thức đàm phán cơ bản là: đàm phán qua th tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Nhng ở Việt Nam hiện nay hai hình thức là dàm phán qua th tín và đàm phán qua điện thoại là đợc sử dụng phổ biến nhất. 3.2Kí kết hợp đồng. Việc kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng. Hợp đồng có đợc tiến hành hay không là phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợp đồng. Khi kí kết một hợp đồng kinh tế phải căn cứ vào các diều kiện sau đây: -Các định hớng kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế của nhà nớc. -Nhu cầu thị trờng, đơn đặt hàng, chào hàng của bạn hàng. *H ợp đồng hàng hoá bao gồm những nội dung sau: -Số hợp đồng -Ngày, tháng, năm và nơi kí kết hợp đồng. -Tên và địa chỉ các bên kí kết. -Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng. Điều 1: tên hàng, phẩm chất, qui cách, số lợng, bao bì, kí mã hiệu. Điều 2: giá cả. Điều 3: thời hạn, địa điểm, phơng thức giao hàng, vận tải. Điều 4: điều kiện kiểm nghiệm hàng hoá.
  9. Điều 5: điều kiện thanh toán trả tiền. Điều 6: điều kiện khiếu nại Điều 7: điều kiện bất khả kháng. Điều8: điều khoản trọng tài: 4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sau khi đã kí kết hợp đồng xuất khẩu, công việc hết quan trọng mà doanh nghiệp cần phải làm là tổ chức thực hiện hợp đồng mà mình đã kí kết. Căn cứ vào điều khoản đã ghi trong hợp đồng doanh nghiệp phải tiến hành sắp xếp các công việc mà mình phải làm ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình các văn bản đã gửi đi và nhận những thông tin phản hồi từ phía đối tác. Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm: 4.1 xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá. Xin giấy phép xuất khẩu trớc đây là một công việc bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang nớc ngoài. Nhng theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều đợc quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nôị dung đăng kí kinh doanh trong nớc của mình không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu tại bộ thơng mại. Qui định này không áp dụng với một số mặt hàng đang còn quản lý theo cơ chế riêng (cụ thể là những mặt hàng gạo, chất nổ, sách báo, ngọc trai, đá quí, tác phẩm nghệ thuật, đồ su tầm và đồ cổ). Nếu hàng xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu, thì cơ quan sẽ cấp cho doanh nghiệp ngoại thơng một phiếu theo dõi. Mỗi khi hàng thực tế đợc gia nhận ở cửa khẩu, cơ quan hải quan đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi. 4.2 Chuẩn bị hàng xuất khẩu. Để thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã kí. 4.2.1 Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu. Việc mua bán ngoại thơng thờng tiến hành trên cơ sở số lợng lớn. Vì thế chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng. Cơ sở pháp lí để làm việc đó là kí kết hợp đồng kinh tế giữa chủ hàng xuất khẩu với các chân hàng. Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng,…Nhằm thực hiện theo đúng thời hạn hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã kí kết. 4.2.2Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kĩ mã hiệu hàng hoá.
  10. Việc tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị hàng hoá, vì hàng hoá đóng gói trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Muốn làm tốt công việc đóng gói bao bì thì cần phải nắm vững đợc yêu cầu loại bao bì đóng gói cho phù hợp và theo đúng qui định trong hợp đồng, đồng thời có hiệu quả kinh tế cao. -Loại bao bì: thờng dùng làm hòm, bao, kiện hay bì, thùng… -Kẻ kí mã hiệu: kí mã hiệu bằng số hoặc chữ hay hình vẽ đợc ghi ở mặt ngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ và bảo quản hàng. Đồng thời kẻ mã hiệu cần phải sáng sủa, rõ ràng, dễ nhận biết. 4.3 Kiểm tra chất lợng hàng hoá. Trớc khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, trọng lợng, bao bì…vì đây là công việc cần thiết quan trọng nhờ có công tác này mà quyền lợi khách hàng đợc đảm bảo, ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu, phân định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất cũng nh tạo nguồn hàng đảm bảo uy tín cho nhà xuất khẩu và nhà sản xuất trong quan hệ buôn bán. Công tác kiểm tra hàng xuất khẩu đợc tiến hành ngay sau khi hàng chuẩn bị đóng gói xuất khẩu tại cơ sở hàng kiểm tra tại cửa khẩu do khách hàng trực tiếp kiểm tra hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên. 4.4 Mua bảo hiểm hàng hoá. Chuyên chở hàng hoá xuất khẩu thờng xuất hiện những rủi ro, tổn thất vì vậy việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là một cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất khẩu trong quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu của mình tại các công ty bảo hiểm. Có thể mua bảo hiểm bao : + Ký hợp đồng bảo hiểm bao. Doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch của mình để ký hợp đồng bảo hiểm ngay từ đầu năm sẽ bảo hiểm cho toàn bộ kế hoạch năm đó. Khi có hàng xuất khẩu doanh nghiệp gửi thông báo đến công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ cấp hoá đơn bảo hiểm. + Ký hợp đồng bảo hiểm chuyến: Chủ hàng xuất khẩu gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở này chủ hàng xuất khẩu và công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm, để ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm sau: -Bảo hiểm điều kiện A: bảo hiểm ruỉ ro. -Bảo hiểm điều kiện B: bảo hiểm tổn thất riêng.
  11. -Bảo hiểm điều kiện C: bảo hiểm mi ễn tổn thất riêng. Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm dựa vào các căn cứ sau: Điều khoản ghi trong hợp đồng, tính chất hàng hoá, tính chất bao bì và phơng thức xếp hàng, loại tàu chuyên chở. 4.4 Thuê phơng tiện vận tải. Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, việc thuê phơng tiện vận tải dựa vào căn cứ sau đây: -Dựa vào những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá: điều kiện cơ sở giao hàng số lợng nhiều hay ít. -Dựa vào đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: là loại hàng gì, hàng nhẹ cân hay hàng nặng cân, hàng dài ngày hay hàng ngắn ngày, điều kiện bảo quản đơn giản hay phức tạp… * Điều kiện vận tải: Đó là hàng rời hay hàng đóng trong container, là hàng hoá thông dụng hay hàng hoá đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đờng bình thờng hay tuyến hàng đặc biệt, vận tải một chiều hay vận tải hai chiều, chuyên chở theo chuyến hay chuyên chở liên tục…để có thuê phơng tiện đờng bộ, đờng biển, hay đờng hàng không, đờng sắt. 4.5 Làm thủ tục hải quan. Đây là qui bắt buộc đối với bất kì loại hàng hoá nào, công tác này đợc tiến hành qua 3 bớc: -Khai báo hải quan: chủ hàng có trách nhiệm kê khai chi tiết đầy đủ về hàng hoá một cách trung thực và chính xác lên một tờ khai để cơ quan kiểm tra. Nội dung bao gồm: loại hàng, tên hàng, số lợng, giá trị hàng hoá, phơng tiện hàng hoá, nớc nhập khẩu.Tờ khai hải quan đợc xuất trình cùng một số giấy tờ khác nh: hợp đồng xuất khẩu, giấy phép hoá đơn đóng gói. -Xuất trình hàng hoá: hàng hoá xuất khẩu phải đợc sắp xếp một cách trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát. -Thực hiện các quyết định của hải quan: đây là công việc cuối cùng trong quá trình hoàn thành thủ tục hải quan. 4.6 Giao hàng lên tàu. Thực hiện điều kiện giao nhận hàng trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời gian giao hàng, doanh nghiệp phải làm thủ tục giao nhận hàng, hiện nay phần lớn hàng hoá xuất khẩu của chúng ta vận chuyển bằng đờng biển và đờng sắt. + Nếu hàng xuất khẩu đợc giao bằng đờng biển chủ hàng làm công việc sau:
  12. -Căn cứ các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho nhà vận tải để đổi lấy sơ xếp hàng. -Trao đổi với cơ quan điều độ của cảng để biết ngày tàu đến và bốc hàng lên tàu. -Sau khi đã bốc hàng lên tàu, nhận biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đờng biển có chức năng chứng nhận gửi hàng, hợp đồng vận chuyển. -Chứng từ sở hữu hàng hoá, vận đơn là vận đơn sạch có khả năng chuyển nhợng đợc. -Ngo ài ra còn có thể gồm vận đơn sạch con: chứng nhận hàng đầy đủ, hiện trạng bao bì, chất lợng, số lợng hàng hoá hoàn hảo, giúp cho hàng hoá có thể có thể chuyển nhợng. + Nếu hàng hoá đợc giáo bằng Container, khi chiếm đủ một Container (FCI) chủ hàng hoá ký thuê Container, đóng hàng vào Container, lập bảng kê hàng trong Container khi hàng không chiếm hết một Container (LCL) chủ cửa hàng phải lập một bản “Đăng ký chuyên chở”. Sau khi đăng ký đợc chấp nhận chủ hàng giao hàng đến ga Container cho ngời vận tải. +Nếu hàng hoá chuyên chở bằng đờng sắt, chủ hàng phải đăng ký với cơ quan đờng sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hoá và khối lợng hàng hoá…Sau khi bốc xếp hàng, chủ hàng niêm phong kẹp chì và làm các chứng từ vận tải, nhận vận đơn đờng sắt. 4.7 Làm thủ tục thanh toán. Thanh toán là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay có hai phơng thức sau đợc sử dụng rộng rãi. + Thanh toán bằng th tín dụng (L/C) Hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng th tín dụng doanh nghiệp xuất khẩu phải đôn đốc ngời mua phía nớc ngoài mở th tín dụng (L/C) đúng hạn đã thoả thuận, sau khi nhận L/C phải kiểm tra L/C có khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó. -Nếu L/C không đáp ứng đợc những yêu cầu này, cần phải buộc ngời mua sửa đổi lại, rồi ta mới giao hàng. -Sau khi giao hàng phải nhanh chóng thu thập bộ chứng từ, chính xác phù hợp với L/C về nội dung và hình thức. +Thanh toán bằng phơng thức nhờ thu. Hợp đồng xuất khẩu yêu cầu thanh toán bằng phơng thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng đơn vị doanh nghiệp phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền của đối tác.
  13. Chứng từ thanh toán cần đợc lập hợp lệ, chính xác phù hợp với hợp đồng mà hai bên đã lập, nhanh chóng chuyển cho ngân hàng, nhằm chóng thu hồi vốn. 4.8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại(nếu có). Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu phía khác hàng có sự vi phạm thì doanh nghiệp có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó, trong trờng hợp cần thiết có thể kiện ra toà án, việc tiến hành khiếu kiện phải tiến hành thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời…dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo . Trong trờng hợp doanh nghiệp bị khiếu nại đòi bồi thờng cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của khách hàng để giải quyết khẩn trơng kịp thời và có tình có lý. Khiếu nại của đối tác là có cơ sở, doanh nghiệp có thể giải quyết bằng một trong các cách sau: -Giao hàng thiếu thì có thể giao bù ở lô sau. -Đền tiền, đổi hàng khi hàng hoá bị hỏng, hoặc sửa chữa hàng hoá với chi phí doanh nghiệp phải chịu. -Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá đợc trang trải bằng hàng hoá đợc giao vào thời gian sau đó. CHƠNG II THỰC TRẠNG QUI TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG RAU QUẢ TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM. Tổng công ty Rau Quả Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VEGETEXCO, có trụ sở chính tại số 2 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội. Tổng công ty Rau Quả Việt Nam Đợc thành lập ngày 11/02/1988 theo quyết định số 63NN-TCCB/QD của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu rau quả của các Bộ ngoại thơng, Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Tổng công ty là một tổ chức kinh doanh chuyên ngành kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực rau quả bao gồm các hoạt động từ sản xuất nông nghiệp sang chế biến công nghiệp xuất nhập khẩu rau quả và nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
  14. Ra đời trong những năm đất nớc khó khăn và chỉ mới bắt đầu đi vào hoạt động đợc gần 15 năm nhng Tổng công ty đã không ngừng lớn mạnh, phát triển và hiện nay Tổng công ty đã có quan hệ làm ăn với các tổ chức kinh tế của hơn 100 nớc khác nhau trên thế giới. Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới có rất nhiều biến động nhất là khu vực Đông Nam Á và Việt Nam cũng không trách khỏi tầm ảnh hởng này. Tuy có những khó khăn nh trên nhng những năm qua, Tổng công ty vẫn liên tục hoạt động có hiệu quả cụ thể là qua các nămTổng công ty đều nộp đủ ngân sách Nhà nớc và có lãi trong hoạt động kinh doanh. Nhìn lại hoạt động của Tổng công ty trong những năm qua ta thấy có những bớc thăng trầm phản ánh đúng với thời cuộc diễn ra. Tuy gặp rất nhiều khó khăn do cả yếu tố khách quan của môi trờng kinh doanh và cả yếu tố chủ quan con ngời nhng nói chung sự ra đời và phát triển của Tổng công ty đã đáp ứng đợc nhu cầu, đòi hỏi thiết yếu của nền kinh tế trong lĩnh vực thực phẩm - rau quả. 1. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty rau quả Việt Nam. 1.1. Chức năng, quyền hạn của Tổng công ty. Tổng công ty Rau Quả Việt Nam có những chức năng và quyền hạn nh sau: -Có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác của Nhà nớc giao cho theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. -Có quyền uỷ quyền cho các doanh nghiệp tiến hành việc hạch toán độc lập nhân danh Tổng công ty. - Có quyền cho thuê, thế chấp, nhợng bán tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty để tái đầu t, đổi mới công nghệ( trừ những tài sản đi thuê, đi mợn, giữ hộ nhận thế chấp) 1.2 Nhiệm vụ của Tổng công ty. Ngay từ khi bắt đầu thành lập, Tổng công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm rau quả, liên doanh với các tổ chức nớc ngoài. - Có trách nhiệm không ngừng nâng cao phát triển vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Phải thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê. 1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam.
  15. Cơ cấu bộ máy tổ chức là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có tác động quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Ta có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam nh sau:
  16. Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Chức năng kiểm tra 2. Kết quả hoạt động kinh doanh xnk của Tổng công ty rau quả Việt Nam trong những năm gần đây. 2.1. Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh Để đánh giá tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của TCT ta nghiên cứu qua một loạt các chỉ tiêu nh tổng kim ngạch XNK, giá trị sản lợng nông công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập công nhân viên. Những năm gần đây, tuy gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và sự ảnh hởng của thời tiết đến hoạt động của TCT là rất lớn, tuy nhiên các chỉ tiêu kinh tế này vẫn đảm bảo một sự tăng trởng cao (trừ chỉ tiêu XNK năm 1999) và ổn định, những số liệu ở bảng 1 sẽ cho ta thấy đợc điều này. N ăm 1999 2000 2001 2002 So sánh Chỉ tiêu 01/0 02/0 00/99 0 1 Tổng 1. 39.128. 4.304.1 60.478. 70.000.0 140, 115, kim ngạch 110 555 410 714 00 5 74 XNK - XK 20.098. 22.431. 25.176. 25.800.0 111,6 112, 102, (USD) 191 704 378 00 1 23 48 - nhập khẩu 19.030. 20.609. 35.302. 44.200.0 108,2 171, 125, (USD) 364 706 396 00 9 29 20 2. Giá trị sản lợng 118,3 132, 127, nông – 233.104 275.938 365.455 465.000 7 44 24 công nghiệp - Nông 107, 33.557 35.000 38.000 41.000 105 109 nghiệp(tỷ) 89 - Công 133, 129, 199.547 240.938 327.455 424.000 120,7 nghiệp(tỷ) 6 48 Tổng 3. 1.023.5 1.149.00 112, doanh 682.000 719.000 124 130 38 0 25 thu(tỷ)
  17. Nộ p 4. 144, ngân 37.100 22.000 22.880 33.000 59,29 104 23 sách(tỷ) L ợi 5. 116,3 110, 12.200 19.339 23.014 25.500 119 nhuận(tỷ) 0 8 6. Thu 114,6 112, nhập công 444.000 509.000 624.000 703.000 122 4 66 nhân(ngđ) (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh từ năm 1999 – 2002 của tổng công ty rau quả Việt Nam ). Trong bảng 1 ta thấy các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của TCT đều tăng, trừ xuất nhập khẩu. Việc giảm xuống của giá trị hàng hoá XNK (bao gồm cả XK,NK) là do năm 1999 thì do giá cả và sức mua của Thị trờng thế giới giảm, biến động tài chính các nớc trong khu vực ảnh hởng đến các hợp đồng XNK và ảnh hởng về chính trị của Nga. Các chỉ tiêu còn lại đều có những bớc tăng nhất định dù gặp rất nhiều khó khăn nh: tổng giá trị nông – công nghiệp tăng qua các năm 1999,2000,2001,2002 lần lợt là: 11,51%, 18,3%, 32,44%và27,24%; tổng doanh thu tăng: 12,61%, 24%, 30%,11,25% và lợi nhuận tăng:6,4%,16,3%và 19%,10,8%. Điều này nói lên một nỗ lực phi thờng của toàn bộ công nhân viên trong TCT. Nhìn chung, qua 4 nhóm chỉ tiêu chính ta có thể thấy đợc một nét khái quát nhất, cơ bản nhất tình hình hoạt động kinh doanh của TCT qua 4 năm 1999 – 2002 với những kết quả hết sức khả quan. Điều đặt ra cho các cán bộ công nhân viên của TCT là làm sao đa hoạt động của mình lên tầm cao mới đáp ứng đợc đòi hỏi của đất nớc trong nền kinh tế Thị trờng hiện nay, trở thành 1 động lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nớc. 2.2 Về cơ cấu mặt hàng kinh doanh TCT có 4 nhóm hàng rau quả xuất khẩu chủ yếu đó là: -Rau quả hộp: dứa khoanh, dứa rẻ quạt, dứa mi ếng nhỏ, nớc dứa đợc đống trong nớc đờng đậm, nhạt hoặc trong nớc dứa tự nhiên, vải nớc đờng, chôm chôm, xoài, thanh long, nấm hộp, da chuột và các loại hoa quả nhiệt đới khác đóng hộp. -Rau quả đông lạnh: Dứa, xoài, chôm chôm, đậu, nớc dứa -Rau quả sấy khô: Chuối, xoài, thanh long, nhãn, vải khô -Rau quả mu ối: Da chuột, gừng, nấm, mơ, ớt Ngoài ra, TCT còn kinh doanh một số mặt hàng rau quả tơi (khoai tây, bắp cải, su hào, cà rốt ...); Hạt giống rau (hành tây, cà chua, da chuột, đậu) quả tơi (cam, quýt, chanh, bởi, nhãn, xoài ...); gia vị (ớt quả khô, ớt bột, gừng bột, quế thanh, tiêu đen, hoa hồi ...)
  18. Bảng Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của Tổng công ty Các chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh% 01/00 02/01 Tổng KN XK 22431704 25145247 25826358 112 2,8 RQ tơi 893270 732572 827325 82 113 RQđông lạnh 39475 35264 32486 89,3 92,1 RQ hộp 6575312 6927112 7308924 105,3 105,5 GIA vị nông sản 12421494 13726187 13952611 110 101,6 RQ sấy mu ối 2520153 3724112 3705012 147,8 99,5 Qua bảng số liệu trên đây ta thấy tình hình kinh doanh của Tổng công ty qua 3 năm gần đây có sự thay đổi mạnh, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các loại rau quả chế biến, gia vị nông sản khác. Cụ thể là mặt hàng rau quả tơi có xu hớng giảm đến năm 2002 chỉ đạt 92,1% so với năm 2001, mặt hàng rau quả hộp có xu hớng tăng so với năm 2001 đạt 105,5%đã có sự thay đổi nhng cha cao. Đối với mặt hàng hiện nay tăng cao nhất là mặt hàng gia vị nông sản khác tăng: năm 2001 tăng 110% so với năm 2000 đến năm 2002 vẫn tăng nhng không cao bằng năm 2001. Mặt hàng rau quả sấy mu ối tăng năm 2001 tăng đột biến 147% so với năm 2000 nhng đến năm 2002 thì giảm hơn so với năm 2001 chỉ đạt là 99,5%. Nhìn chung kết quả hoạt động xnk của Tổng công ty tuy cha đợc nh mong mu ốn nhng các đơn vị trực thuộc đã có sự cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay Nhà nớc đang rất quan tâm mở rộng, khuyến kích nhiều doanh nghiệp đầu t vào lĩnh vực kinh doanh xnk nông sản, Tổng công ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều sự canh tranh từ cả trong nớc và ngoài nớc, đứng trớc rất nhiều cơ hội cũng nh thử thách, Tổng công ty cần phải nỗ lực vơn lên và cũng rất cần sự đầu t khuyến kích của Nhà nớc để phát huy vai trò một Tổng công ty hàng đầu của ngành nông sản Việt Nam. 2.3.Các thị trờng xuất khẩu chính Trong kinh doanh XNK, việc mở rộng thị trờng là vấn đề thiết yếu của mỗi đơn vị kinh doanh và là chiến lợc quan trọng cần phải quan tâm. Đối với TCT rau quảViệt Nam cũng vậy, việc tìm kiếm thị trờng là một vấn đề quan trọng.Tổng công ty đã chủ trơng tiếp tục mở rộng và ổn định thị trờng, giữ vững thị trờng đang có kim ngạch lớn, tranh thủ mở rộng các thị trờng tiềm năngvà các thị trờng khác khi có cơ hội. Năm 2002 chúng ta đã đánh mất 8 thị trờng nhng chúng ta cũng khôi phục đợc 8 thị trờng khác và mở rộng đợc 5
  19. thị trờng mới, đa mối quan hệ của chúng ta lên 55 nớc, tăng 5 nớc so với năm 2001. So với năm 1995 chúng ta đã tăng đợc 23 thị trờng; có 15 thị trờng có kim ngạch từ 1 triệu USD trở lên(tăng 7) trong đó có 5 thị trờng có kim ngạch trên 5 triệu USD(tăng 3) và đặc biệt đã có 2 thị trờng kim ngạch gần đạt và vợt quá 10 triệu USD đó là thị trờng Nga đạt 9,96 triệu USD, thị trờng Nhật đạt 12,4 triệu USD. Có 8 thị trờng có kim ngạch lớn và tơng đối ổn định từ 4 đến 8 năm liền là : Nga, Nhật, Trung Quốc, Hàn quốc, Singapo, Mỹ, Đài loan, Đức. 2.4.Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của TCT rau quả Việt Nam. Trong quá trình hoạt động của mình, TCT rau quả Việt Nam đã tăng nhanh đợc kim ngạch sang các thị trờng nớc ngoài với nhiều mặt hàng mới nh dứa khoanh hỗn hợp chôm chôm và dứa, dứa nghiền đóng hộp, nớc dứa đông lạnh, măng hộp, nấm mu ối, da chuột dầm giấm đóng lọ thuỷ tinh ... Chất lợng cũng đã đáp ứng phần lớn các yêu cầu về chất lợng nêu trong hợp đồng. Trong quan hệ ngoại thơng, những năm vừa qua Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều nớc trên thế giới, trong đó có một số thị trờng kim ngạch ngày càng tăng với các mặt hàng phong phú đa dạng. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho TCT trong việc mở rộng thị trờng và không ngừng nâng cao chất lợng mặt hàng cho phù hợp thị hiếu và sở thích của ngời tiêu dùng. Bên cạnh những kết quả tích cực đạt đợc, TCT vẫn còn các hạn chế và khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cảu mình. Vì vậy, TCT càng cần phải sớm đề ra các biện pháp các khó khăn và hạn chế này. II. Thực trạng qui trình xuất khẩu mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam. Qui trình xuất khẩu là một chuỗi các công việc kế tiếp nhau đợc đan kết chặt chẽ với nhau. Thực thiện tốt việc này sẽ làm cơ sở cho các hoạt động khác. 1.Nghiên cứu thị trờng và khách hàng. Nghiên cứu lựa chọn thị trờng xuất khẩu là khâu đầu tiên của quá trình xuất khẩu hàng hoá, là khâu quan trọng trong việc đa ra quyết định: xuất khẩu mặt hàng rau quả nào để đem lại lợi nhuận lớn nhất. Việc tìm kiếm thông tin, thăm dò thị trờng là rất khó vì hiện nay Tổng công ty vẫn cha có nhiều kinh nghiệm trong tìm kiếm và xử lý thông tin. Trớc kia, Tổng công ty xuất khẩu sang các nớc Đông Âu và Liên Xô là chủ yếu. Từ năm 1991 tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, thị trờng Đông Âu nhày càng co hẹp, thị trờng Tây Âu, Châu Phi, Châu á mở rộng, cơ chế hoạt động cũng rất khác so với thị trờng Đông Âu cũ. Để giải quyết những khó khăn này, Tổng công ty phải đa ra kế hoạch chi tiết và phù hợp để giải quyết những khó khăn. Tổng công ty cần phải nghiên cứu thị trờng quốc tế một cách nghiêm túc, có thể tìm kiếm thông tin từ các trung tâm thông tin thơng mại, các
  20. văn phòng đại diện thơng mại, phòng t vấn thơng mại, tạp chí thơng mại trong và ngoài nớc. Một thực tế khả quan là từ năm 1991 đến nay, Tổng công ty đã mở rộng quan hệ với những thị trờng lớn; giầu tiềm năng, lại có vị trí địa lý rất gần với Việt Nam đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ân Độ, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và thị trờng Châu Âu nh : Canada, Pháp, Ba Lan, Đức... Hàng năm, mặt hàng rau quả xuất khẩu sang các thị trờng này chiếm từ 65-80% tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng rau quả. Trong tơng lai, Tổng công ty vẫn muốn tiếp tục duy trì quan hệ làm ăn ở các thị trờng này và khối lợng hàng xuất khẩu sang khu vực này trong tơng lai sẽ còn tăng mạnh. VD: Do nghiên cứu thị trờng Mỹ là một thị trờng đầy tiềm năng,do nhu cầu của ngời dân Mỹ về mặt hàng rau quả với khối lợng lớn. Nên Tổng công ty đã thúc đẩy quan hệ làm ăn với Mỹ, nhng ban đầu do đánh thuế nhập khẩu của Mỹ cao(35%) đối với mặt hàng rau quả nên Tổng công ty chỉ xk sang Mỹ với khối lợng nhỏ. Cho đến tận cuối năm 1999 thuế đã giảm xuống còn 20%(do hiệp định Thơng Mại Việt-Mỹ đợc kí vào ngày13/7/2000). Bên cạnh việc nghiên cứu thị trờng quốc tế Tổng công ty cũng cần phải nỗ lực nghiên cứu thị trờng trong nớc để tạo nguồn hàng xuất khẩu bảo đảm cả về số lợng, chất lợng, thời gian... Để nghiên cứu thị trờng Tổng công ty có thể lựa chọn giữa 2 phơng pháp nghiên cứu tại bàn và nghiên cú tại địa bàn, khảo sát tình hình thực tế . Nhng phơng thức chủ yếu mà Tổng công ty đang sử dụng là phơng thức nghi ên cứu tại bàn. Với phơng thức này giúp cho Tổng công ty giảm đợc chi phí, nhng đối khi phơng pháp này không đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh việc phơng pháp nghiên cứu tại bàn Tổng công ty còn kết hợp với các phơng pháp khác nh gửi các mặt hàng của mình trên các báo thông tin quảng cáo, báo Business Directory hay gửi đơn chào hàng kèm theo các catalogue đợc chuẩn bị kỹ càng, in ấn đẹp cho phía bạn thông qua mạng internet. Năm 99 Tổng công ty đã có mặt trong cuốn sách giới thiệu về thơng mại Việt Nam , đây là một thông tin quan trọng đối với việc tìm thị trờng mới mà giảm đợc chi phí. 1.1.Lựa chọn khách hàng: Để tiến hành lựa chọn khách hàng Tổng công ty rau quả sẽ tiến hành điều tra toàn diện về t cách pháp nhân, khả năng tài chính, uy tín của khách hàng những thông tin chính xác về khách hàng sẽ giúp cho Tổng công ty lựa chọn đợc khách hàng phù hợp. Tuy nhiên do còn hạn chế về nguồn thông tin nên công tác kiểm tra khách hàng của Tổng công ty đợc thực hiện cha tốt có khá nhiều rủi ro và tranh chấp đã phát sinh do thiếu nguồn thông tin nên gây ra thiệt hại không nhỏ cho Tổng công ty. 1.2.Lập phơng án kinh doanh:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2