Luận văn Hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU của Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 122
download
Người Việt Nam từ lâu đã rất tự hào với tài nguyên “ Rừng vàng, biển bạc”. Nguồn tài nguyên rừng hiện nay đã và đang được sử dụng và tái tạo ngày càng hợp lý. Bên cạnh các sản phẩm gỗ thô mộc, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam dần trở thành một thế mạnh được thế giới biết đến. Trong 120 nước và vùng lãnh thổ mà sản phẩm gỗ Việt Nam có mặt, thị trường EU là thị trường lớn nhất. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU của Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
- 1 Luận văn Hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU của Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam- Thực trạng và giải pháp
- 2 MỤC LỤC Mở đầu……………………………………………………………………….2 Phần nội dung…………………………………………………………………3 Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt N am sang thị trường EU……………………………………………………. ..3 1.1. Xuất khẩu và vấn đề xuất khẩu gỗ của Việt Nam…………………….3 1.2. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ tại EU…………………………….....10 Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Vinafor vào EU……………………………………………………………………….18 2.1. Nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh chủ yếu của Vinafor ………………18 2.2. Giới thiệu về Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam………………….19 2.3. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Vinafor sang EU……...28 2.4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu gỗ vào EU của Vinafor ………………..36 Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào EU…………………………………………………………….…45 3.1. Giải pháp về vốn………………………………………………………..45 3.2. Triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 taị các dơn vị thành viên…………………………………………………………….48 G iải pháp thâm nhập kênh phân phối của EU………………………...49 3.3. G iải pháp về liên kết các doanh nghiệp……………………………....54 3.4. Kết luận……………………………………………………………………60
- 3 MỞ ĐẦU Người Việt Nam từ lâu đ ã rất tự hào với tài nguyên “ Rừng vàng, biển bạc”. Nguồn tài nguyên rừng hiện nay đã và đ ang được sử dụng và tái tạo ngày càng hợp lý. Bên cạnh các sản phẩm gỗ thô mộc, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam dần trở thành một thế mạnh đ ược thế giới biết đến. Trong 120 nước và vùng lãnh thổ mà sản phẩm gỗ Việt Nam có mặt, thị trường EU là thị trường lớn nhất. Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam là một trong những công ty đầu ngành của Việt Nam. Trong 6 năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ vào thị trường EU của Tổng công ty tăng không ngừng. Em xin làm báo cáo thực tập tốt nghiệp về đề tài Hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU của Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam- Thực trạng và giải pháp.
- 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 1.1. Xuất khẩu và vấn đề xuất khẩu gỗ của Việt Nam: Hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam không ngừng tăng trưởng qua các năm nhưng còn gặp rất nhiều hạn chế. Sự nỗ lực của Hiệp hội, của các tổng công ty, của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đem đến cho Việt Nam một vị thế mới, chỗ đứng mới trên thị trường thế giới. Bảng 1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam qua các năm: Đơn vị: Triệu USD N ăm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 K im ngạch 219 365 507 972 1235 1570 2100 ( Nguồn: VietnamNet.com)
- 5 Trong khoảng thời gian từ 2000-2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã tăng hơn 10 lần. Khởi đầu vào năm 2000, kim ngạch mới chỉ dừng lại ở 219 triệu USD thì tới cuối năm 2005, con số này đ ã đạt mức 1,57 tỷ USD chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của nhành gỗ Việt Nam. So với năm 2000, năm 2001 đánh dấu bước phát triển với mức tăng trưởng 40%/năm. Năm 2002, mức tăng trưởng chỉ đạt mức 28,07% thì đến năm 2003, mức tăng trưởng lại tăng trở lại với giá trị là 91,7%. Năm 2004 và 2005, sự tăng trưởng khá ổn định dù có chậm lại nhưng đánh dấu những b ước phát triển vững chắc cùng chiến lược lâu d ài, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Và tới năm 2006, Kim ngạch xuất khẩu đạt mức 2,1USD đã đưa Việt N am đứng hàng thứ tư trong khu vực về xuất khẩu gỗ ( sau Indonexia, Malaixia và Thái Lan). Việc đạt mức tăng trưởng bình quân 40%/năm trong suốt một thời kì dài khiến không ít các nhà xuất khẩu và hoạch định chính sách vô cùng lạc quan. Chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng này đến năm 2010 đạt giá trị 5,5 tỷ USD, tăng bình quân 28,9%/năm. Các sản phẩm đồ gỗ của chúng ta đã đ ược xuất đến 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Mỹ chiếm 20%, EU 28% và Nhật chiếm tỷ trọng 24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Số lượng các thị trường dành cho sản phẩm gỗ của chúng ta không ngừng tăng qua các năm thể hiện sự naưng động tìm hiểu và thâm nhập thị trường. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này lại thường không ổn định. Như thị trường Thuỵ Điển là một điển hình. N ăm 2002, thị trường Thuỵ Điển được đánh giá là bước khởi đầu khá thuận lợi trong chién dịch thâm nhập thị trường EU cùng với Đức. Hai quốc gia này đều đạt mức kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Tuy nhiên, tới năm 2003, thị trường Đức đạt mức tăng trưởng là 371% thì Thuỵ Điển chỉ là 53%, sang năm 2004 thì kim ngạch xuất khẩu sang Thuỵ Điển chỉ bằng 1/9 lấn so với năm 2003 trong khi nước Đức nổi lên là nước dẫn đầu về tăng trưởng là
- 6 572%. Có thể nhu cầu tại mỗi thị trường là khác nhau nhưng với hai nước có cùng một xuất phát điểm, việc một quốc gia trở thành bạn hàng quen thuộc còn Thuỵ Điển chúng ta lại đang mất dần thị trưòng thì các doanh nghiệp cần xem xét lại sự cân đối trong việc theo dõi, tìm hiểu thị trường, cần có sự đầu tư hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường và hoàn thiện sản phẩm. Vấn đề thật sự đặt ra là làm thế nào để duy trì được tốc độ phát triển tối thiểu 20%/năm trong xu thế hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt? Các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều nhưng nhỏ Theo ông Nguyễn Tôn Quyền- phó chủ tịch hiệp hội gỗ và chế biến lâm sản Việt Nam (Vifores) cho biết “Số doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam hiện nay là hơn 300 nhưng hầu hết là nhỏ và vừa. Số doanh nghiệp có thể xuất khẩu trên 100 container/ tháng hay có diện tích khai thác rừng trên 10 ha là rất hiếm. Với thực trạng như vậy chúng ta không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của các nước trong khu vực.” Theo ông Nguyễn Tấn Bình, phó tổng giám đốc công ty sản xuất- đầu tư- xuất nhập khẩu Bình Đ ịnh thì với phương thức làm ăn đơn lẻ, việc đáp ứng các hợp đồng lớn hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn mét khối là không thực hiện được. Chúng ta đã tự để cơ hội tuột khỏi tay nếu không liên kết lại với nhau. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đã tiếc: “Giá như, các doanh nghiệp biết bắt tay với nhau thì kim ngạch xuất khẩu đã tăng hơn rất nhiều.” Như vậy, các khó khăn doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam gặp phải không chỉ là các cản trở từ b ên ngoài mà do chính các doanh nghiệp đã và đang tự hạ thấp vị thế của xuất khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam. - Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ rất nhiều nhưng chưa doanh nghiệp nào đủ lớn, đủ tạo sức mạnh trên thị trường. Sự nhỏ lẻ của thị trường không làm nổi bật được thế mạnh của ngành gỗ Việt Nam khiến các doanh
- 7 nghiệp không được bạn hàng các nước đánh giá đúng mức. Ngành gỗ không có doanh nghiệp nào thực sự nổi bật dẫn đầu, định hướng cho tương lai phát triển của ngành. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp V iệt N am trên thế giới chưa tạo đ ược một dấu ấn rõ nét nào cả. Tự các doanh nghiệp Việt Nam đẩy giá thành xuống thấp do cạnh tranh với nhau mà bỏ quên mất đối thủ lớn nhất nhất là Trung Quốc. Lợi thế lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là giá nhân công rẻ, nhưng không thể hạ liên tục giá nhân công để giảm giá thành. Cuối cùng, cạnh tranh về giá với các quốc gia bằng cánh cắt giảm lợi nhuận của chính mình còn các khoản chi phi giành hợp đồng lại vẫn đẩy giá lên ngang bằng với Trung Quốc. Giá thấp, các doanh nghiệp không đ ược hưởng m à người hưởng lợi lại chính là các nhà nhập khẩu trung gian. Giá càng hạ, các nhà nhập khẩu hưởng lợi càng nhiều trong khi giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng thế giới vẫn không hề thay đổi. Các sản phẩm của chúng ta thường bị chi phối bởi các kênh phân phối nước ngoài, dán nhãn mác của các nhà nhập khẩu trung gian các doanh nghiệp Việt N am luôn bị động về giá, đôi khi việc hạ giá xuất phát từ thành ý mang sản phẩm giá rử hơn để cạnh tranh nhưng không thể thực hiện do phía đối tác không hạ giá vì m ục đích lợi nhuận. - Sự nhỏ lẻ của mỗi doanh nghiệp không đủ khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn, phía các công ty nước ngoài rất trọng chữ tín và giữ khách, nếu không đáp ứng được một lần, không chỉ mất một hợp đồng mà có thể mát cả một khách hàng tiềm năng. Ngoài một vài công ty đ ầu ngành trong nước có khả năng dáp ứng được một số hợp đồng lớn còn lại hầu hết các doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được các hợp đồng nhỏ. Các hợp đồng lớn sẽ mang lại lợi nhuận lớn theo quy mô thì không dám nhận, trong khi đó các hợp đồng nhỏ lợi nhuận rất thấp thì
- 8 các doanh nghiệp lại ra sức cạnh tranh giành giật với nhau để đ ược nhận. Sự nhỏ lẻ, rời rác của các doanh nghiệp khiến Việt Nam các bạnn hàng lớn trên thế giới dần dần mất lòng tin vào các doanh nghiệp, lâu dì chúng ta sẽ làm mất đi thị trường bạn hàng lớn thật sự giúp các doanh nghiệp phát triển. Giá nguyên liệu nhập khẩu và cước tăng tới 13% Sự cạnh tranh để mua nguyên liệu khi nguyên liệu khan hiếm là một nguyên nhân đẩy giá nguyên liệu lên cao. Trong khi các nước ntgày càng thắt chặt việc xuất khẩu hàng thô, đ ẩy mạnh xuất khẩu hàng tinh chế thì việc nhập nguyên liệu trở nên vô cùng khó khăn. Đặc biệt khi các bạn hàng quen thuộc như Lào, Indonexia nguồn nguyên liệu xuất khẩu ngày một cạn kiệt. Nếu các doanh nghiệp đủ tỉnh táo để đ ưa giá nguyên liệu trở lại bằng cách kết hợp với nhau để cùng chia sẻ nguồn đầu vào theo khả năng chúng ta sẽ gặp phải ít khó khăn hơn. Theo ông Đào Văn Trang, Tổng giám đốc công ty Khải Vy đã nói: “ Xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang gặp một nghịch lý là kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhưng hiệu quả kinh tế lại giảm”. Mặc dù giá các sản phẩm gỗ và lâm sản tăng 2% trong năm nhưng giá cước vận tải tăng tới 5%, giá nguyên liệu thì tăng mạnh nên các công ty lợi nhuận ngày càng giảm. Như công ty Khải Vy, trong 9 tháng đầu năm 2006, doanh nghiệp này đã xuất khẩu được 13 triệu USD, tăng 13% so với năm 2005 nhưng lợi nhuận thì chỉ bằng nửa so với năm trước. Còn ông Nguyễn Chiến Thắng, giám đốc điều hành Scansia Pacific co.ltd cho biết hiện gỗ thông nguyên liệu nhập từ Braxin, New Zealand… về tới cảng Sài Gòn giá đã tới 230USD/khối, tăng tới 8% so với năm trước. Mõi năm công ty ông nhập khẩu tới 20.000m2 trị giá 4,6 triệu USD, với mức giá tăng cao như vậy chi phí cho sản xuất mỗi năm tăng là
- 9 380.000USD. Trong khi đó, giá sản phẩm đầu ra không tăng đã hạn chế sự tăng trưởng và lợi nhuận rất nhiều. Các doanh nghiệp không ngừng than phiền về việc lợi nhuận giảm, nnhưng thực tế cho rằng nếu các doanh nghiệp biết linh hoạt dử dụng và thay đổi phương thức kinh doanh thì không phải doanh nghiệp nào cũng có hiện tượng Kim ngạch tăng mà lợi nhuận giảm. Các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động đ ược trong khâu nguyên liệu đầu vào. Việc khan hiếm nguyên liệu dự trữ khi có đơn đặt hàng sẽ bị các nhà xuất khẩu bắt bí. Bên cạnh đó, việc linh hoạt trong thiết kế các sản phẩm thay thế còn yếu. Các sản phẩm gỗ ép, gỗ công nghiệp tái chế giá rẻ, nhẹ và tiện dụng dễ cạnh tranh và tiêu thụ vẫn chưa được đầu tư đúng mức do chưa có… vốn và công nghệ. V ậy thiếu nguyên liệu trầm trọng là nguyên nhân sâu xa mà các doanh nghiệp đang đổ lỗi? Đ ây đúng là nguyên nhân chính của các doanh nghiệp gây nên tình trạng giá nguyên liệu gỗ bấp bênh trong thời gian qua. Mỗi năm, nguyên liệu gỗ phục vụ cho sản xuất chủ yếu là nhập khẩu chiếm tới 80% gây ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ còn biết cắt giảm lương nhân công, lợi nhuận của mình khi mà nguyên liệu chiếm tới 60% giá thành. Như vậy, trong hơn 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thì có tới hơn 1 tỷ tiền nguyên liệu, không tính được vào đâu trong khoản này đâu là chi phí ảo hay lãng phí. Trên thực tế, thực trạng yếu kém này đã khiến Việt Nam trở thành nước gia công cho các nhãn hàng trên thế giới, hiệu quả kinh tế rất thấp. Lãnh đạo Vifores cho rằg quy hoạch rừng của Việt Nam còn quá nhiều bất cập trong khi trồng rừng chưa được quan tâm một cách hợp lý. Hàng ngày qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta nghe rất nhiều tin
- 10 về việc gười dân tự ý đốt rừng của mình do hiệu quả kinh tế quá thấp. Vậy ở đây nghịch lý là gì? - N gười dân chưa ý thức được những ích lợi to lớn trong việc trồng rừng. Họ không đủ kiên nhẫn khi phải đợi đến 10 năm mới được thu hoạch thành quả trong khi trồng các cây lúa và hoa mầu khác họ có thể thu tiền về ngay. Họ nhẩm tính về lợi nhuận trước mắt nhưng họ chưa tính được lợi nhuận thực sự của giá gỗ trong vòng 10 năm tới. Có những rừng cây trồng đã hơn 5 năm gần đến ngày hưởng lợi, nhưng họ vẫn đốt đêể nhanh chóng đuợc chuyển hướng nhanh hơn. Nếu có một bài nhẩm tính, chắc rằng họ sẽ thấy chi phí cơ hội đã mất đi quá lớn. Tại sao các quốc gia khác không ngừng hưởng lợi trong hoạt động trồng rừng mà hoạt động trồng rừng tại Việt Nam lại quá ì ạch như vậy? - Các doanh nghiệp gỗ trong cả nước sẵn sàng chi ra hàng trăm ngàn U SD để giành giật được các hợp đồng nhập gỗ nguyên liệu lại bỏ phí đi nguồn lực trước mắt. Chỉ cần các doanh nghiệp dùng một phần số tiền đó đ ể hỗ trợ, bao tiêu cho nguời dân trồng rừng thì không chỉ tự chủ được trong hoạt động nhập khẩu, giảm giá nhập khẩu mà còn giảm các khoản cước vận chuyển và thuế rất nhiều. Nước ta hiện nay có khoảng 16 triệu Ha đẩt trống và đồi núi trọc, trong đó có 8 triệu Ha dự tính trồng rừng để sản xuất. Thực tế rất tốt khi giải quyết được vấn đề của địa phương về việc làm và ho ạt động xã hội, môi trường nhưng thực tế, các địa phương và nông dân chưa đủ kinh nghiệm và kinh phí để quản lý rừng, đặc biệt với một diện tích lớn tại mỗi địa phương như vậy. Hiện nay, có một số các doanh ghiệp có khả năng và tiềm lực mong muốn đầu tư vào hoạt động trồng rừng thì lại gặp quá nhiều rào cản pháp lý hay chưa được quan tâm đúng mức.
- 11 Thêm vào đó, mạng lưới các cơ sở chế biến gỗ trong cả nước chưa có sự đồng bộ trong hoạt động. Sự xuất hiện ồ ạt của các cơ sở chế biến gỗ băm dăm (gỗ tươi) làm cho nguồn nguyên liệu trong nước lại càng thêm khan hiếm. Một nghịch lý đang diễn ra là một số doanh nghiệp đang xuất khẩu gỗ tươi, trong khi đó đại đa số các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cả gỗ bột. Gia nhập WTO không chỉ là cơ hội mà vô cùng nhiều thách thức. Các doanh nghiệp của các nước đã trong WTO hoạt động đ ã lâu, chúng ta gia nhập cũng chỉ được hưởng các quyền lợi như họ nên như các Ban ngành đánh giá, thách thức nhiều hơn cơ hội. Giờ đây, các sản phẩm gôc của nước ngo ài khi nhập khẩu vào Việt Nam chỉ còn hai mặt hàng bị đánh thuế là gỗ ván và gỗ mộc tinh chế. Các doanh nghiệp không chỉ còn tập trung đối phó với thị trường bên ngoài mà thị trường trong nước lại càng cần mất công gìn giữ. Cánh cửa WTO rộng mở, cùng với nó là các hàng rào kĩ thuật bị siết chặt hơn, vấn đề chất lượng được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết. 1.2. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ tại EU: (1) Đặc điểm: Thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thị trường EU có các đ ặc điểm lớn sau: - Thị trường rộng lớn: V ới 25 nước thành viên, các đặc điểm kinh tế xã hội khá giống nhau nên đây là một thị trường tiềm năng dễ tìm hiểu và khai thác. Trên thế giới, không chỉ mặt hàng đồ gỗ và các sản phẩm gỗ coi EU là thị trường mục tiêu số một mà hầu hết các nước, các ngành hàng khi xuất khẩu một mặt hàng đều có mục đích hướng tới thị trường này. Sự tiện lợi không chỉ đây là thị trường lớn nhất trên thế giới mà
- 12 còn vì các chính sách ưu đãi trong khu vực. Việc thâm nhập vào một thị trường mục tiêu trong khối sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho chiến lược mở rộng thị trường trong toàn khối sau này. - EU coi Việt Nam là một “ nước có nền kinh tế thị trường ” các doanh nghiệp Việt Nam nên tranh thủ để cạnh tranh, tạo sự bình đ ẳng với các nước khác cùng xuất khẩu vào thị trường này. Vấn đề lớn nhất khi xuất khẩu là phải cạnh tranh với các bạn hàng. Việc cạnh tranh về mầu mã, giá cả là một quá trình rất gian nan khi mà ngành gỗ của chúng ta còn chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức. Các chính sách bất bình đẳng làm cản trở khiến các doanh nghiệp Việt Nam có xuất phát điểm thấp hơn đã làm một số ngành xuất khẩu của chúng ta gặp các bất lợi chồng chéo. Vì vậy chúng ta cần tận dụng chính sách này của EU. - EU là một thị trường có khả năng chi tiêu và mua sắm rất lớn : Thu nhập bình quân đầu người của EU được coi là lớn nhất trên thế giới. Sở thích mua sắm biến EU thành thị trường béo bở cho nhiều nhà xuất khẩu. Vấn đề là làm sao để trở thành mặt hàng tiêu dùng yêu thích tại khu vực này. Các nhà kinh tế thường tìm kiếm các khách hàng đích thực là những người không chỉ muốn mà còn có thể mua hàng của họ. Vấn đề thu nhập, khả năng mua sắm cho mỗi mặt hàng là bài toán đau đ ầu cho mỗi doanh nghiệp khi có ý định thâm nhập vào một thị trường nào đó. Liệu thị trường đó có đủ lượng người tiêu dùng đảm bảo cho thành công của họ không? Liệu các sản phẩm của họ có trở thành sản phẩm tốt, được đông dảo người dân muốn sở hữu nhưng tất cả những gì mà họ làm được là chỉ nhìn qua cánh cửa kính khi mà thu nhập không cho phép họ sở hữu chúng? Và cũng liệu sản phẩm của họ bị coi là các sản phẩm giá rẻ, không xứng tầm với khả năng tiêu dùng của thị trường đó nên không được ai ngó ngàng tới?... Đấy là nỗi lo của các doanh nghiệp
- 13 và thị trường EU có thể giải b ài toán đó khá rõ ràng: Thị trường có thu nhập cao, yêu thích các sản phẩm hợp thời và không quá nặng về vấn đề giá cả. - Tính thẩm mỹ và các quan niệm thẩm mỹ: EU là một thị trường khá đồng nhất nên các doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra đ ược một mẫu mã thu hút cho toàn khối. Tuy nhiên, 25 nước cũng có rất nhiều điểm văn hoá khác biệt. Sản phẩm có thể dễ dàng được ưa chuộng tại thị trường này nhưng khi xâm nhập vào thị trường khác lại khó khăn hơn. Tất nhiên, sự khó khăn này không phải là quá lớn vì nó chỉ đòi hỏi các doanh nghiệp điều chỉnh đôi chút khi các đặc điểm lớn nhất lại hầu hết là tương đồng. Các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế này trong việc xuất khẩu hàng vào một nước trong khối, sau đó đ ưa các sản phẩm có tính đồng nhất cao sang các nước khác của EU. Tại các nước này, việc chế tác các khâu cuối cùng cho phù hợp với đặc điểm của từng nước được hoàn thiện, sau đó sản phẩm được đưa ra thị trường. - Yêu cầu cao về chất lượng: Do có đặc điểm là đời sống của người dân trong khu vực là rất cao nên họ thường đòi hỏi các sản phẩm tiêu dùng phải tương xứng về chất lượng. H àng rào kĩ thuật tại EU được cho là phức tạp và thách thức nhiều nhất cho các doanh nghiệp không chỉ của V iẹt Nam mà toàn thế giới. Đảm bảo chất lượng đi đôi với mẫu mã hình thức đẹp đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư không chỉ máy móc trang thiết bị hiện đại mà cả nguồn nhân lực có kĩ năng tốt. - Các đòi hỏi về môi trường: Thách thức cho các doanh nghiệp Việt N am là việc xây dựng các chứng chỉ rừng FSC và COC còn thiếu và yếu. Các cuộc vận động cách mạng xanh và vì môi trường mạnh nhất tại EU. Tại một số nước như Hà Lan và Đan Mạch, họ tẩy vhay tất cả các mặt hàng không có chứng chỉ này.
- 14 Vậy đặc điểm chung của EU là gì? Đó là sự đồng nhất về văn hoá và thu nhập, có khả năng chi tiêu và mua sắm rât lớn. Tuy nhiên đòi hỏi về chất luợng và môi trường lại rát cao thách thức không ít các doanh nghiệp. (2) Dung lượng: Với dân số hơn 500 triệu người, diện tích 4 triệu km 2, GDP là 12,18 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 28.100 USD ( theo báo cáo năm 2005) thì EU là một thị trường lớn có sở thích mua sắm và thu nhập ổn định. Có thể nói rằng thị trường EU là mầu mỡ với tất cả các doanh nghiệp trên thế giới. Khả năng sẵn sàng chi trả cho các đồ dùng xa xỉ, tính khá đồng nhất của thị trường khiến dung lượng cua thị trường này trở nên rất lớn. Tất nhiên thu nhập và nhu cầu tiêu dùng cao thì thường đòi hỏi sự đáp ứng phù hơp, các sản phẩm và dịch vụ tương xứng. Các doanh nghiệp của Việt Nam không thể quá ỷ lại vào thị trường rộng lớn m à đưa các sản phẩm có chất lượng không ổn định hay quá chênh lệch nhằm mục đích thâm nhập các đoạn thị trường khác nhau được. Có hai lý do: - Thứ nhất, các nước EU có thói quen tiêu dùng khá giống nhau nên các sản phẩm giữa các nước thường đòi hỏi chất lượng, mẫu mã tương tự nhau. Như tại thị trường Đ ức, Tây Ban Nha và Phần lan, các sản p-hẩm gỗ đước ưa chuộng là các loại gỗ nhẹ, phù hợp với khí hậu lạnh và kiểu dáng đ ều khá đơn giản. Chúng ta thường đánh giá Đức là quốc gia thực dụng khi chỉ đòi hỏi các sản phẩm đơn giản, hữu hiệu nhưng theo đánh giá của công ty Khải Vy, hầu hết các nước trong khối liên minh EU đ ều ưa chuộng các sản phẩm như vậy. - Thứ hai, thu nhập khá ngang bằng tại mức cao và ổn định nên các sản phẩm xuất khẩu sang đây thường yêu cầu có thương hiệu đồng nhất khá cao.
- 15 Đ ây chính là điểm mạnh của thị trường EU. Dung lượng lớn cùng với rất ít sự khác biệt là một thuận lợi rất lớn với các doanh nghiệp làm ăn có nguyên tắc, đảm bảo các tiêu chuẩn thị trường có thể thâm nhập vào đây. Thâm nhập được vào một trong 25 nước thành viên tức chúng ta đã có thể đặt một bước tiến lâu dài cho sự phát triển lâu dài tại tiàn bộ thị trường EU. Sự khó tính của thị trường này có lẽ chỉ thách thức các doanh nghiệp khi tìm kiếm các giải pháp để hoàn thiện các chiến dịch thâm nhập của mình hơn chứ không hề cản bước tiến vào thị trường. Theo đánh giá, thị trường EU rất khó tính trong việc lựa chọn các sản phẩm có mẫu mã hợp thời, đẳng cấp chất lượng cao. Chính vì vậy, việc thay đổi thưòng xuyên các sản phẩm gỗ dùng trong gia đình cùng với lượng tiền lớn đổ vào cho hoạt động mua sắm đứng đầu thế giới cùng với thị trường Mỹ khiến thị trường EU trở nên không bao giờ bão hoà, một miền đất hứa cho các doanh nghiệp biết “ chiều khách”. Thách thức là không nhỏ nhưng những gì đạt được tại thị trường có quá nhiều khách hàng tiềm năng và vô cùng rộng lớn này sẽ chẳng thể khiến số lượng nhà xuất khẩu giảm đi. Điều này chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn ở phần cạnh tranh. (3) Cạnh tranh: - Số lượng các nhà xuất khẩu trong ngành tại EU là gần 2 triệu doanh nghiệp. Một con số không hề nhỏ khi mà ngày ngày khi bật máy tính, vào các trang về xuất khẩu đồ gỗ vào EU, con số các nhà doanh nghiệp đ ược Google thống kê kéo dài từ trang này sang trang khác. Trong khi các doanh nghiệp trong chính EU có lợi thế về hiểu biết nhu càu, thị hiếu và mẫu mã thị trường thì các doanh nghiệp ngoài khối chủ yếu đến từ Châu Á và Châu Mỹ lại tung ra các cạnh tranh về
- 16 giá. Các doanh nghiệp Việt Nam là người đi sau nhưng lại khá lúng túng trong việc đặt ra các lợi thế cạnh tranh của m ình. V ới tư cách là doanh nghiệp đi sau, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng tiệt để được lợi thế khắc phục những khuyết điểm của các nước đi trước mà chính sự non kém làm chúng ta bị thua thiệt rất nhiều. Sự cạnh tranh đến từ không chỉ các doanh nghiệp nước ngo ài mà từ cả các doanh nghiệp trong nước. Đó là do sự hạn chế trong liên kết của hiệp hội. Các doanh nghiệp còn thiếu sự chủ động khi còn phụ thuộc nhiều vào sự tìm hiểu thị trường từ cấp trên. Khi thị trường Ý đ ược đánh giá là thành công với một doanh nghiệp thì ngay lập tức, hầu hết các doanh nghiệp sẽ quay sang xâu xé thị trường này. Lỗ hổng của các doanh nghiệp là quá để ý đến nhau mà quên đi rằng đối thủ lớn nhất không phải là các doanh nghiệp trong nước mà là từ nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt N am xuất khẩu vào EU mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong miếng bánh thị phần và lợi nhuận khổng lồ từ EU. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước chỉ khiến thu hẹp thị phần dành cho Viẹt Nam, mở rộng hơn nữa cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài. - Sự yếu thế trong việc thiết lập các kênh phân phối hàng hoá khiến cho sản phẩm Vifores bị chèn ép, m ất dần nhãn hiệu và khả năng cạnh tranh. Cũng nhu Nhật Bản, các kênh phân phối của EU có các mối quan hệ lâu đời cả về tài chính và mặt xã hội. Nếu các doanh nghiệp không mạnh thực sự thì mãi mãi các sản phẩm của mình muốn được nằm trong kênh phân phối này phải mang các thương hiệu của chính các kênh phân phối này dán vào. Vấn đề thật sự là người dân EU yêu thích các sản phẩm có tên tuổi vì theo họ nó thể hiện đẳng cấp và là d ấu hiệu đảm bảo tốt nhất; vì vậy nếu không phải là tên tuổi lớn thì dù sản phẩm có tốt thì cũng không được đánh giá cao. Trong khi đó, tên tuổi của các
- 17 doanh nghiệp Việt Nam lại rất ít được để ý, thậm chí với một số người hàng Việt Nam đi đôi với hàng giá rẻ và chất lượng thấp. Nếu nđặt giá quá cao lại bị coi là chưa xứng tầm. Qua đó, các doanh nghiệp không còn cơ hội và khả năng thâm nhập trực tiếp vào EU. - Cạnh tranh về mẫu mã, nhãn hiệu là vô cùng khốc liệt. Phải công nhận rằng đây là điểm yếu của chúng ta. Các sản phẩm của Việt Nam đang xuất hiện và có thể cạnh tranh lại không mang nhãn hiệu xuất xứ từ trong nước mà phải mang nhãn mác của các nhà nhập khẩu trung gian. Sau khi giao sản phẩm cho các nhà nhập khẩu trung gian, sản phẩm của chúng ta được đặt dưới một cái tên khác và giá cả tăng lên gấp nhiều lần. Trong khi đó sản phẩm khi được đặt hàng tại các doanh nghiệp trong nước bị ép giá, lợi nhuận trên giá thành khi xuất có khi chỉ được 1 USD. Do yếu thế nên hầu hết các doanh nghiệp đều cam chịu để duy trì tồn tại với hi vọng môi trường kinh doanh được cải thiện. N hưng đây chính là vòng luẩn quẩn khi xuất với giá bèo bọt như vậy, lợi nhuận sau thuế không đủ để các doanh nghiệp này nâng cấp và cải thiện dây chuyền sản xuất, đầu tư vốn cho hoạt động thâm nhpậ và cạnh tranh thị trường. Không gây được tiếng vang trên tị trường tì sản phẩm khó có thể cạnh tranh xuất khẩu và phân phối trực tiếp thành công tới người tiêu dùng EU. Sản phẩm do chúng ta thiết kế còn quá đơn điệu, trong nước không có trường lớp đào tạo chính quy bài bản. Các sản phẩm của Vinafor, của Hàng Anh Gia Lai, của Khải Vy không có tính đột phá và hàu hết đều có điểm tương đồng. Do đó, các sản phẩm của chúng ta hầu hết theo các đơn đặt hàng từ nước ngo ài với kiểu dáng định trước hay ăn trộm kiểu dáng nước ngoài. Trong khi đó, giá trị của các thiết kế kiểu dáng có thể chiếm tới 30% giá thành nhưng chúng ta không biết tận dụng nên đ ã để các đơn vị đựt hàng hưởng lợi
- 18 vì chính sự yếu kém của chúng ta. Chúng ta chưa chủ động và mạnh dạn trong việc tiết kế mẫu mã. Phần vì lo không phù hợp với gu thẩm mỹ, phần vì lo bị đánh giá thấp nên sản phẩm làm ra luôn bị nđặt ở mức lợi nhuận “ tồn tại được”. Thách thức lớn là khi không có đơn đ ặt hàng hay bị kiện, khả năng cạnh tranh sẽ giảm hẳn. Khoản lợi nhuận nhỏ không đ ủ để đáp ứng các khoản yêu cầu đòi bồi thường. Trong tình thế khó khăn hàng b ị trả lại, các doanh nghiệp thà để lại hàng còn hơn chịu các chi phí khi mang hàng về. Thêm một khoản chi phí tức cắt giảm đi một khoản lợi nhuận dẩy công ty vào tình cảnh thiếu vốn xoay vòng. - C húng ta hầu như không có khả năng cạnh tranh về giá khi không chủ động được khâu phân phối. Khâu nguyên liệu và thiết kế kiếu dáng chiếm một phần lớn giá thành sản phẩm thì lại thuộc về các nước thứ ba nhập khẩu hàng của chúng ta đưa sang EU. Các doanh nghiệp của chúng ta chỉ biết nhận các đ ơn đặt hàng từ nước ngoài với giá cả thoả thuận, nếu biét tính toán và sử dụng hợp lý thì lợi nhuận sẽ được cải thiện trong khi không biết được sản phẩm của mình làm ra mang sang EU, được đóng nhãn dán mác sẽ được định giá là bao nhiêu. Có thể nói là khả năng cạnh tranh của chúng ta còn vô cùng yếu kém, cần phải cải thiện bằng chính nỗ lực bản thân.
- 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ CỦA VINAFOR VÀO THỊ TRƯỜNG EU 2.1. NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA V INAFOR (1) Tham gia xây d ựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành nghề; công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản, cơ khí lâm nghiệp, xây d ựng công trình lâm nghiệp, kinh doanh lâm sản trong nước, xuất nhập khẩu lâm sản, trồng rừng nguyên liệu công nghiệp. (2) Trực tiếp tổ chức sản xuất và kinh doanh các ngành nghề sau đây: -Trồng rừng nguyên liệu công nghiệp. - K hai thác, vận tải lâm sản. - Chế biến gỗ và nông-lâm sản. -Kinh doanh và xuất nhập khẩu lâm-nông sản, kể cả động vật, chim thú, cây cảnh… - Chế tạo, sửa chữa co khí bao gồm: máy lâm nghiệp, thiết bị nâng hạ, lắp ráp ô tô, xe máy và thiết bị điện theo sự phân công của Nhà nước. -Xây dựng công trình công nghiệp và dân d ụng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. - Du lịch lâm nghiệp bao gồm: khách sạn, lữ hành quốc tế và nội địa, vận chuyển khách du lịch và d ịch vụ du lịch.
- 20 Việc tận dụng năng lực hiện có của Tổng công ty để kinh doanh nhiều ngành nghề pahỉ theo đúng quy định của pháp luật, trên cơ sở bảo đảm phát triển các ngành khai thác, chế biến lâm sản, trồng rrừng nguyên liệu công nghiệp, chế tạo, sửa chữa máy lâm nghiệp, xây dựng công trình lâm nghiệp. (3) Thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ về những ngành nghề có lien quan đến kinh doanh sản xuất của Tổng công ty. (4) Đ ào tạo công nhân kỹ thuật theo kế hoạch nhà nước giao. (5) Liên doanh, lien kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển các ngành nghề được giao kinh doanh 2.2. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (TCTLNVN) có tên giao dịch quốc tế là: V IETNAM FOREST PRODUCTS CORPORATION Tên viết tắt:VINAFOR Q uy mô vốn: 1.036.364 triệu đồng Tổng số lao động: 11.163 lao động Trụ sở chính của Tổng công ty đặt tại: 127 Lò Đ úc, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Chi nhánh văn phòng đ ại diện của tổng công ty đặt tại 3 thành phố: 1. Thành phố Đ à N ẵng, Tỉnh Quảng Nam- Đ à N ẵng. 2. Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định. 3. Thành phố Hồ Chí Minh. Có tài kho ản Ngân hang đặt tại 4 ngân hang thương mại chính của Việt Nam. Tài khoản chính số: 001.100.0018506 tại ngân hàng Ngoại thương Việt N am(Vietcombank) Webside: www.vinafor@fpt.vn Đ iện thoại: (84.4)8219081 Fax: (84.4)8219087
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH XNK Cường Thịnh
61 p | 534 | 239
-
Luận văn: "Hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức (ViWelCo), thực trạng và giải pháp."
46 p | 468 | 189
-
Luận văn: " Hoạt động xuất khẩu và phân tích xuất khẩu "
105 p | 389 | 164
-
Luận văn : Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa tại công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Panga Mekong
75 p | 407 | 136
-
LUẬN VĂN: "HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN"
93 p | 196 | 61
-
Luận văn: Hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tổ chức lao động của công ty xây dựng số 7 thuộc tổng công ty xây dựng Vinaconex
32 p | 284 | 53
-
Luận văn: “Hoạt động xuất khẩu dệt may việt nam sang thị trường Hoa Kỳ
67 p | 152 | 45
-
Đề tài: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may Lê Trực
84 p | 165 | 45
-
Luận văn: Hoạt động xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam
80 p | 166 | 37
-
Luận văn "Một số giải pháp nhằm xúc tiến hoạt động xuất khẩu hàng hoá qua biên giới tỉnh Điện Biên của sở Thương mại - Du lịch Điện Biên"
61 p | 123 | 29
-
Luận văn: HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU, QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC GENERALEXIM
22 p | 119 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA
112 p | 31 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp và và tiền chất thuốc nổ của Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Vinacomin – MICCO: Thực trạng và giải pháp
102 p | 31 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Hoạt động xuất bản và phát hành sách của Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
115 p | 22 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Hoạt động xuất bản sách khoa học xã hội của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
115 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long đến năm 2020
123 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Hoạt động xuất bản sách lý luận chính trị của Nhà xuất bản Lý luận Chính trị Quốc gia từ năm 1993 đến năm 2006 - Thực trạng và giải pháp
139 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại địa bàn tỉnh Gia Lai
26 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn