intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

221
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phụ nữ chiếm trên 50% dân số và lao động xã hội, là lực lượng to lớn, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của nước ta. Họ với tư cách là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng cho đất nước các thế hệ công dân tiếp nối thực hiện sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Ngoài ra phụ nữ Việt Nam còn tham gia tích cực vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Phụ nữ Việt Nam có truyền thống vẻ vang, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nêu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay
  2. mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ chiếm trên 50% dân số và lao động xã hội, là lực lượng to lớn, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của nước ta. Họ với tư cách là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng cho đất nước các thế hệ công dân tiếp nối thực hiện sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Ngoài ra phụ nữ Việt Nam còn tham gia tích cực vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Phụ nữ Việt Nam có truyền thống vẻ vang, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nêu trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Phụ nữ Việt Nam lần thứ VIII: "Từ xưa đến nay, phụ nữ Việt Nam luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong quá trình hình thành cộng đồng dân tộc, trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước cũng như trong cuộc đời thường. Truyền thống và phẩm giá của phụ nữ nước ta được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là lòng yêu nước, tính nhân ái, đức hy sinh, trí thông minh. Tám chữ vàng "Anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang" mà Bác Hồ kính yêu và nhân dân ta trao tặng phụ nữ nước ta chính là sự đúc kết một cách sâu sắc truyền thống vẻ vang và phẩm giá cao đẹp đó" [93, 90-91]. Trong quá trình xây dựng CNXH, nhất là trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN hiện nay việc xây dựng đạo đức lành mạnh của xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Điều đó đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn vấn đề kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc nói chung và của người phụ nữ Việt Nam nói riêng, tạo điều kiện cho việc xây dựng chuẩn mực đạo đức mới phù hợp yêu cầu phát triển của xã hội. Đồng thời đó cũng là một nội dung quan trọng trong việc góp phần "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". Trong những năm đổi mới vừa qua vai trò của phụ nữ càng được khẳng định trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Song, do tác động của cơ chế thị trường, những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam bị giảm sút, bị xói mòn. Không ít chị em chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, thiếu tính nhân ái, sự thủy chung.
  3. Vì vậy, việc làm rõ vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay vừa cần thiết vừa cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước và của Kiên Giang nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài về truyền thống phụ nữ đã được đề cập đến dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau như: Một số bài đăng trên các tạp chí: Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Khoa học về phụ nữ. Một số tài liệu viết về truyền thống phụ nữ của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam biên soạn và truyền thống phụ nữ của một số tỉnh như: Truyền thống của phụ nữ tỉnh Kiên Giang qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ... Một số sách như: "Phụ nữ miền Nam" của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ biên soạn; "Mười năm tiến bộ của phụ nữ Việt Nam" (1985-1995) của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ biên soạn (Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 1997); "Phát huy tiềm năng kinh doanh của phụ nữ Việt Nam" do GS Lê Thi chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); "Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp" (Luận án PTS của Đặng Thị Linh, 1996). Tuy nhiên, vấn đề kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong tình hình hiện nay cần có những công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống hơn nữa. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài a) Mục đích của đề tài Trên cơ sở phân tích thực trạng của việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ (qua thực tế Kiên Giang), đề xuất một số giải pháp có tính định hướng nhằm phát huy có hiệu quả các giá trị đạo đức truyền thống ở người phụ nữ Kiên Giang hiện nay. b) Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện mục đích trên luận văn phải thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản sau:
  4. - Làm rõ các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam và tầm quan trọng, nội dung, yêu cầu của việc phát huy chúng trong tình hình hiện nay. - Phân tích thực trạng của việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống ở phụ nữ Kiên Giang; phân tích những nguyên nhân của thực trạng đó; từ đó rút ra những vấn đề cần giải quyết để thực hiện kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống ở phụ nữ. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả các giá trị đạo đức truyền thống ở phụ nữ Kiên Giang. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài a) Đối tượng - Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ trong đề tài này muốn đề cập đến mặt tích cực. - Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ trong luận văn này được hiểu là giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc nhưng được biểu hiện đặc thù ở phụ nữ, do đó nó trở thành truyền thống của phụ nữ. b) Phạm vi Đề tài này nghiên cứu chủ yếu là thực tế Kiên Giang, đồng thời có nghiên cứu tài liệu của những công trình nghiên cứu khác. 5. Đóng góp của đề tài - Khái quát nêu lên những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam cần được kế thừa và phát huy. - Đề xuất những và giải pháp có tính định hướng để kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong việc xây dựng người phụ nữ mới ở Kiên Giang ngày nay. 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng, Nhà nước về con người, đạo đức nhất là về những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ở phụ nữ cùng
  5. việc kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ở phụ nữ là cơ sở lý luận trực tiếp của luận văn này. - Luận văn sử dụng những phương pháp: lôgíc và lịch sử, trừu trượng và cụ thể, phân tích và tổng hợp; trong đó những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về kế thừa, phát huy đạo đức là tư tưởng quán xuyến toàn bộ luận văn này. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phương pháp điều tra xã hội học, những số liệu của Đảng và Nhà nước đã được công bố. 7. ý nghĩa của luận văn - Với kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương của tỉnh Kiên Giang trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát huy đạo đức truyền thống dân tộc ở phụ nữ địa phương. - Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy và học tập về đạo đức truyền thống dân tộc ở phụ nữ. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 2 chương, 4 tiết. Chương 1 những Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam và yêu cầu kế thừa, phát huy chúng trong giai đoạn hiện nay 1.1. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc của phụ nữ Việt Nam 1.1.1. Truyền thống đạo đức dân tộc Trong truyền thống của dân tộc có những truyền thống tốt và những truyền thống không tốt. Những truyền thống tốt phù hợp với sự phát triển của lịch sử dân tộc được gọi là những giá trị truyền thống. Trong đó những giá trị đạo đức truyền thống (GTĐĐTT) đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Giá trị có thể được hiểu là: "Những thành
  6. tựu của con người góp vào sự phát triển đi lên của lịch sử xã hội, phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc của con người xã hội. Giá trị vì thế được xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm qua thực tiễn" [25, 16]. Giá trị đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó là cái con người dựa vào để xác định mục đích, phương hướng cho hoạt động của mình, là cái mà con người mong muốn được theo đuổi. Giá trị là cơ sở đánh giá thái độ, hành vi đúng, sai, nên có và không nên có của con người. Giá trị là cơ sở của các chuẩn mực, quy tắc xác định cách thức hành động của con người. Cách thức và hành động xã hội được chỉ đạo bởi các giá trị - Người ta dựa vào giá trị được xã hội chấp nhận để lựa chọn cách thức suy nghĩ và hành động phù hợp nhất. Các giá trị, nhất là các giá trị chung, phổ biến được coi như phương tiện cơ bản để tạo nên sự liên kết, hợp tác mọi thành viên trong nhóm, cộng đồng. Bất kỳ một chế độ xã hội nào cũng được tổ chức trên cơ sở những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định. Trong việc nghiên cứu giá trị, do những mục đích cụ thể khác nhau người ta thường phân loại giá trị theo cách khác nhau. ở cấp độ chung nhất, người ta phân biệt: giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị tinh thần được chia thành các loại giá trị cơ bản như: giá trị khoa học, giá trị đạo đức (GTĐĐ), giá trị thẩm mỹ, giá trị chính trị. Trong đó GTĐĐ gắn với nhu cầu điều chỉnh quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo hướng tạo nên sự thống nhất hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Có thể nói: "Giá trị đạo đức là những thái độ và hành vi được con người lựa chọn, được đánh giá là có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương. GTĐĐ vì thế có ý nghĩa thiết yếu đối với đời sống xã hội" [25, 51]. Mỗi dân tộc đều có truyền thống của mình do lịch sử để lại. Truyền thống là điều kiện để duy trì và phát triển cuộc sống. Nó là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử của mỗi dân tộc. Từng dân tộc khác nhau có truyền thống khác nhau, cùng một dân tộc qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau truyền thống cũng biểu hiện và có cách lý giải khác nhau. Nói đến GTĐĐTT của dân tộc ta là nói đến đặc thù của đạo đức Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp đã hình thành và được bảo tồn cho đến thời điểm hiện đại. Đó
  7. là các giá trị nhân văn mang tính cộng đồng, tính ổn định tương đối, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện trong các chuẩn mực mang tính phổ biến có tác dụng điều chỉnh hành vi cá nhân, giữa cá nhân và xã hội. GTĐĐTT là bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc ta. Trong hệ giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, các GTĐĐ chiếm vị trí nổi bật, tạo nên cốt lõi của nó. Khi bàn về giá trị truyền thống giáo sư Trần Văn Giàu định nghĩa: "Giá trị truyền thống của một dân tộc là những nguyên lý đạo đức lớn (người trích nhấn mạnh) mà con người trong nước thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử đều dựa vào để phân biệt phải trái để nhận định nên chăng nhằm xây dựng độc lập, tự do và tiến bộ của dân tộc đó. Cũng là những nguyên lý đạo đức sâu xa của mỗi người trong nước khiến họ tự nhiên phản ứng đúng với lẽ phải; đúng với quyền lợi và danh dự dân tộc khi phải đụng chạm đến một sự cố nào đấy" [14, 61]. Và ông cho rằng, GTĐĐTT của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa [14, 108]. Giáo sư Vũ Khiêu cho rằng: Trong những truyền thống quý báu của dân tộc, nổi bật nhất là truyền thống đạo đức (Người trích nhấn mạnh) và khẳng định truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo; tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc [14, 74-86]. Theo Giáo sư Nguyễn Hồng Phong thì tính cách dân tộc gần như là tất cả nội dung của GTĐĐTT bao gồm: tính tập thể - cộng đồng; trọng đạo đức; cần kiệm, giản dị, thực tiễn; tinh thần yêu nước bất khuất và lòng yêu chuộng hòa bình, nhân đạo, lạc quan [62]. Kết quả nghiên cứu của chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước: con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội (KX. 07) cũng đã khẳng định: cốt lõi của các giá trị truyền thống là đạo đức, phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam bao gồm: tinh thần yêu nước, vì nghĩa, lòng thương người [58, 32-34]. Những GTĐĐ tinh thần truyền thống dân tộc được nói đến khá nhiều trong các văn kiện của Đảng. Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về: "Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay" ghi rõ: "Những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của dân tộc Việt
  8. Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý "thương người như thể thương thân", đức tính cần cù, vượt khó sáng tạo trong lao động" [57, 19]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã khẳng định: "Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống" [92, 56]. Qua các tư liệu nêu trên có thể rút ra một số nhận xét: - Trong hệ thống giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, GTĐĐ chiếm vị trí ưu trội so với các giá trị truyền thống dân tộc ta nói chung. Dù có những kết luận khác nhau nhưng trong các GTĐĐTT, chủ nghĩa yêu nước được khẳng định là giá trị cốt lõi, giá định hướng các giá trị khác. - Một số phẩm chất đạo đức phổ biến của con người Việt Nam như: đức tính cần cù, thông minh sáng tạo, lòng nhân ái, tinh thần lạc quan, ý thức cộng đồng sâu sắc... đã được đề cập và coi đó là những GTĐĐTT quý báu của dân tộc ta. Dựa vào cách tiếp cận giá trị, GTĐĐ và quan điểm của Đảng ta cũng như các nhà khoa học có thể khẳng định các GTĐĐTT cơ bản của dân tộc ta bao gồm: . Chủ nghĩa yêu nước. . Lòng nhân ái. . Tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng sâu sắc. . Cần cù và tiết kiệm. . Tính khiêm tốn, trung thực, giản dị, lạc quan, thủy chung. Trong những giá trị truyền thống ấy, chủ nghĩa yêu nước là "động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống GTĐĐ của dân tộc ta" [25, 74].
  9. Yêu nước là tình cảm thiêng liêng của nhân dân ta từ xưa đến nay. Truyền thống yêu nước được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc và thể hiện nổi bật trong đấu tranh giữ nước chống giặc ngoại xâm. Chính lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc đã giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" [46, 171]. Chủ nghĩa yêu nước là "sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại". Hình thành sớm, được thử thách và khẳng định qua bao thăng trầm của lịch sử, được bổ sung và phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, chủ nghĩa yêu nước là một trong những giá trị cao quý bền vững nhất của dân tộc ta. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với lòng thương yêu và quý trọng con người, nhất là người lao động. Lòng thương người của ông cha ta có nguồn gốc sâu xa từ trong sinh hoạt công xã, nông thôn, chế độ ruộng công, làng cùng họ từ đời cộng đồng nguyên thủy và được củng cố, phát triển qua quá trình chung lưng khai phá giang sơn, giữ gìn đất nước. Lòng thương người là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nó gắn liền với tinh thần chiến đấu anh dũng chống ngoại xâm cứu dân, cứu nước, chống lại mọi bất công, chà đạp lên cuộc sống con người. Nó thấm nhuần tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa người và người trong sản xuất, chiến đấu, trong sinh hoạt thường ngày và lòng yêu chuộng hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, lạc quan tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân và tiền đồ tươi sáng của dân tộc. Đúng như Đại hội lần thứ V Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Người Việt Nam vốn có lòng yêu nước thiết tha, có tinh thần dân chủ bình đẳng trong quan hệ giữa người với người, "thương nước - thương nhà, thương người - thương mình" là truyền thống đậm đà của nhân dân ta" [89].
  10. Truyền thống thương người của dân tộc Việt Nam được kết tinh cao đẹp trong con người, cuộc đời và đạo đức Hồ Chí Minh. Người là biểu tượng sáng chói về lòng nhân ái cho dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới noi theo. Vì thương nước, thương dân, thương mình mà Bác đi tìm đường cứu nước, trải qua bao gian truân thử thách, vào tù ra tội cũng vì yêu thương con người. Bác nói: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" [44, 161]. Từ ngày có Đảng đến nay, truyền thống yêu nước và dân chủ của nhân dân ta được nâng lên một trình độ mới và phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Lòng yêu nước, thương người là cơ sở sâu xa và bền vững của chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa của chúng ta ngày nay. ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết là một xu thế chủ đạo hợp thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Nhờ đoàn kết cha ông ta tạo nên sức mạnh của cộng đồng dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng gắn bó chặt chẽ với nhau, vừa là nhân vừa là quả của nhau, kết thành một khối thống nhất bền vững, nó cũng là một trong những chuẩn mực đạo lý của người Việt Nam. ý thức cộng đồng, tinh thần dân tộc của nhân dân ta là một điểm tựa tinh thần vững chắc, một động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta. Bác Hồ đã khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công" [47, 350]. Trước lúc đi xa Người còn khẳng định: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta" và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên"... cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình" [49, 510]. Cần cù và tiết kiệm là một GTĐĐTT có từ bao đời của nhân dân ta. Nó là một nhân tố cơ bản vừa là điều kiện đảm bảo nhu cầu sống của con người, vừa là sự thể hiện ý thức trách nhiệm của người Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của mình, tất cả những thành quả vật chất và tinh thần mà cha ông ta để lại cho đến ngày nay đều gắn liền với truyền thống cần kiệm đó.
  11. Ngoài những giá trị đã nêu trên còn những đức tính phổ biến hợp thành hệ thống GTĐĐ dân tộc: khiêm tốn, giản dị, trung thực, lạc quan và chung thủy. Người Việt Nam khiêm tốn nhưng không hạ thấp mình; giản dị nên ghét thói xa hoa, cầu kỳ; trung thực nên ghét người "đâm bị thóc, thọc bị gạo", ăn nói hai lời; lạc quan nên không chùn bước trước mọi khó khăn thử thách của lịch sử; thủy chung nên ghét kẻ "lá mặt, lá trái", "xa mặt cách lòng". Khiêm tốn, giản dị, trung thực, lạc quan và thủy chung là những phẩm chất đạo đức cần phải có, là một trong những GTĐĐ của dân tộc và con người Việt Nam, một trong những định hướng giá trị thuộc về lối sống nếu ai làm trái sẽ bị xã hội lên án và phê phán. Thật vậy, Bác Hồ của chúng ta đã dẫn lời của Dơ pu Puốc vin trong "Đây công lý" của thực dân Pháp ở Đông Dương như sau: "Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, thờ kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, thương yêu giống nòi, tôn trọng lẽ phải, ghét xa hoa, không ham tiền tài, khinh vũ lực, không sợ gian khổ hy sinh... đó là đặc điểm về bản tính của người Việt Nam được hình thành từ bao thế hệ, những thế hệ luôn cố gắng thực hiện đạo đức ấy một cách thành kính. Người Việt Nam bình thường mà ta gặp ở bất kỳ ở đâu cũng đều như vậy cả" [29, 265]. 1.1.2. Những nhân tố quy định đặc điểm đạo đức của người phụ nữ Việt Nam Đạo đức phụ nữ Việt Nam không tách rời những GTĐĐTT của dân tộc Việt Nam. Nhưng đạo đức truyền thống của dân tộc được biểu hiện đặc thù ở người phụ nữ; điều đó được cắt nghĩa bởi toàn bộ điều kiện sinh hoạt xã hội của họ. * Vai trò của phụ nữ trong sản xuất Sản xuất vật chất là cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người; trong đó phụ nữ đóng vai trò to lớn. Thuở sơ khai ban đầu, người ta cùng lao động chung: cùng sản xuất, hái lượm; nhưng săn bắt với kỹ thuật nguyên thủy không phù hợp với phụ nữ. Sự phân công lao động theo giới tính phát sinh và phát triển dần trong bày người nguyên thủy. Đó là một cơ sở để xuất hiện và tồn tại chế độ mẫu quyền.
  12. Kinh tế hái lượm do những người phụ nữ phụ trách, đảm nhiệm một nguồn thức ăn thường xuyên và quan trọng về số lượng cho các tập đoàn người nguyên thủy. Đồng thời họ còn có vai trò quan trọng trong việc phát sinh nghề đánh cá, nghề chăn nuôi, nghề gốm và nghề nông nguyên thủy. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh Việt Nam là một trong những nơi có nghề trồng lúa nước sớm nhất. Khác với hái lượm, nền nông nghiệp nguyên thủy là một nền kinh tế sản xuất, cung cấp nguồn thức ăn thường xuyên và ổn định cho con người. Dưới con mắt và bàn tay chăm sóc, đảm nhiệm của người phụ nữ nguyên thủy nông nghiệp dần dần phát triển. Và trong khi nâng cao toàn bộ nền kinh tế nguyên thủy, văn hóa nguyên thủy, con người nguyên thủy, nó cũng nâng cao vai trò, địa vị của người phụ nữ lên. ở thời đại đá mới, cùng với sự xuất hiện và phát triển nông nghiệp, chế độ mẫu quyền đi tới giai đoạn phát triển cực thịnh. Trong thời đại phong kiến vai trò của người phụ nữ Việt Nam càng quan trọng hơn trong nền kinh tế nông nghiệp. Trồng lúa nước là một hoạt động sản xuất bao gồm nhiều lao động liên hoàn, phức tạp, đòi hỏi nhiều nhân công, nhân lực, trong đó có những công việc đòi hỏi sự mềm mại, dẻo dai cần cù, tỉ mỉ đặc biệt. Thể chất và thiên tính của người phụ nữ có thể đáp ứng với những khâu lao động nông nghiệp trồng lúa đó. Những hoạt động sản xuất và trồng trọt, từ việc vỡ đất đến việc đặt cây, gieo, tỉa, chăm sóc và thu hoạch cũng có thể thích hợp với những bản năng về mặt lao động của phụ nữ. Thêm vào đó, đất nước luôn luôn bị giặc ngoại xâm, phần lớn đàn ông đi đánh giặc bỏ ruộng đất, cày bừa lại cho phụ nữ. Sức lao động tập trung vào các công trình quốc phòng và dân dụng, hoặc vào các công trình xa xỉ của bọn thống trị liên tục trong bốn nghìn năm cũ, đều khiến cho xã hội nông thôn mất đi một nguồn nhân công nông nghiệp lớn của nam giới. Ngoài ra, cũng phải kể đến hiện tượng, từ thế kỷ XI trở đi, xuất hiện ngày càng đông đảo những học trò, nho sĩ, quan lại nói chung có tư tưởng coi khinh việc chân lấm tay bùn. Trong hoàn cảnh rất đông những người thân thuộc trở nên xa rời sản xuất như thế, tất nhiên, người phụ nữ phải đảm đang gánh vác công việc sản xuất. Như thế là trong điều kiện của lịch sử hàng nghìn năm cũ, ngoài nhu cầu lớn về nhân công mà bản thân việc trồng lúa nước yêu cầu, còn có những nguyên nhân xã hội đòi
  13. hỏi người phụ nữ phải tích cực tham gia vào những khâu quan trọng, chủ yếu của nền sản xuất nông nghiệp. Sẵn có truyền thống cần cù, đảm đang sáng tạo trong sản xuất thời nguyên thủy - một truyền thống không đứt đoạn, do đặc điểm kéo dài thời gian quá độ từ chế độ mẫu quyền sang xã hội phụ quyền ở buổi đầu lịch sử có giai cấp - người phụ nữ Việt Nam trong thời đại các xã hội có giai cấp cũ đã kế thừa và phát huy truyền thống của mình, để liên tục đảm đang việc sản xuất nông nghiệp trong những điều kiện và hoàn cảnh mới, trên những nhu cầu và đòi hỏi mới của lịch sử. Sự tham gia tích cực của người phụ nữ vào nền kinh tế nông nghiệp cũng đồng thời biểu lộ và chứng minh những phẩm chất tinh thần của họ. Sẵn sàng gánh vác công việc chung, sẵn sàng vì mọi người mà làm việc, đây là điểm nhận thấy đầu tiên trong đức tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, vì họ tham gia tích cực vào lao động sản xuất trong các xã hội cũ. Chính vì tinh thần làm chủ và ý thức cộng đồng như thế, mà các thế hệ phụ nữ Việt Nam xưa đã biểu lộ một tinh thần dũng cảm tuyệt vời trong khi đảm nhiệm những công việc lao động sản xuất của mình. Dũng cảm trong ý thức quyết vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp, hoàn cảnh chật hẹp, mà lễ giáo xã hội có giai cấp trước đây đã quy định cho chức phận chủ yếu của họ. Dũng cảm ở chỗ năm này qua năm khác, ngày này qua ngày khác, đương đầu với nắng mưa, sương giá, nóng nực, bùn lầy, biến khó khăn vất vả thành niềm vui. Bên cạnh tinh thần dũng cảm đó là tinh thần cần cù nhẫn nại được hình thành từ trong những điều kiện sản xuất khó nhọc. Chính nhờ tinh thần cần cù nhẫn nại đó mà người phụ nữ có vai trò quan trọng đặc biệt trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Như vậy, qua việc thực hiện vai trò quan trọng của người phụ nữ Việt Nam trong nền sản xuất nông nghiệp theo chiều dài lịch sử, hình thành ở họ những đức tính truyền thống quý báu: Dũng cảm, đảm đang, sáng tạo và cần cù nhẫn nại. * Vai trò của phụ nữ trong việc gánh vác công việc gia đình. Ngoài vai trò quan trọng của phụ nữ trong sản xuất, phụ nữ còn có vai trò thiêng liêng không thể thiếu được đó là vai trò gánh vác công việc gia đình. Bất luận trước khi có sự phân công giữa nam giới và nữ giới về mặt kinh tế, trước khi có sự phân công lao động theo giới tính thì đã có sự phân công giữa nam giới và nữ giới về
  14. mặt sinh con đẻ cái, điều mà Mác và Ăngghen đã gọi là "sự phân công đầu tiên". "Sự phân công đầu tiên là sự phân công giữa đàn ông và đàn bà trong việc sinh con đẻ cái" [38, 94]. Chức năng sinh đẻ và nuôi dạy con cái là chức năng mà người phụ nữ đã đảm nhiệm trong những điều kiện sinh tồn hết sức gay go, căng thẳng của người nguyên thủy. Họ vẫn phải thường xuyên lao động sản xuất, đảm nhiệm chức năng kinh tế ở những lĩnh vực quan trọng nhất, đồng thời gánh vác cả chức năng sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Người phụ nữ nguyên thủy đã làm nhiệm vụ sinh đẻ và nuôi dạy con cái, trong điều kiện của xã hội nguyên thủy, với một tinh thần tận tụy khôn cùng và lòng yêu thương vô hạn, chăm sóc trẻ nhỏ là nhiệm vụ của tập thể phụ nữ trong xã hội nguyên thủy. Cùng với việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái, phụ nữ nguyên thủy cũng cáng đáng luôn cả những công việc trong nhà. Trước hết là sửa sang nơi ăn chốn ở, chế biến, phân chia và dự trữ thức ăn. Công việc trong nhà mà người phụ nữ nguyên thủy phải chăm lo, còn gồm nhiều hình thức lao động sản xuất, gộp lại thành một ngành kinh tế riêng, gọi là kinh tế gia đình. Đó là các nghề đan lát tre mây, chế biến vỏ cây và đồ da, khâu vá may mặc, chế tạo đồ gốm và về sau này kéo sợi, dệt vải... Những nghề sản xuất trong nhà này có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nguyên thủy. Nó cung cấp những nhu cầu vật dụng quan trọng cho xã hội nguyên thủy, và làm cho đời sống con người nguyên thủy thêm phong phú, nền văn minh đầu tiên của loài người dần dần tiến bộ. Chức năng sinh đẻ và nuôi dạy con cái cùng những công việc trong nhà của người phụ nữ nguyên thủy rõ ràng là mang tính chất xã hội. Nó là một trong những cơ sở quan trọng để nâng cao vai trò và địa vị của người phụ nữ trong xã hội mẫu quyền. Trong xã hội phong kiến, các gia đình Việt Nam xưa, thời gian từ tấm bé đến khi trưởng thành người phụ nữ phải thực hiện những nghĩa vụ và trách nhiệm của con người. ở đây có những nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cha mẹ - và họ hàng thân thuộc. Ngay từ thời gian rất sớm, đứa con gái đã được giao phó những công việc theo hướng chức nghiệp chủ yếu của cả một đời người phụ nữ "gái thì giữ việc trong nhà": lên năm, lên bảy - quét nhà, rửa bát; lên bảy lên tám - đun nước, trông em; lên chín lên mười - nấu cơm, thổi cám... Lớn lên chút nữa, các cô gái nhỏ bắt đầu được giao phó những công việc quan trọng hơn. Ngoài việc tập tành quán xuyến tất cả mọi việc trong nhà, còn
  15. phải tham gia sản xuất: hoặc làm ruộng, hoặc làm một nghề thủ công, chủ yếu là nghề dệt, hoặc là buôn bán nhỏ. Đây là thời kỳ cô gái dốc sức "làm giàu cho cha" và sửa soạn "làm dâu nhà người". Rời nhà cha mẹ để về ở nhà chồng, thời gian này người phụ nữ phải vừa tiếp tục làm nghĩa vụ và trách nhiệm của người con trong gia đình mới, vừa nhận thêm nghĩa vụ và trách nhiệm của người vợ. Vì vậy, người phụ nữ phải có rất nhiều nghị lực và khả năng mới làm tròn được nghĩa vụ và trách nhiệm nặng nề. Người phụ nữ phải quán xuyến toàn bộ công việc trong nhà của gia đình chồng, vừa tham gia sản xuất vừa phải kín đáo chăm sóc và phục vụ người chồng của mình. Khi đã sinh con đẻ cái ra "ở riêng", người phụ nữ có một gia đình của mình. Từ đây, cho đến lúc về già, nhắm mắt, người phụ nữ chủ yếu làm nghĩa vụ và trách nhiệm của người vợ, người mẹ. Vai trò của người phụ nữ bấy giờ chính thức là vai trò của một người "nội tướng". Ngoài việc cùng với chồng lao động sản xuất để bảo đảm kinh kế cho gia đình, người phụ nữ còn phải quán xuyến hầu hết công việc trong nhà mình: cơm nước, chợ búa, tiền nong, củi lửa, dầu đèn, quần áo, gà lợn, vườn tược... Là mẹ của một đàn con, việc sinh đẻ, nuôi dạy, gây dựng cho con cái tới khi trưởng thành là việc mà người phụ nữ xưa độc lực đảm nhiệm. Nên dân gian có câu "con hư tại mẹ cháu hư tại bà". Là một người vợ, gắn bó chữ tình với chữ nghĩa, người phụ nữ xưa, ngoài nghĩa vụ đối với bản thân người chồng, còn gánh vác luôn cả phần nghĩa vụ của người chồng đối với gia đình và xã hội. "Lấy gì đóng góp cho chồng Lấy gì giỗ chạp thổ công, ông bà Lấy gì nuôi mẹ nuôi cha Lấy gì thu xếp việc nhà chàng ơi Lấy gì cho ngựa cho voi Lấy gì đóng góp như đôi láng giềng". Đây là nỗi lo toan quán xuyến trong suốt đời làm vợ của người phụ nữ xưa. Nghĩa vụ và trách nhiệm làm con, làm vợ, làm mẹ qua suốt một đời người phụ nữ trong gia đình xưa, thật nặng nề, người phụ nữ giữ một vai trò rõ ràng là trung tâm, là linh hồn chủ
  16. đạo của các gia đình. Nguyên nhân đưa đến thực tế đó là do những mầm mống tốt đẹp gây dựng được từ thuở nguyên sơ, khi những người phụ nữ đảm đang quán xuyến những "việc trong nhà" ở xã hội thị tộc, vẫn tiếp nối sang thời đại các xã hội có giai cấp. Mặt khác, ở các xã hội này, như đã thấy, sự vắng nhà của người đàn ông đi chiến đấu, đi làm công việc xã hội v.v... là hiện tượng thường xuyên. Trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng lại phổ biến của lịch sử ấy, nếu không muốn quỵ xuống vì yếu đuối, bất lực, thì phải mạnh mẽ vươn lên. Chính vì đã chọn lấy con đường thứ hai mà các thế hệ phụ nữ xưa, sẵn cái nền móng thuận lợi từ thuở ban đầu, đã đứng ra gánh vác lấy gia đình của mình. Trong khi làm nhiệm vụ đó, họ đã kế thừa và làm nảy sinh, phát triển những đức tính truyền thống tốt đẹp. Đức tính quí báu đầu tiên, quán xuyến trong suốt các thế kỷ gánh vác gia đình của người phụ nữ xưa là tinh thần đảm đang tuyệt với của họ. Đảm đang trước hết bởi khối lượng công việc rất lớn và vô cùng phức tạp mà người phụ nữ xưa phải tự lo toan, định liệu. Đảm đang còn bởi cái khối lượng "công việc trong nhà" bề bộn phức tạp đó lại đã được người phụ nữ Việt Nam xưa gánh vác trong hoàn cảnh rất khó khăn. Trong tình hình nghèo khó chung của các xã hội có giai cấp cũ, "cái khó bó cái khôn", người phụ nữ đã phải rất tích cực "giật gấu vá vai" để đảm nhiệm chức năng "nội tướng" của mình. Có nguồn gốc từ một nền kinh tế hái lượm xa xưa, sự "tần tảo" rất nhanh chóng trở thành quen thuộc đối với người phụ nữ Việt Nam. Tần tảo là đức tính đi kèm với tinh thần đảm đang của các thế hệ phụ nữ Việt Nam xưa, chịu thương chịu khó, sớm tối lam làm, suốt đời cần kiệm để gánh vác gia đình. Để có thể đảm đang một khối lượng công việc lớn và phức tạp, người phụ nữ xưa còn rất khéo léo và thông minh, có đầu óc thực tiễn, biết tính toán căn cơ, khéo chân khéo tay. Trong suốt các thế kỷ của các xã hội có giai cấp ngày xưa, các thế hệ phụ nữ Việt Nam còn biểu lộ rất rõ đức tính trung hậu cao quý. Người phụ nữ Việt Nam là những người vốn sẵn có những tình cảm trong sáng và thắm thiết: Đó là lòng trung thành trọn vẹn, thủy chung như nhất. "Yêu anh cốt rũ xương mòn
  17. Yêu anh đến thác vẫn còn yêu anh Đặc biệt là tinh thần quên mình vì những người thân yêu. "Có con phải khổ vì con Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng". Trong khi nêu tấm gương sáng về lòng vị tha, tinh thần hy sinh như thế người phụ nữ Việt Nam xưa cũng biểu lộ những đức tính khiêm tốn, giản dị. Người phụ nữ có mặt ở khắp mọi nơi, mọi việc trong gia đình, nhưng về mặt quyền lợi lại dường như vắng mặt, không tồn tại trong gia đình, không bao giờ đòi hỏi cho mình điều gì. Tính khiêm nhường, lòng vị tha, đức hy sinh và lòng yêu thương rộng lớn của người phụ nữ xưa có một vị trí rất đặc biệt giữa chồng con họ. Người chồng gọi vợ là "nội tướng". Người ngoài khẳng định "lệnh ông không bằng cồng bà". Và dân tộc thì trong khi xây dựng hình tượng anh hùng đầu tiên của mình về Thánh Gióng, cũng kèm ngay hình tượng của bà mẹ Gióng; bà mẹ biết bao tháng ngày mang nặng đẻ đau, chịu đựng biết bao khổ nhọc, cho đến lúc tự tay mình mở đường cho con đi cứu nước. Chịu đựng biết bao vất vả, khó nhọc, gian truân, để thực hiện vai trò, nhiệm vụ thiêng liêng của người phụ nữ trong gia đình qua các thời đại, đã hình thành ở người phụ nữ Việt Nam xưa những đức tính truyền thống cao đẹp: Trung hậu, đảm đang, tần tảo, khiêm tốn, giản dị, giàu lòng vị tha, đức hy sinh. * Vai trò đảm nhiệm công việc xã hội: Ngoài vai trò lao động sản xuất, gánh vác công việc gia đình, phụ nữ Việt Nam xưa còn có vai trò đảm nhiệm công việc xã hội. Địa vị xã hội của người phụ nữ ở thời đại chế độ mẫu quyền thể hiện ở địa vị của họ trong các gia tộc và thị tộc mẫu hệ - tế bào cơ bản và tổ chức phổ biến của xã hội mẫu quyền. Một người đàn bà cao tuổi nhất đứng đầu một gia tộc mẫu hệ. Người nữ tộc trưởng này điều khiển mọi việc sản xuất trong gia tộc. Và thường cũng là người giữ ngọn lửa bếp chính và trông nom việc chuẩn bị thức ăn chung cho cả gia tộc, tập trung sản phẩm lao động của mọi người trong gia tộc rồi phân chia cho họ theo nguyên tắc tập thể.
  18. Người nữ tộc trưởng còn đứng ra phân xử hoặc hòa giải các vấn đề trong gia tộc, đứng đầu các lễ nghi tôn giáo, tổ chức các hội vui... Truyền thống đảm nhiệm công việc xã hội của phụ nữ ở chế độ mẫu quyền, qua nhiều thời đại vẫn được phát huy, nhất là trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Cho nên, khi đất nước bị nạn ngoại xâm đe dọa, khi đất nước đứng lên chống bọn thống trị giành lấy quyền sống, người phụ nữ xưa đã dứt khoát biểu thị thái độ của mình: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Trong thời gian đô hộ nước ta, giặc Minh cũng đã mổ bụng đàn bà có thai, giết chết cả mẹ lẫn con, cắt tai đem nộp chủ tướng (năm 1409). Tướng giặc Trương Phụ đã bắt phụ nữ Việt Nam đưa về nước (năm 1414). Đấy là những tội ác "trời không dung đất không tha, thần và người đều căm giận" như lời dạy của Nguyễn Trãi đã viết ngày xưa. Trước tai họa trực tiếp đó, nếu không muốn cho giặc tiếp tục hoành hành, người phụ nữ xưa chỉ có con đường quyết liệt đấu tranh. Truyền thống đánh giặc của phụ nữ Việt Nam được khơi dậy từ rất sớm bởi những phụ nữ kiệt xuất hai Bà Trưng, Bà Triệu và sau này vẫn được phụ nữ trong hàng ngũ quý tộc cùng những phụ nữ bình thường từ thế hệ này qua thế hệ khác tiếp tục góp phần kế thừa làm cho truyền thống đánh giặc giữ nước quý báu đó được phát triển mạnh mẽ và liên tục. Trong truyền thống đánh giặc của người phụ nữ xưa, khí phách anh hùng cũng được biểu lộ ở tinh thần dũng cảm và ý chí bất khuất rất kiên cường trong chiến đấu. Những người vẫn bị coi là "chân yếu tay mềm" trang bị bằng những vũ khí tinh thần không gì sánh nổi là lòng yêu nước, chí anh hùng, đã trở nên mạnh mẽ để lập nên những kỳ tích làm rạng rỡ non sông. Qua hàng nghìn năm lịch sử, vai trò của phụ nữ trong sản xuất, trong gia đình và xã hội đã hun đúc nên những đức tính truyền thống cao đẹp: tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trung hậu đảm đang, anh hùng bất khuất kiên cường, tần tảo cần cù thông minh sáng tạo, nhẫn nại, khiêm tốn giản dị, giàu lòng vị tha, đức hy sinh... Những truyền thống quý báu đó là sức mạnh, là điểm tựa tinh thần để phụ nữ hiện đại vươn lên đáp ứng yêu cầu của lịch sử dân tộc.
  19. 1.1.3. Những giá trị đạo đức cơ bản của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dân tộc Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam đã tạo nên biết bao truyền thống tốt đẹp, trong đó những GTĐĐ là cơ bản. Trong thư gửi phụ nữ toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày phụ nữ quốc tế, Bác Hồ đã viết: "Phụ nữ Việt Nam sẵn có truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù. Trong kháng chiến, phụ nữ ta từ Bắc đến Nam đều hăng hái tham gia đánh giặc cứu nước" [84, 39]. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (họp phiên họp mở rộng), cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Lịch sử dân tộc ta từ xưa với tấm gương chói lọi của Bà Trưng, Bà Triệu, trải qua các chặng đường, luôn luôn sáng ngời hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, người sản xuất, người chiến sĩ, người vợ và người mẹ, biết bao dũng cảm và dịu hiền, biết bao vị tha và tần tảo" [10]. Tại Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần thứ VIII năm 1997, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã phát biểu: "Từ xưa đến nay, phụ nữ Việt Nam luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong quá trình hình thành cộng đồng dân tộc, trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước cũng như trong cuộc sống đời thường. Truyền thống và phẩm giá của phụ nữ nước ta được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là lòng yêu nước, tính nhân ái, đức hy sinh, trí thông minh, tiêu biểu cho nhân cách Việt Nam. Tám chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" mà Bác Hồ kính yêu và nhân dân trao tặng phụ nữ nước ta chính là sự đúc kết một cách sâu sắc truyền thống vẻ vang và phẩm giá cao đẹp đó" [92, 90-91]. Dựa vào cách tiếp cận xác định GTĐĐTT ở phần đầu và cách thể hiện của các nhà lãnh đạo về đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam có thể khẳng định các GTĐĐTT cơ bản của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử lâu dài của dân tộc là: - Yêu nước - Anh hùng, bất khuất - Trung hậu, đảm đang.
  20. Trong đó yêu nước là giá trị cao nhất, phổ biến nhất trong các GTĐĐTT của dân tộc Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng. Truyền thống yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến đương đại. Truyền thống yêu nước được hình thành rất sớm từ buổi đầu dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó của phụ nữ Việt Nam càng được phát huy mạnh mẽ trong quá trình cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Yêu nước thiết tha và sẵn sàng hy sinh vì nước, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã đem tinh thần truyền thống ấy phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. "Phụ nữ Việt Nam đã có mặt ngay từ đầu dưới ngọn cờ đấu tranh của Đảng đã sát cánh cùng nam giới chống đế quốc phong kiến, cung cấp cho phong trào nhiều chiến sĩ cách mạng ưu tú, ghi vào lịch sử đấu tranh của nhân dân ta tấm gương chói lọi của biết bao anh hùng liệt sĩ và trải qua bao chặng đường gian khổ, đã góp phần vẻ vang vào thành công của Cách mạng tháng Tám, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" [9]. Truyền thống nói chung, truyền thống đạo đức nói riêng của phụ nữ Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết bằng tám chữ vàng: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". * "Anh hùng, bất khuất" là những giá trị đạo đức cao cả của phụ nữ Việt Nam. Vì yêu nước nên ngay buổi đầu giữ nước, phụ nữ Việt Nam đã đứng lên chống giặc ngoại xâm, biểu lộ một tinh thần dũng cảm và ý chí bất khuất rất kiên cường trong chiến đấu, như Bà Trưng, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân... Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ cả hai miền Nam, Bắc siết chặt hàng ngũ thành một khối vững chắc, kề vai sát cánh trong nỗi thông cảm sâu sắc của những người ở tiền tuyến lớn và hậu phương lớn cùng chiến trường đánh Mỹ. ở tiền tuyến lớn, phụ nữ miền Nam đã nêu cao khí phách anh hùng bất khuất của mình qua mọi hình thức đấu tranh. Đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị, binh vận... lĩnh vực nào chị em cũng tỏ rõ tinh thần anh dũng, ý chí quật cường của người phụ nữ Việt Nam làm rạng rỡ thêm truyền thống anh hùng từ xa xưa của giới mình. Với những thử thách hết sức gay go và nặng nề, tiếp thu truyền thống của phụ nữ nghìn xưa của dân tộc, phụ nữ miền Nam còn rèn đúc thêm cho mình một bản lĩnh cao đẹp trong đấu tranh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2