Luận văn Thạc sĩ Triết học: Kế thừa và phát triển trong việc xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
lượt xem 20
download
Trên cơ sở phân tích làm rõ kế thừa và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá Việt Nam. Luận văn đề xuất những quan điểm, giải pháp vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Kế thừa và phát triển trong việc xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG NGỌC THẮNG Kế thừa và phát triển trong việc xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Luân HÀ NỘI - 2007
- MỤC LỤC Mở đầu 3 Chương 1. Quan điểm Hồ Chí Minh về sự cần thiết kế thừa và phát triển trong xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam 9 1.1. Kế thừa và phát triển trong phép biện chứng duy vật. 9 1.1.1. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về kế thừa và phát triển. 9 1.1.2. Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm triết học Mác - Lênin 12 về kế thừa và phát triển. 1.2. Khái niệm văn hoá và tính cần thiết kế thừa và phát triển trong 14 xây dựng nền văn hoá mới. 1.2.1.Khái niệm văn hoá. 14 1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính cần thiết kế thừa và phát triển văn hoá trong xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam. 17 Chương 2. Nội dung của sự kế thừa và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam 27 2.1. Một số giá trị cơ bản của truyền thống văn hóa dân tộc. 27 2.2. Những đặc trưng của văn hóa hiện đại 31 2.3. Kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tiếp thu những yếu tố tiên tiến của văn hoá thế giới trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh 34 Chương 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá trong điều kiện Việt Nam hiện nay 49 3.1. Xây dựng một nền văn hoá giàu bản sắc, mang đậm truyền thống dân tộc là nền tảng cơ bản. 49 3.1.1. Một nền văn hoá Việt Nam luôn nêu cao chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc. 49 3.1.2. Nền văn hoá biết tôn trọng đạo đức, đề cao vai trò giáo dục . 1
- bằng đạo đức. 51 3.1.3. Bảo tồn những giá trị nhân nghĩa nhân đạo trong truyền thống dân tộc. 55 3.1.4. Nêu cao truyền thống đoàn kết nhất trí trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ nền độc lập dân tộc. 57 3.2. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến hoà nhập với dòng chảy văn hoá nhân loại. 59 3.2.1. Xây dựng nền văn hoá lấy giá trị truyền thống làm nền tảng. 59 3.2.2. Biết học tập những giá trị tốt đẹp trong văn hoá nhân loại làm giàu cho nền văn hoá dân tộc. 62 3.2.3. Trong việc tiếp thu những giá trị tích cực cần phải loại trừ những yếu tố tiêu cực hoặc có ảnh hưởng không tốt với nền văn hoá Việt Nam. 64 3.2.4. Văn hoá Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho hành động. 66 Kết luận 70 Danh mục tài liệu tham khảo 72 . 2
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển bền vững từ lâu đã trở thành mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển của các quốc gia, dân tộc. Bên cạnh sự phát triển bền vững về môi trường sinh thái, phát triển bền vững về môi trường xã hội là một trong những nội dung và điều kiện cơ bản của phát triển xã hội bền vững. Trong đó, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển của quốc gia, dân tộc. Tăng trưởng kinh tế nhưng không giữ được văn hóa truyền thống là sự tăng trưởng mất gốc (rootless growth). Vì vậy, bề dày của văn hóa truyền thống được xem như là “sức bật”, động lực bên trong của sự phát triển. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, không thể thiếu trong chiến lược phát triển. Nhiệm vụ đó đã và đang được đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ và sâu rộng, trong bối cảnh đó tất yếu các nền văn hóa khác nhau có sự tiếp xúc biến đổi và được gọi là tiếp biến văn hóa (acculturation). Trong quá trình tiếp biến văn hóa ấy, tiếp thu một cách có chọn lọc những giá trị của các nền văn hóa khác nhưng phải giữ được những giá trị tích cực của văn hóa truyền thống là một bài toán khó, luôn thường trực trong tư duy, hoạch định đường lối chính sách phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng đằng sau những cuộc xâm lược là sự “xâm lăng” văn hóa. Trong những chiến thắng oai hùng của dân tộc trước quân xâm lược thì có một chiến thắng âm thầm, ít được nhắc tới đó là chiến thắng về mặt văn hóa và kết quả là văn hóa Việt Nam không những không bị đồng hoá mà trái lại vẫn đứng vững và ngày càng khẳng định một cách rõ nét bản sắc riêng của mình. . 3
- Thắng lợi đó là công lao của nhiều tầng lớp trong xã hội, trong đó phải nhắc đến vai trò chủ yếu, to lớn của các chí sỹ yêu nước; của các vị lãnh tụ trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Bề dày lịch sử của cuộc đấu tranh xây dựng và gìn giữ, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc ấy đã để lại cho chúng ta kho tàng các bài học kinh nghiệm quý báu. Vì vậy, nghiên cứu và khảo sát các bài học kinh nghiệm lịch sử nói chung và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm cần thiết, hữu ích cho việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Tuy vậy con đường giải phóng dân tộc của Người lại mang những đặc trưng riêng so với con đường giải phóng dân tộc của các nhà cách mạng khác. Một trong những nét đặc trưng đó là việc xây dựng và vận dụng sức mạnh của văn hoá dân tộc vào sự nghiệp cách mạng, góp phần giải phóng xã hội, giải phóng con người. Hồ Chí Minh với cách nhìn biện chứng sâu sắc đã nhìn thấy sức mạnh thực sự của văn hoá trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Văn hoá cũng giống như mạch nguồn đã chảy qua hàng ngàn năm lịch sử và từ đó tạo ra sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc. Kế thừa có chọn lọc những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại để xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc chính là để tăng cường sức mạnh nội sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chắc chắn đó là bài học vẫn còn nguyên giá trị cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng nền văn hoá Việt Nam, rút ra những bài học mang tính phương pháp luận là một việc làm cần thiết để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc . 4
- trong bối cảnh toàn cầu hoá, quốc tế hoá với mục tiêu xây dựng đất nước ta ngày càng ấm no, tự do, hạnh phúc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay trên lĩnh vực lý luận nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hóa nói riêng đã được khảo cứu trong nhiều công trình khác nhau. Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi xin điểm qua một số công trình tiêu biểu. Võ Nguyên Giáp trong tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” tập hợp, hệ thống hoá những luận điểm khoa học trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh. Công trình đã đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh trên nhiều khía cạnh khác nhau trong đó có tư tưởng về nhân văn, đạo đức và văn hoá của Hồ Chí Minh. Cuốn sách cho thấy rằng “tư tưởng Hồ Chí Minh là niềm tin, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là di dản vô cùng quý báu Người để lại cho Đảng ta, dân tộc ta.” [1, tr.11]. “Văn hoá Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm” của Trần Quốc Vượng là tập hợp những bài viết về văn hoá Việt Nam và về các danh nhân văn hoá trong đó có chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Trần Quốc Vượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là “biểu tượng và người mang chở những giá trị văn hoá Đông - Tây kim cổ” [21, tr.344]. “Bản sắc văn hoá Việt Nam” là tác phẩm tập hợp những bài viết của nhà nghiên cứu Phan Ngọc về văn hoá Việt Nam trong quá trình giao lưu văn hoá và bảo vệ, phát huy các giá trị văn hoá trong đời sống xã hội. Tác giả trong tác phẩm này đã có cách nhìn khá chính xác khi đánh giá tư tưởng Hồ Chí Minh đựoc nhìn nhận như là “đỉnh cao của văn hoá Việt Nam” [3, tr.79]. Nguyễn Trọng Chuẩn, trong tác phẩm “Một số vấn đề về triết học - con người và xã hội” có quan điểm khá tương đồng với UNESCO khi đánh giá về tư tưởng của Hồ Chí Minh nói chung, và tư tưởng về văn hoá nói riêng . 5
- của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh “đã có những đóng góp lớn lao cho văn hóa Việt Nam và văn hóa nhân loại” [4, tr.814] Phạm Minh Hạc trong bài “Phát triển văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại” thuộc “Tài liệu bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị” năm 1995 đã nhìn nhận tư tưởng Hồ Chí Minh như là “đỉnh cao mới của văn hoá và là hiện thân kết tinh truyền thống văn hoá Việt Nam” [8,tr.158]. Đỗ Huy trong “Nhận diện văn hóa Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỷ XX” đã có hệ thống các luận điểm khá chi tiết về văn hóa Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, những đóng góp của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam. Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ mang “tính giai cấp, dân tộc, nhân loại… văn hóa còn là kết tinh bản chất loài của con người vượt qua những giới hạn của các quan hệ lịch sử cụ thể” [11, tr.235]. Như vậy, các công trình khoa học trên đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa khá toàn diện và hệ thống. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một chuyên khảo, chuyên luận nào khai thác khía cạnh phương pháp biện chứng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Tiếp cận, khai thác tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng nền dân tộc ở khía cạnh phương pháp luận biện chứng là một công việc khó, đòi hỏi có sự tham gia đóng góp của nhiều công trình nghiên cứu. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung khai thác tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa dưới góc độ phương pháp luận phủ định biện chứng. Với lý do đó chúng tôi xác định đề tài nghiên cứu của mình là “Kế thừa và phát triển trong việc xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 6
- Mục tiêu: Trên cơ sở phân tích làm rõ kế thừa và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá Việt Nam. Luận văn đề xuất những quan điểm, giải pháp vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Nhiệm vụ: Để có thể đạt mục tiêu trên, luận văn giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Trình bày khái quát nguyên lý của triết học Mác - Lênin về phủ định biện chứng, ý nghĩa phương pháp luận của nó trong việc nhìn nhận, khảo cứu các quá trình phát triển nói chung và phát triển văn hóa nói riêng. - Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về kế thừa và phát huy giá trị tích cực của văn hoá truyền thống. - Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá tiên tiến trên thế giới. - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn xây dựng văn hoá Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá Việt Nam. - Đối tượng nghiên cứu của luận văn được khảo sát trong toàn bộ lịch sử của sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. 5. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở nghiên cứu - Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. - Luận văn cũng được thực hiện trên cơ sở kế thừa một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan. * Phương pháp nghiên cứu . 7
- - Luận văn được nghiên cứu và trình bày trên cơ sở phương pháp luận phép biện chứng duy vật, và một số phương pháp khác như phân tích - tổng hợp, lôgic - lịch sử. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học làm phong phú và làm rõ thêm những vấn đề phương pháp luận trong việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá Việt Nam. - Với việc làm rõ phương pháp luận phủ định biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh và xây dựng nền văn hóa Việt Nam, chắc chắn luận văn có nhưng gợi mở quan trọng cho việc hoạch định chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay. - Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong lĩnh vực tư tưởng Hồ Chí Minh. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: - Chương 1: Quan điểm Hồ Chí Minh về sự cần thiết kế thừa và phát triển trong xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam. - Chương 2: Nội dung kế thừa và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới - Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá trong điều kiện Việt Nam hiện nay . 8
- . 9
- Chương 1 QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ CẦN THIẾT KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ MỚI VIỆT NAM 1.1. Kế thừa và phát triển trong phép biện chứng duy vật 1.1.1. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về kế thừa và phát triển Phép biện chứng là tài sản vô cùng giá trị của triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung. Có thể nói phép biện chứng là linh hồn của triết học Mác - Lênin. Kế thừa phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin là một yêu cầu tất yếu nếu muốn trang bị cho mình một phương pháp luận khoa học. Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: “Toàn bộ quan điểm của Mác không phải là một học thuyết mà là một phương pháp, nó không đưa ra những giáo điều định sẵn mà là những điểm xuất phát cho việc nghiên cứu thêm và phương pháp cho việc nghiên cứu này” [17, tr.808]. Còn V.I. Lênin, người phát triển học thuyết C.Mác thì nhận định: “Những người Macxit chắc chắn là chỉ mượn của học thuyết Mác những phương pháp quí báu mà nếu không có thì không thể hiểu được những quan hệ xã hội”[34, tr.239] Thế giới không chỉ thống nhất ở tính vật chất mà còn thống nhất ở tính biện chứng vốn có của nó. Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển. Trong phép biện chứng có nhiều nội dung và khía cạnh khác nhau nhưng trong phạm vi luận văn chúng tôi chỉ đề cập đến khía cạnh kế thừa và phát triển cho phù hợp với phạm vi luận văn nghiên cứu. Sự vật hiện tượng trong thế giới có mối liên hệ, tác động lẫn nhau. Sự liên hệ, tác động đó là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. . 10
- Ph. Ăngghen khẳng định: “Tất cả thế giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập hợp các vật thể khăng khít với nhau… Việc các vật thể ấy đều có liên hệ với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động” [16, tr.230] “Vận động” không đồng nhất với “phát triển”. Sự vận động của sự vật hiện tượng đa dạng, phong phú, vô tận và có nhiều khuynh hướng,kết quả khác nhau. Vận động đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Đó là sự vận động theo hướng tiến lên và sự vận động theo hướng thụt lùi, đi xuống. Vận động có nhiều hình thức cơ bản và “đều do bản chất của những vật thể đang vận động mà ra” [14, tr.743]. Khái niệm “vận động” chỉ phản ánh sự biến đổi nói chung, còn khái niệm “phát triển” phản ánh tính chất, khuynh hướng tiến lên của sự biến đổi nói chung ấy. V.I. Lênin viết hai quan niệm cơ bản về sự phát triển (sự tiến hoá): “sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như là lặp lại và sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt đối lập… Với quan niệm thứ nhất về sự vận động, sự tự vận động, động lực của nó, nguồn gốc của nó, động cơ của nó nằm trong bóng tối…Với quan niệm thứ hai sự lưu ý chủ yếu lại hướng chính vào sự nhận thức nguồn gốc của tự vận động. Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô khan, quan niệm thứ hai là sinh động. Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìa khoá của sự tự vận động của tất cả mọi cái đang tồn tại, chỉ có nó mới cho ta chìa khoá của những bước nhảy vọt, của sự gián đoạn của tính phiến diện, sự chuyển hoá thành mặt đối lập, sự tiêu diệt cái cũ và nảy sinh cái mới. Theo quan điểm của V.I.Lênin nếu tất cả đều phát triển thì tức là tất cả đều chuyển hoá từ cái nọ sang cái kia, bởi vì như người ta đã biết, sự phát triển không phải là một sự . 11
- lớn lên, một sự tăng thêm… đã như vậy thì… phải hiểu một cách chính xác hơn sự tiến hoá là sự sinh ra và sự huỷ diệt của mọi vật, là những sự chuyển hoá lẫn nhau” [14, tr.270]. “Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể thực hiện được cũng chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại vừa ở nơi khác…Và sự nảy sinh thường xuyên và việc giải quyết đồng thời mâu thuẫn này - đó cũng chính là sự vận động…”. [14, tr.173]. Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Theo quan điểm đó phát triển chỉ bao quát xu hướng vận động đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Sự phát triển diễn ra không ngừng trong thế giới tự nhiên, trong xã hội và trong bản thân con người, trong tư duy. Đó là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng. Sự phát triển có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú. Mỗi sự vật lại có sự phát triển không giống nhau.Điều đó phụ thuộc vào không gian - thời gian khác nhau và những yếu tố tác động khác nhau. Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng luôn chịu sự tác động và diễn ra tuân theo quy luật khách quan. Phép biện chứng duy vật khách quan khái quát được ba quy luật của sự phát triển khách quan ấy. Phát triển có nguồn gốc, động lực từ sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Sự phát triển không phải do ý chí con người áp đặt mà có nguồn gốc từ những mâu thuẫn (kể cả mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài) của chính sự vật và hiện tượng. . 12
- Phát triển theo Từ điển Tiếng Việt là sự “Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”.[26, tr.769] Bên cạnh đó: “Kế thừa là thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy (cái có giá trị tinh thần)”[36, tr.486] Phát triển không chỉ đơn thuần là sự tăng lên về lượng hay sự tiến hóa mà phát triển là sự thống nhất giữa thay đổi về lượng và những bước nhảy vọt về chất. Do sự tác động của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất này, sự phát triển của sự vật, hiện tượng biểu hiện ra như một quá trình biện chứng thống nhất mang tính liên tục và đứt đoạn, giữa tiệm tiến và nhảy vọt. Đặc trưng quan trọng nữa của sự phát triển là sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Cái mới ra đời không phải là sự đoạn tuyệt hoàn toàn với cái cũ mà nó luôn kế thừa một cách có chọn lọc những yếu tố tích cực của cái cũ, cải tạo nó cho phù hợp với cái mới. Nói cách khác, phát triển luôn chịu sự chi phối của quy luật phủ định biện chứng. Quá trình kế thừa cho thấy sự khẳng định những mặt tốt và những mặt tích cực, đồng thời phủ định những mặt tiêu cực, lạc hậu. Kế thừa chính là sợi dây liên hệ giữa cái cũ và cái mới, sự vật cũ và sự vật mới, khẳng định và phủ định, quá khứ với hiện thực… 1.1.2. Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm triết học Mác - Lênin về kế thừa và phát triển Chúng ta biết, suy cho cùng, triết học và sức mạnh của triết học là ở phương pháp luận của nó. . 13
- Mọi sự vật hiện tượng mới ra đời đều dựa trên sự kế thừa những nhân tố tích cực của các sự vật cũ. Do vậy cần phải luôn biết phát hiện cái và giúp đỡ cái mới ra đời, chọn lọc cái cũ có giá trị phục vụ cho hiện tại và biết trân trọng những giá trị của quá khứ. Ngoài ra phải khắc phục những tư tưởng trì trệ, lỗi thời, bảo thủ cản trở quá trình phát triển. Quan điểm về sự phát triển cho chúng ta bài học về tránh tuyệt đối hoá nhận thức. Nếu rơi vào tuyệt đối hoá nhận thức sẽ làm cho thực tiễn không thể phát triển và thực tiễn dậm chân tại chỗ. Quan điểm phát triển yêu cầu phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của sự vật hiện tượng từ sự khái quát những khuynh hướng cho sự biến đổi đó. Phép biện chứng mácxít chỉ ra rằng, bản chất của phát triển là sự vận động theo hướng đi lên của bản thân sự vật, của giới tự nhiên,của con người và của xã hội. Nguyên lý của sự phát triển là sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, tạo nên mâu thuẫn trong bản thân sự vật và sự phủ định của phủ định tạo nên bước nhảy vọt, đưa sự vật này chuyển sang sự vật khác mới cao hơn về chất. Trong quá trình đó bao hàm cả sự kế thừa những mặt tích cực tiến bộ, mà quá trình chuyển hoá đã làm thay đổi từ sự vật cũ sang sự vật mới. Đó là một tiến trình mang tính khách quan, vô tận và làm cho thế giới ngày càng hoàn thiện. Nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin đã phân tích một cách khoa học và chỉ ra quá trình phát triển biện chứng từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ cho đến các xã hội ở trình độ cao hơn. Hơn thế, nguyên lý còn chỉ ra rằng xã hội được cấu thành bởi những quan hệ chặt chẽ và phức hợp giữa con người và con người, con người và xã hội, con người và tự nhiên.Sự phát triển xã hội diễn ra bởi những mâu thuẫn cơ bản giữa sản xuất và tiêu dùng, nhu cầu và khả năng… Do đó, động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội sẽ có rất nhiều yếu tố trong đó nền sản xuất vật chất là nền tảng, là yếu tố cơ bản. Bên cạnh đó, . 14
- nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chỉ ra rằng sự giải phóng và phát triển con người, của lực lượng sản xuất và tương xứng với sự phát triển của quan hệ sản xuất. Khẳng định vai trò quyết định của lực lượng sản xuất nhưng chủ nghĩa Mác - Lênin không hề coi nhẹ các yếu tố khác trong đó đặc biệt là lĩnh vực văn hóa. Văn hóa và một sô yếu tố khác cũng được coi như là nguồn động lực mạnh mẽ cho sự phát triển con người và toàn bộ xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin với quan điểm phát triển là sự phát triển những yếu tố nội sinh kết hợp ngoại sinh, con người, xã hội và tự nhiên … Tất cả những yếu tố đó đều mang tính tổng hợp và toàn diện. Với cách nhìn sự vật mang tính biện chứng như vật Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc xây dựng một xã hội mới, một đất nước mới, một diện mạo mới và một sức sống mới. 1.2. Khái niệm văn hoá và tính cần thiết kế thừa và phát triển trong xây dựng nền văn hoá mới 1.2.1. Khái niệm văn hoá Trong tiếng Việt, “theo nghĩa thông dụng thì văn hóa chính là học thức(trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa) hoặc theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (như văn hóa Đông Sơn…) Theo nghĩa rộng thì văn hóa gồm tất cả những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động” [34, tr.56]. Có thể nói cách hiểu thứ nhất chưa phản ánh đầy đủ bản chất của văn hóa. Nếu hiểu văn hóa theo nghĩa rộng thì văn hóa mới là đối tượng đích thực của văn hóa học. Có thể nói văn hóa bao hàm phạm vi rộng như vậy ta có thể thấy đã tồn tại rất nhiều định nghĩa văn hóa của các nhà nghiên cứu văn hóa trên thế giới từ nhiều góc độ khác nhau khi nghiên cứu về văn hóa. Nhà nghiên cứu E.B. Tylor năm 1871 lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về văn hóa trong tác phẩm “Văn hóa nguyên thuỷ” xuất bản ở Luân Đôn: “văn . 15
- hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội” [34, tr.62]. Tuy vậy để văn hóa trở thành đối tượng của một khoa học độc lập thì đến năm 1885 mới có tác phẩm “Khoa học chung về văn hóa” của Klemm (Đức) đã trình bày sự phát sinh phát triển toàn diện của loài người như một lịch sử văn hóa. Thuật ngữ “văn hóa học” xuất hiện năm 1898 tại Đại hội giáo viên sinh ngữ họp ở Viên (Áo) Năm 1949 trong tác phẩm “Khoa học về văn hóa” của L.White xuất bản ở Mỹ thì thuật ngữ “văn hóa học” trở nên phổ biến. Có thể nói khi đưa ra định nghĩa văn hóa thì cần phải hiểu văn hóa không bó hẹp vào một số biểu hiện của đời sống tinh thần mà bao gồm tất cả những lĩnh vực của đời sống xã hội. Tổ chức UNESCO đưa ra khái niệm về văn hóa như sau: “Đó là một phức thể - tổng thể các đặc trưng - diện mạo về tinh thần và vật chất,trí thức và tình cảm… khắc hoạ nên bản sắc một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng miền quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người những hệ thống giá trị, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng… Có những di sản văn hóa hữu thể như đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn… Có những di sản văn hóa vô hình bao gồm những biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hóa được lưu truyền biến đổi qua thời gian [34, tr.17]. . 16
- Edouard Herriot có một định nghĩa rất ngắn gọn, cô đọng về văn hóa khi cho rằng “văn hóa là cái gì còn lại khi người ta đã quên đi tất cả,là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” [14, tr.1]. Các nhà nghiên cứu văn hóa trong nước đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa từ rất sớm và người đưa ra định nghĩa về văn hóa sớm nhất ở Việt Nam chính là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa phản ánh khá chính xác về văn hóa và phù hợp với định nghĩa văn hóa của UNESCO sau này. “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,chữ viết,đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra, nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn ” [23, 431 ] Phạm Văn Đồng cho rằng “văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng như không vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh” [28, tr.1]. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc trong tác phẩm “Bản sắc văn hóa Việt Nam” cho rằng khi định nghĩa văn hóa cần nắm được cái mặt gọi là “văn hóa trong những sự đa dạng” [17, tr.23]. Hơn nữa văn hóa liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội loài người nên khi định nghĩa văn hóa thì cần tìm trong những lĩnh vực nghiên cứu loài người một cách tổng thể. Hơn nữa văn hóa không phải phát triển trong sự bó hẹp mà văn hóa cần có sự giao tiếp để phát triển. Trong quá trình giao thoa đó nảy sinh sự lựa chọn và trong hoàn cảnh đó con người phải biết làm chủ những ham muốn của mình. . 17
- Và ông đưa ra định nghĩa: “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các các nhân hay các tộc người khác” [24,tr.57]. Trần Ngọc Thêm khi định nghĩa về văn hóa lại căn cứ vào những đặc trưng cơ bản để xác định văn hóa là gì. “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [28, tr.16]. Trần Ngọc Thêm đã căn cứ vào tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử của văn hóa để định nghĩa văn hóa. Nhìn chung các định nghĩa văn hóa được đưa ra có những cách định nghĩa khác nhau nhưng đều phản ánh được cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần trong văn hóa. Văn hóa là một lĩnh vực có thể xem xét từ nhiều hướng, nhiều góc độ khác nhau. Với ý nghĩa đó khi xem xét tư tưởng Hồ Chí Minh về kế thừa và phát triển trong việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam chúng tôi muốn làm phong phú hơn những nội dung nghiên cứu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. 1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính cần thiết kế thừa và phát triển văn hoá trong xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam Văn hóa không có biên giới và trong quá trình giao lưu văn hóa làm cho văn hóa phát triển. Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao lưu với thế giới, điều đó tạo nên sự giao lưu văn hóa rất sớm. Có thể nói quá trình xây dựng và phát triển đất nước gắn liền với quá trình tiếp xúc văn hóa . 18
- thế giới. Điều đó tạo nên truyền thống văn hóa Việt Nam đó là truyền thống kế thừa và phát triển tinh hoa văn hóa nhân loại. Có thể thấy trong lịch sử Việt Nam đã có những cuộc giao lưu văn hóa với các nền văn hóa khác như văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây…Ngay từ thời tiền sử văn hóa Việt Nam đã hình thành một cách cơ bản. Trong “Đại cương về tiến trình văn hóa Việt Nam” của GS Đinh Gia Khánh đã cho rằng thời kỳ tiền sử đã dần hình thành “một cơ tầng văn hóa chung cho tất cả cư dân vùng Đông Nam Á, dù họ thuộc ngữ hệ nào trong 5 ngữ hệ chủ yếu là Tày Thái, Việt Mường, Nam Á, Nam Đảo và Hán Tạng” [12, tr.76]. Trải qua hàng ngàn năm xây dựng và phát triển cho đến thời kỳ nhà nước Âu Lạc, nền văn hóa của đất nước ta đã vươn tới một trình độ tương đối cao ở vùng Đông Nam Á cổ đại. Thành tựu văn hóa lớn của thời kỳ này chủ yếu là nông nghiệp lúa nước và luyện kim. Có thể tìm thấy “đồ đồng Đông Sơn và ảnh hưởng của nó đã tìm thấy khắp nơi từ Nam Trung Hoa đến Thái Lan, đến toàn bộ vùng Đông Nam Á hải đảo” [9, tr.123] Theo Trần Ngọc Thêm thì chính những “những thành tựu của thế giới Đông Nam Á cổ đại mà trong đó có phần đóng góp của tổ tiên dân tộc Việt Nam ấy, đã làm nên cái nền vững chắc cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam sau này” [29, tr.53]. Báo Thanh niên số 70 (1484) ra ngày Chủ nhật 2.5.1999 có nhận định của Giám đốc Bảo tàng lịch sử Việt Nam khi cho rằng “văn hóa Đông Sơn, đó là sự hội tụ, kết sinh của nhiều nền văn hóa trước đó, ở các lưu vực các dòng sông, để tiến lên Đông Sơn trong sự hoà hợp, êm đềm, để từ đay có sức mạnh lan toả, hội nhập với ảnh hưởng qua lại giữa lục địa và hải đảo, mà ngày nay đó là vùng đất thuộc các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có cả phần lớn vùng Nam Trung Hoa… Chính nhờ tính thống nhất đó, văn hóa Đông Sơn được . 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Triết học: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) - Đặng Thị Kim Anh
21 p | 276 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Triết lý nhân sinh trong Tây du ký
116 p | 489 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc
123 p | 191 | 52
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 367 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp phát triển
85 p | 168 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
91 p | 87 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ, Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học
76 p | 46 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại
25 p | 97 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Sự phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học của Pru-đông trong tác phẩm “sự khốn cùng của triết học
81 p | 67 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của Immanuel Kant và ý nghĩa thời đại
110 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số tính chất của đồng điều địa phương cho môđun Compắc tuyến tính
42 p | 107 | 6
-
tr.Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
15 p | 89 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng
98 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh - Giá trị và hạn chế
115 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh
100 p | 3 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
127 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper trong một số tác phẩm
108 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Nguyễn Phước Đức Đạt qua tác phẩm
107 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn