intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:123

190
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Mục đích nghiên cứu của luận văn: Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề tự học môn triết học Mác - Lênin ở trường Đại học Tây Bắc, luận văn đề xuất một số giải pháp hoạt động hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc nhằm nâng cao chất lượng học tập môn này, góp phần thiết thực vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo chung của Trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc

  1.         MỤC LỤC Trang  MỞ  1 ĐẦU………………………………………………………………….. Chương 1: Cơ  sở  lý luận và thực tiễn của hướng dẫn   phương pháp tự  học môn triết học Mác – Lênin cho sinh  8 8 viên   trường   Đại   học   Tây  8 Bắc…………………………………. 1.1.   Lý   luận   về   tự   học   và   hướng   dẫn   phương   pháp   tự  12 học……... 1.1.1.   Khái   niệm   tự   học   và   ý   nghĩa   của   tự  16 học…………………. 16 1.1.2. Hướng dẫn phương pháp tự  học, hướng dẫn phương   pháp   tự   học   môn   triết   học   Mác   –  Lênin……………………………… 17 1.2. Thực trạng tự  học và hướng dẫn phương pháp tự  học   môn   triết   học   Mác   –   Lênin   ở   trường   Đại   học   Tây   Bắc………………. 29 1.2.1.  Khái lược hoạt động dạy ­ học môn triết học Mác –  29 Lênin   ở   trường   Đại   học   Tây  29 29 Bắc……………………………………… 29 1.2.2. Thực trạng tự học môn triết học Mác – Lênin ở trường   31 Đại   học   Tây  32 Bắc………………………………………………... Chương   2:   Thực   nghiệm   hướng   dẫn   phương   pháp   tự  73 76 học môn triết học Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại  79 học   Tây  79 Bắc………………………………………………………… 1
  2. 2.1.   Kế   hoạch   thực  80 nghiệm……………………………………... 2.1.1.   Mục   đích   thực  84 nghiệm…………………………………… 2.1.2.   Đối   tượng   thực  84 nghiệm…………………………………... 84 2.1.3.   Giả   thuyết   thực  97 nghiệm…………………………………..  102 2.2.  Nội   dung   thực   nghiệm   và   xử   lý   các   kết   quả   thực   102 nghiệm…. 2.2.1.   Nội   dung   thực  104 nghiệm……………………………………  105 2.2.2.   Điều   tra   ý   kiến   sinh  105 viên………………………………… 108 2.2.3.   Xử   lý,   phân   tích   kết   quả   thực   nghiệm   đối  chứng………… 2.3.   Đánh   giá   kết   quả   thực  nghiệm……………………………... 2.3.1.   Kết   quả   học   tập   của   sinh  viên……………………………. 2.3.2.  Đánh giá chất lượng của bài giảng qua việc sử  dụng  phương   pháp   hướng   dẫn   tự   học   của   sinh   viên………………….. Chương 3: Quy trình và điều kiện hướng dẫn phương  pháp tự học môn triết học Mác – Lênin cho sinh viên  trường Đại học Tây  Bắc............................................................................... 2
  3. 3.1.   Quy   trình   thực  hiện................................................................ 3.1.1. Đối với giảng  viên.............................................................. 3.1.2.   Với   sinh  viên....................................................................... 3.2.   Điều   kiện   thực   hiện   quy  trình……………………………… 3.2.1. Đối với đội ngũ giảng viên dạy học môn triết học Mác   –  Lênin……………………………………………………………. 3.2.2   Đối   với   sinh   viên   học   môn   triết   học   Mác   –  Lênin………... 3.2.3   Đối   với   các   cấp   quản  lý…………………………………... 3.3. Những khuyến nghị  với nhà trường, giảng viên và sinh  viên KẾT LUẬN CHUNG…………………………………………....... 3
  4. 4
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài   Lịch sử  đã chứng minh rằng, sự  thành bại hay thịnh suy của một  dân tộc, một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo dục, đào tạo bồi  dưõng đội ngũ trí thức. Nguy cơ  tụt hậu trong cuộc chạy đua  ở  thế  kỷ  XXI thực chất là cuộc chạy đua về trí tuệ  và phát triển giáo dục. Ở bất  kỳ thời đại nào nguồn lực con người luôn là vị trí trung tâm, là động lực   của sự phát triển xã hội. Trong đó thế giới quan khoa học và năng lực tư  duy của con người là yếu tố  cơ bản của sự nghiệp giáo dục, sự  nghiệp  “trồng người”. Ph.Ăngghen cho rằng, một dân tộc muốn đứng vững trên  đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận. Bước vào công cuộc đổi mới trong xu thế  hội nhập diễn ra mạnh   mẽ, đồng thời với việc nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ tương  xứng với trình độ  khu vực và thế  giới, là hàng loạt những vấn đề  đặt ra  đối với nền giáo dục nước ta như: Làm thế nào để sinh viên Việt nam có   đủ trình độ và niềm tin để gánh vác sứ mệnh vẻ vang của dân tộc là xây  dựng thành công Chủ  nghĩa xã hội, làm thế  nào để  họ  định hướng tư  tưởng đúng trong đời sống xã hội… trong thời gian học tập cũng như  ra  công tác sau này. Từ đây có thể  suy ra tầm quan trọng hàng đầu của sự  nghiệp giáo dục và đào tạo sinh viên về các mặt chính trị, tư tưởng, đạo  đức lối sống và phát triển năng lực tư  duy lý luận. Với tư  cách thế  giới   quan và phương pháp luận cho các khoa học, triết học Mác – Lênin có vị trí,  vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xác lập các phẩm chất đó cũng  như lý tưởng sống của mỗi sinh viên. Trước sự  phát triển và tác động của cuộc cách mạng khoa học ­  công nghệ hiện đại, với lượng tri thức tăng lũy tiến với tốc độ  lớn như  5
  6. hiện nay thì việc dạy và học khép kín theo chương trình của tất cả  các   môn học nói chung và triết học Mác – Lênin nói riêng là chưa phù hợp   với xu hướng giáo dục ­ đào tạo trên thế giới.  Để tạo ra được nguồn lực lao động có trình độ chuyên môn cao, tư  duy sáng tạo và năng động, thích ứng một cách tích cực với thị trường thì  lượng kiến thức mà ngành Giáo dục ­ Đào tạo trang bị cho sinh viên chỉ  dừng  ở  mức “cần” cơ  bản, còn điều kiện “đủ” đó chính là năng lực tự  học, tự nghiên cứu, thói quen chủ động trong nhận thức, lĩnh hội tri thức.   Rèn luyện kỹ năng này, là từng bước giúp cho sinh viên có khả năng định  hướng và nhanh chóng nắm bắt đúng đối tượng một cách chính xác trong   hoạt động trí tuệ, có  khả năng xử lý nhạy bén các thông tin trước những   tình huống khác nhau (vì bản thân thông tin chưa là tri thức khi chưa  được sử lý), biết phê phán, phân tích đánh giá các quan điểm, lý thuyết và   phương pháp của người khác để  tiếp thu cái hay cái tốt, khắc phục cái   lạc hậu, lệch lạc và quan trọng hơn cả là hình thành được tính độc lập   trong tư  duy và huy động được tri thức lý luận và kinh nghiệm để  giải  quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra mà không phụ thuộc vào người khác. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề  này, Đảng và Nhà  nước đã đưa ra nhiều chủ  trương, nghị  quyết nhằm đổi mới nội dung  chương trình giáo dục ­ đào tạo và phương pháp dạy học. Nghị quyết Đại  hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã chỉ rõ: “Đổi mới   phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo   của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ  kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay” [11, tr.203­204]. Nghị quyết   Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  X của Đảng (4/2006) nhấn mạnh:   “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực,   sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều” [12, tr.97].   6
  7. Cụ thể hoá các nghị quyết trên, ngày 10 tháng 10 năm 2006 Bộ Giáo dục &  Đào tạo đã ra công văn số 11381/BGDĐT­ĐH & SĐH về việc hướng dẫn  giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó  yêu cầu: “Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng chuyển  quá trình dạy ở bậc Đại học thành quá trình tự học của sinh viên có tổ chức   và hỗ trợ tối ưu của giảng viên…thực hiện 50 % thời gian môn học dành  cho lên lớp và 50 % thời gian hội thảo có giảng viên hướng dẫn và sinh   viên tự nghiên cứu” [7, Tr.2].  Thực tế trong giảng dạy môn triết học Mác ­ Lênin ở trường Đại  học Tây Bắc, một vấn đề luôn được giảng viên và sinh viên quan tâm là  làm thế nào để nắm bắt được môn triết học Mác­ Lênin? Vấn đề không   đơn giản là sự  nhồi nhét của người dạy và người học cố  gắng thuộc   lòng những nguyên lý, quy luật phổ biến của khoa học này đã được trình  bày trong giáo trình. Để hiểu được nội dung và thực chất của Triết học  Mác ­ Lênin  thì trước hết phải coi nó là một triết học có sự: “ Sự thống   nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng trong triết học”. Cả  người  dạy và người học phải gắn những nguyên lý chung của triết học với   thực tiễn và phân tích được những vấn đề cuộc sống đã, đang và sẽ xảy  ra. Bản chất của Triết học Mác không chỉ là giải thích thế giới vấn đề là  ở chỗ cải tạo thế giới, các kết luận triết học không chỉ đơn thuần là lời  giải đáp lý luận về  các sự  vật, hiện tượng, sự  kiện nào đó mà nó là cơ  sở lý luận có giá trị định hướng cho việc xác định, giải quyết những vấn   đề ở mọi lĩnh vực khác nhau. Như  vậy, triết học một mặt đòi hỏi người học phải có một trình   độ  tư  duy trừu tượng và khái quát nhất định, có lối sống thực tế, kiến  thức liên môn rộng, và điều khó khăn nhất đối với hầu hết sinh viên là   lần đầu tiên được tiếp xúc với tri thức triết học (thực ra các em đã được   7
  8. học ở trường phổ thông, nhưng là kiến thức sơ đẳng với đa số giáo viên  dạy kiêm nhiệm, chéo ban), năng lực nhận thức chưa hoàn thiện, nhất là  tính độc lập trong tư  duy và cách thức chuyển hóa  tri thức của người   dạy thành tri thức của người học, với giảng viên thì ít quan tâm đến việc  hướng dẫn phương pháp tự  học, tự  nghiên cứu cho sinh viên một cách  một cách chuyên nghiệp, khoa học, do đó chưa hình thành kỹ  năng chủ  động, độc lập trong việc khám phá tri thức triết học ­ vốn là môn học có  tính trừu tượng cao. Tất cả điều trên dẫn đến kết quả học tập môn học   này ở trường Đại học Tây Bắc còn rất thấp. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra nói trên, tôi  lựa chọn đề  tài:  “Hướng dẫn phương pháp tự  học môn triết học   Mác ­ Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc”  làm đề  tài luận  văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Trong lịch sử giáo dục, vấn đề  tự học và hướng dẫn tự học được   đề cập và nghiên cứu từ rất sớm, nhưng ở mỗi giai đoạn phát triển khác  nhau với điều kiện lịch sử  cụ  thể  mà vấn đề  này được các nhà nghiên   cứu tiếp cận  ở những góc độ, phương diện khác nhau. Bước chuyển có  tính chất quyết định trong lý luận dạy học là hình thành quan điểm dạy  học “Lấy người học làm trung tâm” và một trong những đại biểu tiêu  biểu cho quan điểm này đó là J.Deway (1938) khi ông cho rằng: “Học   sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ  mọi phương diện giáo dục ”, tác  giả  này đề  cao nhu cầu, lợi ích của người học, đề  xuất việc để  cho  người học lựa chọn nội dung học tập, được tự  lực tìm tòi nghiên cứu.   Cùng với quan điểm này là sự  xuất hiện một loạt thuật ngữ  mới trong  giáo dục học như  “Sự  tự  giáo dục”, “Người tự  giáo dục”...đã trở  thành  phổ biến ở các nước có nền giáo dục phát triển. 8
  9.       Ở Việt Nam, người khởi xướng cho nền giáo dục cách mạng và là  tấm gương sáng cho nghị  lực và phương pháp tự  học là Hồ  Chí Minh,  với tư tưởng: “Phải tự nguyện, tự giác xem công việc học tập là nhiệm   vụ  của người cách mạng” và “Về  học tập phải lấy tự  học làm cốt”.  Người rất đề  cao tính độc lập trong suy nghĩ và dựa vào sức mình là  chính, đây là biểu hiện cao của ý thức tự nguyện, tự giác học tập, Người   nhấn mạnh, phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng.  đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, có vấn đề chưa thông suốt thì phải  mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ.  Vấn đề  phát huy tính tích cực chủ  động của học sinh, sinh viên  nhằm đào tạo nguồn nhân lực có khả  năng sáng tạo đã được ngành giáo  dục đặt ra từ  những năm 1960 với khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo   thành quá trình tự đào tạo”. Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế thế  giới, xu hướng vận động của nền giáo dục Việt Nam cũng từng bước  tiếp cận và đổi mới theo nền giáo dục tiên tiến của các nước phát triển,  nhưng đổi mới dạy và học như  thế  nào để  vừa đảm bảo tính hiện đại,   vừa phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nước ta, rất nhiều tác giả  như  Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Trần Bá Hoành... đã có nhiều  công trình nghiên cứu có giá trị cả về  phương diện lý luận và thực tiễn  về vấn đề nâng cao chất lượng dạy học thông qua tự học và hướng dẫn   tự học. Mới nhất, trong thời gian vừa qua có nhiều đề tài khoa học, luận   văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ tập trung nghiên cứu nội dung này như:           ­ Luận án tiến sỹ của tác giả  Nguyễn Thị Tính (2004) “Các biện   pháp tổ  chức hoạt động tự  học môn Giáo dục cho sinh viên các trường   sư phạm”.          ­ Luận văn thạc sỹ của tác giả  Đinh Thị  Cúc (2006) “Hướng dẫn  phương pháp tự  học học phần chủ  nghĩa duy vật biện chứng môn triết  9
  10. học Mác ­ Lênin cho sinh viên trường Cao đẳng kinh tế ­ thương mại Hà  Tây”.          ­ Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Văn Bằng (2007) “Hướng dẫn   phương pháp tự học môn triết học Mác ­ Lênin cho sinh viên trường Cao  đẳng công nghiệp Sao Đỏ”…         Như vậy, vấn đề tự học và hướng dẫn tự học đã được nhiều nhà   khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu  ở  nhiều khía cạnh, trình độ  khác   nhau, tất cả đều cố gắng tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực   tiễn của tự  học, chỉ  ra thực trạng, tầm quan trọng cũng như  giải pháp  khác nhau của hoạt động tự học và hướng dẫn tự học đối với sinh viên  một số trường Đại học, Cao đẳng.        Tuy nhiên vấn đề  hướng dẫn phương pháp tự  học môn triết học   Mác ­ Lênin  ở trường Đại học Tây Bắc còn là một vấn đề  mới. Là một  trường Đại học mang đậm tính đặc thù vùng, phát triển từ  trường Cao   đẳng  sư   phạm   mới   được   8  năm  thì   vấn   đề   phương  pháp  tự   học  tự  nghiên cứu của sinh viên chưa được giảng viên và sinh viên quan tâm   đúng mức, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện đổi mới   phương pháp giảng dạy theo hướng chuyển quá trình dạy ở bậc Đại học  thành quá trình tự học của sinh viên theo công văn hướng dẫn số 11381  của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, việc nghiên cứu và triển khai vấn  đề  tự  học và phương pháp tự  học môn triết học Mác ­ Lênin là hết sức   cần thiết, nhằm cập nhật chương trình đào tạo, phương pháp dạy học  mới và góp phần nâng cao chất lượng học tập môn học này tại trường  Đại học Tây Bắc. 3. Mục đích nghiên cứu Từ  nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề  tự  học môn triết học  Mác ­ Lênin  ở  trường Đại học Tây Bắc, luận văn đề  xuất một số  giải   10
  11. pháp hoạt động hướng dẫn phương pháp tự  học cho sinh viên trường  Đại học Tây Bắc nhằm nâng cao chất lượng học tập môn này, góp phần  thiết thực vào sự nghiệp giáo dục ­ đào tạo chung của Trường. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ­ Đối tượng nghiên cứu Quá trình tự học và hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học   Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc. ­ Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu lý luận về hướng dẫn phương pháp tự  học môn triết học Mác – Lênin và thực nghiệm hướng dẫn phương pháp   tự  học hai chương (chương VI và IX) trong chương trình môn triết học  Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc. 5. Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận      ­ Vận dụng phương pháp luận triết học Mác ­ Lênin: Duy vật   biện chứng và duy vật lịch sử.    ­  Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ  thống hoá, khái quát hoá, phân  loại…. các tài liệu, giáo trình, các công trình nghiên cứu có liên quan. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn   ­ Phương pháp quan sát   ­ Phương pháp điều tra   ­ Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện   ­ Phương pháp chuyên gia ­ Thực nghiệm sư phạm 6. Đóng góp mới của tác giả ­ Nghiên cứu cơ  sở  lý luận và thực tiễn của đề  tài, thực trạng và  nguyên nhân cơ  bản dẫn đến tình trạng phương pháp và hiệu quả  của  11
  12. việc tự  học, tự  nghiên cứu của sinh viên trường Đại học Tây Bắc còn   thấp.    ­ Tiến hành thực nghiệm để  so sánh đối chứng, xác định những  khó khăn, thuận lợi và tính khả thi của các biện pháp đã đề ra. ­ Đề  xuất một số  hoạt động, biện pháp hướng dẫn phương pháp  tự học môn triết học Mác – Lênin ở trường Đại học Tây Bắc. ­ Rút ra quy trình và các điều kiện cần thiết để thực hiện các biện  pháp hướng dẫn phương  pháp tự  học môn triết học Mác ­ Lênin tại  trường Đại học Tây Bắc. 12
  13. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HƯỚNG DẪN  PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC MÁC ­ LÊNIN  CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 1.1. Lý luận về tự học và hướng dẫn phương pháp tự học 1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của tự học * Khái niệm tự học Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học lý luận dạy học trong   những năm gần đây, vấn đề tự học tự nghiên cứu đã được nhiều nhà khoa  học nghiên cứu và đưa ra bàn luận, trong nhiều tài liệu, công trình khoa học   của mình các học giả  đã đưa ra nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau  xoay quanh vấn đề này, sau đây là một số định nghĩa theo tôi là sâu sắc và   cơ bản:     ­ Theo Giáo sư  Đặng Vũ Hoạt và Phó giáo sư  Hà Thị  Đức trong   cuốn “Lý luận dạy học đại học” thì “Tự  học là một hình thức tổ  chức   dạy học cơ bản  ở đại học. Đó là một hình thức nhận thức của cá nhân,   nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính người học tự tiến   hành ở trên lớp hoặc  ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và  sách giáo khoa đã được qui định”. [15, Tr.142]  ­ Theo Giáo sư ­ Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học ­ là tự mình   động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ  (quan sát, so sánh, phân  tích, tổng hợp...) và có khi cả  cơ  bắp (khi phải sử  dụng công cụ) cùng   các phẩm chất của mình, rồi cả  động cơ, tình cảm, cả  nhân sinh quan,   thế  giới quan (như  tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không  ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi   đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi..vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu   13
  14. biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. [21,  Tr.621] ­ Nhà tâm lý học N.ARubakin quan niệm: Tự tìm lấy kiến thức – có  nghĩa là tự học. Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội,   lịch sử  trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối   quan hệ  cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản  ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức,   kinh nghiệm, kỹ năng , kỹ xảo của chủ thể. Từ những quan điểm, định nghĩa về tự học nêu trên, tôi đi đến định  nghĩa chung nhất về tự học như sau:  Tự học là quá trình nhận thức của   cá nhân người học với ý thức  tự  giác, tích cực, độc lập huy động năng   lực trí tuệ và thể lực của bản thân nhằm chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh   vực nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành vốn tri thức của mình. Tùy vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi cá nhân và chương trình giáo  dục ­ đào tạo mà quá trình tự học có thể thực hiện theo ba cách thức sau: ­ Cách thức 1: Cá nhân người học tự nghiên cứu theo sở thích và hứng  thú môn học mà không có sự hướng dẫn của giáo viên hoặc chuyên gia về  lĩnh vực đó. Hình thức này thường gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình  nghiên cứu, do phải tự mò mẫm nên dẫn đến đi chệch hướng nghiên cứu,  phải thực nghiệm nhiều lần hoặc cứ liệu, suy luận mang tính chủ quan của  cá nhân…  Tuy nhiên quá trình tự nghiên cứu này kết quả sẽ đi đến sự sáng tạo   và phát minh ra các tri thức khoa học mới, hình thức tự  học này phải   được dựa trên nền tảng cá nhân nắm vững tri thức cơ bản lĩnh vực đó và  đặc biệt phải có một niềm tin mạnh mẽ, sự khao khát, say mê khám phá   tri thức mới. Đạt tới trình độ  tự  học này người học đã vươn tới hình  14
  15. thức cao nhất của nghiên cứu khoa học, không thầy hướng dẫn mà vẫn   có thể tổ chức có hiệu quả hoạt động nhận thức của mình.  ­ Cách thức 2: Tự học có thầy ở xa hướng dẫn. Đây là hình thức tự  học mới nhưng do phù hợp với thời đại nên  được ứng dụng khá phổ  biến trên thế  giới cũng như  Việt Nam, mặc dù   thầy  ở xa nhưng vẫn có sự  trao đổi thông tin giữa thầy và trò bằng các   phương tiện trao đổi thông tin dưới dạng Fax, email… nhằm phản ánh,  cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc, kiểm tra, đánh giá,...hình  thức này được sử dụng nhiều đặc biệt là Hệ đào tạo từ xa. ­ Cách thức 3: Tự học có thầy trực tiếp hướng dẫn một số tiết trên  lớp, sau đó sinh viên về  nhà tự  học dưới sự  hướng dẫn gián tiếp của   giáo viên  Trong quá trình học tập trên lớp, người thầy có vai trò là nhân tố hỗ  trợ, chất xúc tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức.  Trò với vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức: chủ động, tự giác, tích  cực tham gia vào quá trình học tập. Trong mối quan hệ giữa người thầy   và  sinh viên thì sinh viên là chủ thể cơ bản và quyết định của quá trình   khám phá tri thức. Trong quá trình tự học, tuy người học không trực tiếp  trao đổi thông tin với thầy, nhưng dưới sự  hướng dẫn gián tiếp của   thầy, người học phải phát huy tính tích cực, chủ  động tự  sưu tầm tài  liệu, sắp xếp kế hoạch nghiên cứu để  hoàn những yêu cầu do giáo viên  đề ra.  Nội dung tự  học của người học theo hình thức này liên quan trực  tiếp với yêu cầu của giảng viên môn học, được giảng viên định hướng   về  nội dung, mục đích yêu cầu và phương pháp tự  học theo một quy   trình khoa học để người học thực hiện. Như vậy ở hình thức tự học thứ  ba này quá trình tự học của sinh viên có liên quan chặt chẽ với quá trình  15
  16. dạy học, chịu sự  tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố  hướng   dẫn phương pháp tự  học của giảng viên và quá trình tự  học của sinh   viên. Do mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu, ở đề tài này tác giả  chủ yếu tập trung nghiên cứu việc hướng dẫn phương pháp tự học môn  triết học Mác ­ Lênin cho sinh viên dưới sự  hướng dẫn của giảng viên  trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ­ đào tạo ở  trường Đại học Tây Bắc. Với đối tượng là sinh viên Đại học hệ chính quy do đó ta cần phân  biệt với tự học của sinh viên Hệ đào tạo từ xa. Theo Luật Giáo dục, học   từ  xa, vừa học vừa làm, tự  học có hướng dẫn thuộc phương thức giáo  dục không chính quy (mục d ­ điều 41 Luật Giáo dục). Trong các hình   thức giáo dục này, người học chủ yếu phải tự học bằng sách giáo khoa,   tài liệu và các điều kiện, phương tiện của mình để  đạt được một mục  tiêu hay một chương trình đào tạo. Như vậy bản chất của việc học từ xa   là tự  học, người học phải biến quá trình đào tạo thành quá trình tự  đào  tạo với sự trợ giúp của các cơ sở đào tạo mà trực tiếp là các giảng viên  bộ môn. * Ý nghĩa của tự học trong quá trình dạy học Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học ở bậc đại học nói riêng,  người giảng viên luôn giữ  một vai trò quan trọng đặc biệt không thể  thiếu được đó là sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, hoạt động học tập  của sinh viên. Nhưng thực tế cho thấy rằng, dù giảng viên có kiến thức  uyên thâm đến đâu, phương pháp giảng dạy hay đến mấy nhưng sinh  viên không chịu đầu tư  thời gian, không có sự  lao động của cá nhân,  không có niềm khao khát với tri thức, không có sự  say mê học tập và  16
  17. phương pháp học tập hợp lý, không tự  giác tích cực trong học tập... thì  việc học tập không thể đạt kết quả cao được. Theo nhà giáo dục ngưòi Nga A.Đixrtervec đã viết: “không thể  ban   tặng cho hoặc truyền đạt đến bất kỳ  một người nào sự  phát triển và  giáo dục. Bất cứ  ai mong muốn được phát triển và giáo dục cũng phải  phấn đấu bằng sự  hoạt  động của bản thân, bằng sức lực của chính  mình. Anh ta chỉ có thể nhận được từ  bên ngoài sự  kích thích mà thôi… Vì thế, sự hoạt động tự lực là phương tiện và đồng thời là kết quả của  sự giáo dục” [24, Tr.118]    Vì vậy, có thể  khẳng định vai trò của hoạt động tự  học luôn giữ  một vị trí rất quan trọng trong quá trình học tập của người học. Tự học   là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động học tập của   chính cá nhân người học. Ở bậc Đại học đòi hỏi sinh viên phải tiếp thu một lượng kiến thức   lớn và chuyên sâu, cho nên ngoài thời gian học trên lớp sinh viên phải tự  học, tự  nghiên cứu ngoài giờ  lên lớp để  mở  rộng và đào sâu tri thức.  Cũng chính thông qua hoạt động tự  học này đã giúp rất nhiều cho sinh   viên trong quá trình học tập, tự học giúp sinh viên nắm vững tri thức, kỹ  năng kỹ xảo và nghề nghiệp trong tương lai. Chính trong quá trình tự học  sinh viên đã từng bước biến vốn kinh nghiệm của loài người thành vốn  tri thức riêng của bản thân, mở  rộng kiến thức, củng cố  ghi nhớ  vững   chắc tri thức, khơi dậy được năng lực của bản thân, biết vận dụng tri  thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập mới. Ngoài ra tự học còn giúp  sinh viên có được hứng thú, thói quen và phương pháp tự  học thường  xuyên để làm phong phú thêm, hoàn thiện thêm vốn hiểu biết của mình.   Giúp họ tránh được sự lạc hậu trước sự biến đổi không ngừng của khoa   học và công nghệ  trong thời đại ngày nay, đặc biệt là định hình phẩm  17
  18. chất cần thiết của một nhà khoa học đó là nghị  lực, kiên trì và tính độc   lập trong nghiên cứu. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp vai trò của giảng   viên   và tập thể  sinh viên trong nhà trường. Các lực lượng này có tác   dụng lớn trong việc động viên khuyến khích hướng dẫn sinh viên tự học   một cách đúng hướng và hiệu quả. Như  vậy, muốn nâng cao chất lượng học tập của sinh viên trường  Đại học Tây Bắc, bên cạnh việc phải quan tâm đúng mức đến việc bồi  dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ  nghiệp vụ  chuyên môn của người  giảng viên, đồng thời phải đặc biệt chú ý đến vị  trí trung tâm của sinh   viên trong hoạt động tập thể  để  làm sao khai thác triệt để  những tiềm   năng vốn có trong mỗi cá nhân, phát huy tính tự  giác, tích cực sáng tạo,   chủ  động trong quá trình lĩnh hội tri thức nhằm đào tạo ra nguồn nhân   lực có trình độ  chuyên môn cao, có năng lực sáng tạo và kỹ năng nghiên   cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại  hóa đất nước nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng. 1.1.2. Hướng dẫn phương pháp tự học, hướng dẫn phương pháp tự   học môn triết học Mác – Lênin * Phương pháp tự học Như  phần trên tác giả  đã trình bày, tự  học là quá trình nhận thức  của cá nhân người học nhằm chiếm lĩnh tri thức  ở  một lĩnh vực nào đó  của nhân loại, thực chất đây là quá trình cá nhân tự tư duy trên cơ sở phát   huy mọi năng lực, phẩm chất vốn có của mình để đạt được mục tiêu nào   đó trong học tập, nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu này người học phải   lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp với điều kiện, khả  năng  của mình cũng như đối tượng môn học và nhiệm vụ học tập đã đặt ra –   đó chính là phương pháp tự học. 18
  19. Như  vậy,   phương pháp tự  học của sinh viên là tổng hợp những   cách thức, con đường, phương tiện mà sinh viên tự chọn cho mình trong   quá trình học tập, nghiên cứu khoa học để  hoàn thành tốt nhất những   nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học đã đề ra.  * Hướng dẫn phương pháp tự học Là một mắt xích rất quan trọng trong quá trình giáo dục – đào tạo,   tự  học góp phần hình thành và nâng cao năng lực, phẩm chất của học  sinh, sinh viên, đây là vấn đề  không chỉ liên quan đến người học mà cả  người dạy. Việc khơi dậy, hướng dẫn, phát hiện và phát huy nội lực tự  học trong việc giáo dục là một công việc không chỉ  của một cá nhân  người dạy nào mà là vấn đề  đang được cả  ngành giáo dục và xã hội  quan tâm. Thực tế  qua các cuộc thi quốc tế  cho thấy, chỉ  số  thông minh của   học sinh, sinh viên Việt Nam không phải là thấp nhưng vấn đề  là quy  trình giáo dục của chúng ta có khơi dậy và phát huy được khả  năng tự  học, tiềm lực tư  duy của thế  hệ  trẻ,  đặc biệt là sinh viên trong các  trường   đại  học, cao   đẳng hiện nay hay không. Một người  thầy giỏi   không phải chỉ uyên thâm trong chuyên môn mà phải là người hướng dẫn  khoa học để  người học phát triển được hết năng lực tư  duy của mình,  nói cách khác người thầy phải là người  hướng dẫn, giúp đỡ họ có được  phương pháp tự học khoa học và đúng đắn. Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn: “Hướng dẫn tự học chủ yếu là hướng  dẫn tư duy trong việc chiếm lĩnh kiến thức, hướng dẫn tự phê bình về tính  cách trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Đó là tự học có hướng dẫn” [21,   Tr.61]  Trong luận án tiến sỹ của mình, tác giả Hoàng Hữu Niềm có đưa ra   quan niệm về  hướng dẫn tự  học khá xúc tích và hợp lý, đó là: “Hướng  19
  20. dẫn tự  học là sự  hỗ  trợ  của giảng viên trong việc định hướng, tổ  chức  và chỉ  đạo nhằm giúp người học tối  ưu hoá quá trình tự  lực chiếm lĩnh  kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ sảo thông qua đó để hình thành và phát  triển nhân cách của họ.” [17, Tr.23]     Vậy ta có thể  hiểu một cách chung nhất về  hướng dẫn phương   pháp tự  học:  Là quá trình giúp đỡ  của người dạy đối với người học,   nhằm hình thành ở người học những cách thức, con đường, phương tiện   tự  học, tự  nghiên cứu khoa học hợp lý và hiệu quả, qua đó giúp họ   không ngừng nâng cao chất lượng học tập và  nghiên cứu khoa học của   mình. Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần tăng cường sử  dụng  các phương pháp dạy học tích cực nhằm khơi dậy hứng thú, tính sáng  tạo, óc tò mò khoa học cho người học; mặt khác bên cạnh việc trang bị  cho người học hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thì cần đặc biệt chú ý  hình thành cho họ ý thức tự học, động cợ tự học đúng đắn.  Để giúp người học có được những cách thức tiến hành tự  học như  vậy, người giảng viên có thể  trực tiếp hướng dẫn sinh viên  ở  trên lớp  quy trình tự  học, tự  nghiên cứu, thông qua các bài giảng mà hình thành  cho nguời học những phương pháp tự học đúng đắn, hiệu quả. Giữa phương pháp tự học và phương pháp dạy học tích cực có mối   quan hệ chặt chẽ với nhau. Phương pháp dạy học tích cực được hiểu là   một thuật ngữ  rút gọn, dùng để  chỉ  những phương pháp giáo dục dạy  học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.   Trong xã hội hiện đại ­ với sự  bùng nổ  thông tin, khoa học, công nghệ  phát triển như vũ bão hiện nay thì giảng viên không thể cố nhồi nhét vào   đầu óc sinh viên lượng kiến thức đồ  sộ  ngày càng tăng nhanh được, mà  vấn  đề   là  phải   quan  tâm   hướng  dẫn  cho  sinh   viên  năng  lực   tư  duy,   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2