intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Kế thừa và biến đổi truyền thống trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:207

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu về sự kế thừa và biến đổi truyền thống trong kịch bản Chèo của tác giả Trần Đình Ngôn nhằm rút ra những vấn đề mang tính lý luận, góp phần định hướng cho việc sáng tác kịch bản Chèo hiện nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Kế thừa và biến đổi truyền thống trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Lê Tuấn Cường KẾ THỪA VÀ BIẾN ĐỔI TRUYỀN THỐNG TRONG KỊCH BẢN CHÈO CỦA TRẦN ĐÌNH NGÔN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Lê Tuấn Cường KẾ THỪA VÀ BIẾN ĐỔI TRUYỀN THỐNG TRONG KỊCH BẢN CHÈO CỦA TRẦN ĐÌNH NGÔN Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu Mã số: 9210221 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Đinh Quang Trung PGS.TS Nguyễn Thị Huế HÀ NỘI - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Kế thừa và biến đổi truyền thống trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tài liệu tham khảo, tài liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Lê Tuấn Cường
  4. ii MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 13 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghệ thuật Chèo ........................... 13 1.2. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu nghệ thuật Chèo ............... 28 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 40 Chương 2 TRẦN ĐÌNH NGÔN VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC KỊCH BẢN CHÈO .............................................................................................................. 42 2.1.Trần Đình Ngôn đến với nghệ thuật Chèo ............................................. 42 2.2. Trần Đình Ngôn và quá trình sáng tác .................................................. 44 2.3. Quan điểm của Trần Đình Ngôn về sáng tác kịch bản Chèo ................ 61 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 72 Chương 3 TRẦN ĐÌNH NGÔN KẾ THỪA VÀ BIẾN ĐỔI TRUYỀN THỐNG TRONG SÁNG TÁC ....................................................................... 74 3.1. Về đề tài sáng tác trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn .............. 74 3.2. Về nội dung phản ánh trong kịch bản của Trần Đình Ngôn ................. 81 3.3. Về chủ đề tư tưởng tác phẩm ................................................................ 86 3.4. Về xây dựng hình tượng nhân vật ......................................................... 92 3.5. Về cấu trúc nội dung ............................................................................. 99 3.6. Về ngôn ngữ văn chương .................................................................... 103 3.7. Về sử dụng làn điệu ............................................................................ 108 3.8. Về cấu trúc .......................................................................................... 115 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 118 Chương 4 NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ KỊCH BẢN CHÈO CỦA TRẦN ĐÌNH NGÔN ................................................................................................ 121 4.1. Thành công trong kịch bản chèo của Trần Đình Ngôn ....................... 121 4.2. Trần Đình Ngôn - một số hạn chế trong sáng tác kịch bản Chèo ....... 134
  5. iii 4.3. Kế thừa và biến đổi - bài học kinh nghiệm cho người sáng tác Chèo hiện nay ...................................................................................................... 137 Tiểu kết chương 4.......................................................................................... 146 KẾT LUẬN ................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 152 PHỤ LỤC ...………………………………………………………………..164
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVHTT Bộ Văn hóa Thông tin. BVHTTVDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CN Công nguyên HNSSKVN Hội nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam NCS Nghiên cứu sinh NSND Nghệ sĩ nhân dân NSUT Nghệ sĩ ưu tú Nxb Nhà xuất bản PL Phụ lục PTS Phó tiến sĩ SK Sân khấu SKCN Sân khấu chuyên nghiệp Tr Trang VD Ví dụ VHNT Văn học nghệ thuật
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa hiện nay, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là hết sức cần thiết. Chèo là hình thức nghệ thuật độc đáo được sinh ra từ làng quê châu thổ Bắc Bộ, qua hàng ngàn năm gắn bó với đời sống của người nông dân lao động, Chèo đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của họ. Quá trình vận động từ hình thức ca múa, diễn xướng dân gian để trở thành nghệ thuật sân khấu là cả một quá trình biến đổi không ngừng. Với những đặc sắc riêng có trong nghệ thuật và tiềm ẩn nhiều giá trị thẩm mỹ, nhân văn, Chèo không chỉ là món ăn tinh thần trong lúc thư nhàn của người dân quê mùa chất phác mà còn đi vào đời sống của họ với những bài học sâu sắc về đạo lý, nhân sinh. Chính vì vậy, Chèo luôn có sức sống mãnh liệt và những vở Chèo cổ như: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Tôn Mạnh - Tôn Trọng, Từ Thức, Trương Viên, Kim Nham, Chu Mãi Thần sẽ mãi là những viên ngọc quí của sân khấu truyền thống Việt Nam. Sau cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, ở nước ta đã dần hình thành một đội ngũ những người làm Chèo chuyên nghiệp. Họ là những nhà quản lý, các tác giả, đạo diễn, diễn viên, nhạc công, nhạc sĩ, biên đạo... cùng tiếp nối người xưa chung tay xây đắp cho Chèo. Tuy nhiên, do sự biến đổi xã hội và một phần do ảnh hưởng của tư duy nghệ thuật phương Tây nên trong suốt nhiều năm Chèo luôn nằm trong quĩ đạo của những cách tân nghệ thuật. Vào những năm 1955 - 1960, hình thức Kịch dân ca chèo được đội ngũ tác giả mới hình thành từ sau Cách mạng tháng Tám sử dụng trong sáng tác Chèo. Đó là những vở Chèo được kết cấu và biểu diễn theo lối kịch, lời thoại bằng văn xuôi, thỉnh thoảng có hát dân ca hoặc một đôi làn điệu Chèo cổ. Tiêu biểu như vởVườn cam của Lương Tá (Đoàn Chèo Ninh Bình), Chị Thắm - anh Hồng của Xuân Hinh (Đoàn Chèo Hà Tây).
  8. 2 Sau cách tân trên là cách tân theo hướng kịch Chèo. Kịch Chèo là các vở được viết theo lối kịch nói, tuân thủ theo nguyên tắc kịch 5 hồi. So với kịch dân ca Chèo, kịch Chèo đã gần Chèo cổ hơn, lời thoại chủ yếu bằng những câu văn vần. Làn điệu dân ca bị hạn chế, làn điệu Chèo cổ được sử dụng khá triệt để. Kịch Chèo đã vận dụng lối diễn ước lệ, cách điệu, kết hợp với lối diễn “chân thực cảm” theo thể hệ Stanixlavxki. Về phương pháp thể loại, căn bản vẫn gần với kịch nói phương Tây. Vì vậy, các động tác hát múa, diễn thường không ăn nhập với nhau bởi các vở kịch Chèo không còn cấu trúc tự sự như Chèo cổ mà cấu trúc theo xung đột kịch. Kịch Chèo có mặt trong kịch mục của hầu khắp các đoàn Chèo chuyên nghiệp, suốt từ những năm1960 và kéo dài cho mãi tới cuối thế kỷ XX. Tiêu biểu cho những vở kịch Chèo là Con trâu hai nhà của Trần Bảng (Đoàn Chèo Trung ương), Sợi tơ vàng của Việt Dung (Đoàn Chèo Hà Nội), Người con gái sông Lam của Trung Phong (Đoàn Chèo Nghệ An), Chiếc khăn hồng của Mai Bình (Đoàn Chèo Thanh Hoá), Người con gái sông Cấm của Phan Tất Quang (Đoàn Chèo Hải Phòng) v.v... Tuy có những thành quả nghệ thuật nhất định, nhưng kịch Chèo cũng bộc lộ nhiều hạn chế, có nguy cơ làm mất đi cấu trúc hình thức Chèo cổ. Vào những năm thập kỷ 60 của thế kỷ XX, một số nhà hoạt động trong ngành Chèo còn có quan niệm Chèo là một hình thức “opera dân tộc”, và Chèo hiện đại chính là opera hiện đại có âm hưởng Chèo. Bởi vậy, họ chủ trương đưa nhạc không lời phối hợp diễn tả hành động kịch, và đổi mới làn điệu Chèo bằng cách viết các ca khúc mới có âm hưởng Chèo nhưng cấu trúc theo nguyên tắc của ca khúc tân nhạc, có hoà thanh, phối khí, hát bè như opera. Chủ trương này đã làm xuất hiệnkịch Chèo opera. Một số vở kịch Chèo opera tiêu biểu là: Cô giải phóng, Máu chúng ta đã chảy, Người chị (Đoàn Chèo Trung ương); Lá thư từ tuyến đầu (Đoàn Chèo Hải Phòng); Câu thơ thêu dở (Đoàn Chèo Nam Hà). Kịch chèo opera chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nó tỏ ra còn bất cập hơn đối với cả kịch Chèo bởi cấu trúc vở diễn
  9. 3 vẫn theo lối kịch, đồng thời lại bỏ hát Chèo để thay vào đó là 100% ca khúc mới theo lối opera. Đầu những năm 1980 lại xuất hiện một hướng cách tân Chèo, có người gọi là Chèo cải tiến, sau được gọi là kịch hát mới. Tiêu biểu là một số vở như: Nàng Sita (Đoàn Chèo Hà Nội), Một tình yêu sẽ đến, Bông hồng kiêu hãnh (Đoàn Chèo Hà Sơn Bình). Về nghệ thuật biểu diễn, Chèo cải tiến là một hình thức sân khấu lai tạp, dung nạp trong vở thủ pháp của nhiều thể loại (Kịch, Chèo, Tuồng, Cải lương, Ca nhạc…). Qua những cuộc cách tân trên có thể thấy, rõ ràng con đường phát triển của Chèo nói chung, kịch bản Chèo nói riêng không hề đơn giản. Tuy nhiên, sóng gió cũng qua đi khi nhiều nhà làm Chèo đã nhìn ra bất cập để rồi lại cùng nhau xây đắp nên những giá trị đích thực cho Chèo. Đến hôm nay, khi nhìn lại thành tựu của nền nghệ thuật sân khấu Chèo cách mạng, chúng ta không thể không nói tới vai trò của những người làm Chèo đã để lại dấu ấn - những người có công đầu trong việc giữ gìn bản sắc nghệ thuật và làm nên diện mạo sân khấu Chèo hiện đại, đó là các tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu như: Trần Huyền Trân, Trần Bảng, Trần Việt Ngữ, Hoàng Kiều, Hà Văn Cầu, Tào Mạt, Bùi Đức Hạnh, Đôn Truyền, An Viết Đàm, Hoài Giao, Ngọc Phúng, Văn Sử, Trần Trí Trắc... và một trong số tác giả tiêu biểu nhất là nhà viết kịch - tiến sĩ Trần Đình Ngôn. Xuất thân từ diễn viên của Đoàn Chèo Tả ngạn (tiền thân của Nhà hát Chèo Hải Phòng), với tâm huyết của một người tha thiết yêu Chèo, Trần Đình Ngôn đã học tập, rèn luyện và trở thành tác giả nổi tiếng của ngành Chèo. Không chỉ thành công trong lĩnh vực kịch bản, Trần Đình Ngôn còn tham gia vào các lĩnh vực chuyên môn khác như đạo diễn, nghiên cứu lý luận, phê bình. Công trình Kịch bản Chèo từ dân gian đến bác học được biên soạn từ luận án tiến sĩ Ngữ văn của ông và nhiều công trình lý luận khác như: Đường trường phải chiều; Đường trường chông chênh; Nghệ thuật biểu diễn Chèo
  10. 4 truyền thống; Nghệ thuật viết Chèo; Những nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật Chèo;Tào Mạt với Chèo... đã góp phần quan trọng vào hệ thống lý luận nghệ thuật Chèo. Việc nắm chắc kiến thức lý luận và am hiểu sâu sắc nghệ thuật Chèo đã đem đến cho Trần Đình Ngôn nhiều thành công trong hoạt động thực tiễn. Đến nay, với hơn 100 kịch bản Chèo được dàn dựng, tác giả Trần Đình Ngôn đã trở thành người sáng tác, và nhận được nhiều giải thưởng nhất về kịch ôn được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho bộ ba tác phẩm: Chiếc nón bài thơ, Nước mắt Vua Đinh và Côn Sơn hiền sĩ. Năm 2017 ông lại vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Phần thưởng này là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với đóng góp của ông cho xã hội, đồng thời cũng là sự khẳng định hướng đi đúng đắn của ông trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, để gặt hái được thành công hôm nay, tác giả Trần Đình Ngôn đã phải trải qua quá trình nhận thức, kế thừa, biến đổi cả về lý luận và thực tiễn, mà trong đó có cả thành công và thất bại. Vậy nên việc nghiên cứu, tìm hiểu thành tựu và kinh nghiệm viết Chèo của Trần Đình Ngôn, từ đó rút ra bài học cho những tác giả trẻ, cũng như người làm Chèo hôm nay và mai sau là điều hết sức cần thiết. Từ nhận thức trên, chúng tôi quyết định chọn hướng nghiên cứu Sự kế thừa và biến đổi truyền thống trong kịch bản chèo của Trần Đình Ngôn làm đề tài luận án Tiến sĩ, với hy vọng nghiên cứu này có thể rút ra những bài học hữu ích, góp phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật Chèo. 2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứuvề sự kế thừa và biến đổi truyền thống trong kịch bản Chèo của tác giả Trần Đình Ngôn nhằm rút ra những vấn đề mang tính lý luận, góp phần định hướng cho việc sáng tác kịch bản Chèo hiện nay.
  11. 5 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể - Nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật chèo truyền thống để xây dựng khung lý thuyết, làm cơ sở nghiên cứu đề tài. - Nghiên cứu sự kế thừa và biến đổi truyền thống trong phương pháp viết Chèo của Trần Đình Ngôn qua các giai đoạn lịch sử. - So sánh sự biến đổi trong phương pháp viết Chèo của Trần Đình Ngôn qua các giai đoạn (có thể so sánh với một vài tác giả khác trong điều kiện cho phép). - Chỉ ra những thành công và hạn chế của Trần Đình Ngôn trong quá trình sáng tác của ông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quá trình kế thừa và biến đổi truyền thống trong sáng tác kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Một số kịch Chèo truyền thống để tham chiếu - Hệ thống kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn - Các công trình lý luận của Trần Đình Ngôn - Một số kịch bản Chèo hiện đại của các tác giả khác để so sánh 4. Câu hỏi nghiên cứu Thế kỷ XX đã mở ra một “kỷ nguyên” sáng tác Chèo với tên tuổi các tác giả như: Nguyễn Đình Nghị, Trần Bảng, Hà Văn Cầu, Trần Huyền Trân, Hàn Thế Du, An Viết Đàm, Tào Mạt, Hoài Giao, Văn Sử, Trần Trí Trắc... Một trong số tác giả tiêu biểu là Tiến sĩ Trần Đình Ngôn - người có hơn 100 kịch bản Chèo được dàn dựng cùng những thành tựu nghệ thuật đã được xã hội và giới nghề thừa nhận. Để triển khai nghiên cứu về thành tựu sáng tác của Trần Đình Ngôn,
  12. 6 câu hỏi đặt ra trong luận án này là: Trần Đình Ngôn đã kế thừa, biến đổi phương pháp viết Chèo truyền thống như thế nào để đạt được những thành tựu đó? Câu hỏi trên chính là điểm tựa để hình thành nên đề tài của luận án và cũng chính là vấn đề mà luận án cần phải giải quyết. 5. Giả thuyết nghiên cứu Cho đến nay, Trần Đình Ngôn là tác giả đã sáng tác nhiều kịch bản Chèo nhất và cũng là tác giả giành nhiều giải thưởng nhất về kịch bản Chèo. Những thành tựu nghệ thuật mà ông đạt được đã minh chứng hướng đi đúng đắn của ông trong sự nghiệp bảo tồn phát triển nghệ thuật Chèo, đó là sự kế thừa truyền thống trong phương pháp sáng tác, là sự biến đổi phù hợp với qui luật xã hội và đáp ứng yêu cầu của thời đại. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận * Lý thuyết về biến đổi văn hóa Triết học Duy vật Mác - Lênin đã chỉ ra sự biến đổi trong xã hội là do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động của con người. Mỗi khi tồn tại xã hội biến đổi thì những tư tưởng và nhận thức của con người, những quan điểm về chính trị, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật…cũng biến đổi theo. Do vậy việc biến đổi văn hóa truyền thống trong xã hội hiện nay chính là do nhận thức của con người, đó là do mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và con người với vai trò là chủ thể sáng tạo. Biến đổi văn hóa ngày nay được coi là vấn đề mang tính toàn cầu, việc biến đổi diễn ra ở nhiều phương diện, ở nhiều cấp độ, nhiều chiều kích khác nhau như: biến đổi tôn giáo, biến đổi tín ngưỡng, biến đổi văn hóa xã hội, biến đổi văn hóa nghệ thuật. Luận án dựa trên lý thuyết biến đổi văn hóa để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề kế thừa và biến đổi trong sáng tác kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn.
  13. 7 * Lý thuyết về văn hóa học Luận án dựa trên lý thuyết về văn hóa học mà đại biểu là các nhà nghiên cứu văn hóa như A. Belik, A.Rađughin, để có thể vận dụng cho việc nghiên cứu đề tài. Tham chiếu lý thuyết về văn hóa học sẽ giúp cho việc khái quát vấn đề nghiên cứu các phương diện của văn hóa truyền thống. 6.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thống kê, so sánh Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong luận án khi tiến hành các hoạt động thống kê các tác phẩm qua các giai đoạn sáng tác của tác giả Trần Đình Ngôn. Phương pháp thống kê so sánh giúp thực hiện các bước: 1. So sánh giữa các kịch bản của ông qua những giai đoạn sáng tác,2. So sánh kịch bản của Trần Đình Ngôn với kịch bản Chèo cổ và 3. So sánh với một số kịch bản của các tác giả khác để thấy rõ tính kế thừa, biến đổi trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn. * Phương pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để bao quát nguồn tư liệu (tư liệu chính, tư liệu thứ cấp…) liên quan đến vấn đề nghiên cứu.Thông qua việc phân tích sự kế thừa và biến đổi truyền thống trong kịch bản chèo của Trần Đình Ngôn qua các thời kỳ, tác giả luận án sẽ tổng hợp để đưa ra những hệ thống giá trị, cũng như kết luận. Thao tác này chính là việc tác giả luận án vận dụng phương pháp phân tích - tổng hợp. * Phương pháp nghiên cứu liên/đa ngành Những nghiên cứu trong luận án này không thể không liên quan tới những ngành như: lịch sử, văn hóa, nghệ thuật... Sử dụng phương pháp liên/đa ngành là sự kết hợp phương pháp và kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực chuyên ngành như: Văn học, văn hóa học, sử học, nghệ thuật học, xã hội học… để giúp cho việc khai thác hiệu quả những nguồn tư liệu khác nhau trong quá trình nghiên cứu.
  14. 8 * Phương pháp nghiên cứu ngữ văn Phương pháp này nhằm giúp làm rõ những giá trị của các tác phẩm kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn dưới dạng cấu trúc văn bản văn học. Các thuật ngữ như văn bản, kết cấu, cấu trúc, tự sự, trữ tình, đối thoại, diễn ngôn, v.v… là những khái niệm sẽ được đề cập tới trong quá trình phân tích tác phẩm. Phương pháp ngữ văn sẽ được sử dụng xen kẽ với các phương pháp khác trong suốt quá trình giải quyết nhiệm vụ đặt ra cho đề tài luận án. *Phương pháp nghiên cứu tiểu sử Phương pháp này là phương pháp tìm hiểu và nghiên cứu tiểu sử và con người tác giả để hiểu và lý giải tác phẩm của họ hoặc ngược lại. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử là một trong những phương pháp được coi là kết quả của kinh nghiệm cuộc sống thực tiễn và cuộc sống khoa học. Phương pháp tiểu sử quan tâm đến đời sống, quan niệm sống, quan điểm triết học, quan hệ bạn bè, quan điểm sáng tác. Phương pháp này tuân theo nguyên tắc khách quan, trung thực, không gò ép và không định kiến. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài sẽ giúp hiểu sâu thêm về con người và tác phẩm, về quá trình và sự nghiệp sáng tác của Trần Đình Ngôn. * Phương pháp phỏng vấn sâu Việc phỏng vấn nhằm thu thập thêm thông tin cụ thể, nhận xét chính xác của những người trong nghề về một tác giả đang có những đóng góp thiết thực cho ngành nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung, nghệ thuật Chèo nói riêng là một cơ sở khoa học để NCS thực hiện luận án. Bởi vậy, NCS chọn phương pháp phỏng vấn là một trong những phương pháp để triển khai đề tài. 7. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về con người và sáng tác của Trần Đình Ngôn, tiêu biểu là những công trình:
  15. 9 1. Công trình Góp phần tìm hiểu tác gia chèo - Công trình cấp Viện của Lê Việt Hùng - nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Ở công trình này tác giả Lê Việt Hùng đã tìm hiểu một cách khá hệ thống những vấn đề xung quanh thân thế, sự nghiệp của tác giả Trần Đình Ngôn. Đó là những vấn đề như: Hoàn cảnh xuất thân; Quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng sáng tác kịch bản Chèo; Các giải thưởng và thành tựu đạt được. Tác giả cũng nêu đại lược về nội dung và tư tưởng trong một số tác phẩm chèo của Trần Đình Ngôn. Thu thập và nêu những nhận xét của đồng nghiệp, báo chí, khán giả về Trần Đình Ngôn. Đặc biệt, tác giả đã nêu và giải quyết một số nội dung về kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn như: - Thực hiện tốt các chức năng của hội thoại sân khấu tự sự, - Thể hiện các thành phần xã hội: Tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp của nhân vật. - Thể hiện tính cách và tâm trạng của nhân vật - Hàm chứa ý nghĩa nhân bản - Tính chất trào lộng trong các cung bậc của tiếng cười - Triết lý nhân sinh thế sự, triết lý nhân tình. Về nghệ thuật văn chương trong Chèo của Trần Đình Ngôn, tác giả nhấn mạnh tới các mục như: - Nghệ thuật sử dụng ngôn từ - Sử dụng các thể thơ và văn biền ngẫu - Kết hợp các yếu tố trữ tình, trào lộng và triết luận - Sự kết hợp giữa yếu tố dân gian và yếu tố bác học. Nghiên cứu về phong cách chèo của Trần Đình Ngôn, tác giả Lê Việt Hùng khẳng định: “Triệt để sử dụng, kế thừa nghệ thuật trò nhời trong Chèo cổ đã trở thành phong cách văn chương nổi bật ở Trần Đình Ngôn” [49]. Tác
  16. 10 giả cũng đưa ra nhận xét: “Trần Đình Ngôn là một tác giả rất am hiểu về nghệ thuật Chèo truyền thống ... cần truyền lại kinh nghiệm sáng tác cho những nhà viết kịch trẻ để gìn giữ vốn quý của nghệ thuật sân khấu dân tộc” [49]. Như vậy, có thể nói công trình Góp phần tìm hiểu tác gia chèo của Lê Việt Hùng đã bước đầu tìm hiểu nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của tác giả Trần Đình Ngôn. Công trình đã có nhiều tìm tòi, nghiên cứu trên bình diện khá tổng thể. Tuy nhiên, những nghiên cứu của Lê Việt Hùng mới chỉ dừng lại ở một số điểm chính nhưng chưa có sự khảo sát, hệ thống, so sánh để chỉ rõ nguyên nhân thành công và những mặt còn hạn chế trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn. Tuy nhiên, công trình đã có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu tác giả Trần Đình Ngôn. 2. Công trình Đề tài hiện đại trong chèo của Trần Đình Ngôn [77]- là Luận văn thạc sĩ nghệ thuật của Khổng Thanh Nga - Thạc sĩ nghệ thuật sân khấu, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Ở công trình này, tác giả Khổng Thanh Nga đã hướng nghiên cứu của mình tới đề tài hiện đại trong Chèo của Trần Đình Ngôn thông qua việc phân kỳ thời gian qua các giai đoạn: - Giai đoạn từ 1962-1980 - Giai đoạn từ 1980-1995 - Giai đoạn từ 1995 đến nay Thông qua việc nghiên cứu đề tài hiện đại trong Chèo của Trần Đình Ngôn, tác giả Luận văn đã rút ra hai vấn đề chính: - Vấn đề kế thừa và phát triển - Sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, trữ tình và kịch Nhìn chung, công trình Đề tài hiện đại trong chèo của Trần Đình Ngôn nói trên là công trình không chỉ có ý nghĩa trong việc dựng lên chân dung của Trần Đình Ngôn - một tác giả tiêu biểu của sân khấu Chèo, mà còn góp phần
  17. 11 tìm hiểu phương pháp sáng tác kịch bản Chèo hiện đại của ông. Tuy nhiên, công trình này cũng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu Chèo về đề tài hiện đại của Trần Đình Ngôn mà chưa nghiên cứu sâu về nguyên nhân thành công của ông trên bình diện nghệ thuật Chèo. Và đó cũng chính là khoảng trống để chúng tôi thực hiện đề tài luận án Sự kế thừa và biến đổi truyền thống trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn. Ngoài hai công trình trên còn nhiều bài viết trên các báo và tạp chí, những bài viết này chủ yếu đề cập tới khả năng sáng tạo kịch bản của Trần Đình Ngôn. Bên cạnh đó là những nhận xét, đánh giá của khán giả và đồng nghiệp dành cho ông với sự trân trọng, quý mến, như: - Hà Đình Cẩn: “Nghiệp Tổ”, TCSK, Số 128, tháng 6-1999, tr, 144, 145. - Yên Hưng: “Ông trùm làng Chèo”, ANTĐ, tháng 10-2005, số 49, tr, 181, 182. - Huy Bảo: “Nước mắt vua Đinh- Số phận một vở chèo”, MASK, số 424, năm 1996, tr, 64, 65. - Đào Hùng: “Bài thơ treo giải yếm đào và đoàn Chèo Hà Nam”, Báo SGGP, Ngày 20 - 03- 1998, tr, 19. - Thành Hưng: “Trần Anh Tông”, TCSK, số 204, tháng 04/1998, tr, 114, 115. - Bình Minh: “Vua chèo đất Bắc”, Báo Lao động, số 87, Ngày 17/04/2015, tr. 1. - Trần Minh Phượng: “Hình tượng bác Hồ qua Đêm trăng huyền thoại”, TCSK, số 229, tháng 05/2000, tr, 54. - Trần Trí Trắc: “Vài cảm nghĩ về vở chèo Nàng chúa ong”, TCSK, tr, 153, 154, tháng 09/1997. - Trần Thanh Phương: “Trinh phụ hai chồng”, TCSK, số 156, tháng 06/1993, tr. 12.
  18. 12 - Hàn Hương: “Duyên nợ ba sinh -bất ngờ đầu tiên”, Báo Lao động, số 39, tr. 28, ngày 30/04/1995, v.v... 8. Đóng góp của luận án 8.1. Đóng góp về lý luận - Góp phần tìm hiểu sự nghiệp và phương pháp sáng tác Chèo của tác giả Trần Đình Ngôn - Luận án sẽ là một chuyên luận đầu tiên nghiên cứu, hệ thống, đánh giá về phương pháp viết kịch bản Chèo của một tác giả có nhiều đóng góp cho ngành Chèo. - Xây dựng hệ thống lý thuyết về phương pháp sáng tác kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn. - Là công trình lý luận về phương pháp viết Chèo. 8.2. Đóng góp về thực tiễn - Luận án sẽ là công trình có ý nghĩa thiết thực đối với các tác giả trẻ, giúp họ có thêm hướng lựa chọn trong việc viết kịch bản Chèo. - Là tài liệu tham khảo cho những người yêu thích và nghiên cứu về Chèo. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu (12 trang), Kết luận (3 trang), Tài liệu tham khảo (10 trang) và Phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài (29 trang) Chương 2: Trần Đình Ngôn và sự nghiệp sáng tác kịch bản Chèo (32 trang) Chương 3: Trần Đình Ngôn kế thừa và biến đổi truyền thống trong sáng tác (47 trang) Chương 4: Những vấn đề rút ra từ kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn (27 trang).
  19. 13 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghệ thuật Chèo 1.1.1. Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của Chèo Vấn đề lịch sử hình thành và phát triển của Chèo là một vấn đề khá nan giải và đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong đó, việc sưu tầm và nghiên cứu Chèo một cách hệ thống đã được diễn ra một cách sôi nổi trong thế kỷ 20, đặc biệt là từ sau năm 1950. Vào thời kỳ đầu thế kỷ 20, khi phong trào chèo Văn Minh, chèo Cải lương phát triển mạnh ở một số thành phố lớn trên miền Bắc như: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng... Đã xuất hiện một số tác giả viết về Chèo như: Nguyễn Đình Nghị, Nguyễn Thúc Khiêm, Chu Ngọc Chi, Lê Kim Giang, Khái Hưng, Nguyễn Đại Hữu ... Công trình của những tác giả này chủ yếu là sưu tầm, sáng tác và giới thiệu các tác phẩm Chèo. Nổi bật trong số đó là Nguyễn Thúc Khiêm và Nguyễn Đình Nghị. Xuất thân từ một người làm hậu đài rồi nhắc vở, sau này Nguyễn Đình Nghị đã trở thành ông trùm lớn nhất ngành Chèo ở nửa đầu thế kỷ 20. Ông đã để lại 60 kịch bản Chèo cải lương gồm cả các vở soạn lại và các vở do ông sáng tác. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, đội ngũ những nhà nghiên cứu Chèo được bổ sung thêm với những tên tuổi như: Tô Vũ, Huỳnh Lý, Hoàng Ngọc Phách, Tú Mỡ, Vũ Khắc Khoan, Trần Bảng, Hà Văn Cầu, Hoàng Kiều, Trần Việt Ngữ, Nguyễn Thị Nhung, Trần Đình Ngôn, Tất Thắng, Trần Trí Trắc, Lê Thanh Hiền, Đôn Truyền, Bùi Đức Hạnh, Phạm Duy Khuê, Trần Minh Phượng, Đinh Quang Trung, Nguyễn Thị Thanh Phương.... đã góp phần khắc họa diện mạo nghệ thuật Chèo, rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn trên các phương diện biểu hiện của nghệ thuật này trong quá trình phát triển. Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến một số công trình sau:
  20. 14 1.1.1.1. Tìm hiểu sân khấu Chèo (1964) [93] - Công trình của hai tác giả Trần Việt Ngữ và Hoàng Kiều. Qua nghiên cứu các cứ liệu lịch sử và so sánh một số hình thức diễn xướng dân gian của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ, hai tác giả trên đã đưa ra giả thuyết về nguồn gốc nghệ thuật Chèo: Bắt nguồn từ những hình thức cổ sơ có trước thời Đinh, Lê, Lý. Bao gồm những làn dân ca, điệu vũ đầy màu sắc và sức sống (hãy còn mang nhiều vết tích tôn giáo) và những làn hát nói kể chuyện phong phú, sinh động của những đội hát rong, Chèo được hình thành với hai tính chất chủ yếu là tính tích diễn và tính ứng diễn, để trở thành một loại sân khấu độc đáo, tuy còn thô sơ, vào khoảng thế kỷ XIV cuối đời Trần [64, tr. 54]. Trong công trình này, sự nhìn nhận về đối tượng nghiên cứu khi tiếp xúc với nghệ thuật Chèo đã được mở rộng hơn. 1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật chèo của Hà Văn Cầu [11]. Công trình gồm 70 trang, in rônêô được Vụ Nghệ thuật Bộ Văn hoá ấn hành năm 1964. Công trình này được coi là một trong những công trình có nhiều đóng góp cho ngành Chèo nói chung và cho công tác nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu sau này. Mọi nhận xét, đánh giá, kết luận trong công trình này đều được rút ra từ các tài liệu sau: - Sách Hý phường phả lục, theo tác giả Hà Văn Cầu, sách này do Lương Thế Vinh biên soạn, được ấn hành vào năm Cảnh Thống Tân Dậu 1501. Sách này có 30 tờ, mỗi trang in 8 dòng. Nội dung nói về các vị tổ ngành Chèo, những luật lệ trong nghề, phép biểu diễn và cách đánh trống chầu. Tác giả Hà Văn Cầu có đối chiếu nó với sách “Khởi đầu sự lục” (chép tay) và “Bách nghệ tổ sư”. Tuy nhiên, sách này hiện nay không còn. - Sách Đả cổ lục (viết tay) của Thái Bình, có đối chiếu với Đả cổ pháp của Thư viện khoa học (ký hiệu A3223).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2