Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: “Từ Thức lấy vợ tiên” trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm
lượt xem 14
download
Cấu trúc của luận văn gồm phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Những vấn đề chung của sự tích Động Từ Thức, Từ Thức lấy vợ tiên và Từ Thức tân truyện; Chương 2 - Sự kế thừa, biến đổi nội dung tư tưởng và giá trị nhân văn qua ba tác phẩm; Chương 3 - Sự kế thừa và biến đổi một số phương diện nghệ thuật qua ba tác phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: “Từ Thức lấy vợ tiên” trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐỖ THỊ NGỌC ĐIỆP “TỪ THỨC LẤY VỢ TIÊN” TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH, TRUYỆN TRUYỀN KỲ VÀ TRUYỆN THƠ NÔM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐỖ THỊ NGỌC ĐIỆP “TỪ THỨC LẤY VỢ TIÊN” TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH, TRUYỆN TRUYỀN KỲ VÀ TRUYỆN THƠ NÔM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thanh Thái Nguyên - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Thị Ngọc Điệp
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Vũ Thanh đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Thị Ngọc Điệp
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 2 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .................................................................. 9 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 9 5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 10 6. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................ 11 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 12 NỘI DUNG ......................................................................................................... 13 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA SỰ TÍCH ĐỘNG TỪ THỨC, TỪ THỨC LẤY VỢ TIÊN VÀ TỪ THỨC TÂN TRUYỆN ......................................... 13 1.1. Sơ lược về vấn đề thể loại truyện cổ tích thần kỳ và truyện kể địa danh của Sự tích động Từ Thức .................................................................................. 13 1.1.1. Tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ ............................................................... 13 1.1.2. Truyện kể địa danh .................................................................................... 14 1.1.3. Truyện Sự tích động Từ Thức .................................................................. 15 1.2. Sơ lược về thể loại truyện truyền kỳ và truyện Từ Thức lấy vợ tiên………18 1.2.1. Sơ lược về thể loại truyện truyền kỳ ........................................................ 18 1.2.2. Nguyễn Dữ và truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên ............................... 20 1.3. Vấn đề tác giả và thể loại truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện .................. 28 1.3.1. Sơ lược về thể loại truyện thơ Nôm .......................................................... 28 1.3.2. Về đặc điểm truyện thơ Nôm bình dân ..................................................... 30 1.3.3. Về truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện.................................................... 34 Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................... 37 Chương 2: SỰ KẾ THỪA, BIẾN ĐỔI NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VÀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN QUA BA TÁC PHẨM .................................................................. 38
- iv 2.1. Tương quan tam giáo từ truyện cổ tích đến truyền kỳ và truyện thơ Nôm ..................................................................................................................... 38 2.1.1. Điểm chung trong tư tưởng của ba tác phẩm ............................................ 38 2.1.2. Những biến đổi tương quan tam giáo từ truyện cổ tích, đến truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm .......................................................................................... 44 2.2. Sự bế tắc trong tư tưởng và lối sống của nho sĩ trong xã hội phong kiến ... 50 2.3. Khát vọng tự do và cảm xúc tình yêu trong Sự tích động Từ Thức, Từ Thức lấy vợ tiên và Từ Thức tân truyện .............................................................. 55 2.3.1. Khát vọng tự do và tình yêu tự do............................................................. 55 2.3.2. Cảm xúc tình yêu và yếu tố tính dục trong truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện............................................ 62 Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................... 70 Chương 3: SỰ KẾ THỪA VÀ BIẾN ĐỔI TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT QUA BA TÁC PHẨM ............................................................. 71 3.1. Sự kế thừa một số phương diện nghệ thuật từ Sự tích động Từ Thức đến Từ Thức lấy vợ tiên và Từ Thức tân truyện......................................................... 71 3.1.1. Kế thừa mô hình kết cấu cốt truyện ......................................................... 71 3.1.2. Kế thừa môtip truyện ................................................................................ 73 3.1.3. Kế thừa yếu tố thần kỳ và ngẫu nhiên ....................................................... 75 3.1.4. Kế thừa hệ thống nhân vật và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật 76 3.2. Sự biến đổi một số phương diện nghệ thuật từ Sự tích động Từ Thức đến Từ Thức lấy vợ tiên và Từ Thức tân truyện .............................................................. 78 3.2.1. Biến đổi về kết cấu cốt truyện .................................................................. 78 3.2.2. Biến đổi về nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật ................... 92 3.2.3. Biến đổi về ngôn ngữ nghệ thuật .............................................................. 99 Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................... 104 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 109 PHỤ LỤC
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong tiến trình phát triển lịch sử văn học dân tộc, văn học dân gian luôn có mối quan hệ bền chặt, hữu cơ với văn học viết, nhất là giai đoạn từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX – thời kỳ văn học phát triển rực rỡ, kết tinh nhiều thành tựu và tạo ra nền móng cho những giai đoạn phát triển thịnh vượng trong đời sống văn hóa, văn học sau này. Đáng chú ý hơn, đây cũng là thời điểm chứng kiến sự ra đời của những tác phẩm văn học mang ý nghĩa nhân văn lớn, khẳng định khát vọng của con người về tự do, tình yêu, hạnh phúc, sự công bằng, thoát khỏi những ràng buộc hà khắc của lễ giáo phong kiến. Truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức, Truyện Từ Thức lấy vợ tiên trích từ Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện là những tác phẩm thể hiện sâu sắc những nội dung đó. Việc tìm hiểu ba tác phẩm thực sự là một việc làm có ý nghĩa và hấp dẫn đối với người viết, giúp chúng ta hiểu rõ và đánh giá chính xác hơn sự phát triển và những thành tựu của các giai đoạn văn học này. 1.2. Sức ảnh hưởng của truyện cổ tích nói riêng, văn hoá, văn học dân gian nói chung đến truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm ở thời kỳ này cũng hết sức sâu sắc. Các tác giả truyện truyền kỳ thường mượn các tích dân gian để viết nên tác phẩm của mình. Trong khi đó truyện thơ Nôm lại thường diễn lại tích truyện cổ tích, truyện truyền kỳ, truyện chích quái, hay những câu chuyện có thật ở đời sống. Có những sáng tác sau khi được viết lại như thế đã đạt đến thành công xuất sắc, xóa mờ kí ức về văn bản vay mượn như trường hợp tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, hay các truyện thơ Nôm bình dân như: Thạch Sanh - Lý Thông, Phạm Công - Cúc Hoa... Nghiên cứu đề tài: “Từ Thức lấy vợ tiên” trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm, chúng tôi muốn đem đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ hơn về quy luật hình thành, phát triển của ba thể loại trên, và sự tương tác giữa ba thể loại từ góc độ tiếp cận của mình.
- 2 1.3. Trên thực tế truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm đã có nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông và đại học, cao đẳng. Ở phổ thông có các tác phẩm như: truyện cổ tích Tấm Cám, truyện truyền kỳ: Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích: Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ), truyện thơ Nôm: Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu…. Vì vậy, nghiên cứu các tác phẩm Sự tích động Từ Thức, Từ Thức lấy vợ tiên và Từ Thức tân truyện sẽ góp phần bổ trợ kiến thức cho giáo viên dạy ở phổ thông để đối chiếu, so sánh với những tác phẩm cùng thể loại. Đối với các trường đại học, cao đẳng, đề tài cũng rất hữu ích cho quá trình nghiên cứu, học tập của sinh viên, học viên. Sự tích động Từ Thức, Từ Thức lấy vợ tiên và Từ Thức tân truyện là những tác phẩm độc đáo bởi nó vừa có giá trị văn học vừa có ý nghĩa văn hóa sâu sắc (đặc biệt là về triết học, tôn giáo: tư tưởng tam giáo, tín ngưỡng dân gian…). Việc nghiên cứu văn học trong mối quan hệ so sánh ba tác phẩm có cùng cốt truyện ở ba thể loại và thời điểm ra đời khác nhau sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hiện tượng văn hóa lý thú này. Đồng thời, giúp chúng ta có một cái nhìn đúng đắn hơn về truyền thống và tôn giáo, tín ngưỡng văn hóa dân gian, tư tưởng thời đại của cả ba tác phẩm. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức Truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức thuộc tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ - truyện cổ tích giải thích tên địa danh động Từ Thức, là câu chuyện được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức là câu chuyện thứ 130 được ghi chép lại trong Kho tàng truyện Cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi, Nxb Giáo dục, năm 2000. Từ khi ra đời truyện đã được chuyển thể thành các tích chèo và sau này là phim truyền hình. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì chưa có công trình nghiên cứu liên văn bản về câu chuyện Từ Thức lấy vợ tiên trong cả ba thể loại truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm
- 3 mang tính chất quy mô, mà chỉ có những bài nghiên cứu ở cấp độ hai thể loại từ truyện cổ tích đến truyện truyền kỳ, hay từ truyện truyền kỳ đến truyện thơ Nôm trên một số tạp chí đăng và trang mạng. Trong bài viết : Sự tương đồng và khác biệt về không gian trong truyện cổ tích thần kỳ của người Việt và người Hàn của Lưu Thị Hồng Việt, đăng trên “Tạp chí Khoa học” Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 60 năm 2014 đã chỉ ra sự tương đồng về không gian kỳ lạ trong các truyện cổ tích của người Việt và người Hàn: “Không gian cõi tiên có mối liên hệ gần gũi với không gian hạ giới, âm giới... Sự liên hệ giữa các không gian này không khó khăn, không phức tạp. Các nhân vật có thể từ cõi trần lên cõi tiên, từ cõi tiên xuống hạ giới một cách dễ dàng như một sự đi lại bình thường nhờ các phương tiện dịch chuyển thần kỳ như cỗ xe mây,...” [82]. Tác giả Lưu Thị Hồng Việt chỉ rõ ở truyện Sự tích động Từ Thức của người Việt có miêu tả hành động Từ Thức đi lên một ngọn núi cao nhìn ra giữa cửa Thần Phù và trước mắt chàng hiện lên một hòn đảo trông như một đóa hoa sen giữa vùng biển cả. Trước cảnh vật đẹp lạ kỳ, Từ Thức đã di chuyển ra khơi đến hòn đảo bằng chiếc thuyền. Không gian Từ Thức đến là một không gian thần kỳ trong những ngọn núi: “Chẳng bao lâu thuyền đã ghé đảo. Đang mê mải nhìn, chàng bỗng thấy ở sườn núi đá gần đó có một cửa hang khá rộng. Bèn vịn cây rẽ cỏ tìm đến tận nơi.”[8, tr 947, 948]. Từ Thức đi vào hang được một đoạn thì cửa hang đóng sập lại. Ban đầu Từ Thức đi trong hang tối, nhưng càng đi thì càng nhiều cảnh bất ngờ hiện ra trước mắt: “Khi leo lên đến đỉnh thì Từ Thức bỗng thấy cả một tòa nhà lộng lẫy hiện ra trước mắt (...) đó không phải là cảnh vật của trần gian mà là tiên cảnh. Từ Thức đã đến được không gian tiên giới, được các tiên nữ đón tiếp chu đáo: “Lập tức đêm hôm ấy trong bữa tiệc tưng bừng có quần tiên tụ hội, hai người chính thức làm lễ giao bôi. Khách tiên từ các động vui vẻ cạn chén chào mừng chàng rể mới đến nhập tịch làng tiên ...” [8, tr 948, 949]. Tác giả bài viết cũng chứng minh rằng không gian núi trong truyện Từ Thức lấy vợ tiên cũng mang ý nghĩa “biểu tượng của cái siêu tại, siêu phàm với tính cách là trung tâm của những
- 4 hiện tượng hiển linh trong khí quyển và rất nhiều sự tích thần hiện. (...) Núi là nơi trời và đất gặp nhau, là nơi của thánh thần và là điểm cuối của con đường đi lên của con người” [ 6, tr 699]. Chi tiết Từ Thức gặp tiên và có thời gian hạnh phúc nồng nàn bên nàng tiên Giáng Hương đã chứng tỏ sự tương đồng trong quan niệm về “núi” - một trong những biểu tượng không gian thiêng mang nhiều điểm tương đồng với quan niệm của nhiều nền văn hóa khác trên thế giới. Sự dịch chuyển không gian của nhân vật Từ Thức đã giúp chàng khám phá những vẻ đẹp thần bí, đến với tình yêu tiên giới mặc dù không toại nguyện và cuối cùng chàng đành trở về cõi tục, thấm thía hơn bao giờ hết về số phận của mình trên thế gian trong sự lạc lõng, hoàn toàn xa lạ với thế gian. Tác giả Nam Minh trong bài viết: “Từ Thức gặp tiên, truyện cổ tích Việt Nam hay một hiện tượng khoa học?” cho rằng: Rất nhiều sự kiện lịch sử có thật, theo năm tháng dài đằng đẵng của lịch sử mà dần dần trở thành truyền thuyết, thần thoại. Từ đó, tác giả Nam Minh đưa ra giả thiết Từ Thức gặp tiên, truyện cổ tích hay một hiện tượng khoa học? Vì xem xét truyện Từ Thức gặp tiên, ta thấy có yếu tố kỳ ảo góp phần khiến câu chuyện bị cho là hư cấu đó là việc Từ Thức đến thế giới của địa tiên núi Nam Nhạc một năm, nhưng trở về nhân gian thì đã hai trăm năm trôi qua. Tác giả bài viết đã khảo sát các dẫn chứng trên thế giới như Rudolph Fentz là một trong những trường hợp “du hành vượt thời gian” nổi tiếng lịch sử, trường hợp Chuyến bay thương mại Santiago 513 khởi hành từ Đức vào ngày 4/9/1954 và biến mất ở một nơi nào đó trên Đại Tây Dương… Sau đó tái xuất hiện sau 35 năm, lượn quanh sân bay và hạ cánh tại Porto Alegre, Brazil. Hôm đó là ngày 12/10/1989. Hay trường hợp một chiếc du thuyền của Anh mang tên “Sea Breeze” tháng 8/1981 cùng 6 người trên boong đột nhiên biến mất tại vùng tam giác quỷ Bermuda. 8 năm sau, chiếc du thuyền xuất hiện trở lại một cách kỳ lạ tại đúng vị trí mất tích, 6 người trên thuyền vẫn bình an vô sự. Một điều đặc biệt mà cả 6 người trên du thuyền đều nhận thức được là, dường như bản thân mất đi cảm giác và họ hoàn toàn không biết được
- 5 rằng ở ngoài kia 8 năm đã trôi qua. Ấy vậy mà họ chỉ cảm giác như một vài giây đã trôi qua mà hầu như chưa làm được một việc gì….Từ đó tác giả Nam Minh khẳng định: “Vì thế câu chuyện Từ Thức gặp tiên rất có thể không phải là truyện cổ tích như ta vẫn thường nghĩ mà nó hé mở bí mật về Thời – Không” [45]. Cũng trong bài viết này theo tác giả Nam Minh: Lý thuyết mới về đa thế giới có thể giải thích rất nhiều phát hiện kỳ lạ trong cơ học lượng tử. Trong đó có thể giải thích sự hiện diện của Thiên đường. Tại sao người thường trong điều kiện thông thường không thể tiếp xúc được thế giới này. Điều này được lý giải trong lý thuyết về “Đa thế giới tương tác”…. một số trường hợp đặc thù như người tu luyện đã cải biến hoàn toàn thân thể thành vật chất không gian khác, hoặc một người có cơ duyên đặc biệt mới có thể tiến nhập vào không gian khác, mà câu chuyện Từ Thức lấy vợ tiên là một ví dụ. Như vậy, trên thực tế truyện cổ tích Sự tích Từ thức cũng đã được giới nghiên cứu chú ý. Sức hấp dẫn của câu chuyện không chỉ do câu chuyện tình yêu đẹp của chàng Từ Thức và nàng tiên Giáng Hương, hay những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên đất nước qua một địa danh cụ thể là hang động Từ Thức ở xứ Thanh gắn với tín ngưỡng, văn hoá của người Việt, mà còn còn là những vẻ đẹp tiềm ẩn chưa khám phá hết của câu chuyện. 2.2. Lịch sử nghiên cứu truyện Từ Thức lấy vợ tiên trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Về Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, từ trước thế kỷ XX đã nhận được sự quan tâm, ưu ái của nhiều học giả như: Vũ Khâm Lân trong Bạch Vân Am cư sĩ phả ký coi Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là một “thiên cổ kỳ bút”, Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục ca ngợi Truyền kỳ mạn lục là “lời lẽ thanh tao, tốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen”, Phan Huy Chú khen rằng Truyền kỳ mạn lục là “áng văn hay của bậc đại gia”. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, thể loại truyền kỳ càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình văn học. Đặc biệt, tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước chọn
- 6 làm đối tượng nghiên cứu trong nhiều bài viết, công trình khoa học như: Bùi Văn Nguyên (1968), Bàn về yếu tố dân gian trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Tạp chí văn học số 11; Nguyễn Đăng Na (1978), Sự phát triển văn xuôi Hán – Việt từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX qua một số tác phẩm tiêu biểu, Luận án tiến sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội; Nguyễn Phạm Hùng (1987), Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Tạp chí văn học số 7; Bùi Duy Tân (2001), Truyền kỳ mạn lục - một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán, Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục; Lại Văn Hùng (2002), Bàn thêm về tác giả, tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, Tạp chí văn học số 10; Nguyễn Đăng Na (2006), Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ so sánh văn học, Con đường giải mã văn học trung đại, Nxb Giáo dục; Vũ Thanh (tháng 10, 2006), Đóng góp của Nguyễn Dữ cho thể loại Truyền kỳ Đông Á, Trang điện tử của Viện văn học; Lê Văn Hùng (2007), Bước tiến của thể loại truyện ngắn Truyền kỳ Việt Nam qua Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Báo cáo nghiên cứu khoa học trường Cao đẳng sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu; Nguyễn Hữu Sơn (tháng 6, 2009), Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và những sáng tạo trong Truyền kỳ mạn lục, Trang điện tử trường Đại học khoa học xã hội nhân văn, Khoa Văn học và Ngôn ngữ; Đoàn Lê Giang (tháng 01, 2010), Vũ nguyệt vật ngữ của Ued Akanari và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Trang điện tử trường Đại học khoa học xã hội nhân văn, Khoa Văn học và Ngôn ngữ; Phạm Tuấn Vũ (tháng 12, 2011), Bàn góp về tiếp thu và đổi mới trong truyền kỳ mạn lục, Trang điện tử Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; … Đặc biệt, ở bài viết: Nguyễn Dữ và Tiên thoại Trung Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên đăng trên Tạp chí Văn học, số 5, 2000, tác giả Trần Đình Sử đã nghiên cứu cụ thể truyện Từ Thức lấy vợ tiên của Nguyễn Dữ trong mối quan hệ so sánh với Tiên thoại Trung Quốc. Trong bài viết này, tác giả đã chứng minh và khẳng định: “Tất cả các môtip, chi tiết miêu tả, đồ vật và điển cố nêu trên, dù chưa chứng thực con đường tiếp thu cụ thể, song đều chứng tỏ khi viết truyện Từ
- 7 Thức lấy vợ tiên, Nguyễn Dữ đã tỏ ra hết sức thông thuộc các sự tích tiên thoại của Trung Quốc”. Đồng thời cho rằng: “Truyện Từ Thức lấy vợ tiên là một sáng tác mới mang nội dung lịch sử sâu sắc… Có thể nói Từ Thức kết tinh bao nhiêu hình bóng và tâm sự kẻ sĩ Việt Nam vào thời chính sự thối nát. Từ Thức lấy vợ tiên có cảm hứng siêu thoát, nhưng chỉ là siêu thoát chính sự, không phải siêu thoát cuộc đời” [64]. Bài viết này của Trần Đình Sử là một gợi ý tốt để chúng tôi tiếp cận với đề tài luận văn của mình. Nhìn chung, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy những công trình nghiên cứu, những bài báo, những luận án thạc sĩ, tiến sĩ kể trên mới chủ yếu xem xét, đánh giá chung sự đóng góp của Truyền kỳ mạn lục đối với sự phát triển của thể loại, bước tiến của thể loại truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam qua Truyền kỳ mạn lục, ảnh hưởng của văn hóa, văn học dân gian trong và ngoài nước đến tác phẩm truyền kỳ, hay mối quan hệ của Từ Thức lấy vợ tiên với Tiên thoại Trung Quốc chứ chưa có bài nghiên cứu cụ thể nào về truyện Từ Thức lấy vợ tiên trong mối quan hệ kế thừa truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức và sự phát triển thành truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện. 2.3. Lịch sử nghiên cứu truyện thơ Nôm và truyện thơ Nôm khuyết danh Từ Thức tân truyện Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự - trữ tình nở rộ và có thành tựu vào thế kỷ XVII, XVIII ở Việt Nam. Truyện được viết bằng thể thơ lục bát dân tộc. Đây là một trong những thể loại văn học mang vẻ đẹp bản sắc dân tộc được nhiều nhà nghiên cứu văn học quan tâm. Trong Việt Nam văn học sử yếu (1941) – tác giả Dương Quảng Hàm đã đánh giá truyện thơ Nôm “là tiểu thuyết bằng văn vần”. Sau đó trong vòng hơn chục năm, từ 1942 đến 1953 đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu khác như: Việt Nam cổ văn học sử (1942) của Nguyễn Đổng Chi, tác giả đã khái quát đặc điểm của nhiều thể loại văn học, trong đó đưa ra những nhận xét xác đáng về thể loại truyện thơ Nôm. Đào Duy Anh, trong cuốn Khảo luận về Kim – Vân – Kiều (1943) đã chỉ ra sự sáng tạo độc đáo của tác giả Nguyễn Du và sự độc
- 8 đáo của thể loại truyện thơ Nôm của dân tộc qua việc so sánh tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc) và Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tác giả Văn Tân có chuyên luận : Thử tìm ý nghĩa giá trị “Nhị Độ Mai”, tác giả Nguyễn Bách Khoa có chuyên luận “Nguyễn Du và Truyện Kiều” (1951), Hoa Bằng có Khảo luận về Truyện Thạch Sanh – tập san, số 16, năm 1956; tác giả Lê Hoài Nam có bài viết “Phạm Tải - Ngọc Hoa”, một truyện thơ Nôm khuyết danh có giá trị, Nghiên cứu văn học số 8, 1960; tác giả Ninh Viết Giao với bài Nguyễn Cảnh và “Truyện Phương Hoa”, Nghiên cứu văn học, số 11, 1961… Không chỉ đề cập đến các tác phẩm truyện thơ Nôm cụ thể, các công trình nghiên cứu của các tác giả ngày càng mở rộng phạm vi nghiên cứu như đề cập đến các vấn đề chung, vấn đề lịch sử thể loại, vấn đề thi pháp… Cụ thể như tác giả Đặng Thanh Lê có Nhân vật phụ nữ qua một số truyện thơ Nôm, Tạp chí văn học, số 1+2, 1968; tác giả Nguyễn Lộc in trên Tạp chí văn học, số 4, 1969 bài Những vấn đề xã hội trong truyện thơ Nôm bình dân… Càng về sau, các công trình nghiên cứu tác phẩm truyện thơ Nôm càng được các tác giả quan tâm hơn. Truyện thơ Nôm còn là đối tượng nghiên cứu không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu văn học sử của tác giả Lê Trí Viễn và Lê Hoài Nam trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, (Hà Nội, 1965); hay trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, tập II (Hà Nội, 1978) của tác giả Nguyễn Lộc. Năm 1979 có chuyên luận Truyện Kiều và thể loại truyện thơ Nôm của Đặng Thanh Lê; năm 1992 và 1996 tác giả Kiều Thu Hoạch cho ra đời hai chuyên luận là Truyện thơ Nôm nguồn gốc và bản chất thể loại và Truyện thơ Nôm bình dân của người Việt – Lịch sử hình thành và bản chất thể loại; tác giả Trần Đình Sử với hai công trình nghiên cứu Mấy vấn đề thi pháp văn học Việt Nam trung đại (1999) và Thi pháp Truyện Kiều (2003); Nguyễn Thị Nhàn (2009), Thi pháp cốt truyện truyện thơ Nôm và Truyện Kiều, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội… đã góp phần khẳng định bản chất thể loại của truyện thơ Nôm.
- 9 Gần đây nhất, trong nhiều luận văn thạc sĩ, nhiều bài viết trên các tạp chí Văn học nghệ thuật, các tác giả đã cụ thể đi vào nghiên cứu mối quan hệ ảnh hưởng của truyện thơ Nôm với văn học dân gian, hay ảnh hưởng của truyện thơ Nôm với truyện truyền kỳ như: Đặc điểm truyện thơ Nôm bình dân qua một số tác phẩm có nguồn gốc từ văn học dân gian (Luận án thạc sĩ của Bùi Thị Tuyết Mai, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2015); “Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu” từ truyện truyền kỳ đến truyện thơ Nôm (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hoa, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2016); Truyện Nôm Từ Thức dưới góc nhìn liên văn bản (Bài viết của Nguyễn Hồng Quân, in trong Tạp chí Văn học nghệ thuật số 408, tháng 6 – 2018), … Như vậy, trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thể loại truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm, hay là mối quan hệ mang tính chất kế thừa và phát triển từ thể loại cổ tích đến truyền kỳ, từ thể loại truyền kỳ đến truyện thơ Nôm, hay ảnh hưởng của thể loại văn học dân gian đến truyện thơ Nôm. Nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào về mối quan hệ kế thừa và phát triển từ truyện dân gian đến truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm. Đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài: “Từ Thức lấy vợ tiên” trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm làm đề tài cho luận văn cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam của mình. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu sự kế thừa và biến đổi của cốt truyện “Từ Thức lấy vợ tiên” trong truyện cổ tích, truyền kỳ và truyện thơ Nôm được thể hiện trên các phương diện nội dung và nghệ thuật mang tính đặc trưng của từng thể loại. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu - Việc tìm hiểu ba tác phẩm nhằm khẳng định những đóng góp về mặt nội dung, nghệ thuật và tư tưởng của từng thể loại trên cơ sở của ba tác phẩm cùng chung cốt truyện.
- 10 - Qua đó góp phần làm rõ hơn những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật tư tưởng của ba tác phẩm trong thời kỳ văn học Việt Nam trung đại. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tìm hiểu những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật, tư tưởng trong ba tác phẩm cổ tích Sự tích động Từ Thức, truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện. - Xác định những giá trị về nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của ba tác phẩm để qua đó thấy được ý nghĩa của chúng đối với văn học Việt Nam thế kỷ XVI- XVIII. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện thành công luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp sau: 4.2.1. Phương pháp so sánh - loại hình Đây là phương pháp quan trọng giúp người viết so sánh, đối chiếu ba tác phẩm trên cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật, đồng thời áp dụng những kiến thức lý luận về đặc trưng thể loại, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ… Từ đó chúng tôi rút ra được những điểm gặp gỡ, kế thừa và cả những nét riêng không lặp lại trong phong cách sáng tác và giá trị của ba tác phẩm, chỉ ra dấu ấn của văn học dân gian qua truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức và những đặc điểm mới của văn học thành văn trong truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện. 4.2.2. Phương pháp liên ngành Đây là phương pháp giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan trong quá trình nghiên cứu. Trong đó, chúng tôi sử dụng cơ bản là phương pháp văn hoá học. Vì vậy, đề tài “Từ Thức lấy vợ tiên” trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm được đặt trong cái nhìn biến đổi trong tương quan về đặc trưng
- 11 thể loại, diễn biến nội dung, tư tưởng thời đại từ truyện cổ tích đến truyền kỳ và truyện thơ Nôm. 4.2.3. Phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc độ thi pháp học Phương pháp này giúp người viết tìm hiểu các vấn đề thi pháp học như: không - thời gian nghệ thuật, nhân vật, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật… Từ đó giúp người viết thấy được sự kế thừa và sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện từ truyện cổ tích đến truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm. Ngoài ra trong luận văn chúng tôi còn sử dụng kết hợp với các phương pháp khác như: lịch sử, hệ thống và các thao tác nghiên cứu như: phân tích - tổng hợp, phân loại… 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1 Phạm vi nội dung Phạm vi nghiên cứu nội dung các văn bản: khai thác cuộc gặp gỡ và nên duyên của Từ Thức và nàng tiên Giáng Hương trong ba văn bản: Truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức, truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên của Nguyễn Dữ và truyện thơ Nôm khuyết danh Từ Thức tân truyện. Từ việc tìm hiểu ba tác phẩm này, luận văn tập trung phát hiện những nét độc đáo về văn hóa, lịch sử, ý nghĩa tư tưởng nhân văn mà các tác giả gửi gắm qua các tác phẩm, sự tương quan kế thừa và phát huy của mỗi thể loại gắn với mỗi giai đoạn phát triển của văn học. 5.2. Phạm vi tư liệu Chúng tôi chọn tài liệu tham khảo chính là : - Văn bản truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tác giả Nguyễn Đổng Chi, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2000. - Văn bản truyện Từ Thức lấy vợ tiên in trong Cù Hựu - Tiễn đăng tân thoại, Nguyễn Dữ - Truyền kỳ mạn lục, bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện, Trần Thị Băng Thanh giới thiệu và chỉnh lý, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội năm 1999. - Văn bản truyện thơ Nôm in trong Từ Thức tân truyện, Từ Thức tiên hôn, Mai Thị Ngọc Chức sưu tầm giới thiệu, Nxb Thanh Hoá năm 1987.
- 12 Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo những văn bản, các cuốn sách và các bài báo có liên quan đến ba tác phẩm để phục vụ quá trình nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của luận văn - Bước đầu nghiên cứu truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức, truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện trong sự so sánh một cách toàn diện từ thể loại, nội dung đến nghệ thuật để qua đó góp phần làm rõ quy luật hình thành, phát triển của truyện truyền kỳ, truyện thơ Nôm và sự tương tác giữa ba thể loại này trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. - Bước đầu phát hiện và lý giải tương quan tam giáo và những sự ảnh hưởng của chúng trong cổ tích Sự tích động Từ Thức, truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện để giúp người đọc hiểu rõ hơn về những nét đẹp văn hóa, văn học, tín ngưỡng của dân tộc tại thời điểm ra đời của mỗi tác phẩm. - Đề tài có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo tại nhà trường các cấp cho giáo viên và tư liệu nghiên cứu cho sinh viên, học viên. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung của sự tích Động Từ Thức, Từ Thức lấy vợ tiên và Từ Thức tân truyện Chương 2: Sự kế thừa, biến đổi nội dung tư tưởng và giá trị nhân văn qua ba tác phẩm. Chương 3: Sự kế thừa và biến đổi một số phương diện nghệ thuật qua ba tác phẩm
- 13 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA SỰ TÍCH ĐỘNG TỪ THỨC, TỪ THỨC LẤY VỢ TIÊN VÀ TỪ THỨC TÂN TRUYỆN 1.1. Sơ lược về vấn đề thể loại truyện cổ tích thần kỳ và truyện kể địa danh của Sự tích động Từ Thức 1.1.1. Tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ Theo cách phân loại của các nhà folklore Việt Nam hiện nay thì thể loại truyện cổ tích gồm ba tiểu loại: Truyện cổ tích loài vật, Truyện cổ tích thần kỳ và Truyện cổ tích sinh hoạt. Truyện cổ tích thần kỳ là một trong ba tiểu loại của truyện cổ tích, mang những đặc trưng nổi bật của thể loại truyện cổ tích, như: Phản ánh mơ ước, nguyện vọng, lý tưởng xã hội của nhân dân thông qua chiến thắng tất yếu của cái thiện, cái đẹp bằng hình thức kỳ ảo. Truyện cổ tích thần kỳ hấp dẫn người đọc nhờ có sự xuất hiện của lực lượng thần kỳ (yếu tố kỳ ảo) như: ông bụt, bà tiên, mụ phù thuỷ, con yêu tinh, những con vật, đồ vật thần kỳ, những phép màu biến hoá... Yếu tố thần kỳ đã tham gia như một phần không thể thiếu trong cốt truyện, làm cho truyện thêm hấp dẫn, không có yếu tố này cốt truyện sẽ không phát triển được hoặc phát triển theo cách khác và tác phẩm sẽ không còn là một câu chuyện cổ tích thần kỳ. Đồng thời sự xuất hiện của yếu tố thần kỳ đã giúp nhân dân lao động thực hiện những giấc mơ đẹp, biến những khát vọng, mơ ước của mình thành hiện thực trong tác phẩm. Yếu tố thần kỳ chính là nét đặc trưng không thể thiếu của truyện cổ tích thần kỳ, góp phần quan trọng tạo nên một thế giới cổ tích lấp lánh, mang vẻ đẹp kỳ diệu và sức hấp dẫn kỳ lạ đối với con người. Truyện cổ tích thần kỳ có đối tượng miêu tả chính là con người. Con người trong truyện cổ tích thần kỳ thường rơi vào tình trạng bế tắc, bất lực trước những khó khăn, khi đó lực lượng thần kỳ xuất hiện trợ giúp cho nhân vật vượt qua những khó khăn và xung đột của truyện sẽ được giải quyết, câu chuyện sẽ
- 14 được phát triển tiếp tục. Hầu hết các vấn đề được nêu lên trong truyện cổ tích thần kỳ đều được giải quyết trực tiếp hay gián tiếp bằng lực lượng thần kỳ. Nội dung phản ánh trong truyện cổ tích thần kỳ thường là phản ánh mâu thuẫn xã hội ở thời kỳ đã có sự phân hóa giai cấp, phân biệt giàu nghèo bằng cách thông qua những xung đột, mâu thuẫn của gia đình nhỏ … Đồng thời là sự phản ánh về số phận của những đứa trẻ mồ côi, người con riêng, người em út và về những nhân vật bất hạnh - sản phẩm của sự chuyển giao từ chế độ mẫu quyền sang phụ quyền, từ xã hội chưa có giai cấp đến xã hội giai cấp, … Kết cấu truyền thống của truyện cổ tích thần kỳ là kết thúc có hậu, cũng có trường hợp kết thúc không có hậu.Những truyện cổ tích có kết thúc không có hậu thường xuất hiện ở giai đoạn sau, khi yếu tố thần kỳ đã nhạt dần và yếu tố hiện thực trong đời sống tăng dần.Truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức là một ví dụ tiêu biểu. 1.1.2. Truyện kể địa danh Truyện kể địa danh là nhóm những câu chuyện“lấy nguồn gốc tên gọi của những sự vật tự nhiên hoặc những điểm dân cư làm đối tượng phản ánh rất phong phú, nhiều vẻ.(…) tạm gọi những truyện kể như vậy là truyện kể địa danh” [18]. Năm 2000, tác giả Trần Tùng Chinh, trong luận văn thạc sĩ viết về đề tài: Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ cũng cho rằng:“Các truyện kể đi vào giải thích nguồn gốc tên đất, tên làng, tên sông, tên núi, tên những vị trí địa lý, địa hình của đất (…) là những truyện kể dân gian về địa danh (…) gọi tắt là truyện kể địa danh” [10]. Gần đây nhất trong luận văn thạc sĩ với đề tài: Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Mai Quyên cũng đã khẳng định: “Bất cứ câu chuyện dân gian nào cho ta biết (một cách trực tiếp hay gián tiếp) vì sao ngọn núi, con sông, vùng đất, thôn làng… ấy có tên gọi như vậy đều có thể coi là truyện kể địa danh. Kết quả giải thích địa danh phải là căn cư để xác định đối tượng, không thể vì truyện không lấy việc giải thích địa danh làm mục đích mà gạt bỏ ý nghĩa giải thích địa danh của chúng” [60]. Như vậy, có thể nói những kết luận được nói
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn