Luận văn: Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy thiết bị bưu điện trong những năm gần đây
lượt xem 11
download
Kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự hưng vong của đât nước. Kinh tế của mỗi nước trong thế giới giao lưu và hoà nhập này đang phát triển theo xu thế toàn cầu.Trong chúng ta chắc ai cũng đã rõ song song với việc phát triển "xa lộ tin học" đã làm cho thế giới ngày nay dường như nhỏ bé lại thậm trí trở thành như một "ngôi nhà thế giới" do dó thị trường quốc gia trở thành thị trường nằm trong thị trường thế giới thống nhất. Sức cạnh tranh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy thiết bị bưu điện trong những năm gần đây
- Luận văn Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy thiết bị bưu điện trong những năm gần đây
- Lời nói đầu Kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự hưng vong của đât nước. Kinh tế của mỗi nước trong thế giới giao lưu và hoà nhập này đang phát triển theo xu thế toàn cầu.Trong chúng ta chắc ai cũng đã rõ song song với việc phát triển "xa lộ tin học" đã làm cho thế giới ngày nay dường như nhỏ bé lại thậm trí trở thành như một "ngôi nhà thế giới" do dó thị trường quốc gia trở thành thị trường nằm trong thị trường thế giới thống nhất. Sức cạnh tranh của các nước trở thành cạnh tranh toàn diện. Ngày nay chúng ta muốn hội nhập với nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế của chúng ta cũng phải vững mạnh để lành mạnh cho quan hệ giúp cho sự hội nhập hợp tác cùng phát triển, kinh tế diễn ra được tốt đẹp hơn. Do đó mà nhà nước ta đ ã ra chỉ tiêu phấn đấu phát triển kinh tế xã hội cho các Bộ, các ngành phải tăng cường sản xuất kinh doanh góp phần tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Nhà máy thiết bị bưu điện thuộc ngành Bưu điện là một đơn vị sản xuất kinh doanh cho ra rất nhiều sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho mạng Bưu chính viễn thông trong cả nước. Đứng trước xu thế hội nhập này Nhà máydự định phát triển mạng lưới tiêu thụ ra các thị trường thế giới và đã đặt chỉ tiêu phấn dấu cho mình là "nâng cao chất lượng hàng hoá để hội nhập" vì thế nhà máy đã tổ chức sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu, đã đầu tư chiều sâu: mua dây truyền công ngệ sản suất tiên tiến hiện đại của các nước có công nghệ cao như Nhật bản-Đài loan... từ đó cho ra sản phẩm có chất lượng cao cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Trong thời gian thực tập tại nhà máy em đã tìm hiểu tổng quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy và viết bài "báo cáo thực tập" này. Bố cục của báo cáo bao gồm những phần sau: I-/ Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy. II-/ Đặc điểm tổ chức quản lý và sản suất kinh doanh của nhà máy. III-/ Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy trong những năm gần đây. IV-/ Tổ chức công tác kế toán của nhà máy. V-/ Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy.
- I-/ Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy thiết bị Bưu điện Tên cơ sở: Nhà máy thiết bị Bưu điện Tên giao dịch quốc tế: Post and telecommunication equipment factory (postef) Địa chỉ văn phòng Nhà máy: Số 61 Trần Phú - Ba Đình - H à Nội gồm hai cơ sở sản xuất như sau: Cơ sở1: Số 61 Trần Phú - Ba Đình - H à N ội Điện thoại (84-4) 8455946; 8455980 Fax(84 -4) 8234128 Cơ sở 2: Số 63 Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân - H à Nội Điện thoại : (84 -4) 8584166; 8584563 Fax: (84 - 4) 8582710 Trước đây: tiền thân Nhà máy thiết bị Bưu điện là xưởng quân giới của liên khu 5, tiếp quản nhà Bưu điện Hà nội vào năm 1954. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chống chiến tranh phá hoại Miền Bắc nhà máy thiết bị Bưu điện vẫn bám trụ sở thủ đô Hà Nội tham gia sản xuất chiến dấu và phục vụ tiền tuyến, Nhà máy đã sản xuất hàng trăm nghìn máy điện thoại đi đường d ã chiến phục vụ cho quân đội trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Đến năm 1968 do yêu cầu phát triển của đất nước thời kỳ này Tổng cục Bưu điện đã tách Nhà máy thiết bị Bưu điện ra thành bốn nhà máy trực thuộc để đảm đương các nhiệm vụ khác nhau kịp thời đáp ứng các nhu cầu trên mọi trận tuyến với tinh thần tât cả vì tuyền tuyến Năm1975 sau khi Miền nam được hoàn toàn giải phóng kỹ thuật thông tin Bưu điện đã phát triển lên một bước mới, chiến lược đầu tư theo chiều sâu, nâng câp mạng thông tin phục vụ nghành Bưu điện đòi hỏi sự thích ứng mới của nhà máy cả trong cung cấp sản phẩm và hoạt động. Tổng cục b ưu điện đã sát nhập nhà máy 1,2,3,4 thành một. Sản phẩm của nhà máy cung cấp ra đã bước đầu được đa dạng hoá bao gồm: Các thiết bị hữu tuyến vô tuyến,thiết bị truyền thanh thu thanh một số sản phẩm chuyên dùng cho cơ sở sản suất của ngành và một số sản phẩm dân dụng khác đã ra đời đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin cho các đối tượng khác nhau Đại hội toàn quốc lần thứ 6 (tháng 12 - 1986 ) đã dshánh dáu bước chuyển mình của cả dân tộc. Khi nền kinh tế được chuyển từ nền kinh tế tập chung quan
- liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.Do cuộc khủng hoảng kinh tế của hệ thống các nước x ã hội chủ nghĩa chủ yếu là Liên xô và Đông âuNhà máy lại một lần nữa tách thành hai nhà máy Nhà máy thiết bị Bưu điện: tại 61 Trần Phú - Ba Đ ình - H à Nội Nhà máy vật liệu điện từ, loa âm thanh tại 63 Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân - H à Nội Đến tháng 4 năm 1990 khi nèn kinh tế thị trường thực sự đi vào cuộc sống. Tổng cục Bưu điện ra quyết định thành lập hai nhà máy trên thành một:Nhà máy thiết bị Bưu diện để nâng cao sức mạnh tổng hợp đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngày 15 tháng 3 năm 1995 sau khi chính phủ có quyết định thành lập lại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam theo mô hình tổng công ty mạnh. Nhà máy thiết bị Bưu điện được quyết định thành lập lại là Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập thành viên của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam. Nhà máy đ ã chính thức đ ược Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam (Tổng cục Bưu điện cũ) ra quyết định thành lập lại số 202 / QĐ - TCBĐ với giấy phép kinh doanh số 105985 do trọng tài kinh tế cấp ngày 20 tháng 3 năm 1995. Hiện nay Nhà máy thiết bị Bưu điện là một Doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam. Qua hơn 40 năm hoạt động với đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo nhà máy, từ một doanh nghiệp có nguy cơ giải thể trong thời kỳ bao cấp nay đã trở thành một trong những cơ sở công nghiệp hàng đ ầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị phục vụ ngành Bưu chính viễn thông. cho đến nay nhà máy thiết bị bưu điện đã đạt được những thành công to lớn trong việc sản xuất cung ứng và lắp đặt các thiết bị chuyên ngành cho mạng bưu chính viễn thông việt nam.Các sản phẩm của nhà máy thiết bị bưu điện tương đối đa dạng chủ yếu bao gồm : máy điện thoại ấn phím cố định, máy điện thoại di động GMS máy fax thiết bị đầu nối cáp đồng và cáp quang nguồn vi ba nguồn tổng đài ống cáp viễn thông ca bin đàm tho ại... Nhà máy đang cố gắng phấn đấu góp sức mình cùng ngành bưu chính viễn thông thực hiện mục tiêu do đại hội đảng lần thứ 8 đề ra"phấn đấu phát triển công nghiệp b ưu chính viễn thông đến năm 2000 đạt mật độ 5:6 máy điện thoại trên một nghìn dân và mở dịch vụ liên lạc bằng điện thoại đến 61 tỉnh thành trong toàn quốc". Nhà máy đã đ ang phát huy sức mạnh tổng hợp bằng việc đổi mới và hoàn thiện công nghệ sản xuất đồng thời có các biện pháp kiẻm tra chất lượng sản phẩm đầu ra nghiêm ngặt và toàn diện. Bên cạnh đó Nhà máy cũng trú trọng phát triển đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề và giầu kinh nghiệm.
- hiện nay nhà máy cũng đã gửi một số cán bộ công nhân sang một số nước công nghệ hiện đại tiến nhuư Nhật Bản - Đài Loan... Trong hướng phát triển chung của nền kinh tế thị trường Nhà máy thiết bị bưu điện đã m ạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ nhập các công nghệ sản suất hiện đại tiên tiến như hệ thống công nghệ dây chuyền lắp giáp điện thoại và lắp ráp linh kiện điện tử theo công nghệ SMT, hệ thống ra công cơ khí điều khiển tự động số NC (Numeric Control) và hệ thống điều khiển số bằng máy tính CNC (computer numeric control), hệ thống máy ép nhựa tự động Theo sự đánh giá chung sản phẩm của nhà máy là một trong những sản phẩm tốt nhất được sản suất ở Việt nam hiện nay. Sản phẩm của nhà máy sản xuất ra đã có mặt trong cả nước và có triển vọng xuất khẩu ra nước ngoài. V ề quy mô phát triển hiện nay nhà máy thiết bị Bưu điện hiện có hai cơ sở sản xuất tại 61 Trần Phú và 63 Nguyễn Huy Tưởng. Theo định hướng phát triển trong tương lai dây truyền sản suất máy điện thoại Việt nam sẽ được sản xuất bằng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến và tối ưu hơn với công suất thiết kế một triệu chiếc một năm. Trong tương lai gần nhà máy thiết bị Bưu điện sẽ phấn đấu trở thành trung tâm ứng dụng sản xuất các sản phẩm Bưu chính - V iễn thông ứng dụng dây truyền sản suất công nghệ sạch của Viện kỹ thuật Bưu điện II-/ Đặc điểm tổ chức quản lý và sản suất kinh doanh của nhà máy thiết bị Bưu điện Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh hiện nay đang có sự thay đổi sâu sắc về hai mặt: một là quản lý dựa trên kinh nghiệm được thay thế bằng quản lý dựa trên khoa học, hai là đang diễn ra cuộc cách mạng trong các cơ quản lý (cách mạng văn phòng) : về mặt thay đổi cở vật chất kỹ thuật của quản lý và tiêu chuẩn mới về nhân sự quản lý. có thể nói thế kỷ 21 là thế kỷ của con nguời nhân tài chiếm ưu thế sẽ thay thế cho kinh tế phát triển vì rằng trong những thế kỷ tới vấn đề nắm vững kỹ thuật và vấn dề nhân tài là những nhân tố thực sự chiếm ưu thế. Ba yếu tố kỹ thuật tri thức và trí tuệ sẽ làm cho nhà quản lý giỏi nhà quản lý tài ba trở thành nhân tố quan trọng nhất then trốt nhất của sự phát triển kinh tế của thế kỷ 21. Trong thực tế thì nhà máy thiết bị Bưu điện đã chuẩn bị đầy đủ cả về mặt tri thức kỹ năng của cán bộ quản lý và dây truyền công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến của các nước trên thế giới như Nhật bản - Đ ài loan... kết hợp với đội ngũ công nhân lao động lành nghề được đào tạo một cách cẩn thận đã tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh rất cao góp phần chung vào sự phát triển nền kinh tế đất nước. Nguồn nhân lực của nhà máy thiết bị Bưu điện: Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay : 450 người
- Trong đó : Tại cơ sở 1:61 Trần phú có 300 người Tại cơ sở 2: 63 Nguyễn huy tưởng có 150 người Số lao động trực tiếp là :300 người Số lao động gián tiếp là:150 người Trình độ Đại học - Cao đ ẳng :80 người Trình độ trung cấp: 45 người Công nhân bậc cao(6& 7/7) là 50 người Trình độ văn hoá cấp 3 đạt 100% Đối mặt với môi trường thay đổi nhanh chóng luôn luôn có những vấn đề mới xuất hiện, hiệu quả quản lý của Nhà máy được thể hiện qua lợi nhuận, văn hoá, khách hàng và khả năng đổi mới, ở đây yếu tố con người có vai trò nổi bật là nhân vật trung tâm của thời đại mới. Nhà máy đã tinh giản đội ngũ cán bộ công nhân viên để có số lượng lao động phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh như hiện nay của nhà máy 1-/ Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nhà máy thiết bị Bưu điện Nhà máy thiết bị Bưu điện đ ược thành lập theo quyết định 427 TCBĐ ngày 9 tháng 9 năm 1996 của tổng cục bưu điện, chức năng và nhiệm vụ được nêu trong điều lệ của nhà máy: Chức năng: 1 - Sản xuất các loại thiết bị máy móc linh kiện kỹ thuật chuyên ngành Bưu chính viễn thông, các sản phẩm điện tử tin học cơ khí và các mặt hàng khác. 2 - Sản xuất kinh doanh ống nhựa và các sản phẩm khác chế biến từ nhựa, kim lo ại màu vật liệu từ. 3 - Lắp giáp bảo hành bảo d ưỡng sửa chữa các thiết bị bưu chính viễn thông, điện tử, tin học. 4 - Cung cấp dịch vụ kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật bưu chính viễn thông điện tử tin học. 5 - Xuất khẩu - Nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư kỹ thuật chuyên ngành Bưu chính viễn thông và các nguyên vật liệu khác phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. 6 - Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật.
- 7 - Kinh doanh hành nghề khác trong phạm vi được Tổng công ty cho phép và phù hợp với pháp luật. Nhiệm vụ: 1 - Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước được tổng công ty giao cho nhà máy quản lý bao gồm phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, Nhà máy phải bảo toàn phát triển phần vốn và các nguồn lực khác được giao. 2 - Trả những khoản nợ mà nhà máy trực tiếp vay hoặc các khoản tín dụng đã được tổng công ty bảo lãnh vay theo quy định của pháp luật. 3 - Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục nghành nghề đăng ký chịu trách nhiệm trước tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm do nhà máy sản xuất ra. 4 - Thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng sản phẩm phục vụ quốc phòng an ninh phòng trống thiên tai các hoạt động công ich do tổng công ty giao 5 - X ây dựng quy hoạch phát triển nhà máy phù hợp với chiến lược quy hoạch phát triển của tổng công ty và phạm vi chức năng nhiệm vụ của nhà nước quy định. 6 - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn ngắn hạn phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ được giao và nhu cầu thị trường. 7 - Xây dựng phương án giá các sản phẩp của nhà máy để ban hành và trình ban hành theo quy định của nhà nước và tổng công ty. 8 - Chấp hành điều lệ quy trình quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật giá và chính sách giá theo quy định của nhà nước và tổng công ty. 9 - Đổi mới hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây đựng và phát triển Nhà máy. Thu thập từ chuyển nhượng tài sản phải đ ược sử dụng để tái đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của nhà máy. 10 - Nhà máy chịu trách nhiệm đóng các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của tổng công ty 11 - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quyền lợi đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động tạo điều kiện cho người lao đông tham gia quản lý nhà máy. 12 - Thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý và b ảo vệ môi trường quốc phòng và an ninh quốc gia.
- 13 - Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê báo cáo đ ịnh kỳ và báo cáo bất thường chế độ kiểm toán theo quy định của nhà nước và tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp lý của báo cáo. 14 - Chịu sự kiểm soát và tuân thủ các quy định về thanh tra kiểm tra của tổng công ty và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Với chức năng và nhiệm vụ trên luôn được nhà máy thực hiện nghiêm túc trong những năm qua. Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam nhà máy lôn tuân thủ áp dụng đúng đắn đường lối chính sách của đảng và nhà nước. Thực hiện đầy đủ các nghị định thông tư hướng dẫn của cấp trên. 2-/ Cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà máy thiết bị Bưu điện Trong nhiều năm qua Nhà nước luôn coi trọng việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, luôn coi vấn đề này là một trong những nội dung chủ yếu của đổi mới quản trị doanh nghiệp. Ngày nay cùng dường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần đi đôi với chủ trương mở rộng quyềntự chủ sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế, cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp cần được đa dạng hoá cho phù hợp với cơ cấu sở hữu với quy mô và trình độ kỹ thuật của từng loại hình doanh nghiệp. Để đáp ứng với tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay nhà máy thiết bị Bưu điện đưa ra mô hình quản lý sản suất như sau: Giám c Phó Giám c Phó Giám c k thu t kinh doanh Trung tâm tiêu th Trung tâm b o hành Ban ngu n Phòng t ch c lao Phòng Phòng k ho ch Phòng v t t Phòng k toán th ng kê Phòng i u Phòng công ngh Phòng ki m tra ch t l Phòng hành chính b o v Các phân x ng u t phát tri n PX1 PX2 PX9 s n xu t PX khuôn m u PX b u chính PX PVC c ng-m m ng ti n l ng s n ph m ng
- Quan hệ chỉ đạo Quan hệ điều ho à Ban giám đốc : gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc Giám đốc là người đại diện cho nhà máy chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, có nhiệm vụ điều hành quản lý toàn nhà máy. Phó giám đốc : 1 phó giám đốc chỉ đạo công tác kinh doanh, 1 phó giám đốc chỉ đạo về mặt kỹ thuật. Các phòng ban chức năng có trách nhiệm quản lý và thực thi bộ phận của mình được ban giám đốc giao. Hưởng lương theo thời gian (theo hệ số) Khối sản xuất : thực hiện tổ chức sản xuất cho gia sản phẩm để tiêu thụ (hưởng lương theo sản phẩm) Các phòng chức năng : Phòng tổ chức lao động tiền lương : Tổ chức lao động sản xuất quản lý nhân sự, điều hoà bố chí tuyển dụng lao động, lập các kế hoạch về bảo hộ lao động điều độ kế hoạch sản xuất. Phòng đầu tư phát triển: Xây dựng kế hoạch chiến lược ngắn hạn, dài hạn nghiên cứu cải tiến bổ sung dây truyền công nghệ. Phòng kế toán - thống kê: Ghi chép theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày theo dõi cơ cấu nguồn vốn và nguồn hình thành nên tài sản của nhà máy. Phòng vật tư : Tổ chức quản lý vật tư, tìm nguồn vật tư và cung ứng vật tư cho bộ phận sản xuất theo định mức đã lập. Phòng điều độ sản xuất : Phối hợp sản xuất giữa các phân xưởng, điều động xuất vật tư cho sản xuất kịp thời. Phòng kế hoạch : Lập kế hoạch các đơn giá vật tư (định mức tiêu hao vật tư) tính giá thành của sản phẩm và phân phối tiêu thụ
- Phòng công nghệ : Theo dõi thực hiện các quy trình công nghệ nghiên cứu chế tạo các sản phẩm mới, tính toán các thông số kỹ thuật đưa vào sản xuất chế tạo sản phẩm, đưa ra kế hoạch mua sắm sản phẩm mới. Phòng hành chính - bảo vệ : Quản lý các con dấu, tiếp khách, bảo vệ an ninh trật tự về trính trị kinh tế xã hội của toàn nhà máy. Quan sát tình hình thực hiện và chấp hành nội dung kỷ luật của nhà máy đề ra, mọi sản phẩm xuất đi tiêu thụ đều được sự kiểm tra của bảo vệ về số lượng phương tiện và người vận chuyển. Phòng kểm tra chất lượng sản phẩm : Tổ chức kiểm tra kiểm định sản phẩm từ lúc thành phẩm đưa vào nhập kho cho đến khi tiêu thụ. Bộ phận sản xuất - tiêu thụ : Ban nguồn: Chuyên chế tạo những loại nguồn( ổn áp )một chiều có công suất lớn hoạt động liên tục 24/24 giờ có tác dụng nuôi mạng bưu điện. Trung tâm tiêu thụ : theo dõi cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các chi nhánh tiêu thụ thực hiện các chính sách ưu đãi với khách hàng khi bán sản phẩm. Tung tâm bảo hành : Theo dõi sản phẩm của nhà máy bán ra và thực hiện các chính sách bảo hành sản phẩm của nhà máy. Các phân xưởng trực tiếp sản xuất bao gồm : Phân xưởng 1 : Sản xuất sản phẩm cho phân xưởng khác. Phân xưởng 2 : Chuyên lắp ráp sản phẩp từ, các bán thành phẩm của phân xưởng khác ngoài ra còn đột dập chế tạo (sơn hàn ) cho phân xưởng khác. Phân xưởng 3 : (Sản xuất tại thượng đình ) Sản xuất loan và từ nam châm Phân xưởng 4 : (Sản xuất tại thượng đình ) nhiệm vụ chính là quấn máy biến thế cơ điện. Phân xưởng 5 :Phân xưởng cơ khí sản xuất các loại dụng cụ như ốc vít... phục vụ cho lắp ráp sản phẩm. Phân xưởng 6 : Sản xuất đồ điện dân dụng (nếu có đơn đặt hàng ) và các chi tiết máy điện thoại. Phân xưởng 7 : Chuyên sản xuất lắp ráp các linh kiện điện tử có dây truyền sản xuất máy điện thoại mới nhập cuả Nhật bản và Đài loan. Phân xưởng 8 : Chuyên lắp ráp loa. Phân xưởng khuôn mẫu : sản xuất vỏ máy điện thoại và các hộp khác (khi có đơn đặt hàng).
- Phân xưởng PVC cứng, mềm (sản xuất tại thượng đình ) sản xuất ống PVC bảo vệ đường dây điện thoại dưới đất. 3-/ Đặc điểm sản xuất sản phẩm và sản xuất kinh doanh của nhà máy thiết bị Bưu điện. Hiện nay loài người đang chứng kiến những thay đổi to lớn trong các lĩnh vực do tác động ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải nhanh chóng nắm bắt được Khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh vì các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao sẽ thắng thế trong các cuộc cạnh tranh. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải tạo được thế mạnh trên thị trường bằng những sản phẩm có năng lực làm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng về số lượng chất lượng kiểu dáng tính thẩm mỹ của sản phẩm và quan trọng hơn là phải có năng lực thoả m ãn người tiêu dùng cao hơn nhưng sản xuất với chi phí thấp hơn, giá thành rẻ hơn các sản phẩm cùng lo ại của các đối thủ cạnh tranh. Thực Tổng công trạng : Nhà máy thiết bị Bưu điện ngày càng tăng cường đầu tư mới máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng tình hình sản xuất mới do đó mà năng suất lao động tăng lên rõ rệt làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhà máy thiết bị Bưu điện cũng rất coi trọng chất lượng kiểu dáng tính thẩm mỹ của các sản phẩm để cho ra những sản phẩm hoàn hảo đáp ứng nhu cầu thị Tổng công Tổng công trường. Đi đôi với nó cũng phải tìm ra những biện pháp tối ưu giảm chi phí sản xuất để có giá thành hạ cạnh tranh được các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường như các sản phẩm của Trung quốc đang Tổng công tràn ngập thị trường hiện nay. Do số lượng sản phẩm rất đa dạng và phong phú nên nhà máy tổ chức sản xuất và quản lý theo đối tượng sản phẩm và tổ chức sản xuất theo công nghệ. Đặc trưng của hình thức tổ chức sản xuất theo đối tượng sản phẩm là quá trình chế biến sản phẩm được gói chọn trong một bộ phận sản suất. Mỗi phân x ưởng chỉ nhận chế tạo một loại sản phẩm hoặc một loại chi tiết sản phẩm nhất định dẫn đến chuyên môn cao. Đặc trưng của hình thức tổ chức sản xuất theo công nghệ là các linh kiện được sắp sếp đ ưa vào dây chuyền công nghệ để lắp ráp chế tạo ra sản phẩm. Các linh kiện có thể được nhập khẩu từ nước ngoài như Nhật bản - Đài loan...được sắp sếp đưa vào dây chuyền công nghệ cùng với bán thành phẩm của phân xưởng 6 (vỏ và các chi tiết của máyđiện thoại ). .. để cho ra sản phẩm. Trong hệ thống dâychuyền sản xuất có máy kiểm định sản phẩm lắp nếu không đạt tiêu chuẩn thì máy sẽ loại linh kiện đó ra khỏi dây chuyền sản xuất. sản phẩm, sản phẩm được sản xuất qua dây chuyềnb đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, chất lượng tốt ngoài tiêu thụ trong nước còn có khả năng xuất khẩu.
- Quy trình sản xuất sản phẩm của nhà máy: Đầu vào là nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sẽ cho ra là sản phẩm hoàn thành hoặc bán thành phẩm đem nhập kho. Cả một quá trình liên tục khép kín được phác hoạ bằng sơ đồ sau: V tt S n xu t Bán thành ph m Bán L p ráp thành ph m mua ngoài Thành ph m Vật liệu từ kho chuyển đến phân xưởng sản xuất sau đó chuyển sang kho bán thành phẩm (nếu là sản phẩm giản đơn thì sau khâu này trở thành sản phẩm hoàn chỉnh chuyển thẳng xuống kho thành phẩm) tiếp theo là chuyển xuống phân xưởng lắp ráp, phân xưởng này lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm cho đóng gói và cuối cùng là chuyển đến kho thành phẩm. Trong suốt quá trình này có kiểm tra chất lượng sản phẩm loại bỏ sản phẩm hỏng, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Sơ đồ sản xuất máy điện thoại
- Phương thức sản xuất kinh doanh của nhà máy là chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm do đó đã thu hút được khách hàng trong và ngoài nuớc. Ngoài nhiệm vụ sản xuất theo yêu cầu của nghành Bưu điện nhà máy còn sản xuất dựa trên thị hiếu người tiêu dùng theo các đơn đặt hàng. Các sản phẩm chủ yếu của nhà máy hiện nay là : Sản xuất phụ kiện và lắp ráp máy điện thoại ấn phím, máy điện thoại di động GSM, máy Fascimile phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Gia công thiết bị đầu nối cáp đồng và cáp quang (MDF - ODF) thiết bị đầu nối IDF và măng sông cáp. Sản xuất tủ đầu nối, hộp đấu dây, nguồn vi ba và nguồn tổng đài. Sản xuất thiết bị bảo vệ đường truyền dẫn và bảo vệ nguồn (chống quá áp và quá dòng, hạt chống sét). Sản xuất ống cáp viễn thông dạng phẳng và dạng sóng hai lớp ca bin đ àm thoại công cộng dùng thẻ. Sản xuất các loại dấu bưu chính như dấu nhật ấn, dấu nghiệp vụ, kìm bưu chính phôi niêm phong dây buộc túi thư và thiết bị b ưu chính khác ( máy xoá tem, máy in cước, cân điện tử chuyên dùng cho bưu chính. Sản xuất và lắp ráp chủ yếu các loại loa điện tử âm ly phục vụ cho nghành Bưu điện. Ngoài các sản phẩm chính phục vụ trong nghành kể trên với năng lực thiết bị và nhân công của mình Nhà máy còn nhận hợp đồng sản xuất một số sản phẩm phụ như: chao đèn áp, khung công tơ điện, các sản phẩm nhựa da dụng vỏ phích nhựa can nhựa... gia công vỏ tủ điện vỏ cột bơm xăng... Với sản phẩm nhiêu chủng loại như vậy đã được tập hợp từ rất nhiều loại sản phẩm khác nhau (350 loại sản phẩm) Thị trường tiêu thụ của các sản phẩm này là rất rộng lớn lan tràn trong cả nước, trải dài suốt Bắc - Trung - Nam. Để đáp ứng dược các nhu cầu đó Nhà máy đã tổ chức các kênh phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng qua các chi nhánh và trung tâm đại lý. Hiện tại Nhà máy có dặt ba chi nhánh tại ba thành phố lớn tại ba miền của đất nước : Chi nhánh số 1: số 1 Lê Trực - Ba Đ ình - Hà Nội Chi nhánh số 2 : số 598 Điện Biên Phủ - Quận 2 - Đ à N ẵng Chi nhánh số 3: số 27 B Nguễn Đình Chiểu - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh. III -/ Tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy thiết bị Bưu điện trong những năm gần đây Ngày 15 tháng 3 năm 1995 theo quyết định số 202 / QĐ / TCBĐ của tổng
- cục Bưu điện ( nay là Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam) thì tổng số vốn kinh doanh ban đầu của nhà máy thiết bị Bưu điện là 2,439 triệu đồng. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp : 1,757 triệu đồng. vốn tự có là 682 triệu đồng. Tính đến thời điểm cuối năm 1999 Nguồn vốn kinh doanh của nhày máy đã là 27,420 triệu đồng. Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước cấp: 7,065 triệu đồng Vốn tự bổ sung 20,354 triệu đồng. Trong những năm gần đây với nguồn vốn kinh doanh như vậy nhà máy đã sản xuất kinh doanh đạt được kết quả khá tốt, cụ thể được tổng hợp qua bảng sau: STT C hỉ tiêu Đơn vị Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Tỷ 1 Doanh thu 140 162,5 145,6 Lợi nhuận Triệu 2 7296 7500 6715 Các khoản nộp ngân sách Triệu 3 6256 8124 7455 Đ ầu tư mới Tỷ 4 12 20 15 Tổng quỹ lương Triệu 5 6498 7240 6325 Số lượng lao động N gười 6 404 516 450 Thu nhập bình quân 7 Nghìn 1609 1403 1405 đ ầu người/tháng Qua bảng trên: tình hình sản xuất kinh doanh năm 1998 tăng trưởng hơn năm 1997. Cụ thể: Doanh thu tăng 22,5 tỷ, lợi nhuận tăng: 204 triệu, cho nên tăng các khoản phải nộp cho ngân sách là: 1868, điều này phản ánh tổng doanh số tiêu thụ lớn làm tăng doanh thu, tiêu thụ với số lượng lớn nên nhà máy tăng cường sản xuất kinh doanh đã đạt được kết quả tốt. Trong năm 1998 nhà máy đã đầu tư mua sắm cho dây chuyền sản xuất máy điện thoại bằng dây chuyền sản xuất hiện đại tiên tiến của Nhật Bản và Đài Loan nên tăng khoản đầu tư lên 8 tỷ kéo theo số lượng công nhân tăng 112 công nhân, tổng quỹ lương tăng: 742 triệu và thu nhập bình quân đầu người giảm: - 206 nghìn đồng. Năm 1999 so với năm 1998 lại giảm đi cụ thể. Doanh thu giảm: 16,9 tỷ, lợi nhuận giảm: 785 triệu, phải nộp ngân sách giảm 669 triệu do doanh thu của sản phẩm nhựa ống PVC rất nhỏ, ống không cạnh tranh được sản phẩm cùng loại trên thị trường...
- Phân xưởng PVC làm ăn thua lỗ năm 1998 đến năm 1999 nhà máy đã giảm số lượng công nhân ở phân xưởng này và đầu tư sản xuất với số lượng sản phẩm ít đi và sát nhập do nhà máy quản lý. Vậy: số lượng lao động giảm 66 người, tổng quỹ lương giảm 915 triệu đồng, thu nhập bình quân tăng 2 nghìn đồng (cụ thể xem bảng tổng hợp doanh thu ở phụ lục và b ảng kết quả hoạt động kinh doanh). Đạt được kết quả rất tốt trong những năm gần đây đó là do sự năng động sáng tạo, nhiệt tình trong công việc của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Nhà máy đã phát triển sản xuất kinh doanh hợp lý, luôn nhạy bén để thay đổi sản xuất cho phù hợp với tình hình chung hiện nay. N hà máy đ ã mạnh dạn đổi mới đầu tư máy móc thiết bị hiện đại đã áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt đạt được mục tiêu đề ra. Trong năm nay nhà máy đã phấn đấu để đạt được chứng chỉ ISO 9002 và phấn đấu “sản xuất sản phẩm có chất lượng cao để hội nhập”. Do nhà máy đầu tư sản xuất rất nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao như sản phẩm đầu cuối nên hướng tiêu thụ không chỉ trong đất nước m à còn phát triển ra các nước khác trên thế giới cạnh tranh với hàng Trung Quốc đang tràn ngập thị trường hiện nay. Đội ngũ quản lý của nhà máy có năng lực và trình độ quản lý cao luôn tìm cho mình những hướng đi tốt, đ ã đi sâu tìm hiểm thị trường tiêu thụ để sản phẩm của nhà máy tiêu thụ nhiều nhất tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho lao động tăng GDP góp phần đưa nền kinh tế nước ta đi lên. Theo quyết định 216/QĐ -KH ngày 18 tháng 01 năm 2000 của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Nhà máy đ ã lập ra kế hoạch sản xuất kinh doanh với các chỉ tiêu sau: STT Chỉ tiêu Kế hoạch Đơn vị 1 Doanh thu (Không có thuế GTGT) Tỷ 140 2 Giá trị tổng sản lượng Triệu 7296 3 Các khoản nộp ngân sách Triệu 6256 - Thuế GTGT Tỷ 12 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Triệu 6498 - Thu sử dụng vốn N gười 404 IV-/ Tổ chức công tác k ế toán tại nhà máy thiết bị bưu điện. 1-/ Tổ chức bộ máy kế toán.
- Chức năng kế toán ở nhà máy là thu nhận hệ thống hoá thông tin về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế tài chính phát sinh tại đ ơn vị nhằm cung cấp các thông tin kế toán cần thiết phục vụ cho công tác quản lý giúp lãnh đạo đề ra được những quyết định kinh tế cũng thông qua đó mà cán bộ kế toán có thể kiểm tra được toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính phát sinh hàng ngày. Phòng kế toán - thống kê của nhà máy được biên chế 8 người đảm nhiệm các phần hành kế toán khác nhau. Bộ phận kế toán này có nhiệm vụ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dưới các thông tin kế toán đã được tổng hợp ở các chi nhánh và các phân xưởng. sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy K toán tr ng (Kiêm tr ng phòng) K toán K toán t i t ng h p các chi nhánh (Kiêm phó tiêu th phòng) 1,2,3 K toán K toán K toán K toán K toán thành Th tài s n nguyên l ng thanh ph m qu c nh v t li u BHXH toán tiêu th Các nhân viên kinh t phân x ng Ghi chú: Quan h ch o Quan h cung c p * Kế toán trưởng: chỉ đạo các bộ phận kế toán về nghiệp vụ và ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán, thay mặt GĐ tổ chức công
- tác kế toán của nhà máy cung cấp thông tin kế toán tài chính cho GĐ và chịu trách nhiệm về các thông tin đó. * Kế toán tổng hợp: Tổng hợp toàn bộ số liệu kế toán đưa ra báo cáo tài chính. * K ế toán TSCĐ: theo dõi tăng, giảm TSCĐ, trích phân bổ khấu hao TSCĐ. * Kế toán vật liệu: mở các thẻ kho để theo dõi Nhập - Xuất - Tồn vật liệu. Phương pháp kế toán: thẻ song song cuối kỳ lập bảng kê tổng hợp N -X -T, sổ kế toán tổng hợp. * Thủ quỹ: quản lý tiền, theo dõi thu-chi và phản ánh vào Nhật ký quỹ. * Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: tổng hợp tình hình tiêu thụ ở 3 chi nhánh của nhà máy để phản ánh và theo dõi Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm xác định chi phí doanh thu và xác đ ịnh kết quả kinh doanh của nhà máy. * Kế toán ngân hàng: ghi chép theo dõi và phản ánh thường xuyên thu - chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng từ các sổ chi tiết kế toán phản ánh vào sổ tổng hợp qua các p hương tiện, phương thức thanh toán. * Kế toán tiền lương: theo dõi, ghi chép và tính ra tiền lương phải thanh toán cho cán bộ công nhân viên theo hình thức lương sản phẩm, lương thời gian kế toán tại chi nhánh tiêu thụ: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày vào các sổ nhật ký bán hàng, nhật ký chung, các sổ kế toán chi tiết cuối kỳ, tháng, quý, năm tổng hợp vào các sổ tổng hợp từ sổ cái tài khoản sổ chi tiết tài khoản 911 để lập ra Báo cáo tài chính. Sơ đồ hạch toán tiêu thụ theo hình thức nhật ký chung của nhà máy Ch ng t g c S chi ti t TK S chi ti t TK S nh t ký chung Nh t ký bán hàng 131,511... 632,641... S chi ti t TK 911 S cái tài kho n Ghi chú: Ghi hàng ngày Báo cáo tài chính Ghi cu i tháng Ghi nh k
- Nhân viên kinh tế tại phân xưởng: quản lý theo dõi toàn bộ các hoạt động diễn ra tại phân xưởng, ghi chép tập hợp số liệu cuối tháng tổng hợp về phòng kế toán thống kê. 2-/ Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp Được sự chỉ đạo của kế toán trưởng mọi công việc tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị tuân theo đúng các Nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Nghị định số 59/CP ngày 03 tháng 10 năm 1996 ban hành. Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN và các Nghị định sửa đổi kèm theo và tuân theo Quyết định số 1141 TC/QĐ-CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính về thông tư có. Thông tư số 63/1999/TC-BTC hướng dẫn việc quản lý doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp Nhà nước,... Niên dộ kế toán bắt dầu tư 01/01 kết thúc 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hình thức sổ kế toán áp dụng,... * Phương pháp kế toán tài sản cố định (TSCĐ). Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại tiến hành kiểm kê TSCĐ theo quy định của Nhà nước. Khấu hao TSCĐ được áp dụng theo Quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996 của Bộ Tài chính và chế độ đăng ký khấu hao. Hiện nay áp dụng cả theo phần sửa đổi ở Quyết định 166. * Phương pháp kế toán hàng tồn kho. Nguyên tắc đánh giá: đánh giá theo trị giá vốn thực tế quy định cụ thể cho từng loại, phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo kiểm kê thực tế, phương pháp tính toán là kê khai thường xuyên. 3-/ Hệ thống sổ kế toán Để có thể truy cập thông tin kế toán tài chính nhanh kịp thời chính xác thì Nhà máy đã trang bị Hệ thống máy vi tính cho phòng kế toán - thống kê. Do vậy công việc kế toán phối hợp giữa máy và thủ công để có hiệu quả. Về bản chất các mẫu sổ trong hình thức kế toán áp dụng vẫn giữ nguyên đó là sổ tổng hợp và sổ chi tiết. Để thuận tiện cho công việc kế toán giữa thủ công và máy tính. Nhà máy đã áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”.
- Để cho kế toán có thể tổng hợp số liệu một cách chính xác, kế toán còn mở thêm các lo ại sổ tổng hợp khác như: Nhật ký - Sổ Cái, Nhật ký - Chứng từ...
- Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán (theo hình thức Nhật ký chung) 3a Ch ng t g c B ng 6 t ng h p ch ng t 2 1 3b 4 S Nh t ký Nh t ký S (th ) k qu chuyên dùng chung toán chi ti t 9 7 S cái các B ng t ng 9 tài kho n h p chi ti t 9 8 B ng cân i tài kho n 10 Ghi chú: B ng cân i Ghi hàng ngày k toán 10 và Báo cáo Ghi cu i tháng tài chính khác i chi u Trình tự ghi sổ kế toán: Căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán đã kiểm tra để định khoản nghiệp vụ sau đó ghi vào sổ Nhật ký chung, Nhật ký chuyên dùng, sổ quỹ, sổ kế toán chi tiết. Bộ phận kế toán tại các chi nhánh từ các chứng từ gốc đã kiểm tra tiến hành lập định khoản ghi vào Nhật ký chuyên dùng như Nhật ký bán hàng, Nhật ký mua hàng. Những chứng từ kế toán liên quan đến tiền mặt thủ quỹ ghi vào sổ quỹ cuối ngày chuyển sổ quỹ kèm chứng từ thu-chi tiền mặt cho kế toán kế toán tổng hợp số liệu từ sổ quỹ lập định khoản ghi vào sổ Nhật ký quỹ. Sau đó ghi vào sổ Nhật ký chung, hàng ngày và định kỳ kế toán tổng hợp số liệu ghi vào sổ cái tài kho ản liên quan. Những chứng từ gốc cũng được ghi hàng ngày vào sổ chi tiết như TK 311... (do đơn vị cần quản lý chi tiết cụ thể).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG QUỐC TẾ
64 p | 463 | 137
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA”.
76 p | 430 | 137
-
LUẬN VĂN: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Du lịch và Thương mại Tổng hợp Thăng Long
100 p | 369 | 137
-
Luận văn: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng tổ chức thu thập thông tin- Nghiên cứu khách hàng của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội
68 p | 227 | 68
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn”.
107 p | 135 | 42
-
TIỂU LUẬN: Kết qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Công ty TNHH may túi xách Minh Tiến trong 3 năm gần đây
45 p | 167 | 37
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên VIPCO Hải Phòng
139 p | 165 | 29
-
Luận văn : Thực trạng vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh giá, phân tích hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh ở công ty kinh doanh vận tải lương thực
68 p | 148 | 28
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất cây cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long
74 p | 289 | 21
-
Luận văn: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CỔ PHẦN FINTEC
26 p | 88 | 12
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh Công ty giày Thụy Khuê
56 p | 31 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí 1
89 p | 91 | 10
-
Luận văn - Kết quả hoạt động của chi nhánh NHĐT và PT khu vực Gia Lâm (từ năm 1997-2001)
64 p | 102 | 10
-
Luận văn thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nâng cao kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Trường Sơn, Thừa Thiên Huế
100 p | 58 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng
130 p | 33 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân: trường hợp 3 xã vùng ven thành phố Kon Tum
26 p | 41 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tổ đầu vào tới kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân - Trường hợp 3 xã vùng ven thành phố Kon Tum
101 p | 9 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn