intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN:MARKETING QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Chia sẻ: Paradise_12 Paradise_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

122
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành dệt may Việt Nam vốn là một trong những ngành truyền thống và có thế mạnh từ lâu trong lịch sử phát triển của dân tộc. Đến nay, cùng với sự phát triển của ngoại thương, ngành dệt may cũng vươn lên chiếm một vị trí quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chỉ sau dầu thô). Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng vào vấn đề phát triển...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN:MARKETING QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MARKETING QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Trung Vãn Người thực hiện : Tống Thị Thái Hà Lớp : N hật 1 - K37 B HÀ NỘ I – 2002 Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 -1-
  2. LỜI NÓI ĐẦU Ngành dệt may Việt Nam vốn là một trong những ngành truyề n thố ng và có thế mạ nh từ lâu trong lịch sử phát triển của dân tộc. Đế n nay, cùng với s ự phát triển của ngoạ i thương, ngành dệt may cũng vươn lên chiế m một vị trí quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chỉ sau dầu thô). Đả ng và Nhà nước ta rất chú trọng vào vấn đề phát triể n ngành dệt may, coi đây là mộ t trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong tương lai. Chính sách Đổi mới đã " mở " c ho ngành dệt may Việt Nam vươn ra thị trường thế giới rộ ng lớn như EU, Nhật Bản, các nước khác... Song đế n nay, một số thị trường truyền thống đã bộc lộ nhiều bất lợi: Thị trường EU thiếu quota, thị trườ ng Nhật Bản cũng bị hạ n chế. Trước tình hình đó, việc tìm kiếm và thâm nhập các thị trường mớ i đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trong số các thị trường mới, Bắc Mỹ là một thị trường giàu tiề m năng mà chúng ta không thể bỏ qua, nhất là trong điều kiệ n thuận lợi như hiệ n nay, bởi lẽ mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Bắc Mỹ ( đặc biệ t là Mỹ ) có nhiều tiến triể n tốt đẹp. Tuy nhiên để thâm nhập thị trường này, khó khăn cũng không phả i là nhỏ. Làm thế nào để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tận dụng được thời cơ thâm nhập thị trường, đứng vững và phát triể n sản phẩ m của mình trên thị trường Bắc Mỹ? Câu hỏ i đó cũng khẳ ng định tính cấp thiết của tình hình hiệ n nay. Xuất phát từ những bức xúc đó, tác giả đã quyế t định lựa chọn đề tài : " Marketing quốc tế và vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ " c ho- khoá luậ n tốt nghiệp của mình. Cần nhấ n mạnh rằng, phạm vi nghiên c ứu của đề tài là thị trường Bắc M ỹ mở rộng thuộc khối thương mạ i tự do Bắc M ỹ(NAFTA) hiệ n nay, Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 -2-
  3. gồ m 3 nước là Mỹ, Canada và Mêhicô. Nội dung khoá luận đ ược kết cấ u theo ba chương như sau: Chương I: Những vấn đề lí luận chung về Marketing quốc tế và tổng quan về thị trường hàng dệt may Bắc Mỹ. Chương II: Tình hình xuất khẩ u hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ. Chương III: Đ ịnh hướng và giả i pháp Marketing cho cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ. Do những hạn chế về thời gian, về tài liệ u và kiế n thức c ủa người viết, chắc chắ n khoá luận này không tránh khỏ i những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo và góp ý của đông đảo độc giả. Qua đây, tác giả cũng xin bày tỏ lòng cả m ơn chân thành tớ i các thầy cô giáo Trường đại học Ngoạ i thương đã hướng dẫ n tác giả hoàn thành khoá luậ n tốt nghiệp này. Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 -3-
  4. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY BẮC MỸ I. NHỮNG VẤN Đ Ề LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING QUỐC TẾ 1 . Khái quát chung về Marketing quốc tế và vấn đ ề cạnh tranh quố c tế hiện nay 1.1. Các định nghĩa về Marketing quốc tế TỪ ĐẦU THẾ KỶ 20, THUẬT NGỮ MARKETING VÀ MARKETING QUỐC TẾ (INTERNATIONAL MARKETING) BẮT ĐẦU ĐƯ ỢC NHẮC NHIỀU TRONG CÁC SÁCH BÁO Ở NƯỚC MỸ, TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CŨNG NHƯ TRONG CHIẾN LƯ ỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN. HIỆN NAY, TRONG CÁC TÁC PHẨM VỀ MARKETING TRÊN THẾ GIỚI CÓ TỚI TRÊN 2000 ĐỊNH NGHĨA KHÁC NHAU VỀ MARKETING, DÙ VỀ THỰ C CHẤT THÌ CŨNG KHÔNG KHÁC NHAU LẮM, NHƯNG CHƯ A CÓ ĐỊNH NGHĨA NÀO LÀ DUY NHẤT ĐÚNG VÌ MỖI TÁC GIẢ ĐỊNH NGHĨA VỀ MARKETING QUỐC TẾ ĐỀU XUẤT PHÁT TỪ MỖI GÓC ĐỘ NGHIÊN CỨU VÀ NHÌN NHẬN KHÁC NHAU.  Thực vậ y, theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ (Mỹ là quê hương của thuật ngữ Marketing quốc tế) : " Marketing quốc tế là một quá trình đa quốc gia để lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách giá, xúc tiế n và hỗ trợ kinh doanh, chính sách phân phố i hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn mục đích của các tổ chức cá nhân " [30].  Theo khái niệ m của I. Ansoff: "Marketing quốc tế là khoa học về lĩnh vực trao đổi, theo đó toàn bộ hoạt động sản xuất- tiêu thụ của công ty đều căn cứ vào nhu cầ u biến động c ủa thị trường thế giới (lấy nhu cầ u của thị trường thế giới làm định hướng). Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 -4-
  5.  Theo giáo sư Philip. R. Cateora: " Marketing quốc tế là sự tiế n hành hoạt động kinh doanh hướng tới dòng sản phẩm từ công ty tới ngườ i tiêu dùng trên phạm vi nhiề u nước nhằm thu được lợi nhuậ n dự kiế n (Target profit) ".  Theo cuốn "International Marketing" c ủa hai giáo sư Vern Tepstra và Ravi Sarathy, " Marketing quốc tế là các hoạt động bao gồ m những hình thức kinh doanh như : xuất nhập khẩu, sả n xuất ở nước ngoài, liên doanh liên kết với công ty nước ngoài chuyể n giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, quyền công nghệ, bí quyết s ản xuất kinh doanh" [31]. International Marketing cũng được hiể u là hoạt động thị trường quốc tế và bả n chất của nó gắ n liền với nghiên cứu về thị trường quốc tế. Như vậy, theo cách hiểu đó, " Marketing quốc tế là việc đánh giá đúng nhu cầ u của thị trường, và khả năng thực tế c ủa doanh nghiệp, từ đó xây dựng chiế n lược kinh doanh cho sản phẩm c ủa mình, nhằ m thoả mãn tốt nhất nhu cầ u của từng thị trường nước ngoài và thu được lợ i nhuậ n tố i ưu". Vì thế, nội dung và kết cấu c ủa khoá luận được xây dựng theo quan niệ m trên nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 1.2. Bản chất và đặc trưng của Marketing quốc tế Yếu tố cốt lõi trong Marketing quốc tế chính là thị trường quốc tế. Trong bất kỳ thị trường nào, hai trục cung và cầu luôn đóng vai trò chi phối toàn bộ hoạt động, đặc tính của thị trường đó. Bả n chất c ủa Marketing quốc tế xuấ t phát từ nhu cầu c ủa người tiêu dùng nước ngoài: tìm nhu cầ u và thoả mãn tốt nhất nhu cầu. Marketing quốc tế chính là chìa khoá giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh : đó là lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đặc trưng của Marketing quốc tế (khác vớ i Marketing quốc gia) chính là sự di chuyể n qua biên giới quốc gia của các sản phẩm (Object), sự Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 -5-
  6. khác nhau về quốc tịch của các chủ thể mua bán (Subject), đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất một trong các bên, hành trình phân phối kéo dài cả về không gian và thời gian, vòng đời sản phẩm phải được kéo dài hơn so với trong nước và sự việc xây dựng kế hoạch chiến lược phả i được cụ thể hoá cho từng quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động dù vươ n ra thị trường quốc tế nhưng Marketing quốc tế vẫ n phải đả m bảo những nộ i dung cơ bả n, đó là: Thứ nhất, phân tích và dự báo thị trường trên cơ sở phân tích nhu cầ u khách hàng, tình hình cạnh tranh, các trung gian phân phố i, phân tích môi trường chính trị, kinh tế, công nghệ. Thứ hai, hoạch định chiến lược kinh doanh c ủa doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và đIề u kiện thị trường, tác động đến nhu cầu thị trường bằng các chính sách sản phẩ m giá cả, phân phối, yểm trợ. Marketing quốc tế cũng không có nghĩa là Marketing trong nước trên một phạm vi rộng hơn, vì Marketing trong nước thì chỉ liên quan đế n những yế u tố môi trườ ng (không kiể m soát được) trong nước, còn Marketing quốc tế liên quan đế n hàng loạt các yếu tố không kiể m soát được của nhiề u nước khác nhau: môi trường vă n hoá, hệ thống tiề n tệ, môi trường chính trị, pháp luật. Marketing quốc tế được xét trong phạm vi đề tài này sẽ đi sâu hơ n vào Marketing xuất khẩu: sản xuất những sản phẩm thích ứng theo những tiêu chuẩn, những đòi hỏi của thị trường nước ngoài. Đó là trong giai đoạ n hiện nay. Còn với tầm nhìn chiế n lược xa hơn, Marketing quốc tế sẽ đi sâu vào những mảng nghiệp vụ khác nhau, nghiên cứu dự đoán thị trường, các nhà quả n lí Marketing vạch ra chiến lược không những chỉ xuất khẩu mà còn nhiều loại hình kinh doanh khác như lập xí nghiệp liên doanh, trao đổ i khoa học công nghệ, đại lý, bán bản quyề n, sản xuất và gia công. Vớ i xu Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 -6-
  7. hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế như hiện nay, các hoạt động Marketing quốc tế của doanh nghiệp hướng tớ i giai đoạn " Marketing toàn cầ u" mà thị trường thế giới được xem như một thị trường thống nhất, tương đồng về văn hoá, sở thích, xu hướng tiêu dùng...ở thị trường các nước khác nhau. Đó chính là xu hướng phát triển trong nội dung của Marketing quốc tế. 1.3 Chức năng cơ bản của Marketing quốc tế. Thị trường nước ngoài và thị trường trong nước dĩ nhiên có sự k hác biệt rất lớn. Nếu các doanh nghiệp muốn sử dụng "chìa khoá" kinh doanh quốc tế thì phải chú trọ ng những chức năng cơ bản sau của Marketing quốc tế.  Nghiên cứu thị trường thế giới để nhận biết và dự báo một cách chính xác biến động của thị trườ ng.  Xây dựng các chiến lược Marketing quốc tế có hiệ u quả trên cơ sở đánh giá toàn diệ n các yếu tố khách quan về môi trường và thị trường cũng như các yếu tố c hủ quan của bả n thân doanh nghiệp.  Tổ c hức thực hiệ n thành công các chiế n lược Marketing quốc tế nói trên thông qua cơ chế quản lí đ iều hành năng độ ng và hệ thống thông tin nhanh nhạy.  Kiể m tra điề u chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh sao cho giả m thiểu những rủi ro và khai thác tố i đa những cơ hội kinh doanh nhằ m đả m bảo có hiệu quả tố i ưu. 2. Cạnh tranh quốc tế và những cơ hội, thách thức hiện nay Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 -7-
  8. Trong cơ chế kinh tế thị trường, người ta luôn luôn phả i chú trọng đến ba quy luật cơ bản: quy luật giá cả, quy luậ t cạnh tranh,và quy luậ t cung cầu. Trong đó quy luật cạ nh tranh chính là động lực của quá trình phát triể n. Thật vậy, cạnh tranh là một trong những quy luật tất yếu của nền sả n xuất hàng hoá.Trên thực tế, sả n xuất hàng hoá càng phát triển thì qui mô và mức độ cạnh tranh càng cao. Đứng trên góc độ doanh nghiệp,cạnh tranh là quá trình giành giật những lợi thế từ phía đối thủ về p hía mình nhằ m thực hiện thắ ng lợi những mục tiêu của doanh nghiệp. Cạnh tranh là áp lực bên ngoài buộc các nhà doanh nghiệp phải tìm mọi biệ n pháp để nâng cao năng suất lao độ ng, đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý, mở rộ ng kinh doanh, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. Cạnh tranh lành mạnh như là một độ ng lực quan trọng để phát triể n lực lượng sả n xuất, tiế n bộ khoa học kỹ thuậ t, quản lí, là điều kiện để giáo d ục tính nă ng đ ộng, nhạ y bén và óc sáng tạo của những nhà doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn hiệ n nay, với nề n kinh tế mở và xu hướng quốc tế hoá, bất luận lĩnh vực, ngành hàng nào cũng phả i đối mặt với quá trình cạnh tranh gay gắt hơn. Bởi lẽ, thị trường nào cũng có sự ngăn cách giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bản thân các doanh nghiệp cũng không bao giờ tự bằng lòng với phầ n thị trường mình chiế m lĩnh được (vì như vậ y có nghĩa là chấp nhậ n bị tiêu diệt, mà điều này rất nguy hiể m), mà luôn tìm cách vươn lên, mở rộ ng thị trường. Để đạt được đ iều này, các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh và phải cạnh tranh có hiệ u quả. Vì vậy, xây dựng một chiến lược cạnh tranh với những công cụ, biện pháp thích hợp nhằm phát triển khả năng cạnh tranh - là cơ sở đảm bảo giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triể n trong điề u kiệ n cạ nh tranh gay gắ t trên thị trường. 2.1. Tính chất khốc liệt của cạnh tranh quốc tế hiện nay Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 -8-
  9. Bản thân câu : "Thương trường như chiế n trường" - đã khẳ ng định tính khốc liệt của cạnh tranh trên thương trường. Cạ nh tranh trong thị trường nội địa đã khốc liệt, nhưng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn khốc liệt và gay gắt hơn rất nhiề u lần. Nhưng để giành giật lợi nhuận và thị trường, các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh như một quy luậ t tất yếu, phải ganh đua với nhau, phả i luôn không ngừng tiế n bộ để giành ưu thế vượt trội so với đố i thủ. Nế u như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạ nh tranh buộc họ phải tiế n hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệ u quả nhất nhằm thu được lợi nhuận tối ưu. Nói tớ i cạ nh tranh là nói tới thị trường, và ngược lạ i nói tới thị trường là nói tới cạnh tranh. Từ thế kỷ 17, cạnh tranh kinh tế thị trường vẫ n được tiến hành tập trung vào bốn trọng điểm mà ngày nay vẫn là vấn đề thời sự: bảo hộ mậu d ịch, chiế m lĩnh công nghệ, chinh phục lãnh thổ và chiến tranh giá cả. Sau chiến tranh lạnh, cạ nh tranh quốc tế trở nên quyết liệt hơn. Thế giới từ hai c ực đối đầu chuyể n sang đa cực với đặc điể m là ưu thế c ủa an ninh quân sự nhường chỗ c ho an ninh kinh tế, xã hội và môi trường. Các nước đều ưu tiên phát triể n và cả i thiệ n vị thế c ủa mình trong trật tự kinh tế quốc tế mà điều này chỉ có thể có được bằ ng sự thắng lợi trong cạ nh tranh kinh tế quốc tế trên thị trường thế giới. Cạnh tranh kinh tế quốc tế hiện nay khốc liệt hơn bởi nhiều lí do. Trước hết là sự suy yếu tương đối của Mỹ (về kinh tế) so với sự nổi lên và độc lập tương đối của Nhật bản và EU cùng với các nước NICS (Châu Á). Hai là, quá trình quốc tế hoá đang đi đến nấc thang toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, cung vượt quá cầ u và sự cạ nh tranh tất yế u sẽ trở lên khốc liệt hơn. Quá trình này được đẩy nhanh từng giờ, từng phút chính từ sự bùng nổ của Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 -9-
  10. khoa học công nghệ thông tin. Nền kinh tế “số hoá” kể từ đầu thập niên 90 với công nghệ World Wide Web phát triển đã tác động đến mọi mặt của nền kinh tế xã hộ i và đặc biệt là Marketing quốc tế. Nó không chỉ tạo ra cách thức giao tiếp, trao đổi mới mà còn tạo ra các công ty theo mô hình và cách thức tiế n hành kinh doanh mới. Các sản phẩ m giá trị gia tăng cũng như hình thức tiêu dùng mới. Ba là, tầ m quan trọ ng của các cường quốc kinh tế đang tăng lên, tầ m quan trọ ng của sức mạnh kinh tế đang được đẩ y lên hàng đầu. Bốn là, từ sau đại chiến thế giới thứ hai, những vòng đàm phán về thương mạ i nối tiếp nhau trong khuôn khổ G ATT đã dẫn đến một sự giả m bớt đầy kinh ngạc về hàng rào thuế quan và s ự tăng trưởng của nề n thương mại thế giới. Kể từ sau vòng đàm phán Uruguay cùng với việc mở rộng dần điều kiện mậu dịch quốc tế theo xu hướng tự do hoá thương mạ i, đẩy những cuộc cạnh tranh quốc tế lên những nấc thang cao hơn. Sân chơi "bằng phẳ ng" hơn và luật chơ i càng thoáng, rõ ràng hơn làm cho các cuộc cạnh tranh cũng càng trở nên quyết liệt hơn. 2.2. Những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh quốc tế Bất k ỳ một doanh nghiệp nào,khi bước ra khỏi thị trường nội địa để tham gia vào thị trườ ng thế giới, đều không thể phủ nhậ n được sự tồn tạ i cũng như tính khốc liệt của cạ nh tranh quốc tế. Vậy thì, muố n tồn tại và đứng vững để tham gia mộ t "cuộc chơi" các doanh nghiệ p buộc phả i tìm hiểu luật chơi, mà trước tiên phải tìm hiểu đ ược tính chất, những yế u tố quyết đ ịnh khả năng cạnh tranh quốc tế, để từ đó chuẩn bị cho mình vũ k hí cạnh tranh có hiệu quả nhất. Nói về khả năng cạnh tranh, hay năng lực cạnh tranh, thuật ngữ này được sử dụng rất rộng rãi trong các phươ ng tiện thông tin đạ i chúng, trong sách báo chuyên môn, ngay cả trong giao tiếp hàng ngày của các chuyên gia kinh tế, các nhà kinh doanh. Song cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 10 -
  11. cao trong giới chuyên môn về khái niệ m và cách thức đo lường, phân tích năng lực cạ nh tranh cả ở cấp doanh nghiệp hay phạim vi quốc tế. Đối với một số người " khả năng cạ nh tranh" chỉ c ó ý nghĩa rất hẹp, được thể hiệ n qua các chỉ số về tỷ giá thực trong mố i quan hệ thương mại. Trong khi đó, thực tế k hái niệm khả nă ng còn bao gồm khả năng sả n xuất hàng hoá dịch vụ đáp ứng đòi hỏ i cạnh tranh quốc tế và yêu cầu đả m bảo mức sống cao cho ngườ i dân trong nước. Theo Micheal Porter (Đại học Havard) trong cuốn "lợi thế cạnh tranh của các quốc gia" (1990): yếu tố quyết định cạnh tranh chính là năng suất. Còn theo Krugman (1994): "khả nă ng cạnh tranh" chỉ phù hợp ở mức độ công ty, nế u công ty không đ ủ khả năng bù đắp chi phí thì phả i từ bỏ kinh doanh. Còn theo "Quan điể m quả n trị c hiến lược" cũng của Micheal Porter thì yếu tố quyết định khẳ nă ng cạnh tranh dù trong hay ngoài nước cũng được quy định bởi 5 yếu tố, đó là:  Số lượng các công ty mới tham gia vào mộ t ngành (đe doạ cạnh tranh c ủa các doanh nghiệp sẽ gia nhập ngành)  Sự có mặt (hay thiếu vắng) những sản phẩm thay thế.  Vị thế của nhà cung ứng.  Vị thế của bên tiếp nhận (hay sự trả giá của ngườ i mua)  Áp lực cạnh tranh c ủa các đối thủ cạnh tranh hiệ n tại trong ngành. Đây là 5 yế u tố quyết định khẳ nă ng cạ nh tranh c ủa doanh nghiệp trên thị trường nhưng những yế u tố này mang tính chấ t "ngoại vi" - hay nói cách khác, đó là những áp lực cạnh tranh từ bên ngoài đối với khả năng cạnh tranh của một sả n phẩ m. Còn nếu xét về bả n thân nộ i tạ i năng lực cạnh tranh quốc tế của một sả n phẩ m, thì điều trước hết chính là lợi thế so sánh của sản phẩ m đó. Lợi thế so sánh c ủa sản phẩm ở đây chủ yế u được nhắc đế n là lợi thế so sánh về chi phí sản xuấ t (nhân công, nguyên vậ t Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 11 -
  12. liệ u...) và năng suất. Bở i lẽ các yếu tố chi phí sản xuất thấp thườ ng được coi là điều kiện cơ bản của lợi thế cạ nh tranh. Nếu xét trên phạm vi quốc tế, lợi thế so sánh còn bao gồm cả lợi thế về các điều kiện thuận lợ i về giao thông buôn bán quốc tế, cũng như các biện pháp, chính sách của Nhà nước khuyế n khích sản xuất, xuất khẩu sản phẩ m, kể cả lợi thế về các chi phí bán hàng, xúc tiến yểm trợ, thuế quan v.v . NÓI CHUNG, YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH QUỐC TẾ HAY CẠNH TRANH TRONG NƯ ỚC THƯ ỜNG BAO GỒM CẢ YẾU TỐ KHÁCH QUAN VÀ YẾU TỐ CHỦ QUAN. ĐỐI VỚI NHỮ NG YẾU TỐ KHÁCH QUAN TỒN TẠI NGOÀI Ý MUỐN CHỦ QUAN CỦA DOANH NGHIỆP CHO NÊN BẢN THÂN DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI TÌM HIỂU VÀ NẮM BẮT NHANH NH ẠY ĐỂ KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ THỜI CƠ TỐT NHẤT. CÒN VỚI NHỮNG YẾU TỐ CHỦ QUAN THUỘC PHẠM VI KIỂM SOÁT CỦA DOANH NGHIỆP (NHƯ TÀI CHÍNH, NHÂN SỰ, CÔNG NGHỆ..) ĐÂY MỚI LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG ĐỂ CHÍNH BẢN THÂN MỖI DOANH NGHIỆP TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ LƯỢNG SỨ C MÌNH TRONG QUYẾT ĐỊNH VƯ ƠN RA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI. TẤT NHIÊN, ĐỂ THẮNG THẾ TRONG CẠNH TRANH KINH NGHIỆM THỰC TẾ THƯ ỜNG CHO THẤY CẦN PHẢI HỘI TỤ ĐỦ "THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HOÀ". TUY NHIÊN,ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ PHẢI BIẾT VÀ HIỂU RÕ KHI NÀO " THIÊN THỜI", KHI NÀO "ĐỊA LỢI" VÀ "NHÂN HOÀ", ĐỂ ĐƯ A RA CHIẾN LƯỢC THÍCH HỢP GIÀNH THẮNG LỢI TRÊN THỊ TRƯỜNG, ĐẶC BIỆT LÀ THỊ TRƯ ỜNG QUỐC TẾ. 2.3. Cơ hội và thách thức chủ yếu trong cạnh tranh quốc tế hiện nay. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, quan điể m "biế t người biết ta" (tri kỉ tri bỉ) lạ i càng quan trọng hơ n bao giờ hết. Bởi có hiể u rõ thị trường mới nắ m bắt được cơ hội c ũng như đối phó được với những thách thức do cạnh tranh đem lại, giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển được. Vậy trong giai đoạn hiệ n nay, những cơ hội và thách thức chủ yế u của cạnh tranh quốc tế là gì? Có giải đáp được vấ n đề này, doanh nghiệp mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh cho sản phẩ m c ủa mình được. Tuy nhiên nói đến cơ hội và thách thức, hai diề u này thường có mố i quan hệ biện chứng với nhau. Bởi lẽ trong cơ hội có thách thức và trong Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 12 -
  13. thách thức có cơ hội. Cơ hội cho mình nhưng cũng đồng thời là cơ hội cho đố i thủ cạ nh tranh của mình, như vậ y cơ hội cũng chính là thách thức khi cạnh tranh với đối thủ c ủa mình trên thương trườ ng. Thế nhưng xét một cách tổng thể môi trường cạnh tranh quốc tế hiện nay, có các vấn đề cầ n chú ý: Tham gia vào môi trường cạnh tranh quốc tế sẽ tạo cơ hội chung cho nền kinh tế, trong đó có ngành dệt may: Các nước tham gia được thực sự hoà nhập vào quĩ đạo chung của nền kinh tế thế giới, tiếp cận mộ t môi trường thương mại quy mô toàn cầu, có hệ thống, tiếp cậ n với các qui tắc pháp lí công bằ ng và hiệ u quả hơn so với việc giải quyết tranh chấp thương mại nhằ m bảo vệ lợ i ích quốc gia, đồng thời giúp ta rèn luyện, đào tạo, nâng cao năng lực và kinh nghiệ m trong công cuộc hội nhập. Tham gia vào môi trường cạnh tranh quốc tế cũng có nghĩa là được tha m gia vào "sân chơi chung", thị trường xuất nhập khẩ u được mở rộ ng và được hưởng các quy tắc đãi ngộ, giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩ u chủ lực (trong đó có dệt may) thâm nhập kịp thời vào các thị trườngkhó tính. Bên cạnh đó, cơ hội "cọ xát" trực tiếp giữa các hàng Việt nam với hàng hoá các nước khác sẽ tạo cơ hội nâng cao sức cạ nh tranh c ủa hàng Việt nam, thúc đẩy sả n phẩm trong nước cũng như duy trì tốc độ tă ng trưởng bền vững c ủa hàng dệt may Việt nam trong nhiều năm tớ i. Tuy nhiên, việc tham gia vào môi trường cạnh tranh quốc tế c hắc chắn sẽ là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn non trẻ về trình độ công nghệ cũng như k inh nghiệm thương trường. Thực tế cho thấ y, thách thức lớn nhất chính là nguy cơ tụt hậ u trong điề u kiệ n cạnh tranh như vũ bão hiệ n nay. Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 13 -
  14. Đó là nét bao trùm chung c ủa nền kinh tế. Nếu xét về mặt hàng dệ t may nói riêng thì bả n thân Việt nam sẽ vấp phải sự cạ nh tranh từ c hính các nước trong khu vực Asean khi giá thành sản xuất của ta còn cao, còn công nghệ và chiến lược thông tin cũng đi sau các nước này rất nhiề u. Mặt khác, việc chúng ta được hưởng các qui chế đãi ngộ nhưng theo nguyên tắc "có đ i có lại" chúng ta cũng phải cho hàng hoá các nước vào nước mình dễ dàng, do đó bản thân thị trường dệt may trong nước sẽ bị tấ n công. Rõ ràng vớ i "lực" còn chưa mạ nh trong cạ nh tranh quốc tế nên thách thức sẽ mang tính "số ng còn" thực sự đối với các sản phẩ m Việt nam tạ i vòng đ ua quyết liệ t này. Tuy nhiên khi xem xét nă ng lực cạ nh tranh của một ngành hàng trên một thị trường thì nhất thiết phải đặt nó trên cơ sở của nền kinh tế quốc gia. Theo xếp hạ ng về nă ng lực cạ nh tranh c ủa các nước trên thế giới trong Báo cáo kinh tế toàn cầ u của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF thì năm 1997, Việ t Nam đứng thứ 49/53, nă m 1998 thứ 39/53 nă m 1999 thứ 48/59 và nă m 2000 đứng thứ 53/59 [13]. Như vậy năng lực cạ nh tranh c ủa Việt nam vừa rất thấp lại vừa lên xuố ng thất thườ ng. Chính vì vậy việc tìm hiể u nă ng lực cạnh tranh để nâng cao được sức cạnh tranh của mình càng là vấn đề bức xúc cho không chỉ ngành dệt may mà ở tất cả các ngành hàng c ủa Việ t Nam. II. TỔNG QUAN V Ề THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY BẮC MỸ DƯỚI GÓC ĐỘ MARKETING QUỐC TẾ Đứng dưới góc độ Marketing quốc tế, việc phát triển sả n phẩ m luôn phải xuất phát từ nhu cầu c ủa thị trường. Chính vì vậ y việc nghiên cứu thị trường mà xuất khẩ u dệt may Việt nam đang hướng tới - thị trường Bắc M ỹ là một việc hết sức cầ n thiết mà chúng ta cần quan tâm. Song trước hết, việc xem xét một thị trường cũng cầ n phải được đặt trong bối cảnh chung Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 14 -
  15. của thị trường thế giới, để chúng ta có một cái nhìn tổng quan trước khi đi vào xem xét cụ thể. 1. Khái quát về thị trường hàng dệt may thế giới và các khu vực chủ yếu. 1.1. Đặc điểm chung. Trong xu hướng quốc tế hoá đờ i sống kinh tế hiệ n nay, thị trường quốc tế càng trở nên thống nhất hơn và ranh giới giữa các thị trường nội địa ngày càng mờ nhạt hơn. Trên thực tế, trong một vài thập k ỉ qua, khối lượng thương mại quốc tế đã tăng lên đáng kể cả về c hiều rộng lẫn chiều sâu. Các khối kinh tế, các liên minh kinh tế đã được hình thành ở hầu hết các châu lục mà điể n hình là EU, ASEAN, NAFTA...Nhìn chung các khối kinh tế đều có mục đích giải quyết vấn đề sống còn của thương mại quốc tế: đó là vấn đề thị trường, thực hiện tự do hoá thương mạ i và đầu tư. Mục tiêu này sẽ thực hiện được thông qua việc giảm d ần từng bước, tiến tới triệt tiêu hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đồng thời hợp tác khoa học kỹ thuậ t nhằ m hỗ trợ nhau phát triển sản xuất mở rộng thị trườ ng. Nhờ đó mà trong những năm vừa qua buôn bán nội khối giữa các thành viên tă ng rất nhanh. Các thành viên cũng tranh thủ được lợi thế tập thể của các khối kinh tế để nâng cao vai trò và sức cạnh tranh của mình trong quan hệ quốc tế. Hàng dệt may là một trong những nhóm hàng hoá chủ yếu tham gia vào mậ u d ịch quốc tế. Hàng dệt may có những đặc trưng riêng biệt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và trao đổi như: đố i tượng tiêu dùng đa dạng theo văn hoá, phong tục, khu vực địa lí. Sản phẩ m mang tính thời trang cao, thay đổ i mẫu mã liên tục, nhãn hiệ u sản phẩm được chú trọ ng và yếu tố thời vụ cũng là đặc trưng nổi bật của hàng dệt may. Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 15 -
  16. Nhìn tổ ng quan về thị trường hàng dệt may thế giới trong 4 nă m gầ n đây, chúng ta thấy kim ngạch hàng dệt may thế giới đạt khoảng 153 tỉ đô la mỗi nă m về hàng dệt, 186 tỉ đô la về hàng may, tổng cả hàng dệt và hàng may chiếm bình quân khoảng 6% tổ ng kim ngạch mậu d ịch trên toàn thế giới. Trị giá quốc tế hàng dệt may có nhiề u sự thay đổ i qua các năm. Bảng 1-Tình hình xuất khẩu hàng dệt, may qua các năm (1997 –2001) Đ ơn vị : tỷ U SD Nă m 1997 1998 1999 2000 2001 Hàng dệt 155 151 148 157 159 Hàng may 177 180 186 199 201 Tỷ trọng (*) 6,2% 6,3% 6,1% 6,0% 6,1% (*): Tỷ trọng của hàng dệt may so với tổ ng kim ngạch mậu d ịch trên toàn thế giớ i. Nguồ n : International Trade Statistics (1998,1999,2000,2001) Đó là nét chung về tổng giá trị kim ngạch. Còn xét theo khu vực, chúng ta thấ y sả n xuất và xuất khẩu chủ yếu hàng dệt may tập trung phầ n lớn ở châu Á và châu Âu (hai khu vực này chiếm khoả ng 75% tổng sả n lượng hàng dệt may của thế giới, trong đó châu Á chiế m hơn 40 % và thu hút hơn một nửa lao độ ng trong ngành của thế giới. Bảng 2 -Các khu vực xuấ t khẩu chủ yếu trên thế giớ i về hàng may (nă m 2000) Đơn vị : tỷ USD Giá trị (tỷ USD) Tỷ trọng(%) Thế giới 198,94 100 Khu vực Châu Á 89,39 44,9 Khu vực Tây Âu 57,22 28,8 Khu vực Mỹ La tinh 22,62 11,4 Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 16 -
  17. Khu vực Bắc M ỹ 10,71 5,4 Nguồ n : International Trade Statistics (2001) Các khu vực xuất khẩ u chủ yếu trên thế giới về hàng dệt (năm 2000) Giá trị (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Thế giới 157,5 100 Châu Á 71,4 45,4 Nhật Bả n 7,0 4,5 Tây Âu 59,6 37,8 Bắc Mỹ 13,1 8,3 Nguồ n : International Trade Statistics (2001) Nhìn vào bả ng trên ta nhận thấy khu vực có tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới là châu Á, chiế m tới 45 % tổng giá trị xuất khẩ u hàng dệt may thế giới. Đây cũng là khu vực có tốc độ tă ng trưởng cao gấ p 2 lầ n tốc độ tăng trưởng của thế giớ i. Những nước và lãnh thổ xuất khẩ u hàng dệt may điể n hình của châu Á trước hết phả i kể đến Trung Quốc, Hông Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Việt nam. Mục tiêu xuất khẩu mà ngành dệt may Việt nam hướng tới là các nước, các khu vực nhập khẩu lớn.Vì vậy chúng ta cầ n xem xét kỹ lưỡng một số khu vực nhập khẩu chủ yếu trên thế giới. Bảng 3 -Các khu vực nhập khẩ u hàng dệ t may chủ yếu trên thế giớ i Đ ơn vị : triệu USD (nă m 2000). Khu vực Kim ngạch về hàng dệt Kim ngạch về hàng may Canada 4132 3690 Mỹ 15709 66392 Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 17 -
  18. EU 49774 85909 Nhật Bả n 4939 19709 Nguồ n : International Trade Statistics (2001) 1.2. Các nước EU : Các nước EU là những quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩ u hàng dệt may với kim ngạch nhập khẩu tă ng đề u qua các năm, đặc biệt là hàng may. Một thị trường rộng lớn lên tới 17 quốc gia (Thuỵ Sỹ, Na Uy mới kết nạp) với mức chi tiêu cho hàng may mặc năm 2000 là 212 tỷ euro, tăng 2,4 % so với nă m 1999, đứng thứ hai sau chi tiêu cho thực phẩ m, rau quả. Theo báo cáo hàng nă m của tổ chức WTO, nhập khẩu hàng dệt may của EU chiế m khoảng 2,4% tổng giá trị nhập khẩu của thế giới. Trong đ ó EU nhập khẩu nhiều nhất từ châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc. Bảng 4 -Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của EU qua các nă m : Đơn vị : triệu USD Nă m 1990 1995 1998 1999 2000 2001 Hàng dệt 50370 56368 58016 52774 49774 50268 Hàng may 56844 76245 86786 86917 85909 86138 Nguồ n : International Trade Statistics (2001) 1.3. Nhật Bản : Đây là nước lớn nhất châu Á, đứng thứ ba thế giới về nhậ p khẩ u hàng dệt may phục vụ c ho tiêu dùng nội địa và nhịp độ tă ng trưở ng khá cao, bình quân tăng 17%/nă m trong giai đoạn 90-96. Riêng năm 90, mức nhập khẩu đạt con số 8737 triệu USD chiếm 7,6% kim ngạch nhậ p khẩu hàng may thế giới. Bảng 5-Tình hình nhập khẩ u hàng dệt may của Nhật Bản qua các nă m Đơn vị: triệu USD Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 18 -
  19. Năm 1990 1995 1998 1999 2000 2001 Hàng dệt 4106 5985 4357 4547 4939 4958 Hàng may 8737 18758 14723 16402 19709 19772 Nguồ n : International Trade Statistics (2001) 2. Đ ánh giá thị trường hàng dệt may Bắ c Mỹ : Nói đế n thị trường Bắc Mỹ người ta thường nghĩ ngay đến NAFTA (North America Free Trade Area) với các quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Mexico, trong đó quan trọng nhất phải là Hoa Kỳ - một quốc gia diện tích lớn thứ tư thế giớ i và dân số đông thứ ba thế giới tạo nên một thị trường tiêu thụ mạ nh vào bậc nhất thế giới với nền kinhh tế có GDP chiế m tớ i 27% giá trị của cả thế giới (9860 tỷ USD -năm 2000) Nhìn chung trong chiế n lược sả n xuất hàng hoá, các nước này không đề cao một thị trườ ng sản phẩ m toàn diệ n mà họ chỉ chọ n sản xuất những mặt hàng thế mạ nh, không có đối thủ và khuyế n khích nhập khẩu hàng hoá cần nhiều lao động từ các nước khác, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước để dân chúng đ ược mua hàng rẻ hơn với chất lượng cao hơn. Nét đặc thù của thị trường này là sức mua lớn với các phân đoạn thị trường rất rộ ng nên có thể tiêu thụ nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau thuộc đ ủ mọi cấp chất lượng từ trung bình đến cao. Thị trường này còn thu hút các nhà xuấ t khẩu bở i khả năng mua hàng có khối lượng lớn và ổ n định. Một khi đã qua được giai đoạ n giới thiệ u sả n phẩ m và thâm nhậ p được vào hệ thố ng phân phối và bán lẻ thì các nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ nhận được những đơn hàng lớn và lâu dài, doanh thu ổn định giúp họ tái đầu tư sản xuất và liên tục phát triển. Tuy nhiên thị trường Bắc Mỹ c ũng có một số nét khác biệt sau mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận. Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 19 -
  20. Thứ nhất, qui mô đơn hàng thường lớn và giới hạ n thời gian không mấy khi rộng rãi. Thứ hai, yêu cầu về chất lượng của thị trường khá cao và để đả m bảo chất lượng thì phải có các giấy chứng nhận hay xác nhậ n của các tổ chức quản lí chất lượng có uy tín trên thế giới. Thứ ba, tư vấ n là tập quán của các công ty và thị trường Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Mỹ nên các doanh nghiệp xuất khẩu cần sử dụng tư vấn khi thâm nhập thị trường. Thứ tư, phương thức giao d ịch kinh doanh trên thị trường rất đa dạng, hiệ n đạ i. Ví d ụ: nhiề u công ti không có cửa hàng hay siêu thị mà chỉ có một kho chứa và một website trên Internet. Đó là những đặc điể m nổi bật của thị trường Bắc Mỹ nó i chung, trong đó có cả thị trường hàng dệt may nói riêng. Đ i vào cụ thể, chúng ta sẽ xem xét đánh giá một số nét sau về thị trường hàng dệt may Bắc Mỹ ở các góc độ mà doanh nghiệpxuất khẩu cầ n quan tâm. 2.1. M ức tiêu thụ hàng dệt may của thị trường Bắc Mỹ. Người dân Bắc Mỹ và đặc biệt là dân M ỹ rất thích việc đ i mua sắ m và xem đó như là một nhu cầ u thiết yếu. Tốc độ tă ng trưởng tiêu dùng cá nhân khá cao và mức tiêu dùng cũng tăng lên nhanh chóng qua các nă m (bình quân 18.000 USD/ngườ i /nă m). Trong ngân quỹ của mình, người Mỹ dành một khoản chi tiêu khá nhiều cho may sắm quần áo (7%). Riêng nă m 2001, Mỹ tiêu dùng 72 t ỷ USD cho may sắm quần áo, con số này bằng 2 lần thu nhập quốc dân của Việt nam trong năm 2001. Đây là mức tiêu dùng đứng thứ tư, chỉ sau tiêu dùng cho nhà ở, đi lạ i, và thực phẩ m. Bảng 6- Mức tiêu thụ hàng dệt may của thị trường M ỹ qua các nă m : Đơn vị : tỷ USD 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2