intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong tình hình hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

400
lượt xem
136
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: một số biện pháp nhằm tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong tình hình hiện nay', luận văn - báo cáo, khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong tình hình hiện nay

  1. Luận văn Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong tình hình hiện nay
  2. Lời nói đầu Công tác giải quyết khiếu nại hành chính luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm vì nó vừa phản ánh tính chất dân chủ của Nhà nước ta vừa góp phần trực tiếp vào việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Khiếu nại, tố cáo vừa là vấn đề chính trị, vừa là vấn đề pháp lý. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhâ n, tổ chức không chỉ liên quan đến các quyền, tự do, lợi ích của công dân, mà còn ả nh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội, đến ổn đ ịnh chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Nhận thức sâ u sắc ý nghĩa đó, từ khi lãnh đạo nhân dân xây dựng chính quyền cách mạng, Đảng ta, mà đ i đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến vấn đề khiếu nại, tố cáo của nhân dân. 60 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với những định hướng cụ thể phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Trong những nă m đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhâ n dân, do nhâ n dân, vì nhân dân, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng: kinh tế, xã hội phát triển; an ninh, quốc phòng được bảo đảm; đời sống nhâ n dâ n từng bước được cải thiện; vị thế của nước ta trê n trường quốc tế ngày càng được nâ ng cao. Tuy nhiên, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là m nảy sinh nhiều khiếu nại, tranh chấp. Tệ nạn tham nhũng, quan liêu, tiêu c ực ngày càng nghiê m trọng là một nguyên nhâ n dẫn đến nhiều tố cáo của cán bộ, đảng viên. Gần 20 năm qua, dân chủ được mở rộng và ngà y càng thể hiện sâu sắc trong đời sống xã hội là một thà nh quả to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Không chỉ ý thức cao về dân chủ, về trách nhiệm công dân, mà còn nhiều cơ chế pháp lý tương đối thuận lợi đã giúp cho nhâ n dâ n chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp phá p c ủa mình và góp phần xâ y dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. 2
  3. Trong thời gian tới, khi Đảng và Nhà nước ta lã nh đạo đẩy mạnh sự nghiệp cô ng nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy dâ n chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thì sẽ nảy sinh nhiều khiếu nại, tố cáo, nhất là những khiếu nại liên quan đến đất đai, nhà ở; những tố cáo cán bộ, đảng viên tiêu c ực, tham nhũng... Các khiếu nại, tố cáo này nếu không được giải quyết đúng đắn, kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến xâ y dựng các khu công nghiệp, mở rộng đô thị, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đến lò ng tin của nhân dân đối với chế độ ta. Chính vì lý do đó mà tôi chọn đề tài về “ Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong tình hình hiện nay” để làm tiểu luận. Nội dung tiểu lụân được chia làm các phần như sau: Lời nói đầu Phần I : Thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong những năm gần đây. Phần II : Một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Phần III: Kiến nghị Kết luận Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường cán bộ Thanh tra, các đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Hà nội 10-2006 Tác giả 3
  4. Phần I : Thực trạng khiếu nại và một số hạn chế trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. 1- Tình hình khiếu nại, tố cáo trong những năm gần đây: Trong công cuộc đổi mới của đất nước, Đảng ta đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX nhấn mạnh: “ xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại của nhân dân; xử lý nghiêm minh các hành vi trì hoãn, làm chậm trễ, làm sai lệch, can thiệp trái pháp luật hoặc lẩn tránh trách nhiệm đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo”. Điều 74 Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận: “ Công dân có q uyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật qui định. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh”. Để cụ thể hoá quyền khiếu nại, tố cáo được qui định tại Hiến pháp, tháng 12 năm 1998, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật khiếu nại, tố cáo. Tiếp theo đó, ngày 07/8/1999, Chính phủ đã ba n hành Nghị định số 67/1999/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo. Ngày 14/6/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định 67/1999/NĐ-CP. Luật khiếu nại, tố cáo ra đời tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Các cấp các ngành nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quá trình thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo cho thấy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những chuyển 4
  5. biến tích cực ở các cấp, các ngành, góp phần ổn định tình hình xã hội. Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư Trung ương Đ ảng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ thường xuyên tập trung lãnh đạo công tác này. Sau khi Luật khiếu nại, tố cáo được ban hành Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TW về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kế hoạch số 01,02/KH-TW về kiểm tra sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 05/CT-TTg chỉ đạo tập trung xử lý dứt điểm khiếu kiện của công dân trước, trong và sau Đại hội IX của Đảng; Chỉ thị số 26/ 2001/CT-TTg về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu kiện của công dân là nông dân. Tiếp theo đó, năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về tổng kết công tác tiếp dân trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả rút ra những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp dân trong phạm vi địa phương mình. Với sự tập trung chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, sự kiểm tra giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, với sự cố gắng của các cấp, các ngành và sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các thành viên của Mặt trận, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có chuyển biến tích cực. Các cấp, các ngành đã tập trung sức lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhiều nơi coi nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị mình. Do được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nên nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, tồn đọng kéo dài đã được giải quyết dứt điểm. Nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến nhiều địa phương, nhiều ngành lĩnh vực quản lý nhà nước được xem xét, xác minh, kết luận rõ đ úng sai, giải quyết kịp thời; khôi 5
  6. phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, các hành vi vi phạm pháp luật được xử lý nghiêm minh, qua đó góp phần ổn định tình hình tại địa phương, cơ sở. Để đạt được kết quả trên trước hết là có sự quan tâm chỉ đạo tập trung, cụ thể và đúng hướng của Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng C hính phủ; sự nỗ nực cố gắng của các cấp Uỷ, chính quyền các địa phương và Bộ, ngành; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thanh tra nhà nươc, kiểm tra của Đảng và thanh tra nhân dân, trong đó các cơ quan thanh tra nhà nước đóng vai trò tích c ực và có hiệu quả thông qua việc xác minh, kết luận, kiến nghị thủ trưởng cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp, các ngành; tham gia chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp, bức xúc, có nguy cơ trở thành điểm nóng ở các địa phương. Từ khi Luật khiếu nại, tố cáo có hiệu lực, các cơ quan nhà nước đã tiếp nhận 878.053 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị. Các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận xử lý 765.073 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết. Đến hết năm 2005 đã giải quyết được hơn 639.432 vụ việc (đạt tỷ lệ hơn 83%), trong đó có 553.245 vụ việc khiếu nại và 55.307 vụ việc tố cáo. Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân với số tiền hơn 108 tỷ 265 triệu đồng, 4.121 ha đất, 32.063 tấn lương thực; thu hồi cho nhà nước 123tỷ 365 triệu đồng, 6.235 ha đất, 5.235 tấn lương thực; kỷ luật hành chính 6.279 người, chuyển cơ quan điều tra 91 vụ với 171 người. 2- Những hạn chế, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, với sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan nhà nước và các cơ quan thanh tra trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, tình hình khiếu nại, tố cáo đến nay đã có chiều hướng giảm, song chưa vững chắc. Không ít vụ việc khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Một số 6
  7. vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài đã qua nhiều cấp, nhiều ngành nhưng người dân vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết, tiếp tục khiếu kiện vượt cấp lên Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội và các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Nguyên nhân làm phát sinh khiếu kiện cũng như việc tồn tại các hạn chế vướng mắc này là do: - Đất nước ta trải qua nhiều giai đoạn cách mạng, có nhiều vấn đề thuộc về lịch sử để lại, nhất là những vấn đề liên quan đến đất đai, nhà c ửa v.v….qua các thời kỳ cải tạo trước đây. Nhiều vụ việc đến nay vẫn chưa có chủ trương, chính sách cụ thể làm căn cứ giải quyết. Một số sự việc liên quan đến các thời kỳ lịch sử trước đây Quốc hội đã có Nghị quyết không xem xét lại, nhưng người khiếu nại vẫn “đeo đẳng” đề nghị được giải quyết, làm cho vụ việc dây dưa kéo dài. Mặt khác, trong quá trình đô thị hoá do nhu cầu phát triển kinh tế, việc giải phóng mặt bằng thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội diễn ra ở khắp nơi, cả thành thị và nông thôn ảnh hưởng không ít đến đời sống việc làm của người dân. Ở một số nơi do bị thu hồi đất để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình giao thông, khu công nghiệp và chỉnh trang đô thị làm cho quĩ đất canh tác bị thu hẹp ảnh hưởng đến công ăn việc làm của một bộ phận người dân vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Nhiều nơi, trong quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng đã phát sinh khiếu kiện do việc đền bù không đúng chính sách, không đúng đối tượng, thiếu công khai dân chủ; giá đền b ù thấp, không nhất quán, không công bằng, thậm chí có trường hợp còn bớt xén tiền, tham nhũng, tiêu cực, gây bất bình trong nhân dân. Điều đáng chú ý là khi nhận được khiếu nại của công dân có không ít cán bộ, công chức còn thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng trình tự, thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo; nể nang hoặc cố tình bao che cho cấp dưới; không ra quyết định giải quyết đúng qui định pháp luật; chưa quan tâm đầy đủ đến việc tiếp dân, gặp gỡ đối thoại và lắng nghe ý kiến của nhân dân, nhất là những người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu không xem xét lại một cách nghiêm túc đối với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của mình b ị khiếu nại; còn tình trạng né tránh đùn đẩy trách nhiệm trong việc 7
  8. tiếp công dân cũng như giải quyết khiếu nại, tố cáo. Những tồn tại, yếu kém đó làm cho tình hình khiếu nại, tố cáo tiếp tục diễn biến phức tạp; chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cao, lòng tin của nhân dân đối với một số cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước bị giảm sút. - Một số nơi tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể ở cơ sở yếu kém, nội bộ chưa đoàn kết, một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất, quan liêu, mất dân chủ, làm sai chính sách pháp luật, biết sai phạm nhưng không xem xét, kết luận, xử lý kịp thời, nghiêm minh; một số cán bộ có biểu hiện lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo phục vụ mục đích cá nhân, bôi nhọ cán bộ, gây mâu thuẫn nội bộ, làm phát sinh khiếu kiện bức xúc. - Một số người khiếu kiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân là không hiểu chính sách, pháp luật nên khiếu nại thiếu căn cứ, vượt ra ngoài qui định của pháp luật hoặc cố tình đeo bám dai dẳng, cố chấp được thua, không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo có lý có tình. Một số trường hợp có hành vi quá khích, gây rối, kích động, lôi kéo người khác khiếu kiện, đây cũng là nguyên nhân làm phức tạp thêm tình hình khiếu nại, tố cáo. - Hệ thống pháp luật nói chung, đặc biệt là các qui đ ịnh pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thậm chí nhiều qui định không còn phù hợp với thực tế cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật khiếu nại, tố cáo chưa được thực hiện thường xuyên cho nên người dân không nắm được các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình khiếu nại, tố cáo dẫn đến nhiều vụ việc mặc dù đơn giản nhưng người dân khiếu nại đến quá nhiều cơ quan, tổ chức, làm mất nhiều thời gian trong quá trình xem xét, giải quyết. Qua hơn 5 năm thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đạt hiệu quả. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do một số qui định của Luật khiếu nại , tố cáo đã bộc lộ những điểm bất cập, không phù hợp với yêu cầu thực tế công tác giải 8
  9. quyết khiếu nại tố cáo hiện nay, dẫn đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Để tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; khắc phục những vướng mắc, hạn chế trong các qui định pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XI ngày 01 tháng 6 năm 2004 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và đến ngày 19/4/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2005/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, để khắc phục triệt để các hạn chế, vướng mắc đặt ra trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo việc giải quyết khiếu nại tố cáo nhanh chóng , khách quan công bằng và không thiên vị, về lâu dài cần tiến hành nghiên cứu để đổi mới sâu sắc, toàn diện hơn nữa các qui định pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho phù hợp với công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nước ta hiện nay. Phần II : Một số quan điểm và giải pháp khắc phục. I. Quan điểm giải quyết khiếu nại 1. Giải quyết khiếu nại, tố cá o phải quán triệt sâu sắc tinh thần vì dân và vì Đảng, Nhà nước. Khiếu nại, tố cáo là một quyền hiến định, quyền cơ bản của người dân. Cơ chế bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên thực tế là thước đo trình độ phát triển nói chung và trình độ dân chủ của mỗi quốc gia. Hiến pháp 1992 ghi ở điều 74: “ Công dân có q uyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc là m trá i pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dâ n hoặc bất cứ cá nhâ n nào”. 9
  10. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dâ n, do nhân dâ n thành lập nê n và hoạt động vì nhân dân. Cán bộ, công chức được nhân dân giao cho quyền lực để quản lý xã hội, để bảo vệ và phục vụ mình. Tuy nhiê n trên thực tế, có những công chức sử dụng chính những quyền mà nhâ n dâ n giao cho để nhũng nhiễu, o ép, đục khoét người dâ n. Khô ng ít trường hợp, người dân bị quan chức Nhà nước thu hồi đất đai, phá nhà cửa, bắt tạm giam, tuyên á n oan. Có những cán bộ, công chức miệng thì luô n nói là “đầy tớ” của dân, nhưng lại lấy đất của dâ n, của Nhà nước chia cho chính mình hoặc cho người thân, cho cấp trên. Để bảo vệ mình, người dân thông qua quyền khiếu nại, tố cáo để đấu tranh với những thói quan liê u, tham lam, hách dịch trong bộ má y công quyền. Qua giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo, không chỉ quyền, lợi ích của người dâ n được phục hồi, bảo vệ mà lẽ phải, công lý, công bằng cũng đ ược bảo đảm. Đó là ý nghĩa thứ nhất của khiếu nại, tố cáo. Ý nghĩa thứ hai của khiếu nại, tố cáo là giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là vì sự sống còn của Đảng, Nhà nước, chế độ. Ý nghĩa thứ hai của khiếu nại, tố cáo thể hiện trong một số nội dung sau: Một là, khiếu nại, tố cáo chính là thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Hồ Chủ tịch thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên, công chức là đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc chưa hiểu chính sách c ủa Đảng và C hính phủ mà khiếu nại. Các cơ quan Nhà nước phải giải quyết nhanh, tốt các khiếu nại thì đồng bào mới thấy rõ Đảng và C hính phủ quan tâ m lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố. Khi đấu tranh cách mạng, già nh chính quyền thì Đảng luôn gắn bó với nhâ n dâ n. Liê n hệ má u thịt với nhân dân là nguyên nhâ n của những thắng lợi của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Khi trở thành Đảng lã nh đạo chính quyền, một bộ phận cán bộ, đảng viê n của Đảng là công chức Nhà nước thì quan liê u là một nguy c ơ cần phải luôn chú ý để có biện pháp 10
  11. ngă n ngừa, hạn chế. Quyền khiếu nại, tố c áo của người dâ n chính là một trong nguồn thông tin để Đảng, Nhà nước nghe được tiếng nói phản ảnh, thỉnh cầu, kiến nghị, thậm chí là sự bất bình c ủa nhân dâ n. Người cán bộ lã nh đạo nếu già nh thời gian tiếp người dân hoặc đọc kỹ những đơn thư của nhâ n dâ n gửi đến thì sẽ có được thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, ngành mình; thông tin về năng lực, trình độ, phẩm chất cán b ộ do mình quản lý. Từ đó mà có sự điều chỉnh, sửa đổi, chấn chỉnh. Trong phạm vi đất nước, quốc gia, khiếu nại, tố cáo của nhâ n dâ n có thể giúp cho người lãnh đạo thấy được mức độ lòng tin của nhân dân đối với chế độ. Trong thực tế, có một số vụ khiếu nại, tố cáo vượt cấp lê n cấp trên, lê n Trung ương; có một số vụ khiếu nại đông người, kéo dài… Những vụ việc đó có trường hợp là do k hông tin s ự giải quyết của chính quyền cấp dưới hoặc do khô ng hiểu biết pháp luật, nhận thức không đúng; thậm chí là do cay cú, cầu may… Nhưng trong các trường hợp đó ở mức độ khác nhau, người dâ n đều muốn những người Lãnh đạo cao nhất nghe được tiếng nói c ủa họ, trực tiếp gặp họ. Không ít trường hợp, khi những đồng chí Lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước tiếp dâ n, nghe dâ n và c hỉ đạo xử lý thì thấy khiếu nại, tố cáo c ủa dân là đúng mặc dù đã là quyết định giải quyết cuối c ùng, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là việc tiếp dân, trực tiếp nghe dân của các đồng chí lãnh đạo thì mối liên hệ giữa Đảng, N hà nước gắn bó sâ u sắc hơn. Hai là, thô ng qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ giúp cho Đảng, Nhà nước xâ y dựng chủ trương, chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và N hà nước ta khi xâ y và thông qua về cơ bản đều có sự tham gia của nhân dân và thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhâ n dâ n. Tuy nhiên, thực tiễn luôn luôn phong phú và đa dạng, biến đổi không ngừng và thường là m cho một số chủ trương, chính sách, quy định pháp luật khô ng còn thích hợp, thậm chí còn trở thành nhân tố cản trở phát triển của kinh tế, xã hội. Mặt khác, trong một số chính sách pháp, pháp luật của Nhà 11
  12. nước cũng còn không ít “kẽ hở” để những công chức tham nhũng vòi vĩnh, hành hạ người dân, móc túi Nhà nước. Thô ng qua việc giải quyết những kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người dân, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư,Quốc hội, Chính phủ, các Bộ… thấy được những hạn chế, bất cập trong chính sách, cơ chế hiện hành để chỉ đạo sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Một ví dụ sinh động về mối quan hệ giữa giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc hoà n thiện pháp luật. Đó là quy định về hộ khẩu và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Một số đô thị quy đ ịnh người dân phải có hộ khẩu thường trú thì mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc người dâ n phải có nhà mới được cấp hộ khẩu thường trú và phải có hộ khẩu thường trú mới được mua nhà; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Quy định như thế là một vòng luẩn quẩn hành hạ người dân, cản trở công việc kinh doanh, làm ă n, sinh sống của họ. Thông qua khiếu nại của người dân, qua báo chí, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã có những quy đ ịnh mới sửa đổi cơ chế bất cập trê n để vừa bảo đảm các quyền dân sự của người dân vừa góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Ba là, giải quyết khiếu nại, tố cáo tạo góp phần xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Thông qua khiếu nại, tố cáo, nhân dâ n phản ánh, nhận xét về năng lực, trình độ, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của cá n bộ, đảng viê n, công chức. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nghiê n cứu, xác minh, kiểm tra và kết luận về những cá nhân, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại, tố cáo. Trong thực tiễn xem xét đơn khiếu nại, tố cáo của nhân dâ n, thì tỷ lệ khiếu nại, tố cáo đúng và có phần đ úng chiếm tỷ lệ khoảng 50-70%. Nhiều vụ á n tham nhũng được đ iều tra, xử lý; khô ng ít cán bộ lãnh đạo bị phạt tù vì tham ô, cố ý làm trá i, nhận hối lộ là do nhân dân phát hiện thô ng qua những đơn tố cáo. Có nhiều cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật về đảng, chính quyền hoặc phải chịu hình phạt do bị nhân dân tố cáo. Nhiều kẻ sâu mọt bị trừng trị và bị 12
  13. loại ra khỏi bộ máy chính quyền. Nhưng còn một điều lớn hơn đã đạt được là nhiều tổ chức đảng, cơ quan đã được củng cố, kiện toàn. Ở hầu hết các vụ khiếu kiện đông người, ké o dài có một nguyê n nhân là tổ chức đảng, chính quyền và ngay cả các đoàn thể quần chúng ở cấp cơ sở, thậm chí ở cấp huyện yếu kém, mất đoà n kết. Các tổ chức đó có nơi thì không đủ năng lực để lãnh đạo, chỉ đạo, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; c ó nơi thì nội bộ mất đoà n kết, lợi dụng khiếu nại, tố cáo để “ đấu đá” lẫn nhau, tranh già nh với nhau. 2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo phải phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng Hiện nay, khiếu nại xảy ra nhiều nhất và phức tạp nhất là khiếu nại liê n quan đến đất đai. Đó là các khiếu nại về giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng cầu, đường và các công trình công cộng khác. Bê n cạnh đó là các khiếu nại đòi lại đất đã đ ưa vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất trước đây; đòi đất của nông trường, lâm trường, đất đã giao cho các đơn vị Công an, Quân đội, đất đã do Nhà nước quản lý, đất do các tổ chức tô n giáo đã hiến, tặng… Trong các tố cáo, thì p hần lớn là tố cáo cán bộ tham ô, nhận hối lộ, cố ý làm trái trong việc quản lý đất đai, phê d uyệt, thẩ m định các dự á n đầu tư, trong đấu thầu, giám sát, thi cô ng các công trình xâ y dựng, trong quản lý tà i chính… Việc giải quyết không kịp thời các khiếu kiện còn làm phát sinh chi phí rất lớn cho việc thu hồi đất, là m cho việc giải quyết tiếp theo nhiều khi bế tắc. Có dự án xây dựng đường giao thông, đại đa số người dân bị thu hồi đất nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, di chuyển đi nơi định cư mới. Nhưng có một số người trâ y ỳ không chịu nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không chuyển đi nơi khác. Chính quyền không kiên quyết cưỡng chế mà lại chấp nhận yêu cầu về giá đền bù của họ. Điều đó lại là m nảy sinh khiếu nại của những người đã di chuyển trước. Có dự án xây dựng khu công nghiệp do khô ng đủ tiền nên không thể trả tiền đền b ù cho tất cả các hộ dân phải di dời. Sau nà y số tiền trả cho bộ phận còn lại tăng cao do sự thay đổi của chính sách đền bù, hỗ trợ. 13
  14. Việc khô ng kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc giải quyết không đúng các khiếu kiện của nhân dân không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, làm nản lòng nhà đầu tư, kìm hã m sản xuất, cản trở kinh doanh, mà còn gây hậu quả rất lớn, thậm chí nghiê m trọng về xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng. Nhiều vụ khiếu nại kéo dà i do khô ng được giải quyết tốt trở thành đ iểm nóng, như s ự kiện ở Thái Bình trong những năm 1997, 1998; vụ khiếu kiện xảy ra ở hầu hết các xã c ủa huyện Giao Thuỷ, Nam Đ ịnh trong năm 1999 và 2000. Ở những nơi xảy ra những khiếu nại, tố cáo kéo dài, phức tạp, nhất là ở “điểm nóng” thì có những hành vi vâ y ép, lăng mạ cán bộ, bắt giữ, đá nh người, cản trở giao thông, huỷ hoại tà i sản; không cho học sinh đến trường; đe doạ người hợp tác với chính quyền; người dân ở nơi xẩy ra điểm nóng phải sống trong trạng thá i că ng thẳng, nặng nề… Trong thời gian gần đâ y, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã lợi dụng một số vụ khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu cáo, kích động, chống đối Đảng, Nhà nước ta về dân chủ, nhâ n quyền, tôn giáo và dân tộc. Do vậy, các cấp uỷ đảng, chính quyền phải lã nh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, đ úng đắn các khiếu nại, tố cáo, nhằm tạo điều kiện cho đầu tư, phát triển và ổn định chính trị, xã hội. Mặt khác, phát triển kinh tế phải chú trọng phòng ngừa, hạn chế khiếu nại, tố cáo. Khi quyết định dự án đầu tư, xâ y dựng cơ sở hạ tầng… phải xem xét kỹ các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, cân đối đủ các nguồn lực để dự án được thực hiện có hiệu quả về kinh tế và bảo đảm ổn đ ịnh cuộc sống, kinh doanh, làm ă n cho những người chịu sự tác động của dự án. Trong phát triển kinh tế cần phải thận trọng, cân nhắc kỹ, không nóng vội, chủ quan hoặc vì lợi ích cá nhâ n, lợi ích cục bộ. Khi quyết định các dự án đầu tư, cần có ý kiến thẩm định, tham gia của các cơ quan, tổ chức đại diện cho những người dân, người lao động chịu tác động của dự án. Mục tiêu của các dự án đầu tư phải có nội dung thu hút lao động đ ịa phương, tạo điều kiện cho người 14
  15. dân bị thu hồi đất gắn bó với dự á n. Việc tái định cư phải thực hiện trước hoặc song song với việc triển khai dự án. 3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Với tư cách là đảng cầm quyền, Đảng ta định hưó ng phát triển đất nước, có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phò ng, đối ngoại, trong đó có công tác phòng ngừa và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chỉ thị 09 -CT/TW, ngà y 6-3-2002 c ủa Ban Bí thư “ Về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay” nhấn mạnh đến nhiệm vụ của Thường vụ cấp uỷ, mà trước hết là đồng chí bí thư p hải trực tiếp, lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cấp uỷ phải thường xuyên nghe báo cáo về tình hình khiếu nại, tố cáo để chỉ đạo nghiên cứu, đề ra giải phá p, biện pháp phòng ngừa, hạn chế, ngă n chặn khiếu nại, tố cáo. Khi xảy ra những vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, điểm nóng, thì cấp uỷ phải kịp thời phâ n tích đánh giá tình hình, tìm ra nguyê n nhâ n và có giải pháp, phân công cán bộ trực tiếp chỉ đạo hoặc giải quyết. Các đồng chí trong thường trực cấp uỷ phải phân công thường xuyên tiếp dân; trực tiếp đi kiểm tra tại nơi xảy ra khiếu nại, tố cáo để kịp thời có ý kiến chỉ đạo giải quyết đúng đắn. Tiếp tục đổi mới phương thức lã nh đạo của cấp uỷ đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; có quy chế lãnh đạo sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người có thẩm quyền giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo là Thủ trưởng các cơ quan nhà nước. Do vậy Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình, như trực tiếp tiếp dâ n; trực tiếp kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp dưới; nghe báo cáo hoặc nghiê n cứu đầy đ ủ sự việc; chỉ đạo hoặc trực tiếp đối thoại với người khiếu nại, tố cáo để có quyết định giải quyết khách quan, đúng pháp luật và có khả thi. Bên cạnh việc hoàn thiện chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải chỉ đạo thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo c ủa chính mình và của cấp trên; xử lý kịp thời và nghiêm minh các vi phạm pháp luật. 15
  16. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thà nh viên giá m sát, tham gia việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và vận động, giáo dục, thuyết phục nhân dân tự giải quyết các mâ u thuẫn, tranh chấp, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo c ủa mình theo đúng pháp luật. Mặt trận Tổ quốc các cấp tham gia vào các hội đồng tư vấn về giải quyết khiếu nại, tố cáo; phối hợp hướng dẫn các Tổ hoà giải kịp thời phát hiện các tranh chấp, mâ u thuẫn, thắc mắc của nhân dân để giải thích, vận động các bê n tự giải quyết hoặc giúp họ giải quyết những vướng mắc, xung đột, khiếu kiện. II. M ột số giải pháp hạn chế khiếu nại, tố cáo. II.1 Một số giải pháp lâu dài. 1 Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và minh bạch các chính sách. Để hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo và giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo đòi hỏi phải có những biện pháp cơ bản, đồng bộ, tiến hành đồng thời với cải cách hành chính, cải cách bộ máy nhà nước. Trước hết là phải hoàn thiện các qui định pháp luật về quản lý nhà nước trong từng ngành, từng lĩnh vực, hoàn thiện qui định về chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước rõ ràng, minh bạch, hạn chế những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo. Việc minh bạch các chính sách tạo điều kiện cho nhân dân có thể giám sát ngay từ ban đầu các hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan quản lý hành chính, hạn chế việc nhũng nhiễu, tiêu cực của một bộ phận cán bộ công chức mất phẩm chất từ đó chấm dứt được một nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo. Mặt khác minh bạch các chính sách góp phần phổ biến cho nhân dân hiểu đúng chính sách pháp luật từ đó dẫn đến không những không vi phạm luật pháp, mà còn ủng hộ đồng tình chính sách, nhanh chóng đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. 2. Tăng cường năng lực cán bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo. 16
  17. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, có bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và giải quyết các công việc của dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiến trình hội nhập của đất nước. Đồng thời đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý kịp thời nghiêm minh cán bộ công chức có sai phạm. 3. Giải quyết khiếu nại, tố cá o ngay tại cơ sở; chính quyền địa phương là người chịu trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội ở cấp xã, thôn luôn nắm sát tâ m tư, nguyện vọng; tiếp nhận đầu tiê n những khiếu nại, kiến nghị của nhâ n dân. Trong mỗi thôn, xó m, làng, bản… người dân quan hệ với nhau, cán bộ quan hệ với người dân, khô ng chỉ tư cách công dâ n với nhau, giữa người đại diện cho chính quyền với công dân, mà còn là q uan hệ hàng xóm, lá ng giềng, quan hệ thâ n thích. Đâ y là những đ iều kiện thuận lợi cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở. Hệ thống chính trị cơ sở phải chủ động phát hiện những mắc mớ, thắc mắc của nhâ n dân thông qua việc thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với nhân dâ n hoặc những người đại diện của họ. Việc làm như vậy giúp cho tổ chức đảng, chính quyền cơ sở có thể thấy được mầm mống và ngă n ngừa được khiếu nại, tố cáo. Khi có khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của mình thì k ịp thời giải quyết; nếu thuộc thẩm quyền của cấp trên thì giải thích, hướng dẫn người dân khiếu kiện theo đúng quy định của pháp luật; vận động, thuyết phục người khiếu nại, tố cáo thực hiện các quyết đ ịnh giải quyết của cơ quan cấp trên; giáo d ục, kiềm chế người người có hành vi quá kích. Tổ chức đảng, chính quyền cấp trên thường xuyê n chỉ đạo cấp cơ sở rà soát những khiếu nại, tố cáo để kịp thời giải quyết; khi phát sinh những khiếu nại, tố cáo phức tạp thì p hải báo cáo với chính quyền cấp trê n để cùng giải quyết. Tổ chức đảng, chính quyền cấp trên trực tiếp chỉ đạo giải quyết những khiếu nại, tố cáo phức tạp, điểm nóng xảy ra ở cơ sở, không để lây lan sang xã 17
  18. khác, huyện khác; hạn chế khiếu kiện đông người; gâ y rối ở Trung ươ ng; khắc phục những hậu quả xẩy ra, để phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Đối với những đoàn khiếu kiện đông người tại trụ sở của một số cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo cấp cao, thì các cơ quan có trách nhiệm của Trung ương phối hợp với chính quyền địa phươ ng có dân khiếu nại, tố cáo giải thích, thuyết phục họ trở về địa phươ ng. Chính quyền địa phươ ng phải cùng với Trung ương giải quyết tình trạng người khiếu nại, tố cáo đeo bá m, nằm lỳ, gây rối… ở Hà Nội mỗi khi Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội họp. Chính quyền cấp tỉnh xem xét kỹ lại quyết định giải quyết của mình, nếu chưa đúng thì giải quyết lại, nếu đã quyết định đúng thì trả lời cho người khiếu nại, tố cáo và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương. Các cơ q uan có thẩm quyền của Trung ương phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ và c hính quyền địa phuơng giải quyết những vụ khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối c ùng của chủ tịch UBND cấp tỉnh, nhưng người dân vẫn khiếu nại tiếp. Nếu thấy chính quyền địa phương giải quyết đúng thì trả lời người khiếu kiện; nếu thấy chính quyền địa phương quyết định giải quyết sai thì giải quyết theo thẩm quyền. II.2 Các giải pháp trước mắt. Ngoài các giải pháp cơ bản có tính chất lâu dài cần có một số biện pháp trước mắt như 1. Các cấp, các ngành tập trung rà soát lại những vụ việc tồn đọng thuộc thẩm quyền, những vụ việc đã được xem xét, giải quyết nhưng còn khiếu nại thì kiểm tra lại, nếu giải quyết sai, chưa hợp lý thì phải điều chỉnh, sửa chữa theo nguyên tắc: bảo đảm đúng chính sách, pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng; nếu đã giải quyết đúng pháp luật thì phải có biện pháp bảo đảm thực hiện quyết định giải quyết và thông báo rộng rãi cho các cơ quan, tổ chức liên quan biết, tranh thủ sự đồng tình của dư luận và quần chúng nhân dân nơi người khiếu nại cư trú để giải thích, động viên người khiếu nại chấp hành. 18
  19. 2.Cơ quan Thanh tra các cấp, các bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; chú trọng đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại và xử lý tố cáo. Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 3. Khẩn trương nghiên cứu, ban hành qui định cụ thể về xử lý những hành vi lợi dụng quyền công dân để lôi kéo, kích động, gây rối an ninh, trật tự nơi công cộng, làm cơ sở cho việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Phần III: Kiến nghị - Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị Quốc hội tiếp tục xem xét, sửa đổi, bổ xung pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho phù hợp với đặc điểm tình hình hiện tại của nước ta. - Kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục ban hành các nghị quyết về việc xử lý nhà đất, tồn đọng, việc giải quyết các tranh chấp dân sự (trong đó có nhà đất) có yếu tố nước ngoài; chỉ đạo ban hành các văn bản pháp luật sao cho thống nhất, hiệu quả hơn nữa. - Đề nghị Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ Quốc tăng cường giám sát, thường xuyên đôn đốc chính quyền các cấp thực hiện trách nhiệm của mình trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kết luận Hai năm gần đây tình hình khiếu nại số lượng tuy có giảm đi nhưng tính chất khiếu nại vẫn gay gắt, có diễn biến phức tạp. Như vậy việc giải quyết khiếu nại hiện nay chưa tạo ra chuyển biến cơ bản. Vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ, nếu không đ ược đánh giá chính xác, kịp thời giải quyết đúng đắn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình an ninh trật tự xã hội, mất lòng tin c ủa nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền. Do vậy các cấp chính quyền phải luôn luôn coi trọng công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2