Luận văn - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý ở Công ty Điện lực Hà Nội
lượt xem 236
download
Bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nào đều có những mục tiêu riêng có của mình. Để mục tiêu đó có thể thực hiện được đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất của bộ máy quản lý doanh nghiệp nhằm kế hoạch hoá, tổ chức, phối hợp, kiểm tra và điều chỉnh việc kết hợp tối ưu các nguồn lực. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là một nội dung đầu tiên và rất quan trọng của tổ chức doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý ở Công ty Điện lực Hà Nội
- Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý ở Công ty Điện lực Hà Nội
- Luận văn tốt nghiệp Mục Lục LỜI M Ở ĐẦU ................................................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: CƠ S Ở LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỘ M ÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP. ..... 6 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP. .......................................... 6 1.2 Nội dung tổ chứ c bộ máy quản lý doanh nghiệp .................................................................... 10 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ T HỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY ĐIỆ N LỰC HÀ NỘI. ....................................................................................... 37 2.1 Tổng quan về công ty Đi ện lự c Hà nội. .................................................................................. 37 Biểu 2: Tỷ trọng điện năng sản xuất theo loại nguồn phát .......................................................... 46 TT ......................................................................................................................................... 46 2.2 Phân tích thực trạng bộ máy quản lý của Công ty Điện lực Hà Nội. ..................................... 53 2.3 Đánh giá thự c trạng của bộ máy quản lý công ty Điện l ực Hà Nội. ...................................... 79 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ĐIỆ N LỰC HÀ NỘI. ................................................................................................. 85 3.1. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CĂN CỨ HOÀN THIỆN BỘ M ÁY QUẢN LÝ. 85 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI. ........................................................................................................................................ 92 Biểu 9: Sơ đồ chức năng mới của phòng Kế hoạch ..................................................................... 95 2
- Luận văn tốt nghiệp LỜI MỞ Đ ẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. Bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nào đều có những mục tiêu riêng có của mình. Để mục tiêu đó có thể thực hiện được đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thố ng nhất của bộ máy quản lý doanh nghiệp nhằm kế ho ạch hoá, tổ chức, phối hợp, kiểm tra và điều chỉnh việc kết hợp tối ưu các nguồ n lực. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là một nộ i dung đầu tiên và rất quan trọng của tổ chức doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đ ạt được mục tiêu của mình. Trong hoạt độ ng quản lý, phần lớn nguyên nhân tạo ra tình hình quản lý không tốt đều xuất phát từ công tác tổ chức bộ máy không hoàn hảo. Việc tổ chức bộ máy ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được của công tác quản lý, qua đó có tác đ ộng đến toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì bộ máy quản lý trong doanh nghiệp được coi là bộ phận đ ầu não cho ra những chủ trương, chiến lược, sách lược phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, xem xét đánh giá bộ máy hiện hữu và tìm biện pháp cải tiến lại tổ chức cho phù hợp với đặc điểm của từng giai đoạn là rất cần thiết đối với một doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp nhà nước có vị trí rất quan trọng cả về mặt kinh tế và về mặt xã hội, để giải quyết hài hoà được các lợi ích, cũng như các mục tiêu của mình, công ty Điện lực Hà N ội đã nhiều lần tiến hành cải tiến cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn, qua đó nâng cao hiệu quả ho ạt động của công ty. Tuy nhiên việc cải tiến, chấn chỉnh đó chưa mang tính khoa học và chiến lược, vẫn còn những bất hợp lý và không phù hợp. Trong thời gian từ năm 2001-2010, Tổng công ty Điện lực Việt nam đã xây dựng cho mình những mục tiêu cụ thể mà mục tiêu trước tiên là “Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các bộ phận quản lý của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên để đảm bảo nhanh, đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng ngày càng tốt hơn”. Trước tình hình đó, Công ty Điện lực Hà Nội 3
- Luận văn tốt nghiệp đã xây dựng cho mình chiến lược trong thời gian tới là : “sẽ tiến hành việc củng cố và phát triển lưới điện thành phố Hà Nội theo hướng hiện đại hoá, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung hiện đại phân cấp mạnh xuống các xí nghiệp, đơn vị cơ sở, ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và các giải pháp m ới vào khâu quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng”, nên việc cải tiến lại bộ máy q uản lý của công ty đang là nhu cầu cần giải quyết. Đ ể đáp ứng được chiến lược kinh doanh trong thời gian tới và khắc phục những tồn tại của bộ máy quản lý hiện hành, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là tất yếu khách quan và là nhu cầu cấp bách. N hận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức bộ máy quản lý, cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế, tôi xin chọ n đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy qu ản lý ở Công ty Điện lực Hà Nội”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. - Nghiên cứu những vấn đ ề lý luận về tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. - Phân tích đánh giá thực trạng bộ máy quản lý của công ty Điện lực Hà Nội. - Đề xuất một số b iện pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: Nghiên cứu bộ máy quản lý của Công ty Điện lực Hà Nộ i, trong đó tập trung vào nghiên cứu hệ thống chức năng nhiệm vụ; mô hình tổ chức bộ máy quản lý; cơ chế vận hành của bộ máy quản lý và tổ chức lao động bộ máy quản lý. - Ph ạm vi: Luận văn tập trung nghiên cứu về bộ máy quản lý của cơ quan Công ty Điện lực Hà Nội thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4
- Luận văn tốt nghiệp - Cơ sở phương pháp luận: Dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Đồng thời, Luận văn còn sử d ụng các phương pháp khác như: phương pháp thống kê, phân tích, tổ ng hợp, so sánh, mô hình hoá … để trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn. 5. N hững đóng góp của Luận văn. - Hệ thống hoá và hoàn thiện một số vấn đề về lý luận có liên quan đến việc tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp. - Giới thiệu những kinh nghiệm của nước ngoài trong việc tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp để học tập và tham khảo. - Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Điện lực Hà Nội, qua đó thấy được những tồ n tại và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện b ộ máy quản lý của Công ty Điện lực Hà Nội. 6. Kết cấu luận văn. N goài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh m ục các tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được thể hiện qua 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng bộ máy quản lý của công ty Điện lực Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty Điện lực Hà Nội. 5
- Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN V Ề TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP. 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP. 1.1.1. Quản lý và quản lý doanh nghiệp. * Khái niệm: H iện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ q uản lý. Có quan niệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị. Có quan niệm khác lại cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Các cách nói này không có gì khác nhau về nội dung mà chỉ khác nhau ở chỗ dùng thuật ngữ. Q uản lý được hiểu theo hai góc độ: Một là góc độ tổ ng hợp mang tính chính trị – x ã hội; hai là góc độ mang tính thiết thực. Cả hai góc độ này đều có cơ sở khoa học và thực tế. Quản lý theo góc độ chính trị, xã hội là sự kết hợp giữa tri thức và lao độ ng. Lịch sử xã hội loài người từ thời kỳ mông muội đến thời đại văn minh hiện đại ngày nay cho ta thấy rõ trong sự phát triển đó có 3 yếu tố được nổ i lên rõ nét là tri thức, lao động và quản lý. Trong ba yếu tố này, quản lý là sự kết hợp giữa tri thức và lao động. Nếu kết hợp tố t thì xã hội phát triển tốt đẹp. N ếu sự kết hợp không tốt thì sự phát triển sẽ chậm lại hoặc rối ren. Sự kết hợp đó được biểu hiện trước hết ở cơ chế quản lý, ở chế độ, chính sách, biện pháp quản lý và ở nhiều khía cạnh tâm lý xã hội, nhưng tựu trung lại là quản lý phải biết tác động b ằng cách nào đó đ ể người b ị quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi, đem hết năng lực và trí tuệ của mình để sáng tạo ra lợi ích cho mình, cho Nhà nước và cho xã hội. Theo góc độ hành động , góc độ quy trình công nghệ của tác động thì quản lý là điều khiển. Theo khái niệm này quản lý có ba loại hình. Các loại hình này đều có xuất phát điểm giống nhau là do con người điều khiển nhưng khác nhau về đối tượng. - Loại hình thứ nhất là việc con người điều khiển các vật hữu sinh không phải con người để bắt chunsg phải thực hiện theo ý chí của người điều khiển. 6
- Luận văn tốt nghiệp Loại hình này được gọi là quản lý sinh học, thiên nhiên, môi trường, … Ví dụ như các nhà khoa học làm công tác lai tạo giống vật nuôi, cây trồng; các nhà sản xuất nông sản thực phẩm, … - Loại hình thứ hai là việc con người điều khiển vật vô tri, vô giác để bắt chúng phát triển và thực hiện theo ý chí của người điều khiển. Loại hình này được gọ i là quản lý kỹ thuật. Ví dụ việc điều khiển máy tính, vận hành các loại máy móc thiết b ị, … - Loại hình thứ ba là việc con người điều khiển con người (quản lý nhà nước, Đ ảng, đoàn thể, tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá, …). Đó là quản lý xã hộ i. Quản lý xã hội được Các Mác coi là chức năng đặc biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hoá của lao độ ng. Từ những vấn đề trên, ta có thể hiểu: “Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạ t được mục tiêu đặ t ra trong điều kiện biến động của môi trường”. V ới định nghĩa này, quản lý phải bao gồm các yếu tố sau: - Phải có một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và phải có một đố i tượng quản lý tiếp nhận các tác độ ng của chủ thể quản lý tạo ra. Tác động có thể chỉ là mộ t lần mà cũng có thể là nhiều lần liên tục. - Phải có mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể. Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác độ ng. - Chủ thể phải thực hành việc tác động lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý. Chủ thể có thể là một người hay nhiều người, còn đối tượng quản lý có thể là người (một hay nhiều người) ho ặc giới vô sinh (máy móc, thiết bị, đất đai, thông tin, …) ho ặc giới sinh vật (vật nuôi, cây trồ ng, …). K hi nói đến quản lý là nói đến sự tác động hướng đích. Tác động này nhằm vào một đối tượng nhất đ ịnh để đạt được mục tiêu đề ra. Hoạt động quản lý là mộ t hoạt độ ng chủ quan có ý thức, có tính năng động sáng tạo, linh hoạt của mộ t con người, một tập thể người quản lý. 7
- Luận văn tốt nghiệp Từ đ ịnh nghĩa về quản lý, có thể d ễ dàng suy ra được khái niệm về quản lý doanh nghiệp: “Quản lý doanh nghiệp là quá trình tác động mộ t cách có hệ thống, có tổ chức, có hướng đích của người đại diện doanh nghiệp lên tập thể nh ững người lao động trong doanh nghiệp, nhằm sử dụng m ọi tiềm năng và cơ hộ i để th ực hiện một cách tốt nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nh ằm đ ạt được mụ c tiêu đề ra theo đúng luật đ ịnh và thông lê xã hộ i”. * Phân biệt quản lý và lãnh đạo: Đ ây là hai thuật ngữ sử dụng cho các hệ thống có con người ở trong, chúng không đồ ng nhất và được giải thích tuỳ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu: cả hai thuật ngữ đều hàm ý tác động và điều khiển, nhưng khác nhau về mức độ và phương pháp tiến hành. Lãnh đạo (hướng dẫn) là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi các tác độ ng của chủ thể q uản lý. Q uản lý là quá trình chủ thể tổ chức liên kết và tác động lên đối tượng bị quản lý để thực hiện các định hướng tác động dài hạn. Lãnh đạo là quản lý những mục tiêu rộng hơn, xa hơn, khái quát hơn; còn quản lý là lãnh đạo trong trường hợp mục tiêu cụ thể hơn và chuẩn xác hơn. N gười lãnh đạo là người tạo ra một viễn cảnh đ ể có thể tập hợp được mọi người; còn người quản lý là người tập hợp được nhân tài vật lực để biến viễn cảnh thành hiện thực. Cũng có lúc người quản lý cần phải làm người lãnh đ ạo và ngựơc lại. V iệc lãnh đạo và quản lý do chủ thể q uản lý tiến hành. Chủ thể có thể là duy nhất (một phân hệ, một lực lượng, một người, v.v…) mà cũng có thể là không duy nhất (gồm từ hai phân hệ trở lên, v.v…), nhưng để bảo đ ảm cho quá trình quản lý có hiệu quả cao, việc lãnh đạo và quản lý phải thống nhất hữu cơ với nhau, hoà nhập vào nhau. Điều này trong thực tế không phải lúc nào cũng được thực hiện mộ t cách trót lọt và trọn vẹn. 1.1.2. Sự cần thiết phả i có hoạt động quản lý doanh nghiệp. 8
- Luận văn tốt nghiệp Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ho ạt động thực tiễn của con người được biểu hiện thành hai mặt tự nhiên và xã hội. Trong quá trình tác động vào tự nhiên, từng hành động đơn lẻ của con người thường chỉ mang lại những kết quả hạn chế. Để cải tạo và chinh phục tự nhiên, tất yếu đòi hỏi con người phải liên kết lại với nhau cùng hành độ ng. Những tác độ ng tương hợp của nhiều người vào cùng đố i tượng tự nhiên thường mang lại những kết quả cộng hưởng và có tính tổ ng hợp. Các Mác đ ã từng phân tích, mỗ i con người riêng lẻ chỉ đ ơn độc tác động vào tự nhiên. Không thể có huy vọng thoát khỏ i sự ràng buộc và lệ thuộ c vào tự nhiên. Chỉ có thể chế ngự đ ược tự nhiên khi người ta biết kết hợp các hành động đơn lẻ lại với nhau để cùng hướng theo một ý đ ồ thống nhất. N gười quan hệ với tự nhiên, con người thường xuyên tác động lẫn nhau, sự tác động này diễn ra theo nhiều chiều và rất đa dạng. Quá trình tác động lẫn nhau buộc người ta phải liên kết với nhau cùng hành động vì một mục tiêu chung và b ảo đảm lợi ích chung của mỗi người. Sự thoả hiệp lợi ích cả theo nghĩa tích cực và nghĩa tiêu cực là động cơ gắn kết hành độ ng của con người lại với nhau. Đ ây là mộ t trong những tính quy định khi xem xét bản chất hoạt động thực tiễn của con người trong xã hội. Chính vì vậy, Các Mác đã nói “Xét về bản chất, con người là tổng hoà các mối quan hệ”. Hành độ ng của mỗ i con người không chỉ là kết quả chủ q uan của mỗi người mà nó cò n là kết quả tổng hợp của các quan hệ xã hội. N hư vậy, xét cả về mặt tự nhiên cũng như xã hội của hoạt độ ng sản xuất, sự liên kết phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau trong quá trình hoạt động của con người là một đòi hỏi cần thiết để hoạt động có hiệu quả. Q uá trình liên kết hoạt động thực tiễn của con nguời làm cho hoạt độ ng của họ mang tính tổ chức. Có thể hiểu tổ chức là một tập hợp mà trong đó mỗi hành độ ng của con người phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định, chịu sự chi phối ràng buộ c có tính quy ước nhất đ ịnh. 9
- Luận văn tốt nghiệp Do đó sự xuất hiện của các tổ chức như là một đòi hỏi tất yếu trong đời sống xã hội loài người. Đặc biệt trong hoạt động sản xuất, do tính chất phức tạp và đa dạng trong các quan hệ con người với tự nhiên, giữa người với người, tính tổ chức và sự xuất hiện tổ chức trong hoạt động này càng đặc biệt quan trọ ng. Sự ra đời của các hình thức tổ chức trong hoạt đ ộng sản xuất là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Song sự x uất hiện các hình thức tổ chức bao giờ cũng gắn với một chức năng nhất định, nhằm vào một mục tiêu nhất định. Tất nhiên, thực tế tổ chức chỉ có thể p hát huy thực tế sức mạnh của nó trên cơ sở có sự quản lý điều hành thống nhất. Vì vậy, sự hợp tác của những lao động có ý thức tất yếu đòi hỏi phải có sự điều khiển, giống như “một giàn nhạc phải có nhạc trưởng”. Tính tất yếu của quản lý được bắt nguồn từ chính ý nghĩa đó. Thực chất của quản lý doanh nghiệp là quản lý con người – yếu tố cơ b ản của lực lượng sản xuất – trong quá trình sử dụng tư liệu lao động tác động lên đố i tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Quản lý chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi con người giỏi nghề nào được làm nghề đó, được tạo điều kiện để phát huy đầy đủ tính chủ động sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh. K hi quy mô sản xuất càng mở rộ ng, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng cao, thì công tác quản lý càng phức tạp, đòi hỏi các nhà quản lý phải không ngừng được nâng cao cả về năng lực và trình độ. 1.2 Nội dung tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp Q uản lý là hoạt đ ộng phức tạp nhiều mặt của con người. Quản lý chỉ được thực hiện trong mộ t hệ thống quản lý cụ thể. Hệ thống quản lý, đó chính là bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận (đơn vị, cá nhân) khác nhau có mối quan hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau, nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung xác định của hệ thống. Bộ máy quản lý là hình thức phân công nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý, có tác động trực tiếp đ ến quá trình hoạt động của hệ thống. Bộ máy quản lý, một mặt phản ánh cơ cấu trách nhiệm của mỗi 10
- Luận văn tốt nghiệp bộ p hận, mỗi người trong hệ thống quản lý, mặt khác nó có tác động tích cực trở lại đến việc phát triển của toàn hệ thố ng quản lý. H ệ thố ng b ị quản lý là đối tượng mà sự tác độngcủa bộ máy quản lý hướng vào nhằm m ục đích tăng thêm cho nó những hình thức cụ thể, chỉ đạo hoạt động của nó để đạt được kết quả định trước. Giữa hệ thống quản lý và hệ thống bị quản lý có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ. Hệ thống bị q uản lý không chủ chịu sự tác động có hướng đích của hệ thống quản lý mà nó còn phát triển theo quy luật vốn có của nó. Do đó hệ thống quản lý phải được tổ chức cho phù hợp với đố i tượng quản lý mà nó phụ trách, điều hành. Tổ chức bộ máy quản lý là quá trình xác định các chức năng, các bộ phận tạo thành một bộ máy quản lý nhằm thực hiện được các chức năng quản lý. 1.1.3. Các chức năng và lĩnh vực trong quản lý doanh nghiệp. Q uản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung và nhiều cách tiếp cận khác nhau, do vậy phải phân chia, quy nạp vấn đề quản lý thành những khái niệm nhất định đ ể có được tiếng nói chung. Căn cứ vào quá trình quản lý, người ta phân chia vấn đề quản lý doanh nghiệp thành các chức năng quản lý. Căn cứ vào các nội dung quản lý, người ta phân chia vấn đề q uản lý doanh nghiệp thành các lĩnh vực quản lý. Chức năng quản lý (phân loại chức năng quản lý theo quá trình quản lý): Chức năng quản lý là những hoạt động riêng biệt của quản trị, thể hiện những phương hướng tác động của quản trị gia đến các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Lĩnh vực qu ản lý (phân lo ại chức năng quản lý theo nội dung quản lý): Lĩnh vực quản lý được hiểu như các hoạt động quản trị khi nó được thiết lập và sắp xếp theo nội dung quản lý gắn liền với các bộ phận của doanh nghiệp, có người chỉ huy và được phân cấp phân quyền trong việc ra các quyết định quản lý. N ếu các chức năng quản lý là các hoạt động trong mộ t quá trình quản lý thì các lĩnh vực quản lý là các tổ chức để thực hiện các ho ạt động kinh doanh cụ thể – gắn với quá trình kinh doanh của từng doanh nghiệp. 1.1.3.1. Các chức năng quản lý. 11
- Luận văn tốt nghiệp K hái niệm “chức năng quản lý” gắn liền với sự xuất hiện và tiến bộ của phân công – hợp tác lao động trong một quá trình sản xuất của mộ t tập thể người lao động. Hoạt động quản trị đã ra đời từ khi nền sản xuất là thủ công cá thể. Nhưng ngay cả đến khi con người đã tổ chức các nhà máy khổng lồ , đạt được các tiến bộ to lớn về kỹ thuật như chế tạo đầu máy xe lửa, sử dụng điện năng … thì khoa họ c quản lý vẫn chưa được quan tâm. Phải đến đầu thế kỷ 20, những nghiên cứu về khoa học quản lý mới đưa ra được một cách có hệ thống cách phân lo ại các chức năng quản trị. Bản thân các cách phân loại của các nhà khoa họ c hàng đ ầu theo thời gian cũng khác nhau và họ đưa ra nhiều đề xuất về nộ i dung và phân loại các chức năng quản lý. Người đầu tiên cũng như thành công nhất trong lĩnh vực này là Henry Fayol. Trong cuố n sách quản trị công nghiệp và tổng quát viết năm 1916, Fayol chia quá trình quản trị của doanh nghiệp thành 5 chức năng và được mệnh danh là “những yếu tố Fayol”. Đó là: Chức năng d ự kiến (hoạch định): Thường được coi là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị. Đó là việc dự đoán trước có cơ sở khoa học, sự p hát triển có thể x ảy ra của các quá trình, các hiện tượng, xây d ựng thành chương trình hành động (một kế hoạch nhất định) nhằm xác đ ịnh rõ: sản xuất cái gì? sản xuất bằng cách nào? bán cho ai? với nguồn tài chính nào? Như vậy hoạch định là việc xác định các mục tiêu và m ục đích mà tổ chức phải hoàn thành trong tương lai và quyết định cách thức để đạt được mục tiêu đó. Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình tạo ra một cơ cấu các mối quan hệ giữa các thành viên, thông qua đó cho phép họ thực hiện các kế hoạch và hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Chức năng này bao gồm việc thiết lập một cấu trúc của tổ chức, trang bị tất cả những gì cần cho hoạt động của doanh nghiệp như vốn, máy móc, thiết bị, lao động, nguyên vật liệu, …kết hợp, liên kết các yếu tố sản xuất, các bộ phận riêng rẽ trong doanh nghiệp với nhau thành mộ t hệ thống. Bằng cách thiết lập mộ t tổ chức hoạt động hữu hiệu, các nhà quản trị có thể phối hợp tố t hơn các nguồn lực. 12
- Luận văn tốt nghiệp Chức năng phối h ợp: Chức năng này giúp cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp được nhịp nhàng, ăn khớp, đồng điệu với nhau nhằm tạo ra sự thuận tiện và hiệu quả. Chức năng chỉ huy: Sau khi đã hoạch định, tạo ra mộ t tổ chức và phố i hợp các hoạt động, các nhà quản trị p hải chỉ huy lãnh đạo tổ chức. Đó là việc đưa ra và truyền đạt các chỉ thị, truyền đạt thông tin đ ến cho mọi người để họ hoàn thành những nhiệm vụ cần thiết, biến khả năng thành hiện thực. Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là mộ t chức năng có liên quan đến mọi cấp quản lý để đ ánh giá đúng kết quả ho ạt độ ng của hệ thố ng, đo lường các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động so với các mục tiêu và kế hoạch đ ã định. Hoạch định hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu, còn kiểm tra xác định xem chúng ho ạt độ ng có phù hợp với mục tiêu và kế ho ạch hay không. Mục đích của kiểm tra nhằm bảo dảm các kế hoạch thành công, phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra những nguyên nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót đó, bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ta nhịp nhàng, liên tục và hiệu quả. K iểm tra là tai mắt của quản lý. Vì vậy cần tiến hành thường xuyên và kết hợp linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra. N goài Henry Fayol còn có các chuyên gia khác nhau đưa ra những hệ thố ng các chức năng khác nhau. Theo các tác giả tại trường Đ ảng cao cấp Liên Xô (cũ) thì có 6 chức năng: so ạn thảo mục tiêu, kế hoạch hoá, tổ chức, phối hợp, động viên, kiểm tra. Theo tài liệu huấn luyện cán bộ quản lý của UNESCO người ta nêu lên 8 chức năng: xác đ ịnh nhu cầu, thẩm đ ịnh và phân tích dữ liệu, xác định mục tiêu, kế hoạch hoá , triển khai công việc, điều chỉnh, đánh giá, sử dụng liên hệ ngược và tái xác định các vấn đ ề cho quá trình quản lý tiếp theo. Ở nước ta, trong các quá trình quản lý, người ta đã sử dụng các hệ thống phân loại các chức năng quản lý nêu trên. Có thể khái quát lại thành một số chức năng cơ bản sau: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. 13
- Luận văn tốt nghiệp Tất cả các chức năng quản lý trên tác động qua lại với nhau và quy định lẫn nhau. Sự phân loại m ột cách khoa học các chức năng quản lý cho phép thực hiện được ở p hạm vi rộng, sự phân công lao động một cách hợp lý d ựa vào việc chia nhỏ quá trình quản lý thành những hành động, thao tác quản lý. Sự phân loại như thế còn giúp cho việc tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá các quá trình quản lý, tạo điều kiện áp d ụng những kinh nghiệm tiên tiến trong lao độ ng quản lý, tạo điều kiện để đ ưa các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào thực tiễn quản lý. 1.1.3.2. Lĩnh vực quản lý. Đ ây là sự phân loại chức năng quản lý theo nội dung quản lý. Lĩnh vực quản lý trong doanh nghiệp được hiểu như các hoạt động quản lý khi được sắp xếp trong một bộ phận nào đó. Ở các bộ phận này có người chỉ huy và liên quan đến việc ra các quyết định quản trị. Lĩnh vực quản lý được phân định phụ thuộc vào nhiều yếu tố: truyền thống quản trị, các yếu tố xã hội và cơ chế kinh tế, quy mô cũng như đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của doanh nghiệp. Nó gắn liền với mỗi quốc gia, mỗi vùng cụ thể và sự tiến bộ về nhận thức khoa học quản lý. C thể nói lĩnh vực quản lý chính là sự phân chia chức năng quản lý theo nội dung tác độ ng. V ề cơ bản, các lĩnh vực quản lý trong doanh nghiệp gồm: * Lĩnh vực vật tư: Nhiệm vụ của cung ứng vật tư là bảo đảm cung cấp đ ầy đủ và đồng bộ về số lượng, chủng loại, đúng chất lượng, đúng kỳ hạn, đúng đ ịa điểm với chi phí ít nhất. Nội dung công việc cung ứng vật tư bao gồm: Phát hiện nhu cầu vật tư, tổ chức mua sắm vật tư, tổ chức cung cấp vật tư, tổ chức dự trữ và bảo quan vật tư. ….. Người ta thường sử dụng phương pháp quy hoạch tuyến tính, phương pháp dựa trên lý thuyết về dự trữ, phương pháp PERT, hay kiểu cung ứng đúng kỳ hạn của Nhật để điều khiển côngviệc cung ứng vật tư. * Lĩnh vực sản xuất: Sản xuất là việc sử d ụng con người lao độ ng để tác độ ng lên yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (vật chất, tài chính, thông tin) để 14
- Luận văn tốt nghiệp làm ra các sản phẩm hay dịch vụ p hù hợp với nhu cầu của thị trường. Bao gồm toàn bộ các hoạt động có tính chất công nghiệp trên cơ sở phối hợp các yếu tố lao động, tư liệu lao độ ng và đối tượng lao động đã có để chế biến các sản phẩm hàng hoá và thực hiện các d ịch vụ. Cụ thể như: Nghiên cứu thiết kế loại sản phẩm định sản xuất (căn cứ vào nhu cầu của thị trường) về các mặt nguyên lý cấu tạo, giải pháp cấu tạo, tính năng kỹ thuật, chất lượng sử d ụng. Đ ể nghiên cứu ở bước này, cần nắm vững khái niệm chu kỳ số ng (vòng đời) của sản phẩm; Lựa chọn công nghệ sáng tạo sản phẩm; Lựa chọn loại hình sản xuất bao gồm các loại sau: sản xuất đơn chiếc (theo đơn đặt hàng), sản xuất hàng loạt, sản xuất theo dây chuyền liên tục; Tổ chức lao động và bộ máy quản lý: Tổ chức kiểm tra sản xuất và kiểm tra chất lượng, tổ chức cung ứng và dự trữ cho dây chuyền sản xuất, điều hành quá trình sản xuất theo thiết kế và quy trình đã định. N hiệm vụ: hoạch định chương trình; xây dựng kế hoạch sản xuất; điều khiển quá trình chế biến; kiểm tra chất lượng; giữ gìn bản quyền, bí quyết, kiểu dáng … và phát huy sáng chế phát minh của mọ i thành viên. * Lĩnh vực marketing : gồm các nhiệm vụ như : Thu thập các thông tin về thị trường, hoạch định chính sách sản phẩm, hoạch định chính sách giá cả, ho ạch định chính sách phân phối, hoạch định chính sách hỗ trợ tiêu thụ. * Lĩnh vực nhân sự: bao gồm các nhiệm vụ sau: Lập kế ho ạch nhân sự, tuyển d ụng nhân sự, bố trí nhân sự, đánh giá nhân sự, phát triển nhân viên (đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt), thù lao, quản lý nhân sự thông qua hồ sơ dữ liệu nhân sự, qua thố ng kê hoạt độ ng của nhân viên, và hỗ trợ đời sống. * Lĩnh vực kỹ thuật: bao gồm tất cả những công việc liên quan đến chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, chuyển giao công nghệ, quản lý quy phạm, quy trình kỹ thuật, tham gia và trực tiếp xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý máy móc, thiết bị, nghiên cứu phát triển kỹ thuật, ứng dụng phương pháp công nghệ mới, thiết kế sản phẩm mới, đề ra chiến lược công nghệ, xây dựng các định mức tiêu hao thiết bị, năng lượng, vật tư, .. * Lĩnh vực tài chính – kế toán: 15
- Luận văn tốt nghiệp Lĩnh vực tài chính gồm các nội dung sau: tạo vốn, sử dụng vốn, quản lý vố n (chủ yếu là quản lý sự lưu thông, thanh toán và các quan hệ tín dụng). Lính vực kế toán gồm các nội dung: kế toán sổ sách, tính toán chi phí – kết quả, xây dựng các bảng cân đối, tính toán lỗ lãi, thẩm đ ịnh kế hoạch, thống kê, kiểm tra việc tính toán, bảo hiểm, thuế. * Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển: Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển gồm các nhiệm vụ sau: thực hiện các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng d ụng, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ứng dụng và thẩm định hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng. * Lĩnh vực tổ ch ức và thông tin: Gồm các nhiệm vụ sau: - Lĩnh vực tổ chức: Tổ chức các sdự án, phát triển và cải tiến bộ máy tổ chức cho doanh nghiệp, tổ chức tiến trình hoạt độ ng toàn bộ doanh nghiệp. - Lĩnh vực thông tin: Xây dựng kế hoạch về các thông tin liên quan cho doanh nghệp, chọn lọc và xử lý các thông tin, kiểm tra thông tin và giám sát thông tin. * Lĩnh vực hành chính pháp chế và các d ịch vụ chung: Bao gồm: thực hiện các mối quan hệ pháp lý trong và ngoài doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động quần chúng trong doanh nghiệp, các ho ạt động hành chính và phúc lợi doanh nghiệp. Sự phân chia trên đây chỉ mang tính khái quát, trên thực tế q uản trị, các lĩnh vực được tiếp tục chia nhỏ nữa cho đ ến các công việc, nhiệm vụ q uản trị cụ thể; mặt khác có bao nhiêu lĩnh vực quản trị còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của từng doanh nghiệp. 1.1.3.3. Mối quan hệ giữa phân loạ i theo chức năng và theo các lĩnh vực quản trị. - Mục đích của sự phân loại theo ch ức năng là bảo đảm quán triệt các yêu cầu của khoa họ c quản trị, nó đảm bảo cho bất kỳ một hoạt động quản trị nào 16
- Luận văn tốt nghiệp cũngđều được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ. Đó là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình quản trị tại m ột doanh nghiệp để từ đó tìm cách tháo gỡ. Thực chất của việc phân loại theo chức năng là sự q uán triệt những nguyên lý của khoa học quản lý vào quản lý doanh nghiệp. - Mục đích của sự phân loại theo lĩnh vực quản lý là: Trước hết nó chỉ ra tất cả các lĩnh vực cần phải được tổ chức thực hiện quản trị trong một doanh nghiệp, đây là một căn cứ quan trọng để thiết lập bộ máy quản lý doanh nghiệp. Phân loại các lĩnh vực quản lý phù hợp với tình hình kinh doanh còn là căn cứ quan trọng đ ể tuyển dụng, bố trí và sử dụng các quản trị viên. Phân loại theo lĩnh vực quản lý còn là cơ sở để đánh giá, phân tích hoạt động trong toàn bộ bộ máy quản lý, thực hiện chế độ cá nhân, đồ ng thời là cơ sở để điều hành hoạt độ ng quản trị trên phạm vi toàn doanh nghiệp. N ếu các chức năng quản lý là các hoạt đ ộng trong một quá trình quản trị, thì các lĩnh vực quản lý là các tổ chức để thực hiện các ho ạt độ ng kinh doanh cụ thể – gắn với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, các chức năng quản lý được xác định có tính chất nguyên lý. Trong khi các lĩnh vực quản lý thì gắn chặt với các điều kiện ho ạt động kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp. Có thể nói phân loại theo chức năng là sự quán triệt các nguyên lý của khoa học quản trị; phân loại theo lĩnh vực là sự tiếp cận đúng đắn vào hoàn cảnh kinh doanh thực tiễn của mộ t doanh nghiệp.. H ai cách phân loại này không gạt bỏ nhau mà ngược lại, có mối quan hệ trực tiếp, hữu cơ với nhau. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa 2 cách phân loại này theo ma trận quản trị A(ij)sau: Chức Dự kiến Tổ chức Phối hợp Chỉ huy K iểm tra năng (DK) (TC) (PH) (CH) (KT) Lĩnh vực 17
- Luận văn tốt nghiệp Vật tư DK vật tư TC vật tư PH vật tư .CH vật tư KT vật tư Sản xuất DK sản TC sản … … … xuất xuất Marketing - - - - - H .chíhh, p. chế PH … CH … KT … DK …. TC …. Các doanh nghiệp càng lớn, kinh doanh càng đa dạng thì càng có nhiều lĩnh vực quản lý, và do vậy càng có nhiều A(ij). Phải nghiên cứu kỹ mối quan hệ này để: - Tổ chức bộ máy quản lý sao cho bao quát hết các công tác (phủ hết các Aij) - Biết việc, tiên lượng hết các hoạt động cần làm (xác đ ịnh được các Aij) - Phân công nhiệm vụ mạch lạc, không trùng lặp, bỏ sót. 1.1.4. C ơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. 1.1.4.1. Khái niệm: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ p hụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung đã xác đ ịnh của doanh nghiệp. N hư vậy, cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp được hiểu là các bộ phận cấu thành của doanh nghiệp, nói cách khác doanh nghiệp đó bao gồm những bộ phận, những đơn vị nào, nhiệm vụ của từng bộ phận và các quan hệ giữa các bộ phận của doanh nghiệp, cơ chế điều hành phối hợp trong doanh nghiệp. 18
- Luận văn tốt nghiệp G iữa cơ cấu tổ chức quản trị và cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Cơ sở của cơ cấu tổ chức quản trị trước hết là bản thân cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp. Đây cũng là m ối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức quản trị có tính độc lập tương đối vì nó phải phản ánh được lao động quản lý rất đa dạng. Phải bảo đảm thực hiện những chức năng quản lý phức tạp nhằm thực hiện mục tiêu quản trị đã quy định. Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp hình thành bởi các bộ phận quản trị và các cấp quản trị. Bộ phận quản trị là một đơn vị riêng biệt, có những chức năng quản lý nhất định, ví d ụ phòng Kế hoạch, phòng Kiểm tra kỹ thuật, phòng Marketing, … Cấp quản trị là sự thống nhất tất cả các bộ p hận quản trị ở một trình đ ộ nhất định như cấp doanh nghiệp, cấp phân xưởng, … N hư vậy, rõ ràng là số bộ phận quản trị phản ánh sự phân chia chức năng quản trị theo chiều ngang, còn số cấp quản trị thể hiện sự phân chia chức năng quản trị theo chiều dọc. Sự phân chia theo chiều ngang là biểu hiện của trình độ chuyên môn hoá trong phân công lao động quản trị. Còn sự phân chia chức năng theo chiều dọ c tuỳ thuộc vào trình độ tập trung quản trị và có liên quan đến vấn đề chỉ huy trực tuyến và hệ thố ng cấp bậc. Lý luận và thực tiễn chứng minh sự cần thiết phải b ảo đảm sự ăn khớp giữa các bộ phận quản trị, giữa cấp quản trị với bộ phận quản trị và cấp sản xuất. 1.1.4.2. N hững nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. K hi hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, không những phải xuất phát từ các yêu cầu đã trình bày ở trên, mà điều quan trọng và khó khăn nhất là phải quán triệt những yêu cầu đó vào những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống cụ thể nhất định. Nói cách khác, cần tính đến những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của việc hình thành, phát triển và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị. 19
- Luận văn tốt nghiệp D ưới đây là những nhân tố quan trọng có tác động đến việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. - Môi trường kinh d oanh. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với môi trường kinh doanh xác định. Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có tính chất khách quan và chủ q uan, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh thường xuyên vận độ ng biến đổi, bởi vậy, các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích môi trường kinh doanh để có khả năng thích ứng. V ới xu thế quốc tế hoá hoạt động kinh tế hiện nay, môi trường kinh doanh không chỉ gói gọn trong 1 nước mà còn được mở rộng ra môi trường khu vực cũng như môi trường toàn cầu. Tính ổn định hay không ổn định của môi trường kinh doanh tác động rất lớn đến việc hình thành và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp nước ta hình thành cơ cấu tổ chức theo kiểu truyền thố ng, thích ứng với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Chuyển sang cơ chế thị trường, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp đã thay đổi. Trong cơ chế thị trường, tính không ổn định của sản xuất kinh doanh là rất cao, mộ t cơ cấu tổ chức thích ứng với điều kiện này phải là một cơ cấu tổ chức không cứng nhắc, đảm bảo tính linh hoạt cao, d ễ thích ứng với những thay đổ i của môi trường kinh doanh. - Mụ c đích, chức năng hoạ t động của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ở mức khái quát nhất bởi nhân tố mục đích, mục tiêu, chức năng ho ạt động của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức bao giờ cũng phải phù hợp với mục tiêu, từ m ục tiêu mà đặt ra cấu trúc bộ máy. Mục đích thay đổi hoặc mở rộng mục tiêu thường dẫn đến thay đổi cơ cấu tổ chức. Ví dụ: một doanh nghiệp tham gia thị trường sản xuất xe đạp. Sau m ột thời gian thấy việc sản xuất bàn ghế cao cấp rất có lãi, doanh nghiệp bắt tay vào việc sản xuất bàn ghế. Như vậy từ chỗ có 1, nay doanh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xe đạp- xe máy Đống Đa - Hà Nội
78 p | 2267 | 1290
-
Luận văn: “Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản”
85 p | 768 | 343
-
Luận văn: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thiết bị và phát triển chất lượng
67 p | 695 | 306
-
Luận văn "Một số giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN"
63 p | 403 | 185
-
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
106 p | 419 | 159
-
Luận văn “Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”
35 p | 369 | 136
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Ngân hàng quốc tế
144 p | 307 | 111
-
Luận văn “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
29 p | 268 | 102
-
Luận văn - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả TTHH ở Công ty Thương Mại Gia Lâm Hà Nội
46 p | 215 | 82
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong quá trình đổi mới của địa phương và của đất nước
71 p | 532 | 81
-
Luận văn: " Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội "
72 p | 244 | 79
-
Luận văn: "Một số giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ xi măng đối với Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng giai đoạn 2001 - 2005"
47 p | 214 | 61
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kế toán và nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam
93 p | 249 | 58
-
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn
66 p | 200 | 48
-
LUẬN VĂN: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới
74 p | 214 | 36
-
Luận văn: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TUYỂN DỤNG GIÁO VỤ TẠI CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẦN ĐỒNG.
75 p | 171 | 22
-
Luận văn: Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
42 p | 165 | 21
-
Luận văn: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Thiờn Tõn
52 p | 157 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn