LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương
lượt xem 26
download
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, một nước không thể và không có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của mình mà không có sự trao đổi hợp tác với các nước khác. Do đó, Thương mại quốc tế ra đời là một tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế. Nó kéo theo nhu cầu trao đổi tiền tệ để thanh toán việc mua bán hàng hoá giữa các nước. Và hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ ra đời chủ yếu để thoả mãn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương
- LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương
- Lời nói đầu Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, một nước không thể và không có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của mình mà không có sự trao đổi hợp tác với các nước khác. Do đó, Thương mại quốc tế ra đời là một tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế. Nó kéo theo nhu cầu trao đổi tiền tệ để thanh toán việc mua bán hàng hoá giữa các nước. Và hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ ra đời chủ yếu để thoả mãn nhu cầu với ngoại tệ trong thương mại quốc tế. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ thực chất là việc mua bán mà hàng hoá chính là “tiền”. Do đó, nó không chỉ để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tê mà còn kinh doanh nó. Hoạt động kinh doanh loại hàng hoá cũng dễ đem lại rủi ro do sự biến động giá trị của nó dưói tác động của rất nhiều nhân tố. Sự biến động này có thể biến một ngưòi trở thành tỷ phú nhưng cũng có thể làm một ngân hàng nổi tiếng của Anh bị phá sản sua một đêm hay có thể lâm vào khủng khoảng, hàng triệu người mất việc làm, sự phát triển kinh tế bị lùi lại cả thập kỷ. Cùng với quá trình đổi mới, chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoà nhập kinh tế thế giới, tạo lập sự đồng bộ và thực hành các nghiệp vụ trên thị trường hối đoái. ở nước ta, hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chung còn khá mới mẻ đối với các NHTM nên còn có nhiều hạn chế và bất cập do cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Vấn đề đặt ra với các nhà Ngân hàng hiện nay là phải nắm vững được bản chất, đặc điểm cũng như xu hướng của thị trường ngoại hối để tìm ra cho mình các biện pháp hướng đi phù hợp, kịp thời để kinh doanh một cách hiệu quả loại hàng hoá này mau chóng bắt kịp được với thị trường quốc tế. Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương là một đơn vị cũng gặp phải một số vướng mắc trong hoạt động mới mẻ này. Bởi quy mô còn nhỏ bé lại hoạt động trên một địa bàn không thực sự thuận lợi về môi trường kinh tế. Trong địa bàn huyện Gia lâm thuộc ngoại thành Hà Nội không có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh lớn cộng với địa thế nằm cách xa trung tâm thủ đô nơi có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài. Bởi
- vậy, để vượt qua những khó khăn này, đòi hỏi Ngân hàng phải nỗ lực đổi mới không ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng mình. Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng, trên cơ sở kiến thức đã được tích luỹ qua các bài giảng về lý thuyết của giảng viên tại trường HVNH và qua nghiên cứu tài liệu, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn thu được trong quá trình thực tập, nhận thấy sự cấp thiết của hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong hoạt động ngân hàng, em mạnh dạn chọn đề tài " Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương” Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần chính: Chương I: Lý luận chung về kế toán kinh doanh ngoại hối trong các NHTM Chương II: Thực trạng về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương. Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nghịêp vụ kế toán kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương. Để hoàn thành bài viết này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn, các cán bộ của NHCT Chương dương đã tận tình giúp em trong quá trình thực tập. Song do kiến thức tích luỹ còn chưa đầy đủ, kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều, thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, chuyên đề tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, của các cán bộ NHCT Chương Dương cùng các bạn. Chương I Lý luận chung về kế toán kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thương mại I- Những vấn đề cơ bản về thị trường ngoại hối
- 1- Khái niệm về thị trường hối đoái - Ngoại hối: là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài. - Thị trường hối đoái: là nơi diễn ra việc mua bán trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là các trao đổi mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ. Trung tâm của thị trường hối đoái là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thông qua thị trường liên ngân hàng mọi giao dịch mua bán các đồng tiền khác nhau có thể tiến hành trực tiếp với nhau. 2- Vai trò của thị trường hối đoái Cùng với hai bộ phận khác của thị trường tài chính là thị trường vốn và thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trước hết, thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm bôi trơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ. Nó là nơi hình thành và tập trung quan hệ cung cầu ngoại hối của một đất nước hay một khu vực, thông qua quan hệ cung cầu tỷ giá được hình thành một cách khách quan. Đối với một quốc gia, tỷ giá phản ánh sức mua của đồng nội tệ so với các đồng ngoại tệ, mặt khác, thông qua tỷ giá thì Nhà nước có thể tác động đến quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường theo định hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân. Để có thể tiếp nhận các nguồn tài trợ, đầu tư từ bên ngoài vào thì thị trường ngoại hối là kênh dẫn vốn ngoại tệ của thị trường vốn. Không có thị trường hối đoái, vốn ngoại tệ chuyển tải vào nền kinh tế quốc dân chỉ có thể thông qua một cơ chế tài chính phi thị trường. Khi đó hiệu quả của nó sẽ suy giảm đi rất nhiều. Đặc biệt trong thời đại ngày nay là thời đại hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thị trường hối đoái đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. Với vai trò như vậy, thị trường ngoại hối là điều kiện không thể thiếu được đối với hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư quốc tế.
- 3. Cấu trúc của thị trường hối đoái Về mặt cấu trúc, thị trường ngoại hối không phức tạp lắm. Nếu căn cứ vào hình thức tổ chức, thị trường gồm có hai loại: thị trường có tổ chức và thị trường không có tổ chức. ở các nước có nền kinh tế thị trường ngoại hối phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Singapo, thị trường có tổ chức rất mạnh khiến cho thị trường không có tổ chức hầu như bị xoá sổ. ở các nước này cấu trúc thị trường ngoại hối có thể được mô tả bằng sơ đồ sau: Khách hàng mua ngoại tệ NHTM Người môi giới Thị trường liên Sở giao dịch ngoại NHTM Người môi giới 4- Các thành viên thamKhách gia thị hàng trường hối đoái: bángia Có nhiều thành viên tham ngoại vào thịtệ trường hối đoái với nhiều mục đích khác nhau.Trong đó, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các tập đoàn lớn, nhà môi giới và ngân hàng Trung ương. 4.1- Các Ngân hàng thương mại (NHTM ) Các ngân hàng thương mại là các chủ thể chính tham gia vào thị trường hối đoái bởi 90% các giao dịch trên thị trường hối đoái là các giao dịch giữa các NHTM. Các giao dịch này được tiến hành trên thị trường liên ngân hàng, là trung tâm của thị trường hối đoái. Các NHTM chủ yếu làm trung gian thực hiện sự uỷ thác của các khách hàng của họ và cũng chủ động tham gia kinh doanh với vốn của họ.
- 4.2- Các công ty xuất nhập khẩu Các công ty thực hiện việc mua bán ngoại tệ trên thị trường hối đoái để thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt là để tự bảo hiểm đối với các rủi ro do những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái gây ra. Các giao dịch mua ngoại tệ giữa các công ty và các ngân hàng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong các giao dịch trên thị trường hối đoái. 4.3- Các nhà môi giới hối đoái Là những người trung gian giữa các ngân hàng, qua đó góp phần tích cực vào hoạt động của thị trường bằng cách làm cho cung và cầu tiếp cận nhau. Nhà môi giới thường xuyên cung cấp cho ngân hàng: - Những thông tin đang xảy ra trên thị trường một cách kịp thời. - Khả năng tìm thấy bạn hàng ngay khi cần gọi, do đó tránh được việc phải hỏi trực tiếp hết ngân hàng này đến ngân hàng khác. - Đảm bảo sự vận hành tốt của cơ chế thị trường về quyền lợi, nhà môi giới được nhận một khoản phí (gọi là hoa hồng môi giới) do người mua và người bán trả. 4.4- Các Ngân hàng Trung ương (NHTW) Sự có mặt của các NHTW trên thị trường hối đoái là hết sức cần thiết nhằm thực hiện chức năng là ổn định thị trường, phục vụ chính sách quản lý ngoại hối quốc gia và can thiệp để hạn chế biến động lớn về tỷ giá có thể xảy ra nhằm ổn định sức mua của đồng nội tệ. Sự can thiệp này bằng cách là người mua vào hay bán ra cuối cùng trên thị trường hối đoái nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá theo hướng mà NHTW cho là có lợi. II- Các loại hình giao dịch trên thị trường hối đoái: 1- Thị trường giao ngay (Spot market) Là thị trường mà tại đó các giao dịch mua, bán và thanh toán giữa các đồng tiền khác nhau diễn ra đồng thời và ngay lập tức. Tuy nhiên, trong thực tế, thời hạn thanh toán có thể được kéo dài từ 1 đến 2 ngày làm việc nhằm kiểm tra, hoàn tất các công việc giấy tờ và thủ tục thanh toán. Tỷ giá giao ngay được xác định trên thị trường biểu diễn số lượng của một đồng tiền này trên một đơn vị đồng tiền khác. - Tỷ giá chéo: là tỷ giá giữa 2 đồng tiền được xác định dựa trên yết giá giữa đồng tiền này với đồng tiền thứ 3.
- Chẳng hạn như: USD/VND =14550 GBP/USD = 0,6112 GBP/VND = 0,6112 x 14550 2- Thị trường giao dịch kỳ hạn ( Forward) Là thị trường mà việc ký kết hợp đồng mua bán và giao nhận ngoại hối không đồng thời, ký kết hợp đồng hôm nay nhưng giao nhận và thanh toán ngoại hối trong tương lai do hai bên thoả thuận. Một giao dịch có kỳ hạn là một giao dịch mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ sẽ tiến hành sau một thời gian nhất định (thường 1 tháng đến 1 năm) theo một tỷ giá thoả thuận khi ký kết hợp đồng. 3- Giao dịch hối đoái Futures Khác với giao dịch Forward, thực hiện qua điện thoại, telex thì giao dịch hối đoái Futures được diễn ra ở địa điểm cụ thể như ở các sàn giao dịch. Tại đây, các hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết thông qua môi giới. Đặc điểm nổi bật của loại giao dịch này là tiêu chuẩn hoá cao. Tỷ giá trong giao dịch Futures thường cao hơn tỷ giá trong các giao dịch kỳ hạn do chi phí trong giao dịch Futures cao hơn. 4- Giao dịch hối đoái hoán đổi ( Swap ) Nghiệp vụ Swap trên thị trường hối đoái là hình thức kết hợp đồng thời hai giao dịch hối đoái, một giao dịch giao ngay và một giao dịch có kỳ hạn theo hướng ngược lại, được thực hiện cùng một khoản đối ứng. Cơ sở của nghiệp vụ Swap là sự cam kết song phương giao vào một ngày nhất định với một số lượng cố định đồng tiền này lấy một số lượng biến đổi một đồng tiền khác trong một thời hạn xác định với lời hứa lẫn nhau hoàn lại vốn khi tới kỳ hạn. Giao dịch Swap gồm hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ. Như vậy, nghiệp vụ Swap không những kiếm được lãi mà còn phòng chống được rủi ro tiền tệ biến động. 5. Nghiệp vụ Arbitrage Sự chu chuyển vốn có hiệu quả và trôi chảy được trong thị trường hối đoái là nhờ một phần có nghiệp vụ tự bảo hiểm, nghiệp vụ đầu cơ và nghiệp vụ arbitrage. Nói một cách tổng quát, nghiệp vụ Arbitrage là một nghiệp vụ hối đoái lợi dụng sự chênh lệch về tỷ giá đồng thời
- trên nhiều thị trường để kiếm lời. Tiến hành mua và bán ngoại tệ đồng thời trên các thị trường hối đoái theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất. 6. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo quyền chọn (Options) Quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người mua và người bán quyền chọn mua ( call option ) hay quyền chọn bán ( put option) một số lượng ngoại tệ nhất định theo một tỷ giá cố định vào một thời điểm cụ thể. Quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn là công cụ đảm bảo tỷ giá thực sự cho các nhà kinh doanh XNK, các nhà đầu tư. III. NHTM và hoạt đông kinh doanh ngoại tệ của NHTM 1. Vai trò của NHTM NHTM có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế, là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường, là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường ngày càng quốc tế hoá hiện nay thì vai trò của nó không thể thiếu được. 2.Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của NHTM 2.1. Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hoạt động của các NHTM Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh trước hết xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng bởi mục đích chính của hoạt động ngân hàng là cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển, hoạt động thanh toán quốc tế được mở rộng và nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng cũng tăng lên. Do đó, ngân hàng hoạt động kinh doanh ngoại tệ để cân bằng các dư thừa về cung cầu ngoại tệ. Mục đích của ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoại hối là nhằm: - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thanh toán hiệu quả trong hoạt động trao đổi kinh tế đối ngoại thông qua bản tệ. Cung cấp các dịch vụ mua bán ngoại tệ thuận lợi, các thông tin về thị trường hối đoái diễn bến tỷ giá từ các thị trường ngoại hối quốc tế. Tư vấn cho các khách hàng về xu hướng biến động tỷ giá trong tương lai.
- - Tăng thu nhập cho Ngân hàng đại lý và mạng lưới thanh toán quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín trong giới tài chính quốc tế. - Tạo khả năng tiếp nhận tín dụng của nước ngoài bằng bản tệ tại ngân hàng trong nước. - Quản lý trạng thái hối đoái của ngân hàng cho mỗi loại ngoại tệ được duy trì ở mức mà ngân hàng mong muốn nhằm hạn chế rủi ro. Như vậy, hoạt động kinh doanh ngoại hối thể hiện là điều kiện thiết yếu cho sự hoạt động của các nghiệp vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư quốc tế. 2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với các Ngân hàng thương mại Kinh doanh ngoại hối đem lại cho ngân hàng một khoản lợi nhuận đáng kể. Nó là công cụ phòng chống rủi ro nhất là rủi ro tỷ giá khi ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ Forward, Swap, Option. Đồng thời, còn tạo điều kiện cho việc đang đa dạng hoá nghiệp vụ ngân hàng. Nhờ có hoạt động kinh doanh ngoại hối mà một số ngân hàng có thể giao dịch với các ngân hàng nước ngoài. Từ đó nâng cao được vị thế của ngân hàng trên thị trường quốc tế qua chất lượng các giao dịch quốc tế. 2.3. ưu thế của Ngân hàng thương mại trong kinh doanh ngoại hối Với tư cách là một tổ chức trung gian cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, NHTM có một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại luôn thích ứng với nhu cầu đổi mới công nghệ như hệ thống thông tin liên lạc, các thiết bị văn phòng. Thêm vào đó là đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu. NHTM giữ vị trí trung tâm trong các hoạt động thanh toán quốc tế mà các hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn có mối quan hệ gắn bó với các nghiệp vụ này bởi cùng xuất phát từ sự ra đời và phát triển của thương mại quốc tế. Bởi thế việc tiến hành kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại một mặt bổ trợ cho hoạt động thương mại quốc tế, một mặt nhờ đó phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Hệ thống ngân hàng được hoạt động trên phạm vi quốc tế và mối quan hệ này ngày càng được mở rộng cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn được tiến hành trên thị trường có quy mô quốc tế. Những lợi thế này giúp ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thường
- xuyên liên tục và chính xác như đòi hỏi đặt ra của thị trường hối đoái mà không một tổ chức nào có thể sánh được. IV. Nghiệp vụ kế toán kinh doanh ngoại tệ. A- Những vấn đề chung về hoạt động ngoại tệ của NHTM. Theo Luật tổ chức tín dụng quy định:" Tổ chức tín dụng kinh doanh ngoại tệ phải được phép của ngân hàng nhà nước và phải chấp nhận quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối". 1.Một số nguyên tắc nhận tiền gửi và cho vay ngoại tệ đối với khách hàng. 1.1. Tiền gửi ngoại tệ của khách hàng Khách hàng mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng dưới hai hình thức: - Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn: nhằm mục đích thanh toán tiền hàng hoá xuất nhập khẩu, dịch vụ, trả nợ vay ngân hàng , nợ vay nước ngoài, mua bán ngoại tệ với NHTM, góp vốn đầu tư và thanh toán các khoản chi khác ra nước ngoài theo quy định. - Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn: khách hàng mở tài khoản này nhằm mục đích hưởng lãi. Ngân hàng phải đảm bảo chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoantrong phạm vi số dư trên tìa khoản của họ. 1.2. Cho vay ngoại tệ đối với khách hàng: Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ cho các doanh nghiệp vay ngoại tệ nhưng các doanh nghiệp không được cho vay lẫn nhau bằng ngoại tệ. Ngân hàng có thể cho vay bằng ngoại tệ qua các hình thức: bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, cho vay trực tiếp bằng ngoại tệ. 2. Mua bán ngoại tệ Ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ trên thị trường khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân) và trên thị trường liên ngân hàng. Một số vấn đề liên quan đến mua bán ngoại tệ bao gồm: 2.1.Tỷ giá mua bán ngoại tệ
- Tỷ giá mua bán ngoại tệ gồm hai loại : tỷ giá trên thị trường khách hàng và trên thị trường liên ngân hàng. - Tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường khách hàng: các ngân hàng thương mại niêm yết tỷ giá này hàng ngày. Gồm: + Tỷ giá giao ngay (Spot): áp dụng cho nghiệp vụ mua bán ngoại tệ đối với khách hàng được kế toán hạch toán vào sổ sách kế toán sau 2 ngày ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ. + Tỷ giá mua bán ngoại tệ có kỳ hạn (Forward): áp dụng cho nghiệp vụ mua bán ngoại tệ đối với khách hàng được kế toán hạch toán sau n ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng mua bán. - Tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng: được hình thành trong quá trình giao dịch theo các quy định về tỷ giá hiện hành. Để có cơ sở tham khảo hàng ngày, NHNN sẽ thông báo tỷ giá chính thức của USD/VND cũng như với một số ngoại tệ khác. 2.2. Hoạt động mua bán ngoại tệ Hoạt động mua bán ngoại tệ được diễn ra rất sôi động trên thị trường hiện nay tuy nhiên nó bao gồm hai hình thức chính sau đây: - Mua bán ngoại tệ đối với khách hàng: trong phạm vi nguồn ngoại tệ của ngân hàng, ngân hàng có thể bán ngoại tệ cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu (thanh toán tiền hàng hoá xuất nhập khẩu, trả nợ vay, đi du lịch, công tác nước ngoài). Ngân hàng cũng được phép mua ngoại tệ của doanh nghiệp hoặc cá nhân bằng ngoại tệ tiền mặt hay ngoại tệ chuyển khoản. - Hoạt động về mua bán ngoại tệ tại thị trường liên ngân hàng: Thị trường ngoại tệ ngân hàng do NHNN tổ chức và chỉ đạo nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các Hội sở chính của NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ với nhau cũng như giữa các ngân hàng thương mại với ngân hàng nhà nước qua sở giao dịch ngân hàng nhà nước. 2.3. Thuế giá trị gia tăng trong kinh doanh mua bán ngoại tệ: - Thuế giá trị gia tăng trong kinh doanh mua bán ngoại tệ được tính theo phương pháp trực tiếp. Mức thuế suất hiện nay là 10%. - Phương pháp tính thuế GTGT Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x thuế suất.
- Trong đó: Doanh số bán Doanh số mua ngoại Giá trị gia tăng = ngoại tệ tính - tệ tương ứng với bán bằng VND ra VND Doanh số mua Số lượng Tỷ giá mua bình ngoại tệ tương = ngoại tệ x quân ra quyền ứng với bán ra bán ra bằng VND 3. Nguyên tắc hạch toán kế toán ngoại tệ Từ ngày 01/ 4/1989, các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ đều áp dụng phương pháp hạch toán theo nguyên tệ. Phương pháp này đã phản ánh chính xác tình hình tài sản bằng ngoại tệ của ngân hàng và khắc phục được chênh lệch tỷ giá do biến động tỷ giá. Theo phương pháp này hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp bằng ngoại tệ, tiền Việt nam đồng được quy đổi ra từ hạch toán tổng hợp từng loại ngoại tệ. Chứng từ thanh toán ngoại tệ ở trong nước cũng như thanh toán với nước ngoài chỉ ghi bằng ngoại tệ khi hạch toán và sổ hạch toán phân tích. B- Quy trình hạch toán kinh doanh ngoại tệ: 1. Phương pháp kế toán các hợp đồng mua bán giao ngay ( Spot) 1.1. Trên thị trường khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân) - Trường hợp 1: Ngân hàng mua ngoại tệ giao ngay + Tại thời điểm giao dịch, căn cứ vào tỷ giá mua niêm yết, NH và khách hàng sẽ thỏa thuận các điều khoản trên hợp đồng (số lượng ngoại tệ NH mua, khách hàng mua ngoại tệ, tỷ giá, ngày thực hiện hợp đồng..). Căn cứ vào hợp đồng, kế toán sẽ ghi : Nhập TK ngoại bảng: Cam kết mua ngoại tệ giao ngay.
- + Việc thanh toán có hiệu lực vào ngày đến hạn của hợp đồng giao ngay, khách hàng phải có sẵn nguồn để bán ngoại tệ cho NH. Căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi: Xuất TK ngoại bảng : Cam kết mua ngoại tệ giao ngay Và đồng thời, hạch toán: Nợ: TK ngoại tệ tiền mặt hoặc TK thích hợp : lượng Ntệ mua Có: TK mua bán ngoại tệ kinh doanh : lượng Ntệ mua và Nợ : TK Thanh toán mua bán Ntệ : lượng Ntệ mua x tỷ giá mua Có : TK tiền gửi KH : lượng Ntệ mua vào x tỷ giá mua - Trường hợp 2: ngân hàng bán ngoại tệ giao ngay: Tại thời điểm giao dịch (G), căn cứ tỷ giá bán niêm yết, ngân hàng và khách hàng sẽ thoản thuận các điều khoản trên hợp đồng (số lượng ngoại tệ NH bán, tỷ giá, ngày thực hiện hợp đồng) Căn cứ vào hợp đồng, kế toán ghi: Nhập TK ngoại bảng : Cam kết bán ngoại tệ có kỳ hạn Việc thanh toán có hiệu lực vào ngày đến hạn của hợp đồng giao ngay (G + 2), căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi: Xuất TK ngoại bảng: Cam kết bán ngoại tệ giao ngay Đồng thời, hạch toán: Nợ: TK mua bán Ntệ kinh doanh : lượng ngoại tệ bán ra Có: TK Ntệ tiền mặt hay TK thích hợp : lượng ngoại tệ bán ra Và Nợ : TK tiền gửi khách hàng : lượng ngoại tệ bán x tỷ giá Có : TK thanh toán mua bán ngoại tệ: lượng ngoại tệ bán x tỷ giá 1.2. Trên thị trường liên ngân hàng
- Nghiệp vụ này chỉ diễn ra tại Hội sở chính NHCT Việt Nam. Mua bán ngoại tệ trên thị trường liên NH thường được thực hiện với các giao dịch có giá trị lớn. NHTM tham gia trên thị trường này nhằm: - Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng của mình - Kinh doanh ngoại tệ - Giảm thiểu rủi ro về tỷ giá Khi có nhu cầu mua bán ngoại tệ, các ngân hàng thành viên chủ động giao dịch với các ngân hàng thành viên khác thông qua các phương tiện thông tin như điện thoại, mạng vi tính.... Sau khi thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ đã được ký kết, đến ngày thực hiện hợp đồng, các ngân hàng thành viên phải chủ động chuyển khoản ngoại tệ hay VND thông qua NHNN. Đối với NH thương mại mua ngoại tệ Kế toán ghi: Nợ: TK thanh toán mua bán Ntệ : giá trị VND chi ra để mua ngtệ Có:TK tiền gửi VND tại NHNN : giá trị VND chi ra để mua ngtệ Đồng thời: Nợ : TK tiền gửi ngoại tệ tại NHNN : lượng ngoại tệ mua vào Có: TK ngoại tệ kinh doanh : lượng ngoại tệ mua vào Đối với NH thương mại bán ngoại tệ: Kế toán ghi: Nợ : TK tiền gửi VND tại NHNN : giá trị VND thu về do bán ngtệ Có : TK thanh toán mua bán Ntệ : giá trị VND thu về do bán Ntệ Đồng thời: Nợ : TK ngoại tệ kinh doanh : lượng ngoại tệ bán ra Có : TK tiền gửi ngtệ tại NHNN: lượng ngoại tệ bán ra 2. Phương pháp kế toán các hợp đồng mua bán kỳ hạn ( Forward ) 2.1- Tại thị trường khách hàng * Ngân hàng bán ngoại tệ: tại thời điểm giao dịch, căn cứ tỷ giá bán niêm yết ngân hàng và khách hàng sẽ thoả thuận các điều khoản trên hợp đồng. Căn cứ vào hợp đồng, kế toán ghi:
- Nhập TK ngoại bảng: Cam kết bán ngoại tệ kỳ hạn Việc thanh toán có hiệu lực vào ngày đến hạn của hợp đồng kỳ hạn, căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi: Xuất TK ngoại bảng: Cam kết bán ngoại tệ kỳ hạn Đồng thời, hạch toán; Nợ : TK mua bán ngoại tệ : lượng ngoại tệ bán ra Có : TK ngoại tệ tiền mặt hoặc TK thích hợp: lượng Ntệ bán ra Và Nợ: TK tiền gửi của khách hàng : lượng ngoại tệ bán x tỷ giá bán Có : TK thanh toán mua bán ngoại tệ : lượng Ntệ bán x tỷ giá bán * NH mua ngoại tệ kỳ hạn: tại thời điểm giao dịch căn cứ tỷ giá niêm yết, ngân hàng và khách hàng sẽ thoả thuận các điều khoản trên hợp đồng. Căn cứ vào hợp đồng, kế toán ghi: Nhập TK ngoại bảng: Cam kết mua ngoại tệ kỳ hạn Việc thanh toán có hiệu lực vào ngày đến hạn của hợp đồng kỳ hạn, căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi: Xuất TK ngoại bảng : Cam kết mua ngoại tệ kỳ hạn Đồng thời, hạch toán: Nợ: TK ngoại tệ tiền mặt hay TK thích hợp : lượng ngoại tệ mua vào Có : TK mua bán ngoại tệ kinh doanh : lượng ngoại tệ mua vào Và Nợ : TK thanh toán mua bán ngoại tệ: lượng ngtệ mua vào x tỷ giá Có : TK tiền gửi của KH : lượng ngoại tệ mua vào x tỷ giá 2.2. Tại thị trường liên ngân hàng Giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn Theo quy chế giao dịch hối đoái kỳ hạn, Ngân hàng mua ngoại tệ có thể phải đặt cọc (theo yêu cầu của bên bán). Mức đặt cọc do hai bên thoả thuận và ghi rõ từng hợp đồng. Số tiền đặt cọc được trả lại theo lãi suất tiền gửi tương ứng phù hợp với kỳ hạn các
- khoản đặt cọc. Dựa vào số tiền đặt cọc ghi trong hợp đồng, kế toán lập UNC chuyển tiền đặt cọc và hạch toán: Nợ : TK 3610.1 : TK ký quỹ, cầm cố - ( nếu đặt cọc bằng VND ) Nợ : TK 3610.2 : TK ký quỹ, cầm cố - ( nếu đặt cọc bằng ngoại tệ ) Có : TK tiền gửi tại TCTD khác Yêu cầu bên bán xác nhận đã nhận tiền đặt cọc. Đồng thời, hạch toán ngoại bảng: Nhập TK ngoại bảng: Số Ntệ cam kết mua có kỳ hạn theo hợp đồng. Đến ngày thanh toán ghi trên hợp đồng (việc chuyển tiền phải được thực hiện và kết thúc chậm nhất trong hai ngày làm việc tiếp theo ngày hiệu lực), căn cứ vào hợp đồng kế toán thực hiện như giao dịch mua ngay: Xuất TK ngoại bảng: Số Ntệ cam kết mua có kỳ hạn theo hợp đồng. Giao dịch bán ngoại tệ có kỳ hạn: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn đã được bên mua và bên bán ký kết, khi nhận được lệnh chi, báo Có hay giấy nộp tiền, chuyển tiền đặt cọc theo hợp đồng, kế toán đối chiếu với số tiền đặt cọc ghi trong hợp đồng, nếu thấy khớp đúng, kế toán hạch toán: Nợ : TK thích hợp Có : TK 4669.1 TK đảm bảo các khoản thanh toán khác (nếu đặt cọc bằng VND ) Có : TK 4679.1 – TK đảm bảo các thanh toán khác (nếu đặt cọc bằng ngoại tệ ) Sau đó lập phiếu ngoại bảng: Nhập TK 9234: Số ngoại tệ cam kết bán có kỳ hạn theo hợp đồng. Đến ngày thanh toán ghi trên hợp đồng (việc chuyển tiền phải được thực hiện và kết thúc chậm nhất trong 2 ngày làm việc tiếp theo ngày hiệu lực). Dựa vào hợp đồng đến hạn và phiếu giao dịch hay phiếu chuyển đổi ngoại tệ, kế toán thực hiện như giao dich mua bán ngay. Đồng thời hạch toán ngoại bảng: Xuất TK 9234: Số ngoại tệ bán có kỳ hạn đã thanh toán 3. Kế toán về đánh giá lại ngoại tệ và kết quả kinh doanh ngoại tệ: 3.1- Đánh giá lại ngoại tệ tại NHNN
- Định kỳ (tháng, quý, năm) ngân hàng tiến hành đánh giá lại giá trị ngoại tệ hiện có nhằm theo dõi xu hướng biến đổi của tỷ giá để đánh giá lại ngoại tệ. Ngân hàng thường sử dụng tỷ giá mua ngoại tệ tại thời điểm đánh giá để đánh giá lại ngoại tệ. + Nếu đánh giá lại ngoại tệ làm cho giá trị ngoại tệ tăng lên, kế toán sẽ hạch toán giá trị ngoại tệ tăng lên: Nợ : TK thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh Có : TK chênh lệch tỷ giá ngoại tệ + Nếu đánh giá lại ngoại tệ làm cho giá trị ngoại tệ giảm xuống, kế toán sẽ hạch toán giá trị ngoại tệ giảm. Nợ : TK chênh lệch tỷ giá ngoại tệ Có : TK thanh toán mua bán ngoại tệ 3.2. Kế toán về kết quả kinh doanh ngoại tệ Cuối tháng, cuối quý hay cuối năm, ngân hàng sẽ xác định kết quả kinh doanh liên quan đến mua bán ngoại tệ Lãi Doanh số Doanh số mua Kinh doanh = bán ngoại tệ - ngoại tệ tương ứng Ngoại tệ tính bằng VND với bán ra (VND) * Kế toán về thuế GTGT liên quan đến kinh doanh ngoại tệ phải nộp Nợ : TK Chi nộp thuế về kdoanh ntệ (8310.01): thuế GTGT phải nộp Có : TK thuế GTGT phải nộp về kdoanh ntệ(4631.01) : thuế GTGT phải nộp Trong đó: thuế VAT phải nộp = lãi kinh doanh x 10% * Kế toán về kết quả kinh doanh ngoại tệ + Trường hợp NH có lãi về kết quả kinh doanh ngoại tệ thì kết quả ghi: Nợ : TK thanh toán mua bán Ntệ kdoanh : Thu về lãi kinh doanh Ntệ Có : TK thu về kinh doanh ngoại tệ : Thu về lãi kinh doanh ngoại tệ + Trường hợp NH lỗ về kết quả kinh doanh ngoại tệ, kế toán ghi: Nợ : TK chi về kinh doanh ngoại tệ : Chi phí lỗ về kinh doanh ngtệ Có : TK thanh toán mua bán Ntệ: Chi phí lỗ về kinh doanh ngtệ
- Chương II Thực trạng về kế toán kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực chương dương
- I. Khái quát về tình hình hoạt động của chi nhánh NHCT Khu Vực Chương dương 1. Một số nét về Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương Nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, Gia lâm là một huyện mạnh về kinh tế có nhiều nghành nghề phát triển, một số nghành và sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam và một số thị trường nước ngoài như: nghành gốm sứ bát tràng, Công ty gạch Thạch bàn, Công ty Kim Khí Thăng Long, Công ty may Đức Giang…Dựa vào lợi thế trên, Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương đã tìm mọi biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng mình và đã đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi, từ đó khẳng định được vị trí cũng như vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế huyện Gia lâm nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương được thành lập từ tháng 8/1988, ban đầu là Chi nhánh của NHNN Việt Nam (đơn vị hạch toán trực thuộc NHTW) với cái tên là NH Nhà nước huyện Gia lâm. Đến năm 1988, NH Nhà nước tách ra thành các ngân hàng thương mại quốc doang, Ngân hàng Nhà nước huyện Gia lâm lúc này đã chuyển về phụ thuộc NHCT Việt Nam và tuân theo chế độ hạch toán báo sổ. Nhưng năm 1989, 1990 NHCT tiến hành hạch toán tại đơn vị, các Chi nhánh của nó hoạt động độc lập tương đối. Với phương châm chiến lược “ổn định, an toàn, hiệu quả”, đây không chỉ là mục tiêu xuyên suốt của Chi nhánh NHCT Chương Dương mà còn là mục tiêu của toàn hệ thống NHCT. Nhờ sự kiên trì theo đuổi mục tiêu đó, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các mặt kinh doanh, dịch vụ ngoại tệ ngân hàng, thường xuyên tăng cường cả nguồn vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Đến nay, Chi nhánh Chương Dương cũng đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế. Đứng vững và phát triển trong cơ chế mới. 2 - Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương 2.1. Cơ cấu tổ chức Bộ máy tổ chức điều hành của NHCT Chương Dương được cụ thể hoá trong quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị do hội đồng quản trị của NHCT TW phê chuẩn. Khi mới thành lập, Chi nhánh gồm 5 phòng ban với 89 cán bộ công nhân viên.
- Ban giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng kế kinh nguồn TC tiền tệ toán doanh vốn hành kho quỹ Đến tháng 7/1993 thành lập Phòng Kiểm soát và Phòng giao dịch Yên Viên. Đến tháng 1/1994 thành lập Phòng giao dịch Sài Đồng. Đến tháng 1/1995 thành lập Phòng kinh doanh ngoại tệ, Phòng giao dịch Đông Anh, nay đã nâng cấp thành Chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam từ tháng 1/1997. Hiện nay, Chi nhánh có khoảng trên 200 cán bộ công nhân viên với bộ máy tổ chức như sau: Ban giám đốc Phòn Phòn Phòn Phòn Phòn Chi Phòn Chi Phòn g g g kế g g nhán g nhán g tổ kinh nguồ toán kinh tiền h kiểm h đoan n tài doan tệ NHCT soát NHCT chức h vốn chín h kho khu khu hành nội h ngoạ quỹ vực tệ i tệ vực chín Sài Yên Đồng Viên h 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Chương Dương trong thời gian qua (1999-2001) 2.2.1. Công tác huy động vốn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản”
85 p | 766 | 343
-
Luận văn: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thiết bị và phát triển chất lượng
67 p | 689 | 306
-
Luận văn "Một số giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN"
63 p | 401 | 185
-
Luận văn:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
98 p | 466 | 162
-
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
106 p | 408 | 159
-
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
94 p | 417 | 153
-
Luận văn: " Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
61 p | 327 | 147
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Ngân hàng quốc tế
144 p | 304 | 111
-
Luận văn “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
29 p | 268 | 102
-
Luận văn: " Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội "
72 p | 239 | 79
-
Luận văn: "Một số giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ xi măng đối với Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng giai đoạn 2001 - 2005"
47 p | 213 | 61
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kế toán và nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam
93 p | 247 | 58
-
Luận văn: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thiết bị và phát triển chất lượng
66 p | 222 | 54
-
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn
66 p | 195 | 48
-
Luận văn "Một số giải pháp nhằm xúc tiến hoạt động xuất khẩu hàng hoá qua biên giới tỉnh Điện Biên của sở Thương mại - Du lịch Điện Biên"
61 p | 123 | 29
-
Luận văn: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TUYỂN DỤNG GIÁO VỤ TẠI CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẦN ĐỒNG.
75 p | 170 | 22
-
Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI TỈNH ĐIỆN BIÊN CỦA SỞ THƯƠNG MẠI DU LỊCH ĐIỆN BIÊN "
52 p | 152 | 21
-
Luận văn: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Thiờn Tõn
52 p | 155 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn