intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Nâng cao chất lượng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An

Chia sẻ: ốc Sên Chạy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

73
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với sự phát triển của loài người, các hoạt động kinh tế diễn ra với quy mô ngày càng lớn, trong đó phải kể đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là một hoạt động rất quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, bởi lẽ không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không có hoạt động trao đổi hàng hóa với bên ngoài. Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, nhất là từ khi Việt Nam gia...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Nâng cao chất lượng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An

  1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An
  2. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỀU .................................................................... LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 5. Kết cấu đề tài .................................................................................................... 2 NỘI DUNG ............................................................................................................ 3 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH NGHỆ AN ................................................................................ 3 1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................. 3 1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức .......................................................... 4 1.2.1 Đặc điểm hoạt động ........................................................................................ 4 1.2.1 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 5 1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây. ....... 7 1.3.1 Hoạt đông huy động vốn ................................................................................ 8 1.3.2 Hoạt động cho vay .................................................................................. 10 1.3.3 Hoạt động khác............................................................................................. 13 1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh....................................................................... 14 PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH NGHỆ AN ............................................................................................................. 16 2.1. Thực trạng về chất lượng cho vay tài trợ Xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An ................................................................................ 16 2.1.1 Hệ số sử dụng vốn vay.................................................................................. 16 2.1.2 Tỷ trọng cho vay tài trợ XNK ....................................................................... 17 2.1.3 Tốc độ tăng trưởng cơ cấu tín dụng............................................................... 18 2.1.4 Tình hình thu nợ ........................................................................................... 23 2.1.5 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay từ hoạt động cho vay tài trợ XNK .............. 24 2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tài trợ XNK tại Ngân hàng .................. 25 2.2.1 Kết quả đạt được........................................................................................... 25 2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................... 27 2.2.2.1 Hạn chế...................................................................................................... 27 2.2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế................................................................ 28 2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tài trợ XNK tại Ngân hàng TMCP Quân đội ......................................................................................................................... 31 SV: Nguyễn Thị Thắm 1 Lớp: 49B2-TCNH
  3. 2.3.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Nghệ An trong thời gian tới ............................................................................................ 31 2.3.1.1 Định hướng phát triển chung...................................................................... 31 2.3.1.2 Định hướng phát triển tín dụng xuất nhập khẩu tại NHTMCP Quân đội Nghệ An trong thời gian tới ................................................................................... 31 2.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An ......................................................................................... 32 2.3.2.1. Thực hiện đa dạng hoá các loại sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu ............... 32 2.3.2.2. Nâng cao hệ thống thông tin, cơ sở vật chất của Ngân hàng ...................... 34 2.3.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ quan hệ khách hàng. ..................................... 35 2.3.2.4 Xây dựng các chiến lược kinh doanh một cách hợp lý................................ 36 2.3.2.5 Nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh ........... 37 2.3.2.6 Chính sách khách hàng .............................................................................. 37 2.3.2.7 Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong cho vay tài trợ XNK .................. 38 2.3.3 Một số kiến nghị ........................................................................................... 38 2.3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ........................................................... 38 2.3.3.3 Kiến nghị đối với NHQĐ hội sở................................................................ 40 2.3.3.3 Kiến nghị đối với NHQĐ chi nhánh Nghệ An ......................................... 41 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 44
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải TMCP Thương mại cổ phần NHQĐ Ngân hàng Quân đội TD Tín dụng XNK Xuất nhập khẩu TTQT Thanh toán quốc tế TSĐB Tài sản đảm bảo QHKH Quan hệ khách hàng DN Doanh nghiệp TG Tiền gửi
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỀU Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu tổ chức NHQĐ chi nhánh Nghệ An ........................................... 6 Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại MB Nghệ An ...................... 9 Bảng 1.2 Tốc độ tăng trưởng cho vay tại MB Nghệ An ......................................... 11 Bảng 1.3 Doanh thu cung cấp dịch vụ NHQĐ Nghệ An ........................................ 13 Bảng 1.4 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2009-2011 ............................................................................................................. 14 Bảng 2.1 Hệ số sử dụng vốn vay tại NHQĐ chi nhánh Nghệ An năm 2009-2011 .. 16 Bảng 2.2 Tỷ trọng cho vay tài trợ XNK trong tổng dư nợ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An .................................................................... 17 Bảng 2.3 : Cơ cấu cho vay XNK theo kỳ hạn......................................................... 19 Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay XNK theo đối tượng .................................................... 20 Bảng 2.5 Cơ cấu cho vay xuất khẩu- nhập khẩu tại NHQĐ Nghệ An ..................... 21 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng ........................................................ 22 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu ................................................................ 23 Bảng 2.6 Tình hình nợ quá hạn tại NHQĐ chi nhánh Nghệ An .............................. 23 Bảng 2.7 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tài trợ XNK .......................................... 24
  6. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của loài người, các hoạt động kinh tế diễn ra với quy mô ngày càng lớn, trong đó phải kể đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là một hoạt động rất quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, bởi lẽ không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không có hoạt động trao đổi hàng hóa với bên ngoài. Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Để phát triển kinh tế đất nước thì chúng ta càng phải quan tâm phát triển hoạt động xuất nhập khẩu. Trong những năm vừa qua, cùng với sự tăng trưởng mạnh của toàn bộ nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta cũng tăng mạnh, nhưng thực sự chưa phản ánh được tiềm năng và phát huy tốt ảnh hưởng của nó tới sự phát triển chung của nền kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là sự hạn chế của các nguồn tài trợ xuất nhập khẩu, mà quan trọng nhất là cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu đã được Ngân hàng Quân Đội (MB) đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh phát triển, và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, đây là một hoạt động hết sức phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro, nên hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại MB còn nhiểu hạn chế. Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng MB chi nhánh Nghệ An, em đã nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhằm đưa ra những biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, nên đây là lý do mà em chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An nhằm đánh giá những thành tựu cũng như những tồn tại trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này. Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng của đề tài là việc nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình thực tế tại Ngân hàng trong các năm 2009, 2010, 2011. SV: Nguyễn Thị Thắm 1 Lớp: 49B2-TCNH
  7. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp cơ bản để nghiên cứu là vận dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê… 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo được chia làm hai phần: Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Nghệ An. Phân 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Nghệ An. SV: Nguyễn Thị Thắm 2 Lớp: 49B2-TCNH
  8. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế NỘI DUNG PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH NGHỆ AN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Từ chủ trương xây dựng một định chế tài chính phát triển của các doanh nghiệp Quân đội, ý tưởng thành lập Ngân hàng TMCP Quân Đội đã được hình thành. Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập vào ngày 14 tháng 9 năm 1994 theo quyết định số 00374/GP-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và hoạt động theo giấy phép số 0054/ NH-GP do thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 04 tháng 11 năm 1994 tại trụ sở số 28, Điện Biên Phủ, Hà Nội. Ngân hàng TMCP Quân Đội được hình thành từ vốn góp của 6 cổ đông chính: công ty vật tư công nghệ Bộ quốc phòng, tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam, tổng công ty xây dựng Trường Sơn, công ty Tân Cảng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và cổ đông mới nhất là Viettel Tên giao dịch quốc tế của ngân hàng là Military Commercial Joint Stock Bank viết tắt là Military Bank hay MB. Trụ sở chính của ngân hàng TMCP Quân Đội là số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Chỉ với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng đầu tiên và 25 cán bộ nhân viên, sau hơn 15 năm với uy tín về hiệu quả hoạt động và sự vững vàng trong hoạt động kinh doanh, MB đã gây dựng được hơn 400000 khách hàng, trong đó khách hàng doanh nghiệp là trên 15000 và trên 350000 khách hàng cá nhân trên khắp hệ thống MB. Tổng số vốn chủ sở hữu của Ngân hàng đã lên đến 15000 tỷ đồng, số lượng nhân viên của toàn hệ thống là 3500. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Ngân hàng Quân Đội liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động với 173 chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng rất chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác và mạng lưới giao dịch với các Ngân hàng trên thế giới. Cho đến nay mạng lưới các Ngân hàng đại lý của Ngân hàng đã mở rộng tới hơn 300 Ngân hàng trên 56 quốc gia, đảm bảo thanh toán và giao dịch với tất cả các châu lục trên thế giới. Ngày 30/12/2010, Ngân hàng đã chính thức khai trương hoạt động chi nhánh tại Lào, đánh dấu bước khởi đầu chiến lược mở rộng mạng lưới tại bán đảo Đông Dương. Tháng 12/2011, chi nhánh tại Campuchia được khai trương với số vốn pháp định 39 triệu đô la Mỹ. Ngày 10/10/2008, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội đã khai trương Chi nhánh MB Nghệ An tại địa chỉ số 72 đường Lê Lợi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đây là điểm giao dịch thứ 85 của MB trên cả nước và là SV: Nguyễn Thị Thắm 3 Lớp: 49B2-TCNH
  9. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế Ngân hàng Thương mại cổ phần thứ 6 đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Địa điểm hoạt động của Ngân hàng rất thuận lợi, bởi đây là khu vực có mật độ dân cư đông đúc, tập trung nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. NHQĐ Nghệ An là chi nhánh thuộc Hội sở MB và là nơi cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ phục vụ mọi đối tượng khách hàng tại địạ bàn tỉnh Nghệ An. Chi nhánh được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các điểm giao dịch trong toàn hệ thống nên khách hàng có thể được gửi tiền và rút tiền mọi nơi trong hệ thống MB. Những ngày đầu thành lập, đội ngũ nhân viên của chi nhánh chỉ có 25 người, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, máy móc thiết bị chưa được trang bị đầy đủ. Nhưng sau gần 4 năm hoạt động, số lượng nhân viên đã tăng lên hơn 60 người, mở thêm 2 phòng giao dịch là phòng giao dịch chợ Vinh và phòng giao dịch Trung Đô. Ngoài ra NHQĐ chi nhánh Nghệ An cũng được trang bị các dịch vụ ngân hàng điện tử với nhiều tính năng để lựa chọn như home banking, internet banking, mobile banking, sms banking, bank plus… nhằm phục vụ những tiện tích tốt nhất đến với khách hàng bằng việc có thể truy vấn thông tin về tài khoản và các thông tin ngân hàng khác tại bất cứ thời điểm nào trong ngày mà không phải đến các điểm giao dịch của MB. 1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức 1.2.1 Đặc điểm hoạt động Mục tiêu của NHQĐ là trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam trong mảng thị trường đã lựa chọn, hoạt động đa năng, hiện đại, an toàn và hiệu quả. Để tiếp tục thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong thời gian tới, NHQĐ sẽ tiếp tục phát triển đề án đổi mới, tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư phát triển nguồn nhân lực đạt trình độ chuyên nghiệp cao, hiện đại hoá công nghệ và phát triển thêm nhiều dịch vụ ngân hàng mới, đáp ứng sự tin tưởng của khách hàng. Danh mục sản phẩm mà NHQĐ cung cấp rất phong phú và đa dạng, bao gồm: + Sản phẩm tiền gửi: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm tích lũy. + Sản phẩm cho vay: cho vay tiêu dùng, cho vay đầu tư, cho vay du học, cho vay sản xuất kinh doanh,... + Dịch vụ chuyển tiền kiều hối + Thanh toán xuất nhập khẩu + Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt + Dịch vụ bảo lãnh + Và các sản phẩm dịch vụ khác SV: Nguyễn Thị Thắm 4 Lớp: 49B2-TCNH
  10. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế NHQĐ đã đề ra phương châm hoạt động trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên khách hàng và ngân hàng bằng việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích và ưu việt, đảm bảo lợi ích ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối thuận tiện, đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các cổ đông. NHQĐ không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu thế thị trường và nhu cầu của khách hàng. Giá trị cốt lõi của MB không nằm ở tài sản mà là ở những giá trị tinh thần mà mỗi thành viên MB luôn coi trọng và phát huy bao gồm 6 giá trị cơ bản: Hợp tác (Teamwork), Tin cậy (Trustworth), Chăm sóc khách hàng (Customer Care), Sáng tạo (Creative), Chuyên nghiệp (Professional), Hiệu quả (Performance-driven). Sứ mạng mà MB định hướng là luôn dành mọi nỗ lực gây dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, các cá nhân những giải pháp tài chính-ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ mãn. Với tầm nhìn đề ra luôn nỗ lực trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn, tập trung vào : Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn; Tập trung có chọn lọc doanh nghiệp vừa và nhỏ; Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân; Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn; Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư; Liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng và các thành viên để hướng tới trở thành tập đoàn tài chính mạnh 1.2.1 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Nghệ An như sau: - Giám đốc chi nhánh : Lê Xuân Mai - 2 kiểm soát viên - 62 cán bộ biên chế - Các phòng nghiệp vụ: Phòng hành chính nhân sự, Phòng quan hệ khách hàng, Phòng kế toán và dịch vụ, Phòng thẩm định cho vay. Phòng quan hệ khách hàng gồm: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, 11 cán bộ QHKH SV: Nguyễn Thị Thắm 5 Lớp: 49B2-TCNH
  11. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu tổ chức NHQĐ chi nhánh Nghệ An Giám đốc Phòng hành Phòng giao dịch chính - nhân sự Phòng Quan hệ khách hàng Phòng giao dịch Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng Phòng giao dịch Phòng thẩm định tín dụng ( Nguồn: Phòng quản trị và hỗ trợ hoạt động MB Nghệ An) Nhiệm vụ cơ bản của từng phòng ban: Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, điều hành thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng. Đồng thời quản lý, quyết định, kiểm tra, đôn đốc các nhân viên dưới quyền của mình thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước cũng như các chủ trương của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng MB. Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất trong việc phê duyệt các phương án hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Phòng hành chính nhân sự : + Giám sát, theo dõi toàn bộ công nhân viên cũng như theo dõi chấm công lên bảng lương + Soạn thảo các văn bản theo quy định + Kiểm tra thực thu thực chi theo chứng từ kế toán + Cân đối thanh khoản, điều chuyển vốn SV: Nguyễn Thị Thắm 6 Lớp: 49B2-TCNH
  12. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế + Xây dựng lịch hoạt động của ban giám đốc trong tuần + Kiểm tra lặp phiếu thu, phiếu chi đối với hồ sơ cho vay + Các nghiệp vụ có liên quan khác Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng: Hạch toán thu chi tiền gửi nội tệ, ngoại tệ có kỳ hạn, thu nợ nội tệ, hạch toán các khoản mua bán, đổi ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi tiền theo yêu cầu của khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày . Phòng quan hệ khách hàng: + Trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác vốn bằng VND hay ngoại tệ + Xây dựng kế hoạch kinh doanh đối với khách hàng + Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng đồng thời giải quyết các vấn đề có liên quan, tiến hành thẩm định tín dụng, thực hiện quản lý các khoản tín dụng theo quy định hiện hành. + Thiết kế, nghiên cứu tìm ra các sản phẩm mới. + Triển khai các nghiệp vụ marketing có liên quan + Tìm kiếm khách hàng mới Phòng thẩm định tín dụng: có chức năng thẩm định các hồ sơ tín dụng nhằm hỗ trợ các cán bộ tín dụng trong việc đưa ra các quyết định cho vay. Phòng giao dịch : + Giải quyết các nhu cầu giao dịch của khách hàng như chuyển tiền, nhận tiền hay các dịch vụ liên quan khác + Trực tiếp giải đáp các thắc mắc về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đồng thời cung cấp các thông tin có liên quan đến sản phẩm dịch vụ ngân hàng. + Thực hiện các nghiệp vụ marketing cho ngân hàng. + Tiếp nhận các nhu cầu của khách hàng, giải quyết các vấn đề trong phạm vi quản lý, chuyển các yêu cầu khác của khách hàng lên các phòng ban có chức năng. + Thực hiện các nhiệm vụ huy động vốn, thực hiên các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tiến hành thu nợ và thực hiện các nghiệp vụ khác. 1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây. Những ngày đầu thành lập, khó khăn mà chi nhánh gặp phải là không nhỏ. Bởi vì năm 2008 là năm mà nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Hơn nữa, vào thời điểm này khái niệm NHTM còn khá mới mẻ đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các doanh nghiệp còn khá rụt rè trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các NHTM. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ công nhân SV: Nguyễn Thị Thắm 7 Lớp: 49B2-TCNH
  13. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế viên, NHQĐ chi nhánh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động kinh doanh. 1.3.1 Hoạt đông huy động vốn Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể thực hiện hoạt động kinh doanh cũng như các mục tiêu kinh tế của mình nếu không có vốn. Đối với các NHTM với tư cách là một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. NHTM là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn thu lãi, nhưng để cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường, Ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của mình. Trong định hướng phát triển, tăng cường huy động vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu của NHQĐ. NHQĐ Nghệ An đã từng bước khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp dân cư, đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững, làm tiền đề cho việc nâng cao thị phần thông qua các chương trình quảng bá hình ảnh, chính sách huy động vốn linh hoạt thích hợp cho từng thời kỳ. Nhờ vậy mà tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên qua các năm SV: Nguyễn Thị Thắm 8 Lớp: 49B2-TCNH
  14. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại MB Nghệ An Đơn vị : tỷ đồng Năm 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Tỷ (+/-) (%) (+/-) (%) Chỉ tiêu trị trọng trị trọng trị trọng (%) (%) (%) Tổng vốn huy 250 100 445 100 580 100 195 78 135 30,3 động Phân theo đối tượng KH TG dân cư 150 60 242 54,38 319 55 92 61,3 77 31,8 TG các tổ chức 100 40 203 45,62 261 45 103 10,3 58 28,5 Phân theo kỳ hạn TG có kỳ hạn 145 58 272 61,12 376 64,83 127 87,6 104 38,2 TG không kỳ hạn 108 42 173 38,88 204 35,17 65 60,2 31 17,9 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của MB Nghệ An năm 2009-2011) Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nên tổng vốn huy động được là không lớn, chỉ đạt 250 tỷ. Năm 2010, trước sức ép về nhu cầu vốn tăng cao và để đáp ứng sự thiếu hụt thanh khoản cũng như để đối phó với lạm phát, ngân hàng đã tăng lãi suất huy động kết hợp với nhiều chính sách khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, vì vậy mà tổng vốn huy động tăng 78% so với năm 2009, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn hơn là 60%. Trong năm này, Ngân hàng đã có nỗ lực lớn trong việc chủ động tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt là các tổ chức, doanh nghiệp lớn trong ngành Quân đội như công ty xăng dầu Quân đội, tập đoàn bảo hiểm MIC, tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel... Cùng với những chính sách lãi suất thay đổi linh hoạt, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình cũng như việc triển khai đa dạng các hình thức huy động, nguồn vốn huy động không ngừng tăng qua các năm. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng huy động vốn có chậm lại, chỉ đạt 30%, nguyên nhân là vì trong năm 2011, Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành các quy định về lãi suất huy động vốn nhằm kiềm chế lạm phát. Hơn SV: Nguyễn Thị Thắm 9 Lớp: 49B2-TCNH
  15. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế nữa đây là một năm mà thị trường vàng có nhiều biến động, dân cư chủ yếu tập trung đầu tư vào thị trường này. Xét về đối tượng trong cơ cấu huy động vốn, có thể thấy rằng nguồn huy động từ các tổ chức cá nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các doanh nghiệp, tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2009, tỷ trọng này chiếm 60%, nguyên nhân là trong thời đầu đi vào hoạt động, Ngân hàng tập trung huy động vốn từ các cá nhân tổ chức gần với địa điểm của trụ sở chi nhánh- là một khu vực tập trung nhiều khu dân cư, trung tâm mua sắm. Ngân hàng đã tổ chức nhiều hoạt động maketting, triển khai nhiều chương trình khuyến mãi đối với các đối tượng khách hàng này nhằm xây dựng được một lượng khách hàng lớn trung thành với Ngân hàng. Năm 2010, Ngân hàng thực hiện các chính sách nhằm mở rộng phạm vi huy động vốn, xây dựng được nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nên tỷ trọng vốn huy động từ các doanh nghiệp tăng lên từ 40% năm 2009 lên 45,6% năm 2010, tương ứng với với tốc độ tăng 103%. Năm 2011, tỷ trọng vốn huy động từ các tổ chức cá nhân là 55%, của các doanh nghiệp chiếm 45%. 1.3.2 Hoạt động cho vay Hoạt động cho vay là một hoạt động quan trọng của các Ngân hàng, bởi đây là nguồn lợi chính của các tổ chức tín dụng. Nhận thức được điều này, ngay từ những ngày đầu thành lập, Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Nghệ An đã chú trọng các hoạt động, chính sách nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân vay vốn tại Ngân hàng. Ngân hàng luôn chú trọng đến mục đích vay vốn của khách hàng, và có một số lĩnh vực hoạt động mà Ngân hàng không khuyến khích hoặc không cho vay như cho vay đầu tư bất động sản, đầu tư vàng, kinh doanh trong lĩnh vực cầm đồ- là những lĩnh vực kinh doanh có độ rủi ro cao. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng luôn giữ mức ổn định, năm sau cao hơn năm trước. SV: Nguyễn Thị Thắm 10 Lớp: 49B2-TCNH
  16. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế Bảng 1.2 Tốc độ tăng trưởng cho vay tại MB Nghệ An Đơn vị: Tỷ đồng 31/12/2009 31/12/2010 31/21/2011 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Tỷ 2010/2009 2011/1010 trị trọng trị trọng trị trọng +/- % +/- % (%) (%) (%) Tổng dư nợ 188 100 347 100 464 100 159 84,6 117 33,7 Phân theo loại kỳ hạn - TD ngắn hạn 120 63,83 231 66,57 310 66,81 101 84,2 79 34,2 -TD trung và dài hạn 68 36,17 116 33,43 154 33,19 48 70,6 38 32,8 Phân loại theo đối tượng KH - Tổ chức cá nhân 45 23,94 121 34,87 198 42,68 76 169 77 63,3 - Doanh nghiệp 143 76,06 226 65,13 266 57,32 83 58 40 17,7 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Quân đội chi nhánh Nghệ An năm 2009-2011) Năm 2009, tổng dư nợ đạt 188 tỷ, đây là một con số khá khiêm tốn, nhưng nó đã phản ánh được tình hình thực tế của nền kinh tế trong thời điểm này, khi mà nền kinh tế đang trong giai đọan phục hồi sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Tuy nhiên, sang năm 2010, tình hình đã được cải thiện đáng kể, khi mà tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 84,2%. Do năm 2010, số vốn huy động được đạt ở mức cao, mặt khác nhu cầu về vốn của các tổ chức cá nhân cũng tăng cao, bởi đây là năm mà nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, có nhiều hoạt động đầu tư trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, như dự án khai thác mỏ đá ở Quỳ Châu- Nghệ An, dự án khu du lịch sinh thái tại huyện Thạch Hà- Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, Ngân hàng có chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các khách hàng tiềm năng, những khách hàng lớn và có khả năng tài chính vững mạnh. Với lợi thế là Ngân hàng của những người lính- MB đã tạo được niềm tin đối với khách hàng, vì vậy mà sau hơn 2 năm hoạt động trên địa bàn Nghệ An tính đến năm 2010, lượng khách hàng của MB đã tăng lên đáng kể. Năm 2011, mức tăng trưởng có phần giảm hơn, tăng 79% so với năm 2010. Điều này được giải thích bởi năm 2011, nền kinh tế đứng trước nguy cơ lạm phát cao, Ngân hàng Nhà Nước yêu cầu các Ngân hàng thắt chắt hoạt động cho vay nhằm kiềm chế lạm phát. Xét về cơ cấu tín dụng, chúng ta có thể thấy được rằng khoản mục tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Điều SV: Nguyễn Thị Thắm 11 Lớp: 49B2-TCNH
  17. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế này là phù hợp với mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng – mục tiêu an toàn là mục tiêu quan trọng nhất. Các khoản vay trung và dài hạn thường tập trung cho những dự án lớn, như dự án khai thác khoán sản ở Hưng Nguyên, dự án khai thác quặng ở Quỳ Hợp- Nghệ An- đây là những lĩnh vực đầu tư có mức độ rủi ro lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như thời tiết, chích sách quản lý vĩ mô của Chính phủ, do vậy mà Ngân hàng luôn thận trọng đối với những khoản vay trung và dài hạn. Hơn nữa những khoản vay này có thời hạn thu hồi nợ lâu, gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Qua bảng trên có thể thấy rằng tỷ trọng trong cơ cấu cho vay theo thời gian có xu hướng giảm qua các năm. Xét về cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng, thì tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp là lớn hơn. Năm 2009, tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp là 79%, năm 2010, tỷ trọng này giảm xuống còn 72,3% và năm 2011 giảm còn 62,4%. Nguyên nhân của việc này là do năm 2009, Ngân hàng vừa mới đi vào hoạt động nên khách hàng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp của Quân đội như tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, công ty bảo hiểm Quân đội MIC, công ty xăng dầu Quân đội... Trong những năm tiếp theo, lượng khách hàng là cá nhân, tổ chức tăng lên đáng kể. Năm 2010, tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân đã tăng 268,9% so với năm 2009. Bởi lẽ năm 2010, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên, nhất là nhu cầu về nhà ở khi mà Nhà nước có những chính sách hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở. NHQĐ chi nhánh Nghệ An luôn sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về vốn ngắn, trung và dài hạn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ với nhiều sản phẩm chuyên biệt phù hợp từng đối tượng khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ cho vay được ngân hàng đưa ra như đối với việc đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho doanh nghiệp Xuất khẩu có sản phẩm Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu; cho vay doanh nghiệp xây lắp; cho vay khách hàng ngành phân phối; cho vay khách hàng ngành dược và y tế, cho vay khách hàng ngành công nghệ thông tin- viễn thông… Bên cạnh những sản phẩm cho vay truyền thống, cùng với toàn hệ thống, NHQĐ chi nhánh Nghệ An cũng đã đưa ra một số sản phẩm cho vay mới như thấu chi, các dịch vụ tài trợ thương mại, bao thanh toán quốc tế, cải tiến sản phẩm chiết khấu bộ chứng từ… Với khách hàng cá nhân, NHQĐ đã hoàn thiện và sửa đổi sản phẩm cầm cố giấy tờ có giá, cho vay tiểu thương, làng nghề, cho vay du học, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay mua chung cư, nhà đất; đồng thời phát triển một số sản phẩm mới. SV: Nguyễn Thị Thắm 12 Lớp: 49B2-TCNH
  18. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế Mặc dù tăng trưởng dư nợ nhanh song NHQĐ luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, NHQĐ Nghệ An luôn thực hiện nghiêm túc các quyết định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro mà Hội sở đã chỉ đạo cho các chi nhánh. Nhìn chung cho vay của NHQĐ luôn được duy trì liên tục, vững chắc chất lượng cho vay ngày càng được nâng cao. 1.3.3 Hoạt động khác Bên cạnh các hoạt động truyền thống như huy động vốn và cho vay, Ngân hàng TMCP Quân đội đã không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm của mình nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ thanh toán: Năm 2010, Ngân hàng ứng dụng công nghệ mới về thông tin với việc sử dụng phần mềm T24 trên toàn hệ thống. Nhờ đó mà chất lượng thanh toán được tăng lên, thời gian thanh toán được rút ngắn. Ngân hàng đã mở rộng thanh toán liên kết với tất cả các Ngân hàng trong nước và nhiều Ngân hàng trên thế giới. Chi nhánh đã mở thêm 3 cây rút ATM tại những địa điểm đông dân cư, triển khai các chương trình mở thẻ miễn phí cho các đối tượng là học sinh sinh viên, nhờ vậy mà lượng khách hàng sử dụng thẻ của MB ngày càng nhiều. Ngân hàng cũng triển khai nhiều dịch vụ thanh toán và kiểm tra tài khoản, chuyển khoản hết sức tiện ích như dịch vụ bankplus, homebanking,..., khách hàng có thể kiểm tra tài khoản hay chuyển khoản chỉ bằng một tin nhắn mà không cần phải đến các điểm giao dịch của MB. Các nghiệp vụ từ dịch vụ thanh toán cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho chi nhánh Bảng 1.3 Doanh thu cung cấp dịch vụ NHQĐ Nghệ An Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu DV thanh toán XNK 9 9,5 20 Doanh thu DV ATM 3,1 4,2 6 Doanh thu DV khác 8,9 25,2 25,52 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHQĐ Nghệ An năm 2009- 2011) Hoạt động kinh doanh ngoai tệ: Hoạt động quản lý và kinh doanh ngoại tệ đã đảm bảo việc quản lý thanh khoản mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHQĐ Nghệ An đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Năm 2009 hoạt động kinh doanh của MB Nghệ An tăng 22% so với 2008, năm 2010 tăng 28% so với 2009. Các hoạt động đầu tư tài chính: SV: Nguyễn Thị Thắm 13 Lớp: 49B2-TCNH
  19. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế Chiến lược phát triển của NHQĐ không chỉ dừng lại ở quy mô hoạt động của ngân hàng mà đã hướng tới mô hình tập đoàn tài chính với các công ty thành viên hoạt động hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long, công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội ( HFM), Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC), Công ty cổ phần địa ốc MB (MB Land), Bảo hiểm Quân đội (MIC)… Hoạt động bảo lãnh: Hoạt động bão lãnh là luôn gắn liền với hoạt động cho vay, trong những năm qua, NHQĐ Nghệ An đã luôn chú trọng phát triển nghiệp vụ này, và luôn hoàn thành tốt các hợp đồng bảo lãnh. Năm 2009, giá trị bảo lãnh của chi nhánh là 190 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 210 triệu và năm 2011 là 241 triệu đồng. 1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Sau hơn 15 năm hoạt động, nguồn vốn của MB luôn có sự tăng trưởng một cách đều đặn, năm sau cao hơn năm trước và tăng với tốc độ khá cao. Đây là kết quả của sự nỗ lực của MB trong việc nâng cao năng lực tài chính, chủ động về nguồn vốn. Bảng 1.5 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2009-2011 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/ 31/12/ 31/12/ Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 (+/-) (%) (+/-) (%) Thu nhập lãi thuần 30,2 33,845 53,94 3,645 12,07 20,095 59,37 Lãi hoạt động dịch vụ 2,1 2,89 5,152 0,79 37,62 2,262 78,26 Lãi hoạt động khác 0,429 0,542 2,983 0,113 26,34 2,441 450,36 Chi phí hoạt động 3,87 9,741 10,243 5,871 151,7 0,502 5,15 Chi phí dự phòng 4,02 5,32 7,348 1,3 32,33 2,028 38,12 Chi phí quản lý 0,098 0,161 0,2217 0,063 64,28 0,0607 37,709 Lợi nhuận sau thuế 24,741 22,055 44,462 -2,686 - 22,407 101,6 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHQĐ năm 2009-2011) Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng năm 2010 giảm so với năm 2009, từ 24,741 xuống 22,055 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do chi phí hoạt động tăng đến 151,7%, trong khi thu nhập từ các hoạt động tăng không đáng kể. Năm 2010, chi nhánh đã đầu tư mua sắm nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại, bắt đẩu ứng dụng công nghệ thanh toán T24, và mở thêm phòng giao dịch chợ Vinh- đây là nguyên nhân làm cho chi phí hoạt động của chi nhánh tăng cao đến như vậy. Năm 2011 là một năm thành công của chi nhánh khi mà các SV: Nguyễn Thị Thắm 14 Lớp: 49B2-TCNH
  20. Trường Đại học Vinh Khoa Kinh Tế chỉ tiêu về thu nhập đều tăng với tốc độ cao. Cụ thể, thu nhập thuần tăng gần 60% so với năm 2010, thu nhập từ hoạt động khác tăng đến 450%, lợi nhuận sau thuế tăng 101,6%. SV: Nguyễn Thị Thắm 15 Lớp: 49B2-TCNH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2