intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Cửa Lò

Chia sẻ: ốc Sên Chạy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

96
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt, kể cả số lượng, qui mô và chất lượng. Trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Cửa Lò

  1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đề tài: “ Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Cửa Lò“
  2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2 4.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 5.Nội dung và kết cấu của đề tài ..................................................................... 2 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ............................................... 3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Công thương Cửa Lò. ....... 3 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHTMCP Công thương Cửa Lò. ................. 4 1.2.1. Giám đốc. ............................................................................................. 5 1.2.2. Phòng khách hàng................................................................................. 6 1.2.3. Phòng kế toán giao dịch. ....................................................................... 6 1.2.4. Phòng Tiền tệ kho quỹ. ......................................................................... 6 1.2.5. Phòng tổ chức hành chính. .................................................................... 7 1.2.6.Tổ quản lý rủi ro và quản lý nợ có vấn đề: ............................................. 7 1.2.7.Tổ điện toán: ......................................................................................... 7 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương Cửa Lò từ năm 2009 đến năm 2011 ................................................................................ 7 1.3.1. Công tác huy động vốn ......................................................................... 7 1.3.2. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Cửa Lò .......... 11 1.3.3. Công tác kế toán thanh toán ngân quỹ ................................................ 14 1.3.4. Công tác tự kiểm tra, kiểm soát .......................................................... 15 1.3.5. Công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng, nợ xử lý rủi ro ......... 15 1.3.6. kết quả tài chính ................................................................................ 15 PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CỦA LÒ ...................................................................................................... 17 Trần Phúc Giang 1 Lớp: 49B2 - TCNH
  3. 2.1: Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP công thương của lò ............................................................................................... 17 2.1.1 Doanh số cho vay, dư nợ,thu nợ ngắn hạn tại ngân hàng ..................... 17 2.1.2. Phân tích tín dụng Ngắn hạn của Ngân hàng....................................... 22 2.1.2.1.Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay .......................... 22 2.1.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn ...................................................... 23 2.1.2.3 Vòng quay vốn Ngắn hạn ................................................................. 23 2.1.2.4. Nợ quá hạn ...................................................................................... 25 2.1.2.5 Chỉ tiêu về gia hạn nợ ....................................................................... 25 2.1.3. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP công thương Cửa Lò ............................................................................................. 25 2.1.3.1. những thành công của ngân hàng ..................................................... 25 2.1.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. ..................................................... 26 2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương cửa lò ....................................................................................... 29 2.2.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng TMCP công thương của lò đến năm 2012 ................................................................ 29 2.2.2 Định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng TMCP công thương Cửa Lò đến năm 2012 ...................................................................... 29 2.2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương Cửa Lò đến năm 2012 .............................................................. 30 2.2.3.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng: ........................... 30 2.2.3.2. Đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn ngắn hạn ............................. 31 2.2.3.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án ................................ 32 2.2.3.4 Đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay .......................................... 34 2.2.3.5.Đa dạng hoá các hoạt động cho vay và dịch vụ hỗ trợ cho vay ......... 34 2.2.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và quản lý các khoản cho vay ... 36 2.2.3.7.Giải pháp đẩy mạnh hoạt động maketing Ngân hàng ........................ 37 2.2.4 Kiến nghị ............................................................................................. 40 2.2.4.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước ........................................... 40
  4. 2.2.4.2 Đối với Nhà Nước ............................................................................ 41 2.2.4.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước ........................................... 42 2.2.4.4 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam .......... 42 KẾT LUẬN. ................................................................................................ 44
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NH Ngân hàng NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần Viettinbank Ngân hàng thương mại cổ phần công thương NHNN Ngân hàng nhà nước NHCT Ngân hàng công thương TT Thanh toán VNĐ Việt nam đồng PTTT Phương tiện thanh toán CNTT Công nghệ thông tin KH Khách hàng DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DNQD Doanh nghiệp quốc doanh ST Số tiền
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ , HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức tại NHTMCP Công thương Cửa Lò. ................... 5 Bảng 1.1: Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng Công thương Việt Nam ........ 8 Chi nhánh Cửa Lò ........................................................................................... 8 Biểu đồ 1.1: tình hình huy động vốn tại NHCT Cửa lò giai đoạn ................... 9 2009-2011 ...................................................................................................... 9 Bảng 1.2: Cơ cấu dư nợ tại ngân hàng Công thương Cửa Lò ........................ 11 Bảng 1.3: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ .................................................. 13 Biểu đồ 1.2: tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ............................................... 13 Bảng 1.4 : kết quả công tác tiền tệ kho quỹ .................................................. 14 Bảng 1.5: Kết quả kinh doanh ...................................................................... 16 Bảng 2.1: doanh số cho vay và doanh số thu nợ tín dụng ngắn hạn .............. 19 Bảng 2.2 : Tổng dư nợ ngắn hạn................................................................... 20 Bảng 2.3 : Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay. .................... 22 Bảng 2.4: Hiệu suất sử dụng vốn: ................................................................. 23 Bảng 2.5: chỉ tiêu vòng quay vốn ngắn hạn .................................................. 24 Bảng 2.6 : Chỉ tiêu nợ quá hạn .................................................................... 25
  7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt, kể cả số lượng, qui mô và chất lượng. Trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển. Như vậy hệ thống Ngân hàng thương mại thực sự là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, đóng góp to lớn vào công cuộc công nghiệp hãa, hiện đại hóa nền kinh tế xã hội nước ta.. Tuy hoạt động Ngân hàng ở nước ta gặp nhiều khó khăn và còn nhiều vấn đề tồn tại nhất là trong khâu tín dụng của các NHTM. Tín dụng là hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM nhưng chất lượng tín dụng chưa cao đang là mối quan tâm không chỉ đối với các cấp lãnh đạo, với các cấp quản lý và điều hành hệ thống Ngân hàng mà còn là mối quan tâm của toàn Xã hội. Ngân hàng công thương Việt Nam được đánh giá là Ngân hàng thương mại lớn hiện nay. Trong thời gian qua đã có bước phát triển và lớn mạnh không ngừng, trở thành Ngân hàng hoạt động hiệu quả có vị thế và uy tín ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên trong lĩnh vực tín dụng đặc biệt là tín dụng ngắn hạn Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, tín dụng ngắn hạn có vị trí quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng, mức dư nợ thường chiếm khoảng 50% so với tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh tuy đã có xu hướng giảm song vẫn còn tương đối cao. Bởi vậy chất lượng tín dụng Ngắn hạn là vấn đề mà Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ lý do trên em chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Cửa Lò“ 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài  khái quát về Viettinbank Cửa Lò. Trần Phúc Giang 1 Lớp: 49B2 - TCNH
  8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng. Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Viettinbank Cửa Lò. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động tín dụng ngắn hạn trong giai đoạn 2009-2011  Phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu thực trạng các hoạt động tín dụng tại Viettinbank Cửa Lò. 4.Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thống kê toán  Phương pháp phân tích tổng hợp  Phương pháp biện chứng duy vật 5.Nội dung và kết cấu của đề tài Nội dung đề tài nghiên cứu gồm có 2 phần  Phần 1: Tổng quan về ngân hàng TMCP công thương Cửa Lò  Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP công thương Cửa Lò Trần Phúc Giang 2 Lớp: 49B2 - TCNH
  9. Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG 1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Công thương Cửa Lò. Ngân hàng TMCP Công thương Cửa Lò là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam có trụ sở chính Số 62 đường Bình Minh, Phường Thu Thuỷ, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An. NHTMCP Công thương Cửa Lò thành lập trên cơ sở tiền thân là Phòng giao dịch Cửa Lò trực thuộc NHCT Nghệ An. Sau khi thị trấn Cửa Lò tách ra khỏi huyện Nghi lộc trở thành thị xã Cửa Lò thì Phường giao dịch Cửa Lò đi lên chi nhánh NHCT Cửa Lò cấp 2 trực thuộc NHCT Nghệ An vào tháng 3/2005. Tới tháng 8/2006 thì Ngân hàng đi lên chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCTVN. Trải qua 18 năm hoạt động trên lĩnh vực tài chính, tiền tệ có nhiều khó khăn nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên đã một lòng đoàn kết đưa NH không ngừng vươn lên mặc dù chức năng và nhiệm vụ có những thay đổi nhằm phù hợp với thị trường song về bản chất vẫn là một NHTM quốc doanh mà hoạt động chủ yếu là trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Vào những năm đầu mới thành lập NH đã gặp không ít những khó khăn từ nhiều nguyên do khác nhau. Phải kể đến ở đây là tình hình kinh tế của nhân dân địa phương. Người dân ở đây chủ yếu là theo nghề đánh bắt hải sản gần bờ, trồng lúa và chế biến thủ công các sản phẩm từ biển. Hầu hết các hộ gia đình đều sản xuất theo kinh tế nhỏ, không mấy áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào nghề nghiệp nên họ sản xuất chỉ đủ ăn. Mặt khác điều kiện giao thông rất khó khăn, nghành du lịch chưa phát triển được như bây giờ. Bởi vậy công tác tuyên truyền, huy động vốn đã khó khăn, công việc cho vay càng khó khăn hơn. Việc cho vay vào thời điểm đó chủ yếu là để ngư dân mua thuyền đánh cá, nông dân mua cây, con giống. Nhưng việc cho vay dường như rất mạo hiểm. Ban đầu thì NHCT tỉnh đã hỗ trợ rất nhiều về vốn để NH có thể hoạt động bình thường. Với nguồn vốn điều lệ ban đầu chỉ là 7.280 Trần Phúc Giang 3 Lớp: 49B2 - TCNH
  10. Báo cáo thực tập tốt nghiệp triệu đồng và 23 cán bộ công nhân viên, mọi nguồn vốn và nhân lực đều được sử dụng tối ưu để đưa NH phát triển vững mạnh cho đến ngày nay. Từ những khó khăn đó, Ban giám đốc NHTMCP Công thương Cửa Lò có chủ trương về đối tượng phục vụ. Xác định hộ gia đình là người bạn đồng hành và lâu dài. Mở rộng TD, tìm các dự án lớn có hiệu qủa đối với các thành phần kinh tế lớn. Nhờ vậy mà nhiều mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng bộ đặt ra đã được hoàn thành, góp phần chuyển đổi cơ cấu theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng và năng lực sản xuất được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, bộ mặt thị xã được đổi mới. Trải qua 18 năm hình thành và phát triển, đến nay NH đã khác xưa nhiều. Nguồn vốn huy động được 31/12/2009 là 144.780 triệu đồng, tổng số cán bộ công nhân viên là 47 người, NH còn có 4 phòng giao dịch là Phòng giao dịch Hồng Sơn ( phòng giao dịch loại 1), Phòng giao dịch Hưng Phúc, Phòng giao dịch Trần Phú, Phòng giao dịch Cửa Hội. Năm 2005, NH vừa triển khai xây nhà điều dưỡng. Chuyển địa điểm làm việc sang trung tâm của thị xã. Như vậy qua 18 năm thì NH đã không ngừng lớn mạnh, uy tín ngày một nâng cao, thu hút ngày càng đông KH đến với NH. Lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Những kết quả đó sẽ tạo tiền đề vững chắc NH trong thời gian tới. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHTMCP Công thương Cửa Lò. Ngân hàng Công thương Cửa Lò được đặt dưới sự lãnh đạo và điều hành của Giám đốc điều hành theo chế độ Thủ trưởng và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quản lý và quyết định những vấn đề về cán bộ thuộc bộ máy theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngoài trách nhiệm phụ trách chung, Giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động của một số chuyên đề theo sự phân công bằng văn bản trong Ban Giám đốc. Phó Giám đốc Ngân hàng Công thương Cửa Lò có nhiệm vụ: giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành một số mặt hoạt động theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được giao theo Trần Phúc Giang 4 Lớp: 49B2 - TCNH
  11. Báo cáo thực tập tốt nghiệp chế độ quy định. Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các mặt công tác của ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Mỗi phòng nghiệp vụ ở Ngân hàng Công thương Cửa Lò do một Trưởng phòng điều hành và có một số phó phòng giúp việc. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc toàn bộ các mặt công tác của phòng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao. Giám đốc Phó giám đốc P. P. Kế P. P. Tổ quản P.Tổ Khách toán Tiền Giao lý rủi ro chức hàng giao tệ kho dịch và quản hành dịch quỹ Hồng lý nợ có chính Sơn vấn đề Tổ điện toán P.giao dịch Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức tại NHTMCP Công thương Cửa Lò. 1.2.1. Giám đốc. Là người đứng đầu chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Nhà nước về hoạt động kinh doanh của NH mình, điều hành mọi hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng định hướng hoạt động của đơn vị trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của ngành về mục tiêu định hướng và từ đó giao cho các phòng chức năng tổ chức thực hiện. Trần Phúc Giang 5 Lớp: 49B2 - TCNH
  12. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.2.2. Phòng khách hàng. - Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện với các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm và bán các sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp. - Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh , thực hiện báo cáo hợp đồng kinh doanh. 1.2.3. Phòng kế toán giao dịch. - Là phòng nhiệm vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. - Các nhiệm vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. - Cung cấp các dich vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. - Quản lý chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và ngân hàng Công thương Việt Nam. - Thực hiện nhiệm vụ tư vấn về khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng. - Thực hiện nhiệm vụ huy động vốn bằng Việt Nam đồng và Ngoại tệ cho Chi nhánh. 1.2.4. Phòng Tiền tệ kho quỹ. - Chịu tránh nhiệm quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Cửa Lò trên địa bàn. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Trần Phúc Giang 6 Lớp: 49B2 - TCNH
  13. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.2.5. Phòng tổ chức hành chính. - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh trực thuộc, trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc Ngân hàng Công thương Chi nhánh Cửa Lò. - Là đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc và công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông bảo vệ, y tế. - Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Công thương Chi nhánh Cửa Lò. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ công nhân viên. - Giải quyết những chế độ quy định với cán bộ công nhân viên, đào tạo và tuyển mộ nhân viên của ngân hàng 1.2.6.Tổ quản lý rủi ro và quản lý nợ có vấn đề: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh.Thực hiện chức năng đánh giá quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt đông ngân hàng theo chỉ đạo cuả NHCTVN 1.2.7.Tổ điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của ngân hàng. 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương Cửa Lò từ năm 2009 đến năm 2011 1.3.1. Công tác huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động cơ bản của Ngân hàng, cũng như các ngân hàng thương mại khác, Chi nhánh đã có nhiều hình thức huy động vốn. NH đã triệt để khai thác các nguồn vốn khác nhau, từ những khoản tiền gửi Trần Phúc Giang 7 Lớp: 49B2 - TCNH
  14. Báo cáo thực tập tốt nghiệp tiết kiệm cho tới các khoản tiền gửi thanh toán của các khách hàng. Ngoài hiệu quả phục vụ khách hàng, NH còn có địa điểm rất thuận lợi cho việc giao dịch và thanh toán nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch tại NH. Kết quả huy động vốn được thể hiện ở bảng 1 dưới đây: Bảng 1.1: Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Cửa Lò (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2009 2010 2011 So Sánh TT TT TT 2010/2009 2011/2010 ST ST ST Chỉ Tiêu (%) (%) (%) (+) (+) (%) (%) (-) (-) Tổng VHĐ 213,3 100 505 100 897 100 291,7 136,8 392 77,62 Phân theo KH TG tiết kiệm 159 74,5 315 62 471 52,51 156 98,11 156 49,52 Tiền gửi của DN 46,5 22 85 17 46 5,13 38,5 82,79 -39 -45,88 PH công cụ 7,5 3,5 5 1 380 42,36 -2,5 -50 -4 -80 nợ Vay BHXH 100 20 Phân theo loại tiền gửi TG bằng 191,7 90 469 491 853 95 277 144 384 82 nội tệ TG bằng 1,6 10 36 9 44 5 53 9,6 8 22 ngoại tệ (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009- 2011) Trần Phúc Giang 8 Lớp: 49B2 - TCNH
  15. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu đồ 1.1: tình hình huy động vốn tại NHCT Cửa lò giai đoạn 2009-2011 Tình hình huy động vốn triệu đồng 897 900 800 700 600 505 500 400 300 213.3 200 100 0 2009 2010 2011 năm vốn huy động Qua bảng số liệu và biểu đồ 1 ta thấy tình hình huy động vốn của Viettinbank Cửa Lò tăng nhanh trong 3 năm trở lại đây . cho thấy sự phát triển mạnh của chi nhánh cũng như khu cực này. Đầu Năm 2009 do ảnh hưởng của nề khinh tế bị lạm phát dẫn đến các NH tăng lãi suất huy động , tiếp thị giành giật lẫn nhau khách hàng gửi tiền , thị trường tiền tệ trở nên căng thẳng như cuối năm 2008. thực hiện chỉ đạo của Viettinbank Việt Nam để tăng trưởng nguồn vốn , bên cạnh sản phẩm huy động vốn truyền thống , chi nhánh tiếp tục triển khai các sản phẩm huy động mới để thu hút khách hàng như : gửi tiền tiết kiệm lãi suất bậc thang theo thời gian, rút gốc linh hoạt , tiển gửi đầu tư _ lãi suất thả nổi có kỳ hạn đối với tổ chức , tiền gửi thanh toán lãi suất bậc tháng…. . dến 31/12/2009 tổng nguồn vốn huy động là 213,3 tỷ đòng đạt 76% ( kế hoach đặt ra là 280 tỷ đồng ) Trong cơ cấu vốn phân theo khách hàng thì trên 50% nguồn vốn huy động từ tiết kiệm.. Năm 2009 nguồn vốn huy động từ tiết kiệm chiếm 74,5%. Tiền gửi Doanh nghiệp chiếm 22% và phát hành công cụ nợ chỉ chiếm 3,5%. Trần Phúc Giang 9 Lớp: 49B2 - TCNH
  16. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bước sang năm 2010 tình hình huy động tăng trưởng mạnh hơn, khi nền kinh té dần bước ra khỏi những khó khăn vê lạm phát và khủng hoảng hoạt động ngân hàng diễn ra nóng hơn , các tổ cức có nhiều chính sách mới , sản phảm mới thu hút nguồn tiền từ dân cư và các doanh nghiệp . NH Công thương Cửa Lò đã mở rộng ra các vùng lân cận để tranh thủ huy động các nguồn vốn nhàn rỗi . do vậy tính dén 31/12/2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 144% kế hoạch với doanh số 505 tỷ đồng . đây là một con số tăng khá lớn so với năm 2009 . trong năm nay tỷ trọng nguồn vốn từ doanh nghiệp có giảm và chỉ chiếm 17% với doanh số 85 tỷ bởi trong năm nay nguồn vốn chủ yếu cá doanh nghiệp đầu tư khôi phục sản xuất kinh doanh và dây chuyền sản xuất phù hợp. hơn nữa Đa phần tiền gửi của tổ chức kinh tế tập trung ở các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức mùa vụ, có vốn nhàn rỗi chưa sử dụng đến hoặc các khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của các doanh nghiệp dùng để đảm bảo thanh toán. năm 2011 với nhiều chính sách phục hồi kinh tế của chính phủ nhằm bình ổn giá và giảm thiểu lạm phát thì hoạt động kinh tế có nhiều khởi sắc. Chi nhánh đã điều hành lãi suất một cách linh hoạt , đẩy mạnh công tác tiếp thị ,khuyến mãi, chăm sóc khách hàng đảm bảo không để khách hàng bỏ đi giao dịch tại NH khác. Khai thác tối đa nguồn vốn huy động có chi phí hợp lí , phát triển thị phần vốn trên địa bàn , đông thời tiếp tục tìm kiếm khoản tiền gửi lớn từ các tổ chức định chế tài chính. Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 897 tỷ đồng trong đó từ tiền gửi doanh nghiệp 46 tỷ chiếm 5,13% ,tiền gửi tiết kiệm 471 tỷ chiếm 52,51% và trong năm nay chi nhánh đã vay từ bảo hiểm xã Hội 380 tỷ chiếm 42, 36% nguồn vốn huy động. chủ yếu hoạt động trong vùng dân cư buôn bán và dịch vụ du lịch nên nguồn huy dộng chủ yếu là nội tê năm 2009 tiền gửi VNĐ là 191,7 tỷ chiếm 90% vốn huy dộng , năm 2010 là 469 chiếm 91% , năm 2011 là 853 tỷ chiếm 95%. Như vậy Với mức tăng trưởng nhanh, mở rộng các hình thức huy động vốn, thủ tục đơn giản, đổi mới phong cách làm việc. Chi nhánh đã phát huy được khả năng thu hút vốn của mình đối với các thành phần kinh tế. Trần Phúc Giang 10 Lớp: 49B2 - TCNH
  17. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.3.2. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Cửa Lò Bảng 1.2: Cơ cấu dư nợ tại ngân hàng Công thương Cửa Lò ( Đơn vị : tỷ đồng) Năm 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 ST (%) ST (%) ST (%) (+) (+) (%) (%) Chỉ tiêu (-) (-) Tổng 416 100 843 100 1074 100 427 102,7 231 27,4 dư nợ Phân theo TPKT 39 9,4 79 9,4 305 28,4 40 102.5 226 286 DN QD DN 203 48,8 297 35,2 106 24,2 94 46 -191 -64,1 NQD Cá 174 41,8 467 55,4 319 9,7 93 168,4 48 -31,7 nhân, HGĐ Theo thời hạn Ngắn 274,6 66 490 57 473 44 215,4 78,44 306 29,06 hạn Trung 141,4 34 353 42 485 56 211,6 149,6 32 37,4 dài hạn (Nguồn : Phòng tổng hợp ngân hàng Công thương Cửa Lò) Qua bảng trên nhìn chung cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng tăng trưởng qua các năm: năm 2009 tổng dư nợ tại ngân hàng là 416 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm 100% tới năm 2010 tổng dư nợ tại ngân hàng là 843 tỷ đồng tỷ trong chiếm 100% và đến năm 2011 đạt 1074 tỷ đồng chiếm 100%. Ta thấy tổng dư nợ 2010 so với Trần Phúc Giang 11 Lớp: 49B2 - TCNH
  18. Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2009 tăng 427 tỷ đồng và tỷ trọng tăng 102,7 %. Năm 2011 so với năm 2010 tăng mạnh với tổng dư nợ 231 tỷ đồng và tỷ trọng tăng 27,4%. Phân theo thành phần kinh tế doanh nghiệp quốc doanh năm 2009 đạt 39 tỷ đồng chiếm 9,4% tỷ trọng dư nợ cho vay. Trong năm đó thì năm 2010 con số này đạt 79 tỷ đồng chiếm 9,4% tổng dư nợ đến năm 2011 đạt 305 tỷ đồng chiếm 28,4% năm 2010 so với năm 2009 doanh nghiệp quốc doanh tăng 40 tỷ đồng, tỷ trọng tăng 102,5%, năm 2011 so với 2010 doanh nghiệp quốc doanh tăng 226 tỷ đồng, tỷ trọng tăng 286%. Phân theo thành phần kinh tế doanh nghiệp ngoại quốc doanh năm 2009 đạt 203 tỷ đồng chiếm 48,8% tỷ trọng thì năm 2010 con số này đạt 297 tỷ đồng chiếm 435,2% đến năm 2011 đạt 260 tỷ đồng chiếm 24,2%. năm 2010 so với năm 2009 doanh nghiệp ngoại quốc doanh tăng 94 tỷ đồng, tỷ trọng tăng 49% năm 2011 so với 2010 doanh nghiệp ngoại quốc doanh giảm 191tỷ đồng, tỷ trọng giảm 64,1%.Năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 274,6 tỷ chiếm 66% tổng dư nợ tới năm 2010 là 490 tỷ đồng chiếm 58% tăng 215,4 tỷ so với năm 2009 còn bước sang năm 2011 dư nợ đạt 473tỷ đồng tăng 132 tỷ so với năm 2010. Trong khi dư nợ đối với trung dài hạn trong năm 2009 chỉ là 141,4 tỷ đồng chiếm 34% tổng dư nợ sang năm 2010 đạt 353 tỷ đồng tăng 211,6 tỷ so với năm 2009, còn sang năm 2011 thì con số này đạt 485 tỷ đồng tăng 132 tỷ so với năm 2010. Có thể nhân thấy sự biến đông khá mạnh của dòng tiền qua các năm vừa qua. ước sang năm 2011 nhu cầu vay của các doanh nghiệp chủ yếu là để phục hồi sản suất kèm theo là chính sach hỗ trợ lãi suất của chinh phủ cho nên dư nợ trong năm này tăng cao so với năm 2010, vế dư nợ trong ngắn hạn tính tới thời điểm cuối năm 2011 thì tăng 306 tỷ so với năm 2010 với mức tăng 29,06% còn dư nợ vay trung dài hạn tăng 132 tỷ đồng với mức tăng 37,4%. Với năm 2011 ngoài việc vay để phụ hồi sản suất thì nhu cầu vay để mở rông sản suất cũng tăng khá mạnh. Để đánh giá cụ thể hơn về hiệu quả tín dụng của Viettinbank Cửa Lò ta đi xem xét tới hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng thông qua bảng số liệu sau: Trần Phúc Giang 12 Lớp: 49B2 - TCNH
  19. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bảng 1.3: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Đơn vị: triệu đồng Năm Năm Năm so sánh Chỉ Tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Nợ quá hạn (trđ) 3,952 3,625 2,1 -0,327 -1,525 Tổng dư nợ (trđ) 416 843 1074 427 231 Nợ quá hạn / Tổng 0,95% 0,43% 0,195% -0,52% -0,235% dư nợ (%) ( Nguồn : phòng tổng hợp NH công thương Cửa Lò) Biểu đồ 1.2: tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ triệu đồng Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 1200 1074 1000 843 800 600 416 400 200 3.952 3.625 2.1 năm 0 2009 2010 2011 nợ quá han tổng dư nợ Nhìn vào bảng 3 và biểu đồ 2 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ chiếm một phần không lớn. theo quy định của NHCT Việt Nam thì ngưỡng cho phép được chấp nhận là dưới 1% vậy tỷ lệ nợ quá hạn của NHCT Cửa lò vẫn nằm trong ngưỡng cho phép. Tình hình nợ quá hạn qua các năm giảm đi rất nhiều thể hiện sự nỗ lực của cán bộ tín dụng của nhân viên NH góp phần làm cho chất lượng tín dụng được cải thiện . Trần Phúc Giang 13 Lớp: 49B2 - TCNH
  20. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.3.3. Công tác kế toán thanh toán ngân quỹ Trong những năm gần đây, công tác thanh toán có nhiều cải tiến, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện trực tiếp trên máy vi tính nên đảm bảo nhanh chóng, kịp thời. Công tác chi tiêu nội bộ chấp hành tốt chế độ sửa chữa, mua sắm tài sản, trích nộp các khoản nộp theo đúng quy định, hạch toán đầy đủ, rõ ràng, chính xác. Công tác kế toán thanh toán thực hiện tốt, đảm bảo nhanh chóng. Hoạt động kinh doanh thẻ của chi nhánh năm 2011 đã đạt được một số kết quả: thẻ ghi nợ nội địa đạt 9.252 thẻ/kế hoạch 7000 thẻ đạt 132%; thẻ TD Quốc tế 406 thẻ/kế hoạch 300 thẻ đạt 135%; có 2 điểm chấp nhận thẻ. Nguồn vốn huy động qua dịch vụ thẻ đạt 100% kế hoạch được giao. Hoạt động Ngân hàng điện tử trong năm 2011 đã có những bước chuyển biến đáng kể, triển khai các dịch vụ như: dịch vụ thanh toán qua ví điện tử, chuyển khoản qua tin nhắn; thanh toán qua mạng IPAY; Vietinbank at home; Internet Banking… Điều này đã khẳng định hình thức thanh toán ngày càng chiếm ưu thế và được KH lựa chọn. Công tác thông tin báo cáo, điện báo phục vụ lãnh đạo, Ngân hàng cơ sở có nhiều tiến bộ. Nhìn chung công tác kế toán đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thanh toán của nền kinh tế nói chung và hạch toán kế toán nói riêng. Công tác tiền tệ kho quỹ đã khai thác triệt để nguồn vốn thu tại địa phương như tiết kiệm, tiền gửi, tiền vay, thu chuyển tiền… Đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu tiền mặt cho KH. Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 đến năm 2011 ta có các chỉ tiêu đạt được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.4 : kết quả công tác tiền tệ kho quỹ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng thu tiền mặt 1.637,2 2.136 3.168 ( tỷ đồng ) Tổng chi tiền mặt 1.636,7 2.249 2.096 ( tỷ đồng ) Thu ngoại tệ 3.5356,95 3.215.000 3.580.000 ( USD) Chi ngoại tệ 3.613.467 3.117.000 2.000.000 (USD) ( nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011 NHCT Cửa Lò ) Trần Phúc Giang 14 Lớp: 49B2 - TCNH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2