intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: Nhon Nhon | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:126

110
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác xuất khẩu và coi đó là một chương trình kinh tế lớn cần phải tập trung thực hiện. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

  1. Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Page 1
  2. MỤC LỤC Lời mở đầu ........................................................................................ 7 A- CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 8 I.Sự cần thiết của hoạt động Ngoại Thương ................................. 8 1.1. Đối với các nước công nghiệp phát triển ...................................................... 8 1.2. Đối với các nước chậm và đang phát triển .................................................... 9 II. Các lý thuyết mô hình Ngoại Thương ................................................... 12 2.1. Các học thuyết cổ điển về thương mại quốc tế .......................................... 12 2.1.1.Quan niệm của các học giả trọng thương ( Mercantilism) ................. 12 2.1.2.Lý thuyết lợi thế tuyệt đối .................................................................... 13 2.1.3.Lý thuyết lợi thế so sánh ...................................................................... 15 2.1.4.Lý thuyết về về giá trị quốc tế hay mối tương quan cầu..................... 16 2.1.5.Lý thuyết về sự ưu đãi của các yếu tố .................................................. 20 2.1.6.Quan điểm Karl Marx về Ngoại Thương ............................................ 24 2.2. Các học thuyết mới về Thương mại Quốc tế ............................................. 24 2.2.1. Thương Mại Quốc tế dựa trên quy mô .............................................. 24 .... 2.2.2. Lý thuyết vòng đời Quốc tế quy mô................................................... 25 2.2.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia ........................................... 26 2.3. Chiến lược và chính sách Ngoại Thương của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................... 27 2.3.1.Quan điểm chiến lược ........................................................................... 28 2.3.2. Mục tiêu phát triển .............................................................................. 28 2.3.2.a. Mục tiêu tổng quan ........................................................................... 28 2.3.2.b. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 28 2.3.3. Định hướng Xuất khẩu ........................................................................ 29 2.3.3.a. Định hướng chung ....................................................................... 29 2.3.3.b. Định hướng phát triển ngành hàng ............................................ 29 Page 2
  3. 2.3.3.c. Định hướng phát triển thị trường .............................................. 30 2.3.4. Định hướng Nhập khẩu ............................................................................ 31 2.3.5. Giải pháp thực hiện chiến lược ................................................................ 31 2.3.5.1. Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................... 31 2.3.5.2.Phát triển thị trường ............................................................................. 32 2.3.5.3. Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng Xuất khẩu ................................................................. 33 2.3.5.4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động dịch vụ logistics................................ 33 2.3.5.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ...................................................... 34 2.3.5.6. Kiểm soát nhập khẩu ............................................................................ 34 2.3.5.7.Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngànhhang ......................................................................................................... 35 III.Kế hoạch Ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 ........................................................................................... 35 3.1.Kế hoạch Xuất khẩu một số mặt hàng ở Việt Nam 2010-2020................... 39 3.2.Giải pháp tương lai cho kế hoạch Xuất khẩu giai đoạn 2010-2020 ............................................................................................ 45 B. NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ................................................... 46 IV. Kinh nghiệm các nước phát triển và đang phát triển Châu Á ........ 46 4.1. Asean .......................................................................................................... 47 4.1.1.Singapo ....................................................................................................... 47 4.1.2.Thái Lan ..................................................................................................... 47 4.1.3.Malaysia ................................................................................................... 51 4.1.4.Nhật Bản .................................................................................................. 52 4.1.5. Trung Quốc ............................................................................................. 54 4.1.5.a.Thành tựu ..................................................................................... 54 Page 3
  4. 4.1.5.b.Bài học kinh nghiệm Việt Nam ..................................................... 56 4.1.6. Hàn Quốc .................................................................................................. 58 4.1.7.Đài Loan .................................................................................................... 59 V. Thực trạng Ngoại Thương Việt Nam ................................................... 65 5.1. Tổng quan về thực trang của Việt Nam 1986-2011 ................................... 66 5.2. Phân tích thực trạng Xuất khẩu Việt Nam qua các giai đoạn .................. 68 5.2.1. Giai đoạn 1986-1990 ........................................................................ 68 5.2.2. Giai đoạn 1991-1995 ....................................................................... 72 5.2.3. Giai đoạn 1995-2000 ...................................................................... 76 5.2.4. Giai đoạn 2001-2005 ....................................................................... 80 5.2.5.Giai đoạn 2006-2011 ........................................................................ 83 5.3. Phân tích một số mặt hàng tiêu biểu .......................................................... 90 5.4. Ý kiến chuyên viên quản lý nhà nước ...................................................... 104 VI. Thực trạng hoạt động Xuất khẩu Doanh nghiệp Việt Nam ........... 108 6.1. Công ty Lương thực Sông Hậu ................................................................ 108 6.1.1. Lịch sử công ty …………………………………………………. 108 6.1.2.Lĩnh vực hoạt động nhiệm vụ của công ty……………………. 109 6.1.3. Thị trường xuất khẩu chủ yếu………………………………… 110 6.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong Xuất khẩu gạo…………. 110 6.1.5. Tình hình Xuất khẩu của công ty…………………………….. 111 6.1.6. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty…111 6.2.Công ty Việt Tiến Tungshin ...................................................................... 113 6.2.1. Lịch sử công ty…………………….…………….……………… 113 6.2.2. Lĩnh vực hoạt động nhiệm vụ ……………………….…………114 6.2.3. Thị trường Xuất khẩu…..…………….…………….…………..114 6.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong Xuất khẩu tại Việt Tiến.114 6.2.5.Tình hình Xuất khẩu của công ty ………………………………114 6.3. Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex ........................................... 117 6.3.1. Lịch sử công ty……….…………….…………….………………117 Page 4
  5. 6.3.2.Lĩnh vực hoạt động…………….…………….…………………..117 6.3.3. Thị trường Xuất khẩu chủ yếu…………….…………………...119 6.3.4.Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu của công ty………………………….…………….…………119 VII. Phân tích mô hình SWOT và đưa ra giải pháp ............................. 120 7.1. Ý nghĩa các chỉ tiêu về chất lượng & hiệu quả XK ................................. 124 7.2. Một số biện pháp cải thiện chất lượng của XK trong thời gian tới ...................................................................................................... 125 Lời kết ............................................................................................................... 127 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..128 Page 5
  6. Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác xuất khẩu và coi đó là một chương trình kinh tế lớn cần phải tập trung thực hiện. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và ổn định đời sống nhân dân cũng như khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam- một nước nhỏ bé đang phát triển đang dần hòa nhập vào “sân chơi lớn” kinh tế thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả xuất khẩu của nước nhà, nhóm 8 ý thức rõ mình càng phải cố gắng hơn khi thực hiện đề tài : Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Mặc dù nhóm đã có nhiều cố gắng ,bỏ ra nhiều thời gian và công sức để thực hiện đề tài nhưng kết quả đạt được phần nào vẫn còn hạn chế, và chắc chắn không thể tránh khỏi vấp váp, sai sót. Hi vọng nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy và các bạn để nhóm có thể hoàn thành tốt bài làm và rút kinh nghiệm cho những lần thuyết trình sau được tốt hơn. Nhóm 8 xin chân thành cảm ơn! Page 6
  7. A- CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Sự cần thiết của hoạt động Ngoại Thương - Ngay từ xa xưa người ta đã nhận thức được rằng: nếu không có quá trình buôn bán trao đổi với các nước bên ngoài thì toàn bộ sản phẩm được sản xuất thêm sẽ phân phối cho tiêu dùng trong nước, khiến cho tăng trưởng kinh tế chỉ có thể đạt đến một mức độ nào đó mà thôi. Nhưng nếu tăng cường hoạt động Ngoại Thương thì một phần sản phẩm dành cho tiêu dùng trong nước; phần còn lại sẽ bán ra nước ngoài, số ngoại tệ thu được dành cho tích lũy, tái sản xuất mở rộng giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia - Thu nhập xã hội ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng của con người cũng tăng theo do yêu cầu đa dạng sản phẩm về cả số lượng, chủng loại và chất lượng; tuy nhiên, mỗi quốc gia lại là một phần của thế giới, nằm ở một số vị trí nhất định nào đó, chịu ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên rất khác nhau nên mỗi quốc gia chỉ có thể đáp ứng cho một phần yêu cầu đa dạng về số lượng sản phẩm tiêu dùng trong nước, nhưng rất khó đáp ứng được yêu cầu về chất lượng hoặc ngược lại; Vì vậy các nước phải dựa vào lợi thế của mình và tận dụng lợi thế của nước khác để dành vị trí tối ưu trong phát triển kinh tế.Thực tế cho thấy: khi thiết lập quan hệ kinh tế quốc tế không những sẽ mang lại lợi ích cho TG mà còn cho cả các bên tham gia. Cụ thể là: các nước tham gia vào giao thương quốc tế sẽ làm cho tổng sản phẩm TG gia tăng và phân công lao động quốc tế sẽ tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng thế giới. 1.1. Đối với các nước công nghiệp phát triển: Quan hệ kinh tế quốc tế giúp các doanh nghiệp có thêm cơ hội mở rộng giao lưu hàng hóa, thâm nhập vào thị trường nước ngoài; tăng khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Page 7
  8. Ví dụ: Nhật Bản có 5 hòn đảo chính, núi lửa 71,4% diện tích lãnh thổ, có 67 núi lửa còn có khả năng hoạt động, thường xuyên xảy ra động đất, thiên nhiên không ưu đãi: 99% dầu lửa nhập khẩu, 90% sắt thép nhập khẩu… So với các nước công nghiệp khác, Nhật Bản là nước có lịch sử xây dựng kinh tế chậm hơn cả: 4 giờ chiều 15/8/1945 Nhật đầu hàng Đồng Minh và chỉ bắt đầu xây dựng kinh tế từ đống đổ nát hoang tàn sau Thế chiến II. Nhưng đến năm 1964 Nhật Bản đã gia nhập OECD. Ngày nay, Nhật là một trong ba cường quốc kinh tế thế giới. Các công ty xuyên quốc gia của Nhật đầu tư ra nước ngoài ngày càng tăng, vào nhiều ngành, đặc biệt là những ngành thích hợp với doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ, tận dụng khả năng và lợi thế của mình; đồng thời lợi dụng lợi thế của nhận đầu tư, sử dụng nhiều lao động ở những nước kém phát triển, để tạo ra sản phẩm. Hoặc phát hành trái phiếu ra nước ngoài Có được tốc độ tăng trưởng trên đây là do trong chiến lược phát triển kinh tế, chính phủ Nhật đã rất chú trọng đến các quan hệ kinh tế với nước ngoài như dựa vào nguyên liệu nước ngoài (nhập khẩu nguyên liệu), tập trung nguồn lực trong nước để tăng cường chế tạo hàng xuất khẩu; khuyến khích DN trong nước mở rộng đầu tư ra nước ngoài nhằm vào những ngành khai thác nguyên liệu thô ở nước ngoài… Ngày nay các nguồn lợi thu được từ hoạt động kinh tế đối ngoại đã cho Nhật Bản vị trí số 1 về tài chính thế giới (Nhật liên tục được chọn là quốc gia giàu có nhất về tài sản ở nước ngoài và luôn đứng đầu TG vể dự trữ ngoại tệ). Nhật còn là cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 (sau Mỹ) và là nước cung cấp chủ yếu kỹ thuật và linh kiện cho các nước khác. Nhật cũng là 1 trong 10 nền kinh tế có khả năng cạnh tranh nhất TG nhờ vào chiến lược phát triển KT theo hướng mở, tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế. Sự phát triển nhanh chóng của Nhật Bản được coi là một “ Hiện tượng thần kỳ” mà nhiều nước phải nghiên cứu, học tập trong khoảng cuối thập kỷ 80 và những năm đầu thập kỷ 90. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Okita Saburo đã phát biểu: “Nước Nhật ý thức được rằng, không thể thịnh vượn nếu không có quan hệ quốc tế mật thiết” và “mọi người dân Nhật Bản đều hiểu rằng: nước Nhật không thể tự cắt mình ra khỏi thế giới”. 1.2. Đối với các nước chậm và đang phát triển: Page 8
  9. Những năm giữa thập kỹ 70 nhà kinh tế học người Áo (Nurks) đã đề xuất lý thuyết Vòng luẩn quẩn đối với các nước chậm và đang phát triển (Problems of capital information in undevelopment countries): Nurks cho rằng các nước chậm phát triển luôn ở trạng thái luẩn quẩn do không đủ vốn để đầu t ư co phát triển kinh tế, vì vậy NSLĐ xã hội không cao, sản phẩm kém chất lượng nên khó tiêu thụ, khiến cho việc thu hồi vốn của các DN trở nên khó khăn… dẫn đến nguồn vốn cho đầu tư phát triển bị thiếu hụt… Có thể hình dung vòng luẩn quẩn như sau: CÔNG NGHỆ LẠC HẬU THIẾU VỐN TÍCH LŨY THẤP NSLĐ THẤP Thực tế cho thấy, nếu các nước thực hành tốt quan hệ kinh tế quốc tế sẽ khắc phục được vòng luẩn quẩn trên đây do phá vỡ mắt xích thiếu vốn nhờ có cú hích từ vốn và kỹ thuật. Trung Quốc là một điển hình trong việc phá vỡ vòng luẩn quẩn, giải quyết đói nghèo, nhờ vào thực hành tốt quan hệ kinh tế quốc tế: Từ những năm 1966, Trung Quốc tiến hành cuộc “Cách mạng văn hóa” với chủ trương “Đại nhảy vọt”, nhưng do nóng vội và nhiều sai lầm trong chỉ đạo, trong vòng 10 năm thực hiện chủ trương đó, nền sản xuất của Trung Quốc bị đình đốn, kinh tế tiêu điều… Theo đánh giá cùa các nhà kinh tế, cuộc cách mạng văn hóa đã đẩy Trung Quốc lùi lại hàng chục năm và tới sát miệng hố của sự sụp đổ: bản thân Trung Quốc là nước sản xuất nông nghiệp lạc hậu, sau khi áp dụng 1 số biện pháp tiêu cực trong chỉ đạo phát triển kinh tế; tốc độ tăng trưởng kinh tế là những số âm (-2.7% năm 1975; -2.4% năm 1976), thu nhập bình quân đầu người những năm cuối thập kỹ 70 chỉ ở mức dưới 30 USD/năm. Page 9
  10. Cuối thập kỷ 70, Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế theo hướng mở: thiết lập quan hệ ngoại giao, kinh tế với toàn bộ các nước phương Tây, đến năm 1994 đã thiết lập quan hệ với 180 nước, nhờ cậy các nước này giúp đỡ về vốn, khoa học- kỹ thuật, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Kết quả là: + Tăng trưởng kinh tế đạt mức vô địch thế giới trong nhiều năm (bình quân 8- 9%/năm); có những năm đạt mức quá nóng như năm 1984 đạt 15,3%; đến mức nhiều nhà kinh tế đã đề nghị chính phủ Trung Quốc áp dụng những biện pháp làm lại tốc độ tăng trưởng quốc gia. Bảng 1.2: So sánh quốc tế về tốc độ tăng trưởng GDP (%) Thế giới Mỹ Nhật EU Trung Quốc Năm -0.2 9.6 7.9 1980 3.8 4.6 13.5 1985 2.4 1.8 5.2 3.8 1990 1.3 0.7 7.0 1991 1.7 2.6 1.3 1.1 12 1992 2.3 2.7 0.1 0.4 13.4 1993 3.1 3..7 0.5 2.6 11.8 1994 3.7 2.9 2.2 2.9 10.3 1995 3.1 2.4 8.8 1997 2.0 2.7 6.5 1998 3.8 2.8 8.5 2000 0.3 0.4 0.4 7.5 2001 2.4 0.32 8.0 2002 3.1 2.6 2.0 7.5 2003 3.9 2.9 2.0 9.1 2004 3.3 3.0 0.8 2.7 9.3 2005 5.1 3.3 1.1 2.9 10.7 2006 Page 10
  11. 11.3 2007 (Nguồn: Thu nhập từ nhiều nguồn của tác giả) Hai năm cuối thế kỷ 20 kinh tế TQ có tăng trưởng chậm lại, một phần do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á giai đoạn 1997- 1998 có một số ảnh hưởng nhất định đến kinh tế TQ, phần khác còn do tốc độ thu hút nguồn vốn đầu t ư nước ngoài vào TQ giảm đáng kể. Những năm đầu thế kỷ 21 TQ dần phục hồi lại đà tăng trưởng kinh tế của mình, mặc dù tốc độ tăng trưởng không bằng những năm trước nhưng vẫn thuộc hàng đứng đầu thế giới: Từ năm 2005 thu nhập bình quân đầu người đã ở mức 1.700USD/người; năm 2006 GDP của TQ đạt trên 2.600 tỉ USD; năm 2007 đạt 2.690 tỉ USD! + Từ năm 1997 tổng lượng buôn bán hàng hóa đã vươn lên hàng thứ 5 thế giới; tổng kim ngạch XNK năm 2007 của TQ đạt khoảng 2.100 tỉ USD, trong đó thặng dư thương mại đạt 255.9 tỉ USD (so với mức 212.4 tỉ USD của năm 2006). Ngày nay một thực tế mà ai cũng nhận thấy là hàng hóa của TQ có mặt hầu hết mọi quốc gia. + Trung Quốc không những là quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh nhất mà còn tích cực đầu tư sang nước khác. Thủ tướng Lý Bằng và Tổng bí thư Giang Trạch Dân luôn được khẳng định trong các kì Đại hội Đảng toàn quốc, trong các cuộc tiếp xúc với Hoa kiều, khách nước ngoài: “Mở cửa với bên ngoài là quốc sách cơ bản và lâu dài của nhân dân TQ…”. II. Các lý thuyết, mô hình ngoại thương 2.1. Các học thuyết cổ điển về thương mại quốc tế 2.1.1. Quan niệm của các học giả trọng thương ( Mercantilism) Vào thời gian của chủ nghĩa trọng thương, vàng và bạc được sử dụng với tư cách là tiền tệ và tạo nên kho của cải của các quốc gia. Một số quốc gia càng tích lũy được nhiều vàng bạc thì càng trở nên giàu có và hùng mạnh hơn. Do đó, mục tiêu chủ yếu trong các chính sách kinh tế của mỗi nước là phải gia tăng được khối lượng tiền tệ (vàng và bạc). Những người theo chủ nghĩa trọng thương đã đứng trên quan điểm coi tiền là đại biểu duy nhất của của cải, là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức nghề nghiệp. Những hoạt động nào không dẫn đến tích lũy tiền tệ là những hoạt động tiêu cực, không có Page 11
  12. lợi.Họ coi nghề nông không làm tăng thêm cũng không làm tiêu hao của cải. Hoạt động công nghiệp không thể là nguồn gốc của của cải (trừ công nghiệp khai thác vàng, bạc), chỉ có ngoại thương mới là nguồn gốc thật sự của của cải. Những học giả trọng thương cho rằng: lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt giống như chiến tranh. Kết quả: một bên thua một bên được (Trade is a zero-sum game). Do đó họ coi xuất khẩu đối với một quốc gia là có ích và nhập khẩu là một gánh nặng.  Chính vì thế, những khuyến nghị của các học giả trọng thương bao gồm: • Khuyến khích XK hàng hóa có giá trị cao. Chủ nghĩa trọng thương đánh giá thấp việc XK nguyên liệu và cố sử dụng nguyên liệu để sản xuất trong nước rồi đem XK thành phẩm. • Hạn chế NK, ưu tiên cho NK nguyên liệu so với thành phẩm. Hạn chế hoặc cấm NK thành phẩm, nhất là hàng xa xỉ. • Khuyến khích chở hàng bằng tàu của nước mình vì vừa bán được hàng mà còn thu được cước vận tải, phí bảo hiểm. • Đối với chính phủ, khuyến khích XK thông qua trợ cấp; hạn chế NK bằng các công cụ bảo hộ mậu dịch. Ngoài ra, buôn bán được thực hiện bởi các công ty độc quyền của Nhà nước. Lý thuyết trọng thương đã mang lại lợi ích cho các cường quốc thực dân nhưng ảnh hưởng cả nó đã bị mờ nhạt đi sau năm 1800. 2.1.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối ( Absolute advantages) .Thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia và sự phân công lao động: Adam Smith (1723-1790) cho rằng sự giàu có thực sự của một nước phụ thuộc số hàng hóa và dịch vụ sẵn có ở nước đó. Nếu thương mại không bị hạn chế thì lợi ích của thương mại quốc tế thu được là do nguyên tắc phân công. Mậu dịch sẽ giúp cả 2 bên gia tăng gia sản, qua việc thực thi một nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc phân công lao động (Division of works). Page 12
  13. Không bao giờ tự sản xuất lấy những gì mà nếu đi mua sẽ được rẻ hơn mà nên chuyên chú vào một hoạt động khác có lợi hơn, để bán lấy tiền chi dùng. Nếu một quốc gia chuyên môn hóa vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối thì cho phép họ sản xuất sản phẩm với chi phí hiệu quả hơn các nước khác. .Quan niệm lợi thế tuyệt đối: Cùng một đơn vị nguồn lực, cùng một sản phẩm quốc gia nào có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, thì quốc gia đó có LTTĐ về sản phẩm đó. Quốc gia có chi phí sản xuất thấp hơn khi SX cùng một sản phẩm thì có LTTĐ về sản phẩm đó. Nhờ chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi mà cả 2 quốc gia đều trở nên sung túc hơn. Cũng theo Adam Smith, thương mại còn có thể làm tăng khối lượng sản xuất và tiêu dùng của toàn thế giới do mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối. Mô hình đơn giản về lợi thế tuyệt đối Lúa gạo (tạ) Xe hơi (chiếc) Việt Nam 20 3 Nhật Bản 4 25 dụ trên minh họa cho ta thấy Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất lúa gạo v ì  Ví với cùng 1 đơn vị nguồn lực, Việt Nam sản xuất ra nhiều gạo hơn (20 tạ) trong khi Nhật Bản làm ra 4 tạ. Ngược lại, Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất xe hơi. . Nguồn gốc lợi thế tuyệt đối: Adam Smith cho rằng lợi thế của một nước có thể là lợi thế tự nhiên (các điều kiện khí hậu, tự nhiên) hay lợi thế do nỗ lực của nước đó, có được do sự phát triển công nghệ và sự lành nghề (nhờ chuyên môn hóa). Nhờ sự chuyên môn hóa, các nước có thể gia tăng hiệu quả do: Page 13
  14. • Do chuyên sâu vào một lĩnh vực nên người LĐ sẽ trở nên lành nghề giảm sai sót, chi phí. • Người lao động không phải mất thời gian di chuyển từ việc sản xuất sản phẩm này sang sản phẩm khác. • Do làm một công việc lâu dài, người lao động sẽ nảy sinh ra các sáng kiến, đề xuất các phương pháp làm việc tốt hơn. 2.1.3. Lý thuyết về lợi thế so sánh (Comparative advantages) Quan niệm lợi thế so sánh: Nếu như khái niệm lợi thế tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở sự khác biệt về hiệu quả sản xuất tuyệt đối thì LTSS xuất phát từ hiêu quả sản xuất tương đối.Một nước không có LTTĐ ở cả hai mặt hàng nhưng vẫn có LTSS ở mặt hàng nào có mức bất lợi nhỏ hơn và vẫn thu được lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế. David Ricardo (1772-1823) Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh Lúa gạo(tạ) Cá (tấn) Việt Nam 5 4 Nhật Bản 9 10 Trong trường hợp này, Việt Nam bất lợi thế tuyệt đối cả 2 mặt hàng nhưng do mức độ bất lợi thế tương đối về mặt hàng gạo nhỏ hơn mặt hàng cá (4/10
  15. độ lợi thế của Nhật Bản về mặt hàng cá lớn hơn mặt hàng gạo (10/4>9/5). Do đó Việt Nam có lợi thế so sánh về gạo, còn Hàn Quốc có lợi thế so sánh về cá. Mỗi nước sẽ chuyên môn hóa về mặt hàng mình có lợi thế so sánh, sau đó đem đổi lấy mặt hàng mình bất lợi thế so sánh. Quy luật của lợi thế so sánh: "Một quốc gia sẽ XK những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. Nói cách khác, một quốc gia sẽ XK những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia". Một cách cụ thể, một quốc gia A sẽ xuất khẩu X khi và chỉ khi: Chi phí lao đng đ sn xut Chi phí lao đng đ sn xut 1 đn v X A 1 đn v Y A < Chi phí lao đng đ sn xut Chi phí lao đng đ sn xut 1 đn v X B 1 đn v Y B Chi phí cơ hội: Gottfried Von Haberler (1900-1995) là người đã vận dụng khái niệm chi phí cơ hội vào giải thích lý thuyết lợi thế so sánh.Chi phí cơ hội của mặt hàng X là số lượng mặt hàng Y cần được cắt giảm để sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa X. Trong 2 quốc gia, quốc gia nào có chi phí cơ hội của mặt hàng nào thấp hơn thì sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng đó. Về thực chất, chi phí cơ hội chỉ là cách phát biểu khác của giá cả hàng hóa tương quan. Việc xác định LTSS dựa trên khái niệm chi phí cơ hội ưu việt hơn mô hình của Ricardo: không cần dựa trên bất kì giả định nào về lao động. Cần chú ý rằng, ở đây chi phí cơ hội của từng mặt hàng ở mỗi quốc gia được giả định là không thay đổi 2.1.4. Lý thuyết về giá trị quốc tế hay mối tương quan của cầu (Reciprocal demand) Lý thuyết của David Ricardo chỉ mới đề cập tới yếu tố cung, chưa chú ý tới yếu tố cầu. Stuart Mill đã bổ sung cho khiếm khuyết này. Ông đã bàn đến vấn đề giá trị quốc tế hay tỷ lệ trao đổi giữa các sản phẩm. Mill cho rằng "Sự mở của ngoại thương... đôi khi Page 15
  16. như một kiểu cách mạng công nghiệp ở một nước mà các nguồn lực của nó chưa được phát triển." Ông đã so sánh các sản phẩm sản xuất ra của 2 quốc gia khi sử dụng đầu vào nhân công ngang nhau.Lý thuyết của John Stuart Mill dựa trên năng suất tương đối của nhân công chứ không phải phí tổn của nhân công như D.Ricardo. Nếu lấy ví dụ mà chúng ta thường dùng để trình bàn lý thuyết của D.Ricardo, thì cấu trúc của S.Mill sẽ như sau: vào Đầu Đầu ra Nhân công Quốc gia Rượu (thùng) Vải (kiện) (số ngày) Bồ Đào Nha 100 300 75 300 Anh 50 60 Chúng ta có thể thấy, cùng nguồn lực đầu vào, Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất 2 mặt hàng, nhưng tương đối có lợi thế hơn về rượu (100/50 = 2/1 so với 75/60 = 1/2). Nếu cùng một đầu vào, người ta có thể sản xuất được a1 và b1 lượng hàng A và B tại quốc gia I, và a2, b2 ở quốc gia II, thì quốc gian 1 sẽ xuất khẩu A để nhập B nếu a1/b1 > a2/b2, nghĩa là so với quốc gia II, tương đối quốc gia I có khả năng sản xuất A nhiều hơn B (hoặc có thể là a1/a2 > b1/b2). Tỷ lệ trao đổi được chấp nhận Nếu không có ngoại thương giữa 2 nước, Bồ Đào Nha có thể dùng 100 thùng rượu để đổi lấy 75 kiện vải (tỷ lệ 100/75 = 4/3); ở Anh có thể d ùng 100 thùng rượu để đổi lấy 120 kiện vải (tỷ lệ 100/120 = 5/6, nếu dùng 600 ngày công cho mỗi ngành sản xuất). Vậy Bồ Đào Nha và Anh sẵn sàng buôn bán với nhau, nếu đối với Bồ Đào Nha, 100 thùng rượu đổi được ít hơn 120 kiện vải. Giới hạn của tỷ lệ buôn bán chính là tỷ lệ trao đổi trong nội địa, ổn định bởi năng suất tương đối của nhân công mỗi nước. Giới hạn của tỷ Page 16
  17. lệ mậu dịch sẽ là: 75 vải < 100 rượu < 120 vải. Vấn đề là tìm những yếu tố xác định một tỷ lệ trao đổi thực sự trong giới hạn trên. Lý thuyết về mối tương quan của cầu: Theo S.Mill, tỷ lệ mậu dịch thực sự sẽ phụ thuộc vào cường độ cũng như độ co dãn của cầu NK của mỗi nước, nghĩa là phụ thuộc vào số cầu tương quan. Cần lưu ý rằng, số cầu không phải là một bảng biến thiên của số lượng theo mức giá, mà là số lượng hàng XK của một quốc gia theo các tỷ lệ mậu dịch hay các số lượng hàng NK khác nhau.  Tóm lại: Giới hạn tỷ lệ trao đổi mậu dịch chính là những tỷ lệ trao đổi trong nước, tùy ở năng suất tương đối của mỗi quốc gia. Trong giới hạn này, tỷ lệ mậu dịch thực sự tùy thuộc vào số cầu của mỗi nước đối với sản phẩm của nước khác. Nhưng tỷ lệ trao đổi này sẽ ổn định khi XK của 1 quốc gia vừa đủ để trang trải số NK của quốc gia đó. Thương mại quốc tế và chi phí cơ hội Trường hợp chi phí cơ hội không đổi: Khái niệm chi phí cơ hội có thể được vận dụng để giải thích mô hình thương mại quốc tế giữa hai quốc gia với hai mặt hàng.Giả sử có 2 quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc với 2 sản phẩm là cà phê và thép. Lượng lao động cần thiết để sản xuất mỗi đơn vị thép và cà phê như sau: Việt Nam Hàn Quốc Thép 5 6 Cà phê 2 12 Page 17
  18. Nếu như mỗi nước, Việt Nam và Hàn Quốc, có 120 đơn vị lao động, thì các đường giới hạn khả năng sản xuất của Việt Nam và Hàn Quốc được vẽ tương ứng là DH và GC nhỏ hơn DH bởi vì Hàn Quốc có hiệu quả tuyệt đối thấp hơn so với Việt Nam được dùng để sản xuất cà phê thì sẽ có 60 đơn vị cà phê được làm ra, nếu để sản xuất thép – sẽ có 24 đơn vị đươc làm ra. Các con số tương ứng của Hàn Quốc là 10 và 20. Khi chưa có thương mại, Việt Nam sản xuất và tiêu dùng cả hai mặt hàng tại một điểm nào đó, chẳng hạn là J, trên DH, còn Hàn Quốc- tại I trên GC. Khi thương mại được mở ra, mỗi nước sẽ chỉ tập trung sản xuất mặt hàng mà mình có LTSS. Cụ thể là Việt Nam sẽ chỉ sản xuất cà phê với điểm sản xuất mới là D, còn Hàn Quốc chỉ sản xuất thép với điểm sản xuất mới là C. Nếu thương mại diễn ra theo mức giá tương quan của Hàn Quốc (1 cà phê = 2 thép) thì Việt Nam có thể tiêu dùng bất kỳ điểm nào nằm trên đường DF (được vẽ song song với GC). Ngược lại, nếu tỷ lệ trao đổi quốc tế đúng bằng mức giá tương quan của Việt Nam (1 cà phê = 0.4 thép) thì Hàn Quốc sẽ tiêu dùng tại bất kỳ điển nào trên đường CE (đường song song với DH). Tuy nhiên Việt Nam và Hàn Quốc không thể cùng một lúc tiến hành trao đổi theo 2 mức giá trên: tỷ lệ trao đổi quốc tế (hay còn gọi là điều kiện thương mại) phải là duy nhất đối với hai nước và chỉ dao động trong khoảng giới hạn bởi hai mức giá đó. Nếu điều kiện thương mại vượt ra ngoài hai mức giá tương quan của hai nước, cụ thể là nếu 1 cà phê > 2 thép hoặc 1 cà phê < 0.4 thép thì một trong hai nước sẽ ngừng trao đổi ngay vì không những không thu được lợi mà còn bị thiệt hại. Trong hình 1.1 thì điều kiện thương mại phải nằm trong khoảng giữa DH và DF đối với Việt Nam, và giữa GC và CE đối với Hàn Quốc, cụ thể được biểu thị bằng các đường DT và CT song song với nhau. Nếu điều kiện thương mại đúng bằng mức giá tương quan của Việt Nam thì Việt Nam sẽ tiếp tục sản xuất cả 2 mặt hàng, còn Hàn Quốc thì chuyên môn hoá hoàn toàn trong việc sản xuất thép. Khi đó toàn bộ lợi ích từ thương mại sẽ thuộc về Hàn Quốc.Khi đó Việt Nam được coi là nước lớn, và Hàn Quốc là nước nhỏ. Ngược lại nếu Hàn Quốc là nước lớn, và Việt Nam là nước nhỏ thì điều kiện thương mại đúng bằng mức giá tương quan của Hàn Quốc, và toàn bộ lợi ích thương mại sẽ thuộc về Việt Nam, là nước chỉ sản xuất một mặt hàng là cà phê. Nói một cách tổng quát, nước nào có mưc sản lượng nhỏ Page 18
  19. hơn thì sẽ có xu hướng thực hiện chuyên môn hoá hoàn toàn và hưởng toàn bộ lợi ích từ thương mại. Trường hợp chi phí cơ hội tăng dần: Trên thực tế, chi phí cơ hội của một mặt hàng là tăng dần nếu như để sản xuất thêm một đơn vị mặt hàng đó thì cần phải cắt giảm một số lượng tăng dần các mặt hàng khác. Trong trường hợp đó đường giới hạnkhả năng sản xuất sẽ không phải là một đường thẳng mà là một đường lồi ra phía ngoài. Hình 1-2 cho thấy để sản xuất thêm 1 đơn vị thép thì lượng cà phê bị cắt giảm ngày càng tăng. Lý do là vì tính thích hợp của các yếu tố sản xuất đối với từng mặt hàng. Một yếu tố sản xuất nào đó có thể sử dụng rất có hiệu quả trong sản xuất một mặt hàng nhất định, nhưng lại tỏ ra kém hoặc hoàn toàn không có hiệu quả trong sản xuất những mặt hàng khác. Ví dụ, một mảnh đất có thể rất thích hợp cho việc trồng cà phe nhưng lại không thích hợp cho việc trồng cà phê nhưng lại không thích hợp cho việc trồng chuối, hoặc một nông dân trồng cà phê rất giỏi nhưng kỹ năng trồng cà phê đó có thể hoàn toàn vô dụng trong việc làm ra một chiếc ô tô. 2.1.5. Lý thuyết về sự ưu đãi của các yếu tố (Factor endowment) Vào đầu thế kỷ 20, hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển là Eli Heckscher (1879- 1952) và Bertil Ohlin (1899-1979) đã nhận thấy rằng chính mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất ơ các quốc gia khác nhau và mức độ sử dụng của các yếu tốsản xuất để làm ra các mặt hàng khác nhau mới là những nhân tố quan trọng trong qui định thương mại. Lý thuyết mà họ xây dựng gọi la lý thuyết Heckscher- Ohlin (H- O) hay lý thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế. Mô hình Heckscher-Ohlin:  Mô hình Heckscher-Ohlin được xây dựng thay thế cho mô hình cơ bản về lợi thế so sánh của Ricardo.Mặc dù nó phức tạp hơn và có khả năng dự đoán chính xác hơn, nó vẫn có sự lý tưởng hóa. Đó là việc bỏ qua lý thuyết giá trị lao động và việc gắn cơ chế giá tân cổ điển vào lý thuyết thương mại quốc tế. Mô hình Hechscher-Ohlin lập luận rằng cơ cấu thương mại quốc tế được quyết định bởi sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực.Nó dự đoán rằng một nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó có thế mạnh, và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà Page 19
  20. nước đó khan hiếm. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu nhằm kiểm nghiệm mô hình H-O lại đưa ra nhứng kết quả mâu thuẫn, trong đó có công trình của Wassili Leontief, còn được biết đến với tên gọi Nghịch lý Leontief. Sử dụng mô hình bảng cân đối liên ngành IO (input-output) của mình với số liệu của Mỹ năm 1947, Leontief đã phát hiện Mỹ mặc dù là quốc gia với tỉ lệ vốn/lao động cao nhưng tỉ lệ vốn/lao động của các mặt hàng tương đương hàng nhập khẩu của Mỹ lại cao hơn tỉ lệ vốn/lao động của các mặt hàng xuất khẩu. Mô hình Heckscher-Ohlin dựa trên các giả thiết sau: • Thế giới chỉ có 2 quốc gia chỉ có 2 loại hàng hóa (X và Y) và chỉ có 2 yếu tố sản xuất là lao động và tư bản. • Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất hàng hóa giống nhau và thị hiếu của các dân tộc như nhau. • Hàng hóa X chứa đựng nhiều lao động, còn hàng hóa Y chứa đựng nhiều tư bản. • Tỷ lệ giữa đầu tư và sản lượng của 2 loại hàng hóa trong 2 quốc gia là một hằng số. • Cả hai quốc gia đều chuyên môn hóa sản xuất ở mức không hoàn toàn. • Cạnh tranh hoàn hảo ở thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố đầu vào ở cả 2 quốc gia. • Công nghệ sản xuất cố định ở mỗi quốc gia và như nhau giữa các quốc gia • Công nghệ đó ở mỗi quốc gia đều có lợi tức theo quy mô cố định. • Lao động và vốn có thể di chuyển tự do trong biên giới mỗi quốc gia, nhưng bị cản trở trong phạm vi quốc tế. • Không có chi phí vận tải, không có hàng rào thuế quan và các trở ngại khác trong thương mại giữa hai nước. • Thương mại quốc tế giữa hai quốc gia là cân bằng. Tất cả các nguồn lực được sử dụng hoàn toàn ở cả hai quốc gia. Cách xác định hàm lượng các yếu tố sản xuất: Mặt hàng X được coi là có hàm lượng lao động cao hơn so với mặt hàng Y nếu: Trong đó: L X và L Y là lượng lao động Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2