intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

284
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của việt nam', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

  1. Luận văn Đề tài: Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 1
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................ ..................................... 1 CHƯƠNG I................................ .......................................................................... 7 VAI TRÒ VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI................................ ..................................... 7 1.Khái niệm, vai trò vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng ............................... 7 1.Một số khái niệm chung. .......................................................................... 7 2.Vai trò vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế ................................ ............ 8 2.1Lý thuyết của Harrod Domar .......................................................... 9 2.2Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế ....................... 10 II Cơ cấu vốn đầu tư .................................................................................... 11 1.Phân loại theo tiêu chí nguồn gốc hình thành ....................................... 11 2.Phân loại theo tiêu chính nhóm ngành .................................................. 17 III.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tác động của nguồn vốn với tăng trưởng . 18 1.H ệ số ICOR................................................................ ............................. 18 2. Hệ số co giãn của sản lượng theo vốn đầu tư ....................................... 18 IV.Tỷ trọng vốn đầu tư cụ thể trong tổng vốn đầu tư ................................ 19 CHƯƠNG II ...................................................................................................... 20 THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN Ở VIỆT NAM ................................ ................ 20 I. Đánh giá chung về tổng vốn đầu tư xã hội ở nước ta .............................. 20 1.Thực trạng .............................................................................................. 20 2.Vai trò của tổng nguồn vốn ................................................................ .... 21 3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ................................................. 26 II. Thực trạng nguồn vốn đầu tư xã hội phân theo nguồn hình thành ...... 26 1. Nguồn vốn khu vực kinh tế nhà nước................................................... 27 1.1 Tỷ trọng và cơ cấu của nguồn vốn khu vực nhà nước................. 27 1.2 Xu thế vận động của các nguồn vốn khu vực kinh tế nhà nước .. 28 1.3 Thực trạng và hiệu quả sử dụng của nguồn vốn khu vực nhà nước ............................................................................................................. 29 1.3.1 Thực trạng sử dụng ................................................................ .... 29 1.3.2 Hiệu quả sử dụng ....................................................................... 30 2. Nguồn vốn khu vực kinh tế ngoài nhà nước. ................................ .......... 34 2.1 Tiết kiệm khu vực ngoài nhà nư ớc. .................................................... 34 2.2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước........... 35 2
  3. 2.3 Vai trò của vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ................................................................................................. 36 2.4 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài nhà nước ........ 38 3. Nguồn vốn khu vực nước ngoài ............................................................... 39 3.1 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nư ớc ngoài FDI ...................................... 41 3.1.1 Những vấn đề chung về FDI ................................ ...................... 41 3.1.2 Đầu tư, thu hút FDI trong thời gian qua ................................... 43 3.1.2.1. FDI và những con số............................................................... 44 3.1.2.2. Ảnh hưởng của FDI tới nền kinh tế ....................................... 45 3.1.3 Đánh giá về tình hình, hiệu quả sử dụng vốn FDI .................... 48 3.2 Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.............................................. 49 3.2.1 Tình hình huy động ................................................................ .... 49 3.2.1.1 Các nhà tài trợ và lĩnh vực ưu tiên tài trợ cho Việt Nam ...... 49 3.2.1.2 Tình hình huy động ODA ................................ ....................... 50 3.2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ...................... 51 3.2.3 Tình hình giải ngân ODA........................................................... 53 3.2.4 Quản lý nguồn vốn ODA ............................................................ 54 3.2.5 Đánh giá về hiệu quả thu hút , quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ............................................................................................................. 54 3.3 Các nguồn vốn khác ............................................................................ 55 3.3.1 Nguồn vốn các tổ chức phi chính phủ(NGO). ........................... 55 3.3.2 Nguồn vốn từ đầu tư gián tiếp ở Việt Nam (FII) ...................... 56 III. Thực trạng nguồn vốn đầu tư xã hội phân theo ngành kinh tế ........... 57 1. Cơ sở ngành kinh tế................................ ............................................... 57 2. Thực trạng của vốn đầu tư tới ngành kinh tế ...................................... 58 CHƯƠNG III..................................................................................................... 65 GIẢI PHÁP ....................................................................................................... 65 1. Hoàn thiện quy hoạch vốn đầu tư xã hội theo từng vùng....................... 65 2. Khuyến khích và ưu đãi hơn nữa các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và vùng sâu, vùng núi, vùng xa....................................... 65 3. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án triển khai hoạt động mở rộng tăng công suất hiện có. ........................................................................ 66 4. Xử lý linh hoạt hơn nữa hình thức đầu tư. ............................................. 67 5. Phát triển mạnh nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. ... 68 3
  4. 6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của công đoàn. .............. 69 7. Cần phải phát triển thị trường tài chính................................. ................ 69 KẾT LUẬN................................ ........................................................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 70 4
  5. LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế thế giới đang vận động phát triển không ngừng đòi hỏi từng quốc gia phải từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để giảm khoảng cách của sự nghèo nàn với các nước tư bản phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực kinh tế có thể nói là năng động nhất trên th ế giới. Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực này và cũng chịu ảnh hưởng của quy luật phát phát triển. Trong mỗi một quốc gia thì vốn là không thể thiếu được, nó thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia đó phát triển. Đối với các nước phát triển thì có lượng vốn vô cùng lớn và rất muốn đầu tư ra nước ngoài bằng cách có thể là đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Còn đối với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển là điêù kiện vô cùng thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong đó có Việt Nam. Đầu tư là động lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Trong đó vốn đầu tư trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt, bởi muốn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cần có giải pháp để thu hút vốn. Thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và nhà nước ta đã ban hành luật đầu tư nước ngoài vào năm 1987 và qua 3 lần sửa đổi vào các năm 1990, 1992 và gần đây nhất là năm 1999. Để thực hiện ổn định kinh tế xã hội tăng GDP, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nhiều mục tiêu khác thì nguồn vốn trong nườc mới chỉ đáp ứng được một nửa, cho nên cần phải huy động vốn từ nước ngoài mà chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên từ khi ban hành và thực hiện luật đầu tư đến nay tuy không phả i là thời gian dài song chúng ta đã thu đ ược một số kết quả khả quan. Những kết quả ban đầu thể hiện là kết quả đúng đắn phù h ợp với việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Cho đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn vấn đề mới cần phải được xem xét giải quyết. Do đó việc tìm hiểu nghiên cứu để có đ ược sự đánh giá về những kết quả đã đạt được tìm ra nh ững hạn chế khắc phục nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới là th ực sự cần thiết nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, bên cạnh những mặt đ ược còn có những hạn chế, bất cập chưa thu hút có hiệu quả điều đó có thể thấy số vốn xin vào đ ầu tư đã giảm. Trong bài viết này đ ể có thể thấy rõ và có những phương hướng giải quyết vấn đề này, em chọn đề tài : 5
  6. “Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài. Mục đích của b ài báo cáo là Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo là vốn đầu tư xã hội. Phạm vi nghiên cứu là kinh tế Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu.: Sử dụng lý thuyết Harros Domar để chỉ ra vai trò của vốn đầu tư tới tăng trưởng. 5. Nội dung báo cáo bao gồm: Bài báo cáo được bố cục theo các nội dung chính như sau: Chương I : Vai trò của vốn đầu tư xã hội. Chương II :. Thực trạng các nguồn vốn ở Việt Nam. Chương III : Giải pháp 6
  7. CHƯƠNG I VAI TRÒ VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI 1. Khái niệm, vai trò vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng 1. Một số khái niệm chung. Đầu tư là việc hy sinh các nguồn lực ở hiện tại nhằm thu được lợi ích trong tương lai bằng cách đưa các nguồn lực hiện tại vào quá trình tái sản xuất xã hội Vốn đầu tư là nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động đầu tư phát triển. Về bản chất, nguồn h ình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có th ể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Khẳng định n ày đã được chứng minh ở hầu hết các trường phái kinh tế học như: kinh tế học cổ điển, kinh tế học chính trị Mác-Lênin và kinh tế học hiện đại Trong tác phẩm “ Của cải của các dân tộc” (1776), Adam Smith đã khẳng định: “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm đ ể tích lũy cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên” Sang th ế kỷ XIX, theo quan điểm của Mác, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xu ất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng, hay nói cách khác, nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể đáp ứng được do sự gia tăng sản xuất và tích lũy của nền kinh tế Quan điểm về bản chất của nguồn vốn đầu tư lại tiếp tục được các nh à kinh tế học hiện đại chứng minh. Trong tác phẩm nổi tiếng “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của mình, John Maynard Keynas đã chính minh được rằng: Đầu tư chính là phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng , tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng. Điều này có ngh ĩa là: Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng Như vậy: Đầu tư = Tiết kiệm Theo Keynes, sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư xuất phát từ tính chất song phương của các giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất và một b ên là người tiêu dùng. Thu nhập chính là chênh lệch giữa tổng doanh thu cung cấp dịch vụ và bán hàng với 7
  8. tổng chi phí. Nhưng toàn bộ các sản phẩm phải được bán ra cho người tiêu dùng hoặc các nhà sản xuất khác. Mặt khác đầu tư hiện h ành chính bằng phần tăng th êm năng lực sản xuất mới trong kỳ. Vì vậy, xét về tổng thể phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng mà người ta gọi là tiết kiệm không thể khác với phần gia tăng n ăng lực sản xuất mà ngư ời ta gọi là đầu tư Tuy nhiên điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng. Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư b ằng tiết kiệm của nền kinh tế không phải bao giờ cũng được thiết lập. Phần tích lũy của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thực hiện đầu tư. Ngược lại, vốn tích lũy của nền kinh tế có thể ít h ơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài. Trong trường hợp này, m ức ch ênh lệch giữa tiết kiệm và đ ầu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lãi CA = S – I Trong đó: CA là tài khoản vãng lai (current account) Trong nền kinh tế mở, nếu nhu cầu đầu tư lớn h ơn tích lũy của nền kinh tế dẫn đến tài kho ản vãng lai b ị thâm hụt thì có th ể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi đó, đ ầu tư nước ngo ài hoặc vay nợ có thể trở th ành một trong những nguốn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế. Nếu tích lũy của nền kinh tế lớn h ơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia có thể đầu tư ra nước ngoài ho ặc cho các nước khác vay nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng (thu nhập) của nền kinh tế về quy mô và tốc độ trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý ngh ĩa so sánh tương đối và ph ản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu ngư ời Như vậy, về bản chất, tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. 2. Vai trò vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế 8
  9. 2.1 Lý thuyết của Harrod Domar a. Nội dung Vào những năm 40, các nhà kinh tế R. Harrod và E. Domar đã đề xuất quan điểm về tăng trưởng kinh tế và các nhu cầu về vốn cơ bản dựa trên tư tưởng của Keynes Theo mô hình H-O, đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành hay m ột nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng vốn đầu tư cho đơn vị đó Nếu gọi S là mức tích lũy của nền kinh tế thì tỷ lệ tích lũy (s) trong đầu tư sẽ là: Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư, nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (St = It), do đó cũng có thể viết: Mục đích của đầu tư là để tạo ra vốn sản xuất, nên It = Kt. Nếu gọi k là t ỷ số gia tăng giữa vốn và sản lượng (còn gọi là hệ số ICOR), ta có: Do đó chúng ta có: Ở đ ây k đ ược gọi là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra). Hệ số này nói lên rằng : vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng; tiết kiệm của nhân dân và các công ty là nguồn gốc của đầu tư. Hệ số này cũng phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư. Ví dụ, nếu như đầu tư 3 tỷ đồng dưới dạng xây dựng nhà máy m ới và trang bị mới làm cho xí nghiệp có khả năng tăng đầu ra th êm 1 tỷ đồng/năm trong vòng một năm tới th ì hệ số gia tăng vốn đầu ra trong trường hợp n ày là 3/1. Đối với các nh à làm kế hoạch, khi cho trước phương trình đơn giản này thì nhiệm vụ không phức tạp lắm. Bước đầu là thử đưa ra 9
  10. một cách tính tỷ số gia tăng vốn – đầu ra. Có hai phương án lựa chọn cho bước tiếp theo. Hoặc là ph ải lập kế hoạch cần quyết định tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, hoặc là cần quyết định tỷ lệ tiết kiệm. b. Nhận xét lý thuyết Lý thuyết H-O về thực chất chỉ gói gọn trong khái niệm tăng trưởng kinh tế. Dù vậy, lý thuyết này vẫn còn ảnh hư ởng lớn đến các nước đang phát triển muốn tăng nhanh tốc độ phát triển của m ình , bởi nó nhắm trúng vấn đề thiết yếu và nan giải nhất ở đây là vốn đầu tư. Đi theo hướng này là một loạt chính sách ở các quốc gia nhằm nâng cao khả năng tích lũy trong tổng sản phẩm quốc dân  Ưu điểm - Vận dụng để ra kế hoạch cho sự phát triển của một ngành hay một khu vực n ào đó của nền kinh tế - Dựa vào đó cũng có thể đưa ra những chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế khi xét đến mối tương quan giữa nguồn tài chính và nguồn lực hiện có  Hạn chế - Ở các nư ớc đang phát triển luôn vấp phải vấn đề cái vòng lu ẩn quẩn (thu nhập thấp, tích lũy thấp, đầu tư thấp, năng suất lao động thấp, thu nhập thấp…)do vậy việc sử dụng vốn làm động lực cho phát triển là thiếu tính khả thi - Mặt khác, ở các nư ớc đang phát triển, thị trường tài chính và thị trường h àng hóa hoạt động yếu ớt. Dẫn đến to àn bộ tiết kiệm không đưa đư ợc ra đầu tư - Lý thuyết H-O không giải thích rõ một số điểm khác biệt căn bản trong sự tăng trưởng của các quốc gia, trong khi mọi người muốn biết tại sao có sự khác nhau rất lớn giữa các nước 2.2 Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế  Tác động đến cầu: Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần đầu tư. Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng th ế giới, đầu tư thường chiếm từ 24-28% trong tổng cầu của các nước trên th ế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét trong mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu AD tăng (Các yếu tố khác không đổi) AD = C + I + G + X – M 10
  11. Trong đó C: Tiêu dùng I: Đầu tư G: Tiêu dùng của chính phủ X: Xu ất khẩu I: Nhập khẩu  Tác động đến cung: Tổng cung của nền kinh tế bao gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung nước ngo ài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một h àm của các yếu tố sản xuất : vốn, lao động, tài nguyên, công ngh ệ…, thể hiện qua phương trình sau: Q = F(K,L,TFP) K : Vốn đầu tư L : Lao động TFP : Năng su ất lao động tổng hợp Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công ngh ệ…Do đó đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế Xét theo trình tự thời gian, sau giai đoạn tực hiện đầu tư là giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Khi kết quả đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào ho ạt động làm cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên Mối quan hệ giữa đầu tư với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối quan h ệ biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn II . Cơ cấu vốn đầu tư 1. Phân loại theo tiêu chí nguồn gốc hình thành Nguồn vốn trong nước a. Nguồn vốn nhà nước  Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước Đây là nguồn chi của ngân sách cho đầu tư. Đó chính là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thư ờng được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và hỗ trợ các dự án cần sự tham gia của nhà nước, chi cho việc lập và thực 11
  12. hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dụng đô thị và nông thôn  Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóng vai trò đ áng kể trong chiến lược phát triển của nhà nước. Nếu như trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa được sử dụng nh ư một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế th ì trong giai đoạn 1991 – nay n guồn vốn này có m ức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của nhà nước. Nguồn vốn tín dụng phát triển có tác dụng tích cực trong việc giảm bao cấp vốn trực tiếp của nh à nước. Với cơ chế tín dụng, các đ ơn vị sử dụng n guồn vốn n ày ph ải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng nhà nước là hính thức quá độ chuyển từ ph ương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương pháp tín dụng với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết vĩ mô. Thông qua nguồn tín dụng đầu tư, nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hôi của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Đứng ở khía cạnh công cụ điều tiết vĩ mô, nguồn vốn n ày không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện mục tiêu phát triển xã hội. Việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng đầu tư còn khu yến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội nh ư xóa đói, giảm nghèo, và đ ặc biệt trong việc chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.  Nguồn vốn từ các doanh nghiêp nhà nước : Nguồn vốn n ày ch ủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại của doanh nghiệp nh à nước. Theo bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông thường nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm 14 -15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp b. Nguồn vốn ngoài nhà nước Bao gồm nguồn vốn doanh nghiệp và hộ gia đình Nguồn vốn ngo ài nhà nước theo ư ớc tính của bộ Kế hoạch và Đầu tư chiếm bình quân kho ảng 15% GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp khoảng 3,7% GDP, chiếm khoang 25% tiết kiệm của dân cư, ph ần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư trực tiếp chiểm khoảng 5% GDP, chiếm khoảng 33% tiết kiệm 12
  13. của dân cư. Nguồn vốn dân cư còn phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. Ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số các nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng của nền kinh tế. Quy mô tiết kiệm phụ thuộc vào : Trình độ phát triển của đất nước(ở những nư ớc trình độ thấp thư ờng có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp); tập quán tiêu dùng của dân cư; chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp của xã hội Với khoảng vài trăm ngàn doanh nghiệp dân doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã) đã, đang và sẽ đi vào ho ạt động, phần tích lũy của doanh nghiệp này cũng đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội Thực tế thời gian qua cho thấy đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn mở mang ngành ngh ề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và vận tải của địa phương Nguồn vốn nước ngoài Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, các doanh nghiệp , các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nư ớc sở tại Theo tính chất luân chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn n ước ngo ài chính thành :  Tài trợ phát triển chính thức (ODF – Official Development Finance) Nguồn n ày bao gồm Viện trợ phát triển chính thức và các hình thức tài trợ khác. Trong đó ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nư ớc đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn ODF khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay, khối lượng vốn cho vay lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại ( còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25% Các tổ chức viện trợ đa phương hiện đang hoạt động gồm các tổ chức thuộc hệ thống Liên h ợp quốc, Cộng đồng châu Âu, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế Cá c hình thức viện trợ ODA Theo mục đích và cách tiếp cận viện trợ, th ì ODA được thực hiện thông qua các hình thức sau đây : 13
  14. - Hỗ trợ cán cân thanh toán, thường có nghĩa là hỗ trợ tài chính trực tiếp nhưng đôi khi lại hỗ trợ hiện vật hoặc hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hóa chuyển vào trong nước thông qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán có thể được chuyển thành hỗ trợ ngân sách. Điều này xảy ra khi hàng hóa nhập vào nhờ thị hình thức này đư ợc bán ra trên thị trường trong nư ớc, và số thu nhập bằng bản tệ được đưa vào ngân sách chính phủ - Tín dụng thương m ại với các điều khoản “mềm” ( lãi suất thấp, hạn trả d ài…). Trên thực tế là kho ản hỗ trợ có ràng buộc - Viện trợ chương trình, là viện trợ khi đat được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, mà không phải xác định chính xác nó sẽ được sử dụng như th ế n ào - Hỗ trợ dự án là hình th ức chủ yếu của viện trợ chính thức. Hỗ trợ dự án thường lien quan đ ến hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kĩ thuật và trên thực tế th ường có cả hai yếu tố này : Hỗ trợ cơ b ản thường chủ yếu về xây dựng ( đường sá, cầu cống, trường học, bệnh viện, hệ thống viễn thông…). Thông thường các dự án n ày thư ờng kèm theo hỗ trợ kĩ thuật, dưới dạng thu ê chuyên gia nước ngo ài giám sát những hoạt động nhất định nào đó, ho ặc để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho các đối tác nhận viện trợ. Hỗ trợ kĩ thuật thường chủ yếu tập trung vào chuyển giao trí thức hoặc tăng cường lập cơ sở kế hoạch, cố vấn, nghiên cứu, tình hình cơ b ản, nghiên cứu trước khi đầu tư ( quy hoạch, lập luận chứng kinh tế, kĩ thuật ). Chuyển giao trí thức có thể chuyển giao công nghệ thông thư ờng, nhưng quan trọng hơn là đào tạo về kĩ thuật phân tích ( kinh tế, quản lý, thống kê, thương m ại, hành chính nhà nước, các vấn đ ề xã hội…) Vai trò của ODA với các nước đang phát triển - ODA là nguồn vốn cực kì quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Thông qua dự án ODA, cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của nước tiếp nhận đ ược nâng lên một bước. Nếu các nước đang phát triển sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA sẽ là nhân tố tích cực thúc đẩy tăng trư ởng kinh tế - Thông qua các dự án ODA về giáo dục, đ ào tạo, y tế… giúp trình độ dân trí, chất lượng lao động được nâng cao Khi xem xét trên góc độ nguồn vốn đầu tư, ODA là m ột trong những nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn n ày m ột phần vốn ODA có thể được đưa vào ngân sách nhà nước đáp ứng mục tiêu chi đầu tư phát triển của nh à nước, một phần có thể đưa vào chương trình tín dụng ưu đ ãi đầu tư của nhà nước và một phần có thể vận h ành theo các dự án độc lập 14
  15.  Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngo ài (FDI) Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngo ài đ ể đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây là nguồn vốn lớn có ý ngh ĩa quan trọng trong phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển Nguồn vốn FDI có đặc điểm cơ bản khác với nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn n ày không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đ ã đ ầu tư, nhà đ ầu tư sẽ nhận lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song những hình thức chủ yếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kí kết giữa hai hoặc nhiều bên (bên h ợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên đ ể tiến hành sản xuất, kinh doanh ở nư ớc nhận tiếp nhận mà không tiến hành thành lập một pháp nhân - Doanh nghiệp liên doanh là lo ại hình doanh nghiệp do hai bên ho ặc nhiều bên nước ngoài hợp tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp lu ật nước tiếp nhận đầu tư - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nh à đầu tư nước ngoài ( tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại n ước tiếp nhận đầu tư , tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh Vai trò của nguồn vốn FDI Đối với các nước đi đầu tư - Thông qua đầu tư FDI, các nước đi đầu tư tận dụng được lợi thế về chi phí sản xuất thấp của nước tiệp nhận đầu tư (giá nhân công rẻ, chi phí khai thác nguyên, vật liệu tại chỗ thấp). Nhờ đó m à nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư - Cho phép có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở trong nước - Giúp các công ty chính quốc tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên, vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ 15
  16. - Cho phép chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế, tăng cường khả năng ảnh hưởng của mình trên thị trư ờng quốc tế, nhờ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, lại tránh được hàng rào b ảo hộ mậu dịch của nư ớc nhận đầu tư, giảm giá th ành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các h àng hóa nhập từ các nước khác Đối với các nước tiếp nhận đầu tư (Các nước đang phát triển) - FDI giải quyết vấn đề thiếu vốn, giúp các n ước này thoát khỏi cái vòn g lu ẩn quẩn của sự đói nghèo - Cùng với việc cung cấp vốn, thông qua FDI các công ty nư ớc ngoài đã chuyển giao công nghệ từ n ước mình hoặc nước khác sang nước tiếp nhận công nghệ - Đầu tư FDI làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trong n ước, tạo điều kiện khai thác hiệu quả các tiềm năng của đất nước. Điều đó có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực - Việc tiếp nhận FDI, không đẩy các n ước vào tình trạng nợ nần, không chịu những răng buộc vào chính trị, xã hội Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nước tiếp nhận đầu tư, bên cạnh những ưu điểm thì FDI cũng có những hạn chế nhất định. Đó là, n ếu đầu tư vào nơi có môi trường bất ổn về kinh tế và chính trị, thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ bị mất vốn. Còn đối với các nước sở tại, nếu không có quy hoạch cho đầu tư cụ thể và khoa học th ì sẽ dễ dẫn đến việc đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và nạn ô nhiễm môi trư ờng nghiêm trọng  Nguồn vốn các tổ chức phi Chính phủ (NGO) Hiện nay trên thế giới có hàng trăm tổ chức phi Chính phủ hoạt động theo các mục đích, tôn chỉ khác nhau (từ thiện, nhân đạo, y tế, tôn giáo…). Nguồn vốn các tổ chức phi Chính phủ thường nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn quyên góp ho ặc sự tài trợ của các Chính phủ. Viện trợ NGO có những đặc điểm sau: - Phương thức viện trợ đa dạng, có thể vật tư, thiết bị hoặc lương thực, thực phẩm, thuốc men, tiền mặt, quần áo… - Quy mô viện trợ nhỏ, từ vài ngàn đến vài trăm ngàn USD, nhưng thủ tục đơn giản, thực hiện nhanh, đáp ứng kịp thời những yêu cầu khẩn cấp (khắc phục thiên tai, dịch bệnh…) - Khả năng cung cấp viện trợ và thực hiện viện trợ thất thư ờng và nh ất thời - Ngoài mục đích nhân đạo, trong một số trường hợp còn mang màu sắc tôn giáo, chính trị khác nhau nên khó quản lý 16
  17. Viện trợ NGO th ường là viện trợ không hoàn lại, trước đây loại viện trợ này chủ yếu là vật chất, đáp ứng nhu cầu nhân đạo như: cung cấp thuốc men cho các trung tâm y tế, chỗ ở và lương thực cho các nạn nhân thiên tai. Hiện nay, loại viện trợ này lại được thực hiện nhiều hơn bằng các chương trình phát triển d ài hạn, có sự hỗ trợ của các chuyên gia thư ờng trú như : huấn luyện nhưng người làm công tác b ảo vệ sức khỏe, thiết lập các dự án tín dụng, cung cấp nư ớc sạch ở nông thôn, cung cấp dinh dưỡng và sức khỏe ban đầu  Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài(FII- Foreign Indirect Investment): FII được hiểu là hình thức đầu tư thông qua việc mua chứng khoán và các giấy tờ có giá trị khác. Theo Luật đầu tư Việt Nam ban hành năm 2005 thì FII được xác đ ịnh là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần , trái phiếu ,cổ phiếu và các giấy tờ có giá trị khác,quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian mà nhà đ ầu tư không tham gia quản lý hoạt động đầu tư.Vốn gián tiếp n ước ngoài đầu tư và các quốc gia khác thường tồn tại theo các loại hình qu ỹ hoặc các công ty tài chính, chủ yếu là qu ỹ hỗ tương, trợ cấp và qu ỹ lương hưu, đầu tư của các liên đoàn tài chính và qu ỹ đầu tư mạo hiểm. Vai trò của vốn đầu tư gián tiếp: Nguồn vốn đầu tư gián tiếp có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của các nước đang phát triển. Nó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và doanh nghiệp. Có một thực tế là để thu hút được nguồn vốn đầu tư gián tiếp thì các nhà nư ớc cần phải có sự đổi mới bản thân nền kinh tế, đổi mới thể chế,cơ chế chính sách kinh tế cho phù hợp với những yêu cầu của nhà đầu tư. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp có ảnh hưởng thúc đẩy sự đổi mới thể chế kinh tế, thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường cổ phiếu phát triển. Ngo ài ra nó còn thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước,tạo ra áp lực cần phải cải tiến công nghệ ,sử dụng công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất lao động ,tăng sản lượng. 2. Phân loại theo tiêu chính nhóm ngành Vốn đầu tư được phân chia vào 3 nhóm ngành chính : nông lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây d ựng, dịch vụ Tiêu chí này nh ằm cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tương quan các ngành kinh tế trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu vốn phân bổ cho các ngành đó 17
  18. III.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tác động của nguồn vốn với tăng trưởng 1. Hệ số ICOR Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio)- tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng là tỷ số giữa quy mô đầu tư tăng them với mức gia tăng sản lượng, hay là su ất đầu tư cần thiết để tạo ra một sản lượng (GDP) tăn g them Về phương pháp tính, h ệ số ICOR được tính như sau: ICOR = Vốn đầu tư tăng thêm/GDP tăng thêm = Đầu tư trong kỳ/GDP tăng thêm Chia cả tử và mẫu cho GDP, có công thức ICOR = (Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP ) / Tốc độ tăng trưởng kinh tế Ta th ấy, nếu ICOR không đổi, mức tăng trưởng kinh tế hoàn toàn ph ụ thuộc vào vốn đầu tư. Theo một số nghiên cứum muốn giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và vổn định thì vốn đầu tư chiếm khoảng 25% GDP, tùy thuộc vào ICOR của từng nước Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều nhân tố: - Thứ nhất, trình độ khoa học công nghệ trong nư ớc - Thứ hai, sự tương quan về giá cả giữa các yếu tố đầu vào Thứ ba, trình độ quản lý và sử dụng vốn - Ưu nhược điểm của hệ số ICOR  Ưu điểm - ICOR là chỉ số quan trọng để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc dự báo quy mô vốn đầu tư cần thiết để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong tương lai - Trong những trường hợp nhất định, hệ số ICOR được xem là m ột trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư. ICOR giảm cho thấy : Để tạo ra một đơn vị GDP tăng thêm, n ền kinh tế chỉ phải bỏ ra một lượng vốn ít hơn, nếu các điều kiện khác ít thay đổi  Nhược điểm - Hệ số ICOR mới phản ánh ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư mà chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác trong việc tạo ra GDP tăng thêm - ICOR củng bỏ qua tác động của ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế chính sách… - Hệ số ICOR không tính đến yếu tố trễ thời gian của kết quả và chi phí (tử số và mẫu số của công thức) , vấn đề tái đầu tư… 2. Hệ số co giãn của sản lượng theo vốn đầu tư 18
  19. Hệ số co giãn của sản lượng theo vốn đầu tư cho ta biết khi vốn đầu tư tăng thêm 1% thì sản lượng tăng thêm bao nhiêu % Công thức: E Y/I = % ∆Y / % ∆I = ∆Y/ ∆I * I/Y - Nếu E Y/I > 1 th ì khi tăng thêm 1% của vốn đầu tư thì sản lượng tăng thêm nhiều hơn 1% - Nếu E Y/I = 1 thì khi tăng thêm 1% của vốn đầu tư thì sản lư ợng tăng thêm 1% - Nếu E Y/I < 1 thì khi tăng thêm 1% của vốn đầu tư thì sản lượng tăng thêm nhỏ hơn 1% IV. Tỷ trọng vốn đầu tư cụ thể trong tổng vốn đầu tư Tỷ trọng vốn đầu tư cụ thể là ph ần trăm (%) vốn đầu tư cụ thể trong tổng vốn đầu tư Công thức : Tỷ trọng vốn đầu tư = Vốn đầu tư cụ thể / Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng vốn đầu tư cho biết đóng góp của vốn đầu tư đó trong tổng vốn đầu tư, cho biết vai trò của nguồn vốn đó trong cơ cấu vốn đầu tư 19
  20. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN Ở VIỆT NAM I. Đánh giá chung về tổng vốn đầu tư xã hội ở nước ta 1. Thực trạng Việt Nam với nhiều nguồn lực khác nhau nh ư vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ để tạo ra tăng trưởng kinh tế thì nguồn lực về vốn có nhiều thay đổi qua các năm. Bảng tổng vốn đầu tư (2001 -2009) Năm Vốn Tỷ lệ GDP đầu tư VĐT/GDP (t ỷ (t ỷ (%) đồng) đồng) 2001 170496 481295 0,3542 2002 200145 535762 0,3736 2003 239246 613443 0,3900 2004 290927 715307 0,4067 2005 343135 839211 0,4089 2006 404712 974266 0,4154 2007 521700 1144015 0.456 2008 605462 1203358 0.503 2009 643209 1305695 0.586 ( Nguồn tính toán của CIEM) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2