Luận văn: Nghiên cứu Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
lượt xem 50
download
Tình hình thế giới vào thế kỷ XXI, công nghệ thông tin và việc sử dụng thông tin vào mọi hoạt động kinh tế đã trở nên cấp thiết trong xã hội. Chính việc ứng dụng này đã làm thay đổi tận gốc rễ mọi hoạt động kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó đã đưa nhân loại sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xã hội-thông tin, trong đó nền kinh tế tri thức giữ vai trò chủ đạo, thông tin trở thành yếu tố rất cần thiết đối với mọi lĩnh vực trong đời...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Nghiên cứu Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
- Luận văn Nghiên cứu Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp bách của đề tài Tình hình thế giới vào thế kỷ XXI, công nghệ thông tin và việc sử dụng thông tin vào mọi hoạt động kinh tế đã trở nên cấp thiết trong xã hội. Chính việc ứng dụng này đã làm thay đổi tận gốc rễ mọi hoạt động kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó đã đưa nhân loại sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xã hội-thông tin, trong đó nền kinh tế tri thức giữ vai trò chủ đạo, thông tin trở thành yếu tố rất cần thiết đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Thế giới đang đứng trước một thế kỷ mới, kỷ nguyên thông tin là chìa khoá của mọi hoạt động sáng tạo, một kỷ nguyên với những thách thức và kỳ vọng. Trong những tiềm lực để phát triển kinh tế xã hội, nguồn tài nguyên thông tin khoa học công nghệ là nguồn tài nguyên đặc biệt, nó là yếu tố quan trọng giúp cho kinh tế xã hội phát triển. Hầu hết trên thế giới hiện nay, những quốc gia kém phát triển, nguyên nhân là do sự thiếu thông tin và sự nắm bắt thông tin không nhanh chóng, kịp thời. Đ ể hoà nhập vào xu thế của thế giới hiện nay, Việt Nam đang có những chính sách lớn đầu tư cho công cuộc phát triển thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, mọi điều kiện cho xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng nền kinh tế thị trường. Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để phục vụ thông tin cho xã hội đó là thư viện. Hiện nay việc đầu tư cho thư viện cũng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Nhà nước ta. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay, nhu cầu thông tin về tri thức của con người ngày càng cao, và để phục vụ cho nhu cầu của người dùng tin thì vấn đề đào tạo cán bộ nguồn nhân lực cho đất nước đòi hỏi cấp bách. Trong đó các trường đại học góp phần đào tạo nhân
- lực cho xã hội một cách có hiệu quả. Một trong các trường đại học lớn mạnh và đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật khoa học hiệu quả cho đất nước đó là Đại Học Bách Khoa H à Nội. Để phục vụ cho việc nghiên cứu và đào tạo có hiệu quả đạt được chất lượng cao thì các thư viện cần có nhiều điều kiện như : sách tham khảo, giáo trình, giáo án, các luận văn, tài liệu tham khảo trong và ngoài nước... Chính vì vậy nên “Thư viện và Mạng thông tin trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội” đã đ ược xây dựng để phục vụ cho những người dùng tin trong Trường cũng như người dùng tin trong và ngoài nước. Trong những năm qua, Thư viện và Mạng thông tin (từ đây chúng tôi xin dùng thuật ngữ Thư viện) Trường Đại Học Bách Khoa Hà N ội là Thư viện đa ngành, phục vụ đ ào tạo những kỹ sư khoa học kỹ thuật và công nghệ. Thư viện là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho những sinh viên, học viên trong Trường. Nguồn lực thông tin của Thư viện rất phong phú, như vậy việc xây dựng Bộ máy tra cứu thông tin của Thư viện cũng phải phù hợp với nhu cầu của người dùng tin và nguồn lực thông tin của Thư viện. Việc xây dựng và hoàn thành Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội giúp ích rất nhiều cho việc tra cứu tin, đảm bảo thông tin cho người dùng tin, tạo điều kiện cho việc khai thác, tra tìm tài liệu của người dùng tin một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tuy đ ã có nhiều cố gắng và nỗ lực, song bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác xây dựng Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa H à N ội cũng có những hạn chế nhất định và chưa thể đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của người dùng tin. Vì vậy tôi chọn đề tài “Nghiên cứu Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội’’ làm đề tài nghiên cứu khoá luận của mình, nhằm
- đánh giá lại thực trạng hiện nay của Bộ máy tra cứu tin của Thư viện, từ đó đưa ra một số ý kiến, phương hướng phát triển và hoàn thiện Bộ máy tra cứu của Thư viện tạo điều kiện cho bạn đọc và cán bộ thư viện khai thác thông tin có hiệu quả và nâng cao công tác phuc vụ của Thư viện. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội từ năm 2000 cho đến nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng phương pháp luận chung và phương pháp cụ thể: - Phương pháp luận chung : phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền kinh tế - xã hội, về khoa học công nghệ và văn hóa. - Phương pháp cụ thể : + Xử lý phân tích - tổng hợp tài liệu, số liệu và các dữ kiện. + Phương pháp thống kê-so sánh. + Phương pháp hệ thống. + Phương pháp điều tra xã hội học. + Trao đổi trực tiếp với cán bộ thư viện. 4. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu Đ ề tài "Nghiên cứu Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội" có những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn: - V ề mặt lý luận : Nghiên cứu đề tài này, giúp tôi hiểu thêm về những gì đã được học về mặt lý thuyết tại Trường. Bên cạnh đó, khi tôi nghiên cứu tại Thư viện và Mạng thông tin, tôi đã học hỏi được rất nhiều về cách xây dựng Bộ
- máy tra cứu tin truyền thống và nhất là Bộ máy tra cứu tin hiện đại mà hiện nay Thư viện đang sử dụng trong việc khai thác thông tin cho người dùng tin rất hiệu quả. - V ề mặt thực tiễn : Qua việc nghiên cứu đề tài, cùng với việc củng cố thêm những lý thuyết về ngành học, tôi được trực tiếp thực hành và tiếp xúc với bạn đọc, hiểu thêm được ngành học của mình. Việc nghiên cứu Bộ máy tra cứu tin tại Thư viện đã giúp tôi vận dụng những kiến thức đã học tại trường vào thực tế. Đây cũng là một kiến thức quan trọng giúp tôi khi tôi trở thành cán bộ ngành Thông tin học và quản trị thông tin sau này. Là một sinh viên nghiên cứu khoá luận, đề tài không thể thật hoàn chỉnh, giúp Thư viện hoàn thiện hệ thống Bộ máy tra cứu tin, tuy nhiên đề tài này có thể coi là một tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý tại Thư viện. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - N ghiên cứu những đóng góp lớn, chủ yếu của Trường và Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa H à Nội vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho Đất nước. - Phân tích nhu cầu tin của bạn đọc, người dùng tin tại Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và những đóng góp của Thư viện trong việc thoả mãn nhu cầu tin của người dùng tin. - Phân tích và đánh giá thực trạng quá trình xây dựng và khai thác Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. - Nêu một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện và phát triển Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. 6. Cơ cấu của khoá luận
- N goài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận bao gồm 3 chương chính. C hương 1: Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội góp phần đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật chất lượng cao của Đất nước. C hương 2: Thực trạng xây dựng và khai thác Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. C hương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
- CHƯƠNG 1: THƯ VIỆN VÀ MẠNG THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI GÓP PHẦN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KHOA H ỌC KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG CAO CỦA ĐẤT NƯỚC 1.1 Giới thiệu khái quát về Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội . Qúa trình hình thành và phát triển của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Vào đầu năm 1959, Bộ Chính trị thông qua chủ chương đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho đ ất nước. V à thực hiện chủ chương này, ngày 06/03/1956 Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Nguyễn Văn Huyên đã ký Nghị định số 147NĐ về việc thành lập Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Đây là trường đại học kĩ thuật công nghệ đầu tiên của đất nước với nhiệm vụ đ ào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và tiến hành những hoạt động nghiên cứu khoa học-công nghệ nhằm góp phần phát triển sự nghiệp kinh tế của chủ nghĩa xã hội, làm hậu thuẫn vững chắc cho công cuộc bảo vệ Đất nước. . Những thành tựu chủ yếu của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
- - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học- công nghệ, quản lý kinh tế và các lĩnh vực khác. - N ghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, tiếp nhận khai thác, sử dụng công nghệ mới vào thực tiễn lao động sản xuất và nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần đ ưa những thành tựu công nghệ vào sản xuất đời sống, đáp ứng nhu cầu của xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và phát huy vai trò Nhà trường. - Đổi mới mục tiêu theo chương trình theo hướng đ ào tạo ngành đa dạng hoá và mở rộng quy mô, địa b àn đào tạo. Bên cạnh đ ào tạo chính quy, Trường còn đào tạo thêm tại chức, cao đẳng, các lớp dự tuyển bồi d ưỡng, đ ào tạo nhân lực kỹ thuật, bồi dưỡng nhân tài theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng VIII : " Phát triển trí tuệ của người Việt Nam thể hiện trong những lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trí, b ồi dưỡng nhân tài-đào tạo nhân lực...” - Ngoài ra Trường còn nâng cao chất lượng đào tạo với các hệ nhằm đáp ứng nhu cầu nền kinh tế thị trường và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - N gành đào tạo sau đại học là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá vị trí và sự phát triển của Trường. Nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, Trường đã áp dụng nhiều hình thức, biện pháp như : + Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình đ ộ chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ. + N âng cao hiệu quả công tác quản lý. + X ây dựng chính sách nội bộ, khuyến khích giảng viên, sinh viên dạy tốt, học tốt. . Cơ cấu tổ chức của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
- Bộ máy tổ chức bao gồm : - Đ ảng bộ Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. - Chính quyền: Trường, Khoa, Viện, Bộ môn. - Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên. ( Xem phụ lục 1) 1.2 . Qúa trình hình thành và phát triển của Thư viện 1.2.1 Các giai đoạn hình thành và phát triển của Thư viện Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đ ược thành lập cùng với sự thành lập và năm thành lập Trường Đại Học Bách Khoa H à Nội. Thư viện là một đơn vị thuộc phòng giáo vụ. Ban đầu cơ sở vật chất còn nghèo nàn, vốn tài liệu rất ít ỏi, chỉ có vài trăm cuốn sách do Trường Viễn Đông Bắc Cổ chuyển sang. Từ 1956-1965, Thư viện được sự giúp đỡ của Liên Xô, cơ sở vật chất được nâng cấp, kho tài liệu được ho àn thiện cả về số lượng và chất lượng. Trong thời gian này, Thư viện được bổ sung nhiều sách tiếng Nga. Từ 1956 -1972 trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, tuy không trực tiếp tham gia cầm súng, song với kho tài liệu phong phú, Thư viện đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Để bảo vệ nguồn tài liệu, Thư viện phải sơ tán nhiều lần từ Lạng Sơn đến H à Bắc (1970 -1972). Thời kỳ này Thư viện gặp rất nhiều khó khăn về nhiều mặt từ bảo quản kho tài liệu đến phục vụ bạn đọc. Phương thức phục vụ của Thư viện lúc đó chủ yếu là mượn về nhà các sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên ngành khoa học kĩ thuật khác.
- Trong thời gian này có một số khoa được tách ra thành các trường đại học độc lập như : Đ ại học Xây dựng, Đại học Mỏ-Địa chất, Học viện Kĩ thuật quân sự... Thư viện Trường cũng chia sẻ tài liệu cho các trường này và cử cán bộ sang công tác tại các thư viện của các trường này. N ăm 1973, Thư viện được tách ra thành một đơn vị độc lập. Ban Thư viện cũng liên tục được đầu tư và Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa ngày càng phát triển không ngừng. Sau đại thắng mùa xuân 1975 đ ến nay, Thư viện Trường Đại Học Bách K hoa Hà Nội đã chuyển mình sang một giai đoạn mới với nhiều điều kiện rất thuận lợi. Cùng với việc cải cách giáo dục, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học phục vụ đời sống và quốc phòng, Thư viện đ ã có nhiều điều kiện hơn để phát triển kho tài liệu ngày càng phong phú về nội dung và hình thức. Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội với diện tích 2000m2 có vị trí hết sức thuận lợi cho việc phục vụ bạn đọc. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, công nghệ thông tin đã đ ược ứng dụng mạnh mẽ trong các hoạt động của Thư viện. Thư viện đ ược trang bị 20 máy tính, 4 máy đọc vi phim, 3 máy in, 2 máy photo, 1 máy quét ảnh và các đầu lọc, ghi CD. Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, từ ngày 10/04/2002 Trường Đ ại Học Bách Khoa Hà Nội đ ã khởi công xây dựng công trình Thư viện điện tử 10 tầng với diện tích 37000m2, kho chứa 2,5 triệu đầu sách, phòng đọc, phục vụ 4000 chỗ, 10000 tra cứu, đọc trên mạng. Để quản lý khai thác Thư viện điện tử và hệ thống thông tin tại Trường Đ ại Học Bách Khoa Hà Nội, ngày 2/11/2003 theo quy định của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội số 2306A/QĐ/ĐHBK/TCCP, Thư viện và Trung tâm Thông tin Mạng đã sát nhập thành đơn vị mới là Thư viện và Mạng thông tin (Library Information Net Center) với hai nhiệm vụ chính : vận hành và khai thác Thư
- viện điện tử mới và quản lý điều hành mạng thông tin của Trường Đại Học Bách K hoa Hà Nội. Ngày 7/10/2006, lễ khánh thành toà nhà Thư viện điện tử Tạ Quang Bửu được tiến hành. Thư viện và Mạng thông tin chính thức đi vào ho ạt động. 1.2.2. Chức năng - nhiệm vụ của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Thư viện và Mạng thông tin có chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng như xây dựng và điều hành hệ thống thư viện điện tử quản trị hệ thống mạng LAN, IN TERNET của Trường, nghiên cứu sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý thư viện truyền thống, khai thác vận hành thư viện điện tử mới, tiến hành thực thi các dự án và các giải pháp về công nghệ thông tin của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. . Chức năng : Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội là một đơn vị có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường, chịu trách nhiệm về công tác thư viện và thông tin khoa học phục cho đào tạo nghiên cứu khoa học kỹ thuật, triển khai công nghệ của Nhà trường. Thư viện và Mạng thông tin là một Thư viện đa ngành, phục vụ đ ào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ. Thư viện là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường. Và chức năng chính của Thư viện là : thu thập thông tin, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực có trình đ ộ cao trong các lĩnh vực khoa học, cônh nghệ, quản lý kinh tế ... cho đất nước. Ngoài ra, Thư viện còn là nơi tổ chức xây dựng và quản lý vốn tài liệu khoa học, kỹ thuật nhằm phục vụ bạn đọc trong công tác học tập và nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, Thư viện trường Đại Học Bách Khoa H à Nội cũng nằm trong hệ thống thư viện của trường đại học nên cũng có 4 chức năng chính sau: + Chức năng thông tin. + Chức năng giáo dục. + Chức năng giải trí. + Chức năng văn hóa. Tuy mới xây dựng, Thư viện và Mạng thông tin đã định hướng một số chức năng cơ bản sau: + Q uản lý Thư viện truyền thống và Thư viện điện tử. + Q uản lý mạng Lan và mạng Internet của Trường. + X ây d ựng và thiết lập các giải pháp E-learning. . Nhiệm vụ: Tuỳ theo kế hoạch đào tạo, tuyển sinh của Trường m à Thư viện phải tổ chức, quản lý và xây dựng kế hoạch bổ sung giáo trình, tài liệu, sách tham khảo... Việc tổ chức này phải được quản lý chặt chẽ nội quy, quy chế trong Th ư viện. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra chủ yếu của Thư viện Trường Đại Học Bách K hoa Hà Nội là : + Thu thập, bổ sung, trao đổi, phân tích, xử lý tài liệu và nguồn tin. Sắp xếp, lưu trữ, bảo quản kho tài liệu của Thư viện. + Q uản lý, tổ chức tốt các phòng đọc, phòng m ượn, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của giảng viên và sinh viên trong Trường. + Xây dựng kế hoạch tổ chức khâu in ấn, xuất bản tư liệu phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ. + X ây dựng cơ sở dữ liệu phù hợp nội dung, mục tiêu, sự nghiệp đào tạo nghiên cứu khoa học trong Trường, từng bước hiện đại hoá Thư viện.
- + X ây dựng hệ thống tra cứu, tìm tin thích hợp, thiết lập mạng lưới truy cập và tìm kiếm thông tin tự động hóa, tổ chức và hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, sử dụng thuận lợi có hiệu quả tài liệu của Thư viện. + Thường xuyên tổ chức triển lãm, giới thiệu sách báo, tạp chí và các tài liệu khác cho cán bộ giảng viên và sinh viên trong Trường. + Tăng cường hợp tác với các thư viện trong và ngoài nước. + Có kế hoạch từng bước hiện đại hoá Thư viện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống mạng và truy cập Internet của Trường. + G óp phần đ ào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ,quản lý kinh tế và các lĩnh vực khác mà xã hội yêu cầu. + Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ Thư viện nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại ngữ và tin học. Đáp ứng đầy đủ về trang thiết bị, kiến thức, phương pháp tra cứu tin và sử dụng Thư viện cho bạn đọc. + Phát triển trao đổi hợp tác với các trung tâm thông tin thư viện, các tổ chức khoa học, các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước. Tham gia tổ chức và hoạt động của liên hiệp Thư viện trong khu vực và trong cả nước. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Cơ cấu tổ chức của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách K hoa Hà Nội được bố trí theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. . Ban giám đốc: - Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành chung mọi hoạt động của Thư viện và Mạng thông tin. - Một phó giám đốc chịu trách nhiệm về mạng thông tin - Một phó giám đốc phụ trách Thư viện.
- Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hoạt động của Thư viện và là đại diện cho Thư viện trong mối quan hệ của Thư viện với các cơ quan trong và ngoài nước. . Phòng xử lý thông tin : Bao gồm các bộ phận như : bộ phận phát triển nguồn tin, bộ phận biên mục. - Bộ phận phát triển nguồn tin : bổ sung tài liệu, tạp chí, sách báo, các nguồn tài liệu trong và ngoài nước phục vụ cho giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trong Trường. - Bộ phận biên mục : xử lý kỹ thuật và nội dung cho tài liệu. . Phòng dịch vụ thông tin tư liệu: + Phòng đọc tự chọn bao gồm: . Phòng luận án,luận văn. . Phòng báo. . Phòng tạp chí. . Phòng giáo trình các trường đại học khác. . Phòng đọc chuyên ngành. + Phòng mượn trả. . Phòng mượn sách giáo trình. . Phòng mượn sách tham khảo. + Bộ phận quản lý kho. + D ịch vụ tham khảo, hướng dẫn bạn đọc. . Phòng công nghệ thư viện điện tử
- - Nhiệm vụ xây dựng và bảo quản cơ sở dữ liệu, phục vụ bạn đọc tìm tin trên mạng, quản lý và khai thác mạng máy tính trong Thư viện. - Phòng multilmedia : chịu trách nhiệm về hoạt động của các máy tính trong Thư viện, phục vụ bạn đọc tra cứu thông tin bằng máy tính. - Bộ phận nghiên cứu phát triển. - Bộ phận kỹ thuật. - Xây dựng dự án hành chính tổng hợp. Sơ đồ tổ chức ( Phụ lục 2) 1.2.4. Đội ngũ cán bộ Hiện nay, tổng số cán bộ nhân viên của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội là 42 người. Trình đ ộ cán bộ Thư viện và Mạng thông tin: - 9 thạc sĩ thông tin thư viện và công nghệ thông tin (chiếm 22%) - 5 kĩ sư công nghệ thông tin và các ngành kĩ thuật (chiếm 12%) - 23 cử nhân thông tin thư viện (chiếm 55%) - 02 cử nhân ngoại ngữ (chiếm 4%) - 03 cử nhân kinh tế (chiếm 7%) 1.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 1.2.5.1. Nguồn lực thông tin V iệc bổ sung tài liệu và tạo nguồn tin được tiến hành thường xuyên, liên tục, với lý do bổ sung tài liệu mới phù hợp nhu cầu bạn đọc. Các ngồn tài liệu bổ sung bao gồm : - Sách mua: +Tiếng Việt: Giáo trình, sách tham khảo (chuyên khảo, sách tra cứu) , văn học nghệ thuật, báo, tạp chí.
- + N ước ngoài : Sách tham khảo khoa học kỹ thuật bằng Tiếng Anh, tạp chí chuyên ngành bằng tiếng Nga, tiếng Anh. - Sách nộp lưu chiểu : Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách do giáo viên viết in tại nhà xuất bản Bách Khoa. - Sách được biếu tặng : Từ các quỹ Asian Fund, sách Mỹ do người nước ngoài, cá nhân tặng. - Tài liệu điện tử : Computer science-sciencedirect, tài liệu điện tử chia sẻ : Consortsium được chia sẻ thành Blackwell, Ebco, Spinger. Tuy nhiên hiện nay chỉ sử dụng Ebco. H àng năm, Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội bổ sung khoảng 2000 cuốn trong đó tài liệu chuyên ngành kỹ thuật chiếm khoảng 90%. Ngoài ra còn có sách ngoại ngữ, sách tham khảo bằng Tiếng Việt, sách văn học.Vốn tài liệu của Thư viện và Mạng thông tin chủ yếu là tài liệu dạng giấy và tài liệu dạng phi giấy. .Tài liệu dạng giấy : Hiện nay Thư viện có khoảng 600000 bản tài liệu bao gồm : + Báo và tạp chí có khoảng 40 loại,các báo hàng ngày, hàng tuần, phụ san... Trong đó 1/3 là tạp chí bao gồm cả nước ngoài, 90% còn lại là Việt N am. + Sách tham khảo có 185000 bản, phân thành sách tham khảo tiếng nước ngoài và tiếng Việt nhưng sách tham khảo bằng tiếng nước ngoài chiếm một lượng lớn . Ngôn ngữ chủ yếu bằng tiếng Nga, Anh, Pháp. Trong đó tiếng Nga chiếm đa số. Nội dung của sách tham khảo phục vụ cho tất cả các ngành đào tạo trong Trường.
- + Sách giáo trình : bao gồm những giáo trình do Trường Đại Học Bách K hoa Hà Nội xuất bản và các giáo trình lưu chiểu các trường đại học khác. + N goài những tài liệu dạng giấy được công bố, Thư viện còn lưu trữ bảo quản một số tài liệu lớn không công bố, các tài liệu này là kết quả tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo của những người làm công tác khoa học như luận văn, luận án tiến sĩ, luận văn cao học... Bên cạnh đó, Thư viện còn có lưu trữ “Bách khoa toàn thư”, các “Bộ sách tra cứu chuyên ngành”. . Tài liệu phi giấy: 4000 đĩa mềm,hơn 180 e-book. + N goài những tài liệu dạng giấy, hiện nay Thư viện còn có những tài liệu phi giấy bao gồm đ ĩa mềm và các đ ĩa CD-ROM. Trong đó CD-ROM chiếm 2/3 tổng số. Thư viện còn khai thác các nguồn tin trên mạng: + Mạng Lan: Là mạng cục bộ, nối các máy tính trong Thư viện với nhau. + Mạng Internet : Là mạng máy tính toàn cầu. Tài liệu phi giấy của Thư viện rất phong phú và phục vụ hầu như phần lớn nhu cầu người dùng tin một cách hiệu quả. 1.5.2.2 . Cơ sơ vật chất, thiết bị kĩ thuật Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, toà nhà 10 tầng với diện tích 37000m2 và có vị trí thuận lợi cho việc phục vụ bạn đọc. Hiện nay trang thiết bị gồm có: - 170 Máy tính trong đó có 2 máy chủ. - Máy đọc vi phim. - 10 Máy in laze. - 05 Máy p hoto copy.
- - Máy quét ảnh. - Và các đầu lọc, đĩa CD, máy xén giấy... 1.2.6. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của Thư viện và Mạng thôngtin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc ở Thư viện và Mạng thông tin trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng đ ưa ra phương hướng và giải pháp công tác phục vụ góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục đào tạo, cần phải nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của họ. Đặc điểm ng ười dùng tin 1.2.6.1 Trong xã hội tri thức ngày nay, số lượng người dùng tin ngày càng phong phú và đa dạng. Người dùng tin vào bất cứ thời gian nào cũng bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế xã hội. Với xu thế xã hội thông tin toàn cầu như ngày nay thì số lượng người d ùng tin ngày càng phong phú và đa d ạng. Đối với Trường Đ ại Học Bách Khoa Hà Nội, người dùng tin gồm 3 nhóm chính sau: + N gười dùng tin là các nhà quản lý, cán bộ lãnh đạo. + N gười dùng tin là cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu. + N gười dùng tin là sinh viên. . Nhóm người dùng tin là các nhà quản lý, cán bộ lãnh đạo Cán bộ quản lý Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội gồm có ban Giám hiệu, trưởng và phó các khoa, các phòng và các tổ bộ môn. Nhóm người dùng tin này chiếm số lượng rất nhỏ chỉ khoảng 5% số người dùng tin. Tuy nhiên đây là nhóm đ ặc biệt quan trọng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Trường. Họ vừa tham gia giảng dậy, vừa làm công tác quản lý, xây dựng các chiến lược phát triển của Trường, của Khoa, của Bộ môn. Thực chất của quá trình quản lý là việc ra quyết định mà cường độ lao động của nhóm rất cao nên thông tin dành cho nhóm người này mang tính tổng
- kết, dự báo, lượng thông tin diện rộng, khái quát trên các lĩnh vực khoa học. Khi ra quyết định quản lý, họ chính là những người cung cấp tin có hiệu quả cao. V ì vậy người cán bộ thư viện cần khai thác triệt để nguồn thông tin này bằng cách trao đổi, xin ý kiến nhằm phát triển nguồn thông tin cho công tác thông tin thư viện. N goài mục đích quản lý lãnh đ ạo, cán bộ quản lý còn tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học. V ì vậy ngoài những thông tin mà họ cần, cung cấp thêm thông tin có tính chất chuyên ngành cho từng cán bộ khác nhau. Và cũng cần phải khai thác triệt để nguồn tin này để có kế hoạch phát triển nguồn tin phù hợp với lĩnh vực đào tạo. . Nhóm người dùng tin là cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu Số lượng người dùng tin sẽ không ngừng gia tăng theo tỷ lệ thuận với nhu cầu, quy mô và chất lượng đào tạo của Trường. Thư viện có nhóm người dung tin là các cán bộ giảng dạy,cán bộ nghiên cứu tại Trường. Đây là đội ngũ lòng cốt của Trường. Họ là những người chuyển giao tri thức khoa học đến cho sinh viên, họ tham gia trực tiếp vào q uá trình đào tạo của Trường, vừa là chủ thể thông tin, vừa là người dùng tin của Thư viện. V ì tham gia giảng dạy nên họ phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, công nghệ mới và chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà họ giảng dạy. Cán bộ giảng d ạy phải không ngừng nâng cao trình độ, trao dồi kiến thức cho bản thân, phải thường xuyên cập nhật thông tin. Thông tin cho nhóm người dùng tin này có tính chất chuyên sâu, có tính lý luận và thực tiễn. Tính thời sự liên quan đến ngành khoa học cơ bản và khoa học giáo dục. Và hình thức phục vụ thường là thông tin chuyên đề thư mục chủ đề, tạp chí chuyên ngành mới hoặc sắp xuất bản, thông tin chọn lọc về khoa học
- và công nghệ, tài liệu chuyên ngành là sách cũng như tạp chí khoa học kỹ thuật nước ngoài, cơ sở dữ liệu và tài liệu điện tử. Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục, người giáo viên phải tìm và giới thiệu cho sinh viên những tài liệu cần thiết liên quan đến môn học để sinh viên có thể tìm tòi và bổ sung kiến thức mới, kích thích quá trình sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu. Do đó Thư viện cần quan tâm tìm kiểu đối tượng này không chỉ là phục vụ thông tin mà còn tranh thủ lấy ý kiến của họ về các ngành thông tin-tài liệu chuyên môn hoặc các tài liệu như giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo… . Nhóm người dùng tin là sinh viên Trong tất cả những nhóm người d ùng tin thì nhóm người dùng tin này chiếm tỷ lệ cao nhất (80%) bao gồm sinh viên các khoá, các hệ đào tạo, nghiên cứu sinh và sinh viên các trường khác. Đây là nhóm người dùng tin đông đảo và biến động nhất của Trường, do yêu cầu đòi hỏi đặt ra trong học tập nên nhu cầu dùng tin của họ rất phong phú và đa d ạng. Ngoài thời gian trên lớp thì hầu hết sinh viên sử dụng Thư viện và phòng thí nghiệm là nơi học tập và nghiên cứu. Các phòng học của Thư viện và Mạng thông tin cũng được bố trí theo nhu cầu của người sử dụng. Sinh viên 2 năm đầu chủ yếu học giáo trình đại cương cơ bản tại phòng đọc giáo trình và sách tham khảo tiếng Việt, sinh viên 3 năm cuối chủ yếu đọc các tài liệu chuyên ngành, sách tham khảo ngoại văn. Do nhiều giờ học trên lớp, thời gian tự nghiên cứu ít, tài liệu thiếu nên ngoài thời gian lên giảng đường, họ đều dành thời gian đến Thư viện. Hình thức phục vụ cho họ thường là cung cấp thông tin phổ biến về tri thức khoa học dưới
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Kinh Doanh Nhà Số 3"
58 p | 222 | 75
-
LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU MÁY TÌM KIẾM QUA HỆ THỐNG GREENSTONE
56 p | 155 | 46
-
Luận văn:Nghiên cứu đánh giá độ êm dịu của ô tô khách 29 chỗ ngồi sản xuất tại Việt Nam
13 p | 151 | 34
-
Luân văn: "Hoàn thiện bộ máy quản lý tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động"
72 p | 112 | 29
-
LUẬN VĂN: “tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên điện cơ Thống Nhất
91 p | 131 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu chữ kí số và bài toán bỏ phiếu từ xa
24 p | 92 | 23
-
Luận văn Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy tay ga Honda của người dân Tp.HCM
123 p | 104 | 19
-
LUẬN VĂN: Hoàn thiện bộ máy quản lý tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động
69 p | 80 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu, ứng dụng bộ điều khiển PID mờ cho tay máy ba bậc tự do
27 p | 90 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Luân chuyển công chức trong bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
130 p | 34 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu chính sách bền vững nhằm xây dựng thuật toán nâng cao hiệu quả cân bằng tải của điện toán đám mây
56 p | 9 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Nghiên cứu bộ máy tra cứu tin tại Thư viện tỉnh Hải Dương
105 p | 26 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng AI xây dựng thuật toán dự báo các tác vụ trên đám mây nhằm nâng cao hiệu quả cân bằng tải
34 p | 8 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu bộ lọc hấp thụ cho nguồn điện trên máy bay
26 p | 92 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Thiết bị, mạng và nhà máy điện: Nghiên cứu ứng dụng bộ lọc tích cực cho cơ sở sản xuất công nghiệp cụ thể ở khu công nghiệp Trà Đa - Gia Lai
133 p | 18 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Cổ phần May Sông Hồng Nam Định
3 p | 33 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kỹ thuật: Nghiên cứu dao động của rơ moóc một trục chở gỗ khi lắp thêm bộ phận đàn hồi có giảm chấn giữa khung và trục bánh xe
88 p | 19 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu chuẩn hoá và phương pháp đánh giá cán bộ công chức tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
84 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn