Luận văn: Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải Thanh Hà bằng một số giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
lượt xem 19
download
Vải là một trong những loại quả á nhiệt đới được đánh giá cao nhất. Cây vải có khung tán lớn, tròn đều, lá sum xuê, xanh quanh năm có thể làm cây bóng mát, cây chắn gió, cây cảnh, cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế sự xói mòn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải Thanh Hà bằng một số giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
- 1 ®¹i häc Th¸i Nguyªn Tr-êng §¹i häc N«ng L©m ---------------------- Lý V¨n ThÞnh “Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải Thanh Hà bằng một số giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ” LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT Thái Nguyên, 04/2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 2 ®¹i häc Th¸i Nguyªn Tr-êng §¹i häc N«ng L©m ---------------------- Lý V¨n ThÞnh "Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải Thanh Hà bằng một số giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc G iang” LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Hằng Thái Nguyên, 04/2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 3 MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất đặt vấn đề ............................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài.................................................................. 3 1.2.1Mục đích………. .................................................................................. 3 1.2.2. Yêu cầu .............................................................................................. 3 1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................. 4 1.2.3.1 Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 4 1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................. 4 PHẦN THỨ II: Tổng quan tài liệu ............................................................... 5 2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễm của đề tài .................................................. 5 2.2. Cơ sở khoa học của phương pháp ghép cây ăn quả ................................ 5 2.3. Nguồn gốc và phân loại c ây vải ............................................................ 8 2.3.1. Nguồn gốc cây vải .............................................................................. .8 2.3.2. Một số giống vải chính trên thế giới ................................................... .9 2.4: Đặc điểm một số giống vải chín sớm và chính vụ ở Việt Nam ............. 11 2.4.1. Giống vải lai chua ............................................................................... 11 2.4.2. Giống vải U Hồng- Tân Mộc .............................................................. 11 2.4.3. Giống vải lai Thanh Hà ...................................................................... 12 4.2.4: Giống vải Hùng Long ......................................................................... 12 2.4.4. Giống vải lai Bình khê ........................................................................ 12 2.4.5. Giống vải U Trứng Thanh Hà ............................................................. 12 2.4.6: Giống vải Lai Yên Hưng .................................................................... 13 2.2.7. Giống vải lai Phúc Hoà ....................................................................... 13 2.4.8. Giống vải thiều Thanh Hà ................................................................... 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 4 2.5: Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trê n thế giới Việt Nam trong nước .... 14 2.5.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới .................................... 14 2.5.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại Việt Nam ................................... 17 2.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Bắc giang ...................................... 19 2.6.1. DiÖn tÝch, n¨ng suÊt vµ s¶n l-îng v¶i cña B¾c Giang qua c¸c n¨m ...... 19 2.6.2. Diện tích, năng suất sản lượng vải của các huyện trong tỉnh năm 2007 ..... 20 2.6.3. Về cơ cấu giống vải ............................................................................ 21 2.6.4. Tiêu thụ và chế biến vải ..................................................................... 22 2.6.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại huyện Lục Ngạn ....................... 22 2.7. Nghiên cứu cây vải ở Việt Nam và thế giới ..................................................23 2.7.1.Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái .................. 23 2.7.1.1. Đặc điểm thực vật học ..................................................................... 23 2.7.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây vải ................................ 26 2.7.1.3. Yêu cầu về sinh thái của cây vải ...................................................... 27 2.7.2. Nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cây vải .......................................... 32 2.7.3. Những kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp ghép ......... 35 2.7.4. Những kết luận về phân tích tổng quan ............................................... 37 PHẦN THỨ III: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu .................. 39 3.1. Vật liêu nghiên cứu ............................................................................... 39 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 39 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 39 3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 40 3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................... 43 3.6 . Phương pháp xử lý số liệu và tính toán ................................................. 44 PHẦN THỨ TƢ: Kết quả và thảo luận ......................................................... 45 4.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu ..................................................................... 45 4.1.1.Vị trí địa lý .......................................................................................... 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 5 4.1.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ...................................................... 45 4.1.3. Điều kiện giao thông, thị trường ......................................................... 46 4.2.4. Điều tra tình hình sản xuất vải tại huyện Lục Ngạn ............................ 46 4.1.4.1. Tình hình chung............................................................................... 46 4.1.4.2. Cơ cấu giống ................................................................................... 47 4.1.4.3. Kỹ thuật canh tác ............................................................................. 49 4.2. Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng vai sớm ........ 50 4.2.1. Nghiên cứu các đợt lộc giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn......... 50 4.2.2. Điều tra nghiên cứu, năng suất chất lượng giống vải chín sớm của một số xã tại huyện Lục Ngạn ............................................................................. 57 4.4: Nghiên cứu ghép giống vải thiều Thanh Hà bằng giống vải chín sớm phương thức ghép cao thay tán tại Lục Ngạn Bắc Giang .............................. 62 4.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến khả năng tiếp hợp (ghép sống) của một số giống vải khi ghép cao thay tán ................. 63 4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến thời gian bật mầm của phương pháp ghép cao thay tán ............................................... 64 4.4.3. nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến thời gian thuần thục cành ghép của một số giống vải khi ghép cao thay tán ............... 65 4.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến chiều dài thuần thục cành ghép của một số giống vải khi ghép cao thay tán ............... 66 4.4.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến của đường kính cành ghép giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán…………………67 4.4.6. Ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến sự phù hợp của cành ghép/gốc ghép của một số giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán............67 4.5: Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải thiều Thanh Hà bằng một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 6 số giống vải chín sớm phương thức ghép đốn cành ghép mầm tại Lục Ngạn Bắc Giang .................................................................................................... 69 4.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến khả năng tiếp hợp (tỷ lệ ghép sống) của một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm ......69 4.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến khả năng bật ....70 4.5.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến thời gian thuần thục cành ghép của giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm ....... 71 4.5.4. Nghiêm cứu ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến chiều dài cành ghép của một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm ...................... 72 4.5.5: Nghiêm cứu Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến đường kính của cành ghép phương pháp đốn cành ghép mầm.................................................74 4.5.6. Nghiêm cứu Ảnh hưởng của kích thước gốc ghép đến sự hòa hợp của cành ghép/gốc ghép của một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm ................74 4.6. Nhận xét chung của 2 phương pháp ghép cao thay tán và phương pháp đốn cành ghép mầm...................................................................................... 76 4.6.1. Về tỷ lệ sống sau ghép ........................................................................ 76 4.6.2. Về tỷ lệ bật mầm sau ghép .................................................................. 76 4.6.3. Nhận xét về tốc độ tăng trưởng chiều cao cành ghép .......................... 76 4.6.4. Đánh giá khả năng hòa hợp giữa cành ghép/gốc ghép……………….77 4.7. Tình hình sâu bệnh hại trên vườn vải sau ghép ...................................... 77 PhÇn thø V: KÕt luËn vµ ®Ò nghÞ ................................................................... 79 5.1. KÕt luËn ................................................................................................. 79 2- §Ò nghÞ ................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO.. .......................................................................... 82 A. Tài liệu tiếng Việt .................................................................................... 82 B. Tài liệu tiếng Anh .................................................................................... 85 PHỤ LỤC .................................................................................................... 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang 2.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới ....................... 14 2.2. Tình hình sản xuất vải ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam ........................... 17 2.3. Sản lượng các sản phẩm chế biến vải ở Việt Nam năm 2007 ................. 18 2.4. Lượng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng năm 2007 ................. 18 2.5. DiÖn tÝch, n¨ng suÊt vµ s¶n lîng v¶i cña tØnh B¾c Giang qua c¸c n¨m .... 18 2.6. Diện tích, năng suất và sản lượng vải của các huyện trong tỉnh năm 2007 ... 21 2.7. Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả chính ở hu yện Lục Ngạn .......... 22 2.8. Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng vải tính theo tỷ lệ ........ 33 2.9. Lượng phân bón cho vải ở một số nước ................................................. 34 4.1: Tình hình sản xuất vải tại huyện Lục Ngạn qua các năm ....................... 46 4.2.Thời gian xuất hiện lộc Hè các giống vải chín sớm năm 20 08 ................ 50 4.3. Thời gian, chiều dài, đường kính lộc Hè giống vải chín sớm năm 2008 .....51 4.4. Thời gian xuất hiện và sinh trưởng của lộc Thu các giống vải chín sớm năm..52 4.5. Thời gian xuất hiện và sinh trưởng của lộc Đông năm 2008 .................. 52 4.6. Thời gian xuất hiện và sự phân hóa của lộc Xuân 2009 ......................... 54 4.7. Ảnh hưởng của lộc đông đến khả năng phân hóa lộc Xuân năm 2009 ... 56 4.8. Điều tra tỷ lệ các giống vải chín sớm được trồng ở 5 xã năm 2008 ...... 58 4.9. Năng suất một số vải chín sớm trồng bằng cây ghép ............................. 59 4.10. Thời gian thu hoạch và giá bán quả của các giống vải chín sớm .......... 60 4.11. kết quả phân tích một số thành phần sinh hoá của một số giống vải chín sớm trồng bằng cây ghép và chiết cành ....................................................... 60 4.12. Đánh giá một số đặc điểm về quả các giống vải chín sớm ghép trồng bằng cây ghép .............................................................................................. 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 8 4.13. Ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến khả năng tiếp hợp (ghép sống) của một số giống vải khi ghép cao thay tán .................................................. 63 4.14. Ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến khả năng bật mầm của một số giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán ......................................... 64 4.15. Ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến thời gian thuần thục cành ghép của một số giống vải khi ghép cao thay tán ................................. 65 4.16. Ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến chiều dài cành ghép của phương pháp ghép cao thay tán .................................................................... 66 4.17. Ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến đường kính cành ghép của giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán……………………………….67 4.18. Tỷ lệ đường kính cành ghép/ gốc ghép sau bật mầm 12 tháng của một số giống vải khi ghép cao thay tán ................................................................ 69 4.19. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến khả năng ghép sống của một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm ............................................ 70 4.20. Ảnh hưởng của đương kính gốc ghép đến khả năng bật mầm của một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm ................................................. 71 4.21. Ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến thời gian thuần thục cành ghép của một số giống vải khi đốn cành ghép mầm ............................. 72 4.22. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến chiều dài sinh trưởng của cành ghép ..................................................................................................... 73 4.23. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến đường kính của cành ghép phương pháp đốn cành ghép mầm…………………………………………..74 4.24. Ảnh hưởng của kích thước gốc ghép đến sự hòa hợp của cành ghép/gốc ghép của một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm ..................... 75 4.25. Một số sâu bệnh hại trên vườn sau ghép .............................................. 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 9 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1: Đồ thị Tỷ lệ diện tích cây vải so với các loại cây ăn quả khác của huyện Lục Ngạn năm 2008.. ......................................................................... 23 Hình 4.1: Biểu đồ Cơ cấu diện tích các giống vải trồng tại huyện Lục Ngạn năm 2008 ....................................................................................................... 48 Hình 4.2.Biểu đồ Phân hóa lộc xuân các giống vải chín sớm năm 2009 ..... 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 10 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn mọi sự giúp đỡ đều đã được cám ơn và các trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Tác giả Lý Văn Thịnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 11 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Hữu Hồng người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi tr ong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Cây ăn quả Khoa Nông học, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo Thường trực huyện Uỷ, Thường trực UBND huyện Lục Ngạn, tập thể cán bộ Trạm Khuyến Nông huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nôn g thôn huyện Lục Ngạn, UBND các xã Quý Sơn, Tân Quang, Thanh Hải, Tân Mộc, Phượng Sơn, đã góp ý, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân, an h em, bạn bè, đồng nghiệp những người luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, công tác và thực hiện luận văn. Tác giả Lý Văn Thịnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 12 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây vải (Litchi chinensis Sonn) là một trong những cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trên thị trường thế giới, quả vải được xếp sau dứa, chuối, cam, quýt, xoài, bơ. Đặc biệt về mặt chất lượng, nó là một trong những loại quả á nhiệt đới được đánh giá cao nhất. Cây vải có khung tán lớn, tròn đều, lá sum xuê, xanh quanh năm có thể làm cây bóng mát, cây chắn gió, cây cảnh, cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế sự xói mòn... góp phần cải thiện điều kiện môi sinh. Phát triển cây ăn quả nói chung và cây vải nói riêng còn góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế đang là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trồng vải trong vườn gia đình đem lại thu nhậ p khá cao so với một số cây ăn quả khác. Những năm gần đây việc phát triển cây vải thực sự trở thành một phong trào rộng khắp trong cả nướ c. Nhiều vùng trồng vải đã trở nên nổi tiếng như huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương, huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Diện tích trồng vải nước ta năm 2007 là 93.962,4ha sản lượng ước tính khoảng 428.310 tấn/ năm và phân bố chủ yếu từ vĩ tuyến 18 trở ra phía Bắc với các giống chủ yếu là vải Thanh Hà. Lục Ngạn là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là: 101.223,72 ha, trong đó đất nông nghiệp 27000 ha (chiếm 26.7% tổng diện tích đất tự nhiên) có tiểu vùng khí hậu, đất đai thích hợp với nhiều loài cây ăn quả á nhiệt đới như: vải, nhãn, hồng, đào, mơ, mận, cam, chanh… trong đó vải thiều chiếm vị trí quan trọng. Theo điều tra nông nghiệp nông thôn tháng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 13 10/2008 Lục Ngạn có tổng diện tích cây ăn quả là 21.599 ha, trong đó vải thiều là 18.500 ha tổng sản lượng 100.300 tấn, giá trị thu nhập khoảng 450 tỷ đồng, chủ yếu trồng bằng giống vải thiều Thanh Hà chính vụ thời g ian chín của giống vải này ngắn tập trung khoảng 30 ngày, với sản lượng lớn như vậy việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, đầu vụ giá bán sản phẩm còn cao , giữa vụ giá thấp làm thiệt hại kinh tế cho người trồng vải Trong những năm qua thấy rõ được vị trí kinh tế của cây vải, tại Đại hội Đảng bộ huyện Lục Ngạn lần thứ XVII, ra nghị quyết về định hướng phát triển ngành nông nghiệp nói chung, cây ăn quả nói riêng và xây dựng đề án “ Phát triển đa dạng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm cây ăn q uả giai đoạn 2006-2010” nhằm đa dạng hoá và thâm canh cây ăn quả, đa dạng sản phẩm hàng hoá, cơ cấu lại giống vải để rải vụ thu hoạch giảm áp lực cho tiêu thụ: cơ cấu diện tích trồng vải chín sớm chiếm 15 -20% bằng các giống vải chín sớm U Trứng, Bình Khê, U Hồng, Hùng Long … bằng phương pháp trồng lại và ghép cải tạo. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do sản lượng lớn, thời gian thu hoach ngắn, giá vải xuống thấp làm giảm đáng kể thu nhập của người trồng vải. Một trong những nguyên nhân làm quả vải rớt giá là do cơ cấu giống vải c hưa hợp lý, các nhà làm vườn tập trung trồng giống vải chính vụ quá nhiều, không chú trọng bố trí trồng các giống vải chín cực sớm, chín sớm có chất lượng tốt, gây nên tình trạng đầu vụ thiếu sản phẩm giữa vụ sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn gây dư thừa khó tiêu thụ làm cho giá vải thiều xuống thấp có lúc xuống đến 1.500-2.000đ/kg gây hoang mang lo lắng cho người trồng vải. Từ thực tế sản xuất, tiêu thụ vải cho thấy việc c ơ cấu lại các trà vải, tăng cường rải vụ là rất bức thiết. Để cơ cấu lại các trà vải có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau: phá trồng mới, tỉa thưa theo hình nanh sấu để trồng mới…nhưng hiệu quả hơn là áp dụng phương pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 14 ghép cải tạo để cơ cấu lại các trà vải. Việc áp dụng các phương pháp ghép của các hộ làm vườn hiện nay còn mang tính chất tự phát, manh mún, chưa có định hướng, không tuân thủ theo quy trình hiệu quả không cao. Mặt khác trê n địa bàn huyện chưa có đơn vị nào nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp hợp giữa mắt ghép và gốc ghép, ảnh hưởng của cành mắt ghép khi ghép trên gốc vải thiều chính vụ. Để kéo dài thời gian thu hoạch vải từ 20- 30 ngày lên 50-60 ngày, cần đưa các giống vải chín sớm có chất lượng tốt, thời gian chín sớm hơn giống vải thiều Thanh Hà từ 15-20 ngày như giống vải Bình Khê, Hùng Long, U Hồng, U Trứng… vào thay thế một phần giống vải Thanh Hà chính vụ là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải Thanh Hà bằng một số giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang". 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích - Xác định kỹ thuật ghép phù hợp một số giống vải chín sớm trên cây vải Thanh Hà phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng - Rải vụ thu hoạch vải thiều tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. 1.2.2. Yêu cầu - Điều tra đánh giá tình hình sản xuất vải tại Lục Ngạn- Bắc Giang. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. - Nghiên cứu khả năng tiếp hợp của một số giống vải chín sớm khi ghép cải tạo trên cây vải Thanh Hà chính vụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 15 1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.2.3.1. Ý nghĩa khoa học - Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất vải thiều ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, từ đó cơ cấu lại giống vải cho phù hợp với sản xuất và tiêu thụ. - Hoàn thiện qui trình ghép cải tạo giống vải chín sớm lên giống vải Thanh Hà chính vụ. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu thảo khảo trong quá trình thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng tạ i huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. 1.2.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Cơ cấu lại các trà vải, nhằm rải vụ thu hoạch vải, giảm áp lực cho tiê u thụ vải, tăng hiệu quả thu nhập cho người trồng vải. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 16 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Cũng như các loại cây ăn quả khác, bên cạnh công tác chọn giống thích hợp với vùng sinh thái và mục đích sử dụng việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng cây vải có ý nghĩa quan trọng. Cây vải chịu ảnh hưởng rõ rệt của các điều kiện ngoại cảnh, biểu hiện qua sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất quả vải. Việc điều tra phân tích đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống vải chín sớm ở các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, sẽ phân biệt và xác định được khả năng thích ứng của một số giống vải chín sớm, ghép trên gốc vải Thanh Hà chính vụ, tạo cơ sở cho việc rải vụ thu hoạch vải. Đồng thời nghiên cứu phương pháp ghép thích hợp cho cây vải chín sớm trên cây vải Thanh Hà, sẽ là cơ sở đề ra các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp mới có hiệu quả, tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp. 2.2. Cơ sở khoa học của phƣơng pháp ghép cây ăn quả Ghép là một hình thức nhân giống vô tính được thực hiện bằng sự kết hợp của bộ phận cây này với bộ phận cây khác tạo thành t ạo thành một tổ hợp ghép cùng sinh trưởng, cùng phát triển như một cây thống nhất. Khi ghép ta gắn một bộ phận của cây giống (mắt ghép hoặc cành ghép) sang một gốc c ây khác (gọi là gốc ghép) để tạo nên một cây trồng mới mà vẫn giữ được các đặc tính của cây giống ban đầu, bằng các biện pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và mắt ghép hoặc cành ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và tái sinh của mô phân sinh tượng tầng làm cho gốc ghép và mắt ghép gắn liền, cây ghép sẽ phát triển thành một thể thống nhất[15],[30]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 17 Kỹ thuật ghép xuất hiện và ra đời từ hiện tượng tự nhiên của cây trồng, sống gần nhau do va chạm cọ và ép sát vào nhau trong một thời gian dài, sau một thời gian liền lại. Trên cơ sở đó kỹ thuật ghép được phát triển mạnh trong công tác nhân giống vô tính các loại cây trồng, trước hết là cây thân gỗ. Các lý thuyết về ghép cây đều khẳng định: để ghép thành công, cây trồng phải có quan hệ họ hàng gần gũi, và trong khi ghép, bắt buộc các lớp tượng tầng của gốc ghép và cành ghép phải tiếp xúc với nhau. Ngoài kỹ thuật ghép, điều điện sinh thái môi trường, sức sinh trưởng và hình thái của cây cũng là yếu tố quyết định đến khả năng ghép sống [15],[30]. Giữa gốc ghép và cành ghép có sức hợp sinh học, do có qua n hệ ảnh hưởng qua lại với nhau. Các loài cây thân gỗ nói chung và cây ăn quả thâ n gỗ nói riêng đều tuân theo quy luật sinh trưởng, đó là nhờ có mô phân sinh, các tế bào ở đỉnh sinh sôi rất nhanh giúp cho cây tăng trưởng về chiều cao, các mô phân sinh bên giúp cho cây tăng trưởng về chiều ngang (đường kính). Giải phẫu theo lát cắt ngang của cây thân gỗ, ta thấy gồm 3 phần chính: Phần trong cùng là các bó mạch tế bào gỗ (libe), làm nhiệm vụ giữ cho cây vững chắc, thẳng đứng theo tính hướng dương của thực vật, đồng thời đảm bảo cho vận chuyển nước, muối khoáng, dòng nhựa nguyên lên lá và những phần vỏ non có diệp lục phục vụ cho quang hợp [ 56]. Cành ghép và gốc ghép có kết hợp với nhau chặt chẽ hay không là do sự tiếp hợp và mỗi quan hệ dẫn truyền của chúng quyết định, vì thế trong khi ghép cần phải chú ý làm cho cành ghép áp chặt vào gốc ghép trong một thời gian nhất định, sớm làm cho cành ghép và gốc ghép trở thành một tổ hợp đồng nhất dựa trên sự cộng sinh của 2 cá thể khác nhau. Lợi dụng đặc tính cộng sinh này để tạo nên một cây ghép khoẻ thì việc chọn lựa tổ hợp gốc - cành hoặc mắt ghép là hết sức quan trọng [12]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 18 Nguyên tắc để ghép thành công thì yếu tố quan trọng nhất là gốc ghép và cành ghép phải gần nhau về mặt di truyền, nghĩa là có cấu trúc, tổ chức mô tế bào và thành phần dò ng nhựa luyện tương đối giống nhau. Quan hệ qua lại giữa gốc ghép và cành ghép là sâu sắc và toàn diện trên mọi quá trình sinh lý của cây nhưng không thay đổi tính di truyền của nhau. Điều này có nghĩa là: gốc ghép và cành ghép độc lập về mặt di truyền. Cà nh ghép sao chép đầy đủ các đặc tính di truyền của cây mẹ cần nhân giống. Sự tác động qua lại giữa gốc ghép và cành ghép sẽ làm cho cành ghép chịu ít nhiều ảnh hưởng của gốc ghép nhờ tuổi thọ, quá trình phân hoá mầm hoa, hoa sớm hay muộn, sinh trưởng mạnh hay yếu, tính chịu hạn hay úng, năng suất và phẩm chất … Tuy nhiên sự tác động này không di truyền lại cho thế hệ sau. Gốc ghép càng khoẻ, càng thích ứng với điều kiện sinh thái của địa phương và tiếp hợp tốt với cành hoặc mắt ghép sẽ cho cá thể ghép có tuổi thọ và sản lượng cao. Đôi khi ta thường gặp trường hợp sau khi ghép, cây ghép thay đổi nhiều về hình thái bên ngoài như lá, hình dạng và chất lượng quả, nhất là ở những vùng lạnh, với kiểu ghép mắt. Hiện tượng này là do quá trình đột biến tự nhiên của mắt ghép dưới tác động của yếu tố bên ngoài, hoàn toàn không phải do tác động tương hỗ giữa gốc ghép và cành hay mắt ghép tạo nên [12]. * Phƣơng pháp ghép thay giống cây ăn quả Kỹ thuật ghép cây ăn quả đã được nghiên cứu và cải tiến thành kỹ thuật ghép cải tạo một số giống cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế thấp. Ưu điểm chính của phương pháp này là sử dụng ngày cây giống đó làm gốc ghép nên không mất công chặt bỏ và cây sau ghép cải tạo sẽ cho giống mới sớm cho quả. Tuỳ theo tuổi và độ lớn của cây giống định ghép cải tạo mà ghép trực tiếp để thay tán hoặc cưa đốn rồi ghép trên chồi mới bật. Cho đến nay một số mô hình ghép chuyển đổi giống nhãn, giống vải chính vụ ghép trên gốc vải chua ở các tỉnh Hoà Bình, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 19 Quảng Ninh và chuyển đổi giống xoài ở các vùng trồng xoài Yên Minh, Yên Châu…Biện pháp ghép cải tạo cây ăn quả hiện nay mới đi và o nghiên cứu chưa hoàn thiện [29]. Nghiên cứu về ghép cải tạo giống vải chín sớm trên gốc vải thiều chính vụ chưa có một nghiên cứu nào, do vậy cần sớm có nghiên cứu để có quy trình ghép vải chín sớm trên vải chính vụ nhằm rải vụ thu hoạch. 2.3. Nguồn gốc và phân loại cây vải 2.3.1. Nguồn gốc cây vải Cây vải có tên khoa học là Litchi chinenis Sonn (Nephelium litchi Cambess) thuộc họ Bồ hòn có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc. Hiện nay ở Trung Quốc có những cánh rừng vải dại xanh tốt ở núi Kim Cổ Lĩnh, tỉnh Phúc Kiến có cây vải đã 1200 tuổi và vẫn cho quả (Trần Thế Tục, 2004) [27]. Mặc dù lịch sử trồng vải lâu đời như vậy nhưng cho đến cuối thế kỷ 17 vải mới được mang sang Bumar, 100 năm sau mới được đưa sang Ấn Độ vào năm 1775. Cây vải được đưa sang trồng ở Hawai năm 1873 bởi một thương gia người Trung Quốc, trồng ở Florida năm 1883, trồng ở Califonia năm 1897 và đến Israen năm 1914. Vào khoảng những năm từ 1875 - 1876 cây vải được đưa sang các nước châu Phi là Madagatca, Runion, Mauritius (Morton,j 1987) [32],[60]. Theo FAO (1989) [47] theo tài liệu này viết về cây vải đã ghi lại thời gian vào năm 100 trước công nguyên, Hoàng Đế Hán Vũ đã đem vải vào miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Inđônêxia. Theo Trần Thế Tục (2004) [27] nguồn gốc cây vải có ở giữa miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam và bán đảo Malaisia. Người ta thấy vải dại mọc trong rừng 4 tỉnh phía nam Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, đảo Hải Nam và có nơi vải dại mọc thành rừng trên diện rộng và theo điều tra của các nhà khoa học Trung Quốc thì trên sáu vạn núi lớn ở huyện giáp ranh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
- 20 huyện Bác Bạch và huyện Hồ Bắc của tỉnh Quảng Tây đều có cây vải dại chứng tỏ cây vải có nguồn gốc từ Trung Quốc [21]. Ở Việt Nam, cây vải được trồng từ cách đây khoảng 2000 năm và phân bố từ 18-190 vĩ Bắc trở ra nhưng chủ yếu vẫn là vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc và một phần khu 4 cũ [27]. Theo các tài liệu lịch sử thì cách đây 10 thế kỷ dưới thời Bắc thuộc vải là một trong những cống vật hằng năm mà Đại Việt phải mang cống nộp cho Trung Hoa [12], [ 25]. Cây vải dại cũng đã được tìm thấy ở vườn quốc gia Ba Vì, Hà Tây và nhiều nơi khác. Từ đó, miền Bắc Việt Nam cũng được coi là nguồn gốc của cây vải [12] Theo giáo sư Vũ Công Hậu (1999) [12]: khi điều tra cây ăn quả ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung có gặp một số cây vải dại, vải rừng. Ở khu vực chân núi Tam Đảo có nhiều cây vải dại quả giống vải nhà nhưng hương vị kém hơn. Do vậy, một số tài liệu nước ngoài cũng cho rằng cây vải cũng có thể có nguồn gốc ở Việt Nam. 2.3.2. Một số giống vải chính trên thế giới Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống vải được trồng, trong đó Trung Quốc được coi là nơi có nhiều giống vải nhấ t trên thế giới. Tuy nhiên trong hơn 200 giống được trồng thì chỉ có 8 giống là có ý nghĩa kinh tế và được phát triển rộng rãi. Ở tỉnh Quảng Đông các giống Baila, Baitangying, Heiye, Fezixiao, Gwiwei, Nuomici và Huazhi được trồng với diện tích khá lớn khoảng hơn 140.000 ha, trong đó hai giống Gwiwei, Nuomici chiếm hơn 80% diện tích. Tỉnh Phúc Kiến trồng chủ yếu giống vải Lanzhu với diện tích khoảng hơn 25.000 ha. Các giống vải ở Trung Quốc có hai nhóm chính: đó là nhóm khi chín thì thịt quả thường nhão và ướt còn nhóm kia khi chín thì cùi ráo và khô (Chen and Huang, 2000) [44]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng tách loại và thu hồi một số kim loại nặng trong dung dịch nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ vỏ lạc
75 p | 392 | 96
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN
151 p | 313 | 85
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ METYL ĐỎ TRONG DUNG DỊCH NƯỚC CỦA CÁC VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ BÃ MÍA VÀ THỬ NGHIỆM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
55 p | 261 | 72
-
Luận văn: Nghiên cứu khả năng ứng dụng robot công nghiệp trong hệ sản xuất linh hoạt
112 p | 226 | 62
-
Luận án tiến sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian (HF) thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng
182 p | 233 | 58
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƢƠNG NHẬP NỘI TỪ AUSTRALIA NĂM 2005 -2006 TẠI THÁI NGUYÊN
134 p | 144 | 31
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi "
41 p | 146 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Khoa học: Nghiên cứu khả năng hấp phụ các ion kim loại Cu (II), Zn (II), Pb (II) của axit humic
26 p | 143 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng sinh hoạt chất đối kháng vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng của các chủng nấm sợi phân lập từ rừng Đà Lạt
300 p | 150 | 21
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu khả năng xử lý nước từ hoạt động chế biến thủy sản bằng công nghệ hybrid (lai hợp giữa phương pháp lọc sinh học và Aerotank)
25 p | 78 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu khả năng ứng dụng của AASI (Advance Alpha-spectrometric Simulation)
69 p | 87 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro của một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ
100 p | 93 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính
116 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPbank
142 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu khả năng xử lý phẩm màu trong nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu sinh học điều chế từ trái của cây Mai dương (Mimosa pigra L.)
113 p | 12 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của một số mô hình rừng luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro ) gây trồng tại tỉnh Thanh Hóa
77 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa chuông (Sinningia speciosa) và kỹ thuật trồng phù hợp với điều kiện sinh thái tại Đà Nẵng
75 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu khả năng và giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Chi nhánh Thăng Long
97 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn