LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi "
lượt xem 25
download
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN PHƯỚC VINH NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁM SẤY VÀ CÁM LI TRÍCH DẦU CỦA Cần Thơ (Oreochromis niloticus) Trung tâm Học liệu ĐHCÁ RÔ PHI@ Tài liệu học tập và nghiên cứu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi "
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN PHƯỚC VINH NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁM SẤY VÀ CÁM LI TRÍCH DẦU Trung tâm Học liệu ĐHCÁ RÔ PHI@ Tài liệu học tập và nghiên cứu CỦA Cần Thơ (Oreochromis niloticus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2006
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN PHƯỚC VINH NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁM SẤY VÀ CÁM LI TRÍCH DẦU CỦA CÁ RÔ PHI (Oreochromis niloticus) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN DƯƠNG THÚY YÊN TRẦN LÊ CẨM TÚ 2006
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) MỤC LỤC Lời cảm tạ ....................................................................................................... i Tóm tắt ........................................................................................................... ii Mục lục ......................................................................................................... iii Danh sách bảng .............................................................................................. v Danh sách hình .............................................................................................. vi Chương 1: Giới thiệu ...................................................................................... 1 Chương 2: Tổng quan tài liệu ......................................................................... 3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá rô phi (Oreochromis niloticus) ......................... 3 2.1.1 Đặc điểm phân loại ................................................................................ 3 2.1.2 Đặc điểm hình thái................................................................................. 3 2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng............................................................................. 3 2.1.4 Đặc điểm và nhu cầu dinh dưỡng ........................................................... 4 2.2 Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thực vật trong nuôi thủy sản .................. 5 Trung tâm Học liệu ĐH cứu về các nguyên Tàithực vật ...................................... 5 cứu 2.2.1 Những nghiên Cần Thơ @ liệu liệu học tập và nghiên 2.2.2 Những nghiên cứu về cám ..................................................................... 5 2.3 Nghiên cứu về độ tiêu hóa của cá.............................................................. 6 2.3.1 Ý nghĩa của độ tiêu hóa trong việc đánh giá thức ăn .............................. 6 2.3.2 Những nghiên cứu về độ tiêu hóa........................................................... 7 Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................. 9 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ...................................................... 9 3.2 Đối tượng thí nghiệm................................................................................ 9 3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................... 9 3.3.1 Thí nghiệm 1.......................................................................................... 9 3.3.2 Thí nghiệm 2........................................................................................ 11 3.3.3 Phân tích, tính toán và xử lý số liệu...................................................... 13 Chương 4: Kết quả và thảo luận.................................................................... 15 4.1 Thí nghiệm 1 .......................................................................................... 15 4.1.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm ......................................................... 15 iii
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) 4.1.2 Kết quả phân tích mẫu thức ăn thí nghiệm ........................................... 15 4.1.3 Độ tiêu hóa của cá rô phi...................................................................... 15 4.2 Thí nghiệm 2 .......................................................................................... 17 4.2.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm ......................................................... 17 4.2.2 Kết quả phân tích mẫu thức ăn thí nghiệm ........................................... 17 4.2.3 Ảnh hưởng của thức ăn lên tỉ lệ sống, sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần hóa học của cá rô phi ................................................ 18 Chương 5: Kết luận và đề xuất...................................................................... 26 5.1 Kết luận .................................................................................................. 26 5.2 Đề xuất ................................................................................................... 26 Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 27 Phụ lục ......................................................................................................... 31 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu iv
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 1 ........................ 10 Bảng 3.2: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 2 ........................ 12 Bảng 4.1: Độ tiêu hóa của cá rô phi .............................................................. 15 Bảng 4.2: Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 2..................................... 17 Bảng 4.3: Kết quả phân tích thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 2 ... 18 Bảng 4.4: Sinh trưởng của cá rô phi qua 60 ngày thí nghiệm ........................ 20 Bảng 4.5: Hệ số thức ăn của cá rô phi qua 60 ngày thí nghiệm ..................... 21 Bảng 4.6: Thành phần hóa học cơ thể cá rô phi trước và sau thí nghiệm ....... 22 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu v
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Cá rô phi (Oreochromis niloticus)................................................... 3 Hình 3.1: Hệ thống bể thí nghiệm 1 ................................................................ 9 Hình 3.2: Hệ thống bể thí nghiệm 2 .............................................................. 11 Hình 4.1: Sinh trưởng của cá rô phi qua 60 ngày thí nghiệm......................... 19 Hình 4.2: Thành phần hóa học (đạm, chất béo) cơ thể cá rô phi .................... 23 Hình 4.3: Cá rô phi ở nghiệm thức cám sấy 60% .......................................... 25 Hình 4.4: Cá rô phi ở nghiệm thức cám li trích 60% ..................................... 25 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu vi
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sử dụng 2 loại nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong chế biến thức ăn là cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) dòng GIFT thông qua việc xác định độ tiêu hóa và mức cám thích hợp trong thức ăn của cá rô phi. Trong thí nghiệm xác định độ tiêu hóa, 3 nghiệm thức thức ăn được trộn chất đánh dấu cromic oxide (Cr 2O3) với tỉ lệ 1% trong nghiệm thức đối chứng (không chứa cám), 2 nghiệm thức còn lại chứa 30% cám và 70% thức ăn đối chứng. Cá rô phi có khối lượng trung bình ban đầu là 35 g/con được bố trí trong hệ thống 9 bể (100 L/bể) có sục khí với mật độ 10 con/bể. Cá được cho ăn 1 lần/ngày thỏa mãn theo nhu cầu. Phân được thu bằng cách dùng vợt vớt những sợi phân. Kết quả độ tiêu hóa nguyên liệu (61,1%) và năng lượng (65,6%) trong cám li trích dầu của cá rô phi cao hơn so với cám sấy (tương ứng là 48,1% và 57,7%). Độ tiêu hóa đạm trong 2 loại cám của cá rô phi gần tương đương nhau, 75,4%-77,1%. Như vậy, khả năng tiêu hóa cám li trích dầu và năng lượng trong cám của cá rô phi cao hơn so với cám sấy. Trong thí nghiệm 2, cá rô phi (khối lượng trung bình ban đầu 20 g/con) được bố trí trong hệ thống 24 bể (500 L/bể) có sục khí với mật độ 20 con/bể và Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ chứa 2 loại cám sấy và cám li trích dầu cứu được cho ăn 8 nghiệm thức thức ăn có Tài liệu học tập và nghiên với hàm lượng cám thay đổi từ 30-60%. Các loại thức ăn được phối chế có cùng mức đạm (25%) và năng lượng (4 kcal/g). Cá được cho ăn 2 lần/ngày với lượng thức ăn từ 4-6% khối lượng thân. Sau 60 ngày thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá rô phi đạt tương đối cao, từ 80-93,3%. Theo mức tăng của hàm lượng cám trong thức ăn, đặc biệt là đối với cám li trích, tăng trưởng của cá rô phi tăng và hệ số thức ăn giảm. Cá được cho ăn thức ăn chứa cám li trích 60% có tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) cao nhất (2,01%/ngày), hệ số thức ăn thấp nhất (2,37) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Thành phần hóa học cơ thể cá rô phi có sự khác biệt rõ giữa trước và sau thí nghiệm cũng như giữa các nghiệm thức (P
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng là vùng đất có tiềm năng phong phú thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhờ sự ưu đãi của điều kiện tự nhiên, các mô hình nuôi thủy sản của người dân đã được đa dạng hóa và kỹ thuật nuôi ngày càng được nâng cao đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần cải thiện đời sống của người dân. Cùng với sự phát triển của nghề nuôi cá, đặc biệt là các loài cá được chú ý như: Rô phi, chép, cá tra, basa, rô đồng... đòi hỏi phải có những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá để từ đó phối chế thức ăn thích hợp cho chúng. Nhìn chung trong nuôi thủy sản chi phí thức ăn thường chiếm tỉ lệ cao, khoảng 60-80% tổng chi phí sản xuất. Vì vậy việc chế biến thức ăn sao cho vừa có đủ thành phần dinh dưỡng đồng thời giảm được chi phí thức ăn là điều mong muốn của người dân. Với nguồn thực vật phong phú và đa dạng, nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc thực vật thay thế nguồn nguyên liệu động vật ở mức độ nhất định trong chế biến thức ăn nuôi cá góp phần giảm được chi phí Trung tâm Học mà vẫnĐH Cần tăng trưởngTài liệu học tập và nghiên cứu thức ăn liệu đảm bảo sự Thơ @ tốt của cá. Một trong những nguyên liệu có nguồn gốc thực vật được sử dụng có hiệu quả trong chế biến thức ăn nuôi cá đó là cám gạo, đây là nguồn phụ phẩm chính từ lúa gạo được sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra, cám còn là nguyên liệu làm thức ăn cho tôm cá. Trên thị trường có rất nhiều loại cám như: cám y, cám lau, cám bass 1 và bass 2, cám pha (Tr ần Văn Nhì, 2005). Các loại cám này thường chứa nhiều chất béo và độ ẩm cao, chúng rất dễ bị oxy hóa nên không trữ được lâu. Nhằm khắc phục nhược điểm trên, các nhà sản xuất đã cung cấp cho thị trường 2 loại cám đó là cám sấy và cám li trích dầu. Hiện nay 2 loại cám này đang được sử dụng phổ biến như là nguồn nguyên liệu chính trong thức ăn nuôi cá. Tuy nhiên, từng loại cám với các hàm lượng khác nhau trong thức ăn sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đối với khả năng tiêu hóa, tốc độ tăng trưởng và chất lượng thịt của từng loài cá. Đặc biệt, đối với những loài cá có tính ăn thiên về mùn bã hữu cơ và thực vật thủy sinh điển hình như cá rô phi thì 2 loại cám trên sẽ có những ảnh hưởng như thế nào. Vấn đề này rất cần thiết được nghiên cứu trên một số loài cá nuôi quan trọng, trong đó có cá rô phi. Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài “Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)” được thực hiện. 1
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này đánh giá khả năng sử dụng 2 loại cám sấy và cám ly trích dầu của cá rô phi, từ đó tìm ra hàm lượng cám thích hợp trong thức ăn nuôi cá. Những thông tin này sẽ giúp cho nhà sản xuất cũng như người nuôi sử dụng hiệu quả nguồn cám chế biến thức ăn cho cá, góp phần nâng cao năng suất cá nuôi. Nội dung nghiên cứu - Xác định độ tiêu hóa cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi. - Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cám sấy và cám li trích dầu đối với sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần hóa học của cơ thể cá rô phi. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá rô phi (Oreochromis noliticus) 2.1.1 Đặc điểm phân loại Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá rô phi thuộc hệ thống phân loại sau: Bộ cá vược: Perciformes Họ: Cichlidae Giống: Oreochromis Loài: Oreochromis niloticus 2.1.2 Đặc điểm hình thái Toàn thân phủ vẩy, phần lưng có màu sáng vàng nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc màu vàng nhạt. Trên thân có từ 6-8 vạch sắc tố chạy từ lưng tới bụng. Các vạch sắc tố ở vây đuôi, vây lưng rõ ràng (Dương Nhựt Long, 2003). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hình 2.1: Cá rô phi (Oreochromis niloticus) 2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng Cá rô phi có thể sống ở nhiệt độ từ 11-42oC, tuy nhiên cá phát triển tốt ở nhiệt độ 28-30oC (Balarin & Haller, 1982). Đặc biệt cá rô phi là loài rộng muối, nồng độ muối để cá phát triển tốt theo Suresh và Lin (1992) là 10-20‰ hoặc theo Guerrero và Cornejo (1994) là 15-25‰. Theo Dureza và ctv (1994), cá rô phi nuôi trong lồng (200 con/m3) vẫn sinh trưởng tốt và tỉ lệ sống đạt 88%. Trong đàn cá rô phi thì cá đực bao giờ cũng có kích thước lớn hơn cá cái do cá cái chậm lớn sau khi tham gia sinh sản (Dương Nhựt Long, 2003). Đặc biệt cá 3
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) rô phi dòng GIFT (Genetically Improved Farmed Tilapia) sinh trưởng nhanh, ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon và kích cỡ thương phẩm lớn đạt yêu cầu cho chế biến xuất khẩu. Theo Eknath (1994), cá rô phi dòng GIFT có tốc độ sinh trưởng nhanh, cá đạt kích cỡ thu hoạch (80 g) trong vòng 3 tháng nên có thể nuôi được 3 vụ/năm. Vì vậy, với đặc điểm trên cá rô phi dòng GIFT đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến trong các mô hình nuôi thủy sản. 2.1.4 Đặc điểm và nhu cầu dinh dưỡng Cá rô phi là loài ăn tạp thiên về mùn bã hữu cơ và thực vật thủy sinh. Trong những ao nuôi cá rô phi có bón phân vô cơ sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của thực vật phù du, đây là nguồn thức ăn tự nhiên tốt cho cá và giúp gia tăng lợi nhuận từ việc nuôi cá (Boyd, 1982). Ngoài ra, cá rô phi còn được xem là cá ăn lọc do chúng có khả năng lọc tảo và sử dụng thức ăn có sẵn trong môi trường nuôi. Trong nuôi công nghiệp cá rô phi cũng có thể ăn các loại thức ăn chế biến với hàm lượng đạm khác nhau. Nhu cầu đạm thích hợp trong thức ăn cho cá rô phi có trọng lượng trung bình 24 g dao động trong khoảng 27,5-35% (Wee và Tuan, 1988). Theo El-Sayed và Teshima (1992), nhu c ầu đạm và năng lượng cho sự sinh trưởng tối đa của cá rô phi (trọng lượng trung bình 0,26 g) là 45% Trung tâm Học 400 kcal/100Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu đạm và liệu ĐH g thức ăn. Với đặc điểm tính ăn như trên, cá rô phi thường được nuôi ghép với nhiều loài thủy sản khác đem lại hiệu quả cao. Theo Nguyen Thanh Long (2003), nuôi ghép cá rô phi với cá trê lai (Clarias macrocephalus × Clarias gariepinus) trong bể (5 m2 bề mặt × 0.9 m chiều cao) cho kết quả sinh trưởng tốt đối với cả hai loài cá, tác giả cho biết nguyên tắc của việc nuôi ghép là giảm sự ô nhiễm nguồn nước và sử dụng chất thải từ cá trê làm nguồn phân bón giúp phát triển thức ăn tự nhiên cho cá rô phi. Cũng với mô hình nuôi ghép, việc nuôi cá rô phi trong ao nuôi tôm sú quảng canh (6000 tôm và 4000 cá rô phi/ha) cho sản lượng cao (Gonzale-Corre, 1988 được trích dẫn bởi Suresh và Lin, 1992). Ở Thái Lan, mô hình nuôi ghép cá rô phi với mật độ 0,25 và 0,5 con/m2 trong ao nuôi tôm sú thâm canh cho thấy cá rô phi chẳng những không gây ảnh hưởng đến sự sống và sinh trưởng của tôm mà còn góp phần làm ổn định môi trường nuôi tôm (Yang-Yi và Kevin, 2002). Ngoài những đặc điểm dinh dưỡng trên cá rô phi còn có khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên liệu thực vật như lục bình, bèo, rau muống, lá mì, cám... trong thức ăn chế biến. Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho nghề nuôi cá. 4
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) 2.2 Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thực vật trong nuôi thủy sản 2.2.1 Những nghiên cứu về các nguyên liệu thực vật Nguồn nguyên liệu thực vật từ lâu được con người sử dụng rất hiệu quả trong chăn nuôi nhiều đối tượng khác nhau. Đối với gia cầm, theo Nguyễn Phúc Lộc và Nguyễn Hoàng Bích Loan (1995), sử dụng bột lá khoai mì có tác dụng tốt lên sự sinh trưởng của gà thịt công nghiệp (được trích dẫn bởi Dương Thanh Liêm và ctv, 1997). Đối với các đối tượng thủy sản, đặc biệt là các loài cá, có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các nguồn thực vật khác nhau để làm thức ăn cho cá. Kaushik (1990) nghiên cứu sử dụng các nguồn đạm thực vật làm thức ăn cho cá hồi, tác giả cho biết cá ăn thức ăn (44,54% đạm) chứa 20% hạt cải dầu có tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao (SGR: 1,75%/ngày) tương đương với cá được cho ăn thức ăn công nghiệp (52,55% đạm). Hồ Phan Thị Khuê (1998) sử dụng thức ăn có chứa 25% và 40% bột lá mì cho sức tăng trọng cao của cá rô phi. Cùng nghiên cứu trên cá rô phi, Vũ Vi An (1999) thay thế 15% và 25% bột cá bằng bèo tấm trong công thức thức ăn, kết quả là với thức ăn chứa 15% bèo tấm cá rô phi tăng trưởng tốt và có hệ số thức ăn thấp hơn. Shiau và ctv (1990) báo cáo cá rô phi vẫn tăng trưởng tốt khi thay thế 30% bột cá bằng bột đậu Trung tâm Học trích dầu và Cần Thơ @ Tài liệu học tập ăn (24% đạm). cứu nành li liệu ĐH không li trích dầu trong công thức thức và nghiên Klinnavee và ctv (1990) sử dụng 20% lục bình trong thức ăn cho cá rô phi, kết quả tốc độ tăng trưởng (SGR: 1,74%/ngày) và hệ số thức ăn (FCR: 2,1) của cá tốt hơn so với thức ăn không có lục bình có cùng hàm lượng đạm (SGR: 1,58%/ngày và FCR: 2,6). Trong một nghiên cứu khác trên cá rô phi, Omorgie và Ogbemudia (1993) sử dụng bột quả cọ với các tỉ lệ khác nhau là 0%, 15%, 20%, 25% và 30% trong thức ăn, tác giả cho biết thức ăn chứa 15% bột quả cọ cho tăng trưởng của cá rô phi tốt nhất (SGR: 0,74%/ngày) và hệ số thức ăn thấp nhất (FCR: 0,86), trong khi đó với thức ăn không chứa bột quả cọ thì SGR và FCR của cá chỉ đạt tương ứng là 0,67%/ngày và 0,97. 2.2.2 Những nghiên cứu về cám Cám là phụ phẩm được làm ra từ lúa gạo. Cám đã và đang được nghiên cứu sử dụng làm thức ăn nuôi tôm cá bởi nó có hàm lượng dinh dưỡng cao: Đạm 120- 140 g/kg cám khô, chất béo 110-180 g/kg cám khô (Viện Chăn Nuôi Quốc Gia, 1995). Cám được tạo ra sau quá trình xay xát lúa là cám gạo tươi. Nguồn cám gạo tươi này được xử lý và tinh chế tạo ra cám li trích dầu (cám vàng) với nhiều ưu điểm như: Hàm lượng đạm cao (14-16% đạm thô), hàm lượng dầu thấp (2-3%) nên bảo quản được lâu hơn (được trích dẫn bởi Hoàng Đức Như, 2005). 5
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) Ngoài hàm lượng đạm và chất béo cao cám còn có lượng vitamin cao, nhưng hàm lượng chất xơ và chất bột đường trong cám cũng cao nên cần phải phối chế với các nguyên liệu khác trong chế biến thức ăn nuôi cá (Bùi Đức Hợi & ctv, 1997). Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (1999), cá rô phi (4-5 g) nuôi trong lồng được cho ăn thức ăn chứa 50% cám đạt sinh trưởng tốt (khối lượng cuối trung bình 45 g/con, SGR: 2,77%/ngày) và khác biệt không có ý nghĩa so với cá được cho ăn thức ăn công nghiệp có cùng hàm lượng đạm (23%). Ngoài việc được sử dụng như nguồn nguyên liệu “tươi”, cám còn được ủ lên men trước khi chế biến thức ăn. Theo Wee (1991), sử dụng cám gạo lên men làm nguyên liệu thức ăn trong nuôi cá cho kết quả tốt và cho thấy quá trình lên men giúp làm tăng giá trị dinh dưỡng của cám. Trong nghiên cứu của Cao Châu Minh Thư (1999) về nuôi cá trê lai (Clarias macrocephalus × Clarias gariepinus) trong lồng bằng thức ăn chứa cám ủ và không ủ, kết quả cho thấy cá trê được cho ăn thức ăn chứa 40% cám ủ tăng trưởng tốt nhất và có hệ số thức ăn thấp (SGR: 2,76%/ngày, FCR: 2,14). Cũng thí nghiệm với cám ủ và không ủ, theo Nguyễn Trọng Toàn (1998) cá rô phi nuôi trong bể kính được cho ăn thức ăn chứa 60% cám ủ có tốc độ tăng trưởng tốt nhất (SGR: 2,18%/ngày) và hệ số thức ăn là 2,32. Nhiều nước trên thế giới sử dụng cám gạo để nuôi cá như Ấn Độ, Malaysia, Trung tâm Học liệu ĐH Cần quốc gia này sử dụng cám làmtập vàliệu để phối cứu Philippine, Thái Lan... Các Thơ @ Tài liệu học nguyên nghiên trộn với các loại nguyên liệu làm thức ăn khác trong sản xuất thức ăn công nghiệp (Mark, 1975). Thức ăn viên gồm cỏ khô, cám gạo, bột cá với tỉ lệ 4:3:1 dùng nuôi cá rô phi cho tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) là 0,69 %/ngày (Moriarty và ctv, 1973). Cá rô phi nuôi lồng ở Philippine với thức ăn chứa 24% đạm và thành phần thức ăn gồm 77% cám và 23% bột cá có hệ số thức ăn là 2,5 (FAO, 1983 được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv, 1999). Theo Tuan và ctv (1994), sử dụng cám gạo phối trộn lục bình với tỉ lệ 1:1 cho kết quả tăng trưởng tốt của cá rô phi (SGR: 4,81%/ngày). 2.3 Nghiên cứu về độ tiêu hóa của cá 2.3.1 Ý nghĩa của độ tiêu hóa trong việc đánh giá thức ăn Bên cạnh việc đưa nguồn thực vật điển hình là cám vào làm nguyên liệu phối trộn thức ăn cho cá người ta còn quan tâm nhiều đến chất lượng của nguyên liệu, bởi nguyên liệu có tốt thì thức ăn làm ra mới đảm bảo chất lượng. Thức ăn có chất lượng là thức ăn có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và được cá tiêu hóa tốt. Độ tiêu hóa thức ăn là khả năng tiêu hóa và hấp thụ loại thức ăn đó. Độ tiêu hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá giá trị dinh 6
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) dưỡng của thức ăn. Một chất dinh dưỡng nếu không được tiêu hóa sẽ không được hấp thu vào cơ thể để tiến hành các phản ứng dinh dưỡng. Vì vậy trước khi xây dựng công thức thức ăn cho tôm cá cần phải xác định độ tiêu hóa của tôm cá đối với từng loại nguyên liệu làm thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). 2.3.2 Những nghiên cứu về độ tiêu hóa Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng và độ tiêu hóa nguồn nguyên liệu thực vật trên nhiều đối tượng khác nhau. Trong nghiên cứu xác định độ tiêu hóa của cá rô phi, Koprucu và Ozdemir (2005) sử dụng chất đánh dấu Cr2O3 với tỉ lệ 1% ở nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức xác định độ tiêu hóa được phối trộn 30% nguyên liệu và 70% thức ăn đối chứng, cá rô phi (15 g) được cho ăn 2 lần/ngày với lượng thức ăn là 4% khối lượng thân ở 27±1oC. Trong nghiên cứu của Xie và ctv (1997), cá rô phi (8,29-11,02 g) được cho ăn 2 lần/ngày ở nhiệt độ 30oC với tỉ lệ cho ăn khác nhau: 0,5%, 1%, 2% và 4%. Tác giả cho biết độ tiêu hóa đạm của cá rô phi giảm dần theo sự gia tăng mức độ cho ăn, trong khi đó độ tiêu hóa năng lượng không bị ảnh hưởng bởi mức độ cho ăn. Để có được độ tiêu hóa của nguyên liệu cũng như độ tiêu hóa của các dưỡng Trung tâm Học liệu ĐH Cầntrong thức ănTài hỏi phải có phươngvà nghiên cứu chất (đạm, năng lượng…) Thơ @ đòi liệu học tập pháp thu phân thích hợp đối với từng đối tượng nghiên cứu. Có nhiều phương pháp thu phân trong việc xác định độ tiêu hóa. Trước đây, Smith và Lovell (1973) đã đưa ra phương pháp thu phân trong môi trường nước bằng cách xi phông hoặc dùng lưới vớt. Đến 1992, Satoh và ctv tìm ra sự khác biệt nhỏ về độ tiêu hóa đạm trong việc thu phân cá hồi bằng phương pháp lắng ở những thời gian khác nhau (3, 6, 9, 12 hoặc 15 giờ) sau khi cho cá ăn. Tiếp đó, Allan và ctv (1999) đã kết luận và chỉ ra rằng việc thu phân bằng phương pháp lắng tới 18 giờ (sau khi bể đã sạch) là phương pháp phù hợp trong việc xác định độ tiêu hóa của cá vược bạc (Bidyanus bidyanus) giống. Gần đây, Goddard và McLean (2001) thu phân cá rô phi (Oreochromis aureus) bằng phương pháp xi phông với mắt lưới thích hợp, sau đó phân được rửa sạch bằng nước cất và sấy khô ở 60oC trong 24 giờ rồi đem phân tích. Cá được cho ăn 2 lần/ngày (7h và 18h) và sau mỗi lần cho ăn được 6 giờ thì tiến hành thu phân. Phân được thu 3 ngày liên tiếp và được thu ngay sau khi cá thải phân để tránh vi khuẩn phát triển. Đối với thí nghiệm của Koprucu và Ozdemir (2005), phân cá rô phi được thu qua cột thu phân đến bình chứa, trữ lạnh ở -35oC và sấy khô để phân tích. Nhìn chung, phương pháp thu phân và thời gian thu tùy thuộc vào từng đối tượng thí nghiệm. 7
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) Với phương pháp thu phân thích hợp, Hertrampf và Piedad-Pascual (2000) báo cáo độ tiêu hóa cám gạo của cá lăng (Mystus nemurus) là 85,5%, độ tiêu hóa bột đậu phộng của cá chép là 62,4%, độ tiêu hóa đạm và năng lượng trong bột đậu phộng của cá chép lần lượt là 78,9% và 69,9%. Thí nghiệm trên cá mè vinh, Mohanta và ctv (2006) kết luận độ tiêu hóa cám và năng lượng trong cám của cá mè vinh (Puntius gonionotus ) lần lượt là 96,4% và 89,97%. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về độ tiêu hóa của các nguyên liệu làm thức ăn nói chung và của cám nói riêng. Do đó, nghiên cứu về vấn đề này là rất cần thiết trong các nghiên cứu về dinh dưỡng của các đối tượng thủy sản, làm cơ sở để đánh giá giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu và khả năng sử dụng chúng làm thức ăn cho cá. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 8
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài Thời gian: Từ tháng 10/2005 đến tháng 1/2006 Địa điểm: Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ 3.2 Đối tượng thí nghiệm Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) dòng GIFT được mua từ Trung Tâm Giống Thủy Sản tại Ô Môn, Thành Phố Cần Thơ. 3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định độ tiêu hóa cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi v Hệ thống bể và cách bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức (thức ăn) với 3 lần lặp lại được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên trong hệ thống 9 bể composite (100 L/bể) có sục khí, các bể có ống thoát nước ở trung tâm, nước được cấp vào bể ở bề mặt Trung tâm Học liệu ĐHnước cung cấp cho hệ thống từ giếng khoang qua hệ thống cứu (Hình 3.1). Nguồn Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên lọc, được bơm lên bồn chứa trước khi đến hệ thống thí nghiệm. Hình 3.1: Hệ thống bể thí nghiệm 1 9
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) v Cá thí nghiệm Cá thí nghiệm được chọn đều cỡ, khối lượng trung bình 35 g/con và không có dấu hiệu bị bệnh hay dị tật. Cá được bố trí với mật độ 10 con/bể. v Thức ăn thí nghiệm Ba nghiệm thức thức ăn được làm từ các nguyên liệu: bột cá, bột đậu nành, bột mì, cám, vitamin, dầu mực, chất kết dính gelatin và chất đánh dấu cromic oxide (Cr2O3). Trong đó, nghiệm thức đối chứng phối trộn Cr2O3 với tỉ lệ 1% và không chứa cám, 2 nghiệm thức còn lại mỗi nghiệm thức phối trộn 30% cám sấy hoặc cám li trích dầu và 70% thức ăn đối chứng (Bảng 3.1). Các nguyên liệu cần được trộn thật đều bằng máy trộn thức ăn trước khi ép thành viên, sau đó thức ăn được bảo quản kín trong tủ đông để tránh bị oxy hóa. Bảng 3.1: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 1 Nguyên liệu (%) Đối chứng Cám sấy Cám li trích dầu Cr2O3 1,00 0,70 0,70 Bột cá 26,0 18,2 18,2 Bột đậu nành 20,0 14,0 14,0 Bột mì 43,5 30,5 30,5 Trung tâm Học liệu ĐH Cám sấy Cần Thơ @ Tài- liệu học tập và nghiên cứu 30,0 - Cám li trích dầu - - 30,0 Vitamin (*) 1,00 0,70 0,70 Dầu mực 6,50 4,55 4,55 Gelatin 2,00 1,40 1,40 Thành phần hóa học của thức ăn theo phân tích Đạm 30,2 24,6 26,4 Cr2O3 0,82 0,56 0,53 Năng lượng (cal/g) 4.284 4.093 4.260 (*) Vitamin (Vit.): là hỗn hợp VEMEVIT do VEMEDIM sản xuất, trong 1 kg có chứa Vit. A: 400.000 IU, Vit. D3: 80.000 IU, Vit. E: 1.200 mg, Vit. K3: 240 mg, Vit. B1: 160 mg, Vit. B2: 300 mg, Vit. B6: 100 mg, Niacin 1.000 mg, Vit. B12: 0,4 mg, Calcium Pan: 400mg, Folic acid: 32 mg, Vit. C polyphosphate 6.000 mg, Cholin Chloride: 4.800 mg, Fe ++: 20.000 mg, Zn++: 11.000 mg, Mn++: 2.000 mg, Cu++: 10.000 mg, I -: 4 mg, Co++: 120 mg, Inositol: 1.500 mg, Methionin: 3.000 mg, Sulfathiazole: 2.000 mg, Lysine: 2.500 mg . v Chăm sóc cho ăn Trước khi tiến hành thu phân, cá được cho ăn 2 lần/ngày trong 4 ngày để cá quen dần với thức ăn thí nghiệm. Ngày thứ 5 bắt đầu thu phân chỉ cho cá ăn 1 lần/ngày vào lúc 8h. Cá được cho ăn thỏa mãn nhu cầu. 10
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) v Thu mẫu - Mẫu môi trường: Yếu tố nhiệt độ được theo dõi mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều. - Mẫu phân: Sau khi cho cá ăn được 1 giờ, xi phông loại bỏ hết lượng phân và thức ăn dư thừa, cấp nước mới vào bể đến 1 giờ sau tiến hành thu phân lần 1. Sau đó 2 giờ thu phân lần 2 và cứ như vậy thu đến hết lượng phân trong ngày. Những ngày sau thực hiện như thế và thí nghiệm kết thúc khi thu đủ lượng phân cần phân tích (3-5 g phân khô). Cách thu và xử lý phân: Dùng vợt vớt những sợi phân nổi trên mặt nước cho vào chai nhựa và trữ lạnh ngay sau mỗi lần thu. Phân được sấy khô trong tủ sấy ở 70oC trong 24 giờ trước khi đem phân tích. 3.3.2 Thí nghiệm 2: Xác định hàm lượng cám sấy và cám li trích dầu thích hợp trong thức ăn cho cá rô phi v Hệ thống bể và cách bố trí thí nghiệm Hệ thống thí nghiệm gồm 24 bể composite (500 L/bể) có sục khí, các bể có ống thoát nước ở trung tâm và thông với nhau, nước được cấp vào ở bề mặt (Hình 3.2). Nguồn nước cung cấp cho hệ thống từ giếng khoang đã qua hệ Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thống lọc. Thí nghiệm gồm có 8 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Thời gian thí nghiệm là 60 ngày. Hình 3.2: Hệ thống bể thí nghiệm 2 11
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) v Cá thí nghiệm Cá sau khi mua về được nuôi bằng thức ăn công nghiệp một thời gian để cá quen dần và đạt kích cỡ bố trí thí nghiệm. Cá thí nghiệm được chọn đều cỡ, khối lượng trung bình 20 g/con và không có dấu hiệu bị bệnh hay dị tật. Cá được bố trí với mật độ 20 con/bể. v Thức ăn thí nghiệm Thí nghiệm gồm có 8 nghiệm thức thức ăn được phối chế có hàm lượng đạm (25%) và tổng năng lượng giống nhau (4 kcal/g). Nguyên liệu chế biến thức ăn gồm: bột cá, bột đậu nành, bột mì, cám, dầu đậu nành, chất độn CMC (carboxyl metyl cellulose), vitamin và chất kết dính gelatin. Các nghiệm thức thức ăn khác nhau về loại cám và hàm lượng cám. Mỗi loại cám sấy và cám li trích dầu gồm có 4 nghiệm thức có tỉ lệ cám lần lượt là 30%, 40%, 50% và 60% (Bảng 3.2). Bảng 3.2: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 2 Cám sấy Cám li trích dầu Nguyên liệu (%) CS30 CS40 CS50 CS60 LT30 LT40 LT50 LT60 Bột cá 23,6 23,4 23,4 23,2 22,0 21,0 19,9 18,9 Bột đậu nành 7,87 7,81 7,78 7,73 7,33 6,99 6,65 6,30 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài0,00 30,9 tập và16,1 8,74 cứu Bột mì 30,1 20,3 9,89 liệu học 23,5 nghiên Cám 30,0 40,0 50,0 60,0 30,0 40,0 50,0 60,0 Dầu đậu nành 0,24 0,00 0,00 0,00 3,11 3,04 2,98 2,91 Chất độn CMC 4,24 4,47 4,97 5,07 4,64 1,47 0,30 0,00 Vitamin (*) 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 Gelatin 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 1,13 Thành phần hóa học của thức ăn theo tính toán Đạm 25,0 25,0 25,0 25,0 25,0 25,0 25,0 25,0 Chất béo 6,00 6,76 7,76 8,76 6,00 6,00 6,00 6,00 NFE (**) 48,1 46,4 44,2 42,3 48,1 48,1 48,1 48,1 Tro 12,9 13,5 14,1 14,7 13,2 13,8 14,4 15,1 Xơ 8,04 8,39 9,00 9,20 7,69 7,08 6,46 5,84 Năng lượng 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 (kcal/g) (*) Vitamin (Vit.): là hỗn hợp VEMEVIT do VEMEDIM sản xuất, trong 1 kg có chứa Vit. A: 400.000 IU, Vit. D3: 80.000 IU, Vit. E: 1.200 mg, Vit. K3: 240 mg, Vit. B1: 160 mg, Vit. B2: 300 mg, Vit. B6: 100 mg, Niacin 1.000 mg, Vit. B12: 0,4 mg, Calcium Pan: 400mg, Folic acid: 32 mg, Vit. C polyphosphate 6.000 mg, Cholin Chloride: 4.800 mg, Fe ++: 20.000 mg, Zn++: 11.000 mg, Mn++: 2.000 mg, Cu++: 10.000 mg, I -: 4 mg, Co++: 120 mg, Inositol: 1.500 mg, Methionin: 3.000 mg, Sulfathiazole: 2.000 mg, Lysine: 2.500 mg . (**) NFE (nitrogen free extract): Chất xuất không đạm (chất bột đường) 12
- Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus) v Chăm sóc và quản lý Cho ăn Cá được cho ăn mỗi ngày 2 lần (8h và 16 h30’), cho ăn đến khi chúng không bắt mồi nữa thì dừng lại. Lượng thức ăn sử dụng được ghi nhận theo ngày và tỉ lệ cho ăn dao động từ 4-6% khối lượng thân, điều chỉnh lượng thức ăn hàng tuần. Thu mẫu - Mẫu môi trường: Các yếu tố môi trường được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm gồm nhiệt độ, oxy hòa tan và pH. Yếu tố nhiệt độ được đo mỗi ngày 2 lần, yếu tố oxy hòa tan và pH được đo 1 lần/tuần. - Mẫu cá: Tăng trưởng của cá được xác định mỗi tháng bằng cách cân toàn bộ số cá trong mỗi bể bằng cân điện tử. Mẫu cá để xác định thành phần hóa học được thu trước và sau thí nghiệm: Trước thí nghiệm thu ngẫu nhiên 10 con và sau thí nghiệm thu ngẫu nhiên 10 con mỗi bể. Cá thu mẫu được xay nhuyễn, sấy khô và bảo quản lạnh để phân tích. 3.3.3 Phân tích, tính toán và xử lý số liệu v Các chỉ tiêu phân tích Trung tâm Mẫu thức ăn: ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Học liệu Đạm, chất béo, chất bột đường (NFE), tro, xơ Đối với mẫu thức ăn thí nghiệm độ tiêu hóa thì phân tích đạm, Cr2O3 và năng lượng. - Mẫu phân: Đạm, Cr2O3, năng lượng - Mẫu cá: Ẩm độ, đạm, chất béo, tro v Phương pháp phân tích - Ẩm độ: Xác định bằng cách sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC khoảng 4- 5 giờ - Tro: Xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung trong tủ nung ở nhiệt độ 560oC khoảng 4 giờ (đến khi mẫu có màu trắng) - Xơ: Phương pháp thủy phân trong dung dịch acid và bazơ - Đạm: Phương pháp phân tích Kjeldahl - Chất béo: Phương pháp Soxhlet - Chất bột đường: NFE = 100 – (Đạm + Chất béo + Tro + Xơ) - Năng lượng: Xác định bằng máy đo năng lượng (Parr) - Cr2O3: Xác định theo phương pháp phân tích của Furukawa và Tsukahara (được trích dẫn bởi Furuichi và ctv, 1988) 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trình bày báo cáo Luận văn tốt nghiệp
15 p | 8249 | 2735
-
Tài liệu hướng dẫn sinh viên khi làm luận văn tốt nghiệp - Quách Tuấn Ngọc
14 p | 2637 | 1140
-
Hướng dẫn trình bày đồ án, luận văn tốt nghiệp
15 p | 2806 | 1116
-
HƯỚNG DẪN CÁCH TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
17 p | 3760 | 845
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Hòa Dung
131 p | 890 | 344
-
Hướng dẫn Nghiên cứu khoa học và Luận văn tốt nghiệp - Hoàng Văn Hải
26 p | 876 | 217
-
Luận văn Tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tư vấn xây dựng Đông Dương
85 p | 911 | 196
-
Luận văn tốt nghiệp cao học: Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020
91 p | 398 | 153
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vật liệu nổ Công nghiệp”
77 p | 534 | 151
-
Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển công nghiệp Việt Nam
36 p | 396 | 143
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-ĐỀ TÀI: “ Thiết kế mạch đồng hồ hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây dùng IC số”
65 p | 328 | 115
-
Luận văn tốt nghiệp: Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá- hiên đại hoá ở nước ta
41 p | 300 | 62
-
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp than Thành Công
152 p | 258 | 49
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp thu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
48 p | 178 | 27
-
Luận văn tốt nghiệp: CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
30 p | 134 | 20
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Sử dụng Struts 1 xây dựng Website quản lý khóa luận tốt nghiệp
23 p | 129 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng phần mềm giảng dạy Toán học
0 p | 130 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp: Triết lý giáo dục hướng tới con người và xã hội lý tưởng của Phan Bội Châu
57 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn