Luận văn: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY NHẬP NỘI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT KHOAI TÂY TẠI HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG
lượt xem 21
download
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đưa khoa học kỹ thuật đến người nông dân nhằm tăng lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt đối với vùng nông thôn các tỉnh Trung du và Miền núi. Để làm được điều đó cần phải có chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế cây trồng có năng suất thấp bằng giống mới có năng suất cao, đầu tư thâm canh, đa đạng sản phẩm nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY NHẬP NỘI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT KHOAI TÂY TẠI HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN ---------------------- HOÀNG TIẾN HÙNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY NHẬP NỘI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT KHOAI TÂY TẠI HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Trồng Trọt Mã số: 60.62.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN NGỌC NGOẠN THÁI NGUYÊN, 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. T ôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện l uận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn t rong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Hoàng Tiến Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. T ôi x in chân thành cám ơn các thầy cô giáo Khoa Sau Đ ại học; Khoa Trồng trọt (Tr ường Đại học Nông lâm Thái N guyên); Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, P hòng Nông Nghiệp, Trạm Khí tượng – T huỷ văn đóng trên đ ịa bàn huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang; U BND các xã, t hị trấn và bà con nông dân huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc G iang); các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và ng ười thân đã n hiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài và h oàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tác giả Hoàng Tiến Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài ................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 5 1.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây............................................................ 5 1.1.1 Một số nghiên cứu về guồn gốc cây khoai tây ....................................... 5 1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây khoai tây ....................... 7 1.2. Tình hình sản xuất khoai tâ y trên thế giới và ở Việt Nam ........................ 9 1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ............................................. 9 1.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam............................................ 12 1.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở các tỉnh miền núi phía Bắc ................. 14 1.3.Tình hình nghiên cứu khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam .................. 16 1.3.1. Một số nghiên cứu về giống................................................................ 16 1.3.2. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây ................... 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn iii
- 1.4 Tình hình sản xuất và phát triển sản xuất khoai tây tại tỉnh Bắc Giang qua một số năm qua. ........................................................................................... 36 1.4.1. Tình hình sản xuất khoai tây ở Bắc Giang .......................................... 36 1.4.2. Vị trí cây khoai tây trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang ................ 39 1.4.3. Một số hạn chế đến sản xuất khoai tây tại Bắc Giang ......................... 40 1.5. Những kết luận rút ra từ phần tổng quan tài liệu .................................... 41 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 43 2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 43 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 43 2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...................................................................... 43 2.2.2. Thiết kế thí nghiệm đồng ruộng, chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ..... 43 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 49 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 51 3.1. Điều kiện tự nhiên – Khí hậu thời tiết tỉnh Bắc Giang ........................... 51 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ........................................................................... 51 3.1.2. Khí hậu thời tiết tỉnh Bắc Giang ......................................................... 52 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang .............................. 53 3.3 Kết quả các thí nghiệm ........................................................................... 55 3.4.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và năng suất của một số giống khoai tây nhập nội trong điều kiện vụ Đông tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang .................................................................................................... 55 3.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây giống Solara vụ Đông năm 2007 tại huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang. ............................................................................................ 66 3.4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây giống Solara vụ Đông năm 2007 tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang ............................................................................................. 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn iv
- 3.4.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của lượng phân bón N, P, K đến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây giống Solara vụ Đông năm 2007 tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang ............................................................................ 74 3.4.5 Kết quả xây dựng mô hình trình diễn vụ đông năm 2008 tại huyện Hiệ p Hoà, tỉnh Bắc Giang ..................................................................................... 83 Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................... 86 4.1. Kết luận ................................................................................................. 86 4.2. Đề nghị .................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn v
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT LĐ : Lao động : Giá trị sản xuất GTSX : Giá trị gia tăng GTGT CPTG : Chi phí trung gian Ha : Héc ta Đ : Đồng Kg : Kilogam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG 1.1. Giá trị dinh dưỡng của một số sản phẩm ................................................. 7 1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ............................................... 9 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Âu ........................ 10 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Á .......................... 11 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây khu vực Đông Nam Á .......... 11 1.6. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam.............................................. 12 1.7. Tình hình sản xuất khoai tây ở một số tỉnh Miền núi phía Bắc năm 2005 ... 14 1.8. Liều lượng Phospho khuyến cáo dựa trên cơ sở hàm lượng phospho và vôi có ở trong đất ......................................................................................... 30 1.9. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây tỉnh Bắc Giang qua các năm từ 2000 - 2006 .................................................................................................. 36 3.1. Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang ............................ 52 3.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2006 và dự kiến đến năm 2010 của tỉnh Bắc Giang ....................................................................................... 54 3.3 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm ............. 55 3.4 Đặc điểm hình thái của một số giống khoai tây thí nghiệm .................... 61 3.5 Tình hình bệnh hại chính của các công thức thí nghiệm ........................ 62 3.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức thí nghiệm ... 63 3.7 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của khoai tây giống Solara ở các mật độ trồng khác nhau ............................................................................................ 66 3. 8 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình bệnh hại khoai tây giống Solara ........................................................................................................... 67 3.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khoai tây giống Solara của các công thức thí nghiệm .............................................................................. 68 3.10 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống khoai tây Solara trong các công thức thí nghiệm ............................................................................................ 70 3.11 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tình hình sâu bệnh hại ..................... 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn vii
- 3.12 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khoai tây ............................................................................................... 73 3.13 Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của khoai tây Solara trong các công thức thí nghiệm .................................................................................... 76 3.14 Tình hình bệnh hại chính của các công thức thí nghiệm....................... 78 3.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của khoai tây Solara trong các công thức thí nghiệm .............................................................................. 80 3.16 Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ................................... 82 3.17 Nội dung xây dựng mô hình trình diễn ................................................ 83 3.18 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của mô hình ................... 83 3.19 Hiệu quả kinh tế của mô hình trình diễn .............................................. 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn viii
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 1.1 Diện tích trồng khoai tây giai đoạn 2000-2006 của tỉnh Bắc Giang ....... 38 1.2 Thời vụ của cây khoai tây trong các công thức luân canh ...................... 39 3.1 Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang .............................. 51 3.2. Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở Hiệp Hoà, Bắc Giang ...................... 53 3.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hiệp Hoà năm 2006 và dự kiến năm 2010 .............................................................................................. 55 3.4 Chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm .................................. 57 3.5 Năng suất củ tươi của một số giống khoai tây nhập nội vụ Đông năm 2007 tại Bắc Giang ....................................................................................... 65 3.6 Chiều cao cây và số thân chính/m2 của các công thức thí nghiệm .......... 67 3.7 Chiều cao cây và số thân chính/khóm của các công thức thí nghiệm ........... 71 3.8 Chiều cao cây và số thân chính/khóm của các công thức thí nghiệm ........... 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn ix
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đưa khoa học kỹ thuật đến người nông dân nhằm tăng lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt đối với vùng nông thô n các tỉnh Trung du và Miền núi. Để làm được điều đó cần phải có chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế cây trồng có năng suất thấp bằng giống mới có năng suất cao, đầu tư thâm canh, đa đạng sản phẩm nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực và phát triển bền vững. Vì thế việc lựa chọn cây trồng phù hợp có hiệu quả kinh tế cao là vấn đề hết sức cấp thiết. Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây thuộc họ cà (Solanaceae), chi Solanum, vừa là cây lương thực, cây thực phẩm và thức ăn gia súc có giá trị dinh dưỡng cao, vừa là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Do có khả năng thích hợp với nhiều vùng sinh thái, cho năng suất cao, củ giàu dinh dưỡng nên khoai tây được trồng rất phổ biến. Tính đến năm 19 98, trên thế giới đã có 130 nước trồng khoai tây với tổng diện tích 18,3 triệu ha, năng suất trung bình 16 tấn/ha, tổng sản lượng 295,1 triệu tấn (Nguyễn Quang Thạch, 2005) [21]. Ở Việt Nam từ những năm cuối của thập kỷ 70 do cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc, lúa xuân thay lúa chiêm nên diện tích trồng khoai tây được mở rộng nhanh chóng (Trương văn Hộ, 1990) [7]. Năm 1987, cây khoai tây chính thức được Bộ Nông nghiệp đánh giá là một cây lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa, có vai trò vừa là cây lương thực vừa là cây thực phẩm, đồng thời là cây xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Với điều kiện khí hậu của vụ đông đồng bằng Bắc Bộ, khoai tây là một cây trồng lý tưởng. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay sản xuất khoai tây chưa phản ánh đúng tiềm năng của nó. Trong khi nhu cầu về tiêu dùng khoai tây ngày càng tăng nhưng năng suất và sản lượng khoai tây vẫn còn rất thấp,chỉ đạt khoảng 8- 10 tấn/ha trong khi đó một số nước trên thế giới năng suất đạt tới 40 - 50 tấn/ha, vì thế, sản xuất khoai tây ở nước ta vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khoai tây trong nước (Đỗ Kim Chung, 2003)[3]. Nguyên nhân cơ bản của hạn chế trên là do vấn đề giống và kỹ thuật trồng khoai tây, từ nhiều năm nay người trồng khoai tây đa số vẫn sử dụng củ không đảm bảo chất lượng để làm giống, đó là nh ững Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 1
- củ ở trong nước hoặc nhập từ Trung Quốc đã bị thoái hoá do bị già sinh lý hoặc bị nhiễm bệnh virus nên đã làm giảm đáng kể năng suất khoai tây, vì thế hiệu quả kinh tế đem lại cho người trồng khoai tây còn rất thấp. Bắc Giang là một tỉnh miền núi, kinh tế nông nghiệp chủ yếu là lúa, ngô, màu và cây ăn quả. Trong những năm qua, diện tích trồng cây lương thực nói chung và cây khoai tây nói riêng ngày càng được mở rộng. Phát triển cây khoai tây trên vùng đất này có nhiều lợi thế bởi lẽ: Khoai tây là cây lương thực có thời gian sinh trưởng ngắn (dao động từ 80 - 90 ngày); nhưng lại cho năng suất cao, đã có nhiều điển hình đạt năng suất 25-30 tấn/ha. Sản phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và dễ thương mại hoá. Mặt khác rất phù hợp trong công thức luân canh truyền t hống với 2 vụ lúa xuân và vụ lúa mùa. Cây khoai tây nếu được đầu tư thâm canh sẽ mang lại lượng hàng hoá lớn, có giá trị xuất khẩu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Với điều kiện khí hậu, thời tiết, đât đai khá thích hợp cho sự phát triển cây khoai tây trong vụ đông. Một số huyện có diện tích trồng khoai tây lớn như: Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Dũng. Diện tích khoai tây hàng năm của Bắc Giang đạt trên 3.000 ha, chiếm khoảng 12% diện tích khoai tây của cả nước và có khả năng mở rộng diện tích. Tuy nhiên, tình hình sản xuất khoai tây ở Bắc Giang trong những năm gần đây lại giảm sút cả về diện tích trồng trọt lẫn năng suất. Một số nguyên nhân dẫn đến điều đó là do thiếu giống và chưa có bộ giống tốt, nông dân chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Các giống khoai tây chủ yếu đang trồng bị thoái hoá, tỷ lệ nhiễm bệnh virus cao khoảng 50% đến 60%.. Đây là những vấn đề hết sức cấp bách mà thực tế đang đòi hỏi. Vì vậy, để sớm góp phần vào việc giả i quyết những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống khoai tây nhập nội và một số biện pháp kỹ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 2
- đến sinh trưởng, năng suất khoai tây tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định một số giống khoai tây nhập nội, có năng suất cao phù hợp với điều kiện vụ Đông để đưa ra sản xuất đại trà. - Xác định biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều kiện vụ Đông . - Xây dựng mô hình trình diễn về canh tác khoai tây vụ Đông, 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Bước đầu xác định và bổ sung cứ liệu khoa học để xây dựng quy trình sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều kiện vụ Đông huyện Hiệp Hoà. - Kết quả nghiên cứu và lựa chọn được giống và biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây trong điều kiện vụ Đông huyện Hiệp Hoà là tài liệu tham khảo cho cán bộ trong ngành nông nghiệp của huyện Hiệp Hoà nói riêng và của tỉnh Bắc Giang nói chung. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Xác định một số giống khoai tây có triển vọng trong điều kiện vụ Đông góp phần nâng cao năng suất, sản lượng khoai tây của huyện Hiệp Hoà. - Thúc đẩy mở rộng diện tích cây khoai tây trong cơ cấu 3 vụ: 2 lúa 1 màu tại tỉnh Bắc Giang để nâng cao hệ số sử dụng đất cũng như tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người nông dân. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài đánh giá khả năng thích ứng của 8 giống khoai tây nhập nội trong điều kiện vụ Đông trên đất ruộng hai lúa một màu tại huyện Hiệp Hoà. - Thí nghiệm nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều kiện vụ Đông bao gồm: các thí nghiệm về mật độ, thời vụ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 3
- phân bón. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thí nghiệm, mô hình được nghiên cứu tại huyện Hiệp Hoà. Kết quả nghiên cứu được áp dụng cho sản xuất khoai tây trên đất ruộng hai lúa một màu tại huyện Hiệp Hoà tỉnh BắcGiang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 4
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây 1.1.1 Một số nghiên cứu về guồn gốc cây khoai tây * Nguồn gốc phân loại: Cây khoai tây thuộc genus solanum sectio potato gồm 180 loài có khả năng cho củ. Có khoảng 20 loại khoai tây thương phẩm. Cây khoai tây thuộc nhóm cây thân thảo, họ cà (Solanaceae), thuộc loài Solanum tuberosum L., Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng theo Hawkes J.G thì cây khoai tây được phân loại theo số lượng nhiễm sắc thể như sau: - Loại nhị bội thể (2n=24) gồm 4 loài là: S. Xajanhuiri, S. gonicocalyx, S. phureja, S. sêtnôtnum. - Loại tam bội thể (3n=36) gồm 2 loại là: S. xchaucha, S. xjureperukii. - Loại tứ bội thể (4n=48) phân bố rộng rãi nhất, chiếm 70%, loại này gồm 2 loài phụ là Solanaceae tuberosum spp.tuberosum và spp andigena. - Loại ngũ bội (5n=60) gồm S. xcurtilobum. - Loại lục bội (6n=72) gồm S. demissium. * Nguồn gốc và lịch sử phát triển: (Trương Văn Hộ, 1992) [8] cây khoai tây (Solanum tuberosum) là một trong những cây lương thực chính của thế giới, xếp thứ 4 sau lúa mỳ, gạo và ngô. Khoai tây thuộc họ cà Solanaceae có nguồn gốc xuất xứ ở dãy núi Andes. Nơi khởi thuỷ của câ y khoai tây trồng là ở quanh hồ Titicaca giáp ranh nước Peru và Bolivia. Những di tích khảo cổ tìm thấy ở vùng này thấy cây khoai tây làm thức ăn cho người đã có từ thời đại 500 năm trước công nguyên. Những hóa thạch củ khoai tây khô và những đồ vật hình dáng khoai tây có khá nhiều ở thế kỷ thứ II sau công nguyên. Hiện nay ở dãy núi Andes còn có rất nhiều loài khoai tây dại, bán hoang dại, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 5
- loài khoai tây trồng. Nhân dân Peru, Bolivia và những nước lân cận trồng những giống khoai tây rất đa dạng, phổ biến nhất là loài Solanum tuberosum, sau đó là loài S.andigena, loài ít hơn là S.juzepezukii. Ban đầu những nhà thám hiểm châu Âu đến Peru, Bolivia, Colombia phát hiện thấy người da đỏ Inca trong bữa ăn có ngô, khoai tây và đậu. Đầu thế kỷ XVI, quân đội viễn chinh Tây Ban Nha đi chiếm thuộc địa vùng Nam châu Mỹ. Năm 1532, Francisco Pizarro và quân đội của ông chiếm Peru và có thể là những người châu Âu đầu tiên tìm thấy khoai tây ở Cajamarca núi Andes nơi họ gặp vụ hoàng đế Atahnallpa người Inca, đồng thời một đội quân viễn chinh khác do Quesada đi tới miền Nam Colombia và đã đi qua vùng khoai tây ở thung lũng Crita. Năm 1536, người Tây ban Nha được ăn khoai tây và may mắn nhất của họ là được lấy giống, xem như là một loài cây kỳ lạ đem về trồng ở Tây Ban Nha, nước đầu tiên ở Tây ban Nha trồng khoai tây. Từ Tây Ban Nha, khoai tây lan truyền ra các nước Châu Âu. Ban đầu trồng trong vườn, sau trở thành cây lương thực chính của Châu Âu như hiện nay. Hành trình cây khoai tây đến mỗi nước có những giai thoại khác nhau. Ở Việt Nam, khoai tây được đưa vào năm 1890 do những nhà truyền giáo người Pháp đem đến. Tiếng Anh là Potato, đến Việt Nam được đặt tên là khoai tây, có nghĩa là khoai của người Tây, người phương tây. Trước năm 1970, khoai tây trồng rải rác ở Sapa- Lào Cai, Đồ Sơn- Hải Phòng, Trà Lĩnh Cao Bằng, Đông Anh- Phúc Yên, Đà Lạt Lâm Đồng v.v. Diện tích tất cả khoảng 3 nghìn ha. Thời gian này, khoai tây được coi là loại rau cao cấp của người nước ngoài. Những năm 70, cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc Việt Nam diễn ra rộng khắp, các nhà khoa học cùng các nhà quản lý đã nghiên cứu và phát triển, lúa xuân ngắn ngày năng suất cao thay lúa chiêm dài ngày năng suất thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế là gần 1 triệu ha đất xưa nay trồng 2 vụ lúa đã có thời gian từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 2 (khoảng 3,5 tháng) có thể trồng cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 6
- vụ đông. Hệ thống canh tác mới 3 vụ, đó là: Lúa xuân Lúa mùa - Cây vụ đông đã được xác lập. Trong số những cây vụ đông thì cây khoai tây được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều. Khi sản xuất lúa gạo và khô dư thừa thì khoai tây là thực phẩm rau sạch trên thị trường và đã có nhiều thời gian xuất khẩu sang Liên Bang Nga, năm 1986 là 5 nghìn tấn, năm 1987 là 1,5 nghìn tấn và xuất sang một số nước lân cận như Singapo, Lào, Campuchia. 1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây khoai tây Hiện nay cây khoai tây là một trong những nguồn lương thực quan trọng của loài người. Cây khoai tây được xếp vào cây lương thực đứng hàng thứ tư trên thế giới sau lúa mì, lúa gạo và ngô. Theo FAO, sản lượng khoai tây thế giới hàng năm đạt khoảng 300 triệu tấn, chiếm 60 - 70% tổng sản lượng lúa hoặc lúa mì và chiếm 50% tổng sản lượng cây có củ (FAO, 1995) [40]. Khoai tây là cây có giá trị dinh dưỡng rất cao. Kết quả phân tích cho thấy củ khoai tây chứa hầu như đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như: Protein, đường, lipit, các lọai vitamin A, B, PP, C và D. Ngoài ra còn có các chất khoáng như: Ca, K, Mg… Nếu tỷ lệ Protein sử dụng ở trứng gà là 100 thì ở khoai tây là 71 (Beukema, vander Zaag, 1979) [35]. Bảng 1.1. Giá trị dinh dƣỡng của một số sản phẩm (Beukema, Vander Zaag, 1979) [35] Sản phẩm Tỷ lệ protein sử dụng (% so với trứng) Trứng 100 Khoai tây 71 Đậu tương 56 Ngô 55 Bột mì 52 Đậu Hà Lan 44 Do khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao lại dễ dàng chế biến khi sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 7
- nên đã mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn. Khoai tây là cây xoá đói cho những vùng khó khăn, là cây sinh lợi hơn cả so với các cây trồng khác. Khoai tây được lưu thông trên thị trường thế giới với khối lượng rất lớn hàng năm và là một trong những mặt hàng nông sản bán chạy. ở Việt Nam kết quả điều tra tại các điểm: Bắc Giang, Hà Tây, Thái Bình chothấy thu nhập ròng/ha khoai tây thương phẩm chính vụ dao động từ 3,83 đến 10,09 triệu đồng (1999). Sản xuất giống cho giá trị cao hơn sản xuất khoai tây thương phẩm từ 2 - 4 lần. cây khoai tây vẫn là cây cho thu nhập cao hơn 1,7 đến 3,8 lần so với khoai lang và ngô (Nguyễn Công Chức, 2001) [2]. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, khoai tây còn sử dụng làm thức ăn gia súc. Theo số liệu thống kê của FAO (1991) [39], lượng khoai tây làm thức gia súc ở Pháp là 3,06 triệu tấn, Hà Lan 1,93 triệu tấn. Nếu năng suất khoai tây củ là 150 tạ/ha và 80 tạ/ha thân lá thì có thể đảm bảo 5500 đơn vị thức ăn gia súc (Ngô Đức Thiệu, 1978) [24]. ở Việt Nam sản xuất khoai tây cùng đóng góp to lớn cho chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn (90% hộ trồng khoai tây sử dụng củ nhỏ làm thức ăn cho chăn nuôi) (Nguyễn Công Chức, 2001) [2]. Bên cạnh giá trị làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc, khoai tâ y còn là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến. Tinh bột khoai tây có thể sử dụng trong ngành công nghiệp dệt, gỗ ép, giấy và đặc biệt là trong công nghiệp chế biến axit hữu cơ (lactic, xitric), dung môi hữu cơ (Etanol, Butanol), axit cacbonic và nhiều sản phẩm phụ khác. ước tính một tấn khoai tây củ có hàm lượng tinh bột là 17,6% chất tươi thì sẽ cho 112 lit rượu, 55 kg axít hữu cơ và một số sản phẩm phụ khác, hoặc là 170 kg tinh bột hoặc là 80 kg glucoza cùng nhiều sản phẩm khác. Do vậy khoai t ây được lưu thông trên thị trường thế giới với khối lượng rất lớn hàng năm và là một trong những mặt hàng nông sản bán chạy nhất. Giá 1 tấn khoai tây lên đến 265 270 USD năm 1986 tại Anh (Lê Hưng Quốc, 2002) [18]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 8
- Khoai tây có vai trò kinh tế xã hội to lớn, hiện nay sản xuất khoai tây đóng góp từ 42 - 87% thu nhập từ cây vụ đông, 4,5 - 34,5% thu nhập từ trồng trọt, 4,5 - 22,5% trong tổng thu nhập của hộ trồng khoai tây. Với diện tích khoai tây như hiện nay khoảng trên dưới 30.000 ha, ngành sản xuất này đã tạo ra việc làm cho 120.000 - 180.000 lao động nông nghiệp trong vụ đông xuân. Vì vậy, hiện nay khoai tây được xác định là một trong những cây chủ yếu nằm trong chương trình tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người dân vùng đồng bằng và miền núi phía Bắc (Nguyễn Tiến Hưng, 2001) [12]. Ngoài ra sản xuất khoai tây còn đem lại lợi ích lâu dài và đáng kể khác như: làm tăng năng suất cây trồng sau đó, tăng độ phì nhiêu và mầu mỡ của đất, giảm chi phí làm đất và làm cỏ. 1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới Khoai tây được trồng rộng rãi ở 130 nước trên thế giới, từ 71 0 vĩ tuyến Bắc đến 400 vĩ tuyến Nam. Do điều kiện sinh thái, mức độ thâm canh và trình độ sản xuất khác nhau nên năng suất khoai tây chênh lệch rất lớn, từ 7 đến 65 tấn/ha. Tính đến năm 2005 trên thế giới trồng được 18,57 triệu ha khoai tây, sản lượng đạt 320,15 triệu tấn (bằng 60 – 70% tổng sản lượng lúa hay lúa mỳ) (FAO, 2005)[40] Số liệu bảng 1.2 cho thấy diện tích khoai tây của thế giới trong những năm gần đây có xu hướng giảm nhẹ, năm 2000 có 19,94 triệu ha, năm 2003 toàn thế giới trồng được 18,94 ha, năm 2005 diện tích khoai tây giảm 0,37 triệu ha so với năm 2003, giảm 1,37 triệu ha so với năm 2000. Năm 2001 năng suất khoai tây trung bình của toàn thế giới đạt thấp nhất (15,92 tấn/ha), nhưng từ năm 2001 đến nay năng suất không ngừng tăng lên, năm 2007 năng suất khoai tây tăng 0,79 tấn/ha so với năm 2000, tăng 1,32 tấn/ha so với năm 2001 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới Diện tích Năng suất Sản lƣợng Năm (triệu ha) (tấn/ ha) (triệu tấn) 2000 19,94 16,45 328,01 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 9
- 2001 19,62 15,92 312,35 2002 19,06 16,88 321,73 2003 18,94 16,80 318,19 2004 18,90 17,43 329,43 2005 18,57 17,24 320,15 2006 18,3 16,4 300,12 2007 18,53 17,24 319,46 (Nguồn: FAO. 2005)[41] * Tình hình sản xuất khoai tây ở Châu Âu Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai tây của Châu Âu Diện tích Năng suất Sản lƣợng Năm (triệu ha) (tấn/ ha) (triệu tấn) 2000 9,13 16,30 148,82 2001 8,86 15,50 137,33 2002 8,39 15,50 130,05 2003 8,20 15,96 130,87 2004 8,01 17,67 141,54 2005 7,81 16,81 131,29 2006 15,09 22,7 342,5 2007 18,6 22,4 416,6 (Nguồn: FAO. 2005)[41] Khoai tây là một loại cây trồng quan trọng trong khẩu phần ăn và là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho nhiều người dân Châu Âu. Vì thế khoai tây là cây trồng chính và được trồng nhiều ở các nước như Hà Lan, Đức, Anh, Tây Ban Nha... Từ năm 1980 đã có 8 nước trong khối EU có diện tích trồng khoai tây lên tới 100.000 ha. Châu Âu có nền sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới đang có xu hướng tăng. Năm 2000 cả châu lục trồng được 9,13 triệu ha, đến năm 2007 tăng lên 18,6 triệu ha, tăng 9,47 triệu ha. Để đáp ứng nhu cầu về khoai tây trong điều kiện diện tích, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là về giống nên năng suất cây khoai tây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng tách loại và thu hồi một số kim loại nặng trong dung dịch nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ vỏ lạc
75 p | 388 | 96
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN
151 p | 313 | 85
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ METYL ĐỎ TRONG DUNG DỊCH NƯỚC CỦA CÁC VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ BÃ MÍA VÀ THỬ NGHIỆM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
55 p | 258 | 72
-
Luận văn: Nghiên cứu khả năng ứng dụng robot công nghiệp trong hệ sản xuất linh hoạt
112 p | 224 | 62
-
Luận án tiến sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian (HF) thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng
182 p | 231 | 58
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƢƠNG NHẬP NỘI TỪ AUSTRALIA NĂM 2005 -2006 TẠI THÁI NGUYÊN
134 p | 143 | 31
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi "
41 p | 145 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Khoa học: Nghiên cứu khả năng hấp phụ các ion kim loại Cu (II), Zn (II), Pb (II) của axit humic
26 p | 141 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng sinh hoạt chất đối kháng vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng của các chủng nấm sợi phân lập từ rừng Đà Lạt
300 p | 148 | 21
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu khả năng xử lý nước từ hoạt động chế biến thủy sản bằng công nghệ hybrid (lai hợp giữa phương pháp lọc sinh học và Aerotank)
25 p | 78 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu khả năng ứng dụng của AASI (Advance Alpha-spectrometric Simulation)
69 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro của một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ
100 p | 92 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính
116 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPbank
142 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu khả năng xử lý phẩm màu trong nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu sinh học điều chế từ trái của cây Mai dương (Mimosa pigra L.)
113 p | 11 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của một số mô hình rừng luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro ) gây trồng tại tỉnh Thanh Hóa
77 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa chuông (Sinningia speciosa) và kỹ thuật trồng phù hợp với điều kiện sinh thái tại Đà Nẵng
75 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu khả năng và giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Chi nhánh Thăng Long
97 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn