Luận văn: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên
lượt xem 26
download
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức.thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã và đang mở ra những cơ hội lớn.cho các doanh nghiệp trong nước. Cơ hội để các doanh nghiệp trong nước.mở rộng thị trường, tham gia một sân chơi lớn với các luật ch ơi bình đ ẳng,.việc liên doanh, liên kết cũng tạo điều kiện cho các doanh nghi ệp nhanh.chóng tiếp cận được với những công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến.trên thế giới........
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA KẾ TOÁN BÁO CÁO THỰC TẬP Hệ chính quy Chuyên ngành kế toán tổng hợp Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên Giáo viên hướng dẫn: Đàm Phương Lan Sinh viên: Trần Tiến Ngọc Lớp: K1 KTTH A Thái nguyên, năm 2008
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan PHẦN MỞ ĐẦU Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã và đang mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Cơ hội để các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường, tham gia một sân chơi lớn với các luật ch ơi bình đ ẳng, việc liên doanh, liên kết cũng tạo điều kiện cho các doanh nghi ệp nhanh chóng tiếp cận được với những công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến trên thế giới... Song bên cạnh những cơ hội lớn cho sự phát triển như vậy là nh ững thử thách không nhỏ. Sự bỡ ngỡ, sự non kém của các doanh nghiệp trước một sân chơi lớn với các quy định, những luật chơi khắc nghiệt và mất đi sự bảo hộ, hỗ trợ của Nhà nước, sự thôn tính của các t ập đoàn kinh t ế lớn... Vì thế mà các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhiều nhất. Vậy điều gì cho ta biết doanh nghiệp đó đang hoạt động tốt hay xấu? Đó chính là tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó có th ể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy việc tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là công việc cần thi ết, nó giúp cho các doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình đồng thời xác định một cách đầy đủ chính xác các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Cũng nh ờ đó mà các nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra quyết định, biện pháp h ữu ích, chính xác để ổn định, tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần v ật t ư nông nghiệp Thái Nguyên nói riêng, những thông tin tài chính luôn gi ữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan tình hình tài chính của doanh nghiệp và ngược lại tình hình tài chính lại ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận biết được vai trò của những thông tin tài chính là rất lớn nên ngay từ khi thành lập Công ty đã chú trọng đến công tác k ế toán và vi ệc phân tích tình hình tài chính qua các báo cáo kế toán. Trên cơ sở phân tích thực tế đó để đánh giá kết quả, hiệu quả của sản xuất kinh doanh, xác định được những yếu kém, tồn tại trong doanh nghiệp là do đâu cũng như dự báo và phát hiện khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong ngắn hạn và dài hạn. Thực tế những năm qua đã chứng minh, dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn mở rộng được quy mô và xây dựng được v ị th ế trên th ị trường đầy biến động. Để có được kết quả như ngày hôm nay và để có thể tiếp tục phát triển trên con đường hội nhập kinh tế quốc t ế thì lãnh đạo công ty cần phải có những quyết sách đúng đắn, kịp thời. Muốn đưa ra được các quyết định đúng đắn thì cần phải có cơ sở khoa học, đó chính k ết quả của quá trình phân tích kinh tế tài chính doanh nghi ệp. K ết qu ả đó cho phép các nhà quản lý thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xu ất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, tôi đã chọn đề tài th ực tập t ốt nghiệp là: "Phân tích tình hình tài chính của Công ty c ổ ph ần v ật t ư nông nghiệp Thái Nguyên". Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính - Phân tích, đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên - Giải pháp nâng cao, hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan - Vận dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tiễn nhằm tìm hiểu sâu hơn kiến thức chuyên môn, đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên. - Khái quát những vấn đề tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp, làm tài liệu học tập và nghiên cứu sau này. - Đóng góp ý kiến để công tác phân tích tài chính và hoạt động tài chính của công ty được nâng lên cao hơn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: phân tích tài chính - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trụ sở chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên. Địa điểm thực tập tại phòng kế toán của công ty. Về nội dung: phân tích giới hạn trong các báo cáo tài chính: i.1. Bảng cân đối kế toán i.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh i.3. Thuyết minh báo cáo tài chính i.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ i.5. Các số liệu thu thập từ quá trình điều tra, phỏng vấn i.6. Một số bảng biểu khác - Vấn đề được nghiên cứu trên góc độ của công ty - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên từ năm 2005 - 2007 Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan Phương pháp nghiên cứu Điều tra thống kê: là thống kê các số liệu trong phòng kế toán tài chính và trên địa bàn thực tập. Phương pháp phỏng vấn: là phỏng vấn những người có trách nhiệm để hiểu rõ tình hình hoạt động và thông tin về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp so sánh: để xác định xu hướng vận động và m ức đ ộ biến động của các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế có cùng nội dung, phương pháp tính và đơn vị tính. Phương pháp tỷ số: Là phương pháp dùng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Dựa vào số liệu thu thập được để tính toán các ch ỉ tiêu, sau đó so sánh sự biến đổi của các chỉ tiêu qua các năm và so sánh với một chỉ tiêu ngưỡng để đánh giá sự tăng trưởng, phát triển của đối tượng. Kết cấu báo cáo gồm 3 chương: Chương I. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính Chương II. Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên Chương III. Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1.1. Bản chất, chức năng của tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Bản chất Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh g ắn li ền v ới quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình ho ạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt đến mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.2 Chức năng Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ sẽ tạo điều kiện đảm bảo cho doanh nghiệp có đầy đủ tư liệu sản xuất và sức lao động, không ngừng mở rộng hoạt động s ản xu ất kinh doanh. Vì thế, tài chính doanh nghiệp giữ vai trò chủ yếu sau: - Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả. - Giám sát và kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận rõ vị trí của tài chính doanh nghiệp và sự tác động qua l ại gi ữa nó và các hệ thống kinh tế khác của doanh nghiệp có ý nghĩa rất l ớn trong thực tiễn quản lý. Tổ chức và quản lý tốt tài chính doanh nghi ệp là m ột công cụ hữu hiệu để đánh giá, đo lường hiệu quả của toàn bộ các quá trình hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. 1.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ và mục đích của phân tích tài chính 1.2.1 Ý nghĩa Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đ ối chiếu, so sánh số liệu tài chính hiện hành với quá khứ để người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nh ư rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. 1.2.2 Mục đích của phân tích tài chính Báo cáo tài chính rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính ch ủ yếu đối v ới nh ững người ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính c ủa doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp là giúp cho người sử dụng thông tin đánh giá sức mạnh tài chính, kh ả năng phát tri ển c ủa doanh nghiệp giúp lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. B ởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau nh ư: Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ… 1.3. Nội dung phân tích tài chính trong các doanh nghiệp 1 Phân tích kết cấu tài sản Cơ cấu tài sản là một dạng tỷ suất phản ánh khi doanh nghi ệp sử dụng dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao nhiêu đ ồng để hình thành tài sản lưu động, còn bao nhiêu để đầu tư vào tài sản cố định. Để đánh giá cơ cấu tài sản ta sử dụng hai chỉ tiêu sau: Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mưc độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng l ực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng nh ư khả năng c ạnh tranh c ủa doanh nghiệp. Tuy nhiên, để kết luận tỷ suất này là tốt hay x ấu còn tuỳ Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời gian cụ thể. Các doanh nghiệp còn muốn có một cơ cấu tài sản tối ưu, phản ánh cứ dành 1 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn thì dành ra bao nhiêu đ ể đ ầu t ư vào tài sản ngắn hạn. 2 Phân tích kết cấu nguồn vốn Cơ cấu nguồn vốn phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay hoặc có mấy đồng vốn chủ sở hữu. Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn ta sử dụng 2 chỉ tiêu đó là hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ cho biết một đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Hệ số vốn chủ sở hữu đo lường mức độ đóng góp vôn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện nay của doanh nghiệp. Hai hệ số nảy phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghi ệp đ ối v ới chủ nợ, nó cũng phản ánh mức độ mao hiểm của nhà quản lý doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn kinh doanh của mình. Các chủ nợ thích doanh nghiệp có hệ số vốn chủ sở hữu cao. Nó đảm bảo những khoản họ cho vay được hoàn trả đúng hạn. 3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đánh giá tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Đánh giá sơ bộ kết cấu thu chi thông qua các hoạt động. - Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính - Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. - Đánh giá tốc độ tăng trưởng của các hoạt động kinh doanh. Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan Phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tính ra và so sánh mức tỷ lệ biến động của kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu và so sánh t ừng ch ỉ tiêu v ới doanh thu thuần. Để đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp m ột cách đ ầy đủ chính xác thì ngoài việc phân tích qua báo cáo ở trên thì cần phải thông qua các chỉ tiêu phối hợp sử dụng nguồn số liệu từ các báo cáo tài chính của công ty như tình hình thanh toán, tình hình đ ảm b ảo nguồn v ốn cho hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh... 4 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 1.3.1.1 Phân tích tình hình thanh toán - Phân tích các khoản phải thu Có hai chỉ tiêu để xem xét các khoản phải thu, là: Trong đó, 360 ngày là số ngày của niên độ kế toán. Số ngày này có thể khác đi tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh doanh. Số vòng quay càng cao chứng tỏ tình hình quản lý và thu nợ tốt, doanh nghiệp có khách hàng quen thuộc, ổn định và uy tín, thanh toán đúng hạn. Mặt khác, số vòng quay quá cao thể hiện phương thức bán hàng c ứng nhắc, gần như bán hàng thu bằng tiền mặt, khó cạnh tranh và mở rộng th ị trường. - Phân tích tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan Liên quan đến nhóm chỉ tiêu thanh toán gồm các ch ỉ tiêu v ề tình hình công nợ: các khoản phải thu và tình hình thu n ợ, các khoản ph ải tr ả và kh ả năng chi trả. Đây là nhóm chỉ tiêu được sự quan tâm của nhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt đối với các nhà cho vay. Để có tình hình chung về công nợ, ta dùng hệ số khái quát để xem xét sự tương quan giữa các khoản chiếm dụng lẫn nhau. 1.3.1.2 Phân tích khả năng thanh toán - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng s ố n ợ ph ải trả Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh tình hình đ ảm b ảo khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung của doanh nghi ệp. N ếu Htq < 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp. Tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp không đủ trả các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Là quan hệ tỷ lệ giữa tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn so với các khoản nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán hiện thời thể hiện mức độ đảm b ảo c ủa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Các khoản nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong một khoảng th ời gian ngắn, thường là nhỏ hơn 1 năm. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan Hệ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuy ển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết. Tuỳ theo mức độ kịp thời của việc thanh toán nợ, hệ số khả năng thanh toán nhanh có th ể đ ược xác định theo 2 công thức sau: Ngoài ra,tài sản dùng để thanh toán nhanh còn được xác định là tiền cộng với tương đương tiền. Tương đương tiền là các khoản có thể chuyển đổi nhanh, bất kỳ lúc nào thanh một lượng tiền biết trước (các loại ch ứng khoán ngắn hạn, thương phiếu, nợ phải thu ngắn h ạn… có khả năng thanh khoản cao). Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh còn được gọi là hệ số thanh toán tức thời và được xác định như sau: Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền và chứng khoán ng ắn h ạn, có thể không hiệu quả. Thông thường, hệ số này nằm trong khoảng 0,1 đến 0,5 là lý tưởng nhất Giữa các chỉ tiêu trên có mối liên hệ như sau: - Hệ số thanh toán lãi vay. Lãi vay phải trả là một khoản chi phí tương đối ổn định và có thể tính toán trước. Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận kinh doanh (l ợi nhu ận trước thuế và lãi vay). So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay ph ải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền đi vay tới nức độ nào, hay nói cách khác, nó cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan Hệ số này cho biết số vốn đi vay được sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay ph ải tr ả cho chủ nợ không. Hệ số thanh toán lãi vay là dạng hệ số so sánh cân bằng vì vậy trường hợp tốt nhất là hệ số bằng 1. 5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực ngày một hạn h ẹp đi và chi phí cho vi ệc sử dụng chúng ngày một cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. 1.3.1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua các chỉ tiêu hoạt động - Số vòng luân chuyển hàng hoá: Còn gọi là số vòng quay kho là chỉ tiêu diễn tả tốc độ lưu chuy ển hàng hoá, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hoá kinh doanh phù h ợp trên thị trường. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng tốt, tuy nhiên với số vòng quay quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu dự trữ hàng hoá, có nguy cơ dẫn đến tình trạng không cung ứng kịp cho khách hàng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. - Thời hạn thu tiền: Là chỉ tiêu thể hiện phương thức thanh toán trong việc tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan Trong đó, Về nguyên tắc thì chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Tuy nhiên ph ải căn cứ vào chiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh trang trong từng thời điểm hay thời kỳ cụ thể. - Thời hạn trả tiền: Là chỉ tiêu kiểm soát dòng tiền chi trả, đặc biệt là khoản phải trả cho nhà cung cấp, giúp nhà quản trị xác định áp lực các khoản n ợ, xây d ựng k ế hoạch ngân sách và chủ động điều tiết lưu lượng tiền tệ trong kỳ kinh doanh. Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan 1.3.1.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua các chỉ tiêu về lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghi ệp. Lợi nhu ận đ ược tất cả mọi người quan tâm. Khi phân tích, lợi nhuận đ ược đ ặt trong t ất c ả các mối quan hệ có thể (doanh thu, tài sản, vốn ch ủ s ở h ữu...), m ỗi góc đ ộ nhìn đều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ th ể để phục vụ các quyết định quản trị. - Hệ số lãi gộp Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn. Không tính đ ến chi phí kinh doanh, hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất biến, để đạt lợi nhuận. - Hệ số lãi ròng Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu (ROS: return on sales), thể hiện 1 đồng doanh thu có kh ả năng t ạo ra bao nhiêu đ ồng l ợi nhuần ròng. - Suất sinh lời của tài sản ROA Hệ số suất sinh lời của tài sản - ROA mang ý nghĩa: 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao càng th ể hiện sự s ắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. - Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu mang ý nghĩa: 1 đồng vốn ch ủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành nên tài sản. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) vì vậy sẽ lệ thuộc vào suất sinh lời của tài sản. Điều đó được thể hiện qua phương trình DUPONT. ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính Phương trình DUPONT được viết lại như sau: Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên 6 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1.1 Tên và địa chỉ của công ty - Tên công ty: Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên - Tên giao dịch quốc tế: Thai Nguyen Joint-Stock Company for Agriculture Materials - Tên viết tắt: TN.JSCAM - Trụ sở chính: Số 64A đường Việt Bắc, phường Đồng Quang, TPTN - Số điện thoại: 0280 856 322 - Fax: 0280 750 345 Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên là công ty đa sở hữu được chuyển đổi từ công ty nhà nước: Công ty Vật tư Nông lâm nghiệp thuỷ lợi Thái Nguyên, tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. 2.1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên có bề dày l ịch s ử 46 năm thực hiện công tác cung ứng vật tư phục vụ cho sự phát triển và sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Thành lập năm 1959, với tên gọi Công ty tư liệu s ản xu ất, trên cơ s ở tách bộ phận tiếp nhận và bộ phận cung ứng phân bón, vôi, nông c ụ… của hợp tác xã mua bán trực thuộc Ty thương nghiệp Thái Nguyên. Giai đoạn từ 1959 đến 1976, hoạt động với mô hình công ty toàn tỉnh. Năm 1961 chuyển về trực thuộc uỷ ban nông nghiệp tỉnh Bắc Thái, Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan đổi tên thành công ty vật tư nông nghiệp. Năm 1965 thành lập Công ty v ật tư nông nghiệp Bắc Thái trên cơ sở sát nhập 2 công ty vật tư nông nghi ệp Bắc Thái và Bắc Kạn. Giai đoạn 1977 đến 1990, Phân cấp quản lý cho huy ện hình thành công ty vật tư nông nghiệp cấp II (tỉnh) và Công ty Vật tư nông nghi ệp c ấp III (huyện, thành, thị) đồng thời tách một số bộ phận, chuyển giao một số nhiệm vụ thành lập các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp: Công ty giống cây trồng, Công ty chăn nuôi, Công ty thuỷ sản, Trạm bảo vệ thực vật. Giai đoạn 1991 đến 1995, sát nhập Công ty vật tư nông nghiệp cấp III (huyện, thành, thị), thành lập lại các trạm vật t ư nông nghi ệp huy ện, thành phố, thị xã trực thuộc công ty. Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh hoạt động theo quy mô quản lý toàn tỉnh. Giai đoạn 1996 đến 2003:Từ ngày 01/07/1996 sát nhập 6 đơn vị: Công ty vật tư nông nghiệp, Công ty giống cây trồng, Công ty chăn nuôi, Công ty thuỷ sản, Trạm kinh doanh thuốc bảo vệ th ực vật; Chi nhánh thu ỷ sản núi cốc thành lập Công ty vật tư nông nghiệp thuỷ l ợi Bắc Thái (nay là Thái Nguyên) Từ 01/01/1997 bàn giao trạm vật tư nông nghiệp Na Rì, Ch ợ Đ ồn, Bạch Thông cho tỉnh Bắc Cạn. Từ 01/01/1999 tiếp nhận các trại sản xuất lúa An Khánh, Tân Kim, trại cá giống Cù Vân thuộc Trung tâm khuyến nông tỉnh. Theo chủ trương chuyển đổi công ty nhà nước sang công ty c ổ ph ần của Đảng và nhà nước ta, Công ty vật tư nông nghi ệp lâm nghi ệp thu ỷ l ợi Thái Nguyên đã thực hiện cổ phần hoá Công ty nhà nước. Quy ết định s ố 3511/QĐ-UB ngày 01/01/2004 của UBND tỉnh Thái Nguyên đã chính th ức chuyển công ty Vật tư nông nghiệp thuỷ lợi Thái Nguyên thành Công ty c ổ Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên vẫn là công ty nhà nước có vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập là 7.000 triệu đồng, trong đó: Vốn sở hữu nhà nước là 3.570 triệu đồng, chiếm 51% vốn điều lệ. Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông cá nhân là 3.430 triệu đồng chiếm 49% vốn điều lệ. Trong đó: - Cổ phần ưu đãi cho người lao động là 2.633.900đ chiếm 38% so với cổ đông ưu đãi trả chậm là 581.000.000đ. - Cổ đông phổ thông là 796.100.000đ chiếm 11% Vốn điều lệ của công ty được chia thành 70.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000VNĐ. Cổ phiếu của công ty có nhi ều m ệnh giá, mệnh giá tối thiểu của một cổ phiếu là 100.000đ, các cổ phần có giá trị ngang nhau về mọi mặt. Ngày 04/01/2004 Đại hội cổ đông thành lập với số cổ đông là 190 người. Hiện nay công ty có 11 chi nhánh trực thuộc gồm: 9 Chi nhánh tại huyện, thị xã Sông Công và thành ph ố Thái Nguyên của tỉnh Thái Nguyên. 2 Chi nhánh chuyên doanh cung ứng dịch vụ: - Chi nhánh kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật - Chi nhánh kinh doanh vật tư chăn nuôi thú y 7 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 2.1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty Sản xuất, tiếp nhận và cung ứng các loại vật tư hàng hoá đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ do sở nông nghiệp và phát triển nông thôn giao. 2.1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh - Chi nhánh vật tư nông nghiệp huyện, thành, thị Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan Tiếp nhận và tổ chức bán lẻ các loại vật tư hàng hoá ph ục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn do Công ty và các chi nhánh chuyên doanh trực thuộc Công ty cung ứng theo chỉ tiêu kế hoạch sản xu ất kinh doanh hàng năm. Vật tư hàng hoá do chi nhánh tự khai thác phải thuộc danh mục vật tư hàng hoá do nhà nước cho phép lưu thông. Chi nhánh ph ải l ập phương án kinh doanh trình Công ty phê duyệt. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc công ty giao trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh chuyên doanh (Vật tư chăn nuôi – thú y, vật tư BV thực vật) Tổ chức chuyên doanh các mặt hàng vật tư chuyên ngành: vật tư bảo vệ thực vật, vật tư chăn nuôi và thuốc thú, vật tư thuỷ sản…cung ứng cho các chi nhánh vật tư nông nghiệp huyện – thành - thị theo chỉ tiêu kế hoạch và tổ chức cung ứng mạng lưới cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2.1.1.5 Ngành nghề kinh doanh - Kinh doanh dịch vụ vật tư phân bón phục vụ sản xuất nông- lâm nghiệp. - Kinh doanh dịch vụ giống cây trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Kinh doanh dịch vụ vật tư bảo vệ thực vật. - Kinh doanh dịch vụ thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. - Kinh doanh hàng hải sản và vật tư thuỷ sản. - Kinh doanh công cụ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Kinh doanh xăng dầu và vật tư xây dựng. - Kinh doanh các loại vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống. 8 Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
- Báo cáo thực tập GVHD: Đàm Phương Lan 2.1.1.6 Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quy ền bi ểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty. Đại h ội đ ồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ theo luật định tại điều 96 luật doanh nghiệp và điều 26 điều lệ công ty. Đại hội đồng cổ đông gồm Đại h ội đồng cổ đông thành lập và Đại hội đồng cổ đông thường niên và Đại hội đồng cổ đông bất thường. Đại hội đồng cổ đông thường niên: mỗi năm họp một lần do chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập trong thời gian 45 ngày k ể từ ngày k ết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông thường niên có quyền thảo luận và thông qua các vấn đề sau: Báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của ban kiểm soát về tình hình hoạt động của công ty, báo cáo của Hội đồng quản trị, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty. Đại hội đồng cổ đông bất thường: Điều 25 điều lệ công ty để đảm bảo lợi ích của các thành viên và cổ đông hội đồng quản trị s ẽ tri ệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường. 2.1.1.7 Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của Công ty giữa hai kỳ Đại hội cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, do đại hội cổ đông bầu và mi ễn nhiệm. Thành viên hội đồng quản trị được trúng cử với đa số phiếu bằng hình thức trực tiếp bỏ phiếu kín và ph ải đảm bảo đ ạt tỷ l ệ t ừ 60% tr ở lên có cổ phần biểu quyết tại đại hội. 2.1.1.8 Ban kiểm soát Lớp: K1KTTHA Trần Tiến Ngọc |
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: "Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty XNK Thiết bị điện ảnh - truyền hình”.
107 p | 902 | 402
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và những giải pháp góp phần nâng cao khả năng tài chính của Tổng công ty chè Việt nam
81 p | 777 | 336
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
82 p | 683 | 331
-
Luận văn:Phân tích tình hình tài chính tại Công ty may Hòa Bình
81 p | 487 | 203
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
102 p | 523 | 154
-
Luận văn: “Phân tích tình hình thị trường của Công ty TNHH Hasa”
45 p | 270 | 84
-
Luận văn: Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh
124 p | 321 | 76
-
Luận văn: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng Nhân dân Mỹ Hòa
58 p | 277 | 69
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang
81 p | 211 | 68
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre
79 p | 202 | 61
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang
115 p | 233 | 48
-
Luận văn: Phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh
57 p | 188 | 45
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty nông sản xuất khẩu Cần Thơ
87 p | 153 | 33
-
Luận văn: Phân tích tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam (1997-2006) và dự báo đến 2010
38 p | 160 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà
122 p | 13 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại CT cổ phần FPT
22 p | 11 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng
27 p | 14 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Hồng Lam - Khách sạn Mường Thanh Luxury Sông Hàn
125 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn