intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Phát triển chiến lược thị trường dịch vụ xây dựng của Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà

Chia sẻ: Trung đức | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:118

170
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn: Phát triển chiến lược thị trường dịch vụ xây dựng của Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà nhằm căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chiến lược thị trường dịch vụ xây dựng của Tổng công ty Sông Đà, thông qua nghiên cứu để rút ra những kinh nghiệm tốt nhất trong việc phát triển chiến lược thị trường dịch vụ xây dựng, đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại ,nguyên nhân thực trạng. Đề xuất một giải pháp nhằm phát triển chiến lược thị trường dịch vụ xây dựng tại Tổng công ty Sông Đà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Phát triển chiến lược thị trường dịch vụ xây dựng của Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà

  1. L Ờ I CẢ M  Ơ N Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,  động viên của các cơ quan, doanh nghiệp và các cá nhân. Xin trân trọng cảm  ơn  Tiến sỹ  Nguyễn Tiến Dũng  ­ Người thầy đáng  kính trọng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ  về  mọi mặt và đã động viên   tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế này. Xin trân trọng cảm  ơn Đảng  ủy, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Tổng  công ty Sông Đà và các đồng nghiệp đã giúp đỡ  tôi về  mọi mặt trong suốt quá   trình học tập  ở  bậc Cao học và thực hiện Luận văn thạc sỹ  kinh tế  tại Tổng   công ty Sông Đà. Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp công tác tại các doanh nghiệp, tập  thể học viên lớp Cao học 13 Trường Đại Học Thương Mại đã giúp đỡ tôi trong   việc cung cấp các tài liệu, số liệu phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn!
  2. i MỤ C L Ụ C LỜI CẢM ƠN........................................................................................................1 MỤC LỤC............................................................................................................... i DANH MỤC SƠ ĐỒ ­ HÌNH VẼ...........................................................................ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT......................................................iii CHƯƠNG I............................................................................................................1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..................................................................1           DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI CẢM ƠN........................................................................................................1 MỤC LỤC............................................................................................................... i DANH MỤC SƠ ĐỒ ­ HÌNH VẼ...........................................................................ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT......................................................iii CHƯƠNG I............................................................................................................1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..................................................................1 Sơ đồ 2.1: Ma trận BCG...................................................................14 Ngôi sao.............................................................................................15 Dấu hỏi..............................................................................................15 Con bò sữa.........................................................................................15 Con chó..............................................................................................15
  3. ii DANH M ỤC S Ơ ĐỒ  ­ HÌNH V Ẽ LỜI CẢM ƠN........................................................................................................1 MỤC LỤC............................................................................................................... i DANH MỤC SƠ ĐỒ ­ HÌNH VẼ...........................................................................ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT......................................................iii CHƯƠNG I............................................................................................................1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..................................................................1 Sơ đồ 2.1: Ma trận BCG...................................................................14 Ngôi sao.............................................................................................15 Dấu hỏi..............................................................................................15 Con bò sữa.........................................................................................15 Con chó..............................................................................................15
  4. iii DANH M ỤC CÁC KÝ HI ỆU, T Ừ  VI ẾT T ẮT TT Chữ viết đầy đủ Ký hiệu, viết tắt 1 Doanh nghiệp DN 2 Sản xuất kinh doanh SXKD 3 Xây dựng XD 4 Việt Nam VN 5 Tổ chức thương mại thế giới WTO 6 Thành phố Hồ Chí Minh TP HCM 7 Tổng thu nhập quốc dân GDP 8 Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO 9 Diễn đàn xúc tiến thương mại Châu A AFTA 10 Diễn đàn hợp tác Châu A ­TháI Bình Dương APEC 11 Hỗ trợ phát triển chính thức ODA 12 Khoa học công nghệ KHCN 13 Cán bộ công nhân viên CBCNV 14 Bộ xây dựng BXD
  5. 1 CH ƯƠ NG I T ỔNG QUAN NGHIÊN C Ứ U ĐỀ  TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua nhờ đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền   kinh tế nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng, vững chắc và mạnh  mẽ. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường có   sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp đã có sự phân cực, cạnh tranh   ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp  phải xác định cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, nếu không có   chiến lược kinh doanh hoặc có chiến lược kinh doanh sai lầm thì chắc chắn sẽ  nhận được sự thất bại trong sản xuất kinh doanh. Trước đây, thực sự  nhiều doanh nghiệp đã thành công là do chỉ  chú ý đến   chức năng hoạt động nội bộ  và thực hiện các công việc hàng ngày của mình  một cách có hiệu quả nhất. Hiện na\, phần lớn các doanh nghiệp phải đối mặt  với môi trường kinh doanh ngày càng biến động, phức tạp và có nhiều rủi ro.   Do vậy, chỉ  chú ý đến chức năng nội bộ  và công việc hàng ngày là không đủ,   muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần thiết phải vạch ra các chính   sách, chiến lược kinh doanh nhằm  triệt để  tận dụng các cơ  hội kinh doanh và  hạn chế   ở  mức thấp nhất các nguy cơ, từ  đó nâng cao hiệu quả  và khả  năng   cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực tiễn kinh doanh trong và ngoài nước cũng   đặt ra vấn đề  là làm thế  nào để  các doanh nghiệp thành công và làm ăn có lãi  trong điều kiện thay đổi của môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tài  nguyên hiếm hoi. Do vậy, chiến lược kinh doanh không thể thiếu được, nó có ý  nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các Công ty trong tương lai. Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu tôi thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp   trong ngành xây dựng của Việt nam chưa chủ động trong việc xây dựng và phát  triển chiến lược thị  trường theo hướng dịch vụ xây dựng, nhiều doanh nghiệp 
  6. 2 mở  rộng theo hướng phát triển sản xuất các loại vật liệu xây dựng.Tổng công  ty Sông Đà cũng không năm ngoài tình trạng chung trên, và điều quan tâm lớn  nhất của Tổng Công ty là có một đường đi đúng đắn trong sản xuất kinh doanh,   để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt   và sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật một trong những con đường   đi đó là phát triển thị trường  dịch vụ xây dựng,tạo vị thế vượt trội trong ngành   xây dựng cũng như  sự  khác biệt đối với các doanh  nghiệp trong ngành.Và để  phát triển thị  trường dịch vụ  xây dựng cần phải có định hướng phát triển dài  hạn đối với các thị  trường dịch vụ  xây dựng của tổng công ty, và một nguyên   nhân do thị trường và môi trường kinh doanh của các dịch vụ xây dựng thay đổi,   nó đòi hỏi chiến lược thị trường phải có những bước phát triển để phù hợp với   các điều kiện và tình thế của thị trường và chính điều này đã thôi thúc tôi nghiên  cứu và mạnh dạn chọn đề  tài luận văn tốt nghiệp “Phát triển chiến lược thị   trường dịch vụ xây dựng của Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà”, nhằm phân  tích đánh giá thực trạng phát triển thị trường dịch vụ xây dựng của công ty trong  thời gian qua để  từ  đó đưa ra những giải pháp cần thiết góp thêm ý kiến của   mình vào qúa trình phát triển chiến lược thị  trường dịch vụ  xây dựng  ở  Tổng  Công ty trong những năm tới. 1.2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển chiến lược thị  trường của công ty kinh doanh. Phân tích thực trạng tình hình chiến lược thị  trường và phát triển chiến  lược thị trường dịch vụ xây dựng của TCT  Sông Đà, những thành công và hạn  chế trong phát triển chiến lược thị trường của Tổng công ty Sông Đà. Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phát  triển chiến lược thị trường dịch vụ xây dựng của Tổng công ty Sông Đà, thông   qua nghiên cứu để rút ra những kinh nghiệm tốt nhất trong việc phát triển chiến   lược thị  trường dịch vụ  xây dựng, đồng thời chỉ  ra những hạn chế, tồn tại 
  7. 3 ,nguyên nhân thực trạng. Đề xuất một giải pháp  nhằm phát triển chiến lược thị  trường dịch vụ xây dựng tại Tổng công ty Sông Đà góp phần nâng cao hiệu quả  hoạt động kinh doanh, củng cố  thị  trường dịch vụ  xây dựng của TCT nhờ  đó  tăng cường vị  thế  và xây dựng hình  ảnh tốt  đẹp của doanh nghiệp trên thị  trường xây dựng của nước ta cũng như trong khu vực 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượ ng nghiên cứu:   Thị  trườ ng dịch v ụ  xây dựng và phát triển  chiến   lượ c   thị   trườ ng   d ịch   vụ  xây   dựng   của   Tổng   công   ty   Sông   Đà   (chỉ  nghiên cứu lĩnh vực dich v ụ xây dựng bao gồm xây dựng các công trình thủ y   điện, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp) Phạm vi nghiên cứu:  Do điều kiện hạn chế về thời gian, trong phạm   vi của để  tài này. Luận văn chỉ  tập trung giới hạn nghiên cứu thực trạng phát  triển chiến lược thị trường dịch vụ xây dựng của Tổng công ty Sông Đà  trong   những năm gần đây nhằm xây dựng cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh   doanh một cách cơ  bản nhất cho doanh nghiệp.Trong quá trình nghiên cứu có  tham khảo một một số tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của một số  đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Tổng công ty Sông Đà  để phân tích các vấn đề  cụ thể của Luận văn. Các số liệu sử dụng chủ yếu từ  2007­ 2009 và tập trung  nghiên cứu ở thị trường nôi địa. 1.4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu  Việc phát triển chiến lược thị trường là một nhu cầu cấp thiết nhất của   doanh nghiệp, trong điều kiện tác động mạnh mẽ  của cuộc khủng hoảng tài   chính và suy thoái toàn cầu cũng như  việc ra nhập thị  trường của các công ty  trong v à ngoài nước.Đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích các thông tin và  số liệu thứ  cấp, thu thập qua các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp  từ nội bộ Tổng công ty Sông Đà. Việc nghiên cứu và xây dựng các ma trận lựa   chọn chiến lược được thực hiện bằng phương pháp chuyên gia, tức là tham  khảo các ý kiến của những chuyên gia có am hiểu sâu về ngành xây dựng, cũng  
  8. 4 như  tình hình phát triển của ngành xây dựng của Việt Nam, từ đó thiết lập các  tiêu chí và đánh giá các tiêu chí đó. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản,   dễ thực hiện. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là mức độ chuẩn   xác không được cao so với việc khảo sát thưc tế, vì nó xuất phát từ ý kiến chủ  quan của các chuyên gia. Do vậy cần phải vận dụng trong môi trường thực tế,   hiện tại và kết hợp với các phương pháp cụ  thể  như: phương pháp phân tích,   điều tra, tổng hợp, hệ thống... để luận giải, khái quát và phân tích thực tiễn theo   mục đích của đề tài. 1.5. Ý  nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài *Về mặt lý luận: Hiện nay, việc phát triển chiến lược thị trường ở Viêt nam còn đang là vấn  đề rất mới.Do vậy những vấn đề nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn  về   phát triển chiến lược thị  trường trong điều kiện môi trường cạnh tranh và   thị trường có nhiều thay đổi. Đặc biệt là giúp Tổng Công ty Sông Đà có cái nhìn  tổng quát hơn về  chiến lược xây dựng và phát triển thị  trường dịch vụ  xây  dựng. *Về  thực tiễn: Giúp cho Ban giám đốc, những người quản lý điều hành  nói chung và Tổng công ty Sông Đà nói riêng: - Có cái nhìn tổng thể về chiến lược phát triển thị trường, củng cố kiến thức   và kỹ  năng xây dựng và trình bày chiến lược phát triển thị  trường của doanh  nghiệp. - Cung cấp cho Tổng công ty Sông Đà một nguồn tài liệu tham khảo tốt,  và một chiến lược kinh doanh cụ  thể  trong những năm tới, một giai đoạn có   nhiều ý nghĩa đối với lịch sử phát triển của Công ty khi đã trở  thành một trong  số ít những tập đoàn lớn mạnh nhất Việt nam. - Luận văn này nâng tầm quan trọng và mức ý nghĩa trong việc phân tích  và dự  báo môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, vấn đề  lượng hóa những  mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài cũng như  môi trường  
  9. 5 bên trong của doanh nghiệp, trong xây dựng và phân tích các ma trận hình thành  chiến lược. 1.6. K ế t c ấ u c ủa lu ận văn:  g ồ m 4 ch ươ ng: ­ Ch ươ ng I: T ổ ng quan nghiên c ứ u đ ề  tài ­ Ch ươ ng II:  M ộ t s ố  lý lu ậ n c ơ  b ả n v ề phát tri ể n chi ế n l ượ c  th ị  tr ườ ng c ủ a doanh nghi ệp. ­ Ch ươ ng III:  Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u và các k ế t qu ả  phân tích  th ự c tr ạ ng chi ến l ượ c th ị tr ườ ng d ịch v ụ xây  d ự ng  ở  T ổ ng công ty Sông Đà ­ Ch ươ ng IV: Các kết luận và một số giải pháp phát triển chi ế n  l ượ c th ị  tr ườ ng d ịch v ụ xây d ự ng  ở  T ổ ng công ty  Sông Đà CHƯƠ NG II  M ỘT S Ố  LÝ LU Ậ N C Ơ  BẢ N V Ề PHÁT TRI Ể N CHI ẾN  L ƯỢ C TH Ị  TR ƯỜ NG D ỊCH V Ụ C ỦA DOANH NGHI ỆP 2.1. Một số khái niệm về phát triển chiến lược thị trường Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và   phát triển đều phải tập trung và phát triển thị trường, nghĩa là thúc đẩy cho quá  trình lưu thông hàng hóa một các nhanh chóng. Khi đó sản phẩm của doanh   nghiệp tiêu thụ  ra thị  trường càng nhiều thì sẽ  thu được càng nghiều vốn quay   vòng đầu tư  vào sản xuất.Và để  phát triển thị  trường cũng cần phải có chiến  lược để chúng ta có thể phân tích và dự  đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh,   điểm yếu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin  tổng quát về  môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như  nội lực của doanh  nghiệp và nhờ  có nó việc phát triển thị  trường sẽ  đem lại hiệu quả  cao nhất,  
  10. 6 tránh những tổn thất không lường trước được do không có chiến lược. Để hiểu   rõ hơn về phát triển chiến lược thị trường chúng ta xuất phát từ hai khái niệm là  chiến lược và thị trường. Khái niệm về chiến lược:  Để hiểu khái niệm phát triển chiến lược thị trường chúng ta xuất phát từ quan   điểm về chiến lược. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau và vào từng thời kỳ  phát triển khác nhau mà các nhà kinh tế có những quan niệm khác nhau về chiến  lược. Theo General Ailleret, chiến lược là “việc xác định những con đường và  những phương tiện vận dụng để  đạt tới các mục tiêu đã được xác định thông   qua các chính sách”. F.J.Gouillart lại cho rằng chiến lược của các nhà doanh nghiệp là “toàn bộ  các quyết định nhằm vào việc chiếm được các vị  trí quan trọng, phòng thủ  và   tạo các kết quả khai thác và sử dụng ngay được”. “Chiến lược là nghệ  thuật phối hợp các hành động và điều khiển chúng  nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn “(G. Hissh). “Chiến lược của doanh nghiệp là nhằm phác hoạ những quĩ đạo tiến triển   đủ  vững chắc và lâu dài, chung quanh quĩ đạo đó có thể  sắp xếp những quyết   định và những hành động chính xác của doanh nghiệp” (Alain Charlec Martinet). Một số  nhà kinh tế  trên thế  giới đã thống nhất chiến lược kinh doanh với   chiến lược phát triển doanh nghiệp, theo đó họ cho rằng “chiến lược kinh doanh là  chiến lược chung của doanh nghiệp, bao gồm các bộ phận của chiến lược thứ cấp  là: chiến lược marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nghiên cứu và phát  triển...” Nhưng   đối   với   M.Porter   và   K.Ohmac,   mục   đích   của   chiến   lược   kinh  doanh là mang lại những điều kiện thuận lợi nhất nhằm tạo lập lợi thế cạnh   tranh cho doanh nghiệp.  Khái niệm thị trường:
  11. 7 - Ở góc độ vĩ mô (thị trường tổng thể): thị trường được hiểu là một tập   phức hợp và liên tục các nhân tố  môi trường kinh doanh và các quan hệ  trao  đổi hàng hóa được thực hiện trong một không gian mở  hữu hạn gồm các chủ  thể  cung, cầu và các phương thức tương tác giữa chúng nhằm tạo điền kiện   tồn tại và phát triển cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa. - Ở  góc độ  vi mô(thị  trường của một công ty kinh doanh): thị  trường là   một tập hợp khách hàng và người cung ứng hiện thực và tiềm năng có nhu cầu   thị trường về hàng hóa mà công ty kinh doanh trong mối qua hệ với các nhân tố  của môi trường kinh doanh của nó. - Trên góc độ  nghiên cứu  ở  Tổng công ty Sông Đà:  thị  trường được  hiểu là tập khách hàng hiện hữu và tiềm năng có nhu cầu về những sản phẩm   mà  Tổng  công  ty  đang  kinh doanh  trong  mối  quan h ệ   v ới  các   nhân  tố  môi   trường kinh doanh của nó. Từ  những khái niệm trên chúng ta có thể  rút ra được một khái niệm   chiến lược thị trường  đó là một hệ thống tư duy, ý tưởng quản lý mang tính   khái quát và dài hạn, chỉ dẫn đường lối cho các công ty nhận diện và khai thác   được ưu thế vượt trội của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thi trường   nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao  của tập khách hàng  hiện hữu và tiềm   năng, xây dựng năng lực tăng trưởng và phát triển thị trường của công ty một   các ổn định và bên vững.Còn phát triển chiến lược thị trường là từ chiến lược   thị trường đã có sẵn với hệ thống các quan điểm, các mục đích và , cùng các   giải pháp, các chính sách, sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế, cơ   hội của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu phát triển thị trường  phù hợp   với những biến động và các tác động của thị trường tạo ra sự tăng trưởng của   thị  trường bằng cách thâm nhập hoặc gia nhập những thị  trường mới với   những sản phẩm hiện có hoặc mới.Nó là một khâu của hoạch định điều hành  chiến lược phát triển thị  trường cho các nhóm đơn vị  kinh doanh(SBU­strategic  
  12. 8 business unit) Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những nghiên cứu sâu về  thị trường để có thể phát hiện ra các khu vực thị trường mới, đó gia tăng các nguồn   lực phân phối và xúc tiến để chiếm lĩnh các thị trường mới đó. Phát triển chiến lược thị trường  dich vụ xây dựng của Tổng công ty Sông Đà   về  quy trình lý thuyết không có nhiều khác biệt so với các doanh nghiệp khác,   nhưng trên thực tế quá trình tổ chức và triển khai cụ thể lại có nhiều đặc thù xuất  phát  từ những đặc tính quy mô và sản phẩm kinh doanh. Để phát triển một chiến lược thị  trường hiệu quả dù doanh nghiệp lớn hay   nhỏ, cần hiểu rõ yếu tố bản chất quyết định đó là khả năng cạnh tranh và những  nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp trên   thị trường đó. 2.1.1.Các quan điểm tiếp c ận phát triển chiến lượ c thị  tr ườ ng c ủa   doanh nghi ệp Phát triển chiến lược thị  trường trước hết thể  hiện quan các điểm,  tư  tưởng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các quan điểm phát triển tồn tại   và phát triển khẳng định vai trò và nhiệm vụ  của doanh nghiệp. Nó trả  lời cho  các câu hỏi: ­ Doanh nghiệp tồn tại vì mục đính gì và bằng cách nào để tồn tại? ­ Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong lĩnh vực nào? ­ Và định hướng phát triển của doanh nghiệp là gì?  2.1.2. Đặc trưng cơ bản của phát triển chiến lược thị trường  - Phát triển chiến lược thị trường  phải xác định rõ các mục tiêu cơ  bản  và phương hướng kinh doanh trong thời kỳ  nhất định và tương đối dài (5; 10   năm...). -  Phát triển chiến lược thị trường phải có tính định hướng và được quán  triệt một cách đầy đủ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh  nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong một thị  trường đầy biến động, và cạnh tranh khốc liệt.
  13. 9 - Phát triển chiến lược thị trường  phải đảm bảo huy động tối đa và kết   hợp tối ưu việc khai thác , sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp hiện tại và  tương lai, phát huy nhưng lơi thế  và nắm bắt những cơ  hội để  giành  ưu thế  trong cạnh tranh để phát triển và mở rộng thị trường. - Phát triển chiến lược thị trường phải duy trì và được phản ánh trong suốt  quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh  giá thừng xuyên để kịp thời điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với thực tế của thị  trường.  -  Phát triển chiến lược thị trường luôn được xây dựng dựa trên cơ  sở các   lợi thế  so sánh. Điều này đòi hỏi trong quá trình xây dựng chiến lược, doanh   nghiệp phải đánh giá đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của mình để tìm ra các   điểm mạnh, điểm yếu và thường xuyên soát xét lại các yếu tố nội tại khi thực thi  chiến lược. -  Phát triển chiến lược thị trường trước hết và chủ  yếu được xây dựng   cho các ngành nghề kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hoá, truyền  thống thế mạnh của doanh nghiệp. Điều này đặt doanh nghiệp vào thế phải xây  dựng, phải lựa chọn và thực thi chiến lược cũng như  tham gia kinh doanh trên   những thương trường đã có chuẩn bị và có thế mạnh.  2.1.3. Vai trò của phát triển chiến lược thị trường Sự vật luôn luôn thay đổi và phát triển, nếu không phát triển sẽ bị lỗi thời   và bị đào thải.Chiến lược phát triển thị trường cũng vậy, nó cũng cần phải phát  triển, phát triển chiến lược thị trường có một số vai trò chính sau: - Tăng khả  năng thích  ứng của doanh nghiệp trên thị  trường : Phát  triển chiến lược thị trường phải xuất phát từ tình hình thực tế của doanh nghiệp   và các yếu tố  bên ngoài.Đây là những yếu tố  không ngừng biến đổi, khi phát   triển chiến lược thị  trường theo những thay đổi này sẽ  giúp doanh nghiệp chủ  động hơn trong quá trình hoạt động, từ  đó nâng cao khả  năng phát triển thị  trường.
  14. 10 - Tăng hiệu quả của chiến lược: Phát triển chiến lược thị trường phải  dựa trên những ưu điểm và hạn chế của chiến lược hiện tại, để từ đó có những   thay đổi phù hợp, qua việc đánh giá và hoàn thiện đó giúp cho việc phát triển   chiến lược sau hoàn thiện hơn chiến lược trước.Do vậy việc phát triển chiến  lược thị trường sẽ có hiệu quả hơn. - Góp phần hạn chế rủi ro và tăng cường khả năng tận dụng cơ hội cho   hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường của doanh nghiệp. - Tăng doanh thu và lợi nhuận:thông qua việc mở rộng và phát triển thị  trường sẽ tăng hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm mà nó cung cấp trên thị  trường, qua đó tăng thị phần, doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.1.4. Các mô hình chiến lược phát triển thị trường.  Mô hình chiến lược tăng trưởng. * Mục tiêu của chiến lược này là tăng lợi nhuận, tăng thị  phần của doanh   nghiệp. Chiến lược này bao gồm:  *  Chiến lược tăng trưởng nội bộ doanh nghiệp: Còn gọi là chiến lược tăng trưởng tập trung, là chiến lược chủ  đạo đặt  trọng tâm vào việc cải tiến các sản phẩm và hoặc thị trường hiện có mà không   thay đổi bất kỳ yếu tố nào khác (ngành kinh doanh, cấp độ ngành, công nghệ áp  dụng). Chiến lược này là hình thức tăng trưởng bằng cách tăng doanh thu, tăng  năng lực sản xuất và  tăng số lượng lao động. Ba phương án chủ đạo của chiến   lược này được trình bày tóm tắt như sau: ­ Thâm nhập thị trường: Là tìm cách tăng trưởng sản phẩm hiện đang sản   xuất trong khi vẫn giữ nguyên thị trường hiện đang tiêu thụ, thông thường bằng  các hoạt động mạnh mẽ của marketing, tiếp thị, quảng cáo. ­  Phát triển thị  trường  :  là tìm cách tăng trưởng bằng con đường thâm  nhập vào các thị  trường mới để  tiêu thụ  các sản phẩm mà doanh nghiệp đang  sản xuất. ­  Phát triển sản phẩm : là tìm cách tăng trưởng thông qua việc phát triển  
  15. 11 các sản phẩm mới để tiêu thụ trong các sản phẩm mới để tiêu thụ  trong các thị  trường mà doanh nghiệp đang hoạt động. * Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập (liên kết ) : là sát  nhập 2 hoặc nhiều doanh nghiệp lại với để  cùng chia sẻ  các nguồn lực nhằm  mục tiêu giành được thế lực mạnh hơn trong cạch tranh, có 2 hình thức liên kết: ­  Hội nhập dọc (liên kết ) dọc ngược chiều: là tăng trưởng bằng cách  nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối với các nguồn cung ứng vật liệu,  nếu trong nội bộ doanh nghiệp cần thiết lập các nguồn cung ứng, thành lập các  công ty con. Nếu hội nhập bên ngoài doanh nghiệp mua đứt các cơ sở cung ứng. ­  Hội nhập dọc thuận chiều: là tìm cách tăng trưởng bằng cách mua lại,  nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự  kiểm soát đối với các kênh chức năng tiêu thụ  gần với thị trường đích, như hệ thống bán và phân phối hàng. *  Chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hoá: là đầu tư vốn thặng  dư vào nhiều ngành nghề khác nhau khi Công ty đã chiếm được nhiều ưu thế cạnh   tranh trong các hoạt động kinh doanh hiện nay của công ty. Đây là loại chiến lược   tổng thể thứ ba mà hầu hết các công ty lớn trong quá trình tăng trưởng và phát triển   các hoạt động kinh doanh trong định hướng dài hạn của họ thường áp dụng. Có ba   loại chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hoá: ­ Đa dạng hoá đồng tâm: là tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng tới các  thị trường mới với các sản phẩm mới phù hợp về công nghệ và marketing nhiều  ý nghĩa hoặc các sản phẩm hiện đang sản xuất có thể  mang lại kết quả  vượt   dự  kiến. Chìa khoá để  thực hiện đa dạng hoá đồng tâm là tranh thủ  chí ít một  trong các ưu thế nội bộ chủ yếu của công ty. ­ Đa dạng hoá ngang: là tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng vào thị  trường hiện đang tiêu thụ  với những sản phẩm mới mà về  mặt công nghệ  không liên quan đến các sản phẩm hiện đang sản xuất. ­ Đa dạng hoá tổ  hợp : là tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng tới các  thị trường mới với các sản phẩm mới mà về mặt công nghệ không liên quan gì 
  16. 12 đến các sản phẩm mà công ty hiện đang sản xuất. * Mô hình chiến lược ổn định. Trong quá trình kinh doanh nhiều khi doanh nghiệp buộc phải sử  dụng   chiến lược  ổn định bằng cách cố  gắng giữ  vững quy mô sản xuất hiện có   nguyên nhân là do nhiều bất lợi trên thương trường rủi ro hay không có sức   mạnh cạnh tranh. Chiến lược  ổn định thường hay áp dụng trong các tình huống   sau: Doanh nghi ệp trong các ngành kinh doanh phát triển chậm hoặc không  phát triển. Chi phí mở rộng thị trường hay đa sản phẩm vào thị trường mới quá cao. Doanh nghiệp nhỏ  sản xuất sản phẩm chuyên môn hoá cao phục vụ  thị  trường hẹp nếu tăng qui mô sẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ. * Mô hình chiến lược cắt giảm. Khi doanh nghiệp cần sắp xếp lại để  tăng cường hiệu quả  sau một thời   gian tăng trưởng nhanh, khi trong ngành không có cơ  hội tăng trưởng dài hạn  hoặc làm ăn có lãi, khi nền kinh tế không  ổn định , khi doanh nghiệp không có   thế  mạnh, không có khả  năng phát triển. Thì doanh nghiệp nên áp dụng chiến   lược cắt giảm. Có 4 cách thường được áp dụng sau: ­ Cắt giảm chi phí: là biện pháp lùi bước và tổ chức lại doanh nghiệp, có  thể là hướng vào việc giảm bớt các bộ phận không mang lại hiệu quả tổ chức   lại đây chuyền sản xuất, chuyển hoạt  động sản xuất kinh doanh của doanh  nghiệp sang các ngành nghề khác. ­ Thu hồi vốn đầu tư: diễn ra khi doanh nghiệp nhượng bán hoặc đóng  cửa một trong các doanh nghiệp nhằm thay đổi căn bản nội dung hoạt động. ­ Thu hoạch: là việc tìm cách tăng tối đa việc luân chuyển tiền vì mục  đích trước mắt bất chấp hậu quả lâu dài. Chiến lược thường được các doanh   nghiệp có tương lai mờ mịt, nhưng có khả năng thu lợi trong thời gian thu hoạch  
  17. 13 áp dụng. ­ Giải thể: Khi doanh nghiệp không có khả  năng tồn tại hoặc chuyển   hướng sản xuất thì buộc phải giải thể. Đây là biện pháp bắt buộc cuối cùng   đem lại nhiều khó khănvà phức tạp thường không doanh nghiệp nào muốn có.  * Mô hình chiến lược hướng ngoại.   Chiến lược này là hình thức doanh nghiệp phát triển vươn ra thị  trường bên  ngoài. Có ba phương án doanh nghiệp có thể  áp dụng là sáp nhập, mua lại và liên  doanh. ­ Sáp nhập: Sự sáp nhập diễn ra khi hai hoặc nhiều hãng kết hợp với nhau   tạo thành một công ty mới, duy nhất. Quá trình này thường là kết quả  của sự  thoả thận giữa các hãng tự nguyện liên kết thành lập một hãng có tên gọi và danh  tính mới, phát hành cổ phần mới, xây dựng cơ cấu tổ chức mới và có những thay   đổi khác. ­ Mua lại: Việc mua lại diễn ra khi một hãng mua lại một hãng khác và   thu hút hoặc bổ  sung   thêm các lĩnh vực hoạt động mà hãng đang tiến hành,  thường là với tư cách phân hiệu hoặc chi nhánh của hãng.       ­ Liên doanh: Việc liên doanh diễn ra khi hai hoặc nhiều hãng hợp lực để  thực thi một sự  việc nào đó mà một hãng riêng lẻ  không thể  làm được. Quyền   sở hữu của hai hãng vẫn giữ nguyên không thay đổi. Có ba hình thức liên doanh:   thứ nhất liên doanh quốc tế; thứ hai là nhiều khi hình thức liên doanh phát triển  vì một chiến lược nào đó có lợi cho cả đôi bên nhưng vượt ra ngoài khả năng tài   chính của bất cứ một hãng độc lập nào; thứ ba là hình thức liên doanh được vận  dụng khi hai hoặc nhiều hãng có khả  năng khác nhau ( như  vốn, trí thức, kỹ  thuật) nhưng đều cần thiết cho một nỗ lực chung. * Mô hình chiến lược hỗn hợp. Các tổ chức thường là tổ chức đa mục tiêu do đó có thể kết hợp các chiến   lược tổng quát cho các mục tiêu khác nhau. Trong thị  trường luôn biến động  
  18. 14 doanh nghiệp nếu biết kết hợp các chiến lược một cách phù hợp sẽ  phát huy  được các mặt mạnh và hạn chế được các rủi ro. Tận dụng được các môi trường  kinh doanhphát đạt khống chế  thấp nhất những lĩnh vực yếu kém khi doanh   nghiệp đang tìm cách mua lại hoặc sát nhập với doanh nghiêp đa ngành thì chiến   lược này là phù hợp. 2.1.5 Lựa chọn phương án chiến lược  Sau khi đã xác định được mô hình lựa chọn chiến lược, chúng ta chuyển sang  bước tiếp theo là lựa chọn phương án chiến lược. Cơ  sở  để  đánh giá lựa chọn   phương án chiến lược là lựa chọn một số  phương án được coi là tốt hơn trong các  phương án đã xây dựng. Trong số các phương án đó lại được lựa chọn lấy phương  án tối ưu. Việc lựa chọn phương án được thực hiện bằng một trong những phương   pháp sau đây: 2.1.5.1. Phân tích bằng ma trận thị  phần/ tăng trưởng của BCG (Boston   Consulting Group). Đây là ma tr ậ n khá c ổ  đi ể n và đ ơ n gi ả n, nó thích h ợ p   khi c ầ n xác  đ ị nh v ị  trí c ủ a doanh nghi ệp, phân tích c ơ  c ấ u s ả n ph ẩ m, danh m ục đầ u  tư  c ủ a doanh nghi ệp. Ma trận này gồm hai trục: Phưở ­  Trục đứng: Khả năng tăng tr ần thị trủườ ng c ị trươ a thng t ng. ối ường đ  ­  Trục ngang: Phần thị trường tương đối. Cao Trungậb× Sơ đồ 2.1: Ma tr nh n BCG ThÊp Cao ê ng Kh¶ n¨ng  t¨ng  tr­ë ng  thÞ tr­ Trung b×nh thÊp
  19. 15 Ngôi sao Dấu hỏi Con bò sữa Con chó Dựa vào sơ  đồ ma trận BCG, tương ứng từng vị trí ta có các chiến lược  sau: (xem s ơ đ ồ  sau) S ơ  đ ồ  2.2:  Áp d ụ ng ma tr ận BCG Ngôi sao Dấu hỏi Khả  năng thu lợi  Sinh lợi kém, có nhu  Giữ   vị   trí   cạnh  cao,   rủi   ro  trung  cầu vốn, rủi ro lớn. Đầu tư vốn lớn tranh chi phối bình,   phát   triển  cao. Con bò sữa Con chó Sinh   lợi   cao,  Sinh   lợi   kém,   lỗ,  Sinh lợi Rút lui không   có   nhu  nhu cầu vốn  ít, rủi  cầu vốn, rủi ro ít ro trung bình Ưu điểm cách tiếp cận của BCG là đơn giản, có tính thực hành cao. Nhưng   hạn chế của nó là ở cơ chế máy móc và thụ  động. Hơn nữa nó chỉ  có phạm vi   áp dụng hẹp với loại mô hình chiến lược chi phí.
  20. 16 2.1.5.2.  Phân tích bằng việc sử dụng lưới kinh doanh. Với sự  giúp đỡ  của Boston Consulting Group, MC.Kinsey and Co.General   Electric là hãng đầu tiên đưa ra mô hình “lưới chiến lược kinh doanh” gồm 9 ô  như sơ đồ sau: Sơ đồ 2.3: Lưới chiến lược kinh doanh ­ Thị phần tương đối ­ Sức cạnh tranh về giá ­ Chất lượng sản phẩm ­ Sự am hiểu về khách hàng ­ Hiệu quả bán hàng ­ Địa bàn Mạnh            Trung bình                 Yếu Mạnh      Trung bình                    Yếu 1 1 A 2 ­ Quy mô thị trường B C ­  Tỷ  lệ  tăng  trưởng  thị  trường ­ Lợi nhuận biên 2 F ­ Cường độ cạnh tranh 1 3 ­ Tính chu kỳ ­ Tính thời vụ ­ Lợi thế sản xuất 2 D E 3 3 G ­ Vùng số 1: Các doanh nghiệp nằm trong vùng này có vị  thế  thuận lợi và   cơ hội tăng trưởng tương đối hấp dẫn. ­  Vùng số  2: Các doanh nghiệp nằm trong vùng này có mức độ  hấp dẫn  trung bình. Ban lãnh đạo cần thận trọng khi đưa ra những quyết định đầu tư. ­ Vùng số 3: Các doanh nghiệp nằm trong  vùng này có vị  thế không thuận  lợi. Chiến lược giữ vững thị trường hoặc rút lui.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2