Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân
lượt xem 118
download
Nền kinh tế càng phát triển thì ngành dịch vụ càng phát triển đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng - lĩnh vực đóng vai trò huyết mạch cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngành ngân hàng Việt Nam đang ở chặng đầu của sự phát triển đang cần có nhiều đổi mới và phát triển để đạt được những chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân
- LUẬN VĂN: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân
- LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế càng phát triển thì ngành dịch vụ càng phát triển đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng - lĩnh vực đóng vai trò huyết mạch cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngành ngân hàng Việt Nam đang ở chặng đầu của sự phát triển đang cần có nhiều đổi mới và phát triển để đạt được những chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng. Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của hầu hết các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng và ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Do đó việc quản lý rủi ro tín dụng là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro và xử lý rủi ro sao cho thiệt hại mà ngân hàng gặp phải là thấp nhất đồng thời phải hướng đến chuẩn mực quốc tế và phù hợp với môi trường hội nhập. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu trên, sau thời gian thực tập ở trường cũng như qua thời gian thực tập tại Phòng Quản lý rủi ro thuộc Ngân hàng Công thương Thanh Xuân, em đã chọn đề tài: " Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân". Kết cấu đề tài của em gồm 3 phần: Chương 1: Rủi ro tín dụng và Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Xuân Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Xuân.
- CHƯƠNG 1 RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Tổng quan về NHTM và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại: Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, và thực hiện các chính sách kinh tế,các chính sách tiền tệ vì vâỵ là kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm phát triền kinh tế ổn định. Hiện nay có rất nhiều các khái niệm khác nhau nói về NHTM Theo Peter .S.Rose thì : “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Theo luật các Tổ chức tín dụng của nước Việt Nam thì “ Hoạt động Ngân hàng là hoạt dộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. 1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHTMĐ Tín dụng là loại tài sản chiếm tỉ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM vào khoảng 70% tổng tài sản, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Tín dụng có nghĩa là sự tin tưởng và tín nhiệm lẫn nhau. Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hànng cho khách hàng. Đây là quan hệ vay mượn gồm cả đi vay và cho vay. Đây là hoạt động sinh lời lớn nhất nhưng cúng mang lại rủi ro cao nhất cho NHTM. Theo luật các Tổ chức tín dụng của Việt Nam thì “ Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”. “ Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”.
- 1.1.3. Đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng của NHTM là một lĩnh vực hết sức đa dạng và phức tạp. Để có thể tìm hiểu về nó, chúng ta cần nghiên cứu những nét đặc trưng quan trọng của nó: - Tín dụng là hoạt dộng sinh lời lớn nhất của ngân hàng: Ngân hàng sử dụng phần lớn nguồn tiền huy động của mình để cho vay và thu lãi. Do vậy, hiệu quả từ hoạt động cho vay rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Đây là hoạt động có mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao. tổn thất xảy ra sẽ làm giảm thu nhập dự kiến của ngân hàng, có thể gây thua lỗ hoặc phá sản cho ngân hàng. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng. Hơn nữa trình độ nghiệp vụ, chuyên môn và đạo đức của cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cho vay của NH. Vì vậy, rủi ro khi cho vay là điều không thể tránh khỏi. - Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng dưới hai hình thức chủ yếu là cho vay và cho thuê. Trong những năm gần đây hoạt động tín dụng của ngân hàng còn bao gồm : chiết khấu giây tờ có giá, bảo lãnh ( tái bảo lãnh)… - Tín dụng ngân hàng tuân theo nguyên tắc hoàn trả: Người đi vay phải cam kết hoàn trả vốn và lãi trong thời gian xác định. Các khoản tín dụng của Ngân hàng đều sử dụng chủ yếu các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn, Ngân hàng luôn phải hoàn trả các khoản vay này đúng hạn vì vậy ngân hàng luôn yêu cầu người sử dụng tín dụng phải hoàn trả khoản vay đúng hạn. - Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị khoản vay: ( tính đến giá trị thời gian của tiền). Để thực hiện được nguyên tắc này, ngân hàng cần tính đến nhiều yếu tố như: tỷ lệ lạm phát, các thay đổi lãi suất. 1.1.4. Phân loại tín dụng NHTM Tín dụng là loại tài sản chiếm tỉ trọng lớn nhất trong bảng mục tài sản tại các NHTM, phản ánh hoạt dộng đặc trưng của Ngân hàng. Tín dụng cũng được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau: 1.1.4.1. Phân chia theo thời gian : Tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
- Việc phân chia này cũng ảnh hưởng lớn và có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống , và tín dụng ngắn hạn nhàm tài trợ cho tài sản lưu động, nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của nhà nước, doanh nghiệp hoặc cá nhân Tín dụng trung hạn: Từ 1 năm đén 5 năm và tài trợ cho phương tiện vận tài, một số giống cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng bị hao mòn… Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm và tài trợ cho các công trình xây dựng như nhà cửa, sân bay, cầu đường, các công trình có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài… Tín dụng trung và dài hạn thường có tỷ trọng thấp hơn do rủi ro cao hơn, nguồn vốn đắt và khan hiếm hơn. 1.1.4.2. Cho vay theo hình thức tài trợ: Bao gồm cho vay, bảo lãnh, cho thuê, chiết khấu… Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng. Đây là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian đã cam kết. Chiết khấu là việc ngân hàng ứng trước cho khách hàng một khoản tiền tương ứng với giá trị của thương phiếu mà khách hàng mang đến trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu thương phiếu chưa đến hạn. Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền của mình ra mua tài sản theo yêu cầu của khách hàng và cho khách hàng thuê lại theo thỏa thuận, sau 1 thời gian thì khách hàng vẫn phải trả lại cho ngân hàng cả gốc và lãi Bảo lãnh ( tái bảo lãnh) là việc ngân hàng đứng lên cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của mình khi khách hàng của mình không thực hiện được đúng nghĩa vụ như cam kết. 1.1.4.3. Tín dụng theo hình thức đảm bảo Thông thường, về mặt nguyên tắc, thì mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều có tài sản đảm bảo. Đây là một cam kết đảm bảo của người nhận tín dụng về việc dùng tài sản của mình đang sở hữu hoặc sử dụng để trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra thì có trường hợp các khoản tín dụng của ngân hàng không có tài sản đảm bảo, trường hợp này chỉ áp dụng đối
- với các khoản cho vay đối với chính phủ hoặc các tổ chức tài chính lớn, các công ty mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng... 1.1.4.4. Tín dụng phân loại theo rủi ro: Đây là những khoản tín dụng gồm các khoản có mức độ an toàn cao, khá trung bình và thấp. Phân loại các khoản tín dụng này bao gồm: tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, Tín dụng lành mạnh : Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao Tín dụng có vấn đề : bao gồm các khoản nợ qúa hạn khó đòi hoặc các khoản nợ không có khả năng thu hồi vốn. Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như : khách hàng chậm trả lãi và gốc do tiêu thụ châm hàng hóa, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm, khách hàng bị gặp thiên tai 1.1.4.5. Phân loại khác Xét theo các ngành kinh tế : có ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ… Xét theo đối tượng tín dụng có : Tài trợ cho tài sản cố định hay tài sản lưu động Xét theo mục đích vay vốn có: Vay vốn cho sản xuất, tiêu dùng… Như vậy, việc phân loại tín dụng theo nhiều tiêu chí khác nhau sẽ cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hóa trong các cấp tín dụng của các ngân hàng và đây sẽ là căn cứ để ngân hàng mở rộng phạm vi tài trợ và duy trì thế mạnh sẵn có của mình. 1.1.5. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 1.1.5.1. Khái niệm rủi ro: Trong cuộc sống ta thường xuyên nghe tháy thuật ngữ “rủi ro” và cũng thường xuyên phải đối mặt với “rủi ro”. Vậy rủi ro là gì? Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến., đây là sự bất trắc cụ thể lien quan đến việc xuất hiện một biến cố ngoài dự kiến và không mong đơi của con người. Rủi ro luôn xuất hiện trong bất cứ lúc nào và bất cứ lĩnh vực nào đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Kinh doanh tiền tệ - tín dụng cũng phải cháp nhận điều đó, và thực tế thì không một ngành kinh doanh nào mà rủi ro lại lớn như kinh doanh tiền tệ 1.1.5.2. Các loại rủi ro phổ biến trong hoạt động kinh doanh của NHTM Rủi ro luôn gắn liền với hoạt động của NHTM, phản ánh các tình huống có thể xảy ra có thể gây tổn thất cho ngân hàng. Rủi ro làm tăng nguy cơ gây phá sản ở các ngân hàng, có thể phân các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng thành:
- - Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất cho ngân hàng do khách hàng vay trả không đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ cả vốn cả lãi. Khi thực hiện khoản vay cho một khách hàng, ngân hàng thường không dự kiến khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên hầu hết những khoản cho vay đều hàm chứa rủi ro.Vì vậy tỉ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn được xác định trong chiến lược hoạt động, thành công trong quản lí, rủi ro tín dụng, chính là khi tổn thất dưới mức tỉ kệ tổn thất dự kiến. - Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản. - Rủi ro hối đoái Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất cho ngân hàng khi tí giá hối đoái thay đổi so với dự tính. Trong cơ thế thị trường hiện nay thì tỉ giá thường xuyên dao động. Điều này sẽ tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên vẫn có những thay đổi tỉ giá ngoài dự kiến gây tổn thất cho ngân hàng. - Rủi ro lãi suât Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi lãi xuất thay đổi ngoài dự tính. Lãi suất của ngân hàng thường xuyên biến đổi với các mức độ khác nhau dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau và có thể dẫn đến tổn thất. - Rủi ro do thay đổi của yếu tố lạm phát và sự thay đổi của chính sách và rủi ro khác như các khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong thanh toán, hoả hoạn và các trường hợp khác. 1.1.6 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.6.1. Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng Theo xu hướng phát triển của các ngân hàng thì các NHTM không chỉ muốn mở rộng hoạt động tín dụng mà còn muốn nâng cao chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các khoản tín dụng. Để có thể cấp 1 khoản tín dụng cho hách hàng, ngân hàng luôn phải xét
- đến các yếu tố rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng và xét các biện pháp mà khách hàng đảm bảo cho khoản vay đó. Tuy nhiên thì chưa có một nhà kinh doanh ngân hàng nào có thể dự đoán chính xác có thể xảy ra cũng như ngăn chặn được hoàn toàn những rủi ro đó. Do vậy có thể nói rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan, là bạn đường trong kinh doanh, chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ.Vì vậy việc xác định rủi ro dự kiến luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung của các ngân hàng. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến mà ngân hàng buộc phải chịu do khách hàng vay không trả nợ đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi vay Theo qui định của NHNNVN “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” 1.1.6.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng - Nguyên nhân bất khả kháng: Trong những hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, các nhà đầu tư, kinh doanh luôn phải đối mặt với các biến cố không mong muốn như : thiên tai, chiến tranh hoặc những thay đổi tầm vĩ mô của chính phủ, chính sách kinh tế, chính sách thuế… và đều vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay. - Nguyên nhân từ phía khách hàng: Thông thường, khách hàng vay luôn có ý định trả nợ đúng hạn cho ngân hàng tuy nhiên họ laị không thể trả vì nhiều lý do, điều kiện sản suất kinh doanh không thuận lợi, trình độ quản lý còn hạn chế về tổ chức, về khả năng nắm bắt thông tin, dự báo các biến động của nên kinh tế thế giới… do vậy họ làm ăn thua lỗ và không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng + Nguyên nhân khách quan Thị trường đầu vào không ổn định: Giá cả của các yếu tố đầu vào chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan như giá xăng dầu, tỷ giá, giá nguyên vật liệu nhập khẩu. Khi
- giá của các yếu tố này tăng bất lợi sẽ làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Thị trường đầu ra biến động: Thị trường đầu ra bị thu hẹp dẫn tới việc không tiêu thụ được sản phẩm hoặc giá cả thị trường của sản phẩm giảm thấp cũng làm nguồn thu của khách hàng bị giám sút. + Nguyên nhân chủ quan; Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Đó là việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng với mục đích đã ghi trong đơn xin vay vốn. Khách hàng có thể sử dụng vốn vào kinh doanh không dung đối tượng, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn hay vào các mục đích kinh doanh mà bị cấm không được kinh doanh, vào những lĩnh vực có nhiều rủi ro Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng gặp nhiều yếu kém; Do trình độ tổ chức, quản lý của người quản lý còn yêu kém, thiếu kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh , không nhanh nhạy trước những diến biến của thị trường do đó sẽ bị rơi vào thế bị động. Kết quả là doanh nghiệp không phát triển được, dự án thất bại và không có khả năng trả nợ ngân hàng. Khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng: Khách hàng cung cấp những thông tin sai lệch để được vay vốn, sau khi vay xong có thể sẽ cố tình không trả nợ ngân hàng mà chạy trốn, Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân khác như: người vay không thực hiện được nghĩa vụ vì chết, mất tích hoặc các tài sản đảm bảo bị mất, bị giảm giá…. - Nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng: Ngân hàng có thể đưa ra quyết định sai lầm do không nắm bắt được đầy đủ hoặc chuẩn xác các thông tin về khách hàng, khả năng tài chính, quản trị, kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả dự án,… Ngoài ra còn do chính sách cho vay của ngân hàng không phủ hợp, quy trình thẩm định thiếu chặt chẽ. Nếu chính sách tín dụng không rõ ràng, đầy đủ và hợp lý và thống nhất thì dễ dẫn đến việc những khoản cấp tín dụng thấp, thiếu hiệu quả hay như việc mở rộng tín dụng mà không quan tâm đến chất lượng tín dụng.
- Trình độ năng lực của cán bộ thẩm định còn yếu kém dẫn đến những nhận định sai lầm và cho vay không đạt hiệu quả. Cán bộ tín dụng không am hiểu vể lĩnh vực mình sẽ cho vay nên sẽ xác định sai hiệu quả và dự án và khả năng trả nợ của khách hàng. Trình độ đạo đức và nghề ngiệp của cán bộ tín dụng không tốt cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến rủi ro tín dụng. Trong tình hình kinh tế thị trường hiện nay, nhiều cán bộ ngân hàng phẩm chất yếu kém đã chạy theo đồng tiền, tham ô, tiếp tay cho khách hàng rút vốn của ngân hàng gây nên rủi ro tín dụng. - Nguyên nhân khác: + Thông tin không cân xứng: Đó là tình trạng mà khi có một giao dịch mà một bên không biết rõ ràng, đầy đủ những thông tin mà họ cần biết về bên kia thì được gọi là thông tin không cân xứng + Lựa chọn đối nghịch: Xảy ra khi người đi vay có khả năng không trả được nợ, gây rủi ro cho ngân hàng nhưng lại luôn tìm mọi cách để có thể được vay vốn tại ngân hàng. Do vậy khoản vay được cung cấp cho khách hàng sẽ bị rủi ro. + Rủi ro đạo đức: Đó là việc khách hàng sau khi đã vay được tiền của ngân hàng thì sử dụng sai mục đích, hoặc cố tình không trả nợ ngân hàng gây nên tình trạng không trả được tiền cho ngân hàng. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rủi ro tín dụng cho ngân hàng bao gồm cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan và khó có thể kiểm soát được. Vì vậy các ngân hàng cần phải có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. 1.1.6.3 Các chỉ tiêu phản ánh và đo lường rủi ro tín dụng Bản chất của rủi ro tín dụng là khách quan và ngân hàng không thể loại trừ song ngân hàng phải quản lý tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra được mà chỉ có thể hạn chế. Vì vậy trong hoạt động quản lý ngân hàng cần đặt ra các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng để thông qua đó có thể quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Các ngân hàng khác nhau thì có thể sử dụng các chỉ tiêu khác nhau để phù hợp với ngân hàng mình , tuy nhiên có các chỉ tiêu cơ bản sau:
- - Nợ quá hạn / Nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn / Nợ xấu trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thỏa thuận đã được ghi trên hợp đồng tín dụng cho ngân hàng. Nợ quá hạn là biểu hiện đặc trưng của rủi ro tín dụng. Việc phát sinh nợ quá hạn là điều khó tránh khỏi nhưng nếu nợ quá hạn phát sinh quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng Ngoài ra có thể hiểu nợ quá hạn là một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc/và lãi không được khách hàng trả như trên hợp đồng. Nếu không được điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia hạn nợ thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn khi đó khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn. Công thức xác định nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá han = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu rất cần thiết, và theo tiêu chuẩn hiện nay thì nợ quá hạn ở dưới mức 5% là có thể chấp nhận được Nợ quá hạn có thể phân chia thành nhiều tiêu thức khác nhau: Căn cứ và khả năng thu hồi + Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là những khoản nợ tuy đã quá hạn nhưng khách hàng có thiện chí muốn trả nợ và xét về tiềm lực tài chính của khách hàng thì có thể trả nợ được. Bao gồm . Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 100% . Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 1 phần + Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: Mặc dù ngân hàng đã tìm mọi cách thu hồi nhưng không thể thu hồi được vốn cho vay. Đối vói loại này , khả năng thu hồi vốn của ngân hàng là cao vì vậy cần phải có biện pháp để đề phòng rủi ro. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra nợ quá hạn + Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Do khách hàng cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng hoặc do trình độ quản lý của khách hàng còn quá nhiều yếu kém dẫn đến làm ăn thua lỗ, kinh doanh kém hiệu quả mất khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng + Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Do nhiều cán bộ ngân hàng trình độ còn nhiều yếu kém, không phân tích đúng khả năng tài chính của khách hàng. Hoặc có thể do những cán bộ ngân hàng bị đồng tiền cám dỗ bị mua chuộc để chiếm đoạt vốn của ngân hàng. + Nguyên nhân khách quan: Do nhiều nguyên nhân như: Thiên tai, hỏa hoạn… những thay đổi từ môi trường khách quan. Căn cứ vào thành phần kinh tế: + Nợ quá hạn thuộc thành phần kinh tế quốc doanh + Nợ quá hạn thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh - Nợ có vấn đề Để đảm bảo an toàn, sau khi cấp tín dụng cho khách hàng ngân hàng cần thưòng xuyên giám sát câc khỏan tín dụng đã cấp để theo dõi việc khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không và hiệu quả hoạt động của đồng vốn cho vay ra sao. Hoạt động giám sát của ngân hàng để phát hiện ra các khoản vay có vấn đề để có những hành động và biện pháp kịp thời để ngăn ngừa và xử lý. Nợ có vấn đề là những khoản tín dụng cấp cho khách hàng không thu hồi được hoặc có dấu hiệu không thu hồi được theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nợ có vấn đề bao gồm những khoản vay trong hạn, nợ gia hạn nhưng không thu hồi được, nợ không thanh toán đúng kỳ hạn, đã quá hạn thanh toán. Nợ xấu bao gồm nợ nhóm 3,4,5 Hạng III Tình hình hoạt động kinh doanh hoặc tình hình công nợ của ( Nợ dưới tiêu khách hàng tại tất cả cá TCTD có một trong những tiêu thức sau: chuẩn) - Tình hình hoạt động kinh doanh bị lỗ - Tình hình công nợ tại tất cả các tổ chức tín dụng có vất kỳ
- khoản nợ nào quá hạn 6 tháng hoặc có lãi chưa thu, hoặc có bất kỳ khoản nợ nào được gia hạn nợ không đúng Hạng IV Tình hình hoạt động kinh doanh và tình ình công nợ của khách ( Nợ khó đòi) hàng tại tất cả các TCTD một trong những tiêu thức sau đây - Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng xấu đi nghiêm trọng , vốn chủa sở hữu bị âm hoặc bị khởi kiện, bị khởi tố hoặc người vay bỏ trốn hoạc chết, mất tích, hay bị thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề,… - Tình hình công nợ tại tất cả các tổ chức tín dụng: có bất kỳ khoản nợ nào đã quá hạn trên 6 tháng, hoặc nợ khoanh, nợ chờ xử lý, hoặc nợ tồn đọng, nợ khó đòi, nợ cho vay thanh toán công nợ Hạng V Có đầy đủ các thông tin của hạng IV và có thêm các thông tin ( Nợ mất vốn) khác như không được Chính phủ bảo lãnh, hoặc không có TSĐB hoặc có TSĐB nhưng không đúng quy định tại các văn bản quy định về bảo đảm tiền vay như NĐ178/1999/NĐ-CP, thông tư 06/2000/TT-NHNN, nghị định 85/2002/NĐ-CP của chính phủ thông tư 07/2003/TT-NHNN… (Nguồn: Ngân hàng Công thương Việt Nam) - Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng: Khách hàng có quan hệ lâu dài với ngân hàng, có uy tín thị trường thì được xem là có mức rủi ro tín dụng tiềm ẩn thấp Các khoản nợ gốc và lãi của khách hàng không thanh toán đầy đủ hoặc chậm thanh toán Xin ngân hàng kéo dài thời gian trả nợ hoặc xin gia hạn nợ Có sự chậm trễ trong thanh toán tiền lương cho nhân viên Vốn vay bị sử dụng với mục đích sai khác so với trong hợp đồng - Tình hình tài chính và phương pháp quản lý tổ chức của khách hàng Chậm trễ hay trì hoãn việc nộp các báo cáo tài chính, các số liệu trong báo cáo tài chính không hợp lý hoặc thiếu chính xác
- Doanh số bán hàng tăng nhưng lãi lại giảm hoặc bị lỗ Tiền mặt giảm, vốn lưu động giảm Hoạt động sản xuất kinh doanh không được như kế hoạch Thu nhập không ổn định hoặc không thường xuyên Hệ số quay vòng vốn lưu động thấp, khả năng thanh toán giảm Các khoản nợ thương mại gia tăng một cách bất thường Không có sự thống nhất trong hội đồng quản trị hay ban điều hành về quan điểm, mục đích hay cách thức quản lý Quản lý nhân sự còn nhiều yếu kém. Cơ câu không hợp lý do vậy những người có năng lực sẽ rời khỏi công ty Nội bộ không đoàn kết, có nhiều mâu thuẫn và tranh giành quyền lực Nhiều chi phí không hợp lý phát sinh - Đảm bảo tiền vay: Hầu hết các khoản vay ngân hàng hầu hết đều có tài sản đảm bảo. Đây là một cách làm giảm thiệt hại rủi ro của ngân hàng.Thông thường ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá TSĐB và cho vay theo một tỷ lệ nhất định dựa trên TSĐB.Trong trường hợp khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay thì ngân hàng có thể phát mại để thu hồi vốn. - Môi trường hoạt động của người vay Đó là lĩnh vực kinh doanh của người vay, lĩnh vực có những ngành nghề kinh doanh không thuộc chuyên môn của mình, lĩnh vực có mức độ rủi ro cao. Hay có những yếu tố đầu vào không thuận lợi như giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, không nhập được nguyên liệu đặc chủng… - Tính đa dạng hóa trong tài sản của ngân hàng: Cùng với việc mở rộng hoạt động tín dụng là việc ngân hàng ngày càng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỉ nên việc tập trung cho một nhóm khách hàng, một ngành nghề, một lĩnh vực thì khi gặp rủi ro sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng vì vậy ngân hàng cần đa dạng hóa tài sản đề hạn chế rủi ro 1.1.6.4. Một sô chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng - Tổn thất tín dụng cho vay:
- Tổn thất tín dụng cho vay = Giá trị bị mất trong hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, giá trị tuyệt đối của tổn thất. - Tỷ lệ tổn thất tín dụng Tổng giá trị tổn thất trong kỳ Tỷ lệ tổn thất tín dụng = Doanh số cho vay trong kỳ Chi tiêu này cho biết với mỗi một đồng vốn cho vay trong kỳ thì giá trị bị tổn thất là bao nhiêu, chỉ số này dùng để so sánh phản ánh giá trị giữa các kỳ. - Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng, đo độ an toàn và đánh giá rủi ro tín dụng ,ở Việt Nam thì tỷ lệ này là dưới 5% là chấp nhận được. - Tỷ lệ nợ khó đòi Nợ khó đòi Tỷ lệ nợ khó đòi = Tổng doanh số cho vay
- - Tỷ lệ nợ khoanh, xóa nợ Nợ khoanh, xóa nợ Tỷ lệ nợ khoanh = Tổng doanh số cho vay Nợ khoanh là những khoản cho vay không thu hồi được, thường là các khoản cho vay chính sách và nhà nươc phải khoanh lại. - Tỷ lệ miễn giảm lãi Miễn giảm lãi Tỷ lệ miễn giảm lãi = Tổng doanh số cho vay - Tỷ trọng nợ khó đòi Nợ khó đòi Tỷ trọng nợ khó đòi = Nợ quá hạn Các tỷ lệ này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng càng cao, ngân hàng có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ nợ không thu hồi được, thậm chí ngân hàng có nguy cơ phá sản. 1.1.6.5 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng: a. Dấu hiệu từ phía khách hàng: - Dấu hiệu từ các báo cáo tài chính + Bảng tổng kết tài sản: o Ngân hàng không nhận được các báo cáo tài chính từ khách hàng kịp thời o Những thay đổi rõ rệt về cơ cấu tai sản kinh doanh. Ví dụ như trong trường hợp tỷ trọng tài sản tăng nhanh, nguyên nhân có thể là do đồng thời hàng tồn kho, tài sản cố định tăng nhanh trong khi quá trình hoạt dộng sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp không yêu cầu như vậy. Hay ngược lại trong trường hợp này đó là tỷ trọng giảm thì nguyên nhân có thể là do doanh nghiệp rút bớt tài sản dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính do hoạt động này không sinh lời như dự tính. o DN Tập trung vào nhiều tài sản vô hình o Thay đổi tài khoản ngân hàng
- o Thời gian thu hồi công nợ trung bình gia tăng nhanh o Xuất hiện thêm các điều kiện gia hạn vay nợ ngân hàng hoặc khách hàng o Chi phí chờ kết chuyển gia tăng đột biến. + Báo cáo về thu nhập và chi phí o Doanh số bán hàng giảm o Doanh số bán hàng gia tăng một cách nhanh chóng o Mức độ chênh lệc lớn giữa tổng doanh thu và doanh thu ròng o Doanh thu bán hàng tăng nhưng lợi nhậun lại giảm nhiều o Các khỏan lỗ từ nợ quá hạn tăng lớn o Xuất hiện lỗ từ hoạt động kinh doanh o Lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động kinh doanh âm và có kết quả âm từ 2 đến 3 kỳ kinh doanh. - Dấu hiệu từ hoạt động kinh doanh o Thay đổi về phạm vi kinh doanh (ví dụ ngành hàng kinh doanh truyền thống bị thu hẹp trong khi mở rộng các hoạt động ở các lĩnh vực mà doanh nghiệp chưa có nhiều kinh ngiệm) o DN Khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ người bán o Sử dụng nguồn nhân lực kém hiệu quả o Mất mát những dây chuyền sản xuất chínhn, quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp o Xuất hiện những việc mua hàng tồn kho mang tính đầu cơ nằm ngoài nguyên tắc mua hàng thông thường của doanh nghiệp. o Hàng tồn kho có những dấu hiệu kém chất lượng, lưu hàng tồn kho với số lượng lớn hoặc cơ cấu hàng tồn kho không phù hợp o Khách hàng trả lại hàng hóa do chất lượng không đảm bảo - Dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng o Số dư tài khỏan tiền gửi tại ngân hàng giảm o Thời hạn của đơn xin vay thay đổi theo mùa vụ đáng kể o Xuất hiện những chủ nợ khác đặc biệt là những chủ nợ chi nhận tài sản đảm bảo
- o Khó khăn khi thanh toán với ngân hàng đặc biệt là phải gia hạn nợ o Thanh tóan không kịp thời các khoản nợ đến hạn, phải điều chỉnh kỳ hạn nợ liên tục - Dấu hiệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp o Thay đổi thái độ đối với ngân hàng, cán bộ ngân hàng, đặc biệt là có cảm giác thiếu tính hợp tác o Không có khả năng thực hiện kế hoạch o Báo cáo tài chính yếu kém o Mạo hiểm khi mua bán, khi thực hiện công vịêc kinh doanh mới o Nhân vật chủ chốt của doanh ngiệp ốm dài hạn hoặc chết o Chậm trễ trong việc phản ứng lại với sự đi xuống của thị trường họăc các điều kiện kinh tế o Có dấu hiệu nợ lương công nhân viên o Trình độ quản lý của doanh nghiệp kém o Độ tín nhiệm của doanh nghiệp thấp o Sắp có sự thay đổi về hình thức sở hữu doanh nghiệp o b. Các dấu hiệu liên quan đến công tác quản lý tín dụng o Quy trình cho vay không đựơc tuân thủ theo đúng quy định của ngân hàng o Cán bộ tín dụng có mối quan hệ với khách hàng o Lãnh đạo ngân hàng quá độc đoán trong khi xét duyệt khoản vay o Không thể kiểm tra tài sản kinh doanh của người vay o Giản ngân trước khi hoàn thiện hồ sơ cho vay o Cho vay thêm nhưng lại không dùng tài sản đảm bảo hợp lý o Không phân tích hoặc phân tích không chính xác khả năng trả nợ của ngừơi vay o Cán bộ cho vay không kiểm tra tình trạng khoản vay một cách thường xuyên o Vốn vay không được sử dụng đúng mục đích o Kế hoạch trả nợ không được rõ ràng và không được ký kết bằng văn bản - Dấu hiệu từ khoản vay
- o Hồ sơ thiếu sự chặt chẽ, thiếu tính pháp lý, độ tin cậy của những thông tin trong bộ hồ sơ bị nghi ngờ o Giá trị thực tế của tài sản đảm bảo thấp o Nguồn trả nợ không đúng với kế hoạch vay vốn - Các dấu hiệu khác o Cơ chế chính sách thay đổi làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay o Giá cả thị trường thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra của sản phẩm mà khoản vay đó đã đầu tư o Tỷ giá thay đổi làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng 1.1.6.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng: Ngân hàng là một ngành kinh tế rất nhạy cảm, hoạt động ngân hàng có thể chịu rất nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì sẽ gây thiệt hại trước hết đến ngân hàng và sau đó là đến nền kinh tế. - Rủi ro tín dụng là giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng Khi rủi ro tín dụng xảy ra thìi một phần vốn của ngân hàngbị tồn đọng hay thất thoát trong khoản nợ này, điều này làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng, làm giảm doanh số cho vay và dẫn đến việc làm giảm hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng - Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận Ngân hàng cho vay chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động trên thị trường và phải trả chi phí cho khỏan vay này. Nếu hoạt động cho vay của ngân hàng có vấn đề thì ngân hàng không những sẽ không thu đựơc lãi bù đắp chi phí mà còn có nguy cơ bị thất thoát vốn. Khi đó lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm đáng kể - Rủi ro làm giảm khả năng thanh toán Nếu nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng bị đổ vỡ nhất là những doanh nghiệp vay vốn lớn thì ngân hàng sẽ bị thất thoát một khỏan vốn lớn, trong khi ngân hàng chưa tìm được cách khắc phục mà những người gửi tiền lại yêu cầu rút tiền thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán với khách hàng gửi tiền, ngân hàng có khả năng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
- - Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng Khi chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn cao, tức là hiệu quả hoạt động của ngân hàng kém, người dân sẽ mất lòng tin vào ngân hàng, gây khó khăn cho việc huy động vốn, vì vậy sẽ làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng tới vị thế của ngân hàng - Rủi ro tín dụng có thể đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản Khi rủi ro ở mức độ cao có thể dẫn đến hàng loạt các tổn thất nêu trên, nếu không có biện pháp kịp thời để hạn chế thì ngân hàng có thể rơi vào tình trạng phá sản 1.1.6.7. Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM 1.1.6.7.1. Các nguyên tắc cần thiét để đảm bảo an toàn tín dụng a, Ngân hàng chỉ cho vay khi đã hiểu rõ về khách hàng Các ngân hàng cần xác định một cách chính xác các điều kiện cho vay phfu hợp với các tài sản có mức độ rủi ro khác nhau và các khách hàng khác nhau. Để có điều này, thì họ cần bỏ ra một chi phí khá lớn để tìm hiểu thông tin về khách hàng cũng như công việc của họ, các dự án kinh doanh của khách hàng. - Tìm hiểu về chu kỳ kinh doanh của khách hàng ở hiện tại và dự đoán được sự thay đổi của chu kỳ trong tương lai - Đánh giá chất lượng quản lý , tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp ngoài các báo cáo tài chính vì để có thể dễ dàng được vay vốn thì các ngân hàng có thể nộp các báo cáo đã chỉnh sửa mà không đúng với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp b, Nâng cao chất lượng tín dụng quan trọng hơn mở rộng tín dụng Ngân hàng cần quan tâm đến điều này vì dù cho vay có được nhiều, với lãi suất cao mà không được nợ thì cũng có thể bị phá sản. c, Cho vay đối với các doanh nghiệp lớn thường có rủi ro thấp hơn so với doanh nghiệp nhỏ Mặc dù biết rằng phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hoá nhưng thực tế thì ngân hàng thường thích cho các doanh nghiệp lớn vay thì sẽ cảm thấy “an toàn” hơn. Ở các doanh nghiệp lớn thường có tổ chức quản lý rộng hơn, chắc chắn hơn cũng như tiềm lực tài chính mạnh hơn và uy tín lớn hơn các doanh nghiệp nhỏ.Do vậy khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp lớn thường dễ hơn so với các doanh nghiệp nhỏ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tái bảo hiểm tại Việt Nam
107 p | 323 | 78
-
Luận văn: Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng
245 p | 406 | 66
-
LUẬN VĂN: Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp
15 p | 258 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng của các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Bình Dương
139 p | 25 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
123 p | 19 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng HD bank
99 p | 21 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
140 p | 17 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng TMCP VP bank chi nhánh Đà Nẵng
98 p | 22 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Tháp
113 p | 16 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty Sumi - Hanel
143 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Đà Nẵng
124 p | 10 | 8
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Thanh Thủy Phú Thọ
123 p | 12 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Nghệ An
108 p | 12 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh
119 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn
149 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Liên doanh VID Public Bank chi nhánh Đà Nẵng
104 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý rủi ro tài chính các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng có thu
123 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lai Châu
129 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn