LUẬN VĂN: Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum
lượt xem 69
download
Trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn đặc biệt là sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với đất đai. Trong nông nghiệp, đất đai không chỉ là địa điểm để tiến hành sản xuất kinh doanh như trong các ngành kinh tế khác, mà đất đai còn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, hơn nữa còn là tư liệu sản xuất đặc biệt. Nhận thấy được tầm quan trọng của đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum
- LUẬN VĂN: Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum
- mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn đặc biệt là sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với đất đai. Trong nông nghiệp, đất đai không chỉ là địa điểm để tiến hành sản xuất kinh doanh như trong các ngành kinh tế khác, mà đất đai còn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, hơn nữa còn là tư liệu sản xuất đặc biệt. Nhận thấy được tầm quan trọng của đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp trong việc khai thác sử dụng đất đai góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp nước nhà phát triển. Trong đó, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ được triển khai trên phạm vi cả nước và đạt được một số kết quả nhất định. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước đã được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004 tại kỳ họp thứ 5, khoá XI. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được triển khai ở tất cả 64 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, quá trình triển khai và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn bộc lộ một số tồn tại. Đặc biệt sau khi quy hoạch, sử dụng đất được phê duyệt và đưa vào thực hiện, tình hình theo dõi, giám sát việc thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập diễn ra dẫn đến tình trạng "quy hoạch treo" hoặc không điều chỉnh kịp những biến động về sử dụng đất trong quá trình thực thi quy hoạch tại địa phương. Do đó, tôi lựa chọn đề tài " Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum " để nghiên cứu, khảo sát tình hình quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp thực tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhằm đưa ra những giải pháp điều chỉnh kịp thời, những nội dung sử dụng đất nông nghiệp bất hợp lý, không phù hợp với phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã được phê duyệt góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ khi đổi mới đến nay, ở nước ta việc nghiên cứu vấn đề đất nông nghiệp đã có một số công trình, bài viết về vấn đề này như:
- - "Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp ở huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Cạn" của Ngô Xuân Hoàng, Luận án tiến sĩ, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, 2003. - "Khai thác nguồn lực đất đai để phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Nai", của Bùi Thị Thuận, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. - "Khai thác tiềm năng đất đai nông nghiệp để phát triển kinh tế hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ" của Nguyễn Tiến Khôi, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999. - "Sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Sơn La hiện nay" của Hà Công Nghĩa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004. - "Quản lý sử dụng đất nông nghiệp ở Tây Nguyên" của TS. Nguyễn Thế Toàn (chủ nhiệm đề tài), Đề tài khoa học cấp bộ, 2000. - "Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai nông nghiệp ở Việt Nam và kiến nghị" Nguyễn Mạnh Tuân, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 7/2004. - "Quản lý và sử dụng đất ở các nông, lâm trường các tỉnh miền núi phía Bắc" Bùi Quang, Tài nguyên và môi trường, số 12/2004. Đối với Kon Tum, những đề tài đi sâu vào nghiên cứu quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp chưa có công trình nào. Do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài này hy vọng góp một phần nhỏ trong việc tìm ra những giải pháp để phát huy tiềm năng, thế mạnh của đất đai trong việc phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum. 3. Mục đích và nhiệm vụ * Mục đích: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đất nông nghiệp và quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp; phân tích đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Kon Tum, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum. * Nhiệm vụ: - Khái quát, hệ thống hoá lý luận về đất nông nghiệp và quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp.
- - Phân tích, đánh giá thực trạng quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp của tỉnh Kon Tum trong thời gian qua. - Đề xuất những giải pháp nhằm quy hoạch, sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. 4. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum từ năm 2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin, như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trừu tượng hoá khoa học, trong đó đặc biệt coi trọng phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê, nghiên cứu và tổng kết thực tiễn. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn - Phân tích, đánh giá thực trạng quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum từ năm 2000 đến nay. - Đề xuất những giải pháp từng bước hoàn thiện quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở Kon Tum trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 đất nông nghiệp và quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp 1.1. đất nông nghiệp, đặc điểm và vai trò của đất nông nghiệp 1.1.1. Đất nông nghiệp và đặc điểm của đất nông nghiệp * Khái niệm đất nông nghiệp: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt là của sản xuất nông nghiệp, là một trong các yếu tố quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an
- ninh, và quốc phòng; có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, đất đai được dùng hầu hết vào các ngành sản xuất, các lĩnh vực của đời sống. Theo từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực của đời sống, đất đai được phân thành các loại khác nhau và gọi tên theo ngành, lĩnh vực chung được sử dụng. Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc để sử dụng nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Ngoài tên gọi đất nông nghiệp, đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp còn được gọi là ruộng đất. Khi nói đất nông nghiệp người ta nói đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của ngành nông nghiệp, bởi vì trên thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào những mục đích khác nhau của các ngành. Trong trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủ yếu cho mục đích hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp nếu không là các loại đất khác (tuỳ theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính). Tuy nhiên, để sử dụng đầy đủ hợp lý ruộng đất, trên thực tế người ta coi đất đai có thể tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà không cần có sự đầu tư nào lớn cả là đất nông nghiệp cho dù đất đó đã đưa vào sản xuất nông nghiệp hay chưa. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu của đất đai, tại Điều 13 luật đất đai năm 2003 có ghi: * Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: - Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. - Đất trồng cây lâu năm. - Đất rừng sản xuất. - Đất rừng phòng hộ. - Đất rừng đặc dụng. - Đất nuôi trồng thuỷ sản. - Đất làm muối. - Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ. Như vậy, có thể hiểu đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của ngành nông nghiệp bao gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng
- sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khai thác theo quy định của Chính phủ. * Đặc điểm cơ bản của đất nông nghiệp: ở mỗi quốc gia đất đai đều được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, riêng đất nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản giống nhau, được biểu hiện cụ thể: Một là, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu. Đất nông nghiệp là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được của ngành nông - lâm nghiệp. Nó là cơ sở tự nhiên là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất. C.Mác đã từng chỉ rõ: "đất là không gian, yếu tố cần thiết của tất thảy mọi quá trình sản xuất và mọi hoạt động của loài người" [24, tr.473]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định "đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và là nguồn vốn to lớn của đất nước" [8, tr.61]. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được. Vì đất nông nghiệp vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Đối với các loại đất chuyên dùng khác thì đất đai chỉ là đối tượng lao động, con người phải sử dụng tư liệu lao động để tác động vào tạo ra sản phẩm. Đất nông nghiệp là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đất làm cho đất thay đổi hình dạng, như cày, bừa, lên luống... quá trình đó làm tăng chất lượng của ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Ngược lại, khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động lên đất, thông qua các thuộc tính lý học, hoá học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác dụng lên cây trồng. Trong quá trình này đất nông nghiệp đóng vai trò là tư liệu lao động. Sự kết hợp của đối tượng lao động và tư liệu lao động đã làm cho đất nông nghiệp trở thành tư liệu sản xuất trong sản xuất nông nghiệp. Hai là, đất nông nghiệp có vị trí cố định và không thể di chuyển được. Đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là tài nguyên thiên nhiên không sinh sản được. Bởi vì, không giống như vốn, chúng không thể sản sinh thêm thông qua quá
- trình sản xuất. Đất nông nghiệp có vị trí cố định không di chuyển được và có khả năng tái tạo được. Các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến những nơi thiếu và cần thiết, nhưng hầu hết đều không có khả năng tái tạo lại được. Ngược lại, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, nhưng lại có vị trí cố định không thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, nó gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng. Đặc tính này đồng thời nó quy định tính giới hạn về quy mô theo không gian gắn liền với môi trường mà đất đai chịu sự chi phối, gắn liền với nguồn gốc hình thành của đất đai, địa hình, khí hậu, kết cấu đất, độ màu mỡ, vị trí của đất... vị trí của đất nông nghiệp có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế trong quá trình khai thác sử dụng đất. Thông thường, đất nông nghiệp ở gần các khu đô thị, thuận tiện về giao thông thường được khai thác sử dụng triệt để hơn đất đai ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, và do đó vị trí đất mang lại cho đất nông nghiệp đặc tính xã hội là có giá trị sử dụng lớn hơn. Mặt khác, cùng với xu thế đô thị hoá ngày càng nhanh, chủ thể sử dụng đất có xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các mục đích khác để thu được hiệu quả kinh tế cao hơn. Quá trình này làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. ở Việt Nam xu hướng này đã và đang diễn ra ngày một nhanh chóng, trong 10 năm từ năm 1990 - 2000 đất trồng lúa nước ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ bị giảm không có diện tích bù đã lên tới 62.612ha thường là ruộng lúa tốt [4, tr.15]. Đặc điểm này đòi hỏi để sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, cần kết hợp sức lao động với các tư liệu sản xuất khác một cách hợp lý. Muốn thế, một mặt phải quy hoạch đồng bộ các khu vực canh tác đất nông nghiệp, bố trí các trung tâm dịch vụ và phân bố các điểm dân cư hợp lý; mặt khác, phải cải thiện điều kiện tự nhiên, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, nâng cao đời sống nông dân và từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn. Ba là, đất nông nghiệp bị giới hạn về mặt diện tích, nhưng sức sản xuất của nó lại là không giới hạn. Do đặc điểm tự nhiên của đất đai quy định, cho nên diện tích đất nông nghiệp đưa vào canh tác luôn bị giới hạn bởi không gian nhất định, bao gồm: giới hạn tuyệt đối và
- giới hạn tương đối. Xét trên góc độ giới hạn tuyệt đối thì diện tích đất đai của toàn bộ hành tinh, của từng quốc gia, của từng địa phương là những con số hữu hạn, có thể lượng hoá bằng những con số cụ thể. Ví dụ, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 961.450ha của cả nước Việt Nam là 32.924,1 nghìn ha [4, tr.5], tổng diện tích đất có tiềm năng sản xuất nông nghiệp của thế giới là khoảng 3.200 triệu ha, trong đó có 46% đang được canh tác [15, tr.17]. Theo tính toán của Liên hợp quốc, có khoản 23% diện tích trên toàn thế giới là sa mạc hoặc đất cằn, 20% là nửa khô cằn, khoảng 80 triệu người sống ở những vùng đất hầu như không sử dụng được vì xói mòn, bãi cát hoặc ngập mặn. Không phải tất cả diện tích tự nhiên đều đưa vào canh tác được, tùy thuộc vào điều kiện đất đai, địa hình và trình độ phát triển kinh tế của từng nước mà diện tích đất nông nghiệp đưa vào canh tác chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm thích hợp. Đó là giới hạn tương đối, giới hạn này nhỏ hơn nhiều so với tổng quỹ đất tự nhiên bởi tác động của yếu tố đất đai, khí hậu, thời tiết đa dạng, phức tạp dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp mang tính khu vực và tính thời vụ rõ rệt. ở nước ta tỷ lệ đất nông nghiệp so với tổng quỹ đất tự nhiên năm 2000 chiếm 28,38%, có khả năng đưa lên tối đa là 35% với tổng diện tích tự nhiên 329.241km2, Việt Nam là nước có quy mô trung bình, xếp thứ 66 trong tổng số trên 200 nước, nhưng là nước đông dân thứ 13 thế giới nên bình quân đất đai theo đầu người rất thấp, chỉ bằng 1/6 mức bình quân của thế giới (0,45ha), đứng hàng thứ 8 Đông Nam á và thứ 170 trong số trên 200 nước trên thế giới [4, tr.5]. Trong những năm gần đây, quỹ đất nông nghiệp ở nước ta đã có những biến động đáng kể theo hướng tăng lên từ mức xấp xỉ 7 triệu ha năm 1990 lên 9.345.200 ha vào năm 2000. Nhưng đó chủ yếu là sự gia tăng mạnh về diện tích đất trồng cây lâu năm ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên lên mức 1.467.951, chiếm 67,3% diện tích trồng cây lâu năm của cả nước, còn diện tích trồng lúa lại giảm xuống. Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của giới hạn về diện tích đất tự nhiên, nhất là những vùng hay khu vực có quỹ đất tự nhiên gần như đã được đưa vào khai thác và sử dụng hết thì việc mở rộng diện tích tự nhiên gặp rất nhiều trở ngại. Mặt khác, không phải toàn bộ diện tích đất tự nhiên đều có thể dễ dàng chuyển hoá thành đất nông nghiệp. Trên thực tế,
- việc chuyển hoá đất tự nhiên thành đất nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như địa hình, kết cấu của đất, điều kiện canh tác, khả năng tưới tiêu... Tuy nhiên, dù bị giới hạn về mặt không gian, nh ưng sức sản xuất của đất nông nghiệp lại không có giới hạn, nghĩa là trên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp, nếu không ngừng tăng cường đầu tư vốn, sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất thì số lượng sản phẩm đem lại trên một đơn vị sản phẩm là ngày càng nhiều hơn và chất lượng hơn. Đây là con đường chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụ ng đất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu tăng lên về nông sản phẩm cung cấp cho xã hội. Adam Smith đã viết: "đất, trong hầu hết các tình huống, sản sinh ra một lượng lương thực nhiều hơn so với số lượng đủ để duy trì sự sống của người lao động" [1, tr.240]. Như vậy, xét về tổng thể, quỹ đất tự nhiên nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng luôn bị giới hạn về mặt diện tích, trong khi đó nhu cầu về nông sản phẩm của con người ngày càng tăng lên. Do đó, phải sử dụng đất nông nghiệp hết sức tiết kiệm và xem xét kỹ lưỡng hợp lý khi bố trí sử dụng các loại đất. Mặt khác, phải chú ý ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng khả năng phục hồi và tái tạo của đất đai. Bốn là, đất nông nghiệp vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. Đất nông nghiệp vốn là sản phẩm của tự nhiên, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất nông nghiệp được hình thành do quá trình phong hoá đá và sự tác động của vi sinh vật, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... và do con người tiến hành khai phá, đưa vào sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của con người. Trong quá trình lịch sử lâu dài đó, lao động của con người qua nhiều thế hệ đã được kết tinh vào đó. Do đó, ngày nay đất nông nghiệp vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. C.Mác viết: "Tuy có những thuộc tính như nhau, nhưng một đám đất được canh tác có giá trị hơn một đám đất bị bỏ hoang" [24, tr.246]. Đặc điểm này đặt ra trong quá trình sử dụng con người cần phải không ngừng cải tạo và bồi dưỡng, đồng thời phải khai thác đất nông nghiệp cho hợp lý làm cho đất ngày càng màu mỡ hơn. Thực tế cho thấy, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì đất đai ngày càng tốt hơn. Việc sử hợp lý
- ruộng đất hay không là tuỳ thuộc vào quá trình sử dụng có kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng ruộng đất với việc bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất đai hay không. Vì thế trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp phải tìm mọi biện pháp để bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi. Phải thường xuyên coi trọng công tác bồi dưỡng và cải tạo đất làm tăng độ phì nhiêu của đất đai. ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước, với tư cách là đại diện cho quyền sở hữu đó, thông qua hệ thống chính sách, pháp luật để thực hiện việc giao quyền sử dụng đất, cho thuê đất đối với các tổ chức và các hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu. Qua đó thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả khuyến khích người lao động định hướng, lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt. Chính sách đất đai phải chú ý đầy đủ tới các mặt kinh tế, chính trị, xã hội; bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, người đầu tư và người sử dụng đất, trong đó cần chú trọng đúng mức lợi ích của nhà nước, của xã hội..." [9, tr.61]. Như vậy, việc Đảng và Nhà nước ta thừa nhận quyền sử dụng đất là một hàng hoá đặc biệt đã tạo cho lĩnh vực nông nghiệp có bước phát triển mới. Nó đòi hỏi người sản xuất nông nghiệp phải sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm để đem lại hiệu quả cao nhất. Năm là, đất nông nghiệp có chất lượng không đồng đều Đất nông nghiệp không đồng nhất về chất lượng do sự khác nhau giữa các yếu tố dinh dưỡng vốn có của nó. Đó là kết quả một mặt là của quá trình hình thành đất, mặt khác quan trọng hơn là quá trình canh tác của con người. Độ màu mỡ của đất nông nghiệp nói lên khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Con người không những chỉ sử dụng độ màu mỡ tự nhiên của đất, mà còn có khả năng làm tăng thêm độ màu mỡ của đất. Ngược lại, nếu sử dụng không hợp lý thì làm giảm độ màu mỡ của tự nhiên. Thực tế này đã diễn ra ở một số vùng miền núi và trung du nước ta. ở những vùng này, trước đây con người chỉ lợi dụng độ màu mỡ tự nhiên vốn có của đất đai để canh tác, không chú ý bồi dưỡng, cải tạo nên đất bị bạc màu, một số diện tích trước đây có độ màu mỡ cao nay đã kiệt quệ.
- Vì vậy, trong quá trình sử dụng, khai thác đất nông nghiệp cần thiết phải thư ờng xuyên cải tạo và bồi d ư ỡng c ho đất, không ngừng nâng cao đ ộ đ ồng đ ều c ủa đ ất nông nghiệp ở từng cánh đ ồng, từng khu vực đ ể đ ạt n ăng su ất cây trồng c ao. Nó đ òi hỏi ngư ời sản xuất phải xác định tỷ lệ về các nguồn lực t ương x ứng một cách hợp lý nh ư vốn, nhân lực, loại cây trồng vật nuô i... có như vậy thì mới có t h ể đ em lại đ ược hiệu quả kinh tế cao cho mình. C.Mác viết: "Ưu thế của đất là những khoản đầu tư liên tiếp có thể đem lại lợi nhuận mà không làm thiệt hại đến những khoản đầu tư trước, ưu thế đó của đất đồng thời cũng bao hàm cả khả năng có những sự chênh lệch trong sản phẩm của những khoản đầu tư liên tiếp ấy" [24, tr.1845]. Điều này có nghĩa là việc nâng cao chất lượng, độ phì nhiêu, độ đồng đều của đất là điều cần thiết để vừa không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, lại vừa bảo vệ đất, giữ cho đất được sử dụng lâu dài và bền vững. Mặt khác, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng cần đến việc nâng cao độ đồng đều, trong một số trường hợp xuất phát từ đặc điểm chất lượng đất phân bố không đồng đều, mỗi loại đất ở những vị trí nhất định lại chịu sự chi phối của các đặc tính tự nhiên của vị trí, dẫn đến nó chỉ cho phép trồng trọt hay chăn nuôi những loại cây trồng và vật nuôi thích hợp. Từ đó, ở những nơi có chất lượng đất đặc biệt cần phải chuyên canh những loại cây trồng và vật nuôi thích hợp nhất, để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh có được. 1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp Đất nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến toàn bộ hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp. Vai trò này thể hiện ở những nội dung sau đây: * Đất nông nghiệp là một điều kiện tối cần thiết cho hoạt động kinh tế nông thôn Từ xa xưa đến nay, hoạt động kinh tế của nông dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Để sản xuất, họ phải sử dụng công cụ lao động tác động vào đất đai. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng không thể thiếu được đối với người nông dân. Nếu không có đất để sản xuất thì không thể có bất cứ một nền nông nghiệp nào. Điều này đúng với mọi thời đại.
- Đất đai là tặng vật của tự nhiên cho con người. Nhờ có đ ất mà nông dân đã sản xuất ra lương thực, thực phẩm đ áp ứng nhu cầu của họ, gia đình và của cả xã hội. Trong điều kiện kinh tế nông nghiệp, đ ất đ ai đã trở thành tư liệu sản xuất quan trọng nhất và là điều kiện sống còn đ ối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của n gười nông dân. Người nông dân không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp nếu nh ư không có đất. Đ ất nông nghiệp là đi ều kiện tối cần thiết để người nông dân đem kết hợp nó với sức lao động sẵn có của mình đ ể tạo ra sản phẩm nông sản Đi ều này có n ghĩa là họ không thể sống đ ược nếu không đ ược hưởng lợi do việc sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, đất nông nghiệp là một tư liệu sản xuất không thể thiếu đ ối với bất kỳ người nông dân nào. * Đất nông nghiệp là một nguồn lực đầu vào đặc biệt quan trọng của sản xuất nông nghiệp Nguồn lực là tất cả các nguồn tài nguyên đang được sử dụng hoặc có thể được sử dụng vào sản xuất của cải vật chất hoặc dịch vụ. Về mặt kinh tế, các yếu tố nguồn lực của sản xuất là phạm trù kinh tế dùng để chỉ những nguồn tài nguyên thiên nhiên, kinh tế và xã hội đã, đang và sẽ được sử dụng vào hoạt động kinh tế để tạo ra của cải vật chất hay dịch vụ đáp ứng yêu cầu nhất định của xã hội. Khi nói đến vai trò của đất đai, C.Mác viết: "đất là không gian, yếu tố cần thiết của tất thảy mọi sự sản xuất và mọi hoạt động của loài người" [24, tr.474]. Cũng nh ư đối với sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp tất yếu cần đến sự tham gia của đất đai. Thật vậy, để có được nông sản, cần phải kết hợp hai yếu tố sức lao động với tư liệu sản xuất, trong đó quan trọng nhất và cũng là nhân tố không thể thiếu được của tư liệu sản xuất là đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp không chỉ thuần tuý là tư liệu sản xuất, mà là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt. Nó là một trong những nhân tố quyết định đến giá trị của nông phẩm hàng hoá sản xuất ra. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp có tính đặc thù cao so với các ngành sản xuất khác. Đó là ngành sản xuất dựa trên mối quan hệ của các cơ thể sinh vật sống với môi trường, tuân theo các quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện ngoại cảnh. Đặc biệt, đất nông nghiệp vừa là nơi cư ngụ của các sinh vật sống, vừa là nơi cung cấp nước, chất dinh dưỡng, vừa là môi trường cho mọi hoạt động sống, sinh trưởng, phát
- triển của các sinh vật sinh sống diễn ra. Nếu không có đất hoặc thiếu đất thì mọi hoạt động sinh học đó không thể diễn ra một cách bình thường. Như vậy, đất nông nghiệp là một trong những nguồn lực đầu vào quan trọng không thể thiếu được của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Tất nhiên, trong hoạt động kinh tế, con người có thể làm tăng độ phì của đất, có thể tìm kiếm, lựa chọn cây trồng, vật nuôi thích hợp để làm tăng và phát huy vai trò của đất nông nghiệp trong sản xuất. Nếu không có phương thức canh tác hợp lý thì các tiềm năng của đất nông nghiệp không trở thành hiện thực tức là không thể phát huy được vai trò của nó đối với sản xuất của con người. * Đất nông nghiệp là một nhân tố tự nhiên đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế Việc phát hiện ra đặc tính của từng loại đất có ý nghĩa quan trọng trong phân bổ đất đai giữa các ngành nông nghiệp, qua đó xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý. Trong sản xuất nông nghiệp có câu thành ngữ " đất nào cây ấy". Tức là mỗi loại đất đều có một thành phần cơ giới nhất định, được tạo nên từ các loại đá mẹ nhất định. Từ đó, các loại đất khác nhau có độ phì khác nhau, thành phần các nguyên tố đa lượng, vi lượng chứa đựng trong chúng là khác nhau, đặc tính thấm hút nước, độ tơi xốp cũng khác nhau. Cho nên, từng loại đất chỉ phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi nhất định. Chỉ trong điều kiện được canh tác trên loại đất phù hợp với đặc tính sinh lý, sinh hoá của cây trồng, vật nuôi thì chúng mới có thể cho thu hoạch sản phẩm năng suất cao, chất lượng tốt. Đặc biệt, là đối với cây trồng sử dụng trực tiếp các chất dinh dưỡng có sẵn trong đất để sinh trưởng và phát triển. Do vậy, việc phát hiện ra đặc tính của các loại đất khác nhau có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn và phân bổ đất đai trong quá trình canh tác. Từ đó, mới có thể xây dựng một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, tận dụng có hiệu quả các tiềm năng sẵn có của đất đai nhằm phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị tr ường thế giới. 1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp - Về điều kiện tự nhiên: Khi sử dụng đất nông nghiệp, ngoài bề mặt không gian (diện tích trồng trọt), cần lưu ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của
- đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất (nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí và các khoáng sản dưới lòng đất). Trong đó, điều kiện tự nhiên, khí hậu là yếu tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng) và các yếu tố khác. * Yếu tố khí hậu: Yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm trong ngày, giữa các mùa mưa trong năm hay các khu vực khác nhau... trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, rừng tự nhiên... Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng dài hay ngắn cũng có tác dụng nhất định đối với sinh trưởng, phát triển và quang hợp của cây trồng. Chế độ nước, lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất đai, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng của cây trồng, thảm thực vật, gia súc và thuỷ sản... * Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và sự xói mòn mặt đất... thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó làm ảnh hưởng tới sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, hình thành sự phân dị địa giới theo chiều thẳng đứng đối với nông nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng lớn đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp. Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Độ phì nhiêu của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp. Độ dầy của tầng đất và tính chất đất có ảnh hưởng lớn đối với sinh trưởng cây trồng. Vị trí địa lý của vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế. - Về điều kiện kinh tế - xã hội: Điều kiện kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định chủ đạo đối với việc sử dụng đất nông nghiệp. Phương hướng sử dụng đất nông nghiệp được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của
- đất nông nghiệp cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất nông nghiệp. Còn sử dụng đất như thế nào được quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có; quyết định bởi tính hợp lý, tính khả thi về kinh tế kỹ thuật và bởi nhu cầu của thị trường. Trong phạm vi một vùng, điều kiện vật chất tự nhiên của đất nông nghiệp thường có sự khác biệt không lớn, về c ơ bản là giống nhau. Nhưng với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, dẫn đến tình trạng có vùng đất nông nghiệp được khai thác sử dụng triệt để từ lâu đời và đã đem lại những hiệu quả kinh tế xã hội rất cao; ngược lại, có nơi bị bỏ hoang hoá hoặc khai thác với hiệu quả rất thấp... Có thể nhận thấy, điều kiện tự nhiên của đất nông nghiệp chỉ là một tồn tại khách quan, khai thác và sử dụng đất nông nghiệp yếu tố quyết định vẫn là con người. Dù điều kiện tự nhiên có nhiều lợi thế, nhưng các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật không tương ứng, thì ưu thế tài nguyên cũng khó trở thành sức sản xuất hiện thực, cũng nh ư chuyển hoá thành ưu thế kinh tế. Ngược lại, điều kiện kinh tế, kỹ thuật được ứng dụng vào khai thác và sử dụng đất, sẽ phát huy mạnh mẽ tiềm lực sản xuất của đất nông nghiệp, biến điều kiện tự nhiên từ bất lợi thành có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. - Về không gian: Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất và phi vật chất, đều cần đến đất đai như điều kiện không gian để hoạt động. Không gian, bao gồm cả vị trí và mặt bằng. Đặc tính cung cấp không gian của đất đai là yếu tố vĩnh cửu của tự nhiên ban phát cho xã hội loài người. Không gian mà đất nông nghiệp cun g cấp có đặc tính vĩnh cửu và cố đ ịnh, vị trí khi sử dụng và số l ượng sử dụng không thể vượt quá quy mô hiện có. Do vị trí không gian của đ ất nông nghiệp không thể bị mất đ i và c ũng không tăng thêm trong quá trình s ử dụng, nên phần nào đã giới hạn sức tải nhân kh ẩu và số lượng lao động. Có nghĩa tác dụng hạn chế của không gian đ ất nông nghiệp luôn xảy ra trong khi dân số và kinh tế xã hội luôn phát triển. Sự bất biến của tổng diện tích đất nông nghiệp không chỉ hạn chế khả năng mở rộng không gian sử dụng đất, mà còn chi phối giới hạn thay đổi của cơ cấu đất đai. Điều này quyết định việc điều chỉnh cơ cấu đất đai theo loại, số lượng được sử dụng căn cứ
- sức sản xuất của đất và yêu cầu sản xuất của xã hội nhằm đảm bảo lực tải của đất nông nghiệp. Việc khẳng định chuyển được của đất nông nghiệp dẫn đến việc phân bố về số lượng và chất lượng đất đai mang tính khu vực rất chặt chẽ. Cùng với mật độ dân số của các khu vực khác nhau, tỷ lệ c ơ cấu và lượng đầu tư sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Tài nguyên đất nông nghiệp có hạn, lại giới hạn về không gian, đây là nhân tố hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta. Vì vậy, cần phải thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả kết hợp bảo vệ tài nguyên đất và môi trường. 1.2. quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp "Đất đai" là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính...), tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất nông nghiệp trước hết cần phải làm quy hoạch, đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nông nghiệp nhất định. Về mặt bản chất, đất nông nghiệp là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất nông nghiệp như "tư liệu sản xuất đặc biệt" gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế (thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất), kỹ thuật (bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định xử lý số liệu...) và pháp chế (xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất nông nghiệp theo pháp luật). Từ đó, có thể đưa ra định nghĩa: "quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của nhà nước về tổ chức, sử dụng và quản lý đất
- đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất nông nghiệp (khoanh định cho các mục đích) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường". Như vậy, về thực chất quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất nông nghiệp như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ đất đai và môi trường. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ. Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp chi tiết của mình. Xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hoá - xã hội. Mặt khác, quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất nông nghiệp theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về những tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường. 1.2.1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung hạn và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm của quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện cụ thể như sau:
- - Tính lịch sử - xã hội : Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch, sử dụng đất đai. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất (mối quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình s ản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất). Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai - là sức tự nhiên (như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế...) cũng như quan hệ giữa người với người (nhận bằng văn bản về sở hữu và quyền sử dụng đất giữa những người chủ đất). Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của ph ương thức sản xuất của xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội có phân chia giai cấp, quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp mang tính tự phát, hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt pháp lý (là phương tiện mở rộng, củng cố, bảo vệ quyền tư hữu đất đai: phân chia, tập trung đất đai để mua bán, phát canh thu tô...). ở nước ta quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội. Góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau. - Tính tổng hợp : Tính tổng hợp của quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp biểu hiện chủ yếu ở hai mặt; đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ tài nguyên đất nông nghiệp cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số, sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái... Với đặc điểm này, quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai, xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
- - Tính dài hạn : Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng (sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật; đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp...), từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp hàng năm và dài hạn. Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất, được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn (xác định phương hướng, chính sách và biện pháp sử dụng đất nông nghiệp để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp thường từ 5 năm đến 10 năm hoặc lâu hơn. - Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô : Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất (mang tính đại thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi). Vì vậy, quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính vĩ mô tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất nông nghiệp như: + Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất nông nghiệp trong vùng. + Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp. + Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và phân bố đất nông nghiệp trong vùng. + Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất nông nghiệp trong vùng. + Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất nông nghiệp.
- Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá, quy hoạch sẽ càng ổn định. - Tính chính sách: Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thể hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái. - Tính khả biến : Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp không còn phù hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc "quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện..." với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao. 1.2.2. Những căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp đã và đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai (bình quân mỗi năm phải chuyển khoảng 30.000 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác). Kinh nghiệm thực tiễn cùng với đổi mới tư duy và nhận thức đã trả lại cho đất đai giá trị đích thực vốn có của nó. Luật đất đai năm 1993 nhấn mạnh "đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu vực dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng".
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội"
94 p | 2593 | 741
-
Luận văn: “Quy Hoạch Sử Dụng Đất Xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội"
95 p | 650 | 183
-
Luận văn tốt nghiệp: Quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội
99 p | 331 | 86
-
LUẬN VĂN: Quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp Thanh Trì - Hà Nội
139 p | 288 | 76
-
Luận văn: Quy hoạch sử dụng đất đai Xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương
52 p | 269 | 64
-
LUẬN VĂN: Quy hoạch sử dụng đất thị trấn An Lão, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2003 - 2010
83 p | 180 | 64
-
LUẬN VĂN: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
63 p | 180 | 41
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế
24 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
93 p | 22 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Nhà nước về quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
87 p | 55 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị”
34 p | 102 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá mức độ phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa
129 p | 27 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2018 và xây dựng phương án kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
93 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô và tiến hành quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp bản Minh Châu, xã Châu hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
145 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô và tiến hành quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp bản Minh Châu, xã Châu Hạnh, huyện Quỳnh Châu, tỉnh Nghệ An
145 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất lâm - nông nghiệp và tiến hành quy hoạch sử dụng đất lâm - nông nghiệp xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
130 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Sơn Kim I, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
115 p | 34 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
129 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn