Luận văn: TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU, ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
lượt xem 22
download
Trước thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ bằng phương thức kế hoạch hóa tập trung, công nghiệp hoá đối lập với thị trường, xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện nhưng chú trọng công nghiệp nặng ngay từ đầu, cuối cùng đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU, ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
- BỘ CÔNG THƯƠNG DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN EU – VIỆT NAM MUTRAP III HOẠT ĐỘNG CB - 2A “HỖ TRỢ BỘ CÔNG THƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2011 - 2020” BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU, ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TS. Trần Mạnh Hùng Hà Nội, 11 - 2010
- LỜI MỞ ĐẦU Trước thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ bằng phương thức kế hoạch hóa tập trung, công nghiệp hoá đối lập với thị trường, xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện nhưng chú trọng công nghiệp nặng ngay từ đầu, cuối cùng đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ. Các nhà nghiên cứu chiến lược phát triển toàn cầu đã gọi đây là thời kỳ “Con Rồng lớn Trung Hoa đang nằm ngủ” để so sánh với sự trỗi dậy của “Bốn con Rồng nhỏ châu Á” (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore). Năm 1978, Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa. Sau 30 năm tiến hành công cuộc cải cách và mở cửa, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt nhịp độ bình quân 9,5 - 10%/năm, xuất khẩu tăng trưởng bình quân khoảng 16,7%/năm, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP đã tăng từ 4,7% năm 1978 lên 39,65% trong năm 2008. Từ sau năm 1994, Trung Quốc đã chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu vững chắc, đến năm 2008 giá trị xuất siêu đạt 295,4 tỷ USD. Năm 2009 trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 5,3% so với năm 2008 và xuất khẩu toàn cầu giảm tới 22% so với 2008 nhưng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn đạt mức dương 8,8%, GDP đạt xấp xỉ 5 nghìn tỷ USD và vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Năm 2009, GDP của Trung Quốc chiếm 8,47% GDP toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc chiếm 12,46% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Các nhà hoạch định chiến lược phát triển của Trung Quốc đã đề ra quyết tâm chiến lược của nước này là đuổi kịp và vượt Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào giữa thế kỷ XXI. Trước sự lớn mạnh nhanh của Trung Quốc, một số nhà bình luận quốc tế đã gọi hiện tượng Trung Quốc là sự trỗi dậy của “Con Rồng lớn Trung Hoa”, là “Cường quốc kinh tế mới nổi” làm thay đổi tương quan sức mạnh giữa các cường quốc và cục diện kinh tế toàn cầu. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tác động mạnh đến quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng từ 32 triệu USD năm 1991 (năm hai nước bắt đầu bình thường hoá mối quan hệ song phương) lên 19,4 tỷ USD vào năm 2008, và đã trở thành đối tác thương mại lớn 1
- nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi ACFTA có hiệu lực, thị phần của hàng Việt Nam tại Trung Quốc đã giảm từ 0,52% năm 2004 xuống 0,38% năm 2008 và 0,49% năm 2009; trong khi đó thị phần của hàng Trung Quốc tại Việt Nam đã tăng nhanh từ 14,4% lên 19,4% và 23,5% trong thời gian ương ứng. Điều này cho thấy, trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam bị thua thiệt cả chiều xuất và chiều nhập khẩu. Trung Quốc đang là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, Trung Quốc chiếm trên 14% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam trong khi Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,78 - 0,8% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc. Trong thời kỳ tới, sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ tác động như thế nào đến thương mại toàn cầu, đến thương mại Việt Nam đang là câu hỏi mở, cần được nghiên cứu giải đáp để tìm ra giải pháp thích ứng cho Việt Nam trong phát triển xuất nhập khẩu. Chuyên đề nghiên cứu này được thực hiện nhằm bước đầu giải đáp câu hỏi quan trọng nêu đó. Nội dung Báo cáo chuyên đề nghiên cứu được kết cấu thành 4 phần: I. Tình hình thế giới, khu vực trong 5 - 10 năm tới và vị thế của Trung Quốc, của Việt Nam. II. Trung Quốc ngày nay và dự báo tác động của Trung Quốc đến thương mại toàn cầu thời kỳ tới. III. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc và những tác động của Trung Quốc đến phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ tới 2020. IV. Một số giải pháp để Việt Nam thích ứng với bối cảnh Trung Quốc tăng cường chính sách hướng Nam nhằm phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ tới. 2
- I.- TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC TRONG 5 - 10 NĂM TỚI VÀ VỊ THẾ CỦA TRUNG QUỐC, CỦA VIỆT NAM 1. Tình hình thế giới trong 5 đến 10 năm tới Trong 5 - 10 năm tới, thế giới bước vào giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế với nhiều biến chuyển sâu sắc song hoà bình, hợp tác vẫn sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, toàn cầu hoá, cách mạng KHCN sẽ có hướng phát triển mới, quá trình tái cấu trúc sẽ diễn ra nhanh, mạnh ở mọi tầng nấc và trên tất cả các lĩnh vực; tương quan lực lượng và quan hệ giữa các nước lớn, các trung tâm quyền lực lớn tiếp tục biến đổi; cụ diệntg đa cực ngày một rõ. - Kinh tế thế giới tuy còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức nhưng sẽ phục hồi trong vài năm, tới. Theo đa số các dự báo, kinh tế thế giới sẽ phục hồi từ 2010 và sẽ cần 4 - 5 năm để đạt được tốc độ tăng trưởng 3 - 4%/năm. Quá trình tái cấu trúc kinh tế toàn cầu ở mọi tầng nấc diễn ra mạnh mẽ. Đây là đặc điểm nổi trội nhất của thế giới trong giai đoạn hậu khủng hoảng. - Khủng hoảng kinh tế và cuộc chay đua phát triển trong giai đoạn hậu khủng hoảng sẽ làm gia tăng quá trình chuyển dịch tương quan lực lượng giữa các nước lớn, các trung tâm quyền lực lớn của thế giới, thúc đẩy việc hình thành cục diện “đa cực”. So sánh lực lượng giữa các trung tâm quyền lực lớn của thế giới sẽ biến chuyển nhanh hơn trong 5 - 10 năm tới. Các nền kinh tế mới nổi (BRIC), đặc biệt là Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng khá, làm thay đổi tương quan sức mạnh tổng thể giữa các nước lớn, bao hàm cả kinh tế, chính trị và quân sự, tạo thành một sự chuyển dịch sức mạnh rõ rệt theo hướng từ một sang đa trung tâm, và do đó cục diện thế giới sẽ chuyển nhanh hơn theo hướng “đa cực”.Tuy nhiên, dù trong từng vấn đề và từng thời điểm, tính chất đa cực gia tăng nhưng cục diện chung vẫn là “một siêu, đa cường”. Trung Quốc và các cường quốc mới nổi lên dẫu phát triển nhanh, nhưng cũng chưa thể đuổi kịp Mỹ trên nhiều phương diện. Mỹ vẫn là cường quốc số một về cả kinh tế, chính trị và quân sự, có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị thế giới nhưng cũng 3
- phải chia sẻ ảnh hưởng với các cường quốc khác, nhất là các nước mới nổi lên như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ. - Các nước lớn vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt hơn ở khu vực “ngoại vi”, nhấ là ở các địa bàn chiến lược, giàu tài nguyên như: Trung Đông, châu Phi, Nam Á ..., các “khu đệm” cận kề các quốc gia mới nổi như khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Liên Xô cũ. - Chạy đua vũ trang và tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của nhiều nước sẽ là một thách thức an ninh toàn cầu. Xung đột cục bộ cũng có khả năng ngày càng phức tạp hơn. Tình trạng nước lớn đánh nước nhỏ, các nước lớn cạnh tranh ở khu vực “ngoại vi”, xung đột về biên giới, lãnh thổ, chiến tranh giữa các nước nhỏ ... tiếp tục xảy ra. - Xung đột sắc tộc, bạo loạn tiếp tục xảy ra ở nhiều nước và trở nên phức tạp hơn khi có nhân tố tôn giáo, ly khai. Các vụ việc tương tự như: bạo loạn ở Tây Tạng (2008) và Tân Cương (2009) có thể trở thành xung đột giữa Nhà nước của một số nước lớn và thế giới Hồi giáo. - Quốc tế hoá mọi mặt của đời sống quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng sẽ có những điều chỉnh về hướng và lĩnh vực. Qui mô các hoạt động kinh tế toàn cầu bị giảm sút do tác động của cuộc khủng hoảng, sẽ phục hồi và gia tăng trong 5 năm tới. Lộ trình thúc đẩy tự do hoá thương mại có thể sẽ bị chậm lại một cách tương đối. Chủ nghĩa bảo hộ vẫn là nguy cơ đối với toàn cầu hoá, nhưng ít có khả năng đảo ngược quá trình tự do hoá thương mại, đầu tư. Song song với “toàn cầu hoá”, chủ nghĩa khu vực sẽ phát triển mạnh hơn. Nhiều khả năng trào lưu các nước đẩy mạnh liên kết khu vực và song phương, đặc biệt là sự bùng nổ các thoả thuận tự do hoá thương mại song phương (FTA) sẽ tiếp tục phát triển có thể mở rộng sang cả các lĩnh vực mới như dịch vụ (gắn với đầu tư), nông nghiệp (trợ cấp, mở cửa thị trường). Xu hướng này, một mặt làm tăng chủ nghĩa khu vực, và do đó có phần cản trở quá trình toàn cầu hoá, nhưng mặt khác lại bổ sung động lực và tháo gỡ dần bế tắc về những vấn đề nhạy cảm chính trị để khởi động lại vòng đàm phán đa phương mới. - Cuộc chạy đua về KHCN diễn ra quyết liệt hơn và chuyển hướng sang các công nghệ sạch, tiết kiệm nguyên nhiên liệu. Cách mạng KHKT sẽ phát 4
- triển mạnh, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ nanô, năng lượng mới, công nghệ vi sinh, công nghệ thông tin - tin học, tự động hoá rô bốt v.v. Đồng thời, sẽ tiếp tục là động lực phát triển của kinh tế thế giới. Thành tựu KHCN giúp các nước phát triển sau có thể rút ngắn thời gian của từng nấc thang phát triển, “rượt đuổi và bắt kịp” các nước công nghiệp; thậm chí có cơ hội thực hiện chiến lược “đi tắt đón đầu”, tiến thẳng vào các lĩnh vực hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao nếu có chiến lược đúng. Cách mạng KHCN cũng sẽ đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp truyền thống và tác động mạnh đến tính chất chu kỳ của nền kinh tế, giúp các quốc gia có khả năng kéo dài được chu kỳ tăng trưởng. - Biến đổi khí hậu trở thành một vấn đề được tất cả các quốc gia quan tâm và trở thành một chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự của các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế. Đối phó với biến đổi khí hậu sẽ là một chủ đề “đấu tranh / hợp tác” giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển, giữa các nước công nghiệp và nước mới nổi, và ngay trong nội bộ từng nhóm nước này. Chống khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức tiếp tục là vấn đề toàn cầu nhưng mức độ và phạm vi của vấn đề này không nổi trội như trong thập kỷ đầu của Thế kỷ 21. Các vấn đề, như chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chống các tội phạm xuyên quốc gia ... sẽ tiếp tục là chủ đề ưu tiên trong chương trình nghị sự của các quốc gia và của các tổ chức khu vực và quốc tế. Cạn kiệt tài nguyên, nhất là nguồn năng lượng và nguồn nước dẫn đến sự cạnh tranh nguồn tài nguyên - như nguồn nước, nguồn năng lượng và các nguồn tài nguyên khác - sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể trở thành nguồn gốc của xung đột quốc tế. Việc chạy đua để kiểm soát tài nguyên giữa các cường quốc sẽ làm cho môi trường an ninh - chính trị quốc tế thêm căng thẳng. Biến động dân số trở thành một vấn đề toàn cầu lớn có tác động đến an ninh và phát triển. Dân số toàn cầu sẽ tiếp tục tăng nhanh, nhưng không đồng đều và mất cân đối ngày càng lớn, đặt ra nhiều vấn đề về môi trường, năng lượng, lương thực, và các vấn đề xã hội kèm theo. Tăng dân số trong bối cảnh toàn cầu hoá làm cho di cư quốc tế tăng lên cả về số lượng và phạm vi. Trong khi các nước đều có nhu cầu ngày càng lớn về giữ gìn bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá, thì nhân tố di cư tác động bất lợi cho việc duy trì bản sắc và củng cố đoàn kết dân tốc / sắc tộc 5
- trong phạm vi mỗi nước. Những điều này có thể là thách thức đối với nhiều nước và làm phức tạp thêm quan hệ giữa các nước, nhất là các nước láng giềng. 2. Đặc điểm tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương 5 đến 10 năm tới Trong 5 đến 10 năm tới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển năng động, trở thành “tâm điểm” của quan hệ quốc tế. - So sánh lực lượng ở khu vực thay đổi ngày càng nhanh. Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy, có vai trò và ảnh hưởng lớn hơn ở khu vực. Cùng với sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán, Trung Quốc trỗi dậy sẽ trực tiếp thách thức Mỹ, Nhật và nhiều nước khác. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phải đối phó với nhiều thách thức: Về nội bộ, phải điều chỉnh các mất cân đối kinh tế, xã hội, giảm cách biệt giàu nghèo ...; các vấn đề ly khai, dân tộc, tôn giáo; về đối ngoại, các nước ngày càng nghi ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhất là việc Trung Quốc vươn lên về quân sự. Quan hệ Mỹ - Trung trở thành nhân tố chủ yếu tác động tới tình hình CA - TBD. Mỹ và Trung Quốc đều có lợi ích và ảnh hưởng to lớn ở khu vực, Mỹ tiếp tục coi Trung Quốc là “đối thủ” thách thức vị trí số một của Mỹ, giữa hai nước tồn tại sự khác biệt căn bản về hệ thống giá trị nhưng đan xen lợi ích mọi mặt, nhất là về kinh tế sẽ tiếp tục gia tăng. Trong 5 - 10 năm tới, hợp tác là xu hướng chính của quan hệ Trung - Mỹ nhưng “cọ sát” cũng gia tăng, nhất là trong những lĩnh vực, khu vực hai bên có lợi ích chiến lược. Ở mức độ khác nhau, các nước trong khu vực, nhất là các nước láng giềng với Trung Quốc và các nước thuộc các khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc, đều phải linh hoạt điều chỉnh chính sách của mình theo những thay đổi của quan hệ giữa hai cường quốc này. Mỹ coi quan hệ với Trung Quốc là mối quan hệ song phương quan trọng nhất, ảnh hưởng hoặc chi phối các mối quan hệ khác của Mỹ, duy trì quan hệ ổn định và tránh đối đầu, hợp tác lôi kéo Trung Quốc trong những vấn đề Mỹ có lợi, tranh thủ Trung Quốc để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu; thông qua đối thoại, hợp tác với Trung Quốc, tập hợp các đồng minh để củng cố và các cơ chế và chuẩn mực quốc tế “trói buộc”, hướng Trung Quốc thành “cổ đông có trách nhiệm”!. Mỹ cũng tăng cường quan hệ với các nước đồng minh (Nhật Bản, Hàn Quốc), củng cố lực 6
- lượng quân sự triển khai trong khu vực, lôi kéo các nước khác (Ấn Độ, ASEAN và các nước láng giềng Trung Quốc), và ngăn khả năng Trung Quốc tập hợp lực lượng mới. Trung Quốc có nhu cầu xây dựng hình ảnh một nước lớn đối với cộng đồng quốc tế với học thuyết “sự trỗi dậy hoà bình”, chủ trương hợp tác chiến lược với các nước lớn, nhất là Mỹ, cố gắng xây dựng khuôn khổ quan hệ hợp tác toàn diện ổn định lâu dài với các nước lớn, chủ động tranh giành lợi ích và ảnh hưởng với Mỹ ở khu vực. Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là “vững chân ở châu Á, vươn ra thế giới” Trung Quốc coi châu Á là khu vực ảnh hưởng trực tiếp, là “cơ sở quyền lực” để Trung Quốc chơi ván bài nước lớn và mở rộng ảnh hưởng ra các khu vực khác. Trung Quốc cũng công khai và mạnh bao hơn trong các tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, nhất là liên quan đến biển đảo và công khai phát triển và phô diễn sức mạnh quân sự để hỗ trợ cho các đòi hỏi về chủ quyền tại các vùng tranh chấp. Ấn Độ tuy vẫn là nước nghèo, thua kém các cường quốc khác về trình độ phát triển, trình độ KHCN, ảnh hưởng đối ngoại nhưng với vị thế của một cường quốc có vũ khí hạt nhân và với nền kinh tế đang tăng trưởng khá nhanh, Ấn Độ có “sức nặng” đáng kể trong bàn cờ chiến lược ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương. Song song với việc khẳng định vai trò ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương. Ấn Độ sẽ thúc đẩy chiến lược “hướng Đông”, một phần để kết nối với khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, mặt khác mang tính chất phản ứng đối với các hoạt động của Trung Quốc xung quanh vùng Ấn Độ Dương. Sức mạnh tăng lên và sự tham gia tích cực hơn của Ấn Độ ở khu vực CA - TBD sẽ làm gia tăng vai trò “đối trọng” của Ấn Độ trong các mối quan hệ Mỹ - Trung, Mỹ - Trung - Nga ... Vai trò của Nhật ở khu vực vẫn hạn chế và tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ về an ninh. Tuy nhiên, đang điều chỉnh chiến lược theo hướng bớt lệ thuộc vào Mỹ và gắn kết hơn với châu Á, coi châu Á là nơi xây dựng “cơ sở quyền lực” của chiến lược nước lớn. Theo đó sẽ tăng cường viện trợ và đầu tư vào các nước Đông Nam Á, tích cực ủng hộ vị trí và vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác khu vực để qua đó phát huy vai trò của mình cũng như hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Nga tiếp tục phục hồi nhưng chưa vững chắc. Tuy nhiên, với vị thế là cường quốc về vũ khí chiến lược và về dầu lửa và khí đốt, Nga tiếp tục có vai trò lớn trong các vấn đề an ninh, quân sự toàn cầu. Nga sẽ coi trọng hơn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ 7
- đó khẳng định tư thế đặc thù của một cường quốc Á - Âu; tăng cường hợp tác với Trung Quốc, Ấn Độ trong thúc đẩy một cục diện thế giới đa cực. Nhưng khu vực châu Á - Thái Bình Dương không phải là ưu tiên trong chiến lược khu vực của Nga. Do đó, quan tâm và cạnh tranh vai trò của Nga ở khu vực này sẽ ở mức độ vừa phải. ASEAN còn có nhiều khó khăn nhưng vẫn đóng vai trò hạt nhân thúc đẩy hợp tác ở khu vực. - Các vấn đề nổi cộm ảnh hưởng đến an ninh và phát triển cả khu vực: (1) Các tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển đảo trở nên phức tạp hơn, tuy khó bùng phát thành xung đột lớn nhưng tiếp tục gây bất ổn định trong khu vực, nhất là giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Đặc biệt, tình hình Biển Đông có thể có những phát triển phức tạp. Việc triển khai DOC và các cơ chế hợp tác khác ở Biển Đông có thể tiếp tục bế tắc. Các bên, liên quan cạnh tranh mạnh hơn trên tất cả các mặt pháp lý, kiểm soát thực tế, thăm dò khai thác dầu khí, tăng cường vũ trang v.v... Việc một số nước lớn khác như Mỹ, Ấn Độ quan tâm hơn tới Biển Đông, ngoài khía cạnh tích cực, cũng có thể làm cho tình hình phức tạp hơn. (2) Bất ổn nội trị của nhiều nước có thể sẽ còn tăng lên (3). Các vấn đề an ninh phi truyền thống như : Thiên tai, dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, khủng bố. 3. Việt Nam trong chiến lược của một số đối tác chủ chốt - Trung Quốc với mục tiêu chiến lược trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, Đông Nam Á và ASEAN sẽ là một trọng điểm trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tập trung phát triển ảnh hưởng ở Đông Nam Á lục địa thông qua đẩy mạnh quan hệ với từng nước và triển khai các chương trình / dự án mà Trung Quốc giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt là chiến lược Một trục Hai cánh. Đồng thời, tiếp tục gia tăng ảnh hưởng với ASEAN và các nước khác để trở thành nước lớn có ảnh hưởng nổi trội ở khu vực Đông Nam Á, từ đó vươn ra các khu vực khác. Theo đó, Trung Quốc có nhu cầu thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, muốn Việt Nam hỗ trợ Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á, phá thế kiểm toả về chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc cũng muốn Việt Nam ở trong vòng ảnh hưởng và là vùng đệm về an ninh ở phía Nam của mình. 8
- - ASEAN triển khai Hiến chương, xây dựng cộng đồng kinh tế vào năm 2015. Nếu không đạt được mục tiêu này,đặc biệt là tăng cường đoàn kết và liên kết kinh tế nội khối, thì vai trò và vị thế của Hiếp hội sẽ bị thách thức nghiêm trọng. Việt Nam là một nước lớn có vị trí khá quan trọng trong Hiệp hội, các nước ASEAN cần Việt Nam có vai trò lớn hơn. Trong 5 - 10 năm tới, chính sách đối với Việt Nam của các nước ASEAN ít có khả năng thay đổi lớn, các nước ASEAN ở mức độ khác nhau đều có lợi ích tăng cường hợp tác với Việt Nam để khai thác thị trường và đầu tư vào Việt Nam, đồng thời tạo thế trên các diễn đàn kinh tế, chính trị quốc tế và trong quan hệ với các nước lớn trong đó có việc dùng quan hệ với Việt Nam để phần nào “đối trọng” với ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc ở Đông Nam Á và giảm sức ép chính trị và nhân quyền của Mỹ và EU. - Mỹ có mục tiêu chiến lược xuyên suốt là duy trì vị thế siêu cường số một và vai trò lãnh đạo thế giới; thúc đẩy việc “mở rộng dân chủ”, phổ biến các “giá trị Mỹ”. Mỹ coi Đông Nam Á tuy không phải là trọng tâm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ nhưng là một mắt xích quan trọng trong chiến lược kiềm chế và can dự Trung Quốc. Mỹ sẽ coi trọng hơn vị trí của ĐNA lục địa, thúc đẩy quan hệ với nhóm nước CLMV (Campuchia, Lào, Mianma, Việt Nam), tham gia sâu hơn vào các dự án Mê-kông. Theo đó, Việt Nam cũng có vị trí quan trọng hơn trong chính sách của Mỹ đối với Đông Á và Đông Nam Á. Mỹ có lợi ích ở một Việt Nam ổn định, lớn mạnh, độc lập và có vai trò lớn hơn trong ASEAN. Nhưng Mỹ cũng không muốn bị lôi kéo vào những “rắc rối” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ vẫn thúc đẩy “diễn biến hoà bình” nhưng đây không phải là ưu tiên cao nhất trong chính sách của Mỹ đối Việt Nam trong 5 - 10 năm tới và không phải Mỹ muốn làm gì cũng được. - Nhật Bản sẽ coi trọng hơn quan hệ về Việt Nam. Nhật có lợi ích ở một Việt Nam mạnh, cải cách và hội nhập thành công, có vai trò ngày càng tăng trong ASEAN và khu vực ĐNA. Trong 5 năm tới, song song với thúc đẩy quan hệ song phương với Việt Nam trên mọi lĩnh vực kể cả an ninh, quốc phòng, Nhật sẽ quan tâm nhiều hơn tới Tiểu Vùng Mê-kông mở rộng và hợp tác Vịnh Bắc bộ mở rộng. 9
- - Nga chú trọng hơn thúc đẩy quan hệ với ASEAN. Trong ASEAN, Việt Nam là đối tác truyền thống của Nga. Nga có lợi ích thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam, mở rộng hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực Nga có thế mạnh, nhất là về quân sự. Trong 10 - 15 năm tới, Nga có lợi ích trong việc tạo chỗ đứng lâu dài ở Việt Nam và thông qua Việt Nam để phát huy ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. - Liên minh châu Âu (EU) nói chung và các nước thành viên đều có lợi ích tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với mức độ khác nhau, các thành viên EU đều duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam, coi trọng vị trí và vai trò của Việt Nam ở khu vực. Tuy EC và một số nước EU vẫn thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để gây sức ép với Việt Nam, nhưng các nước thành viên nói riêng và EC nói chung không đe doạ trực tiếp an ninh của Việt Nam, có chính sách tương đối độc lập với Mỹ về một số vấn đề quốc tế và trong quan hệ với Việt Nam. - Chính sách của Ấn Độ với Việt Nam được xây dựng trên tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước và là một bộ phận trong “chính sách hướng Đông” của Ấn Độ. Ấn Độ muốn khai thác quan hệ chính trị tốt đẹp với ta để phát huy ảnh hưởng ở Đông Nam Á và Đông Á, đồng thời cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc tại khu vực này. Trong 5 - 10 năm tới, Ấn Độ sẽ quan tâm hơn tới Biển Đông nhưng ảnh hưởng của Ấn Độ vẫn chưa vượt ra khỏi khu vực Ấn Độ Dương. 4. Cơ hội phát triển của Việt Nam trong bối cảnh mới của thế giới và khu vực Nhìn chung, trong 5 - 10 năm tới môi trường quốc tế phát triển của Việt Nam có những thuận lợi rất cơ bản và cũng có thể nói Việt Nam đang đứng trước “thời cơ lớn” để bứt phá về phát triển. - Sau hơn 20 năm đổi mới, thế và lực của Việt Nam đã tăng lên nhiều. Việt Nam duy trì được ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế, có đường lối đối ngoại hoà bình, hợp tác; với vị trí địa - chiến lược quan trọng và có vai trò nhất định ở khu vực và trên thế giới. Mặc dù không được ưu tiên cao trong chính 10
- sách đối ngoại của hầu hết các nước, đa số các nước trên thế giới, nhất là các đối tác chủ chốt đều coi trọng thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. - Mặc dù vẫn tồn tại sự khác biẹt trong một số lĩnh vực, vấn đề nhưng giữa Việt Nam và đa số các nước không có vướng mắc lớn đến mức có thể làm đổ vỡ quan hệ hiện có. Chính sách và ảnh hưởng giữa các nước lớn hiện nay và trong 5 năm tới mở ra cơ hội để chúng ta có thể tiếp tục thúc đẩy quan hệ với từng nước. - Thời cơ đối với đất nước ta là xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển vẫn là chủ đạo trên thế giới, mặc dù vẫn còn nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, thậm chí cả chiến tranh cục bộ. - Thực lực của chúng ta tiếp tục tăng cường, vị thế của đất nước ở khu vực và trên thế giới được củng cố, việc ta trở thành thành viên WTO, vừa hoàn thành nhiệm kỳ uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc 2008 - 2009, tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn thành công, làm Chủ tịch ASEAN ... tạo tiền đề cho việc chủ động tham gia hội nhập thế giới và khu vực, tích cực tham gia vào các công việc và tác động vào các diễn biến tích cực tình hình ở khu vực. - Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực năng động, sự phát triển mạnh của cách mạng khoa học công nghệ và tự do hoá đẩy mạnh, đầu tư cùng với việc ta gia nhập WTO sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh được xuất khẩu, tranh thủ đầu tư vốn và công nghệ cho phát triển đất nước. ASEAN ngày càng liên kết chặt chẽ hơn, tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong các hợp tác khu vực và thu hút được sự quan tâm của các đối tác lớn ngoài khu vực. II.- TRUNG QUỐC NGÀY NAY VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU THỜI KỲ TỚI 1. Khái quát quá trình trỗi dậy của Trung Quốc trong nền kinh tế và thương mại toàn cầu. Nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu thay đổi cơ cấu sâu sắc từ năm 1949 khi nước CHND Trung Hoa được thành lập. Thời kỳ đầu, chính sách phát triển kinh 11
- tế là kế hoạch hoá tập trung cao độ. Trong giai đoạn 1960 - 1970 có những điều chỉnh trong chính sách phát triển mang tính thực tiễn hơn. Tuy nhiên những cải cách lớn chỉ thực sự bắt đầu khi Trung Quốc tiến hành mở cửa vào năm 1978. Trong các thời kỳ phát triển, các kế hoạch kinh tế 5 năm đóng vai trò chính chỉ đạo sự phát triển của nền kinh tế. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) theo đuổi việc công nghiệp hoá nhanh chóng theo kiểu kinh tế Xô Viết, nhấn mạnh vào gia tăng sản lượng thép và các ngành công nghiệp nặng. Kết quả là nông nghiệp gia tăng sản lượng với mức trung bình 4%/năm, công nghiệp tăng trưởng trung bình ở mức trên 19%/năm. Kế hoạch 5 năm lần thứ hai bị che phủ bởi chính sách Đại Nhảy Vọt với trọng tâm là xây dựng các làng xã tự cung tự cấp, phi tập trung hoá công nghiệp. Theo các chuyên gia kinh tế nước ngoài ước tính, sản lượng nông nghiệp Trung Quốc thời kỳ này đã giảm 1%, sản lượng công nghiệp chỉ tăng khoảng 6% trong cả giai đoạn 1958 - 1960. Sau khi mùa màng bị thất bát nặng vào năm 1960 - 1961, chính sách ưu tiên nông nghiệp được đưa ra và tận dụng mọi diện tích đất phục vụ canh tác. Kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ ba (1966 - 1970) được xây dựng mang tính thực tế nhiều hơn, dự kiến thúc đẩy sự phát triển nhanh của tất cả các khu vực kinh tế đã bị huỷ bỏ do ảnh hưởng của Cách mạng Văn hoá. Năm 1969, Chính phủ Trung Quốc đưa ra một báo cáo kêu gọi cách tiếp cận thoáng hơn với thương mại và giao lưu kinh tế quốc tế. Trong nước, Chính phủ vận động người lao động làm việc vì trách nhiệm hơn là vì lợi ích vật chất, đề xuất sử dụng lợi nhuận từ bán hàng nông sản và công nghiệp nhẹ để đầu tư cho sản xuất công nghiệp. Kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ tư (1971 - 1975) được coi là thành công khi nông nghiệp tăng gấp rưỡi và công nghiệp tăng gần gấp hai lần so với năm 1964. Kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1976 - 1980) đặt ưu tiên hiện đại hoá kinh tế và lần đầu tiên nhấn mạnh vào phát triển công nghiệp nhẹ hơn là công nghiệp nặng. Thủ tướng Chu Ân Lai là người đầu tiên đưa ra mục tiêu Bốn hiện đại hoá 12
- (công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật hiện đại, quốc phòng hiện đại). Việc thực thi kế hoạch đã bị hoãn lại cho đến năm 1978, năm đầu tiên Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách, mở cửa nền kinh tế. Kể từ năm 1978 Trung Quốc đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường được gọi là “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. Chính phủ đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Chính phủ cũng đã tập trung vào xuất nhập khẩu như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1981 - 1985) tái khẳng định cam kết cải cách, phát triển theo hướng mở cửa nhằm thực hiện Bốn hiện đại hoá. Chính phủ Trung Quốc dành 115 tỷ USD cho xây dựng cơ bản, 65 tỷ USD cho nâng cấp cơ sở hạ tầng. Trong thời gian này, GDP tăng ở mức khoảng 10%/năm, sản lượng công nghiệp tăng 12%/năm, sản lượng nông nghiệp tăng 8,1%/năm. Kế hoạch 5 năm lần thứ bảy (1986 - 1990) đưa ra các mục tiêu chính: Sản lượng công nghiệp tăng 7,5%/năm, sản lượng nông nghiệp tăng 4%/năm, thu nhập quốc dân tăng 6,7%/năm và ngoại thương tăng 40%; đầu tư 54 tỷ USD cho 925 dự án phát triển chính trong các lĩnh vực năng lượng, nguyên liệu thô, giao thông vận tải, liên lạc viễn thông; đầu tư 74,6 tỷ USD chuyển đổi công nghệ cho các doanh nghiệp Nhà nước; thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng thêm 151 USD/năm. Trong thập niên 1980, các cải cách này đã giúp cho sản lượng nông nghiệp và công nghiệp hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng lên tới trên 10%. Thu nhập thực tế bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng gấp đôi. Khu vực duyên hải gần Hồng Kông và đối diện với eo biển Đài Loan phát triển nhanh chóng do vốn đầu tư nước ngoài đã giúp thúc đẩy sản lượng của cả hàng hoá nội địa và hàng xuất khẩu. Trung Quốc đã trở thành một nước tự túc được về ngũ cốc; các 13
- ngành công nghiệp ở nông thôn đã chiếm 23% sản lượng nông nghiệp, giúp thu hút lực lượng lao động ở nông thôn. Lượng hàng tiêu dùng và công nghiệp nhẹ đã tăng lên. Chính phủ cũng bắt đầu tiến hành cải cách hệ thống tài chính công, hệ thống ngân hàng, quản lý giá cả và chính sách lao động. Tuy nhiên trong thời kỳ này, Trung Quốc gặp một số vấn đề như phân hoá giầu nghèo, lam phát tăng cao do cải cách giá cả, những tồn dư của thời kỳ bao cấp làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Năm 1988, Chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách thắt chặt kiểm soát kinh tế. Để thúc đẩy tăng cường cải cách mở cửa hơn nữa, nhà lãnh đạo cải cách Đặng Tiểu Bình đã có chuyến thị sát các tỉnh miền Nam năm 1992. Cuối năm 1992, Trung Quốc quyết định theo đuổi chính sách cải cách mạnh mẽ hơn. Việc thành lập các đặc khu kinh tế đã tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế do thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn. Trung Quốc đã đưa ra những cải cách mang tính dài hạn với mục tiêu nền kinh tế hoạt động theo nguyên tắc thị trường nhiều hơn, tăng cường kiểm soát hệ thống tài chính trong khi các doanh nghiệp quốc doanh tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong nhiều ngành then chốt. Trung Quốc cũng tăng lãi suất và đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư đẻ kiềm chế sự tăng trưởng quá nóng cũng như kiểm soát lạm phát. Kế hoạch 5 năm lần thứ chín (1996 - 2000): Tập trung vào phân bổ các nguồn lực cho phát triển một cách hợp lý để tạo hiệu quả cao hơn với mục tiêu đưa thu nhập quốc dân năm 2000 tăng gấp 4 lần năm 1980 và tiếp tục tăng gấp đôi thu nhập quốc dân vào năm 2010 so với năm 2000. Kế hoạch 5 năm lần thứ mười (2001 - 2005) đưa ra các ưu tiên: Thiết lập mô hình hiện đại cho các doanh nghiệp Nhà nước, cải thiện an ninh xã hội, hội nhập sâu và mạnh vào nền kinh tế thế giới. Kế hoạch cũng đưa ra các mục tiêu phát triển giáo dục, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động dôi dư ở nông thôn. Trong một quãng thời gian tương đối dài kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa vào năm 1978, Trung Quốc chủ yếu dựa vào biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu làm phương thức tăng trưởng kinh tế, biện pháp này đã thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh. Tổng kim ngạch XNK của Trung Quốc vào năm 14
- 1978, năm đầu tiên của công cuộc cải cách mở cửa chỉ đạt có 20,64 tỷ USD thì đến cuối năm 2007 tổng kim ngạch XNK của Trung Quốc đạt 2.173,83 tỷ USD. Cán cân thương mại từ thâm hụt 1,14 tỷ USD năm 1978 đã chuyển thành thặng dư 262 tỷ USD năm 2007. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá nhanh chóng cũng gây những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc như tiêu hao tài nguyên, năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm thô, sản phẩm giá rẻ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu, xuất siêu lớn là nguyên nhân dẫn đến thường xuyên tranh chấp trong thương mại ... Để khắc phục tình trạng này, trong những năm gần đây Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp để thay đổi phương thức phát triển kinh tế như giảm mậu dịch gia công, hạn chế xuất khẩu những mặt hàng tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm cao và mang tính tài nguyên, giảm thặng dư thương mại, tăng cường xuất khẩu hàng hoá có giá trị cao, đẩy mạnh nội nhu, tăng cường nhập khẩu thiết bị công nghệ cao. Trong 15 năm qua, hai động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Trung Quốc là đầu tư của Nhà nước và xuất siêu, bên cạnh đó là tiêu dùng. Tại Đại hội làn thứ XVII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đã nhận định rằng, mô hình tăng thành công trong quá khứ không còn thích hợp cho giai đoạn phát triển sắp tới của Trung Quốc và vì vậy cần có sự điều chỉnh chiến lược. Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đưa ra tư tưởng “Phát triển khoa học kỹ thuật” và “Xây dựng xã hội hài hoà”, phát triển kinh tế tri thức, nhấn mạnh yếu tố bền vững của tăng trưởng như là một sự kết hợp của việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường và tăng cường công bằng xã hội. 2. Những thách thức đối với phát triển của Trung Quốc trong thời gian tới: - Vấn đề lao động và việc làm: Thực tiễn phát triển của Trung Quốc trong mấy chục năm qua cho thấy, vai trò đầu tàu trong việc tạo công ăn việc làm ở khu vực đô thị của DNNN đã mất đi và sẽ vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Mặc dù tốc độ tạo việc làm mới có tăng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với trước vì giờ đây doanh nghiệp chịu sức ép phải trở nên hiệu quả hơn. Cụ thể là, theo dự đoán, tốc độ tăng trưởng việc làm 15
- trong thập kỷ tới ở Trung Quốc sẽ vào khoảng 1,4%/năm, tuy có tăng đôi chút so với tốc độ 1,1%/năm trong những năm 1990, nhưng vẫn thấp hơn hẳn so với tốc độ 4,2% trong những năm 1980. Làm thế nào để tạo ra nhiều việc làm mới sẽ là một trong những ưu tiên, đồng thời là mối lo lắng lớn nhất của lãnh đạo Trung Quốc trong thập kỷ tới. Số liệu chính thức của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển cho biết hiện nay, mỗi năm có khoảng 24 triệu người Trung Quốc (bao gồm cả sinh viên mới ra trường và lao động di cư) gia nhập thị trường lao động, và con số này sẽ còn tăng lên trong 20 - 30 năm tới. Trong khi đó, thị trường lao động của Trung Quốc hiện chỉ hấp thụ được khoảng 10 - 12 triệu lao động mới mỗi năm. Nghịch lý hiện nay của thị trường lao động ở Trung Quốc nằm ở chỗ, trong khi sức ép vềtạo việc làm rất lớn, trong khi khu vực kinh tế Nhà nước và tập thể (hai nguồn tạo việc làm chính trong quá khứ) đang phải sa thải công nhân, thì khu vực có tiềm năng lớn nhất trong việc giải toả sức ép về việc làm lại không được tạo điều kiện thích hợp để phát triển, chủ yếu là do sự kỳ thị sẵn có của Nhà nước đối với khu vực này. Những xu thế này là nguồn gốc gây nên bất ổn định ở Trung Quốc. Mức độ thực tế của tình trạng bất ổn định này tuỳ thuộc vào tốc độ tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế, vào khả năng tạo công ăn việc làm của khu vực ngoài Nhà nước, và vào năng lực của Chính phủ trong việc kiểm soát tình hình. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề việc làm ở Trung Quốc là phát triển khu vực dịch vụ vì hiện nay, tỷ lệ việc làm trong khu vực này ở Trung Quốc là tương đối thấp so với các nước có mức phát triển tương đương. Nếu khu vực này được mở cửa rộng rãi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài thì có thể tạo thêm 40 – 50 triệu việc làm. Một giải pháp khác là phát triển khu vực dân doanh. Về mặt địa lý, các doanh nghiệp dân doanh của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển. Riêng 5 tỉnh, thành phố Giang Tô, Quảng Đông, Chiết Giang, Thượng Hải, và Bắc Kinh đã chiếm tới 54% số doanh nghiệp dân doanh, gấp hơn 4 lần số doanh nghiệp dân doanh của tất cả các tỉnh miền Tây cộng lại. Phát triển kinh tế dân doanh cũng là một biện pháp để cải thiện kinh tế địa phương vì theo số liệu thống kê, tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh của một địa phương càng lớn thì mức sống trung bình của người dân ở địa phương ấy càng cao. 16
- - Vấn đề bất bình đẳng, công bằng xã hội và cán cân thương mại: Tình trạng gia tăng bất bình đẳng, đặc biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị là một sản phẩm phát sinh của quá trình cải cách. Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Trung Quốc cần phải tạo ra cầu để từ đó thúc đẩy sản xuất. Trong thập kỷ vừa qua. hai động cơ tăng trưởng của Trung Quốc là đầu tư của Nhà nước và xuất siêu, bên cạnh đó là tiêu dùng. Nếu chúng ta nhìn vào tương lai thì thấy mặc dù đầu tư, đặc biệt là đầu tư CSHT và công nghiệp vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng, nhưng với tỷ lệ đầu tư đã quá cao như hiện nay, Trung Quốc sẽ khó có thể tăng thêm đầu tư công một cách đáng kể. Với qui mô hiện tại thì xuất khẩu của Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục mở rộng, tuy nhiên tốc độ này rồi cũng sẽ phải giảm dần. Tỷ lệ giữa kim ngạch ngoại thương và GDP hiện nay của Trung Quốc đã lên tới gần 70%, một tỷ lệ rất cao đối với một nền kinh tế lớn như Trung Quốc. Đồng thời, vì nhập khẩu cũng sẽ phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu của sản xuất nên thặng dư thương mại của Trung Quốc cũng sẽ giảm dần. Kết quả là tiêu dùng trở thành động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế. Đến lượt mình, sự mở rộng tiêu dùng lại bị giới hạn bởi tỷ lệ tiết kiệm rất cao của người dân vì họ muốn phòng trường hợp gia đình có người ốm, con cái đi học, hay phải chi các khoản đột xuất khác. Tỷ lệ tiết kiệm của Trung Quốc tăng từ 26% năm 1995 lên 43% năm 2004 và khoảng 40 - 42% trong giai đoạn 2005 - 2009, trong khi tỷ lệ tiết kiệm ở các nước OECD chỉ vào khoảng 10% (với Mỹ là một ngoại lệ vớitỷ lệ tiết kiệm chưa tới 1%). Singapo cũng có tỷ lệ tiết kiệm xấp xỉ với Trung Quốc, nhưng khác biệt lớn giữa hai quốc gia này là tiết kiệm của Sìngapo bao gồm cả những khoản đóng góp bắt buộc vào chương trình an sinh xã hội. Bên cạnh thực tế là các nguồn tăng trưởng chính của Trung Quốc bao gồm đầu tư công, xuất siêu, và tiêu dùng ít có khả năng mở rộng thêm thì tăng trưởng của Trung Quốc còn bị giới hạn bởi một số yếu tố khác như dân số đang già đi, tài nguyên nước và năng lượng ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ, và ô nhiễm. Tình hình ô nhiễm ở Trung Quốc đang xấu đi một cách trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nước và không khí. Hai phần ba số thành phố của Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí và 10% số vụ tử vong của 17
- người lớn ở Thượng Hải có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí. Để khắc phục khó khăn về năng lượng, Chính phủ Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu giảm lượng tiêu thụ điện 20% cho mỗi một đơn vị tăng trưởng - một mục tiêu có lẽ khó thành hiện thực. Với sự thay đổi của giá cả theo hướng có lợi cho các sản phẩm nông nghiệp, mức sống của người dân được cải thiện, làm tiền để cho sự tăng trưởng nhu cầu đối với hàng công nghiệp nhẹ và khoảng cách thành thị - nông thôn được thu hẹp một cách nhanh chóng. Thế nhưng từ năm 1985 trở đi, Trung Quốc chủ trương nới rộng giá cánh kéo giữa hàng công nghiệp và nông nghiệp theo hướng có lợi cho hàng công nghiệp và do vậy, làm giảm thu nhập và suất sinh lợi của đầu tư trong nông nghiệp. Đồng thời, tăng trưởng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có qui mô lớn bắt đầu cất cánh ở vùng duyên hải miền Đông. Những doanh nghiệp này thâm dụng vốn nhiều hơn và có liên kết với thị trường nước ngoài chặt chẽ hơn. Sự ổn định về thu nhập của cư dân đô thị cũng ngày càng trở nên bấp bênh vì DNNN sa thải rất nhiều công nhân và tỷ lệ thất nghiệp của công nhân đô thị - vốn từng là đối tượng được ưu ái - tăng nhanh. Từ khi bắt đầu cải cách DNNN vào đầu những năm 1990 cho đến nay, khoảng 55 triệu công nhân đã phải nghỉ việc. Theo số liệu thống kê chính thức, tỷ lệ thất nghiệp vào giữa những năm 1990 chỉ là 3% và tăng lên gần 5% vào năm 2005. Tuy nhiên, theo một số nguồn thông tin độc lập, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay có thể lên tới 12 - 13%. Bên cạnh đó, tỷ lệ thiểu dụng lao động cũng xấp xỉ 23%. Tương tự như cải cách DNNN, những cải cách trong lĩnh vực giáo dục và y tế theo đó người sử dụng các dịch vụ này phải đóng phí đã làm xói mòn hệ thống an sinh xã hội của cả khu vực thành thị và nông thôn. Chi phí y tế giờ đây đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây nên tình trạng nghèo khó ở Trung Quốc. Hệ thống bảo hiểm y tế được thực hiện từ năm 2003 chủ yếu chỉ phục vụ những người khá giả sống ở nông thôn chứ không đem lại lợi ích cho người nghèo, những người cần được bảo hiểm nhất. - Thiếu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia tầm cỡ toàn cầu, sẽ có những hạn chế trong cạnh tranh toàn cầu dài hạn: 18
- Một thời gian khá dài chạy theo tăng trưởng, xem nhẹ phát triển bền vững về mặt xã hội và môi trường nên Trung Quốc đã phải trả giá cho phát triển bền vững. Nhưng ngay cả sau khi phải trả những cái giá nhất định về xã hội và môi trường để đạt cho kỳ được mục tiêu tăng trưởng trong ba thập kỷ liên tục thì quá trình công nghiệp hoá của Trung Quốc vẫn còn khá “nóng”. Mặc dù Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới từ năm 2009, nhưng nó chỉ có 22 công ty trong danh sách Top 500 của Fortune’s Global. Không những thế, những công ty này đều thuộc những ngành được bảo hộ cao và thiếu tính cạnh tranh (dầu khí, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, đường sắt, truyền tải điện). Trung Quốc cũng không có doanh nghiệp nào nằm trong Top 100 của Business Week, đồng thời cũng chỉ có 2 doanh nghiệp đa quốc gia thực sự là Lenovo và Huawei. Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc hầu như vẫn dựa vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động giá rẻ và vào các doanh nghiệp nước ngoài. Theo số liệu của OECD thì các doanh nghiệp FDI chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử - viễn thông và 55% tổng kim ngạch xuất khẩu vào của Trung Quốc. Cũng bằng chiến lược này, Trung Quốc đã nâng tỷ trọng kim ngạch ngoại thương của mình (trong tổng giao dịch ngoại thương của thế giới) từ 4% năm 2000 lên tới 10% năm 2007 và 12,8% năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ năm 2006 là 232,5 tỷ đô-la, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. - Thách thức về thiếu công nghệ cao đang gia tăng: Cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa thành công trong việc thu hẹp khoảng cách về công nghệ giữa các DNNN của mình với những công ty hàng đầu của thế giới. Điều này không chỉ đúng đối với các ngành công nghệ cao như máy tính, điện tử, dược phẩm mà còn đúng với những ngành có mức độ công nghệ trung bình như linh kiện ô tô, thép, điện gia dụng. Cho đến năm 2007, Trung Quốc vẫn chưa có công ty nào nằm trong Top 250 công ty toàn cầu về đầu tư cho R & D và đến năm 2004 Trung Quốc chỉ đứng thứ 74 trong bản xếp hạng của UNCTAD về “Chỉ số Năng lực Sáng tạo”, đứng sau cả Tajikistan. Tăng trưởng cao trong những năm qua của Trung Quốc được duy trì không phải nhờ vào cải thiện công nghệ mà là nhờ tỷ lệ đầu tư kỷ lục lên tới 35 - 40% GDP. Tuy nhiên, những khoản đầu tư này được phân bổ chủ yếu cho các DNNN, trong khi 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Tác động của các nhân tố tính cách thương hiệu đến lòng trung thành của khách hàng:Nghiên cứu thị trường điện thoại di động Việt Nam
90 p | 300 | 95
-
Báo cáo: Mạng xã hội và tác động của nó đến đời sống xã hội
16 p | 389 | 86
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Khảo sát thành phần hoạt chất và tác động của dầu Neem (Azadirachta indica A. juss) đối với sâu xanh (Heliothis armigera)
136 p | 206 | 43
-
Nghiên cứu tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đến nhận thức, thái độ và hành vi về SKSS/KHHGĐ của nhóm dân cư trong độ tuổi sinh đẻ
143 p | 199 | 34
-
LUẬN VĂN: Tác động của phát triển công nghiệp đối với nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc
81 p | 128 | 24
-
Tiểu luận: Những tác động của chiến tranh Triều Tiên đến quan hệ quốc tế trong thời kỳ chiến tranh Lạnh
13 p | 277 | 24
-
LUẬN VĂN: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
105 p | 152 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tác động của Biến đổi khí hậu đến hạn hán khu vực Nam Trung Bộ
76 p | 128 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
135 p | 69 | 15
-
Luận văn: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các nước ASEAN
136 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của trải nghiệm thương hiệu đến lòng trung thành thương hiệu – Nghiên cứu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
141 p | 19 | 13
-
Luận văn: Tác động của dòng vốn và những giải pháp kiểm soát dòng vốn tại Việt Nam trong quá trình hội nhập
96 p | 68 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của tỷ giá đến thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản – Nhìn từ góc độ ngành
0 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế thành phố Đà Nẵng
111 p | 28 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố động viên đến lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức. Nghiên cứu thực tiễn tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Bình Dương
111 p | 45 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của giá trị doanh nghiệp, đặc tính hội đồng quản trị lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành xây dựng và bất động sản
125 p | 11 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của giá dầu đến tỷ suất sinh lợi công ty - Nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p | 22 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn