Luận văn Thạc sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 4
download
Bài nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày tại TP.HCM. Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày tại TP.HCM nhằm đáp ứng xu hướng phát triển và toàn cầu hóa của thị trường da giày hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày tại thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM ------------------- HÀ ANH TUẤN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DA GIÀY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60 34 01 02 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM ------------------- HÀ ANH TUẤN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DA GIÀY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 60.34.01.02 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẠI TIẾN DĨNH TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 04 năm 2017
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. LẠI TIẾN DĨNH (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày 25 tháng 04 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS.TS Võ Thanh Thu Chủ tịch 2 TS. Phan Thị Minh Châu Phản biện 1 3 PGS. TS Hoàng Đức Phản biện 2 4 TS. Lê Quang Hùng Ủy viên 5 TS. Phạm Phi Yên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có) Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 25 tháng 04 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: HÀ ANH TUẤN Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: ngày 07 tháng 09 năm 1989 Nơi sinh: Phan Thiết Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1541820142 I- Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày tại thành phố Hồ Chí Minh. II- Nhiệm vụ và nội dung: Nhiệm vụ của đề tài xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất hàm ý quản trị nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày tại thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung đề tài gồm năm nội dung chính: tổng quan về đề tài, cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và hàm ý quản trị. Đề tài đã xây dựng mô hình, các nhân tố tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và qua kết quả phân tích cũng đã cho ra được phương trình hồi quy. Hạn chế của đề tài là một số đối tượng các doanh nghiệp da giày tại TP.HCM, chưa nghiên cứu sâu hơn về các tác động trên đối với từng bộ phận phòng ban riêng biệt, vì mỗi loại phòng ban, bộ phận sản xuất khác nhau thì đánh giá của mỗi lĩnh vực không hoàn toàn giống nhau. III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/09/2016 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 25 tháng 04 năm 2017 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. LẠI TIẾN DĨNH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn HÀ ANH TUẤN
- ii LỜI CÁM ƠN Qua quá trình học tập và nghiên cứu, được sự tận tình giúp đỡ của quý thầy cô giáo, tôi đã hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu luận văn với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày tại TP.HCM”. Tôi xin chân thành cảm ơn TS Lại Tiến Dĩnh đã tạo mọi điều kiện và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Thầy (Cô) giáo, đã giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị doanh nghiệp ngành da giày, trung tâm tư vấn việc làm lao động và hiệp hội da giày TP.HCM mà tác giả tới khảo sát, đã cung cấp tài liệu thống kê, hướng dẫn tôi cách xử lý thông tin. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý lãnh đạo các doanh nghiệp đã cung cấp nhiều thông tin quý báu và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Học viên HÀ ANH TUẤN
- iii TÓM TẮT Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 đã phân tích nhiều nhu cầu cấp bách phải tái cấu trúc kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là một trong sáu chương trình đột phá của thành phố Hồ Chí Minh. Ngành da giày là ngành công nghiệp có đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, một trong những ngành xuất khẩu lớn tại Việt Nam và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động cả nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế xã hội cùng với công nghiệp hỗ trợ ngành da giày đang từng bước được hình thành và phát triển yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là một yếu tố then chốt và quyết định hiện đang đặt ra cho ngành da giày nước ta nói chung cũng như cho thành phố Hồ Chí Minh những vấn đề nan giải, cấp bách: số lượng lao động thì dư thừa, nhưng chất lượng nguồn lao động thì lại không đáp ứng, yêu cầu lao động chất xám, lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề luôn thiếu hụt. Từ thực tế đó, đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày tại thành phố Hồ Chí Minh” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu. Với mục đích nghiên cứu nhằm làm cơ sở để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành da giày, tác giả đã lần lượt giới thiệu các khái niệm về nguồn nhân lực nói chung và nhân lực chất lượng cao nói riêng, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành da giày theo mô hình tổng hợp bao gồm yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Qua đó, tác giả đã xây dựng các giả thuyết và đề nghị mô hình nghiên cứu cho đề tài của luận văn. Theo đó, tác giả xây dựng mô hình và các thang đo để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày trên địa bàn TP.HCM.
- iv Từ mục tiêu nghiên cứu ban đầu, tác giả đã thiết kế quy trình thực hiện từ phát triển thang đo nháp, nghiên cứu định tính cho đến nghiên cứu định lượng nhằm xác định các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày, các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp thu nhập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Thông qua nghiên cứu định tính và phỏng vấn sơ bộ tác giả đã hiệu chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức. Kết quả của quá trình này đã xác định và xây dựng thang đo cho 8 yếu tố tác động chính là: (1) Môi trường kinh tế - văn hóa xã hội, (2) Giáo dục, đào tạo và pháp luật lao động, (3) Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về lao động, (4) Phát triển của KH công nghệ hiện đại, công nghiệp hỗ trợ ngành da giày, (5) Tuyển dụng lao động, (6) Phân tích và đánh giá kết quả công việc, (7) Môi trường làm việc và quan hệ lao động, (8) Lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp. Tác giả đã tổng hợp các kết quả khảo sát thông qua bảng câu hỏi với số lượng mẫu chính thức còn 302 (trong đó phát ra là 310 phiếu) và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để tính các hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích ANOVA và phân tích hồi quy với mức ý nghĩa 5%. Kết quả chỉ ra 8 nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày tại TP.HCM. Trong đó, nhân tố giáo dục đào tạo và pháp luật lao động có sự tác động lớn nhất và nhân tố tuyển dụng lao động là nhỏ nhất. Tổng hợp kết quả, tác giả tiến hành đưa ra một số hàm ý quản trị về các nhân tố nhằm nâng cao mức độ ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày. Đồng thời cũng đưa ra một số hạn chế của nghiên cứu và hướng những nghiên cứu tiếp theo.
- v ABSTRACT Ninth Party Congress of Ho Chi Minh City, for the 2010-2015 term, were analyzed more urgent needs to restructure the economy of Ho Chi Minh City in the period to 2015 and vision to 2020, determine the development of high quality human resources is one of six groundbreaking program in Ho Chi Minh city. Footwear industry has made great contributions to economic development, one of the largest export industry in Vietnam and create jobs for millions of workers across the country. In the context of international economic integration, the development of science and technology, economic and social support along with footwear industry is gradually formed and developed requirements for high quality human resources is a key factor and the decision is now set for the footwear sector in our country in general and Ho Chi Minh city for the problem and urgent: the number of surplus workers, but the quality of labor, are not met, the brainpower labor requirements and labor have professional qualifications, skills are lacking. From this fact, the theme: "The study of factors affecting the development of high quality human resources of leather and footwear enterprises in Ho Chi Minh" was selected by the authors With the aim of study was to provide a basis for identifying the factors that influence the development of high quality human resources of leather and footwear enterprises, the author has in turn introduced the concept of human resources in general and high quality human resources in particular, the factors affecting the development of high quality human resources in the model including synthetic elements inside and outside of the enterprise. Thereby, the author has developed the theory and modeling studies suggest the topic of the thesis. Accordingly, the authors build models and scale to study the factors that influence the development of high quality human resources of leather and footwear enterprises in HCM City.
- vi From initial research goals, the author has done the design process from the draft development scale, qualitative research to quantitative research to identify factors affecting the development of high quality human resources of footwear enterprises, the design stage of questionnaires, data collection methods and data analysis. Through qualitative research and preliminary interviews authors calibrate from the draft scales to the official scales. The result of this process was to identify and build scale for 8 major influencing factors are: (1) Economic – Social – Culture Environment, (2) education and training and labor laws, (3) the policy of state support of labor, (4) development of modern scientific technology, industry support the footwear sector, (5) recruitment, (6) Analysis and evaluation work results, (7) working environment and labor relations, (8) Remuneration and corporate welfare. The author has compiled the survey results through the questionnaire with the official number of samples was 302 (which issued 310 votes) and processed with SPSS 20.0 software to calculate the Cronbach Alpha coefficients, achievement explore factor analysis EFA, ANOVA and regression analysis with significance level of 5%. Results showed 8 factors affecting development of the high quality human resource of leather and footwear enterprises in Vietnam. In particular, factors of education and training and labor laws have the greatest impact and the factors that recruitment, recruitment is minimal. Sum up the results, the authors conducted provide some governance implications of these factors in order to enhance the influence level of the development of high quality human resources of the footwear interprises. It also gives some limitations of the study and guideline for the follow-up study.
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii ABSTRACT........................................................................................................................... v MỤC LỤC ........................................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... xi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. xiii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH .................................................... xv CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 1.2 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................4 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................4 1.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................5 1.5 Phương pháp thu thập dữ liệu ...........................................................................6 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................................................6 1.7 Kết cấu đề tài .....................................................................................................7 TÓM TẮT CHƯƠNG I ......................................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................ 9 2.1 Khái niệm, phân loại và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao..................9 2.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao......................9 2.1.2 Phân loại nguồn nhân lực chất lượng cao ................................................13 2.1.3 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ................................................14 2.1.4 Quản trị chiến lược nguồn nhân lực theo mô hình tổng hợp....................17 2.2 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ...19 2.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài .................................................19 2.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong ...................................................21
- viii 2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao doanh nghiệp ..........................................................................23 2.3.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài ...................................23 2.3.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước ....................................23 2.4 Xây dựng mô hình nghiên cứu ........................................................................25 2.4.1 Môi trường kinh tế - văn hóa xã hội ......................................................26 2.4.2 Giáo dục, đào tạo và pháp luật lao động ...............................................27 2.4.3 Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về lao động ..........................................27 2.4.4 Phát triển khoa học công nghệ hiện đại, công nghiệp hỗ trợ ...................28 2.4.5 Tuyển dụng lao động................................................................................28 2.4.6 Môi trường làm việc và quan hệ lao động ...............................................28 2.4.7 Lương thưởng và phúc lợi ........................................................................29 TÓM TẮT CHƯƠNG II ...................................................................................................... 30 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 31 3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................31 3.2 Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................31 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ..................................................................31 3.2.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng ...............................................................41 3.2.3 Thiết kế bản câu hỏi và quá trình thu thập dữ liệu ...................................42 3.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................42 3.3 Xây dựng và điều chỉnh thang đo ...................................................................45 3.4 Phương pháp điều tra mẫu ..............................................................................46 TÓM TẮT CHƯƠNG III .................................................................................................... 47 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 48 4.1 Kết quả nghiên cứu từ mô hình .......................................................................48 4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 50 4.2.1 Đánh giá thang đo ....................................................................................50 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA.............................................................50 4.3 Phân tích hồi quy đa biến ...............................................................................57
- ix 4.3.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình .........................................................57 4.3.2 Mô hình hối quy tuyến tính bội ................................................................58 4.3.3 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến .......................................58 4.3.4 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy ....................................................59 4.3.5 Mức độ giải thích của mô hình ................................................................62 4.3.6 Ma trận tương quan ..................................................................................62 4.3.7 Đánh giá mức độ quan trọng trong các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày tại TP. HCM ....................64 4.3.8 Kiểm tra sự khác biệt mô hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo chức vụ ......................................................................................................69 4.3.9 Kiểm tra sự khác biệt mô hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo thâm niên công tác.....................................................................................71 4.3.10 Kiểm tra sự khác biệt mô hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo trình độ chuyên môn..................................................................................72 4.3.11 Kiểm tra sự khác biệt mô hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo độ tuổi ........................................................................................................74 4.3.12 Kiểm tra sự khác biệt mô hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo giới tính .....................................................................................................76 TÓM TẮT CHƯƠNG IV .................................................................................................... 78 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................................... 79 5.1 Xác định vấn đề ...............................................................................................79 5.2 Một số hàm ý quản trị nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày tại TP.HCM........................................................................79 5.2.1 Một số hàm ý đối với giáo dục, đào tạo và pháp luật lao động ...............79 5.2.2 Một số hàm ý đối với lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp ...............81 5.2.3 Một số hàm ý đối với môi trường làm việc và quan hệ lao động ............82 5.2.4 Một số hàm ý đối với phân tích và đánh giá kết quả công việc ...............83 5.2.5 Một số hàm ý đối với phát triển của KH công nghệ hiện đại ..................85 5.2.6 Một số hàm ý đối với chính sách hỗ trợ của Nhà nước ...........................85
- x 5.2.7 Một số hàm ý chính sách đối với môi trường kinh tế, văn hóa xã hội .....86 5.2.8 Một số hàm ý chính sách đối với tuyển dụng lao động ...........................87 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................88 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 91 PHỤ LỤC
- xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANOVA Analysis of Variance (phân tích phương sai) ASEAN Association of Southeast Asian Nations (hiệp hội các nước Đông Nam Á) CA Cronbach Alpha CLC Chất lượng cao CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNHT Công nghiệp hỗ trợ DN Doanh nghiệp EFA Exploratory Factor Analysis (phân tích nhân tố khám phá) FDI Foreign Direct Investment (đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) GDP Gross Domestic Product (tổng sản phẩm nội địa) HDR Human Resource Development (nghiên cứu phát triển nhân lực) ILO International labor organization (tổ chức lao động quốc tế) KHCN Khoa học công nghệ KMO Kaiser-Meyer-Olkin (hệ số KMO) LEFASO Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam NGO non-governmental organization (tổ chức phi chính phủ) NLĐ Người lao động NNL Nguồn nhân lực ODA Official Development Assistance (viện trợ phát triển chính thức) PGS.TS Phó giáo sư tiến sĩ QĐ-BCT Quyết định bộ công thương Strategic Human Resource Management (quản lý chiến lược nguồn nhân SHRM lực) Sig Observed significant level (mức ý nghĩa quan sát) SLA Hiệp hội da giày thành phố Hồ Chí Minh SPSS Statistical Package for the Social Sciences (thống kê khoa học xã hội) SXKD Sản xuất kinh doanh
- xii TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh USD Đồng đô la Mỹ VNĐ Việt Nam Đồng WB World bank - Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization (tổ chức thương mại thế giới) XK Xuất khẩu
- xiii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Thang đo lường môi trường kinh tế - văn hóa xã hội ........................................ 34 Bảng 3.2 Thang đo lường giáo dục, đào tạo và pháp luật lao động.................................. 34 Bảng 3.3 Thang đo lường chính sách hỗ trợ của Nhà nước về lao động ......................... 35 Bảng 3.4 Thang đo lường phát triển của KH công nghệ hiện đại, CNHT ....................... 35 Bảng 3.5 Thang đo lường tuyển dụng lao động tại doanh nghiệp ..................................... 36 Bảng 3.6 Thang đo lường phân tích đánh giá kết quả công việc ......................................... 36 Bảng 3.7 Thang đo lường môi trường làm việc và quan hệ lao động .............................. 36 Bảng 3.8 Thang đo lường lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp ................................. 37 Bảng 3.9 Thang đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày tại TP.HCM .................................................... 37 Bảng 4.1: Thống kê tần số kết quả nghiên cứu .................................................................... 49 Bảng 4.2: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần............................................... 51 Bảng 4.3: Bảng phương sai trích ......................................................................................... 52 Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố EFA ........................................................................... 53 Bảng 4.5: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần............................................... 54 Bảng 4.6: Bảng phương sai trích ......................................................................................... 55 Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố EFA ........................................................................... 56 Bảng 4.8: Bảng giá trị ma trận của biến Y........................................................................... 57 Bảng 4.9: Bảng dữ liệu ANOVA ......................................................................................... 57 Bảng 4.10: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy ........................................................ 58 Bảng 4.11: Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số ................................................ 60 Bảng 4.12: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ................. 62 Bảng 4.13: Ma trận tương quan ........................................................................................... 62 Bảng 4.14: Kiểm định có sự khác nhau về mức độ cảm nhận giữa 4 nhóm Giám đốc/Tổng Giám đốc DN, Giám đốc/Trưởng phòng nhân sự, Giám đốc phân xưởng, Chủ tịch công đoàn cơ sở ........................................................................................................................... 69 Bảng 4.15: Kiểm định Anova có sự khác nhau về mức độ cảm nhận giữa 4 nhóm Giám đốc/Tổng Giám đốc DN, Giám đốc/Trưởng phòng nhân sự, Giám đốc phân xưởng, Chủ tịch công đoàn cơ sở ............................................................................................................ 69
- xiv Bảng 4.16: Bảng so sánh giá trị trung bình về mức độ cảm nhận giữa 4 nhóm Giám đốc/Tổng Giám đốc DN, Giám đốc/Trưởng phòng nhân sự, Giám đốc phân xưởng, Chủ tịch công đoàn cơ sở ............................................................................................................ 70 Bảng 4.17: Kiểm định có sự khác nhau về mức độ cảm nhận giữa 4 nhóm Dưới 5 năm, từ 5 đến
- xv DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1 Mô hình tổng hợp (Havard SHRM Model) ................................................... 18 Hình 2.2 Mô hình quản trị nguồn nhân lực của Nguyễn Hữu Thân (2010) ............... 19 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 26 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp da giày tại TP. HCM ................................. 31 Hình 3.2: Mô hình đề xuất nghiên cứu (sau khi đã thảo luận) .................................... 41 Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ....................... 60 Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa ................................................ 61 Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ............................................ 61 Hình 4.4: Mô hình nghiên cứu chính thức đánh giá mức độ quan trọng trong các nhân tố................................................................................................................................. 68
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực con người luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của mọi tổ chức, quốc gia và vùng lãnh thổ. Là nguồn lực quan trọng, quyết định năng suất, chất lượng hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác trong hệ thống nguồn lực của doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế tất cả các nước đều coi nguồn nhân lực chất lượng cao là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia. Đối với các doanh nghiệp da giày, nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là nhân tố chủ đạo có tính quyết định đối với sự phát triển của doanh nghiệp, bởi các doanh nghiệp da giày có số lượng lao động được sử dụng trong các doanh nghiệp khá lớn. Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm, giai đoạn 2016-2020 thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Vấn đề đặt ra là cần đánh giá thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay ra sao để có giải pháp hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Nhiều ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đói nhân lực chất lượng cao như da giày, dệt may, chế biến gỗ… luôn được đánh giá sẽ hưởng lợi khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực. Song để có thể tận dụng những cơ hội đó, còn nhiều nút thắt cần được tháo gỡ, trong đó nguồn nhân lực là một thách thức không nhỏ. Ngành da giày Việt Nam cũng đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực thuộc da, thiết kế và nhân công kỹ thuật có tay nghề cao. Trong hàng trăm trường đại học và cao đẳng trên cả nước thì chỉ có một số trường là đào tạo nguồn nhân lực cho ngành da giày nhưng các trường này cũng rất khó tuyển sinh. Hiện tại lao động trong các doanh nghiệp sản xuất giày da chủ yếu là do các doanh nghiệp tự đào tạo hoặc được đào tạo ở nước ngoài. Điều này cũng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực miền Trung
26 p | 628 | 228
-
Luận văn thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định mua vé máy bay qua mạng
98 p | 839 | 226
-
Luận văn thạc sĩ: Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của các trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
0 p | 303 | 96
-
Luận văn thạc sĩ: Các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ vận hành bảo dưỡng công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí
92 p | 436 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan
82 p | 122 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
115 p | 23 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ kê khai thuế qua mạng tại Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
123 p | 97 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Đồng Nai - Nhơn Trạch
109 p | 31 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ: Ứng dụng camera nhận dạng khuôn mặt và phân tích thói quen của người dùng
52 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thúc đẩy động cơ làm việc cho nhân viên tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng (Vietcombank Đà Nẵng)
97 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty cổ phần truyền hình cáp sông Thu
113 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing Thương mại: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân có tài khoản tiết kiệm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Mỹ Đình
125 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn